Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Wednesday, June 14, 2017

Mùa hè nơi vùng biển chết miền Trung



Mùa hè nơi vùng biển chết miền Trung

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
…có thể nói rằng màu hè trên vùng biển chết miền Trung là một màu hè khổ nhọc, lao lực và đầy tuyệt vọng đối với các em học sinh…
clip_image002
Ngư dân miền Trung vẫn đang chịu thiệt hại sau khi biển bị nhiễm độc. RFA photo

Trẻ con nghỉ hè, thường thì phụ giúp cha mẹ làm những công việc nhỏ, từ lặt rau, phụ quét nhà hoặc tập nấu cơm, lớn hơn một chút thì phụ cha mẹ đi chợ, trông nhà hoặc giữ em… Nhưng đó là chuyện trước đây; hiện tại, học sinh trung học đi chợ giúp cha mẹ ngày hè là chuyện hiếm, đặc biệt tại những vùng biển nhiễm độc, trẻ em trải qua một mùa hè vất vả, khổ nhọc!

Không có mùa hè?
Một học sinh cấp 3 tên Thiệt, hiện sống ở Đông Yên, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, chia sẻ: “Chỗ em thì hiện tại ở làng Đông Yên thì có nhiều em nhỏ đang đi học vì học hai năm 3 lớp, học bù cho hai năm trước các em không được đi học. Còn lại nhiều em nghỉ học đi làm ăn. Nhiều em mới lớp 7, lớp 8, thậm chí nhiều em khác bỏ học đi làm thêm để giúp cha mẹ rồi lo cho em sau mình đi học”.

Em Thiệt cho biết thêm là suốt hai năm nay, kể từ khi biển miền Trung bị nhiễm độc, mùa hè đến với em cũng như các bạn cùng lứa là một mùa vất vả, buồn tủi và chẳng có không khí hè. Bởi suốt chín tháng lăn lóc trong lớp học với không biết bao lo toan, thiếu trước hụt sau vì các khoản tiền đến liên tục, chưa kịp mua cuốn tập để ghi chép bài học trên lớp thì đến lúc phải lo tiền để đóng quĩ lớp, đóng phí học thêm, phí học phụ đạo… Chính vì đủ các khoản phí đó mà học sinh vùng biển nhiễm độc như em phải lo đi phụ hồ, đi làm thêm bất kì công việc gì người ta thuê để có tiền mà dành dụm cho năm học mới.

Tình trạng trẻ em học sinh cấp hai và cấp ba, tức cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông tranh thủ mấy tháng hè theo cha mẹ trốn sang Lào để làm thuê. Đương nhiên việc sang Lào làm thuê gặp rất nhiều khó khăn bởi các chủ thuê bên Lào không bao giờ chấp nhận trẻ em vào làm việc trong cơ xưởng của họ. Muốn được làm việc, hầu hết các em dùng thẻ chứng minh nhân dân giả bằng cách chèn hình thẻ vào thẻ chứng minh của người khác đủ tuổi lao động và ép plastic. Đương nhiên là thẻ chứng minh này của người thân trong gia đình.

Có nhiều trường hợp cả hai, ba đứa trẻ trong một gia đình dùng chung một thẻ chứng minh nhân dân khi sang làm thuê ở Lào. Đương nhiên là việc trốn sang Lào không hợp pháp và đi bằng đường chẻ rừng, làm việc theo môi giới của người khác và nhận lương không cao, chấp nhận chi hoa hồng cho người môi giới 10% của 3 tháng lương đầu tiên hoặc trả ngay 2 triệu đồng. Và hầu hết công việc làm thuê bên Lào đều là việc nặng nhọc của người lớn, từ phụ hồ, khuân vác hàng hóa hoặc đi phụ với những tốp thợ mộc. Thiệt cho rằng cũng may mắn là hầu hết trẻ em đi làm chui, không phải đăng ký giấy thị thực, nếu đăng ký thị thực thì chắc chắn chẳng có chủ nào bên Lào chấp nhận trẻ em Việt Nam sang làm thuê.

Khác với đi làm thuê bên Lào, một số trẻ em sang làm thuê bên Trung Quốc thì bất kì độ tuổi nào cũng có thể làm được bởi các chủ thuê người Trung Quốc không quan tâm đến độ tuổi lao động, miễn sao làm được việc thì họ thuê. Nhưng hầu hết trẻ em ở Hà Tĩnh đều chọn Lào để sang làm thuê chứ không chọn Trung Quốc do các em không ưa gì người Trung Quốc. 

Những trường hợp sang làm bên Trung Quốc chỉ đếm trên đầu ngón tay và thường thì đi chừng nửa tháng để có tiền mà trả cho người môi giới sang Lào làm việc. Bởi trả trước một lần có lợi hơn trả 10% liên tục ba tháng lương.
Thiệt bộc bạch thêm là hầu hết trẻ em trên vùng biển nhiễm độc không có mùa hè. Các em chỉ mong cho mùa hè qua nhanh để được đến lớp. Nhưng khi đến lớp, các em lại mong hè đến thật nhanh để đi làm thuê. Cái vòng lẩn quẩn ấy chi phối các em đã hai niên học rồi!

Bỏ học sớm như là một giải pháp?

clip_image004
Một bé gái ở Quảng Bình tranh thủ hè bán ổi cho khách qua đường. RFA photo

Linh mục Nguyễn Văn Hùng, Giáo xứ Diên Trường, Ba Đồn, Quảng Bình, chia sẻ: “Ở đây đa số các em cấp 2, cấp 3 nghỉ hè đi làm thuê nhiều lắm. Đi Bình Dương, Sài Gòn, Đồng Nai, Hà Nội, đến những nơi có anh chị nó đi trước và vào làm thuê, mỗi tháng được khoảng 1,5 triệu đến 2 triệu, trong vòng 2, 3 tháng hè. Ở Quảng Bình này nhiều giáo xứ bị ảnh hưởng nặng lắm, đặc biệt như Giáo xứ Cồn Sẻ. Các em đi Bắc, Nam, chủ yếu là đi Nam để lao động, đi làm chui các công việc như osin, trông trẻ hay các nhà may tư nhân, họ tuyển chui, chưa đến tuổi lao động đó”.

Cha Hùng cho biết thêm là hầu hết các giáo xứ trong tỉnh Quảng Bình đều bị ảnh hưởng kể từ sau khi biển miền Trung nhiễm độc, vấn đề là ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp mà thôi. Các giáo xứ gần biển, đặc biệt là Giáo xứ Cồn Sẻ bị ảnh hưởng khá nặng, hiện tại, tình trạng học sinh bỏ học để đi làm thuê đã chiếm con số khá lớn. Và mùa hè ở các giáo xứ dường như không có thanh thiếu niên bởi các em đã vào các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Sài Gòn để làm thuê, chủ yếu vẫn là lao động chui vì chưa đủ tuổi lao động.

Với tiền lương mỗi tháng từ 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng, ba tháng hè cũng giúp các em có thêm tiền để nộp học cho niên khóa tới. Và hầu hết học sinh ở Cồn Sẻ gặp khó khăn bởi người dân Cồn Sẻ chủ yếu làm nghề biển, đánh bắt xa bờ và gần bờ. 

Từ ngày biển nhiễm độc đến nay, sản lượng cá đánh bắt xa bờ chỉ còn chưa tới 50%, trong khi đó giá thành hải sản lại giảm xuống còn chưa đầy 50% so với trước khi biển nhiễm độc. Như vậy, chung qui thì thu nhập của ngư dân chỉ còn lại ngót nghét 25% so với trước. Đó là chưa kể đến chuyện xăng dầu tăng giá, mọi thứ chi phí đội lên cao ngất. Đời sống thêm bội phần khó khăn.

Mùa hè, đây cũng là thời gian cho học sinh nghỉ giải lao, buông xả mọi lo âu, căng thẳng bởi việc học dồn dập trong môi trường giáo dục hiện tại. Tuy nhiên, với học sinh vùng biển chết, đây là quãng thời gian các em phải bươn chải bằng mọi cách để kiếm tiền phụ giúp cho cha mẹ và trang trải cho bản thân. Có thể nói rằng màu hè trên vùng biển chết miền Trung là một màu hè khổ nhọc, lao lực và đầy tuyệt vọng đối với các em học sinh.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

LISA PHẠM Khai dân trí 172 : ĐANG PHÁT LIVE Ngày 14/06/2017

LISA PHẠM Khai dân trí 172 : ĐANG PHÁT LIVE Ngày 14/06/2017

Sunday, June 11, 2017

Kinh tế XHCN: Thành tựu là bề mặt, bản chất là khủng hoảng



Kinh tế XHCN: Thành tựu là bề mặt, bản chất là khủng hoảng

Anh Văn
Trong bài viết “Sức thuyết phục của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” được đăng tải trên báo Nhân Dân ngày 05/06 vừa qua, ông Trương Minh Tuấn (Bộ trưởng Bộ TT&TT) khẳng định, các thành tựu phát triển đất nước trong các năm qua đã chứng minh thể chế kinh tế của chúng ta là đúng đắn, là phù hợp với mục đích của cách mạng Việt Nam. Điều này thực sự đúng?
clip_image002Nội dung bài viết trên báo Nhân Dân của ông Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đề cập đến sự tất yếu của Kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ra đời từ chương trình cải cách kinh tế do Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành từ năm 1986. Những cải cách này cho phép sở hữu tư nhân trong các doanh nghiệp nhỏ bên cạnh doanh nghiệp nhà nước. Thêm vào đó, những cải cách này cũng cho thấy vai trò lớn giữa các lực lượng thị trường với hoạt động kinh tế giữa các doanh nghiệp và cơ quan Chính phủ.
Mục tiêu của hệ thống kinh tế này là để cải thiện lực lượng sản xuất của nền kinh tế, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc cho nền tảng của chủ nghĩa xã hội, và cho phép Việt Nam hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới.

Dù thế, Kinh tế thị trường định hướng XHCN, doanh nghiệp tư nhân đóng một vai trò nhỏ trong tổng thể nền kinh tế.
Tuy nhiên, khoảng cách giàu nghèo và sự bất ổn xã hội đang được kéo giãn. Yếu tố xã hội chủ nghĩa về mặt quyền sở hữu, yếu tố sản xuất, phân phối lợi ích kinh tế ngang bằng trong xã hội đang trong tình trạng thiếu sự điều hòa/cân bằng. 

Tăng trưởng kinh tế trong vài năm trở lại đây đã chậm lại, tham nhũng là kết quả của “chủ nghĩa tư bản thân hữu” đang tràn lan, đặc biệt trong lĩnh vực Nhà nước. Đời sống của người dân như đề cập là “bấp bênh”, xuất phát từ trạng thái lạm phát tăng vọng do thiếu chính sách tiền tệ thích hợp và quản lý kém gắn với căn bệnh “thu nhập bẫy trung bình”. Sở hữu tập thể trong nền kinh tế đã và đang trở thành những lực cản chủ chốt trong sở hữu tư nhân (cần nhấn mạnh rằng khu vực kinh tế tư nhân đã không được hưởng lợi từ chính sách tín dụng mở rộng – như các chính sách kích thích kinh tế trong năm 2009 – nhưng đã phải gánh chịu những tác động của chính sách thắt chặt tín dụng vào năm 2011. Và bản thân của nền kinh tế/tài khóa vẫn chưa có một giải pháp đủ lớn để ngăn chặn nguy cơ sụp đổ – vốn được nhắc đến gần đây. Điều đó cho thấy rằng, những hỗ trợ cho kinh tế tư nhân chỉ mang tính chất “miễn cưỡng chứ không phải hỗ trợ”, nó khác hoàn toàn so với Trung Quốc, khi mà khu vực tư nhân đã được công nhận là một đối tác quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia.

Riêng đối với hệ thống kinh tế nhà nước, vốn được đánh giá là “trụ cột” của nền kinh tế, nay so với khu vực tư nhân thì tăng trưởng và độ năng động kém hơn, trong khi được ưu đãi nhiều hơn. Rõ ràng, sự hình thành một chiến lược quản trị trong khối doanh nghiệp nhà nước (vốn quen ăn ưu đãi cơ chế) là một thách thức không hề nhỏ (trong đó cổ phần hóa doanh nghiệp chỉ là bước đầu tiên) để xóa bỏ sự vô trách nhiệm của nhiều doanh nghiệp nhà nước, xóa bỏ tình trạng hoạt động trong các ngành thay thế như đầu tư bất động sản, tài chính và các ngành dịch vụ khác (thay vì sản xuất các hàng hóa sản xuất để xuất khẩu).

Cần nhắc lại, mặc dù vào đầu năm 2004, Thủ tướng Phan Văn Khải đã kêu gọi cổ phần hóa trong các lĩnh vực như năng lượng, hàng không, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm và mở ra một vai trò thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đến tháng 4/2004, Bộ Tài chính đã đưa ra một đề xuất mang tính hạn chế, theo đó: “Nhà nước cần giữ cổ phần chi phối trong các lĩnh vực chính hoặc lĩnh vực ‘nhạy cảm’ liên quan đến an ninh như ngành điện, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông”. Tiếp đó, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khẳng định sự cải cách sẽ vẫn diễn ra nhưng theo cách rất “cải lương”: Cải cách DNNN quan trọng để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong thúc đẩy hội nhập sau vào nền kinh tế, kể từ thời điểm năm 2007 (gia nhập WTO) dường như đang bị trì trệ trở lại Lý do chính của nó là Việt Nam vẫn là một nước dựa vào nguồn tài nguyên và lực lượng lao động giá rẻ; sản xuất công nghệ thấp với hàm lượng nội địa không cao (điển hình như công nghiệp ô tô với sự thừa nhận thất bại trong nội địa hóa từ Bộ Công Thương Việt Nam). 

Chưa dừng tại đó, hầu hết các ngành công nghiệp chủ chốt của nền kinh tế phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài, trong đó bao hàm công nghệ, R&D và thị trường xuất khẩu. Tất cả đã đưa đến việc, thâm hụt thương mại khổng lồ (đặc biệt là với Trung Quốc) và hội nhập nghèo vào chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này giải thích tại sao, tính bền vững (chưa đề cập đến sự thịnh vượng) vẫn là một mục tiêu mà Việt Nam đang hụt hơi theo đuổi. Gần đây nhất, ngoài việc xóa sổ mục tiêu “công nghiệp hóa” vào năm 2020; xóa sổ ngành công nghiệp ôtô trong nước; thì Việt Nam đã có tỷ lệ nợ xấu lên đến 600.000 tỷ đồng, trong đó 90% tiền người dân, 10% tiền ngân hàng.
Các thách thức nêu trên chính là bản chất kéo dài mà nền kinh tế Việt Nam đang phải hứng chịu và nó sẽ “thải” hệ quả tất yếu trong tương lai. Tất nhiên, đó là những hệ quả không hề tốt đẹp (khả năng cạnh tranh quốc tế yếu, tăng trưởng chậm và bất ổn kinh tế vĩ mô) như cách mà ông Bộ trưởng Bộ TT&TT vẽ nên.

Trong câu chuyện về nền kinh tế, có thể nhìn qua Trung Quốc. Ở khía cạnh nào đó, cải cách của Trung Quốc mang tính triệt để hơn kể từ năm 1992, trong khi Việt Nam dừng lại từ năm 1990 khi đã vượt qua khủng hoảng kinh tế – xã hội. Một trong số cải cách mang tính cầm chừng của Việt nam là vấn đề cải cách ruộng đất, khi Trung Quốc chia đất mang tính công bằng vào giai đoạn 1981-1983 thì Việt Nam lại dựa trên cơ sở cải cách ruộng đất thời chiến trước đó. Do đó, nếu Trung Quốc thời gian giao quyền sử dụng đất cho nông dân lên đến 30 năm và không giới hạn sở hữu đất ở mỗi hộ, thì Việt Nam chỉ dừng ở 20 năm và hạn chế mức 3ha đất. Năm 1998, dù nhận yêu cầu từ sự sở hữu tư trong đất đai nhằm tạo một sự phân phối bình đẳng hơn, nhưng Quốc hội Việt Nam đã từ chối lời đề nghị của Ủy Ban T.Ư trong mở rộng hợp đồng thuê đất đến 50 năm và bãi bỏ mức trần. Đến năm 2000, một dự luật mới cho phép sở hữu cá nhân “các trang trại lớn”. Dù thế, “dồn điền đổi thửa” và “thị trường đất đai” vẫn chưa được hiện thực hóa đúng chất cho đến ngày hôm nay.
Những yếu tố nêu trên nên về mặt lý thuyết, Việt Nam vận hành thành công nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng trên thực tế, lãnh đạo cấp cao Việt Nam (trong đó có ông Nguyễn Xuân Phúc) liên tục tìm kiếm ​sự công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam từ các nước TBCN. Và điều này vẫn là một cuộc kiếm tìm không lối thoát.
Nghĩa rằng, những thành tựu mà ông Trương Minh Tuấn chỉ ra là bề mặt của hiện tượng, là kết quả từ chương trình cải cách nửa vời từ năm 1986 đến nay, và nó đang đến chu kỳ kết thúc. Nếu tiếp tục cải cách nửa vời như trước đó, tức giữ lại cái đuôi định hướng XHCN thì chu kỳ khủng hoảng kinh tế – chính trị – xã hội thập niên sẽ quay trở lại trong một tương lai không xa.
A.V.
VNTB gửi BVN
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Dân bất an khi tham nhũng nhiều, rừng sắp hết, biển gần chết...


Dân bất an khi tham nhũng nhiều, rừng sắp hết, biển gần chết...

09/06/2017 10:21 GMT+7
TTO - Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) nói trước Quốc hội sáng nay về 6 điều bất an mà nhân dân luôn bức xúc như tham nhũng, lãng phí, thương mại hóa quan hệ xã hội, tài nguyên cạn kiệt...
Media player poster frame
00:00
00:00
Share
Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) nêu 6 bất an trong phần phát biểu tại Quốc hội sáng 9-6 - Nguồn clip: VTV
Ông Đặng Thuần Phong - Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội, dành 7 phút phát biểu tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội sáng nay 9-6 để liệt kê những điều đang làm người dân lo lắng thời gian gần đây.
Bất an thứ nhất, theo ông, là “tại sao chỉ có một mình Chính phủ hành động kiến tạo và liêm chính trong khi đất nước có cả hệ thống chính trị”.
“Chức năng của Chính phủ là kiến tạo, nhưng còn hành động và liêm chính tại sao không mở rộng?”, đại biểu Bến Tre đặt câu hỏi.
Bất an thứ hai là nạn tham nhũng và lãng phí quá lớn, chưa bị chặn đứng, là vấn nạn đưa quốc gia tới bờ vực sa sút niềm tin.
“Tiền của dân chắt chiu gom góp trong mồ hôi nước mắt, nhưng tham nhũng nhiều, lãng phí lớn là dấu hiệu hết sức đáng báo động”, ông Đặng Thuần Phong nói.
Bất an thứ ba là sự xuất hiện của dấu hiệu mất cân đối ngân sách, sự ổn định của kinh tế vĩ mô chuyển biến chậm, đặc biệt là hiệu quả đầu tư thấp, nợ công tăng cao, các yếu tố tăng trưởng chưa tận dụng hết, hiệu quả chú trọng đầu tư thấp.
“Chỉ số bây giờ mỗi người dân VN có thể đang gánh 1.000 USD nợ lãi và xu hướng còn tăng trong những năm tới, áp lực trả nợ quá lớn, chi đầu tư cho phát triển chưa ngang bằng, chi thường xuyên gần 70%, mức bội chi gấp 3 lần tăng trưởng”, ông Phong nói.
“Như vậy chúng ta làm 1 đồng nhưng xài 3 đồng. Người dân hưởng lợi và tạo sinh kế từ kết quả tăng trưởng GDP chưa như mong muốn”.
Bất an thứ tư là thương mại hóa các quan hệ xã hội: “Đồng tiền đã chi phối mỗi hoạt động và làm phai nhạt tính công tâm của các cơ quan công quyền”.
“Đáng ngại hơn là đồng tiền đã làm suy thoái đạo đức, dẫn dắt chính sách. Minh chứng cho vấn đề này là tình trạng ‘chạy’ ở Việt Nam”, Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội chỉ ra.
“Thực tế rất đau lòng, trong bụng mẹ đã chạy chỗ sinh đẻ. Học phổ thông các cấp, vào đại học cũng phải chạy trường chạy lớp. Rồi chạy chỗ, chạy chức, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển. Vi phạm pháp luật thì chạy điều tra, truy tố, chạy án thậm chí chạy khỏi Tổ quốc đến nơi Việt Nam chưa ký kết về dẫn độ tội phạm để an thân”.
Bất an thứ năm khiến dân không an tâm, theo ông Đặng Thuần Phong, là rừng sắp hết, biển gần chết, tài nguyên khoáng sản quốc gia cho các đời sau cạn kiệt dần..
“Đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số không có trong khi nông lâm trường hoạt động kém hiệu quả, chính sách rải thảm và sử dụng lao động giá rẻ, kêu gọi đầu tư thiếu trách nhiệm, biến Việt Nam thành bãi rác công nghệ lạc hậu”, ông Phong bày tỏ bức xúc.
“Đừng vì tâm tưởng tức thì mà buông bỏ tương lai dân tộc, tiền có nhiều đến đâu đi nữa cũng không mua được môi trường tươi đẹp đã mất và đang mất”.
Bất an thứ sáu, không kém phần nghiêm trọng, là vấn đề an toàn sống: “Bữa cơm trong nhà cũng lo vì an toàn vệ sinh thực phẩm. Ra đường thì sợ an toàn giao thông, gặp chuyện bất bình thì không dám can thiệp vì sợ vạ lây”.
“Mọi thứ đều do người Việt hại người Việt và từng bước biến sự vô cảm thành vấn đề đạo đức ứng xử đạo giữa người với người”, đại biểu Bến Tre kết bài phát biểu của mình.
Phiên thảo luận kinh tế - xã hội của Quốc hội hôm nay 9-6 sẽ diễn ra cả ngày. Do số lượng đại biểu đăng ký phát biểu nhiều, kỳ này Quốc hội đã “phá lệ” kéo dài thời gian làm việc đến 18h30 hôm nay.
T.CHUNG (ghi)

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

Lisa Pham 13.04.2024

My Blog List