Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, December 19, 2014

Cứu hộ sập hầm ‘tiến triển rất chậm’



‘Chỉ còn hy vọng vào đào đường ngách’

·         18 tháng 12 2014
Lực lượng cứu hộ đang khẩn trương chạy đua với thời gian
Hiện mọi hy vọng cứu hộ 12 công nhân bị kẹt trong một đoạn hầm thủy điện bị kẹt ở tỉnh Lâm Đồng trông chờ vào việc ‘đào đường ngách’, một quan chức tham gia điều khiển cứu hộ nói với BBC từ hiện trường.

Như vậy đã hơn hai ngày kể từ khi xảy ra vụ tai nạn sập hầm tại công trình thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng vào sáng ngày 16/12, đến nay các công nhân vẫn chưa được cứu ra ngoài.

Hiện giờ đang có lo ngại về tình hình sức khỏe của các công nhân bị mắc kẹt trong điều kiện khí hậu ẩm ướt giá lạnh của vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam.

Trong khi đó, sau các vị Bộ trưởng Công thương và Xây dựng, trong ngày 18/12, phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã đến hiện trường trực tiếp chỉ huy công tác cứu hộ, báo chí trong nước đưa tin.

Vụ việc đang thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và chính quyền cũng đang triển khai nhiều lực lượng từ dân sự, quân sự đến cứu hỏa để tham gia cứu hộ.

Đào hai đường ngách


Trao đổi với BBC khi vừa ra khỏi đường hầm nơi ông giám sát công tác cứu hộ, ông Đặng Quang Đạt, giám đốc Công ty cổ phần Sông Đà 505, đơn vị thi công nhà máy thủy điện, nói rằng ‘chỉ còn mỗi lối đào đường ngách’ là có thể cứu được các công nhân.

Nước trong hầm vẫn đang liên tục được tháo ra
Trước đó, các lực lượng cứu hộ đã tiến hành đào từ ba hướng: từ mặt trước, từ mặt sau đoạn hầm sập và từ đỉnh đồi đi xuống.
Tuy nhiên, ông Đạt giải thích rằng các hướng đào này đều xa và phức tạp trong khi hướng đào từ trên đỉnh đồi thì ‘khó đưa máy móc lên được’.

“Chỉ có đường ngách nhỏ là gần nhất,” ông nói, “Các phương án không còn cách tốt hơn.”
“Về mặt kỹ thuật thì (đường ngách) đất đá đồng nhất hơn nên phù hợp với công nghệ có sẵn hơn.”
Ông cho biết hiện giờ các lực lượng cứu hộ đang đào ‘hai đường ngách’ từ hai bên để đề phòng ‘một bên có rủi ro thì có phương án dự phòng’.

“Công binh đang đào một bên, lực lượng cứu hộ của TKV (Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam) một bên,” ông nói thêm và cho biết tốc độ dự tính của TKV là 6 mét một ngày.
“Tính từ 4h sáng đến giờ (15h ngày 18/12) đã đào được 4,5 mét,” ông nói thêm.
Tình hình các công nhân mắc kẹt đang nguy kịch
Theo ông Đạt thì đường ngách bên phía TKV ước lượng sẽ phải đào ‘tổng cộng 32 mét’. Đây là ước tính dựa trên chiều dài ống khoan đưa ô-xy và thức ăn vào tiếp tế cho các công nhân mắc kẹt.
“Chúng tôi vẫn đang đưa thức ăn, nước uống và bơm ô-xy vào,” ông nói.
Tuy nhiên, về áo ấm thì vẫn chưa đưa vào được, ông Đạt nói thêm.
Theo ông Đạt thì sức khỏe của các công nhân ‘vẫn duy trì’ vì ‘vẫn còn có người ra tiếp nhận thông tin (liên lạc với bên ngoài).
“Trước gọi thì họ ra nhanh hơn, nhưng bây giờ thì trễ hơn,” ông thừa nhận.
Về mực nước trong hầm, ông Đạt cho biết ‘vẫn duy trì ở mức ổn định’ vì ‘lưu lượng nước vào được tháo ra cân bằng’.

Cứu hộ sập hầm ‘tiến triển rất chậm’

·         17 tháng 12 2014
Các công nhân cứu hộ phải đào lượng đất đá khổng lồ
Công tác cứu hộ 12 công nhân hiện đang bị kẹt trong một đường hầm bị sập ở một công trình thủy điện ở tỉnh Lâm Đồng hiện ‘tiến triển rất chậm’, một quan chức địa phương nói với BBC Việt ngữ.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, phó Chủ tịch huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, cũng cho biết ‘hiện chưa nói trước được điều gì’ về khả năng cứu sống các công nhân.
Vụ tai nạn xảy ra vào sáng ngày 16/12 tại đường hầm của công trình thủy điện Đạ Dâng-Đạ Chomo do Công ty cổ phần Sông Đà 505 thi công tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng thuộc cao nguyên Trung phần Việt Nam.
Hầm thủy điện bị sập được đào xuyên qua một ngọn đồi và có chiều cao 5 mét, ngang 4 mét, cách mặt đất 70 mét. Vị trí hầm sập cách cửa hầm khoảng 500 mét, theo VnExpress.
Báo chí trong nước cho biết có 12 công nhân bị kẹt lại khi hầm sập.

Tập trung tháo nước


Trao đổi với BBC vào trưa thứ Tư ngày 17/12, ông Nguyễn Quốc Kỳ cho biết hai vị Bộ trưởng Xây dựng và Công thương vừa họp bàn thống nhất phương án cứu hộ ngay tại hiện trường.
Ông nói công tác cứu hộ hiện nay tập trung vào việc ‘tháo nước từ trong đường hầm ra ngoài’.
Trong đêm nay (17/12) phải thông được nước ra ngoài thì mới giải quyết được mọi vấn đề khác. Nguyễn Quốc Kỳ, phó chủ tịch huyện Lạc Dương
“Hiện nay chúng tôi đang nỗ lực hết sức bằng mọi biện pháp có thể để cố gắng trong thời gian sớm nhất là thông được nước,” ông nói và cho biết nước trong hầm ‘hiện ngày càng dâng cao’.
“Theo anh em (bị kẹt) phía trong báo ra thì nước đã dâng đến ngực rồi,” ông nói, “Nhưng hiện nay anh em có chỗ để trú là một máy bơm bê tông đang còn nằm trong đó.”

“Trong đêm nay phải thông được nước ra ngoài thì mới giải quyết được mọi vấn đề khác,” ông nói thêm.

Tuy nhiên, ông Lê Quang Hùng, Thứ trưởng Xây dựng, người đang có mặt tại hiện trường chỉ đạo cứu hộ, được báo mạng VnExpress dẫn lời nói: “ Với tốc độ nước dâng lên như hiện nay, phải đến vài ngày mới có thể gây nguy hiểm cho anh em trong hầm.”

Do đó, ông Hùng tin rằng ‘chắc chắn’ sẽ kịp khoan đến nơi để tháo nước ra ngoài.

Ông Kỳ cho biết là các lực lượng cứu hộ đang đồng thời triển khai nhiều phương án để khoan đường thoát nước ra ngoài như: khoan từ phía bị sập vào, khoan từ đường hầm bên kia và khoan thẳng đứng.
Nước trong hầm dâng cao đe dọa mạng sống các công nhân mắc kẹt
Trong khi đó, ‘đường hầm đưa nạn nhân ra ngoài vẫn đang tiếp tục làm’, ông cho biết.
Về khả năng cứu được các công nhân, ông nói lúc này ‘chưa thể nói trước được điều gì’.
“Hiện nay hiện trường địa chất rất phức tạp. Chúng tôi đã tập trung rất nhiều phương tiện thiết bị để làm nhưng tiến triển rất chậm,” ông nói.
Theo lời ông giải thích thì tất cả mũi khoan vào để thông nước ra vẫn chưa tiếp cận được vì ‘đụng đá’ nên công việc hiện ‘rất khó khăn’.

‘Không làm nhanh được’

Về tiến triển công tác cứu hộ, phó Chủ tịch Lạc Dương nói rằng mặc dù chính quyền đang dùng mọi biện pháp nhưng ‘vẫn rất chậm’.
“Không thể làm nhanh được vì làm nhanh thì hầm sẽ tiếp tục sập,” ông nói.
“Anh em cũng nỗ lực hết sức, thay ca liên tục, làm 24/24 giờ.”
“Dự đoán ban đầu là vài ngày mới giải quyết được đường hầm vào,” ông nói thêm.
Các cơ quan chức năng đang 'quyết liệt cứu hộ'
Về tình hình các công nhân mắc kẹt, ông Kỳ cho biết lực lượng cứu hộ đang ‘cố gắng tiếp nước uống và rất ít thực phẩm bằng đường ống rất nhỏ’, trong đó có trà đường để giúp người bị nạn giữ thân nhiệt trong cái lạnh của mùa đông cao nguyên.

Theo lời ông Kỳ thì đường ống này ‘dùng để bơm khí ô-xy chứ không phải đưa thức ăn’.
Ông Kỳ cho biết Chính phủ và các bộ ngành ‘đã có sự chỉ đạo quyết liệt’ để ứng cứu tai nạn này.

“Ngay sau khi tai nạn xảy ra Thủ tướng Chính phủ đã có công điện ngay, các bộ ngành đã vào cuộc ngay và điều động rất nhiều phương tiện thiết bị, nhân lực vật lực để cứu hộ. Ngay cả quân đội cũng điều động lực lượng công binh,” ông nói và cho biết các Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng đã vào đến hiện trường để chỉ huy công tác cứu hộ.

Tờ Người Lao Động cho biết Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đang dẫn đầu một đoàn công tác đến hiện trường để hỗ trợ y tế cho các nạn nhân. Trong khi đó, Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam cũng đã điều lực lượng cứu hộ của mình vào Lâm Đồng để hỗ trợ, ông Kỳ cho biết.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày 13/4/2024

My Blog List