Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, April 23, 2015

Đồng bằng sông Cửu Long – 40 năm nhìn lại

 

Đồng bằng sông Cửu Long – 40 năm nhìn lại

Lê Phú Khải

(kỳ 1: Ngăn sông cấm chợ)
Bauxite Việt Nam trân trọng trích đăng cuốn Đồng bằng sông Cửu Long – 40 năm nhìn lại vừa được xuất bản, để nhớ lại những biến động dữ dội ở nông thôn miền Nam từ sau năm 1975. Tác giả là nhà báo Lê Phú Khải, phóng viên thường trú nhiều năm của Đài Tiếng nói Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long và cuốn sách là ghi chép những điều tai nghe mắt thấy của ông về nông nghiệp của vùng đất trù phú này.
Bauxite Việt Nam
Cùng với việc tập thể hóa nông nghiệp, chính sách quản lý thị trường, ngăn sông cấm chợ đầu những năm 80 thế kỷ trước, những lộng hành của hệ thống các trạm trại quản lý thị trường, thâu thuế, đăng kiểm tàu bè ở cái xứ sông rạch chằng chịt này đã gây nên bao bất bình, căm phẫn cho người nông dân vốn rất hiền lành ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Đầu những năm 80, người viết cuốn sách nhỏ này có mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long với tư cách là phóng viên thường trú của Đài Tiếng nói Việt Nam tại đồng bằng, có dịp rong ruổi trên sông nước Cửu Long đã chứng kiến tận mắt những cảnh rất đau lòng do bộ máy quan liêu, hống hách, tiêu cực gây ra với đồng bào.
Những năm 80 là những năm diễn ra cảnh “ngăn sông cấm chợ” khủng khiếp nhất ở nước ta. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có nhiều hàng hóa nông sản nhất nước, cảnh ngăn sông cấm chợ càng tệ hại. Trạm thuế Tân Hương, vị trí giáp ranh của tỉnh Tiền Giang với Long An là địa danh khét tiếng một thời. Xe cộ từ các tỉnh miền Tây lên đến đây bị ùn tắc vì phải đỗ lại để quản lý thị trường khám xét. Khách hàng phải xuống xe hết để nhân viên quản lý thị trường lên xe xăm soi từng cái gầm ghế. Một cân gạo, một trái dừa khô, một ký đường… cũng bị tra hỏi. Có anh bộ đội về phép đem 10 kg gạo, khi bị quản lý thị trường giữ, anh ta nói có giấy phép của ông Đỗ Mười, quản lý thị trường quát: “Dù là ai cũng tịch thu!”. Sự việc trên ra đời ở cái vùng nhiều lúa gạo nhất ở nước này là Đồng bằng sông Cửu Long.
Tôi đã có lần đi qua trạm Tân Hương, lấy máy ảnh chụp đoàn xe nối đuôi nhau cả cây số để chờ khám xét, đã bị quản lý thị trường trạm Tân Hương bắt, nhốt vào một cái phòng tối om cả nửa ngày, mặc dù trước đó, đã trình thẻ nhà báo, nhưng vẫn bị tịch thu cuộn phim trong máy ảnh. Khi về cơ quan thường trú ở TP.HCM, báo cáo việc này, giám đốc Nguyễn Thành đã bảo tôi viết một bài ghi nhanh ở Tân Hương, nhưng khi thu băng rồi, gửi ra Hà Nội, đài Tiếng nói Việt Nam cũng không dám phát, vì lúc đó việc quản lý thị trường là “một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước!”.
Nhưng nói đến nạn ngăn sông cấm chợ thì những năm đầu thập niên 80 (thế kỷ 20) ở Đồng bằng sông Cửu Long phải nói đến tình trạng vận chuyển đường sông mới là đáng nói. Vì đa số hàng hóa ở đồng bằng đều do đường sông đảm nhiệm. Sông Tiền và sông Hậu rộng mênh mông nối với mạng lưới kinh rạch chằng chịt ở đồng bằng, có những nơi hẻo lánh và đặc điểm của vận tải sông là ghe thuyền chạy suốt đêm ngày, vì động cơ của nó luôn có cấu tạo để luôn có nước sông làm mát, không như ô tô chạy trên bộ. Các trạm thuế vụ, trạm quản lý thị trường đều được trang bị súng… nên họ lộng hành và dân vận tải sông rên xiết dưới sự “kiểm soát” của họ. Một cái ghe chở hàng mấy chục tấn, đang chạy giữa sông Tiền, sông Hậu rộng mênh mông, chỉ cần nghe một phát súng trường nổ trên bờ là phải quay vào để thuế vụ, quản lý thị trường kiểm tra giấy tờ, khám xét hàng hóa. Nếu đủ giấy tờ và không chở “hàng lậu” thì cũng phải nộp tiền chi phí phát đạn vừa nổ để báo hiệu tàu thuyền phải quay vào bờ… Giá tiền một phát đạn như thế muốn tính bao nhiêu cũng phải chịu. Tôi đã đi theo một đoàn ghe 5 chiếc, mỗi chiếc có tổng trọng tải 25 tấn của Hợp tác xã vận tải đường sông Rạch Gầm tỉnh Tiền Giang chở thuê cho nhà nước từ các kho ở tỉnh Kiên Giang lên kho của Tổng công ty lương thực Miền Nam ở TP.HCM, cả đi lẫn về 11 ngày liền nên đã được chứng kiến tận mắt cảnh các trạm kiểm soát dọc đường sông ở Đồng bằng sông Cửu Long đã hành hạ các chủ ghe và thủy thủ của họ như thế nào. Có chủ ghe nói thẳng với tôi, sẽ tu sửa ghe thật tốt rồi sẽ đưa cả vợ con đi vượt biên, không thể sống với các ông được! Sau chuyến đi đó, tôi đã viết bài điều tra mang tên “Đi theo những con thuyền mang tên Rạch Gầm”, báo Sài Gòn Giải Phóng đầu tháng 12-1986 đã đăng bài phóng sự đó. Chính đại tá Hoàng Cuông, Trưởng ty công an Hải Hưng năm xưa, người được nhắc đến như một điển hình tốt của Bộ Công An đã đọc được bài báo đó khi ông nhận chức Cục phó một cục của Bộ có cơ quan phía Nam. Đại tá Hoàng Cuông đã đi xe com-măng-ca, nhưng đỗ ở đầu đường, đi bộ đến nơi tôi đang ở tại TP.HCM “để giữ bí mật” theo tác phong của ông, để gặp tôi và hỏi chuyện sau khi đọc bài phóng sự trên báo. Tôi đã nói thẳng với vị đại tá công an này, là người ta sẽ bỏ nước đi hết nếu Đảng không thay đổi đường lối lãnh đạo, vẫn ngăn sông cấm chợ kiểu này!
Đó là chuyện tôi viết báo công khai, tôi còn làm một “báo cáo mật” cho Chủ tịch Tiền Giang Nguyễn Công Bình về việc các trạm thuế trên các đường sông. Đó là một lần tôi đang đi lang thang bên rạch Bảo Định ở Mỹ Tho. Tôi nghe thấy một bà chủ ghe dưới rạch lớn tiếng than: “Kỳ này đi về tôi sẽ đốt ghe, không đi buôn nữa!”. Tôi vội lao xuống xem sự tình như thế nào. Thấy chiếc ghe khá lớn mang biển số KG, tôi biết là ghe của tỉnh Kiên Giang. Bà chủ ghe cho tôi hay, ghe của bà có trọng tải 21 tấn, bà chở đủ 21 tấn khoai mỳ (sắn) lên Thành phố Hồ Chí Minh bán, nhưng đi qua các tỉnh, các trạm thuế đều bắt đóng thuế “bổ sung” lấy lý do bà chở quá trọng tải 21 tấn quy định. Nếu không đóng thuế “bổ sung” thì phải dỡ khoai mỳ lên cân lại! Bà than: “Bốc đủ 21 tấn khoai mỳ lên cân lại thì bằng thắt cổ tôi cho xong!”. Đó là cách bắt chẹt, bóp cổ dân của các trạm thuế. Ghe của bà trọng tải 21 tấn nhưng khi lên đến trạm thuế Kinh Nước Mặn tỉnh Long An – một trạm thuế “kinh hoàng” trên đường sông như trạm Tân Hương trên đường bộ ở Đồng bằng sông Cửu Long thời đó, thì số hóa đơn thu thuế “bổ sung” đã lên đến 20 tấn, xấp xỉ trọng tải chiếc ghe 21 tấn của bà. Đến Kinh Nước Mặn, chồng bà phải tháo chiếc đồng hồ Seiko đeo tay để trạm thuế “cầm”, như người ta “cầm đồ”, đợi khi nào lên TP.HCM, bán được khoai mỳ, lúc trở về sẽ chuộc (!). Khi lên đến TP.HCM, trạm thuế thành phố miễn thuế cho bà vì lúc đó TP.HCM có chính sách miễn thuế cho các ghe chở lương thực như khoai mỳ lên cứu đói cho thành phố. Thành phố muốn có khoai mỳ để cán bộ công nhân viên và nhân dân thành phố ăn sáng! Chính sách của TP.HCM như thế lúc đó, mà sau này người ta gọi là chính sách “xé rào” của thành phố. Tôi hỏi bà chủ ghe mang biển số KG: “Những trạm thuế nào ở Tiền Giang thu thuế bổ sung của bà?”. Bà cho biết tất cả các huyện của Tiền Giang mà ghe bà chạy qua đều bắt nộp thuế bổ sung như: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành… Tôi xin bà các hóa đơn thu thuế bổ sung, bà cho ngay, trong đó còn có cả cái giấy biên nhận giữ đồng hồ của chồng bà ở trạm thuế Kinh Nước Mặn, khi ghe bà quay về, chuộc lại mà trạm Kênh Nước Mặn quên không đòi lại. Với chứng cứ ấy trong tay, suốt đêm hôm ấy tôi viết bản “báo cáo mật” về vụ đánh thuế chiếc ghe biển số KG…, kèm theo các hóa đơn thu thuế bổ sung. Sáng hôm sau tôi đem báo cáo chủ tịch tỉnh Nguyễn Công Bình. Xem xong “báo cáo mật” của tôi, ông chủ tịch đập tay xuống bàn rất mạnh và không nói câu nào cả. Đến kỳ họp giao ban hàng tuần, có đầy đủ các ty ban ngành trong sở, chủ tịch Sáu Bình đã phê phán gay gắt ngành tài chính và các trạm thuế. Ông đập tay xuống bàn, rồi giơ tập hóa đơn thuế bổ sung lên nói to trước hội nghị: “Thế này thì chúng ta thành kẻ cướp rồi, đâu phải chính quyền Cách mạng!”.
Một ông trưởng ty ngồi cạnh tôi, ghé vào tai tôi nói nhỏ: “Đây là bọn công an kinh tế tỉnh nó “chơi” bọn tài chính thuế vụ đấy!” (không ai biết là tôi đã “báo cáo mật” bằng văn bản cho chủ tịch Sáu Bình). Đến buổi chiều, ông chủ tịch gọi tôi đến, bảo tôi viết thay ông một lá thư xin lỗi bà chủ ghe ở Kiên Giang. Ông cho tôi hay: “Sẽ theo địa chỉ ghi trên bảng hiệu của ghe và tên bà chủ ghe để cử cán bộ xuống Kiên Giang xin lỗi bà, bồi hoàn số tiền mà tỉnh Tiền Giang đã đánh thuế oan với bà”.
Chủ tịch tỉnh Tiền Giang là một người như thế, ông nổi tiếng là sáng suốt, cương trực và liêm chính. Nhiệm kỳ chủ tịch của ông, tỉnh Tiền Giang đứng đầu Đồng bằng sông Cửu Long về nhiều mặt.
L. P. K.
Tác giả gửi BVN.

__._,_.___


Posted by: Dien bien hoa binh <dienbienhoabinh@ymail.com

Khai mạc Diễn đàn Công dân ASEAN 2015


Khai mạc Diễn đàn Công dân ASEAN 2015

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Malaysia
2015-04-22
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Ngày khai mạc Diễn đàn Công dân ASEAN được gọi tắt là APF (ASEAN People’s Forum) ở Kuala Lumpur, thủ đô của Malaysia ngày 22 tháng 4, 2015
Ngày khai mạc Diễn đàn Công dân ASEAN được gọi tắt là APF (ASEAN People’s Forum) ở Kuala Lumpur, thủ đô của Malaysia ngày 22 tháng 4, 2015
aseanpeople.org
Diễn đàn Công dân ASEAN được tổ chức hàng năm, tập trung các cuộc hội thảo nhóm của các nước ASEAN nhằm chia sẻ, góp ý kể cả phản biện từ  những tổ chức xã hội dân sự đối với các chính sách của các quốc gia ASEAN. Trong Diễn đàn lần này tập trung rất nhiều vấn đề mà trong đó vai trò các Tổ chức xã hội dân sự độc lập sẽ được nêu lên hứa hẹn rất nhiều tranh luận giữa các phái đoàn của nhà nước và đại diện nhiều tổ chức tham gia tranh đấu cho những người không được góp tiếng nói của họ trên diễn đàn này. Mặc Lâm có mặt tại Kuala Lumpur tường trình thêm chi tiết.
Diễn dàn công dân ASEAN lần thứ 10
Sáng hôm nay 22 tháng 4, bốn ngày trước khi Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 khai mạc, Diễn dàn công dân ASEAN lần thứ 10 chính thức diễn ra tại Kuala Lumpur, thủ đô của Malaysia với đông đảo người tham dự đến từ đến nhiều quốc gia. Bên cạnh công dân ASEAN còn có cả người đang sinh sống tại nước ngoài quan tâm đến Diễn đàn này không ngại đường xa trở về nhằm góp phần tạo cơ hội cho Diễn đàn có tiếng nói chung, trung thực và hiệu quả hơn.
Diễn đàn Công dân ASEAN được gọi tắt là APF (ASEAN People’s Forum) được nguyên Thủ tướng Malaysia là ông Abdulah Badawi có sáng kiến mở ra mười năm về trước. Trong suốt thời gian đó các tổ chức núp dưới danh xưng Xã hội dân sự nhưng thật ra do nhà nước thành lập đã liên tục điều phối Diễn đàn dưới tên gọi GONGO (government organized NGO), tức là tổ chức phi chính phủ nhưng lại do chính phủ quản lý điều hành, và vì vậy các tổ chức Xã hội dân sự độc lập không có cơ hội tham gia vào Diễn đàn này hầu góp tiếng nói của mình cho Diễn đàn quan trọng nhất Đông nam á.
Từ trong nước, trước khi Diễn đàn khai mạc, một tuyên bố chung có chữ ký của 21 tổ chức Xã hội dân sự độc lập được gửi tới cho Diễn đàn Công dân ASEAN nhằm khẳng định tính chính đáng của mình là những tổ chức Xã hội dân sự độc lập bất kể sự không thừa nhận của nhà nước.
Ông Trần Thanh Tùng, đại diện cho Giáo dân Cồn Dầu có mặt tại Diễn đàn ngày hôm nay cho biết mục đích của chuyến đi dài từ Hoa Kỳ về Malaysia để tham gia hội nghị:
Chúng tôi đại diện cho giáo dân Cồn Dầu và qua đó tất cả những tổ chức Xã hội dân sự độc lập của VN không được phép tham dự thì chúng tôi lên tiếng cho các tổ chức Xã hội dân sự đó của VN để có tiếng nói trong Diễn đàn xã hội dân sự của ĐNÁ là một diễn đàn rất quan trọng qua đó phát huy dân chủ, tự do cho ĐNÁ
Ông Trần Thanh Tùng
-Tôi tên Trần Thanh Tùng đại diện cho giáo dân Cồn Dầu đây là lần đầu tiên tôi tham dự diễn đàn này nhưng trước đây ba tháng tôi đã có cơ hội đại diện cho giáo dân Cồn Dầu tham gia việc chuẩn bị cho kỳ đại hội này. Hôm nay tôi cùng phái đoàn từ Hoa Kỳ cũng như trong nước có mặt ở đây cùng với Ban tổ chức chúng tôi đại diện cho giáo dân Cồn Dầu và qua đó tất cả những tổ chức Xã hội dân sự độc lập của Việt Nam không được phép tham dự thì chúng tôi lên tiếng cho các tổ chức Xã hội dân sự đó của Việt Nam để có tiếng nói trong Diễn đàn xã hội dân sự của Đông Nam á là một diễn đàn rất quan trọng qua đó phát huy dân chủ, tự do cho Đông Nam á cũng như đất nước Việt Nam.
Bích chương Diễn đàn Công dân ASEAN 2015. RFA
Bích chương Diễn đàn Công dân ASEAN 2015. RFA

Bà Debbie Storhard một công dân Malaysia, thành viên tổ chức của Diễn đàn cho biết cảm tưởng của mình trước sự kiện quan trọng này:
-Tôi là Debbie Storhard, là một người Malaysia làm việc cho tổ chức Nhân quyền và dân chủ cho Miến Điện đã 26 năm, tôi hãnh diện được là người tham gia tổ chức cho hội nghị APF lần này vì tôi rất quan tâm đối với những người đang hoạt động tại Miến. Rất nhiều người bạn của chúng tôi đã không đến Malaysia để tham dự được hội nghị quan trọng này.
Nhiều người hoạt động cho dân chủ nhân quyền đang bị càn quét và kết án bởi chính phủ. Sinh viên bị bắt, bị sách nhiễu vì đã tham gia biểu tình một cách ôn hòa chống lại bản hiến pháp. Hàng trăm nông dân và người dân vùng thôn quê đang đối diện với nhà tù vì chống lại biện pháp cưỡng chế đất đai của chính quyền. Người dân tại khu vực San đang là đối tượng bị tấn công bởi quân đội và bây giờ đang bước vào năm thứ tư của cuộc nội chiến. Người Rohinya và Hồi giáo bị kết án ngày một nhiều hơn và chính quyền Miến Điện đã thông qua đạo luật chống lại những người không phải là Phật giáo và can thiệp thô bạo vào hôn nhân của những người khác tín ngưỡng.
Tôi hy vọng hội nghị APF lần này sẽ báo động cho các thành viên ASEAN biết những gì đang xảy ra tại Miến Điện.
Bốn chủ đề chính của APF
Căn cứ trên nguyên tắc lấy người dân ASEAN làm trung tâm, mục tiêu mà APF đặt ra trong năm nay có bốn chủ đề chính. Thứ nhất phải đảm bảo công lý trong khi phát triển. Thứ hai, trong tiến trình quản lý quốc gia, dân chủ và các quyền tự do cơ bản của người dân phải được tôn trọng. Thứ ba, hòa bình và an ninh khu vực phải được các nước cam kết đặt trọng tâm vào các cuộc đàm phán, tôn trọng lẫn nhau trong đó phải tôn trọng quyền lợi của xã hội. Thứ tư, phải chấm dứt tình trạng phân biệt và đối xử bất bình đẳng giữa chính phủ và công dân.
Cảm tưởng của tôi đối với Diễn Đàn Công dân ASEAN là rất hồi hộp vì sẽ thấy chính người dân ASEAN lên tiếng về ASEAN. Bởi vì ASEAN là một đề án rất chuyên biệt và tiếng nói của chính người dân tại đây sẽ tác động lên các chính quyền
Marina Kristina (Indonesia)
Anh Salam Em Saram đến từ Cambodia cho biết sự quan tâm của mình đối với Diễn đàn:
-Tên tôi là Salam Em Saram đến từ Cambodia. Tôi rất hồi hộp có mặt tại  đây vì muốn tìm hiểu thêm các hoạt động dân sự của người dân các nước ASEAN các vấn đề phát triển đặc biệt là vấn đề môi sinh cho cư dân trong khu vực.
Một người Lào khác, anh Saksakih tuy sống ở Mỹ nhưng cũng trở về tham dự Diễn đàn cho biết cảm tưởng của mình:
-Tên tôi là Saksakih Silum Shak tôi đến từ Hoa Kỳ tôi đến đây theo dõi Diễn đàn công dân ASEAN với hy vọng một sự chuyển đổi nào đó từ cộng sản sang tự do dân chủ. Tôi là người Lào nhưng sống tại Mỹ và đến đây để giúp cho đồng bào tôi những người không thể lên tiếng biết thêm thông tin của diễn đàn này.
Diễn đàn không những theo đuổi bốn mục tiêu như đã nói mà còn chú ý đào sâu những vấn đề khác của các quốc gia ASEAN. Từ chuyện bảo vệ người phụ nữ cho tới việc điều hành Internet của các chính phủ. Từ vấn đề môi sinh cho tới chống tra tấn và bảo vệ nhân quyền, những quan tâm này sẽ được thảo luận và kiến nghị cho các lãnh đạo ASEAN.
Bà Marina Kristina với quốc tịch Indonesia cho biết hy vọng của bà trước tầm quan trọng của Diễn đàn, bà nói:
-Tôi là Marina Kristina, là người Indonesia nhưng làm việc tại Kuala Lumpur. Cảm tưởng của tôi đối với Diễn Đàn Công dân ASEAN là rất hồi hộp vì sẽ thấy chính người dân ASEAN lên tiếng về ASEAN. Bởi vì ASEAN là một đề án rất chuyên biệt và tiếng nói của chính người dân tại đây sẽ tác động lên các chính quyền . Đây là thời điểm rất tốt để diễn đàn này cất lên tiếng nói chung cho chính họ.
Theo thông lệ, bản tuyên bố chung của Diễn đàn được thành lập sau khi hội nghị kết thúc và sẽ được gửi đến lãnh đạo ASEAN nhưng lần này, Ban tổ chức đã quyết định tập họp lấy ý kiến chung từ các Tổ chức xã hội dân sự trước khi hội nghị khai mạc nhằm có một nội dung đa dạng và phong phú hơn, nhất là tạo điều kiện cho các tổ chức độc lập có thêm tiếng nói. Ông Trần Thanh Tùng cho biết thêm chi tiết về vấn đề này:
-Trước đây ba tháng chúng tôi có tham dự các cuộc họp chuẩn bị cho hội nghị này và trong kỳ họp đó chúng tôi góp ý cho bản thông cáo chung của Diễn đàn công dân ASEAN, trong đó xác định những mục tiêu đã đạt được cho tất cả các quốc gia Đông Nam á trong đó có những điều chúng tôi đòi hỏi phải được ghi vào như vấn đề đa đảng, vấn đề dân chủ, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do báo chí….những điều này đã được ghi trong thông cáo chung cho Diễn đàn công dân ASEAN ngày hôm nay.
Diễn đàn Công dân ASEAN kéo dài ba ngày từ 22 tới 24 tháng 4 năm 2015 với hàng chục buổi hội thảo quan trọng của tham dự viên. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và đưa tin cho tới ngày bế mạc.
Mặc Lâm tường trình từ Kuala Lumpur

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

CSVN thừa nhận đã mang 16 tấn vàng cũa VNCH cống nộp cho Liên Xô.


Matthew Trần:
    
Chuyện chi chớ chuyện bọn chóp bu CSBV (VN) mang 16 tấn vàng cũa VNCH (kũa nhân nhân VN) đi nộp cho Liên Sô thì đâu có chi lạ ....

vì mồ mã cũa Tỗ Tiên Giặc Hồ bị động ..  

MT     


CSVN thừa nhận đã

mang 16 tấn vàng cũa VNCH

cống nộp cho Liên Xô.

http://danlambaovn.blogspot.com/2015/04/csvn-thua-nhan-mang-16-tan-vang-vnch.html


Ngày 10/4/2015, báo Tuổi Trẻ đăng tải bài viết “Thương vụ đặc biệt: bán vàng!”, qua đó chính thức xác nhận 16 tấn vàng của Việt Nam Cộng Hòa đã bị CSVN chở sang Liên Xô.

Như vậy, sau 40 năm, những lời vu cáo về việc cố tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu mang đi 16 tấn vàng đã lộ rõ thủ đoạn bịa đặt bởi hệ thống tuyên truyền cộng sản.

Trong suốt quãng đời lưu vong còn lại, ông Nguyễn Văn Thiệu đã phải mang nỗi oan này cho đến tận ngày nhắm mắt suôi tay.
Trên thực tế, cho đến tận ngày 30/4/1975, 16 tấn vàng vẫn được lưu giữ trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Số vàng này sau đó bị đảng cộng sản Việt Nam ‘tiếp quản’.

Dù biết rõ điều này, nhưng trong sách ‘Đại thắng mùa xuân’ được xuất bản 1 năm sau đó, 1976, chính tổng tham mưu trưởng quân đội cộng sản Bắc Việt là đại đướng Văn Tiến Dũng vẫn lập lại lời vu cáo này:

"Cho đến ngày 26 tháng 4, khi Thiệu và gia đình hắn đem 16 tấn vàng bạc, đô la, của cải vội vã chạy sang Đài Loan...".

Rõ ràng, chóp bu cộng sản biết rõ sự thật về 16 tấn vàng của VNCH, nhưng vẫn cố tình bịa đặt để vu oan cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Sau 40 năm, sự thật bắt đầu được sáng tỏ. Theo báo Tuổi Trẻ, trả lời câu hỏi 16 tấn vàng VNCH được sử dụng ra sao, cựu thống Ngân hàng nhà nước Lữu Minh Châu nói:

“Nó đã được bán ra quốc tế trong tổng số hơn 40 tấn vàng để giải quyết những vấn đề khó khăn cấp bách của quốc gia, trong đó có miếng ăn của người dân”.

Cụ thể, từ năm 1979, 40 tấn vàng đã được CSVN bí mật chở sang cống nộp cho Liên Xô, trong đó có 16 tấn vàng của VNCH. 24 tấn vàng còn lại là do cộng sản cướp được của nhân dân miền Nam qua các chiến dịch đánh tư sản.

Đổi lại, CSVN được Liên Xô gửi lương thực cứu đói bằng bo bo – một một món ăn kinh hãi đối với người dân miền Nam sau ngày ‘giải phóng’.
Cuối cùng, sự thật về câu chuyện 16 tấn vàng đã được trả lại, cố thổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng đã được minh oan. Câu chuyện này cũng là một lời nhắc nhở chúng ta phải luôn cảnh giác với sự tuyên truyền, lừa bịp của cộng sản.

Càng tìm hiểu kỹ lại lịch sử, chúng ta lại càng thấm thía câu nói của tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm!”.

=======

Sài Gòn,ngày 22/4/2015




1) Việc báo Tuổi Trẻ đăng tin này chỉ có thể khẳng định 2 điều: 
a) 16 tấn vàng đó, ông Nguyễn Văn Thiệu đã không hề mang đi, và bài báo đã gián tiếp minh oan cho ông sau gần 40 năm.
b) NCQ CSVN đã nắm giữ toàn bộ chúng, khi họ vào tiếp quản Sài Gòn sau ngày 30/4/1975. 
2) Còn thực tế có đúng là chúng đã được đưa sang Liên Xô vào năm 1979 để đổi lấy lương thực cứu đói cho dân không, hay là đã bị nhóm cầm quyền chia chác, tẩu tán một cách bất minh thì còn phải xác minh lại. 
3) Không loại trừ khả năng bài báo được tung ra để thanh minh cho nghi vấn lâu nay trong dư luận nhân dân Việt Nam về sự chia chác, tẩu tán bất minh đó!



Đỗ Nam Hải - Sài Gòn - Việt Nam.







__._,_.___

Posted by: <vneagle_1


Jakarta: Các lãnh đạo Á-Phi kêu gọi một trật tự thế giới mới


Đăng ngày 22-04-2015

Jakarta: Các lãnh đạo Á-Phi kêu gọi một trật tự thế giới mới

media
Lãnh đạo 21 quốc gia tại Thượng đỉnh Á - Phi, Jakarta, Indonesia ngày 22/04/2015REUTERS/Darren Whiteside
Các nhà lãnh đạo Châu Á và Châu Phi họp tại Indonesia hôm nay 22/04/2015 đưa ra lời kêu gọi về một trật tự thế giới mới, mở cửa cho nền kinh tế các quốc gia mới trỗi dậy và chấm dứt « các ý tưởng lỗi thời » của các định chế tài chính quốc tế cũ.
Lời kêu gọi trên đây được đưa ra vào thời điểm khai mạc hội nghị thượng đỉnh Jakarta, nhân kỷ niệm 60 năm hội nghị Bandung (tháng 4/1955) tập hợp lãnh đạo 29 nước Châu Á và Châu Phi vừa thoát khỏi chế độ thực dân, là tiền đề cho việc thành lập Phong trào không liên kết. Trong số các nguyên thủ hiện diện ở Jakarta lần này có Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hai lãnh đạo Nhật-Trung sẽ gặp gỡ bên lề hội nghị, là dấu hiệu tan băng giữa hai nền kinh tế lớn nhất Châu Á.
Tổng thống nước chủ nhà Indonesia, ông Joko Widodo cho rằng những ai nhất định muốn các vấn đề kinh tế thế giới phải được giải quyết thông qua Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB), là bám víu vào các « ý tưởng đã lỗi thời ». Ông Widodo tuyên bố : « Phải thay đổi ! Nhất định phải xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới, mở rộng cho các cường quốc kinh tế mới nổi ».
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là trung tâm của trật tự tiền tệ do Hoa Kỳ và Châu Âu thiết lập trong hội nghị Bretton Woods năm 1944, thống nhất tỉ giá cố định cho các đồng tiền chính và cho phép ngân hàng trung ương được can thiệp vào thị trường tiền tệ. 
Ông Widodo không nhắc đến Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc đề xuất nhằm cạnh tranh với Ngân hàng Thế giới do phương Tây nắm quyền quyết định, tuy Indonesia nằm trong số 60 nước được đề nghị là thành viên sáng lập. Hoa Kỳ và Nhật Bản không ủng hộ AIIB, coi đây là mối đe dọa cho nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Washington tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. 
Tổng thống Zimbabwe, Robert Mugabe tuyên bố các quốc gia Á-Phi « không thể tự giới hạn trong vài trò nước xuất khẩu hàng thô và nhập khẩu hàng chế biến ». Trước các lãnh đạo Á-Phi, ông Mugabe nhấn mạnh, đó là « vai trò bị các cường quốc chiếm thuộc địa áp đặt cho chúng ta trong lịch sử ». 
Indonesia đã gởi giấy mời đến nguyên thủ của 109 nước Châu Á và Châu Phi, nhưng chỉ có 21 lãnh đạo quốc gia đến tham dự. Năm 1955, các quốc gia Châu Á và Châu Phi vừa thoát khỏi chế độ thuộc địa tham gia vào hội nghị Bandung chiếm chưa đầy một phần tư sản lượng thế giới. Ngày nay, các nước này chiếm hơn phân nửa lượng sản phẩm của hành tinh, và một số nước hiện diện tại Bandung thời đó như Trung Quốc và Ấn Độ nay nằm trong G20 - nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, April 22, 2015

Thủ tướng Cam Bốt đả kích TPP để chiều ý Trung Quốc ?


Đăng ngày 21-04-2015

Thủ tướng Cam Bốt đả kích TPP để chiều ý Trung Quốc ?

media
Thủ tướng Hun Sen (phải) tại Hội nghị Á Phi- Jarkarta. Ảnh ngày 21/04/2015.Reuters

Từng mang tiếng là xem nhẹ đồng minh ASEAN để chạy theo Trung Quốc, Cam Bốt mới đây lại có thêm một động thái bị cho là tiếp tay cho Bắc Kinh, lần này trong lãnh vực thương mại. Theo báo mạng The Diplomat, trên một diễn đàn quốc tế tại Jakarta ngày 19/04/2015  Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen bất ngờ đả kích thỏa thuận thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP do Mỹ bảo trợ. 

Sự kiện xảy ra tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á tổ chức tại thủ đô Indonesia, nhân một cuộc thảo luận trên chủ đề « Đông Á trong bối cảnh toàn cầu mới », đặc biệt có sự tham gia của hai người đứng đầu nhà nước là Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen.
Diễn biến cuộc nói chuyện không có gì bất ngờ cho đến lúc ông Hun Sen, sau bài phát biểu được soạn sẵn, đã ngẫu hứng lên tiếng đả kích dữ dội Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, đang được đàm phán giữa 12 nước, trong đó có 4 thành viên ASEAN là Brunei, Malaysia, Singapore, và Việt Nam.

Theo Thủ tướng Cam Bốt, hiệp định do Mỹ bảo trợ đã có tác dụng chia rẽ toàn khối ASEAN, vì đã gạt qua một bên một nửa thành viên Đông Nam Á, nói chính xác là 6 nước, trong đó có Cam Bốt. The Diplomat đã trích lời Thủ tướng Cam Bốt :

« Chúng ta phải xem xét lại một lần nữa ... là tại sao khối Đối tác xuyên Thái Bình Dương lại không bao gồm toàn bộ mười thành viên ASEAN…, là mục tiêu, ý đồ thực thụ việc thiết lập (khối) Đối tác xuyên Thái Bình Dương là gì..., việc chỉ có một nửa ASEAN là đối tác... và để lại nửa kia bên ngoài là gì ? »
Đối với The Diplomat, những lời đả kích TPP của ông Hun Sen rất dễ gây ngộ nhận, nếu không muốn nói là sai lạc.

Trong phát biểu của mình ông Hun Sen đã ca ngợi hết mức khối Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP bao gồm cả 10 nước ASEAN với tất cả các quốc gia có hiệp đinh tự do mậu dịch - từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, cho đến Úc và New Zealand - như để đối lập khối này với khối TPP.
Có điều, theo The Diplomat, sự so sánh này rất khập khiễng vì RCEP chỉ là điều hòa, phối hợp giữa các thỏa thuận hiện hữu, trong lúc TPP là một nỗ lực của Mỹ và 11 quốc gia còn lại nhằm tạo ra một cái gì mới, với các tiêu chuẩn cao hơn nhiều so với các hiệp định tự do mậu dịch hiện hữu.

Điểm gây ngộ nhận thứ hai là TPP không hề cố ý loại trừ các nước khác, dù đó là các thành viên khác của ASEAN hay Trung Quốc. Phía Mỹ đã luôn luôn xác định rằng TPP sẽ hoan nghênh tất cả các nước nào khác muốn tham gia nếu chấp nhận các chuẩn mực của khối này.

Theo The Diplomat, lời tố cáo của ông Hun Sen là TPP - tức là Mỹ - chia rẽ ASEAN cũng không chính xác vì lẽ Hoa Kỳ đang cố gắng giúp toàn khối ASEAN về mặt kinh tế, cụ thể là với Sáng kiến mở rộng giao lưu kinh tế Mỹ-ASEAN, gọi tắt là E3, được tung ra vào năm 2013.

Câu hỏi đặt ra là vì sao Thủ tướng Cam Bốt lại đả kích TPP như vây ?

Theo một số quan sát viên, đây có thể là một cách thức bày tỏ thái độ ủng hộ Trung Quốc, nước từng đánh giá là TPP sẽ là công cụ tăng cường ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á, chống lại sự vươn lên của Trung Quốc.

Về phía Hoa Kỳ, nhiều chuyên gia cũng không ngần ngại xem TPP là thành tố kinh tế trong chính sách xoay trục của Mỹ qua vùng Châu Á Thái Bình Dương, mà mục tiêu bị Bắc Kinh cho là để chống Trung Quốc.

Đây không phải là lần đầu tiên mà Cam Bốt tỏ thái độ thân Trung Quốc. Mọi người đều nhớ là vào năm 2012, Cam Bốt đã không ngần ngại để cho Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh thất bại, không ra được thông cáo chung, vì kiên quyết không để cho văn kiện này có lời lẽ không hợp tai Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Phải bịt lỗ hổng “làm loạn” đất nước

From: FKVC <
Date: 2015-04-21 12:10 GMT-07:00
Subject: Phải bịt lỗ hổng “làm loạn” đất nước
To:


Phải bịt lỗ hổng “làm loạn” đất nước

Tác giả: Tô Văn Trường
.KD: Rõ ràng là thương lái nước ngoài không được tự do mua hàng xuất khẩu hay tự do nhập hàng đem bán, mà phải qua hợp đồng. Họ phải có giấy phép đầu tư và chỉ được mua của những thương nhân có giấy phép mua bán. Luật đã có rất rõ ràng tại sao không thực hiện? Việc để cho thương lái trong nước và nhất là thương lái Trung Quốc lũng loạn thị trường xuất nhập khẩu chứng tỏ rằng một số cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thực thi nhiệm vụ theo luật pháp bất lực hoặc tham nhũng (Tô Văn Trường)
.Những vấn đề mà bài viết của Ts Tô Văn Trường đặt ra khiến ai đọc cũng thấy giật mình. Quản lý lỏng lẻo, bất chấp pháp luật Trong khi người dân Việt, do đời sống nghèo, lại vốn nhẹ dạ, cả tin, đôi khi trở thành người vô tình “nối giáo”….
.Cảm ơn Ts Tô Văn Trường
—————
Nhìn hàng ngàn hộ nông dân trồng dưa hấu khóc ròng trên đồng ruộng, (cho cả bò ăn dưa) và hàng dãy xe tải dài, chất đống dưa hấu ứ đọng ở cửa khẩu Việt – Trung mới đây chỉ là hình ảnh lặp đi, lặp lại nhiều năm qua với hàng nông sản của Việt Nam thật đau lòng.
Không những thế, lâu nay các thương lái Trung Quốc còn thâm nhập sâu vào nội địa thu mua những thứ lạ đời. Lúc đầu, họ đặt giá cao ngất ngưởng, số lượng lớn rồi âm thầm biến mất để lại bao hậu họa cho người dân điển hình như thu mua đỉa, ốc bươu vàng, móng trâu, rễ tiêu, lá điều khô, mãng cầu xiêm, hạt na, trắc dây, rễ tiêu, gốc trắc non, rễ sim vv…

Đọc bệnh thì dễ mà “kê đơn”, “bốc thuốc”, quả là không đơn giản chút nào nhất là gần đây có thông tin đáng giật mình là thương lái Trung Quốc gom mua rêu đá với giá cao.

Ý nghĩa về mặt khoa học
Trong tự nhiên có nhiều bioaccumulators (“Bio” là gốc tiếng Hy Lạp nghĩa là ‘sự sống”. Accumulator là tụ hợp lại). Có thể hiểu bioaccumulator là sinh vật có khả năng tích lũy sinh học, thường là khả năng tích lũy (mà không gây chết) các chất độc từ môi trường vào cơ thể và không có khả năng đào thải ra ngoài.
Theo tôi biết Viện Hóa học Môi trường Quân sự là đơn vị có hệ thống quan trắc (trạm quan trắc phóng xạ – hóa học) trên phạm vi toàn quốc, đã nhiều năm nay sử dụng lá thông, rong biển để đánh giá mức độ ô nhiễm phóng xạ (radio-isotopes) trong môi trường.
Có thể, rêu (native mosses) là thực vật bản địa bậc thấp cũng được coi là 1 chỉ thị sinh học môi trường tương tự. Qua nghiên cứu về rêu có thể phát hiện các chất ô nhiễm trong không khí và lắng đọng trong đất, trong đó đáng quan ngại nhất là ô nhiễm phóng xạ.

Hành động thương lái Trung Quốc thu mua rêu đá, phải chăng liên quan đến việc họ muốn đánh giá phông nền ô nhiễm phóng xạ của khu vực trước khi khởi động nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành (Quảng Tây), công suất khoảng 2000MW, xây từ 2010, nằm gần biên giới Trung Quốc – Việt Nam, dự kiến đưa vào hoạt động giữa 2015 đầu 2016? Hành động này rất có thể là bước chuẩn bị để đánh giá mức độ gây nhiễm phóng xạ vùng giáp ranh với Việt Nam của nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành.
Nguyên nhân rối loạn
Chuyên gia Vũ Quang Việt đặt vấn đề rất đáng suy ngẫm là việc dân một nước khác đến một nước khác vơ vét mua hàng có hợp pháp không? Và nếu Việt Nam cho phép dân Trung Quốc tự sang làm chuyện này thì có phải là vi phạm chính luật lệ cũng như chủ quyền của nước mình không?

Thu mua lá điều khô (Ảnh trên mạng)

Hoạt động thương lái tự do người nước ngoài đang bị Luật Việt Nam cấm, vì muốn hoạt động họ phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều 6 của Luật Thương Mại 2005 đòi hỏi thương nhân phải có tính hợp pháp, có đăng ký kinh doanh: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.” . Điều 27 của bộ luật này cũng đòi hỏi: “Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”
Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 nhằm thực hiện Luật Thương Mại của Việt Nam qui định rằng: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp phép thực hiện quyền xuất khẩu, thực hiện quyền xuất khẩu” phải tuân thủ các điều sau:
– Được xuất khẩu các mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu;
– Phải theo lộ trình qui định, đối với các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo lộ trình.

– Được trực tiếp mua hàng hoá của thương nhân có đăng ký kinh doanh mua bán hoặc có quyền phân phối hàng hoá đó để xuất khẩu.
Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu, đầu tư vào Việt Nam chỉ để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam chỉ bổ sung thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu phải làm thủ tục bổ sung Giấy chứng nhận đầu tư.
Nghị định 187/2013/NĐ-CP cũng chỉ có thay đổi ở điểm là hàng hóa xuất nhập không còn phụ thuộc vào ngành nghề mà thương nhân đăng ký kinh doanh, nhưng hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn phải theo giấy phép (điều 4).

Như vậy, rõ ràng là thương lái nước ngoài không được tự do mua hàng xuất khẩu hay tự do nhập hàng đem bán, mà phải qua hợp đồng. Họ phải có giấy phép đầu tư và chỉ được mua của những thương nhân có giấy phép mua bán. Luật đã có rất rõ ràng tại sao không thực hiện? Việc để cho thương lái trong nước và nhất là thương lái Trung Quốc lũng loạn thị trường xuất nhập khẩu chứng tỏ rằng một số cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thực thi nhiệm vụ theo luật pháp bất lực hoặc tham nhũng.

Các loại cửa khẩu
Biên giới Việt-Trung có nhiều loại cửa khẩu. Đơn cử ví dụ ở Hà Giang lập ra 3 cửa khẩu: i) Cửa khẩu quốc tế; ii) Cửa khẩu song phương; và iii) Cửa khẩu địa phương. Cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu song phương phải tuân theo Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt – Trung và Hiệp định về quy chế quản lý cửa khẩu biên giới năm 2009. Còn cửa khẩu địa phương bao gồm toàn bộ các cửa khẩu phụ, lối mở, đường mòn, đường qua lại. Ngoài ra, không phân biệt cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong và ngoài khu kinh tế cửa khẩu.
Với loại cửa khẩu dành cho thương lái Trung và Việt, nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ là lỗ hổng dễ bị “lợi ích cục bộ” lạm dụng. Xin lưu ý, có nhiều loại hàng nông sản của Trung Quốc cũng xuất khẩu sang Việt Nam. Vấn đề đặt ra là cán bộ cửa khẩu là cán bộ trung ương hay do địa phương kiểm soát. Lịch sử Việt Nam thời Lý Thường Kiệt đã có bài học chính quyền vùng biên trở thành chính quyền “hai mang” lúc theo bên này, lúc theo bên kia, tùy theo lợi ích.

Lập lại trật tự
Qua phân tích ở trên thấy được “lỗ hổng” làm lọan đất nước. Trước hết, phải sòng phẳng trong mọi mối quan hệ, bình đẳng, cho nên cần phải có các giải pháp như sau:
1. Thương lái Trung Quốc muốn mua hàng thì phải lập công ty ở Việt Nam và do đó phải có tài khoản và người chịu trách nhiệm. Đó là công ty Việt Nam và phải dùng công nhân Việt Nam trừ một số trường hợp, người Trung Quốc có thể sang làm việc nhưng phải có đăng ký lao động.
2. Khi muốn mua hàng, phải có hợp đồng với người bán, do đó không có chuyện lừa mua rồi không đến lấy. (Nếu chỉ có hợp đồng miệng giữa các thương lái, khi sự cố xảy ra, ta phải đi đàm phán, mà thực chất là cầu xin, nên lép vế là lẽ thường) Mua bán hàng phải trả thuế nên đây là cách làm để lấy được thuế. Thuế xuất nhập khẩu ở cửa khẩu là loại thuế khác.
3. Cần có biện pháp hữu hiệu kiểm tra, ngăn chặn xử lý đối với những người hám lợi, cố tình khai thác nông, lâm sản trái phép cung cấp cho thương lái Trung Quốc. Tuyên truyền để người dân và chính quyền các cấp hiểu rõ các thủ đoạn thâm độc thu mua sản phẩm lạ của thương lái Trung Quốc là triệt đường tái sinh, phá hủy cân bằng môi trường sinh thái, làm nghèo đất nước. Ngăn chặn xử lý thích đáng các loại hàng hóa của Trung Quốc không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
4. Chấn chỉnh nâng cao hoạt động hiệu quả ở các cửa khẩu. Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cần phối hợp chặt chẽ với các chính quyền địa phương rà soát lại quy hoạch, các chủ trương chính sách về sản phẩm theo chuỗi hàng từ khâu đầu vào, quá trình sản xuất đến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu để tránh các tình trạng bát nháo xảy ra như bấy lâu nay vv…

Lời kết
Một nước độc lập có chủ quyền, không thể để tình trạng cho người nước ngoài vào nước mình tự do đi lại, hoạt động khắp nơi tùy thích như chốn không người.
Thương lái nước ngoài vào mua bán tự do chỉ thấy báo chí kêu than mà ít thấy động thái của chính quyền và các cơ quan chức năng để chấn chỉnh. Do đó, người dân sẽ mặc nhiên hiểu là các hoạt động mua bán này của thương lái Trung Quốc đều được Nhà nước cho phép, cho nên trách người dân hám lợi một phần nhưng chủ yếu phải trách các cơ quan chức năng buông lỏng quản lý, cấp phép dễ dãi, để cho người nước ngoài vào hoạt động bừa bãi thì tất nhiên nước sẽ loạn.


__._,_.___

Posted by: Yen Tran 

Monday, April 20, 2015

Tình hình điện hạt nhân ở Nhật và việc phản đối bán kỹ thuật điện hạt nhân cho VN


Tình hình điện hạt nhân ở Nhật và việc phản đối bán kỹ thuật điện hạt nhân cho VN

Nhà máy điện hạt nhân Takahama ở tỉnh Fukui
Ngô Văn

Sau tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, quy chế vận dụng điện nguyên tử ở Nhật trở nên nghiêm khắc hơn. Ngoài các tiêu chuẩn mới do Ủy ban Quy chế Nguyên tử lực (độc lập với chính quyền) đưa ra còn phải qua sự khám định của Ủy ban Địa chấn. Lọt được qua hai cửa ải này vẫn còn phải qua một cửa ải khác, đó là phải có sự đồng ý của người dân sinh sống trong vòng bán kính 30 km tính từ nhà máy điện hạt nhân.

Năm 2014, Tổng công ty điện lực Kansai đã làm đơn xin cho nhà máy điện hạt nhân Takahama ở tỉnh Fukui hoạt động trở lại vào tháng 11 năm nay.

Sau khi cho các chuyên gia đến kiểm tra, ngày 15/02/2015 Ủy ban Quy chế Nguyên tử lực tuyên bố nhà máy điện hạt nhân Takahama đáp ứng tiêu chuẩn của quy chế mới. Tuy nhiên, đúng tiêu chuẩn không có nghĩa là an toàn 100%, vì với kỹ thuật hiện nay chưa có thể dự đoán được thiệt
hại gây ra bởi một trận động đất có cường độ lớn hơn 9 độ Richter và trận sóng thần tiếp theo sau.

Tuy nhận lời cảnh cáo đó, nhưng Tổng công ty điện lực Kansai vẫn tiến hành bước kế tiếp là hỏi ý kiến của cư dân trong khu vực. Nhiều người cư ngụ gần nhà máy điện hạt nhân Takahama cương quyết không chấp nhận cho nhà máy điện này tái hoạt động nên đã làm đơn kiện, và được tòa sơ thẩm Fukui thụ lý hồ sơ.

Nhiều phiên tòa đã được mở ra sau đó để nghe hai bên trình bày các luận cứ của mình. Ngày 14/04/2014 tòa phán quyết là nhà máy điện hạt nhân Takahama phải tạm thời ngưng tái hoạt động sau tháng 11 năm 2015. Bản phán quyét ghi rằng, cho dù Ủy ban Quy chế Nguyên tử lực đã thông qua, nhưng Ủy ban này cũng đề cập đến vài tiêu chuẩn chưa hợp lý đối với quy chế mới về nguyên tử lực, và nhất là không dám bảo đảm là tai nạn [sẽ] không xảy ra. Trong trường hợp xảy ra tai nạn, sự nguy hiểm đối với sinh mạng của cư dân không sao mà lường được, nên họ có quyền đòi hỏi việc ngưng tái hoạt động của nhà máy điện hạt nhân Takahama.

Phán quyết này có ảnh hưởng lớn đối với việc tái hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật. Phía Tổng công ty điện lực Kansai cho biết họ sẽ làm đơn kháng cáo lên tòa Phúc thẩm.

Về phía chính phủ Nhật thì Bộ trưởng Phủ Thủ tướng kiêm phát ngôn viên chính phủ là ông Kan đã họp báo nói rằng, Chính phủ tôn trọng sự giám định của Ủy ban Nguyên tử lực nên không thay đổi đường lối liên quan đến việc tái hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên phía chính phủ cũng yêu cầu các tổng công ty điện lực phải thận trọng trong việc xúc tiến cho các nhà máy điện hạt nhân tái hoạt động. Do phán quyết của tòa sơ thẩm Fukui, nhà máy điện hạt nhân Takahama vẫn tiếp tục ở trong giai đoạn tạm thời ngưng tái hoạt động; và chính phủ Nhật sẽ quan tâm theo dõi những phản ứng của Tổng công ty điện lực Kansai.

Chuyện điện hạt nhân ở Nhật hiện nay là như thế, còn việc Nhật bán kỹ thuật cho Việt Nam thì sao? Tổ chức bảo vệ môi trường FoE Japan cho biết, dù Chính phủ Abe vẫn muốn bán kỹ thuật điện hạt nhân cho Việt Nam, nhưng việc này đang bị các đoàn thể, tổ chức, trong đó có FoE, cũng như nhiều người dân Nhật phản đối mạnh mẽ.

Ba lý do chính được các tổ chức bảo vệ môi sinh và người dân Nhật nêu ra để phản đối là: Thứ nhất, nguyên tử, ô nhiễm phóng xạ là vấn đề hết sức nguy hiểm. Tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đến nay còn chưa xử lý xong và chưa rõ sự thiệt hại lên đến bao nhiêu, vậy mà vẫn muốn xuất khẩu kỹ thuật điện hạt nhân sang Việt Nam là điều không thể chấp nhận được. Thứ hai, Việt Nam hiện nay là một quốc gia không mở rộng thông tin và không bảo đảm quyền tự do ngôn luận, người dân không được phép vận động để phản đối những chính sách [sai trái] của nhà nước. Rất nhiều người Việt Nam biết được sự cực kỳ nguy hiểm của điện hạt nhân nhưng không thể công khai lên tiếng thảo luận cũng như truyền bá cho mọi người biết. Thứ ba là sự phung phí một cách quá đáng liên quan đến điện hạt nhân. Điện hạt nhân mà không có ngân sách nhà nước đổ vào liên tục thì không thể duy trì hoạt động được. Ngân sách nhà nước của Việt Nam đang ở trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng, lấy đâu ra tài khoản để duy trì sự hoạt động của nhà máy điện hạt nhân? Như vậy rốt cuộc thì tiền viện trợ ODA rót vào đó chỉ để cho một số xí nghiệp và cá nhân hưởng lợi, mà ODA là tiền thuế của người dân Nhật (*)

Một câu hỏi được các ký giả đặt ra là, nếu Nhật không bán kỹ thuật điện hạt nhân cho Việt Nam thì các quốc gia khác sẽ bán. Câu hỏi này đã được nữ nghị sĩ Fukuda (trước đây là Chủ tịch đảng Xã hội Dân chủ) trả lời như sau: “Ai bán thì quyền của người ta, chứ Nhật Bản phải dứt khoát không nhúng tay vào việc mua bán này. Tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi chưa giải quyết xong mà đem bán kỹ thuật cho người ta, nếu tai nạn xảy ra - mà chắc chắn sẽ xảy ra - thì Nhật đâu có thể phủi tay được. Người dân Nhật ít ra cũng phải chịu trách nhiệm tinh thần về hành động gắp lửa bỏ tay người khác của chính quyền ông Abe.”

(*) Độc giả có thể vào trang mạng dưới đây của FoE Japan để xem bằng tiếng Nhật http://www.foejapan.org/energy/news/pdf/111031).



Sunday, April 19, 2015

Tại sao Hàn Quốc phát triển rực rỡ còn Việt Nam thì không?


Tại sao Hàn Quốc phát triển rực rỡ còn Việt Nam thì không? 

Tony Buổi Sáng 
Thứ Hai, 06 Tháng Tư 2015 
Năm 2004, Việt Nam cho chiếu bộ phim “Thời đại anh hùng” trong đó có đoạn, Tổng thống Park Chung-hee đã khóc vì thấy dân khổ quá. Ông tuyên bố sau 10 năm nữa sẽ có nhiều nước trên thế giới phải đến làm thuê cho Hàn Quốc, và sự thật đã đến với họ trong đó có Việt Nam.

Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định thay đổi giáo dục bằng cách bê nguyên sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn để giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích rằng, Hàn Quốc lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa, đây cũng bởi tính sĩ diện của họ rất cao.

Nhưng chính phủ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có được chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên cách đào tạo phương Tây sao cho phù hợp với đặc trưng của châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn thời gian, Hàn Quốc chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người khác, và để dành thời gian và công sức lo việc khác nữa. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.

Đúng 20 năm sau, năm 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn. Ô tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo… bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó mặc dù dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào, chỉ biết rằng trên tivi lúc đó chỉ có vẻn vẹn 2 chương trình là “dạy làm người” và “dạy làm ăn”; từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng cho đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, cách tạo dựng một nhà máy.

Từ một dân tộc “xin việc”, tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy tại Hàn và thuê lao động tại đây, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi “cho việc”, mà người xếp hàng “xin việc” lúc bấy giờ lại là người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi “cho việc” người khác.

Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau cười trong nước mắt, hơn 100 quốc gia giàu có nhất trên thế giới miễn visa cho họ. Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Kông và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí.


Bộ phim Ngôi Nhà Hạnh Phúc được phủ sóng khắp Châu Á và chinh phục hàng triệu con tim.

Phim Hồng Kông tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Ngay lập tức người Hàn tuyển chọn ra 2.000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ… 4 năm sau tốt nghiệp, (năm 1992), những bộ phim đầu tay như: Cảm xúc, Mối tình đầu, Hoa cúc vàng,…với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet đã chinh phục được hàng triệu con tim.


Ngành làm phim đã phối hợp khéo léo với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng để xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hanluy nổi tiếng. Người Nhật điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Kông bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.


Vào năm 1988, ngoài 2.000 người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh thì cũng có ngần ấy người được cử sang Milan và Paris để học thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu “tròn tròn xinh xinh” của dân châu Á, người Tây không thích, không bán được. Có những năm mẫu xe của 

Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ, ngạc nhiên và thích thú.

Ngoài ra, người Hàn cũng cử những sinh viên giỏi toán nhất nước theo học ngành tài chính ở các trường đại học lớn của Mỹ, với tham vọng Seoul sẽ thành một London, New York. Các quỹ đầu tư ra đời và họ tự tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Hộ không hề chỉ trích, chỉ góp sức góp trí để xây dựng. Một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn giàu có.

Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi. Ông lớn Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á để cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.

Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải là “Made in Korea”, dù vào thập niên bảy mươi sản phẩm vô cùng kém cỏi và xấu xí. Nhưng nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?

Tony nhớ lần đi Hàn đầu tiên, mùa thu năm 2005, bà chị ở Việt Nam cẩn thận ghi tên mấy nhãn hiệu mỹ phẩm ưa thích của chị ấy rồi nhắn mình mua giùm. Ở cửa hàng mỹ phẩm, cô bán hàng mặc bộ váy veston đen, chạy như bay lấy hết sản phẩm này đến sản phẩm khác cho Tony xem, đều là của Hàn cả. Do tiếng Anh không nói tốt nên cô cứ giải thích bằng tiếng Hàn đến lúc giọng khàn đặc. 

Đến lúc Tony lấy tay chỉ hộp phấn Lancom, thì cô thất vọng oà khóc. Cô khóc vì cô đã không thành công khi tình yêu nước của cô không thuyết phục được khách hàng. Tony nhìn cô ấy sững sờ, lẽ nào chỉ là 1 cô gái bán hàng bình thường mà có lòng yêu đất nước mãnh liệt thế sao? Tony bèn mua mấy hộp mỹ phẩm của Hàn, dù chẳng biết có tốt không, vì kính phục quá. Lúc Tony bước ra khỏi cửa hàng, ngoái lại vẫn thấy cổ gập đầu cung kính.

Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Và Tony biết, sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.

Tony Buổi Sáng

DienDanCTM


 Phi đạo đang xây trên Đá Chữ Thập theo ảnh vệ tinh đăng trên trang web của CSIS.Reuters

Trung Quốc đang nhanh chóng xây dựng một phi đạo hay một đảo nhân tạo tại Đá Chữ Thập (Fiery Cross), thuộc cụm Nam Yết ở quần đảo Trường Sa. Theo AFP hôm nay 17/04/2015, các hình ảnh vệ tinh mới nhất chứng tỏ điều này, có thể làm tăng căng thẳng với các nước Đông Nam Á láng giềng. Việt Nam tuyên bố việc các nước khác tự ý xây dựng tại Trường Sa là bất hợp pháp.
Đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử, Philippines gọi là Kagitinan) là một đảo đá ngầm, trước khi Trung Quốc bắt đầu bồi đắp để biến thành một hòn đảo vào cuối năm 2014.

Nay các hình ảnh vệ tinh do DigitalGlobe chụp vào tuần trước, được công bố trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, cho thấy một phi đạo dài khoảng 3,1 kilomet đã được hoàn thành khoảng một phần ba. Khi đi vào hoạt động, đường băng này có thể « phục vụ cho hầu như tất cả các loại phi cơ mà Trung Quốc muốn cho hạ cánh ».
CSIS nhận xét, trong các bức ảnh chụp cách đây chưa đầy bốn tuần, người ta thấy hai đoạn đường băng dài 468 mét và 200 mét đang được xây dở dang, chứng tỏ tốc độ xây dựng rẩt nhanh của Bắc Kinh.

Hôm thứ Tư 15/4, tạp chí chuyên về quốc phòng IHS Jane’s công bố các bức ảnh do Airbus Defence and Space chụp được ngày 23/3, trong đó có một đoạn phi đạo dài hơn 500 mét, rộng 50 mét.
Trung Quốc khăng khăng đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, trên cơ sở một bản đồ tự mình đưa ra vào thập niên 40. Việc xây dựng, bồi đắp hàng loạt các đảo tại quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với Việt Nam và Philippines được cho là nhằm khẳng định chủ quyền, áp đặt « việc đã rồi ».

Các hình ảnh đăng trên trang web của CSIS trong tháng này cũng cho thấy một đoàn tàu Trung Quốc đang đổ cát lên Đá Vành Khăn (Mischief Reef), thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines hôm nay nói với AFP, phi đạo trên có thể gây ảnh hưởng « kinh tế, môi trường, ngoại giao và quốc phòng » đối với nước mình, « gây tác hại trầm trọng về nhiều phương diện về an ninh quốc gia trước mắt cũng như lâu dài ».
Cũng trong hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tiếp tục khẳng định việc Trung Quốc bồi đắp các đảo « chủ yếu vì lý do cải thiện tình trạng tại đây », đồng thời nhằm « tăng cường việc tìm kiếm và cứu hộ, bảo vệ môi trường, an ninh hàng hải, an toàn cho hoạt động ngư nghiệp ».

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm qua tuyên bố, việc các quốc gia khác tự tiện xây dựng trên quần đảo Trường Sa mà không có sự đồng ý của Hà Nội là « hoàn toàn bất hợp pháp và không có cơ sở ».
Tháng 11/2014, Hoa Kỳ đã từng cảnh báo về âm mưu của Trung Quốc xây dựng phi đạo trên Đá Chữ Thập. Phát ngôn viên quân sự Mỹ Jeffrey Pool tuyên bố : « Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc chấm dứt các chương trình bồi đắp đảo, và tiến hành các hoạt động ngoại giao nhằm cổ vũ tất cả các bên tự kiềm chế trong loại hoạt động này ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20150417-trung-quoc-xay-duong-bang-tren-da-chu-thap-truong-sa/

Nhà nước phản đối Trung Quốc xâm lược cho nhân dân nghe để làm gì? Điều quan trọng cần lên tiếng với công luận quốc tế như Philippines và phản đối trức tiếp với Trung quốc. Ngày nào còn quanh co là bạn bè láng giềng tốt thì sẽ tiếp túc mất biển đảo cho đến khi nào Việt Nam là một quốc gia không có biển.

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-18/11/2024

My Blog List