Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, November 7, 2014

Quan chức Trung Quốc buôn lậu khiến giá ngà voi châu Phi tăng vọt




Đăng ngày 06-11-2014

Quan chức Trung Quốc buôn lậu khiến giá ngà voi châu Phi tăng vọt

Thụy My
mediaReuters
Các quan chức chính phủ và lãnh đạo quân đội Trung Quốc đã lên « cơn sốt mua sắm » bất hợp pháp ngà voi trong chuyến công du ở Tanzania. Một tổ chức phi chính phủ hôm nay 06/11/2014 tố cáo như trên, khiến Bắc Kinh « vô cùng giận dữ ».

Giá ngà voi tại Dar Es Salaam, thủ đô kinh tế của Tanzania đã tăng gấp đôi trong dịp Tập Cận Bình viếng thăm chính thức hồi tháng 3/2013. Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) khẳng định như trên trong báo cáo mang tên « Hướng về tuyệt chủng : Tội phạm, tham nhũng và tuyệt diệt loài voi ở Tanzania ».

Công du châu Phi lần đầu trong vai trò Chủ tịch nước, Tập Cận Bình được tháp tùng bởi các quan chức không chỉ đến để tham dự các hội nghị song phương. Tổ chức phi chính phủ đặt trụ sở tại Luân Đôn khẳng định như trên, sau khi thực hiện một cuộc điều tra tại chỗ. EIA tố cáo : « Các thành viên của phái đoàn chính phủ và thương mại hùng hậu này đã lợi dụng chuyến công du để mua số lượng ngà voi lớn đến nỗi khiến cho giá cả tăng vọt ».

Theo EIA, các món hàng ngà voi hoàn toàn bị cấm mua bán, đã được các viên chức từ Bắc Kinh chuyển lậu về nước. Trung Quốc vốn là thị trường hàng đầu thế giới đối với các thợ săn voi lấy ngà.
Trên các thị trường buôn lậu ở Tanzania, các nhà điều tra của EIA đã thu thập được nhiều bằng chứng, những người buôn bán khoe đã làm ăn rất khấm khá với các quan chức Trung Quốc.

Họ cũng kể rằng giá ngà voi bắt đầu lên cao thậm chí trước khi Tập Cận Bình đến. Các trung gian đánh cược rằng nhu cầu sẽ tăng vọt, nhờ vào chỗ dành sẵn trong các vali ngoại giao Trung Quốc cho các vật trang trí làm bằng ngà voi. Một « nhà buôn » có tên là Suleiman cho biết : « Sự hiện diện của Tập Cận Bình và đoàn tùy tùng đánh dấu thời điểm các phi vụ phát đạt ».

EIA cho biết, chuyến viếng thăm chính thức cảng Dar Es Salaam của phái đoàn Hải quân Trung Quốc hồi tháng 12/2013 cũng đã làm cho lượng ngà voi buôn lậu tăng lên. Một người bán hàng tiết lộ đã bán cho các viên chức hải quân này một lượng hàng bằng ngà voi trị giá đến 50.000 đô la. Một người Trung Quốc đã bị câu lưu khi phát hiện vận chuyển bằng xe vận tải nhẹ 81 chiếc ngà voi để giao cho hai hạ sĩ quan trong phái đoàn. Người buôn lậu này đã bị kết án 20 năm tù.
Cơ quan Điều tra Môi trường tố cáo : « Các nhóm tội phạm do người Trung Quốc chỉ huy cấu kết với các viên chức Tanzania để bán lậu một lượng ngà voi khổng lồ. Việc buôn lậu này đã kích thích nạn săn bắn trộm phân nửa lượng voi ở Tanzania trong 5 năm gần đây ».
Chẳng hạn trong năm 2013, Tanzania đã có đến 10.000 con voi bị sát hại, tức mỗi ngày mất đi khoảng ba chục con, bị bắn hạ để lấy ngà. EIA kết luận : « Tanzania là nguồn cung ngà voi săn lậu lớn nhất thế giới, và Trung Quốc là nước nhập khẩu lậu ngà voi lớn nhất toàn cầu ».

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phản bác : « Báo cáo trên không có cơ sở. Chúng tôi rất bất bình. Trung Quốc hết sức coi trọng việc bảo vệ thú hoang và voi rừng ». Theo ông này thì chính quyền Bắc Kinh gần đây đã thông qua luật mới và có các biện pháp cấp quốc gia để trấn áp nạn buôn lậu ngà voi, phối hợp với các quốc gia khác.

Meng Xianlin, một quan chức của cơ quan Lâm nghiệp Trung Quốc đồng thời phụ trách các cam kết của nước này đối với CITES (Công ước thương mại quốc tế về các loài động, thực vật bị nguy cấp) đánh giá các thông tin trong báo cáo là « tào lao ».
Theo tổ chức phi chính phủ Save the Elephants, giá ngà voi lấy từ voi bị săn lậu ở châu Phi đã tăng gấp ba từ bốn năm nay tại Trung Quốc. Nhờ đó bọn tội phạm sống nhờ buôn lậu ngà voi kiếm được món lợi nhuận rất đáng kể.

Hồi tháng Năm, Cơ quan bảo vệ voi Tanzania (TEPS) đã cảnh báo, việc săn bắn lậu voi rừng đã đạt đến mức độ báo động tại Tanzania, khiến loài voi có nguy cơ bị xóa sổ ở nước này từ nay đến năm 2020.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday, November 6, 2014

Tại sao phải cô lập và sách nhiễu tù nhân lương tâm?


Tại sao phải cô lập và sách nhiễu tù nhân lương tâm?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-11-05
  • In trang này
  • Chia sẻ
  • Ý kiến của Bạn
  • Email
maclam_11052014.mp3
Công an, an ninh bày bàn ngồi nhậu ngay trước cửa nhà thân mẫu GS. Phạm Minh Hoàng hôm 5/11/2014.
Courtesy VRNs

Thường xuyên bị theo dõi, hăm dọa

Trong lúc gần đây những tù nhân lương tâm, bất đồng chính kiến đồng loạt bị côn đồ cô lập, giam lỏng tại nhà hay theo đeo bám, theo dõi ngoài đường với sự trợ lực ngấm ngầm của công an. Câu hỏi đặt ra tại sao họ tiếp tục bị sách nhiễu như vậy mặc dù họ đã thi hành án và trở về gia đình sinh hoạt như những người dân khác?

Tù nhân lương tâm và các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam sau khi thi hành án không ai có thể yên thân sống đời bình thường như những công dân khác. Họ sẽ thường xuyên bị theo dõi, hăm dọa thậm chí hành hung bởi những khuôn mặt xã hội đen mà theo nhiều người cho rằng không ít trong họ là công an giả dạng.

Gia đình thấy vậy là nguy hiểm thì telephone lên cho công an ở đây. Anh cũng biết những người công an ở đây không có khả năng dọn dẹp được nên họ không chịu xuống. 

-Phạm Minh Hoàng
Gần đây nhất là việc xảy ra tại gia đình ông Phạm Minh Hoàng, hiện đang bị quản chế và liên tục theo dõi bởi công an các loại. Gia đình ông Hoàng có cho anh Nguyễn Bắc Truyển thuê nhà từ vài tháng nay nhưng không yên thân bởi những người được phân công theo dõi anh.

Sáng hôm nay ngày 5 tháng 11 một nhóm người đã ngang nhiên bày tiệc nhậu trước cửa nhà anh Nguyễn Bắc Truyển và tỏ thái độ coi thường pháp luật đến nỗi khi chủ nhà ra nhắc nhở yêu cầu họ tránh ra, họ liền lấy dao ra đe dọa gần như muốn hành hung khổ chủ. 

Bà Oanh vợ ông Phạm Minh Hoàng cho biết vụ việc như sau:
“Từ lúc anh Truyển về ở, không biết bằng cách nào họ thuyết phục được cái nhà từ nhà mẹ chồng tôi nhìn xéo qua cho họ ngồi nhờ. Họ ngồi ngay cửa nhà đó họ canh gần như là 24/24. Không biết ban đêm thì sao chứ Truyển đi đâu thì họ đi theo đó. Bây giờ, lúc nào Truyển đi dâu họ cũng đi theo. Sáng nay, nhóm đó vẫn ngồi bên nhà bên kia nhưng đây lại là một nhóm khác nữa. Trong đó có một người là công an (do tôi nhìn đôi giầy nên tôi biết là công an) nhưng mà họ giả như là dân côn đồ: nghĩa là ở trần rồi đem đồ qua để mà nhậu ngay cửa nhà của tôi.”

Ông Phạm Minh Hoàng, một tù nhân lương tâm vừa thi hành án xong cho biết thêm chi tiết:
Ông Emmanuel Ly Batallan, Tổng lãnh sự Pháp tại TPHCM chụp hình chung với GS Phạm Minh Hoàng và anh Nguyễn Bắc Truyển hôm 5/11/2014. Courtesy VRNs.

“Nhà của mẹ tôi có cho anh Bắc Truyển, một tù nhân lương tâm, ở. Đối với họ thì anh Nguyễn Bắc Truyển rất là nguy hiểm nên cứ canh chừng hoài. Họ cho người đến ngồi ngay trước cửa đến nỗi anh không đi ra đươc. Gia đình có đến nói với họ thì họ có thái độ, lời nói rất là lỗ mãng. Đến lúc họ cầm dao ra đe dọa vợ tôi vì vợ tôi nói anh ngồi như vậy là không được nhưng họ cứ cầm dao nhứ ra. Gia đình thấy vậy là nguy hiểm thì telephone lên cho công an ở đây. Anh cũng biết những người công an ở đây không có khả năng dọn dẹp được nên họ không chịu xuống.”

Bà Oanh cho biết ông Tổng lãnh sự Pháp tại TP/HCM là ông Ly-Batallan đã được thông báo vụ việc nhằm lên tiếng bảo vệ cho ông Hoàng vốn là một người mang quốc tịch Pháp, bà kể lại:

“Với tình hình như vậy nên ông xã tôi mới làm phiền đến ông Tổng Lãnh sự. Thực sự, lúc đầu cũng chưa muốn như vậy mà chỉ là kêu công an khu vực xuống. Mình mời họ xuống để giải quyết nhưng họ kiếm cớ là họ đang họp. Ông xã tôi nói mấy anh đang họp mà mấy anh biết là tính mạng của người dân đang bị đe dọa thì cuộc họp có quan trọng không?

 Mời các anh xuống để mà coi chứ nếu mà mẹ tôi có chuyện gì là các anh chịu trách nhiệm. Sau đó, ông ta nói là để ông ta thu xếp. Ông ta họp rồi xuống. Tuy nhiên, chờ hoài không thấy xuống nên chồng tôi gọi lại thì tắt máy. Gọi 3, 4 cuộc sau đều tắt máy. Do mình không còn ai bảo vệ nữa nên buộc lòng ông xã tôi mới gọi cho ông Tổng Lãnh sự. Chồng tôi là công dân Pháp nên tất cả mọi sự bảo vệ đều dành cho chồng tôi. Việc ông Tổng Lãnh sự xuống can thiệp là việc hoàn toàn đúng đắn.”

Những cuộc tra tấn tinh thần

Đại tá Phạm Đình Trọng một nhà văn quân đội cũng không ngoại lệ, ông bị theo dõi và sách nhiễu liên tục từ tháng Tám tới nay, ông cho rằng hành động gây khó khăn của nhân viên an ninh cho bản thân ông không khác gì những cuộc tra tấn tinh thần đối với người bất đồng chính kiến, ông kể:
“Họ cứ dùng sức mạnh và quyền lực nhà nước mà ngăn cấm và xâm phạm quyền tự do đi lại của tôi. Việc này kéo dài gây ra căng thẳng và đảo lộn. Nhiều khi muốn đi cũng không thể đi được bởi vì tôi đi ra thì họ sừng sộ, gây chấn động tâm lý và rất là căng thẳng. Đây là một thứ khủng bố tinh thần. Nó cũng tàn ác như thể là họ hành hung, đánh đập anh Trương Minh Đức. Đây là tra tấn đánh đập về tinh thần còn kia là về thể xác.”

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam cũng không ngoại lệ, ông cho biết ông và nhiều người khác đã và đang bị theo dõi, cô lập thậm chí hăm dọa từ những ngày qua. Ông nghi ngờ có một chiến dịch rộng khắp đang bao vây những người hoạt động dân chủ nhân quyền, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế thuật lại:
Nhiều khi muốn đi cũng không thể đi được bởi vì tôi đi ra thì họ sừng sộ, gây chấn động tâm lý và rất là căng thẳng. Đây là một thứ khủng bố tinh thần. Nó cũng tàn ác như thể là họ hành hung, đánh đập anh Trương Minh Đức. 

-Đại tá Phạm Đình Trọng
“Sáng nay, đầu tiên tôi nhận những tin báo từ chị Dương Thị Tân, anh Điếu Cày và đứa con. Sau đó tôi nhận được tin báo của anh Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Minh Hoàng. Ít phút sau, ngay tại nhà tôi là họ thiết lập ngay một canh gác có hai người. Hai người này mới khác với hai người trước và dáng điệu cho đến cử chỉ, hành động có tính cách đe dọa. Đe dọa hẳn hoi. Họ không xông vào nhà, không kiểm soát gì nhà tôi hết nhưng họ đi qua, đi lại. Nếu mà tôi đi ra thì họ theo sát.”

Anh Nguyễn Bắc Truyển cho rằng sở dĩ chính quyền tập trung đối phó một cách tiêu cực với những người tù nhân lương tâm do họ sợ sinh hoạt của các tổ chức xã hội dân sự mà Hội tù nhân lương tâm là nơi đáng lo ngại nhất, anh Truyển nói:
“Thời gian gần đây, mỗi lần có các vụ hội họp của các tổ chức xã hội dân sự thì họ luôn tăng cường công an mật vụ tới với thái độ đe dọa và ngăn cản tôi ra khỏi nhà. Tôi bị họ theo dõi 4 năm nay. Sau khi tôi ra khỏi tù thì họ thường xuyên theo dõi 24/24. Khoảng 2 tháng nay thì họ có giảm xuống chỉ theo dõi từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm thôi. Còn khoảng thời gian kia thì họ rút quân. Tuy nhiên, họ có thái độ rất là khiêu khích: khi tôi bước ra khỏi nhà thì có những người ngăn cản tôi và buộc tôi phải quay vào nhà nếu không thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Họ đe dọa trực tiếp như vậy.”

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế cũng có cùng nhận xét khi nêu những lý do gần đây nhất sau khi blogger Điếu Cày ra đi, ông nói:
“Có những lý do mình để ý sau vụ anh Điếu Cày ra đi, rồi những tuyên bố của chị Tân, những hoạt động của anh em phía hội đồng Liên Tôn và đặc biệt họ đánh đầu tiên là anh Phạm Bá Hải. 
Khi làm việc với họ ở Lâm Đồng hay ở Vinh thì họ nói rõ là anh không được đi liên lạc với các anh em khác để kết nạp những người tù nhân lương tâm. 
Họ nhất quyết bằng mọi giá không cho đi. Họ nói công khai là họ không cho chúng tôi làm cái công việc đi gặp những anh em, cựu tù nhân lương tâm. Đó là những cái mình biết.”

Thật khó mà cô lập những nhà hoạt động tranh đấu vì tự do dân chủ một cách thành công khi mạng lưới thông tin công cộng đã trải rộng khắp nước cũng như thế giới. 

Càng đàn áp thì những con người ấy càng có thêm động cơ để tin rằng họ vĩnh viễn là đối tượng sẽ bị theo dõi suốt đời và vì thế không có con đường nào khác ngoại trừ con đường đấu tranh đến cùng mà họ đã chọn.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Sự thật về giải quyết nợ xấu ở VN


Sự thật về giải quyết nợ xấu ở VN

BBC
Phân loại nợ xấu tại Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn so với tiêu chuẩn quốc tế
Chính phủ Việt Nam vừa ra báo cáo trong đó cho biết hơn một nửa số nợ xấu, được xác định từ cuối quý ba năm 2012, đã được xử lý.
Theo đó, tính đến tháng 10 năm 2014, Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) đã xử lý được 54,3% tổng số nợ xấu từ tháng Chín năm 2012.

Bản báo cáo cũng dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói tính đến tháng 10, VAMC đã "thu hồi được gần 95 nghìn tỷ đồng nợ xấu ... bán được gần 4 nghìn tỷ đồng nợ xấu và có lãi."

"Tỷ lệ nợ xấu cho đến nay giảm còn 5,43% so với mức 17% vào năm 2012", báo cáo có đoạn.


Tuy nhiên, những con số này đã bắt gặp phải sự hoài nghi từ giới chuyên gia trong nước.

"95 nghìn tỷ đồng này chỉ là trái phiếu mà VAMC viết cho các ngân hàng thương mại đã bán lại nợ xấu cho họ, chứ sự thật thì nợ xấu vẫn đang tồn tại ở đó", tiến sỹ Phạm Thế Anh, giảng viên tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, nói trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 4/11.

"Việc nói giải quyết 4 nghìn tỷ ... tôi nghĩ là nếu khoản nợ xấu nào đó thực sự hấp dẫn và ngân hàng thương mại có đối tác bên ngoài muốn mua thì họ có thể bán trực tiếp, chứ VAMC không có chức năng đó," ông nói thêm.

"Vốn điều lệ của VAMC chỉ có 500 tỷ đồng thôi, quá nhỏ so với 95 nghìn tỷ đồng, đó không phải là tiền để giải quyết nợ xấu. Đây chỉ là khâu trung gian để ngân hàng thương mại có thể tái cấp vốn từ NHNN".


Ông Thế Anh cũng đặt câu hỏi về độ tin cậy của các số liệu do NHNN đưa ra.

"Con số của NHNN công bố thì rất khác nhau", ông nói.

"Trong cuộc họp hồi tháng Chín thì thống đốc NHNN thông báo nợ xấu là 5,43%. Nhưng sau đấy một hai tuần thì vị phó thống đốc lại đưa ra con số hơn 3%.

"Không thể nào chỉ trong vài tuần mà con số nợ xấu giảm mấy phần trăm được."

"Con số nợ xấu là bao nhiêu, ngay bản thân những người đại diện cho NHNN nói khác nhau đã là một điều vô lý rồi."

"Cá nhân tôi không tin vào con số đó. Nhưng tôi biết chắc rằng nợ xấu của NHNN và các tổ chức tín dụng là khá lớn."

"Nợ của Vinalines đã lên đến 75-80 nghìn tỷ đồng rồi, nợ tại một số công ty, tổ chức tín dụng khác cũng lên đến vài trăm nghìn tỷ đồng."


Cơ chế thị trường?


Chính phủ Việt Nam cho biết một trong các mục tiêu trong thời gian tới là "nâng cao năng lực, phát huy vai trò của VAMC, trong đó có việc mua bán nợ theo cơ chế thị trường".

Tuy nhiên, theo tiến sỹ Thế Anh, tình trạng thiếu minh bạch trong thống kê hiện nay là lực cản lớn cho nỗ lực thành lập một cơ chế thị trường cho việc mua bán nợ xấu tại Việt Nam.

"Trong khoảng 2 năm qua thì thực sự tôi chưa nhìn thấy sự tiến bộ nào trong việc minh bạch hóa thông tin về nợ xấu của ngân hàng thương mại và thống kê nợ công của chính phủ", ông nói.

"Cách phân loại, thống kê nợ của họ không hề công khai minh bạch. Tôi không biết được nợ như thế nào gọi là nợ xấu".

"Các con số mà giới chuyên gia và các tổ chức đưa ra là phỏng đoán và không ai biết con số thực sự là bao nhiêu."


Ông cho rằng để thành lập một cơ chế thị trường cho việc bán nợ xấu, "trước tiên phải công khai minh bạch về tiêu chí xếp hạng nợ xấu và quy mô nợ xấu".

"Các nhà đầu tư họ tiếp cận được thông tin, đánh giá được khoản nợ xấu thì mới định được giá mà mua bán trao đổi", ông nói.

"Ở Việt Nam chưa hình thành thị trường mua bán nợ xấu. Ngay cả các ngân hàng thương mại cũng chưa chắc đã muốn công khai những khoản nợ xấu đang gánh."

"Cũng có thể đó là thông tin nhạy cảm vì quy mô nợ xấu của họ quá lớn so với hoạt động của họ và làm lo ngại về tính an toàn của họ nên họ không muốn công khai."


Nợ công vẫn tăng



Các thông tin về nợ xấu được công bố giữa lúc các lãnh đạo cao cấp trong nước tiếp tục đưa ra nhận định trái chiều nhau về nợ công.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong cuộc họp chính phủ thường kỳ hôm 29/10, khẳng định “nợ công vẫn đang trong giới hạn cho phép" và tuyên bố chính phủ sẽ "chịu trách nhiệm trước nhân dân về vấn đề này”.

Phát biểu của ông Dũng có vẻ như đi ngược lại với nhận định trước đó của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Phát biểu trước cử tri TP.HCM sáng 15/10, ông Sang nói: "Cách đây mấy năm, tổng thu ngân sách chi thường xuyên khoảng 50%, bây giờ chi thường xuyên đã lên tới 72%", ông nói.

“Nếu cái đà này còn lên nữa. Như thế, phần còn lại không đủ trả nợ đến hạn và phải vay để trả nợ”.

“Nó nguy cỡ đó đó, chứ không phải đơn giản đâu. Không thể rủng rỉnh được, không phải đơn giản được, không thể thoải mái được lúc này”.

“Tôi nói hơi gay gắt, chúng tôi trước hết phải chịu trách nhiệm”.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese


Posted by: ly vanxuan 

Trách ai đắp núi nợ công!


Trách ai đắp núi nợ công!

Đặng Huy Văn

(Phản ảnh đến Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam)
Ngay trên con đường Nguyễn Trãi gần nhà tôi ở đang xây dựng một đường sắt trên cao mà chúng tôi quen gọi là “đường sắt trên trời Cát Linh-Yên Nghĩa” chạy từ phố Cát Linh, quận Đóng Đa đến bễn xe Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội. Con đường này dài trên 13 km do Trung Quốc thắng thầu năm 2011 với giá thầu trọn gói là nửa tỷ đô la Mỹ.

Bí thư TU Hà Nội đã từng ca ngợi “Đây là con đường thắm tình hữu nghị Việt-Hoa”(!?) do Trung Quốc cho vay với lãi suất thương mại nghe nói chỉ thấp khoảng 10% năm, nghĩa là chỉ gấp chừng 10 lần tiền USD gửi tiết kiệm ngân hàng hiện nay của dân mà thôi! Điều kỳ cục đáng nói ở đây là, lẽ ra công trình này đã được bàn giao cho Hà Nội sử dụng vào cuối năm 2014 thì đầu năm nay, nhà thầu đã cho tạm dừng thi công để đòi tăng vốn vay lên 365 triệu đô la Mỹ nữa. Đề nghị “nhỏ” đó đã được chính phủ nhanh chóng phê chuẩn nhưng nay vẫn đang thi công nhát gừng chưa biết đến lúc nào mới hoàn thành và sẽ còn thêm bao nhiêu lần đòi tăng vốn vay lên nữa?


Đó là một ví dụ sinh động về “Nợ Công vay vốn ngắn hạn của các nhà thầu Trung Quốc” đang diễn ra khắp nơi trên đất nước ta. Họ đã mang theo “16 chữ vàng” và “Tình hữu nghị bốn tốt” tới cổng sau các nhà quan từ trung ương đến các tỉnh thành trong cả nước. Những nơi họ đến không những chỉ gieo rắc món nợ công cắt cổ mà còn làm phức tạp thêm tình hình an ninh  chính trị và dân sinh nghiêm trọng. Đặc biệt ở nhiều nơi như Sơn Dương Vũng Áng, Hà Tĩnh, Cửa Việt, Quảng Trị, Bô Xít Tân Rai, Lâm Đồng, Bô Xít Đắk Nông, Tây Nguyên đã và đang mọc lên những làng Con Lai Tàu quần cư khép kín để chuẩn bị bổ sung cho lực lượng “Hồng Vệ Binh” trong tương lai của bọn cộng sản Trng Hoa cướp nước!

Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam hiện nay đang sôi nổi thảo luận về NỢ CÔNG, mà không thấy đề cập tới “nợ công vay của Tàu”? Không biết các đại biểu QH vì quá sợ hãi giặc Tàu, hay vì Quốc Hội đang cố tình dấu giếm các cử tri một hiểm họa đang cận kề, hiểm họa vỡ nợ công sẽ có thể phải đem gán cả non sông cho giặc Tàu xâm lược, nên không thấy công khai điều đó?

Vậy nên:










Wednesday, November 5, 2014

Côn đồ bịt mặt tấn công giáo hội Mennonite



Đông Âu một phần tư thế kỷ sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ

04/11/2014
RadioCTM - Trần Quang Thành@S:
 Đông Âu một phần tư thế kỷ sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ
http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/11/20141104-ctm-danguyen_TNThanh.mp3

25 năm trước, vào ngày 19/1/1989 lãnh tụ cộng sản Đông Đức, ông Erich Honecker đã từng tự hào tuyên bố về bức tường berlin như sau: “Die Mauer wird in 50 oder auch in 100 Jahren noch bestehen.” (Bức tường Berlin sẽ còn tồn tại 50 hoặc cả 100 năm nữa). Ngày 6 /10/1989, Đông Đức làm Lễ Quốc Khánh có sự tham dự của nguyên tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Văn Linh. Nhìn những bước chân rầm rập diễu hành qua trước khán đài của quân đội Đông Đức, nước tiên tiến nhất khối xã hội chủ nghĩa, có lẽ không ai tưởng tượng được rằng chỉ một tháng sau đó bức tường Berlin xụp đổ, dẫn đến sự xụp đổ của đế quốc cộng sản.

Ông Trần Ngọc Thành, một nhà hoạt động công đoàn, là người đã từng sinh sống tại Ba Lan mấy chục năm trước đó. Ông đã chứng kiến sức mạnh đấu tranh của lực lượng công nhân Ba Lan qua Công Đoàn Đoàn Kết dẫn đến sự xụp đổ của chế độ cộng sản tại Ba Lan, tạo nên tác động dây chuyền cho sự xụp đổ của các chế độ cộng sản độc tại Đông Âu.

Nay, một phần tư thế kỷ đã trôi qua, Ông Trần Ngọc Thành đã có những cảm nhận như thế nào khi nhìn lại biến cố vĩ đại đó của nhân loại ? Đặc biệt đây cũng là lúc Việt Nam sắp đánh dấu 40 năm thống nhất đất nước ? Và, qua kinh nghiệm về sức mạnh của công đoàn công nhân Ba Lan; nhìn về Việt Nam, lực lượng công nhân sẽ đóng vai trò như thế nào trong cuộc cuộc đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam? Mời quý vị nghe ông Trần Ngọc Thành trình bày những điều vừa kể qua cuộc phỏng vấn sau đây của nhà báo Trần Quang Thanh đài Chân Trời Mới.

http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/11/20141104-ctm-danguyen_TNThanh.mp3

Côn đồ bịt mặt tấn công giáo hội Mennonite 

Khẩn báo.

Tôi mục sư Ypui Ya , mục sư Trần Minh Hòa, mục sư Nguyễn Hồng Quang xin khẩn báo:

Chiều nay ngày 02/11/2014, khoảng vài trăm côn đồ tràn ngập khu dân cư nơi Hội thánh Mennonite Mỹ Phước 1, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương tọa lạc. Họ tiếp tục đập phá, ném đá và bắn đạn vào bên trong nhà nguyện khi các tín đồ đang thờ phượng Chúa. Hàng trăm thanh niên xăm trổ đầy tay đi xe phân khối lớn tấn công vào hội thánh. Kẻ tấn công được nhiều người bịt mặt, đầu tóc gọn gàng trắng trẻo chỉ tay ra lệnh. Chúng đập phá liên tục từ 16 giờ chiều đến giờ này (20 giờ 45) vẫn còn tiếp tục phá.


Có lẽ do ném đá mệt quá nên chuyển qua màn hai là dùng nạng thun bắn vào nhà nguyện (xem trong Video Clip thấy rất rõ).



Nếu không có lệnh của công an, côn đồ có dám ném gạch đá và cầm gậy hành hung giữa khu dân cư như thế này trong nhiều giờ không?
Anh Nguyễn Văn Hòa là anh ruột của mục sư Nguyễn Thành Nhân và cũng là anh vợ của MS Trần Mình Hòa nóng ruột vì có con và cháu nhỏ đang ở trong hội thánh. Khi thấy côn đồ tràn vào hội thánh tới đưa con về thì bị đánh vào mặt gẫy xương mũi máu me đầy mặt phải đưa đi cấp cứu. Thân hữu tên Đức bị đánh thương tích nặng hoảng loạn bỏ trốn về nhà. Đám côn đồ tuyên bố được lệnh của công an, bất cứ ai ở trong đi ra hay ở ngoài đi vào đều đánh. Đến giờ  này đã có 3 người bị đánh thương tích đầy người, 1 người bị đánh trọng thương gẫy sống mũi máu me đầy mặt phải đưa đi cấp cứu.

Nhiều công nhân là tín đồ Mennonite hoảng sợ đã chạy trốn khỏi nhà nguyện, có một tốp sinh viên sắc tộc người H'mong Mennonite thoát được ra ngoài chạy trốn theo hướng các khu rừng, xin đồng bào cứu giúp. Trong nhà nguyện hiện đang còn khoảng 25 người chưa thoát ra được. Cả khu dân cư Mỹ Phước 1 trở nên hỗn loạn, dân chúng khiếp sợ vì tình trạng vô chính phủ nhiều giờ đồng hồ nhưng không có bóng dáng một công an mặc sắc phục nào tới vãn hồi trật tự.

Cũng cần nhắc lại, trước đây công an sở tại từ xã tới tỉnh liên tục sách nhiễu, chặn đường không cho tín đồ tới hội thánh. Mục tiêu của họ là cản trở các buổi thờ phượng tối Chủ nhật tại nhà nguyện Tin lành Mennonite của các tín hữu tin lành địa phương. Đặc biệt là từ ngày 09/6/2014, họ đã hơn 10 lần tấn công đập phá làm hư hỏng toàn bộ cửa mặt tiền của hội thánh. Họ bắt bớ các mục sư, thầy Truyền đạo và sinh viên trường thần học về đồn công an tra tấn, đánh đập và thu giữ giấy tờ tùy thân,  thu giữ 8.500.000 đồng (Tám triệu năm trăm ngàn) của một tín đồ đến nay chưa trả lại. Mới đây, cả buổi chiều và tối hôm qua họ huy động khoảng 150 côn đồ chặn các ngả đường vào hội thánh và tuyên bố sẽ phá tan nhà nguyện của hội thánh Tin lành Mennonite như chúng tôi đã loan tin.

Chúng tôi xin thông báo đến giáo xứ công giáo Mỹ phước và các tôn giáo bạn trong khu vực đến chứng kiến. Chúng tôi khẳng định chúng tôi chỉ thực hiện quyền tự do tôn giáo theo đúng Hiến pháp do chính nhà cầm quyền Việt Nam đặt ra và các Công ước Quốc tế về Quyền Con Người mà nhà cầm quyền Việt Nam đã tham gia ký kết cam kết thực hiện. Tội ác này là bộ mặt thật vi phạm nhân quyền của một quốc gia vừa được Liên Hiệp Quốc nhìn nhận là thành viên thuộc Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Chúng tôi kêu gọi con dân Chúa khắp nơi trong và ngoài nước hãy cầu nguyện cho chúng tôi. Chúng tôi cũng kính mong các cơ quan truyền thông ngôn luận trong và ngoài nước lên tiếng kịp thời với nhà cầm quyền Việt nam để ngăn chặn tội ác dã man này.

Kính khẩn báo.

Để biết thêm chi tiết xin quý vị vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Mục sư Nguyễn Hồng Quang. Điện thoại: 0978207007.
Mục sư Trần Minh Hòa. Điện thoại: 0986417513
Mục sư Y Pui Ya. Điện thoại: 01684424026

Dưới đây là video clip cảnh côn đồ ném đá và dùng nạng thun bắn vào nhà nguyện.
Vì dung lượng lớn, xin quý vị vui lòng bấm vào line dưới để xem.

Video ném đá thời lượng 1phút 56:
https://docs.google.com/file/d/0B4nusElwvU0qcVR6aGFMbjdnWjQ/edit?usp=drive_web

DienDanCTM


1/3 Dân Hoa Kỳ đang sống bằng trợ cấp

 

1/3 Dân Hoa Kỳ đang sống bằng trợ cấp

Dữ liệu điều tra dân số mới nhất đã tiết lộ rằng có đến 1/3 người Mỹ đang sống bằng các khoản phúc lợi, tức là khoảng 110 triệu người dân Mỹ đang nhận sự hỗ trợ của chính phủ. Điều này thúc đẩy việc nâng cao mức lương tối thiểu và khuyến khích người dân đừng bỏ công việc mà họ đang có hiện nay.

Cali Today News - Những người này sống dựa vào cả trợ cấp liên bang hoặc trợ cấp dựa trên thu nhập. Con số này cũng bao gồm cả những người nhận tem phiếu thực phẩm, trợ cấp nhà ở và hỗ trợ tạm thời cho những gia đình nghèo. Vào cuối năm 2012, có khoảng 83 triệu người nhận Medicaid và 51.5 triệu người nhận tem phiếu thực phẩm, một số khác được hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ khác của chính phủ.

Các nhà phân tích lo ngại rằng những chương trình hỗ trợ này chỉ khuyến khích người dân ở nhà thay vì ra ngoài làm việc. Họ đã chỉ ra rằng một số người được hưởng lợi từ nhiều chương trình của chính phủ, và những người này đã chọn ở nhà để nhận trợ cấp thay vì đi tìm việc làm, vì tổng số tiền mà họ nhận được từ trợ cấp chính phủ thậm chí còn nhiều hơn mức lương mà họ kiếm được. 

Michael Tanner, một chuyên viên thuộc viện nghiên cứu Cato Institute cho biết nếu xét trong tám tiểu bang có mức trợ cấp cao nhất, mức trợ cấp tối thiểu mà người dân nhận được trung bình là 20 Mỹ Kim, trong khi đó mức lương tối thiểu ở hầu hết các tiểu bang là khoảng 7.25 Mỹ Kim. 

Khoảng 110 triệu người Mỹ đang sống nhờ vào các khoản trợ cấp xã hội, tương đương với 1/3 dân số Hoa Kỳ. Photo Courtesy: dailymail.co.uk

Những người ủng hộ thì cho rằng hệ thống trợ cấp cần thiết như một mạng lưới an toàn giúp bảo vệ những công dân Mỹ khỏi những điều kiện sống thảm khốc. Và nhiều người cho rằng giải pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp tốt nhất là tăng mức lương tối thiểu lên 10.10 Mỹ Kim một giờ. Ngoài ra các công việc trong các ngành chăm sóc sức khoẻ, công nghệ thông tin và năng lượng cũng đang tăng lên. Nếu được đầu tư hợp lý, những lĩnh vực này có thể thu hút nhiều lao động, giảm bớt tỷ lệ người thất nghiệp trong xã hội Hoa Kỳ. Tanner cũng nói thêm rằng:

“Bạn không thể sống dựa vào trợ cấp xã hội mãi mãi. Vì những khoản trợ cấp này là do những người lao động đóng góp mà có, sẽ ra sao nếu lực lượng lao động ngày càng ít lại vì mọi người dần chuyển sang hướng thất nghiệp để nhận trợ cấp.”

Theo ước tính mới nhất, chính phủ vẫn đang điều hành một khoản ngân sách đã bị thâm hụt đến nửa nghìn tỷ Mỹ Kim. Nhà phân tích Rachel Sheffield của tổ chức Heritage Foundation đã chỉ trích các kế hoạch tăng chi tiêu cho các khoản phúc lợi của ông Obama. Bà cũng cho rằng chính quyền Obama đã không có những biện pháp khuyến khích người dân làm việc, thay vào đó lại tăng phúc lợi xã hội một cách vô lý. Theo bà:

“Thật không may khi chính phủ liên bang lại đo lường tính công bằng của phúc lợi xã hội bằng số người nhận trợ cấp.” 

Linh Lan

__._,_.___

Posted by: Luong Nguyen 

Dự án Long Thành có chính đáng?


Dự án Long Thành có chính đáng?

Nguyễn Đình Ấm

  Tiền trảm, hậu tấu
Trước năm 1975, sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) có diện tích 3.600 ha, nhưng đến nay chỉ còn 1.150 ha, do chính quyền TP HCM để cho dân tự do lấn chiếm, các đơn vị quân đội, hàng không dân dụng phân, chia cho CBNV xây nhà cửa, công trình vào quỹ đất sân bay. Đây là hậu quả của những bộ óc thiển cận hoặc tham nhũng, có thể họ cho là sân bay chỉ cần những chỗ đang sử dụng mà không biết hoặc cố tình không biết rằng sân bay phát triển theo từng giai đoạn thị trường yêu cầu, phải có quỹ đất để dành cho nó. Thêm vào đó hiện tượng quản lý đô thị “phạt cho tồn tại” làm đầy túi quan chức và dẫn đến sân bay bị nhà cửa thu hẹp.

Sau năm 1975, nhà nước giao TSN cho không quân và dân dụng dùng chung, trong khi hàng không dân dụng phát triển hai con số thì chỉ được sử dụng 205 ha, họat động HK quân sự ngày càng teo tóp chỉ có ít máy bay hoạt động, lại có cả sân bay Biên Hòa gần đó thì chiếm tới 545 ha ở TSN (400 ha dùng chung), dẫn đến nhiều diện tích đất bên quân sự bỏ hoang, biến thành đất ở, cho thuê kiếm lợi cục bộ…

Mặc dù chỉ còn quỹ đất tối thiểu chuyên phục vụ an ninh quốc phòng, nhưng từ những năm 2004, 2005, khi giá đất sốt, các đại gia quân đội đã âm thầm thực hiện dự án sân golf, nhà hàng, khách sạn, khu biệt thự thương mại ở TSN với diện tích 157,6 ha. Đến nay tổ hợp công trình khổng lồ ấy đã gần xong.

Để “yên thân” dự án sân glof mãi mãi, tất nhiên người ta phải làm sao có chỗ thay thế TSN, nghĩa là cần xúc tiến dự án Long Thành (LT). Dự án quy hoạch LT được tiến hành gần như  song song với  dự án sân golf  TSN. Từ nhiều năm nay các đại gia đất ở đây đã chia lô “bán đất gần sân bay Long Thành” đợt 2, đợt 3… Thế là, khi mọi việc đã đâu vào đấy, đến nay họ mới trình quốc hội về dự án Long Thành. Kỳ họp này các đại biểu “của dân, vì dân” mới bàn có thực hiện dự án LT thay TSN hay không. Họ không biết ngượng khi nói TSN chật hẹp (chật hẹp nhưng có 157,6 ha làm sân golf)! Họ không trả lời được câu hỏi: tại sao sân bay Check Lap Kok của Hongkong diện tích xấp xỉ TSN mà người ta làm được sân bay 45-80 triệu khách còn TSN lại không?

Họ đã coi quốc hội là cái gì? Rất may, quốc hội kia có những 500 bộ mặt nên sự thẹn thùng (nếu có) chia đều cũng chẳng đáng là bao!

Mọi “véc tơ” đều theo một hướng 
Để thuyết phục dư luận phải xây LT, chủ đầu tư, những “dư luận viên” vệ tinh, cơ quan truyền thông “lề phải”… trổ hết tài năng để định hướng ủng hộ đại gia sân golf.

Đầu tiên họ thổi phồng mức tăng trưởng khách của TSN liên tục “hai con số” đến cả những năm 2050 nên TSN có đến 100 triệu khách/ năm để “dồn” quốc hội đến “chân tường”. Họ bịp dư luận, vì sân bay lúc đầu phát triển bao giờ tốc độ tăng trưởng khách cũng cao nhưng sau giảm dần do thị trường bão hòa, đồng thời có sự san sẻ, cạnh tranh của các sân bay khác, phương tiện khác như tàu hỏa, ô tô cao tốc… Đặc biệt, TP HCM có các sân bay quốc tế xung quanh như Cần Thơ, Phú Quốc…

Sân bay có gần trăm năm phát triển đông khách nhất thế giới hiện nay của nước giàu, nhộn nhịp nhất thế giới (Mỹ) là Hartsfield-Jackson-Atlanta cũng chỉ có 89,3 triệu khác/năm và hàng chục năm nay không tăng nữa. Long Thành ở một đất nước độc tài, nghèo rớt, tham nhũng nhất nhì thế giới, khách du lịch quốc tế đến VN 8 tháng  năm 2014 chỉ có 5,4 triệu… lấy đâu ra 100 triệu khách/năm mà phục vụ, cạnh tranh với các cảng HK khác như Bangkok, Singapore, Check Lap Kok, Subang…?

Một lãnh đạo DN sân golf còn trơ trẽn phát biểu “ở các nước sân bay cách thành phố phải trăm km…”. Thực tế không có sân bay nào trên thế giới xa thành phố đến 100 km. Nằm xa TP nhất là sân bay Incheon (Hàn Quốc) cách seoul 70 km vì người ta không tìm đâu ra khu đất bằng đủ làm sân bay ở xứ xở toàn đồi núi… Rồi năm ngoái nhằm đúng dịp Hội đồng nhân dân  TP HCM họp thì diễn ra cảnh tốc mái nhà dân để VTV phát phóng sự om sòm ám chỉ TSN không an toàn. Sau đó ngành HKVN vạch trần sự vô lý này, và từ đó không nhà nào bị “tốc mái” nữa (?). Họ tận dụng cả những cá nhân không có “trọng lượng” là bao nhưng kê kích lên để tăng “cường độ” ủng hộ.

Ông Lương Hoài Nam học thương mại HK ở Liên Xô cũ (thời mà nền kinh tế bao cấp vẫn ngự trị nước này) về VN làm trong ban kế hoạch thị trường rồi sang công ty Pacific Airlines. Tại đây ông cùng Bộ Tài chính hy sinh lợi ích công ty HKVN cho chiến lược quảng bá thương hiệu “xuyên châu Á” của  Quantas (Úc)  là Jetstar (công ty con của Quantas) rồi hãng HKVN mang tên nước ngoài này lỗ 1.300 tỷ VNĐ. 

Sau đó ông Nam được “dàn xếp” cho đi nghỉ ngơi ở trại giam mấy tháng rồi về làm giám đốc hãng HK Mekong Air. Sau khi Mekong Air phá sản ông lại làm giám đốc cho công ty bay trực thăng Hải Âu mới thành lập… Ông Nam không có nghiệp vụ gì ghê gớm về sân bay nhưng được nhất loạt tôn làm “chuyên gia hàng không” dự các cuộc họp phát biểu ủng hộ nhiệt liệt dự án LT. Rồi ông Lã Ngọc Khuê nguyên thứ trưởng Bộ GTVN phát biểu ủng hộ LT với những thông tin từ những năm 1960… Đặc biệt hơn, ngày 14/10/2014 lãnh đạo tỉnh Đồng Nai còn thông báo một thông tin thuộc cỡ “kinh ngạc” nhất: “99,9% những hộ dân bị ảnh hưởng dự án Long Thành ủng hộ dự án”! Có lẽ nhà nước nên cấp kinh phí để chở dân oan mất đất khắp cả nước về Đồng Nai mà học tinh thần “cách mạng” của dân nơi đây.

Sát ngày quốc hội họp, lãnh đạo Bộ GTVT lại công bố “tập đoàn Nhật tài trợ 2 tỷ đô làm Long Thành”. Có thể họ tưởng nói tiếng Việt thì người Nhật, người Pháp không hiểu, nhưng chỉ sau mấy giờ Nhật đã bác bỏ thẳng thừng thông tin “khôn vặt” kia, rồi lại thông tin đoàn ADPi gì đó của Pháp tài trợ 2 tỷ đô nữa cũng không có nốt! Khi cụt đường về nguồn vốn, các ông xoay đủ ngón như huy động tư nhân nước ngoài đầu tư vì triển vọng có lãi. Nếu dự án LT có triển vọng lãi tốt thì các ông không cần kêu gọi, các đại gia đang xây dự án sân golf, khách sạn, nhà thương mại ngay tại TSN sẽ tiên phong đầu tư để “yên thân” dự án sân golf của họ rồi!

Nếu một việc mà chính đáng thì cần gì phải “ diễn” vở dài và công phu như thế?
N.Đ.A.
Tác giả gửi BVN

Chỉ có 6% khách quốc tế muốn trở lại Việt Nam

Du khách chụp hình tại Nhà cổ Phùng Hưng ở Hội An, Đà Nẵng.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ


Tuesday, November 4, 2014

NHỮNG DỰ ÁN HUỶ DIỆT ĐẤT NƯỚC


NHỮNG DỰ ÁN HUỶ DIỆT ĐẤT NƯỚC

Lê Phú Khải

Dư luận cả nước đang xôn xao về dự án sân bay Long Thành với chi phí xây dựng gần hai chục tỷ đô la Mỹ với một nền kinh tế quốc dân đang chới với công nợ, của một đất nước đang nghèo xác xơ như nước ta. 

Truyền hình quốc gia vừa đưa hình ảnh đồng bào miền núi phải qua suối rộng bằng cáp treo để vận chuyển hàng hoá và đã có chết người vì phương tiện giao thông hoang dã tự chế này.

Xem trên truyền hình thấy các ông nghị trong Quốc hội phát biểu tán đồng dự án sân bay Long Thành, người ta không thể không liên tưởng đến dự án làm đường xe lửa cao tốc cách đây mấy năm. Lúc đó ông Nguyễn Sinh Hùng đã tuyên bố trên chủ tịch đoàn: Phải làm tàu cao tốc!

Sau đó Quốc hội đã bỏ phiếu bác bỏ dự án khủng khiếp này.
Thoát được cái dự án khủng khiếp làm tàu cao tốc một phần là nhờ Tiến sĩ Tô Văn Trường, một trí thức tâm huyết và thẳng thắn. Anh Tô Văn Trường từng là chuyên gia nhiều năm cho các tổ chức khoa học trên thế giới, anh đi rất nhiều nước,  quen biết nhiều nhà khoa học hàng đầu trên thế giới, vì thế, anh biết rõ mười mươi là tàu cao tốc ở các nước đang thất bại. Nếu cần nhanh thì người ta đi máy bay, không đi tàu cao tốc. 

Các hãng làm tàu cao tốc đang ế ẩm, đang muốn xuất khẩu kỹ nghệ này và đưa các kỹ sư, công nhân làm tàu cao tốc đang thất nghiệp của mình đi kiếm ăn ở các nước lạc hậu.

Anh Trường đã viết hàng chục bài, chứng minh có số liệu, có căn cứ khoa học về sự thảm hại của tàu cao tốc ở các nước. Và anh đã dồn dập gởi các bài viết của anh qua thư điện tử đến hàng chục đại biểu quốc hội trước ngày thông qua dự án tàu cao tốc. Vì thế, đã góp phần chặn đứng thảm họa tàu cao tốc ở một nước nghèo nàn lạc hậu như nước ta.

Nay lại đến dự án khủng sân bay Long Thành. Cũng may là có người biết rõ mười mươi những sự quái đản ở ngành hàng không Việt Nam, đặc biệt là những quái chiêu về các sân bay ở Việt Nam do các đại gia, các nhóm lợi ích đỏ trong quân đội thao túng. Người đó là nhà báo Nguyễn Đình Ấm, người đã làm việc cả đời trong ngành hàng không Việt Nam. Khi còn làm việc ở tạp chí của ngành hàng không Việt Nam, anh đã tố cáo trước dư luận nhiều chuyện tiêu cực, tham nhũng trong ngành theo lời kêu gọi của tổng bí thư Nguyễn Văn Linh về “Những việc cần làm ngay” một thời.

Vì ngay thẳng, nhà báo Nguyễn Đình Ấm đã bị bầm dập nhiều năm. Anh bị đình chỉ viết báo và phải đi bán báo của ngành hàng không nhiều năm. Do đi lang thang bán báo khắp cả nước, khắp ngành hàng không nên anh càng nắm được nhiều thông tin về các sân bay. Anh đã lên tiếng kịp thời về sân bay Long Thành trong bài viết “Sân golf đuổi sân bay”.

Khi bị kỷ luật thôi không được viết ở tờ tạp chí của ngành, anh Ấm còn  “may mắn” được đi theo các chuyến bay quốc tế để làm các công việc lặt vặt. Với lòng yêu nghề, thiết tha với lợi ích của ngành hàng không quốc gia, với nghiệp vụ của một phóng viên, nhà báo Nguyễn Đình Ấm đã điều tra được các số liệu quan trọng ở các sân bay quốc tế các nước. Anh đã công bố các số liệu này trong bài viết “Sân golf đuổi sân bay”, đã vạch rõ những nhận định hoang đường về số lượng khách sẽ có ở sân bay Long Thành trong… 40 năm sau!

Về con người am tường các sân bay Việt Nam và quốc tế Nguyễn Đình Ấm, tôi có một kỷ niệm thật khó quên. Cách đây vừa tròn 20 năm, tôi bỗng nhận được một lá thư viết tay đề ngày 15/10/94 của Nguyễn Đình Ấm, một người tôi chưa từng quen biết. Lá thư gửi qua tay phi công Mai Trọng Tuấn, một người rất nổi tiếng trong ngành hàng không Việt Nam. Trong thư anh Ấm tâm sự với tôi về những lần anh đã “… can ngăn, đòi ông Nhị (tổng cục trưởng – LPK) phải ngăn chặn các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi, cục bộ địa phương bè cánh của  các tay chân và bản thân ông…” “dùng tiền bạc, lợi ích của nhà nước một cách vô tội vạ”, v.v.

Viết thư cho tôi, anh Ấm hy vọng những nhà báo lâu niên như tôi và các đồng nghiệp của tôi ở TP HCM – nơi báo chí sôi động – có thể hiểu và giúp đỡ anh về dư luận trong công cuộc đấu tranh chống tiêu cực  ở ngành hàng không Việt Nam mà anh cho rằng “mặc dù khó khăn, gian khổ và nguy hiểm nhưng tôi vẫn quyết tâm giữ lấy phẩm giá của mình”.

16 năm sau, trong một lần ra Hà Nội tôi mới có dịp gặp Nguyễn Đình Ấm, người viết cho tôi lá thư đề ngày 15/10/94 mà trước đó tôi chưa một lần quen biết. Lá thư ấy tôi vẫn còn giữ đến hôm nay. 
Vì thế, tôi không hề ngạc nhiên khi Nguyễn Đình Ấm xuất hiện trong bài viết “Sân golf đuổi sân bay” đầy sức thuyết phục, đầy tâm huyết, khi người ta định đưa ra Quốc hội để thông qua dự án sân bay Long Thành đầy hiểm hoạ cho đất nước.

Viết đến đây tôi lại nhớ những lời tiên tri của bác Nguyễn Khắc Viện. Đại hội VI (1986) vừa xong, bác vỗ vai tôi nói ngay: Đổi mới kinh tế mà không đổi mới chính trị thì bọn tư bản nó sướng lắm! Nó sẽ được đầu tư vào một nước mà ở đó xí nghiệp, nhà máy của nó không phải bảo vệ môi trường, không có công đoàn độc lập để bảo vệ người lao động, không có báo chí tự do để tố cáo tội ác của các ông chủ tư bản, nhất là ông chủ tư bản ở các nước tư bản châu Á mới ngoi lên. Nó tha hồ vơ vét. Mà đã là tư bản thì  càng lời càng tốt, càng vơ vét nhiều càng tốt. 

Đút lót các quan tham ở nước sở tại là xong hết. Thiên nhiên ở nước ta sẽ bị tàn phá tối đa. Các công trình rất “hoành tráng” (tàu cao tốc, sân bay khủng – LPK), các resort cao cấp sẽ mọc lên, bãi biển đẹp sẽ được cho thuê, tất cả chỉ để phục vụ bọn giàu có và man rợ, dân chúng thì càng ngày càng nghèo đói và bị đuổi đi để chúng chiếm đất… Tư bản ở chính nước nó thì nó không làm được những điều đó, vì có thiết chế dân chủ kìm chân…

Những lời bác Viện văng vẳng bên tai tôi… Hình ảnh đồng bào qua suối bằng cáp treo tự chế hiện ra trước mắt tôi…

Liệu các đại biểu của dân có thông qua dự án khủng sân bay Long Thành không? Hãy chờ xem!!!
L.P.K

Tác giả gửi BVN

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List