Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, January 15, 2016

Những cựu tù nhân lương tâm không có Tết


Những cựu tù nhân lương tâm không có Tết

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-01-14
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Những cựu tù nhân lương tâm không có Tết Phần âm thanhTải xuống âm thanh
620
Vườn tiêu nhà Trần Minh Nhật đang bị chết khô do bị đầu độc
Ảnh do anh Nhật cung cấp
Chỉ còn một tháng nữa là Tết nhưng đối với các cựu tù nhân lương tâm thì năm nay không có Tết khi bản thân bị sách nhiễu, đánh đập, trong lúc công việc làm ăn của họ và gia đình bị phá hoại, tài sản tiền bạc bị cướp đoạt.
Đó là nội dung thư tố cáo của Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm hôm 10 tháng Giêng vừa qua, liên quan đến các cựu tù nhân lương tâm. Ông Phạm Bá Hải, điều phối viên của tổ chức, cho biết chuyện những người đấu tranh ôn hòa, chẳng may bị bắt và khi  ra tù thì bị tấn công kinh tế đến không thể  kinh doanh kiếm sống nổi, là chuyện đã xảy ra trên 10 năm nay ở Việt Nam.

Thế nhưng, vẫn theo lời ông, sự kiện mới nhất về các tù nhân lương tâm bị đe dọa, sách nhiễu, đánh đập, tước đoạt tiền bạc từ trước Tết Dương Lịch và đặc biệt trong thời điểm cuối năm Âm Lịch khiến tình hình trở nên bức bách hơn:
Phải nói đây là  lần đầu tiên Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm có thư phản đối việc tấn công kinh tế. 

Đây là sự  phá hoại có chủ đích, là hành vi không mới, được lập lại trong hoàn cảnh gia đình anh Trần Minh Nhật, gia đình chị Cấn Thị Thêu, trường hợp anh Trương Minh Tâm, anh Nguyễn Huy Tuấn. Thực sự  là  họ đang gặp khó khăn trong thời điểm năm mới và giáp Tết.

Anh Trần Minh Nhật là người thích làm việc xã hội, từng cộng tác với ban truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế, từng hưởng ứng những cuộc biểu tình chống Trung Quốc và đã từng dự các khóa học về tranh đấu bất bạo động ở Thái Lan. Năm 2011, anh bị bắt giữ với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân, vi phạm Điều 79 Bộ Luật Hình Sự.
Sau 4 năm tù giam, tháng Tám 2015 anh Trần Minh Nhật được trả tự do :
Hiện tại thì họ vẫn áp đặt 3 năm quản chế đối với tôi. Lần trước tôi xuống Sài Gòn thì tôi đã trình báo với họ là mình đi khám bệnh, đi lấy bằng tốt nghiệp cũng như đi mua sắm một số đồ. Đi về thì họ đã chặn xe, họ đánh đập tôi, trong đồn công an họ bẻ tay tôi ngoặt ra đằng sau và bóp cổ tôi, đánh nhiều phát vào bụng vào ngực tôi. Lực kéo và lực giữ của họ làm cho tôi lao chập ngay vào tường luôn. Người công an đánh đập tôi tên chính xác là Hùng. Đó là ngày 7 tháng Mười Một 2015, đồn công an thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Bước sang đêm 24 tháng Mười Hai 2015, gia đình anh Trần Minh Nhật thực sự đối mặt với sự phá hoại khi hàng loạt cây cà phê, cây bơ và cây tiêu trong vườn nhà bị chặt tận gốc:
Ngay trong đêm Giáng Sinh họ đã chặt 155  gốc cà phê và 11 gốc bơ của gia đình anh tôi là Trần Khắc Đạt. Cũng trong ngày đó tôi phát hiện vườn tiêu nhà mình khoảng 7  gốc bị nhổ hoàn toàn. Bây giờ thì tôi phát hiện khoảng 400 gốc tiêu của nhà mình đang chết dần, đang vàng lá, rụng lá, đặc biệt là rụng trái hết. Tiêu của nhà tôi được đánh giá là vườn tiêu đẹp nhất nhưng hiện tại đã bị vàng lá do bị xịt thuốc.
Chưa hết, đúng ngày Tết Dương Lịch 1 tháng Giêng 2016, người anh cả của cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật là Trần Khắc Đường cũng phát hiện trên 300 gốc tiêu của nhà anh đã bị xịt thuốc. Sự việc được gia đình mang ra trình báo công an:
Cách đây mấy bữa công an tỉnh và công an huyện về, xác nhận cụ thể là 350 gốc tiêu của gia đình anh Trần Khắc Đường đã chết, còn những số khác đang chết dần thì không tính.
Còn  ngay nhà tôi hôm mùng 2 tháng Một đây thì lại bị ném đá vào nhà lúc đang ngủ. Việc phá hoại kinh tế, đe dọa sách nhiễu như thế làm cho gia đình rất tâm trạng và rất lo lắng.

Được hỏi anh có đồng ý với giả thuyết gia đình có hận thù hiềm khích gì đó với chòm xóm, anh Trần Minh Nhật trả lời:
Anh em tôi sống hòa thuận, hàng xóm cũng giúp đỡ nhau rất nhiều. Mà ngay cả cứ tưởng tượng nếu có hằn thù anh trai tôi thì sao cả 3 gia đình đều bị một lần cùng một thời điểm như thế. 

Rẫy của nhà tôi không ở một chỗ mà ở 3 nơi khác nhau, phải có tổ chức thì mới đồng loạt thực hiện hành vi đã man như thế, lại chọn ngay dịp như lễ Tết để làm. Công an tỉnh, công an huyện, công an xã có vào để gọi là điều tra, họ nói là mình đã đảo lộn hiện trường, họ ghi trong biên bản như thế. Chúng tôi không làm gì xáo trộn hiện trường cả mà đã báo từ hôm đó rồi.

Trên đường dây viễn liên gọi về Lâm Đồng, người tên Tôn, công an khu vực phụ trách xã Phi Tô và xã Đạ Đờn, hai nơi có rẫy cà phê và vườn tiêu của anh em cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật, đã dập máy không trả lời.

Đường dây lại được nối với công an trưởng thị trấn Đinh Văn, ông này không cho biết tên, chỉ nói vắn tắt:
Tôi không thể trả lời chị trên điện thoại, chuyện xảy ra của công dân, bất luận người đó ở đâu, khi đến trình báo thì các cơ quan nhà nước phải tiến hành điều tra, còn bây giờ trả lời trên điện thoại thì tôi không trả lời được. Việc của người ta  sẽ phải tiến hành chứ đâu phải không làm được. Chào chị nhé.
Người thứ hai, bà Cấn Thị Thêu, được coi là dân oan kiên cường của Dương Nội mà bản án 15 tháng tù giam vì tội chống người thi hành công vụ biến bà thành một tù nhân lương tâm. Hôm 4 tháng Giêng 2016 vừa qua, chương trình phát thanh nơi bà ở loan đi bản tin với lời lẽ vu khống:
Không phải mùng 4 tháng Một vừa rồi mà liên tục trong nhiều tháng qua và xa hơn nữa là trước và trong thời gian tôi bị bắt họ liên tục dùng loa truyền thanh để đe dọa, khủng bố, vu khống gia đình tôi. Nội dung của ngày mùng 4 họ nói là tôi ăn chận 25 triệu đồng của dân oan, họ nói rằng con nhà tôi nhận hơn 200 triệu đồng người ta ủng hộ cho cá nhân nhà tôi thì con nhà tôi chia đều cho bà con để kích động dân khiếu kiện.
Ngoài chuyện vu khống người ta hỗ trợ công khai cho gia đình nhà tôi hơn 200 triệu thì các con của tôi còn nhận những khoản bí mật khác để phục vụ cho cái tư lợi riêng của con nhà tôi.
400
Cà phê và vòi tưới nước bị chặt ngày 24 tháng 12 năm 2015
Đối với bà Cấn Thị Thêu, chuyện vu khống là do chính quyền địa phương bày ra để bà phải nhụt chí tranh đấu bênh vực cho dân oan Dương Nội, trong đó    gia đình bà là một thành phần :
Họ phát nhiều lần, liên tục nhiều ngày và nhiều lần. Những người không phải đi đấu tranh vì đất hoặc là cán bộ họ nghĩ về gia đình tôi thế nào thì tôi không biết nhưng tôi nghĩ rằng đấy là mục đích tuyên truyền  để xem có thể nào lung lạc cái cộng đồng nhân dân tôi đang sống phải kỳ thị, xa lánh hoặc là cô lập gia đình nhà tôi.
Điều duy nhất có thể làm dù không hy vọng, bà Cấn Thị Thêu bày tỏ, là thảo đơn tố cáo gởi đến Bộ Công An, Ủy Ban Nhân Dân TP Hà Nội và Ủy Ban Nhân Dân quận Hà Đông:
Ngay hôm nay tôi cũng đã đến Ủy Ban Nhân  Dân TP Hà Nội tôi gởi đơn tố cáo việc ông Lã Quang Phúc, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân phường Dương Nội đã chỉ đạo cho loa phường Dương Nội dùng loa truyền thanh để khủng bố, đe dọa và vu khống gia đình nhà tôi.

Về việc cựu tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu, một cư dân Dương Nội nói:
Tôi là Nguyễn Văn Sự. Chuyện nhà Cấn Thị Thêu thì không được đúng, chúng tôi là người thực tế trực tiếp, nhờ bà con có tinh thần ủng hộ Dương Nội nhưng bây giờ lại ốp vào mình gia đình Cấn Thị Thêu là không đúng sự thật.

 Bà con Dương Nội mình bị phá từ 2010 đến giờ, phá hết tài sản ngoài đồng, rơi vào tình thế khó khăn suốt từ ấy đến giờ, đi kêu khắp thành phố không một cơ quan nào đứng ra giúp đỡ. Đến bây giờ có những người tốt các nơi người ta gởi về tí thì đặt điều dựng chuyện nói hưởng một mình là không đúng, có tị nào về thì bà con cùng hưởng.

Cái chính là bên chính quyền người ta cố tình dồn ép người dân vào thế cùng quẫn. Những người lấy tiền (đền bù) rồi, chỉ còn  có 10 triệu với mấy chục mét vuông, dồn người ta vào thế cùng quẫn. Còn chúng tôi biết như thế chúng tôi không nghe thì dùng mọi hình thức để chúng tôi rơi vào thế bị cô lập nhưng chúng tôi chẳng ngại cái chuyện đó.

Nếu cái loa phường Dương Nội cứ tiếp tục phát đi phát lại bản tin sai lạc về bà Cấn Thị Thêu thì chẳng riêng gia đình dân oan kiên cường này mà cả bà con Dương Nội cũng không chắc có thể đón một cái Tết Bính Thân trọn vẹn trong ý nghĩa truyền thống của nó.
Trường hợp bị đe dọa, sách nhiễu gần đây nhất đối với cựu tù nhân lương tâm thứ ba, nhà hoạt động cho dân oan Nguyễn Huy Tuấn, là khi anh bị 4 nhân viên an ninh mặc thường  phục theo sát trên đường từ Hải Dương về Hà Nội ngày 7 tháng  Giêng 2016. Hôm đó anh Nguyễn Huy Tuấn bị đưa tới một nơi hoang vắng và bị đánh cho đến khi ngất xỉu.
Theo tin Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm thu thập được từ các nhân chứng, những kẻ bắt cóc và hành hung dân oan Nguyễn Huy Tuấn còn lấy đi túi xách của anh, trong đó có một Ipad, một Iphone và một số tiền khoảng 10 triệu đồng. Cho đến lúc này Thanh Trúc không thể nào liên lạc được với anh Nguyễn Huy Tuấn, cũng là con một cựu tù nhân lương tâm.
Người thứ tư, cũng bị bắt cóc tới một nơi hoang vắng, không bị đánh nhưng lại bị khống chế và tước hết tài sản, sau đó bị lột hết áo quần là cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Tam. Chuyện xảy ra ngày 9 tháng Giêng 2016, khi anh Trương Minh Tam trên đường đến Quỳnh Lưu, Nghệ An để dự tiệc cưới em trai từ nhân lương tâm Hồ Đức Hòa.

Vừa xuống xe, anh bị an ninh Nghệ An chận lại rồi dẫn đi, giật của anh một điện thoại  và một Ipad. Khi anh tiếp tục đi thêm một vài kilômét thì lại bị một nhóm khác chận lại. Lần này anh bị tước đoạt Laptop và 40 triệu đồng mang theo.
Cũng khẳng định thêm là họ không có bất cứ hành vi đánh đập nào nhưng việc đó cũng không có nghĩa là không có sự tàn ác. 

Ngay trong lúc đêm, mà họ đã lột hết quần áo của Tam, trấn lột  toàn bộ tài sản, sau đó thả ra tận Thanh Hóa.

Nhiều người cho rằng việc trấn lột đó liệu có khẳng định  là cơ quan công quyền không thì Tam khẳng định chính là cơ quan công quyền. Nếu một vụ trấn lột thông thường thì không có lý do gì họ lại chở mình bằng ô tô rất sang trọng ra tận Thanh Hóa, cách xa địa điểm trấn lột cả bảy tám tuyến đường.

Với câu hỏi là  đối tượng đang bị theo dõi,  hà cớ gì lại tạo thêm sự chú ý khi chỉ đi ăn cưới mà lại mang nào Ipad, Iphone, Laptop, chưa kể 40 triệu không phải số tiền nhỏ. Cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Tam giải thích:
Bởi vì trước chuyến đi đó thì tôi cũng có vài công việc mưu sinh của mình với bạn hàng trên Cao Bằng và Bắc Kạn. Đợt này là đợt áp Tết nên tôi có dành tiền làm việc để chuẩn bị  Tết cho gia đình. Do đó khi rời Cao Bằng và Bắc Kạn trở về Hà Nội  và trong đêm đó đi ngày về Nghệ An thì  tôi mang theo số tiền hơn 40 triệu đồng . Khi bị 3 người giả làm  xe ôm bắt chở tới một sân bóng cách xa đó một  kilômét, nói rằng địa bàn của họ bị mất trộm và có người thông báo rằng tên trộm đầu húi cua và có tên là Trương Minh Tam.

Tôi có nói Việt Nam là một đất nước có luật pháp, yêu cầu các anh chở về trụ sở công quyền và có đèn sáng để làm việc. 

Họ nói “chúng tao không cần làm việc ở cơ quan công quyền, chúng tao biết mày là ai, mày cũng sẽ biết chúng tao là ai nên  chúng tao làm việc ở đây. Sau đó chừng 10 phút thì một ô tô đen, trên xe có 4 người mặc áo rét  trùm kín đầu, cưỡng bức tôi lên xe và chở tôi ra phía biển. Người chỉ huy có mang bộ đàm ra lịnh “không được đánh, chỉ xé hết quân áo nó ra, cướp hết đồ của nó”. 

Họ đã lột hết quần áo của tôi, chỉ để duy nhất một quần lót mặc trên người. Toàn bộ máy tính, tài liệu, tiền, toàn bộ giấy tờ như giấy phép lái xe, chứng minh nhân dân, thẻ học viên của lớp luật sư và các giấy tờ khác đã bị họ cướp chở đi đâu thì tôi không rõ.

Nơi anh Trương Minh Tam bị bỏ lại là thị trấn Đò Lèn thuuộc tỉnh Thanh Hóa. Nhờ một người địa phương tốt bụng cho bộ quần áo, một người khác cho gọi nhờ điện thoại, cựu từ nhân Trương Minh Tam đã gọi người nhà ra đón về.

Vừa rồi là tình cảnh vừa bi hài mà vừa bi đát của những cựu tù nhân lương tâm những ngày trước Tết.

Liên lạc góp ý với Thanh Trúc : nguyent@rfa.org
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Wednesday, January 13, 2016

Tài sản phi pháp: Không còn có thể hạ cánh an toàn




Từ 5 năm nay, vấn đề điều tra, truy lùng và thu hồi tài sản phi pháp (TSPP) thụ đắc qua các hành động tham nhũng, biển thủ công qũy, chiếm đoạt tài sản của người khác từ các thành phần lãnh đạo độc tài trở thành khả thi, không còn quá khó khăn và đang diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới, từ Liên Âu (Pháp, Ý, Thụy Sĩ..), Hoa Kỳ, Bắc Phi (Tunisia, Libya, Ai Cập, Guinea Equatorial, Nigeria,…), cho đến các quốc gia Nam Mỹ. 

Những vấn đề khó khăn nan giải về mặt khuôn khổ pháp lý quốc tế và quốc gia, về mặt khả năng điều tra và sự hiện hữu các cơ quan chuyên môn trách nhiệm truy lùng, về mặt đứng đơn kiện với sự can đảm và kiên trì các NGO và nạn nhân nhằm đòi lại công lý, về mặt dư luận với sự đồng tình và hậu thuẫn tích cực của quần chúng, báo giới và chính giới quốc tế, đã và đang lần lượt được giải quyết.

Những trường hợp thu hồi TSPP trên thế giới
Vào năm 1998, số tiền gần 500 triệu Mỹ Kim (MK) đã được các ngân hàng liên bang Thụy Sĩ chấp nhận tháo khoán từ các trương mục bị niêm phong của gia đình Marcos và trả lại cho chính phủ Phi Luật Tân. Sau khi chế độ độc tài Marcos bị lật đổ vào năm 1986, phải đợi đến hơn 10 năm sau một phần số tiền phi pháp thuộc số tài sản khổng lồ lên đến hàng chục tỷ MK của gia đình Marcos, mới được thu hồi lại được và trả về cho quốc gia Phi Luật Tân.

Từ đó cho đến nay, nhu cầu thu hồi tài sản phi pháp trở nên chính đáng, công khai và khả năng thu hồi một số tài sản đáng kể ngày càng cao và nhanh chóng hơn, qua các trường hợp các nhà độc tài Jean Claude Duvalier (Haiti, bị lật đổ năm 1986, với số TSPP lên hàng tỷ MK); Mobutu (Zaire, bị lật đổ năm 1997, với số tải sản từ 5-7 tỷ MK); Sani Abacha (Nigéria, chết năm 1998, thủ tục thu hồi TSPP chỉ mới được tung ra năm 2012); và gần nhất Kadhafi (Libya, 2011, bị chết, tài sản phi pháp từ 20-50 tỷ MK); Ben Ali (Tunisia, 2011, 5 tỷ MK); Moubarak (Ai Cập 2011, từ 2-5 Tỷ MK). Hiện đang diễn ra hơn 30 vụ kiện đòi lại TSPP tại Bắc Phi, Trung Phi, Trung Đông.

Dư luận thế giới ngày càng nhận thấy là việc hỗ trợ cụ thể cho các dân chúng bị thống trị đòi công lý, điển hình qua việc truy lùng, niêm phong, thu hồi các tài sản phi pháp là điều phù hợp với công lý và cần tiến hành.

Tài sản phi pháp của Muammar Khadafi lên đến 50 tỷ Mỹ kim.
Tài sản phi pháp của Muammar Khadafi lên đến 50 tỷ Mỹ kim.

Một trường hợp thu hồi TSPP đặc biệt đã xảy ra tại Pháp, khiến cho dư luận đặc biệt quan tâm về mức hữu hiệu và nhanh chóng của việc điều tra, niêm phong và tịch thu các tài sản phi pháp. Đó là trường hợp Teodora Nguema Obiang, con trai của vị tổng thống độc tài Guinée Eqautoriale với chức vụ Đệ Nhị Phó Tổng Thống. Obiang đã dùng tiền phi pháp để mua nhiều chiếc xe hạng sang như Maserati, Bentley, Rolls-Royce trị giá cả triệu euros, dinh thự cao 6 tầng, trị giá hơn 150 triệu euros, tại đại lộ Foch gần Khải Hoàn Môn. 

Các phần TSPP này bị tịch thu từ 19/7/2012, sau 5 năm khởi tố. Obiang cũng bị truy tố tại Hoa Kỳ về tội tham nhũng qua việc chi tiêu hơn 300 triệu MK từ 2000 đến 2011. Đây là lần đầu tiên một thành phần thuộc gia đình một lãnh đạo độc tài còn tại chức mà tài sản phi pháp đầu tư tại Pháp, Hoa Kỳ bị niêm phong, tịch thu và bị truy lùng.

Khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho việc thu hồi TSPP
Tại các quốc gia tiền tiến, bắt đầu từ đầu năm 2009, một số cơ quan rất chuyên biệt (special agency) với quyền hạn điều tra, tịch thu TSPP, được nới rộng bởi một số đạo luật đặc biệt đã được hình thành tại Anh, Pháp, Úc, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Liên Âu. 

Điển hình tại Anh (SOCA Serious Organised Crime Agency), Pháp (AGRASC AGence de Recouvrement des Avoirs Saisis ou Confisqués). Riêng trong 2 năm 2009/2010, SOCA đã niêm phong một tổng số tài sản phi pháp lên hơn 300 triệu Anh Kim. 

Theo cơ quan SOCA, điều quan trọng là khả năng ngăn cấm không cho các thành phần tội ác xử dụng được số tiền phi pháp, dù số tiền này được lưu trữ ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Đạo luật số 2010-78 ngày 9/7/2010 tại Pháp cho phép cơ quan AGRASC tịch thu tài sản phi pháp, nới rộng những loại tài sản có thể bị niêm phong và tịch thu. Một số điều chỉnh luật lệ về hình sự đã được Quốc Hội Pháp phê chuẩn, để có thể tiến hành việc tịch thu và bán đấu giá tài sản phi pháp theo quyết định của một số quan toà đặc biệt, ngay cả trước khi có phiên toà xử. 

Dư luận và giới tư pháp đã chấp thuận nguyên tắc: các thành phần tội ác cần phải chứng minh được là đã thụ đắc các tài sản với lợi tức hợp pháp của họ thì mới thu hồi được những tài sản khổng lồ bị niêm phong. Đây là một biện pháp đặc biệt rất hữu hiệu dựa trên kinh nghiệm chính quyền Ý đã tiến hành từ thập niên 80 nhằm phá vỡ vòng đai trên cùng cao nhất của tập đoàn Mafia Ý.


Công ước của Liên Hiệp Quốc về phòng chống tham nhũng đã được Việt Nam ký kết ngày 10/8/2009.
Công ước của Liên Hiệp Quốc về phòng chống tham nhũng được Việt Nam ký kết ngày 10/8/2009.

Trên bình diện Liên Hiệp Quốc, công ước về Chống Tham Nhũng và Rửa Tiền Merida được thông qua bởi Quyết Nghị 58/4 của Đại Hội Đồng LHQ vào ngày 31/10/2003, và có hiệu lực từ 14/12/2005 (Việt Nam đã phê chuẩn Công Ước này ngày 10/8/2009), cơ quan FATF (Financial Action Task Force) đã được thành lập từ năm 1989, để làm khung sườn cho các biện pháp chống rửa tiền, chuyển ngân phi pháp. Trên bình diện Liên Âu, chỉ thị (directive) 2015/849/EC được ban hành ngày 20/5/2015 nhằm chống rửa tiền có hệ thống. 

Đặc biệt với điểu khoản 30, bắt buộc phải công bố chi tiết về người thừa hưởng (beneficial ownership information), về tên tuổi, địa chỉ, tư cách các thành phần lãnh đạo các công ty này khi chuyển ngân vào Liên Âu, những dữ kiện này được lưu trữ trong một hồ sơ mà công chúng được quyền tham khảo. Ngoài ra Liên Âu còn bắt buộc các ngân hàng phải làm thủ tục tự động thông báo (Automatic Exchange of Financial Account Information) mỗi khi có một vụ chuyển ngân quan trọng (đến từ các thiên đường thuế khoá), chứ không cần đợi tới các thủ tục điều tra về pháp lý. 

Tại Hoa Kỳ, các dữ kiện về tiền chuyển ngân phi pháp được tập trung về cơ quan FinCEN (Financial Crime Enforcement Networks). 27 năm sau khi tướng độc tài Nigeria Sani Abacha mất, Hoa Kỳ mới đây đã tịch thu và giao trả lại cho chính quyền Nigeria số tiền gần 500 triệu MK thu hồi từ các TSPP của Sani Abacha, dù phần TSPP này đã được chuyển sở hữu qua hàng con cháu đang sống tại Hoa Kỳ.

Thu hồi TSPP tại Pháp, Liên Âu
Tại Pháp, cơ quan chuyên môn AGRASC, trực thuộc Bộ Tư Pháp và Ngân Sách, đã niêm phong hơn 800 triệu Euros từ 2 năm qua với hơn 16771 tài sản bị niêm phong tịch thu, trong đó có hơn 1660 dinh thự, 6100 trương mục ngân hàng và hơn 3100 chiếc xe hơi loại đắt tiền; một phần số tài sản này được đem ra bán đấu giá để xung vào công qũy Pháp. Số tài sản phi pháp bị niêm phong tăng vọt từ năm này sang năm khác.

 Riêng trong năm 2015, Bộ Tài Chánh Pháp cho biết AGRASC đã tịch thu hơn 480 triệu € TSPP và đã xung vào công qũy Pháp hơn 20 triệu € tiền lợi đến từ việc bán các TSPP thu hồi từ các hoạt động phạm pháp rửa tiền.

 Theo một giới chức trách nhiệm, các hoạt động bán á phiện chỉ còn ở mức 15% tổng số TSPP bị tịch thu, phần lớn số còn lại đến từ các hoạt động rửa tiền. Tại Liên Âu trong năm 2014, tổng số TSPP bị tịch thu tại Ý, Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha đã lên đến 2,6 tỷ Euros với 40.000 TSPP gồm du thuyền, biệt thư, xe hơi, trương mục,… Con số này sẽ còn tăng vọt qua việc áp dụng khuyến cáo hợp tác pháp lý của chỉ thị 2015/349 của Liên Âu.

Vấn đề TSPP tại Việt Nam
Chắc chắn đa số các thành phần lãnh đạo CSVN đều đã thụ đắc một cách phi pháp những số tiền khổng lồ lên đến hàng trăm triệu, hàng tỷ MK đến từ việc bòn rút công qũy quốc gia, tham nhũng có hệ thống, qua việc lợi dụng chức vụ, quyền thế, và nắm giữ mọi guồng máy kinh tế, công ty quốc doanh, ngân hàng tín dụng, dự án đầu tư.

    • Lãnh đạo CSVN mà đứng đầu là Nguyễn Tấn Dũng, qua trung gian thân tín đã chuyển rất nhiều tiền, có thể lên đến hàng tỷ MK ra nước ngoài, tại các quốc gia tiền tiến Tây-Phương. Danh sách 140 nhân sự, công ty Việt Nam được công bố bởi Offshoreleaks chỉ phản ảnh một phần sự kiện này.
    • Số tiền được chuyển vào thành vốn hùn hạp, trả hóa đơn tại các công ty bình phong tại Tân Gia Ba, BVI, Thụy Sĩ, hay tại các thiên đường thuế khóa. Và từ các công ty bình phong này chuyển vào các ngân hàng tại các quốc gia tiền tiến, để trở thành phần vốn các công ty do gia đình, con cháu, thuộc thân hạ thân tín đứng tên, và dùng để mua phần vốn các công ty (chợ, địa ốc) hay tậu bất động sản.

    • Số tiền này là TSPP chiếm đoạt qua việc lấy của cải, ruộng vườn, nhà cửa của người khác, nhất là dân oan, biển thủ công qũy các công ty quốc doanh do chính tay chân thân tín, người trong gia đình làm Tổng Giám Đốc, Giám Đốc, ăn chặn các dự án dầu tư.

Theo nhiều nguồn tin, Nguyễn Tấn Dũng đã chuyển rất nhiều tiền, có thể lên đến hàng tỷ Mỹ kim ra nước ngoài.
Theo nhiều nguồn tin, Nguyễn Tấn Dũng đã chuyển rất nhiều tiền, có thể lên đến hàng tỷ Mỹ kim ra nước ngoài.

Tạm Kết
Những TSPP các lãnh đạo CSVN đã chuyển ra ngoại quốc chắc chắn sẽ bị truy lùng, tịch thu để đòi lại công lý, công bằng cho hàng triệu người dân Việt Nam đã bị tước đoạt một cách trắng trợn, hàng trăm ngàn gia đình lâm cảnh khốn cùng, tan nát trong hàng chục năm qua, cũng như cho quốc gia Việt Nam. Nhờ vào những điều thuận lợi sau:
    • Khuôn khổ pháp lý quốc tế và quốc gia về chống tham nhũng đã giải toả được các khó khăn về mặt điều tra, truy lùng các TSPP được tẩu tán qua rất nhiều bình phong và trung gian trên khắp thế giới.
    • Sự tham gia tích cực và hữu hiệu của các tổ chức xã hội dân sự Quốc Tế, ICIJ, offshoreleaks, Transparency, …
    • Việc truy lùng TSPP không bị giới hạn bởi các thời hạn miễn tố hay hồi tố.
    • Việc truy lùng TSPP không bị giới hạn bởi tình hình người chủ nhân TSPP, dù đang lẩn trốn, đã qua đời, hay TSPP đã được chuyển nhượng qua hàng con cháu.
    • Việc truy lùng TSPP vẫn tiến hành được dù không có đơn kiện về mặt hình sự.
Với các điều kiện thuận lợi nêu trên, chắc chắn lãnh đạo CSVN và gia đình họ sẽ không còn có thể nào hạ cánh an toàn. Một phần quan trọng của số TSPP sẽ bị thu hồi, để đền bù các nạn nhân và đóng góp vào phần canh tân đất nước.




__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Biến động tài chính Trung Quốc, những triệu chứng tiên báo đáng ngại


 
TẠP CHÍ KINH TẾ
Biến động tài chính Trung Quốc, những triệu chứng tiên báo đáng ngại
Thanh Hà, Nguyễn Xuân Nghĩa

Biến động tài chính Trung Quốc, những triệu chứng tiên báo đáng ngại
Bảng thông tin tại thị trường chứng khoán Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc (Ảnh chụp ngày 11/01/2016)REUTERS/China Daily
Sau khi đã mất gần 10% trong tuần đầu tiên năm 2016, thị trường tài chính Thượng Hải và Thẩm Quyến tiếp tục đổ dốc. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sau khi phá giá đồng tiền, lại nâng giá nhân dân tệ, với hy vọng tạm xua tan viễn cảnh nổ ra một cuộc chiến tiền tệ. Những quyết định « trống đánh xuôi kèn thổi ngược » của các giới chức tài chính càng gây hoang mang.
Trong tuần lễ đầu của năm 2016, Trung Quốc đã hai lần phải đóng cửa thị trường chứng khoán trước khi kết thúc phiên giao dịch, khi chỉ số của Thượng Hải và Thẩm Quyến giảm quá ngưỡng 7 %. Thế nhưng biện pháp « cúp cầu chì » này, được ban hành từ mùa hè 2015, đã không đủ sức trấn an các cổ đông và giới đầu tư. Để đến giữa tuần, Bắc Kinh bãi bỏ biện pháp đóng cửa các sàn chứng khoán một cách cưỡng ép.
Lại cũng trong tuần lễ đầu tiên của năm mới, Ngân hàng trung ương Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ thêm 0,51 %- và đây là lần thứ 8 trong năm Bắc Kinh sử dụng biện pháp này. Đồng tiền Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất so với đô la kể từ tháng 3/2011. Nhưng chỉ vài ngày sau Trung Quốc lại nâng giá nhân dân tệ.
Cả hai biện pháp nói trên – đóng cửa cưỡng ép thị trường tài chính và thao túng tỷ giá hối đoái, đều không giúp hai sàn chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến lấy lại được cân bằng.
Kèm theo đó, thị trường tài chính từ Hồng Kông đến Tokyo, Seoul đều tụt giá khoảng 2%. Các nước Châu Á lo ngại, nếu Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ, thì từ Nhật Bản đến Hàn Quốc và kể cả các đối tác thương mại nhỏ hơn trong vùng cũng sẽ phải phá giá đơn vị tiền tệ theo gương Trung Quốc để bảo đảm được mức xuất khẩu.
Vì muốn xua tan lo ngại từ phía các nước láng giềng, Bắc Kinh trong hai ngày 9 và 11/01/2016 đã vội vàng tăng giá nhân dân tệ trở lại. Nhưng không còn một ai nghi ngờ về những ý đồ của Trung Quốc. Mọi người chuẩn bị tinh thần một « cuộc chiến tiền tệ » sẽ sớm mở ra.
Nhưng trước khi đề cập đến vấn đề « chiến tranh tiền tệ », ban Việt ngữ RFI đã đặt câu hỏi với chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa về các biện pháp « chữa cháy » được gọi là « cúp cầu chì » mà các giới chức tài chính Trung Quốc đã đề ra từ khủng hoảng hồi mùa hè 2015 với hy vọng bình ổn được các sàn chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến.
Tường lửa chống hỏa hoạn chứng khoán không còn hiệu quả ?
RFI : Xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa. Hôm nay chúng ta lại tiếp tục nói về Trung Quốc, về những biến động tài chính tại nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu. Thưa anh, Bắc Kinh đã dùng những biện pháp « không tự nhiên » để kiểm soát các hoạt động tài chính. Thế nhưng mà các biện pháp đó đều phản tác dụng. Vậy xin anh giải thích một cách dễ hiểu những biện pháp « cúp cầu chì » của Trung Quốc gồm những gì và vì sao, chúng đã bị hủy bỏ chỉ sau có sau 4 ngày áp dụng đầu năm 2016 ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Tôi gọi đó là “ cho nổ cầu chì ”. Áp dụng quy luật vật lý là khi dòng điện quá tải thì có thể làm cháy hệ thống cung cấp điện nên người ta cho điện chạy qua một cầu nối bằng chì. Nếu điện quá nóng thì cầu chì bị chảy và điện hết chạy nên hệ thống khỏi bị cháy. Đây là biện pháp an toàn để phòng ngừa hỏa hoạn.
Trở lại chuyện Trung Quốc, hồi tháng 7/2015 đã có vụ sụt giá cổ phiếu hơn 40%, trị giá khoảng năm ngàn tỷ đô la. Khi ấy, Hội đồng Kiểm soát Chứng khoán Bắc Kinh có hàng loạt biện pháp chống đỡ như vừa bơm thêm tiền vào trị trường vừa cấm các nhà đầu tư thuộc loại " đại gia " có trên 5% cổ phần của doanh nghiệp và giới điều hành các doanh nghiệp yết giá trên thị trường không được bán cổ phiếu cho đến ngày 08/01/2016. Thật ra, thị trường cổ phiếu Trung Quốc trên hai sàn Thượng Hải và Thẩm Quyến cũng đã có sẵn một cầu chì là nếu giá sụt quá 10% thì tự động tắt máy, ngưng giao dịch.
Thế rồi, vào ngày 01/01/2016 Bắc Kinh lập thêm một cầu chì khác là cho tắt điện nếu giá sụt quá 5%. Nào ngờ là khi thị trường mở cửa hôm Thứ Hai 04/01/2016 thì giới đầu tư lớn nhỏ gì cũng bán tháo để rút vốn bỏ chạy khiến giá sụt 7% và cầu chỉ nổ. Hôm đó Trung Quốc phải đóng cửa sàn chứng khoán Thượng Hải sớm hơn dự kiến. Rồi, tới ngày hôm sau, thị trường vừa mở có 10 phút đã mất giá 5% nên bị ngưng giao dịch trong 15 phút. Khi bật lại thì có 5 phút giá lại sụt thêm, tổng cộng mất 7%, nên họ dẹp luôn thị trường hôm đó ! Trung Quốc vừa đạt kỷ lục là có ngày giao dịch chứng khoán ngắn nhất thế giới, chưa đầy 30 phút, kể cả 15 phút ngừng chơi vì nổ cầu chì. Thật ra hôm đó, khách chỉ mua bán trong có 780 giây thôi!
Suy đi tính lại thì giới hữu trách cho rằng chính biện pháp an toàn ở mức 5% mới làm giới đầu tư e ngại nên chiều Thứ Năm mồng 07/09/2016 các giới chức tài chính Trung Quốc thu hồi biện pháp này. Nhưng ta đừng quên rằng vẫn còn cầu chì 10% kia ! Riêng tôi còn dự đoán là cổ phiếu xứ này có thể mất thêm sáu, bảy phần trăm nữa trong những tuần tới.
Lo ngại khi Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá của đồng tiền
RFI : Vì sao giới đầu tư lại e ngại và gây thiệt hại như vậy khi mà các đại gia có trên 5% phần vốn vẫn chưa được phép bán ra trước ngày mùng tám Tháng Giêng ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Sau những biến động và hốt hoảng trong có mươi phút bốc khói người ta mới tìm hiểu thêm và biết được vài ba chuyện, một cách bán chính thức.
Thứ nhất, ngày 05/01/2016, giới đầu tư được lệnh miệng rằng hạn kỳ cấm bán là mùng tám Tháng Giêng sẽ được triển hạn, kéo dài. Tức là sau mùng tám vẫn có lệnh cấm bán. Điều ấy khiến nhà đầu tư càng thêm lo sợ và bán được ít nhiều gì thì cứ bán.
Chuyện thứ hai là Ngân hàng Trung ương đã lặng lẽ phá giá đồng yuan-nhân dân tệ -còn được gọi là đồng nguyên thêm 0,51% trong ngày.
Tôi nghĩ chính là yếu tố hối đoái hay ngoại hối ấy mới gây hốt hoảng cho thị trường vì trước đấy Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cố trấn an thị trường rằng Bắc Kinh có chính sách hối đoái ổn định khi giàng đồng tiền của mình vào một rổ ngoại tệ có 13 đồng bạc khác nhau.
Thực tế thì đồng nhân dân tệ của Trung Quốc được giao dịch trên hai trị trường “ nội ” và “ ngoại ” khác nhau. « Nội » là mua bán bên trong, ngoại là buôn bán với các thị trường khác bên ngoài qua cửa Hồng Kông trong kế hoạch quốc tế hóa vị trí của đồng nhân dân tệ. Thế rồi, người ta thấy đồng tiền Trung Quốc sụt giá 1,5% trên thị trường nội và 1,7% trên thị trường ngoại. Sai biệt giữa hai thị trường đó đã mở rộng đến mức kỷ lục. Điều ấy có nghĩa là giới đầu tư quốc tế dự đoán rằng đồng nhân dân tệ trên thị trường ngoại sẽ còn sụt giá nữa.
Hốt hoảng vì khả năng đối phó kém cỏi của Bắc Kinh
RFI : Phải chăng là giới lãnh đạo kinh tế của Bắc Kinh đang dọ dẫm và khả năng quản lý rất tệ của họ lại càng gây thêm lo ngại cho các thị trường trên thế giới ? Hậu quả sẽ ra sao?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Tôi thấy có hai vấn đề trong này. Thứ nhất là khả năng quản lý, thứ hai là thực lực kinh tế. Về khả năng quản lý, người ta thấy ra bốn vấn đề.
Đầu tiên là dù Chủ tịch Tập Cận Bình đã tập trung trách nhiệm kinh tế vào tay mình và còn muốn trực tiếp can thiệp thay vì phân quyền cho nhân vật lãnh đạo đứng thứ hai là là Thủ tướng Lý Khắc Cường. Các cơ quan hữu trách như Hội đồng Chứng khoán, Ngân hàng Trung ương và cơ quan quản lý ngoại hối lại không có hành động phối hợp.
Điều ấy mới giải thích vấn đề thứ hai là Bắc Kinh có chính sách dời đổi, co giật và mâu thuẫn. Thí dụ như việc đặt thêm một cầu chì quá hẹp và đột ngột phá giá đồng bạc.
Vấn đề thứ ba là dùng bộ máy hành chính can thiệp vào một thị trường thật ra chưa có luật lệ hay quy củ rõ rệt. Điển hình là biện pháp ngoại hối trên thị trường giao dịch đồng nhân dân tệ - tức đồng nguyên ở hải ngọai nhằm phát huy vai trò ngoại tệ dự trữ của đồng bạc theo kỳ hạn của Qũy Tiền tệ Quốc tế. Với hậu quả ngược là nhà nước càng chạy theo thị trường này thì đồng tiền Trung Quốc trên thị trường ngoại càng tuột ra khỏi tầm tay của họ.
Vấn đề thứ tư là Bắc Kinh không biết cách truyền đạt thông tin hay giải thích cho thị trường biết là họ muốn gì. Dù là hôm cuối tuần vừa qua, giới quản lý thị trường ngọai hối trấn an thế giới rằng hệ thống tài chính của Trung Quốc cơ bản là ổn định và lành mạnh, nhưng không ai tin là giới lãnh đạo Bắc Kinh nắm vững tình hình thực tế, hoặc tệ hơn vậy, Bắc Kinh bị cho là còn muốn che giấu điều gì đó nguy ngập hơn.
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
RFI : Vẫn nói về khả năng quản lý và thông tin như anh vừa phân tích, xin anh nêu cho vài thí dụ cụ thể.
Nguyễn Xuân Nghĩa : Hôm mồng 05/01/2016, khi thị trường sụt giá thì Bộ Thương Mại cho hay là trong 11 tháng đầu năm 2015, đầu tư ngoại quốc vào thị trường Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục là 126 tỷ đô la.Cùng ngày, Hội đồng Kiểm soát Chứng khoán lại gia hạn cấm bán cổ phiếu sau ngày 08/01/2016 như vừa nói.
Song song, thống kê nhà nước cho biết năm 2016 hơn 600 tỷ đô la đã ra khỏi thị trường nội địa và dự trữ ngoại tệ sụt mất 513 tỷ đô la.
Mâu thuẫn ở đây là vì sao đầu tư vào Trung Quốc tăng mà lượng tư bản tẩu tán ra ngòai cũng tăng ? Những con số trái ngược ấy càng gây hoài nghi cho thị trường, nên thị trường chứng khoán vừa mở cửa là thiên hạ " bỏ chạy ", hoặc giới đầu tư hối đoái tiếp tục bán tháo đồng nhân dân tệ vì chờ đợi giá thấp hơn và hậu quả sẽ bào mỏng kho dự trữ để ứng phó với nhiều sức ép còn nguy ngâp hơn.
Dự trữ ngoại tệ Trung Quốc bị « bào mỏng »
RFI : Đấy là về khả năng quản lý, còn về thực lực kinh tế thì sao, thưa anh ? Nhiều nhà quan sát quốc tế cho rằng với trị giá là 6.000 tỷ đô la, thị trường cổ phiếu có suy sụp thì cũng chẳng gây hậu qủa kinh tế quá tai hại cho Trung Quốc. Nhưng biện pháp liên hệ đến tỷ giá đồng nhân dân tệ và sự kiện dự trữ ngoại tệ của Bắc Kinh đã bị hao hụt nặng mới có hậu qủa trầm trọng hơn. Hậu quả ấy là gì ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Chúng ta được biết dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã giảm 108 tỷ nội trong tháng 12/2015. Chiều hướng ấy tiếp tục cùng nhịp độ tẩu tán tư bản ra khỏi thị trường Hoa lục và sẽ là bài toán nan giải cho Bắc Kinh.
Nói về thực lực thì từ năm nay trở đi, đà tăng trưởng sản xuất của Trung Quốc sẽ giảm, và kinh tế xứ này đi vào chu kỳ suy trầm, không thể đạt mức 6,5% như chỉ tiêu vừa công bố. Trong khi ấy thất nghiệp lại bắt đầu tăng, với hậu quả xã hội và chính trị rất nghiêm trọng.
Vì vậy, Bắc Kinh sẽ lại phải bơm tín dụng kích thích kinh tế dù núi nợ chất đống từ nạn tổng suy trầm năm 2008 đã vượt quá 280% của GDP. Theo đà này thì trong năm 2016, họ sẽ phải bơm thêm một lượng tiền tương đương với từ hơn 5.000 tỷ đến gần 6.000 tỷ đô la.
Cùng với biện pháp bơm tiền chưa chắc đã công hiệu, Bắc Kinh sẽ còn phải hạ lãi suất làm đồng tiền Trung Quốc càng mất giá và tư bản càng tháo chạy. Lãnh đạo Trung Quốc có thể muốn giảm giá đồng nhân dân tệ một cách chậm rãi, tiệm tiến nhưng biến động thị trường có thể khiến họ tuột tay như đã tuột tay trên thị trường cổ phiếu vào tuần qua.
Sóng thần tài chính Trung Quốc 2016 còn nguy hơn cơn bãi tiền tệ 2008 ?
RFI : Nếu Bắc Kinh tiếp tục phá giá đồng bạc – trong giả thuyết lý tưởng là một cách tiệm tiến, có trật tự như vậy - thì liệu ta có thể gọi là một biện pháp lũng đoạn hối đoái hay chăng và liệu thế giới có chứng kiến một trận chiến ngoại tệ giữa các nước hay không?

Nguyễn Xuân Nghĩa :
Thật ra, do yêu cầu của kinh tế nội địa, quốc gia nào cũng có biện pháp ảnh hưởng đến giá trị hay hối suất đồng bạc của mình, hoặc là qua việc cắt lãi suất tới sàn như Hoa Kỳ đã thi hành từ năm 2008 đến năm 2015, hay là qua việc bơm tiền theo phương pháp “ quantitative easing ”, như Ngân hàng Trung ương Âu châu, Nhật Bản đang áp dụng và Hoa Kỳ đã áp dụng từ 2008 đến 2013.
Trung Quốc cũng sẽ đi vào chu kỳ ấy và tất nhiên là điều ấy từ một nền kinh tế có sản lượng đứng hạng nhì thế giới sẽ gây ra nhiều biến động. Nhưng khó đoán hơn cả là những biến động ấy có khi lại là hậu quả bất lường mà chính Bắc Kinh không dự trù nổi khi cứ phản ứng một cách lụp chụp với sự hốt hoảng.
Người ta cứ lầm tưởng rằng Bắc Kinh có những mục tiêu trường kỳ và làm gì cũng đắn đo suy nghĩ. Sự thật lại chẳng như vậy như cả thế giới đã thấy tuần qua.
Sau cùng, hậu quả đáng ngại nhất cho thế giới không chỉ có khả năng quản trị rất kém hay thực lực đối phó có hạn khi dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc bị bào mỏng trong khi doanh nghiệp có thể vỡ nợ dây chuyền. Hậu quả là uy tín chính trị của một đảng độc quyền có đầy tham vọng cả an ninh lẫn kinh tế trong một quốc gia có quá nhiều dị biệt về nhận thức lẫn lợi tức và có sức ly tâm rất mạnh.
Biến cố tuần qua tại Trung Quốc có thể báo hiệu nhiều thay đổi chính trị và gây chấn động tài chánh còn nặng hơn những gì chúng ta đã thấy vào năm 2008.

__

__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Tuesday, January 12, 2016

Nguyễn Phú Trọng quyết dùng cả giải pháp bạo lực để thanh toán đối thủ trong đảng


       Hân hạnh Fw ACE, thăǹg chế đỏ naò Dũng hay Trọng thì đất nước cũng sớm muộn tiêu vong, nhưng bọn nhiệt tình cúc cung tận tuỵ với Tập cướp Bỉnh, phe Trọng và Hùng nhất trí chịu nhục trước TC thắng thế thì VN sẽ mau được Hán hoá như chúng mong ước...Do đó dù sao nếu Dũng...
       Một số cụ, hy vọng là phe Troṇg Lú thănǵ vì nghĩ phaỉ "vận cùng" mới "tắc biến", nhưng trước sự tuyệt đại đa số trí thức vô cảm, ngậm miệng an thân, xin đừng trách người dân bình thương̀ thì vận cùng sẽ tắc tị, và khi VN thành Tây Tạng rồi thì tỉnh giấc mơ thiên đươǹg TC phaỉ là quá muộn. Phú Vân.



----- Forwarded Message -----
From: Can Bui <
Sent: Sunday, January 10, 2016 9:07 PM
Subject: Fwd: Bài quá hay về phân tích tình hình chính trị VN

Muon biet  nhieu ve su sau xe, tranh gianh quyen luc nhu the nao giua phe Nguyen Phu Trong va phe cua Nguyen tan Dung, qui vi co the doc bai duoi day: " Nguyễn Phú Trọng quyết dùng cả giải pháp bạo lực để thanh toán đối thủ trong đảng"
-----Original Message-----
From: Hoc Nguyen <plymouth.hoc@gmail.com>
To: undisclosed-recipients:;
Sent: Sun, Jan 10, 2016 2:03 pm
Subject: Fwd: Fw: Bài quá hay về phân tích tình hình chính trị VN
Subject: Bài quá hay về phân tích tình hình chính trị VN


image





Ngày 21.12.15 Hội nghị trung ương (HNTU) 13 bế mạc, nhưng vấn đề nhân sự ở cấp cao nhất „tứ trụ“, đặc biệt là ghế Tổng bí thư (TBT), vẫn hoàn toàn bế tắc và lại phả...

Preview by Yahoo


 Nguyễn Phú Trọng quyết dùng cả giải pháp bạo lực để thanh toán đối thủ trong đảng

tronglu
Ngày 21.12.15 Hội nghị trung ương (HNTU) 13 bế mạc, nhưng vấn đề nhân sự ở cấp cao nhất „tứ trụ“, đặc biệt là ghế Tổng bí thư (TBT), vẫn hoàn toàn bế tắc và lại phải khất tới HNTU 14, mặc dù Đại hội (ĐH) 12 đã được quyết định khai mạc vào ngày 20.1.16. Ngay ngày hôm sau, 22.12.15 trên Tạp chí CS, cơ quan lí luận của Trung ương đảng, Phó Tổng biên tập TS Nhị Lê đã viết bài „Nhận diện và đột phá cấp bách các nguy cơ trong Đảng hiện nay“. 

Sau khi lập lại nội dung nhận định của Nguyễn Phú Trọng khi gặp cử tri Hà nội đầu tháng 12.15 „nguy cơ đối với cách mạng, trước nhất từ trong nội bộ Đảng“, Nhị Lê đã kết luận “tình trạng bất bình thường đòi hỏi phải được giải quyết một cách bất bình thường và chữa trị cho bằng được!” Và „chọn đúng khâu đột phá và giải quyết trên tầm tổng thể“. Bài này sau đó cũng phổ biến trên tờ CA điện tử.

Ngay hai ngày đầu năm 1. và 2.1.16 người cầm đầu chế độ Nguyễn Phú Trọng đã thân hành thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà nội và Bộ tư lệnh lực lượng cảnh sát cơ động. Tại Bộ Tư lênh Thủ đô đứng cạnh Nguyễn Phú Trọng là hai đại tướng Phùng Quang Thanh đương kim Bộ trưởng Quốc phòng và Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị và được coi là người kế nhiệm ông Thanh. Tại Bộ tư lệnh lực lượng cảnh sát cơ động Bộ trưởng công an Trần Đại Quang đã trải thảm đỏ để ông Trọng duyệt binh.

Ngày 29.12.15 tại Hội nghị Công an toàn quốc tổng kết công tác năm 2015 và bàn công tác năm 2016 do Trần Đại Quang chủ trì, nhưng người chỉ đạo hội nghị lần này lại là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Mặc dầu từ trước tới nay ngành Công an thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đầu năm 2015 ông Dũng còn gởi „Thông điệp năm mới“ hứa hẹn dân chủ cuội, nhưng đầu năm nay hoàn toàn vắng bóng. Thay vào đó nhiều báo lề đảng phổ biến bài phỏng vấn ông Sang.

Trước, trong và sau HNTU 13 các phe đang tung ra hàng loạt tin tố cáo, kết tội và mạt sát nhau, trong đó trích cả những tài liệu thuộc loại „tuyệt mật“. Khiến ngay cả Bộ trưởng Công an cũng phải nhìn nhận là „rất nghiêm trọng“.

Tại sao chỉ ít ngày trước ĐH 12 Nguyễn Phú Trọng phải chứng tỏ cho dư luận trong đảng và ngoài xã hội là, ta đang nắm được cả quân đội lẫn công an? Vì sao Nguyễn Tấn Dũng không chỉ đạo ngành Công an như thường lệ? Tuy đang thắng thế, nhưng tại sao phe Nguyễn Phú Trọng vẫn phải lên tiếng đe dọa phe Nguyễn Tấn Dũng và sau hai HNTU liên tiếp chức TBT về tay ai cũng chưa rõ? Tất cả những sự kiện chính trị, quân sự và an ninh rồn rập sau HNTU 13 nêu trên đây nói lên điều gì? Tín hiệu gì?

Trong bài này người viết không làm công việc dự đoán hay phỏng đoán ai đi ai ở lại, hay ai thắng ai thua. Vì ngay cả những nhân vật chính trong cuộc vào giờ phút này chính họ cũng chưa biết số phận chính trị của họ sẽ ra sao. Mục đích chính của bài là căn cứ trên những dữ kiện chính trị, phân tích cách sử dụng quyền lực của họ trong các mưu đồ và thủ đoạn giành giựt các ghế cao, quyền lớn, tiền nhiều của một số người chính. Bài này đặt trọng tâm phân tích các tính toán và sách lược của TBT Nguyễn Phú Trọng chống các đối thủ trong đảng. 

[Các bài phân tích của cùng tác giả về các mưu đồ và thủ đoạn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể xem trên Web DCvaPT] Họ đã và đang toan tính giở những đòn ma giáo quỉ quyệt và tàn bạo như thế nào nhằm thanh toán giữa các „đồng chí„ với nhau? Nhân dân ta, đi đầu là trí thức, thanh niên, kể cả những đảng viên tiến bộ có thể tin vào „đạo đức“ „nhân cách“ và lòng liêm sỉ của họ nữa không? Hay vẫn hi vọng là đồ tể sẽ thành bồ tát, an tâm gửi trứng cho ác?
Hội nghị Trung ương 13 vẫn bế tắc tại các ghế „Tứ trụ“

Theo thông báo đầu tiên, HNTU 13 kéo dài từ 14 tới 22.12.15 để bàn về „tiếp thu ý kiến đóng góp“ của các đảng bộ, Mặt trận tổ quốc, đảng viên và nhân dân về hai văn kiện Dự thảo Báo cáo chính trị và Kinh tế-xã hội; „tổng kết thực hiện Nghị quyết trung ương 4 khóa 11 về xây dựng đảng“; nhân sự Ban chấp hành trung ương, Bộ chính trị (BCT), Ban bí thư (BBT) và Ủy ban kiểm tra trung ương (UBKTTU) khóa 12; „Qui chế bầu cử tại ĐH 12“. Trong đó then chốt nhất là nhân sự BCT và „Tứ trụ“.

Chủ đề nhân sự đã được HNTU 13 bàn chính thức từ ngày Thứ 6, 18.12 tới sáng 21.12. Vì chiều 21. 12 HNTU 13 đã chấm dứt đột ngột, sớm hơn một ngày theo chương trình ban đầu.

Về nhân sự ở cấp cao, trong diễn văn khai mạc ông Trọng đã cho biết, HNTU 13 sẽ thảo luận và quyết định 4 vấn đề:

1. Bỏ phiếu biểu quyết danh sách các Ủy viên trung ương (UVTU) khóa 11 „trong độ tuổi“ được tái nhiệm vào Khóa 12. Đây chính là cách tự bầu!

2. Bỏ phiểu biểu quyết các UVTU khóa 11 thuộc trường hợp „đặc biệt“ tái cử vào khóa 12.Tức những người đã quá tuổi qui định nhưng đòi vẫn muốn ở lại để tiếp tục nắm các chức vụ cao.

3. Bỏ phiếu biểu quyết đề cử các đồng chí đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong độ tuổi tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XII và UBKTTU (trong số các UVTU khóa 11 được tái cử và các UVTU mới vừa được bầu vào)

4. Các UVTU khóa 11 (chính thức & dự khuyết) „viết phiếu giới thiệu“ các ủy viên BCT và BBT khóa 11 –„đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong độ tuổi“- ứng cử 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt. Đây là cách gianh ghế cho phe mình!
Trong Thông báo kết thúc của HNTU 13 ngày 21. 12 cho biết, về chủ đề nhân sự đã đi tới các quyết định.:

1. „Thông qua danh sách các đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nhất trí giới thiệu ứng cử Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII“. Tức là Ban chấp hành trung ương Khóa 11 chọn trước các Ủy viên chính thức và dự khuyết Ban chấp hành trung ương Khóa 12. Tại HNTU 12 (10.15) „Trung ương [mới chỉ] bỏ phiếu biểu quyết danh sách nhân sự lần đầu được giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khoá XII (cả chính thức và dự khuyết)“

2. „Thông qua danh sách các đồng chí đủ điều kiện, trong độ tuổi được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI nhất trí giới thiệu ứng cử Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII.Tức là Ban chấp hành trung ương 11 chọn sẵn các người làm ứng cử vào BCT, BBT và UBKTTU cho Khóa 12 để ĐH thông qua
3. Giao Bộ Chính trị tiếp tục chuẩn bị nhân sự trường hợp đặc biệt là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI quá tuổi, tái cử, để đảm nhiệm chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, trình Hội nghị Trung ương 14 xem xét, quyết định.

Về Điểm ba này trong diễn văn bế mạc, Nguyễn Phú Trọng nói hơi khác: „Các đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XI (cả chính thức và dự khuyết) cũng đã viết phiếu giới thiệu các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong độ tuổi ứng cử 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước. “ Nếu hiểu cách này thì cả Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và một số ủy viên BCT khóa 11 đã quá tuổi qui định theo Điều lệ đảng đều không được xét. Nhưng Thông cáo chung lại nói rõ, tiếp tục xét các „trường hợp đặc biệt là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI „quá tuổi, tái cử“ để nắm các ghế „tứ trụ“. Nếu trường hợp này đúng thì cả Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và một số ủy viên BCT vẫn ngấp nghé tiếp ghế TBT và 3 ghế cao khác!

Kết quả HNTU 13 dẫn tới một số kết luận:
1. Các phe nhóm có quyền lực nhưng đối nghịch nhau trong Trung ương đảng như Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, vì lợi ích riêng của mỗi phe, đã thỏa thuận ngầm với nhau cướp quyền của ĐH, từ một cơ quan có quyền lực cao nhất theo Điều lệ đảng, ĐH 12 sắp tới trở thành một cuộc họp chỉ để thông qua các quyết định của các phe trước đó tại các HNTU. Việc này đã diễn ra từ HNTU 9 (5.14) với Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9.6.2014 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng do Nguyễn Phú Trọng kí. Nghĩa là, vì quyền lợi cá nhân và phe nhóm, họ chỉ lợi dụng đảng như một bình phong để tranh quyền, giữ ghế và chia tiền.

2. Như vậy là xuyên qua cả hai HNTU 12 và 13 nhưng các phe phái, các nhóm trong Trung ương đảng vẫn bất đồng sâu sắc với nhau về những ai sẽ làm TBT, Chủ tịch nước,Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội trong ĐH 12 sẽ diễn ra vào 20.1.16. Điều này tự chứng tỏ uy tín rất yếu của những người thuộc các „trường hợp đặc biệt“ hiện còn đang ngồi ghế „tứ trụ“ và BCT đã quá tuổi qui định, nhưng vẫn đòi chia phần tiếp, không ai nổi trội để được đa số HNTU tán thành, mặc dù họ đã ngấm ngầm và công khai vận động trong các năm qua.

3. Họ vỗ ngực tự nhận là đảng cầm quyền, phục vụ quyền lợi nhân dân và thề thốt là để „dân biết, dân bàn, dân kiểm tra“. Nhưng trong việc chọn lựa nhân sự ở cấp cao nhất có liên quan trực tiếp tới sinh mạng và đời sống của nhân dân cũng như tương lai của đất nước, họ đã cố tình khóa cửa lại, không cho nhân dân được biết và đóng góp ý kiến. Các cuộc họp của HNTU 12, 13 với chủ đề nhân sự cấp cao nhất cho Đảng và Nhà nước đã được cố tình tổ chức tù mù, che đậy, lấp liếm với các thông cáo họp hằng ngày chỉ vài dòng, không cho biết nội dung và kết quả. Vì các phe đánh phá nhau bằng nhiều thủ đoạn: „Họ đối xử với nhau “lạnh tanh máu cá”. Câu này của Nhị Lê kết án lòng dạ của phe Nguyễn Tấn Dũng, nhưng thực tế cũng là tâm địa của phe Nguyễn Phú Trọng.

Giành nhau các ghế cao trong HNTU không xong, lôi nhau ra bên ngoài đánh tiếp

Như phần đầu đã nói, sau 8 ngày họp HNTU 13 nhưng thắng bại giữa hai phe vẫn chưa ngã ngũ, nên chỉ một ngày sau trên Tạp chí CS đã phổ biến bài „Nhận diện và đột phá cấp bách các nguy cơ trong Đảng hiện nay“ của Phó Tổng biên tập TS Nhị Lê đã tấn công trực diện vào phe cánh của Nguyễn Tấn Dũng, tuy trong cả bài không nêu danh ông trực tiếp. Tạp chí CS vẫn được coi là cái miệng của TBT Nguyễn Phú Trọng. Nhị Lê đã tỏ ý cho biết là, từ sau HNTU 4 (12.11) mở màn cuộc thanh trừng chống „một bộ phận không nhỏ“ trong đảng thất bại, nên nó đang mạnh lên và trở thành nguy cơ tồn vong cho chế độ:

„Qua bốn năm, từ việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, phát hiện những hiện trạng nóng bỏng, với những “tầng chìm thực thể”, như C. Mác nói, tinh vi, giảo quyệt hơn, đặt ra những thách thức ngày càng cấp bách, thật sự là nguy cơ.“

Nhị Lê liệt kê một loạt những âm mưu phá hoại của họ đang dẫn tới các nguy cơ cho chế độ:
-„Nguy cơ chệch hướng trong hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối chính trị“
-„Nguy cơ buông lỏng, làm trái những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng“
-„Nguy cơ một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó đáng lo ngại là người đứng đầu suy thoái, biến chất về tư tưởng chính trị, sa sút về phẩm hạnh và lối sống“
-„Nguy cơ xa rời cơ sở xã hội – chính trị của Đảng“

-„Nguy cơ vừa cát cứ, cục bộ, vừa phân ly, phá vỡ thống nhất, mà một số người đứng đầu là sự “kết tụ” dưới đủ hình thức và cấp độ, có thể làm xuất hiện “lợi ích nhóm” và những “nhóm lợi ích” làm phân rã Đảng“

Các „nguy cơ“ nêu trên của Phó Tổng biên tập Tạp chí CS, phản ảnh những nguồn dư luận cả trong đảng và ngoài xã hội là, Nguyễn Tấn Dũng đang có âm mưu nắm cả ghế TBT lẫn Chủ tịch nước để trở thành Tổng thống! Phó Tổng biên tập Tạp chí CS còn kết án gay gắt những người này là:
„Họ đối xử với nhau “lạnh tanh máu cá”, thậm chí chà xéo cả lên tình người, tình đồng chí để giành đoạt cho mình quyền lực, lợi lộc cá nhân và cho phường hội. Một số người không còn cả liêm sỉ, mà nói như người xưa: Không có liêm sỉ thì không thành người được nữa! „

Từ đó Nhị Lê đòi hỏi phải ra tay trừng trị sớm:
„Đây là vấn đề vô cùng hệ trọng liên quan tới sinh mệnh, sự tồn vong của Đảng, sự mất còn của chế độ, sự thăng trầm của đất nước, sự an nguy của dân tộc, nên không thể trì hoãn giải quyết.“

Nhị Lê còn ví von ám chỉ âm mưu và tham vọng của Nguyễn Tấn Dũng như cục máu đông có thể làm con người chết bất tử; vì thế, theo ông phải có biện pháp làm “tan những cục nghẽn mạch đau đớn” ấy“ bằng cách „chọn đúng khâu đột phá và giải quyết trên tầm tổng thể“. Và „Vì, tình trạng bất bình thường đòi hỏi phải được giải quyết một cách bất bình thường và chữa trị cho bằng được“

Để thực hiện mục tiêu này, Nhị Lê đã hùng hổ bảo vệ cho giải pháp “tài không nệ tuổi”, dỡ bỏ mọi khuôn sáo cơ học cứng nhắc về vấn đề này.“ Qua đó Phó Tổng biên tập Tạp chí CS đã ủng hộ và bênh vực tham vọng của Nguyễn Phú Trọng vẫn nằng nặc đòi giữ ghế TBT tiếp, mặc dù đã 71 tuổi và là người cao tuổi nhất trong BCT hiện nay. Để thực hiện tham vọng này phe Nguyễn Phú Trọng sẵn sàng đạp lên Điều lệ đảng, mặc dầu chính họ đã dựng lên!

Việc HNTU 13 chấm dứt đột ngột một ngày theo chương trình dự tính, thay vì ngày 22.12 nhưng chiều 21.12 đã kết thúc, vẫn còn là một câu hỏi cho các quan sát viên theo dõi chính trị VN. Người ta ghi nhận một số sự kiện có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp tới việc này. Theo „Thông cáo báo chí“ của Hội nghị thì sáng 21.12 HNTU 13 còn bàn tiếp „công tác nhân sự“. Buổi chiều „họp phiên bế mạc“. Vẫn theo Thông cáo, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì và điều hành phiên họp. Những nhân vật đóng vai chính và các vấn đề giải trình tại phiên họp bế mạc là: 

1. UV BCT, Thường trực BBT Lê Hồng Anh giải trình: a) „ đọc Báo cáo trả lời chất vấn của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 13 khoá XI.“ b) „đọc Báo cáo  tiếp thu và giải trình của Bộ Chính trị về ý kiến của Trung ương thảo luận về“: kiểm điểm sự lãnh đạo của BCThủ tướngU Khóa 11; „thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XI“; „tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI về xây dựng Đảng.“ c) đọc Báo cáo tiếp thu và giải trình của Bộ Chính trị về ý kiến của Trung ương thảo luận về thời gian, nội dung và chương trình Đại hội XII. Ủy viên BCT kiêm Trưởng ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa „đọc Báo cáo tiếp thu và giải trình của Bộ Chính trị về ý kiến của Trung ương thảo luận về  Dự thảo Quy chế làm việc của Đại hội XII; Dự thảo Quy chế bầu cử tại Đại hội XII của Đảng.“

 Đặc biệt là ủy viên BCT kiêm Trưởng ban tuyên giáo trung ương Đinh Thế Huynh không chỉ đọc báo cáo của BCT tiếp thu và giải trình ý kiến của Trung ương đảng về Dự thảo Báo cáo chính trị, mà còn đọc cả “ Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011 – 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI trình Đại hội XII của Đảng.“ Đúng ra phần này thuộc thẩm quyền và lãnh vực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sau đó Ban chấp hành trung ương „đã biểu quyết thông qua Nghị quyết  Hội nghị lần thứ 13“.

Cuối cùng TBT Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc. Đáng chú ý là trong Điểm 2 của diễn văn khi nói tới những thành quả trong kinh tế-xã hội, ngoại giao, an ninh…5 năm qua trong nhiệm kì Khóa 11, Nguyễn Phú Trọng đã coi đó là công lao „Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư“. Cụm từ này được Nguyễn Phú Trọng lập đi lập lại tới ít nhất 4 lần. Trong khi đó không một lần nào nhắc tới Chính phủ. Nhưng ông Trọng đã chỉ trích mạnh những khó khăn và thất bại trong kinh tế-xã hội:

„Kinh tế vĩ mô chưa ổn định vững chắc; tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu đề ra; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chậm được cải thiện. Việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện nghị quyết vẫn là khâu yếu. Việc triển khai thực hiện chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm, chưa có những chuyển biến cơ bản. Lãnh đạo, chỉ đạo một số lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, xã hội còn hạn chế.“

Tuy không một lần nào nhắc tới Nguyễn Tấn Dũng, nhưng ai cũng biết, những việc nêu trên Nguyễn Phú Trọng đã chĩa mũi dùi chỉ trích thẳng vào ông Dũng, vì đây là lãnh vực thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Thủ tướng. Cả trên truyền hình tường thuật lễ bế mạc HNTU 13 cũng cho thấy giọng nói và dáng điệu tỏ ra tự tin, phấn khởi của Nguyễn Phú Trọng, trái với cách nói buồn tẻ của ông trong buổi bế mạc HNTU 12 hai tháng trước. Trong khi đó ngồi ở hàng ghế đầu lần này Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra ưu tư, lo lắng khác hẳn với cử chỉ cười ruồi bữu môi nửa miệng của ông tại buổi bế mạc HNTU 12.

Ngoài ra, đúng vào ngày HNTU 13 bắt đầu thảo luận về nhân sự cấp cao (18.12) thì một thư dược gọi là „Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị“ đề ngày 10.12.15 được phổ biến rộng rãi trên nhiều báo điện từ lề dân. Trong Thư 9 trang nêu ra 12 vấn đề liên quan tới trách nhiệm trực tiếp của Thủ tướng, lí lịch gia đình của Nguyễn Tấn Dũng; song song có trích dẫn các phần giải trình thanh minh và biện hộ cho Nguyễn Tấn Dũng của UBKTTU và nhiều cơ quan trong đảng và chính phủ. Đáng chú ý nữa là, trong Thư này đánh lớn mấy chữ „TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ“ ( điểm 8, tr.8).

Thực giả của Thư này vẫn còn là vấn đề tranh luận. 12 điều nêu ra trong Thư không có gì mới, đều đã được đồn đãi trong dư luận từ nhiều năm. Đáng nói ở đây là các phần trích các văn kiện của các cơ quan cao của đảng được coi là tối mật thực hay giả? Đặc biệt quan trọng nữa, có phải chính ông Dũng đã viết và phổ biến Thư này, hay phe đối thủ chính trị của ông đã viết và tung ra vào đúng dịp bàn về nhân sự cấp cao nhất của ĐH 12, với dụng ý làm hoang mang và làm tê liệt phe Nguyễn Tấn Dũng?

 Vì nếu ông Dũng rút ra khỏi cuộc tranh đua ghế TBT thì sẽ làm đổi hướng theo dõi của dư luận và thay đổi chương trình làm việc của HNTU 13, vì thế Hội nghị này đã nghỉ sớm một ngày ? Các tài liệu „tối mật“ của các cơ quan cao nhất của đảng bị tung ra bên ngoài làm cho ủy viên BCT, Bộ trưởng công an tướng Trần Đại Quang đã phải lên tiếng báo động „tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với 63 tỉnh thanh“ ngày 28.12 là „tình hình lộ lọt bí mật nhà nước xảy ra rất nghiêm trọng.“

Sau khi lá Thư gởi TBT và BCT được coi là của ông Dũng thì có nhiều „kiến nghị“ và thư tố cáo khác gởi cho BCT và Trung ương đảng liên quan tới việc tuyển chọn „Tứ trụ“ từ bênh vực cho tới chống đối Nguyễn Tấn Dũng hoặc Nguyễn Phú Trọng.

Dường như những thắng lợi ban đầu trong HNTU 13 phe ông Trọng đang giở các đòn chiến tranh tâm lí để biểu giương lực lượng. Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện liên tiếp trong nhiều dịp. Đáng kể như ông đã chọn thăm Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà nội và Bộ tư lệnh Lực lượng cảnh sát cơ động ngay trong hai ngày đầu năm. Đứng cạnh ông trong hai dịp này là các Ủy viên BCT, Bộ trưởng quốc phòng đương nhiệm Phùng Quang Thanh, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị và được coi là người kế nhiệm ông Thanh và Bộ trưởng Trần Đại Quang, như nói ở phần đầu. 

Nguyễn Phú Trọng muốn để cho các đối thủ và dư luận biết là, cả quân đội lẫn công an đang đứng đằng sau ông. Trong dịp kỉ niệm 70 năm bầu cử Quốc hội đầu tiên (6.1.1946- 6.1.2016) trước sự hiện diện đông đủ của các ủy viên BCT và cả hai cựu TBT, cựu Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội…người đọc diễn văn chính là Nguyễn Phú Trọng chứ không phải Nguyễn Sinh Hùng.

Tại Hội nghị Công an toàn quốc ngày 29.12.15 Nguyễn Tấn Dũng đã vắng mặt, tuy rằng lãnh vực này thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Người đọc diễn văn chỉ đạo lại là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Bộ trưởng công an Trần Đại Quang đã trải thảm đỏ cùng duyệt binh với ông Sang và đã giành những lời trang trọng cám ơn sự có mặt và chỉ đạo của Trương Tấn Sang:

„Lực lượng CAND rất vinh dự, tự hào được đồng chí Chủ tịch nước ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những chiến công, thành tích xuất sắc đạt được trong năm qua. Những ý kiến chỉ đạo của đồng chí là những định hướng quan trọng của Đảng, Nhà nước đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội thời kỳ hội nhập sâu rộng, phát triển mới của đất nước. „

Kế hoạch bao vây và phá hoại dài hạn đối thủ của Nguyễn Phú Trọng

Ai theo dõi sát tình hình nội bộ ĐCSVN dưới thời Nguyễn Phú Trọng làm TBT đều thấy một số điểm chính sau: 1. Để Nguyễn Phú Trọng nắm ghế TBT Khóa 12 (1.2011) cánh ông Trọng đã phải thỏa thuận ngầm với cánh ông Dũng bằng cách bỏ qua vụ Vinashin vào 2010, không kết án ông Dũng mà còn để cho làm Thủ tướng tiếp. 2. Nhưng sau khi nắm chắc ghế TBT, Nguyễn Phú Trọng bắt tay thanh toán Nguyễn Tấn Dũng, mở đầu với phong trào chỉnh đảng từ HNTU 4 (12.2011) với khẩu hiệu „Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay“, với điểm cao là „Hội nghị Cán bộ toàn quốc“ cuối tháng 2.12 phát động phong trào Tự phê bình và Phê bình rộng lớn chưa từng có. HNTU 5 (5.12) ông Trọng giành chức Trưởng ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng của Nguyễn Tấn Dũng. HNTU 6 (10.12) tính dùng Ban chấp hành trung ương ép Nguyễn Tấn Dũng phải từ chức Thủ tướng, nhưng đã thất bại. Ông Trọng buồn bực phát khóc. 3. Sau đó cánh „Đồng chí X“ còn quật lại bẻ gẫy danh sách các ứng cử viên vào BCT của phe Nguyễn Phú Trọng và đưa Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân vào BCT tại HNTU 7 (5.13) .4. Tại HNTU 10 (1.15), trong cuộc „lấy phiếu tín nhiệm“ các ủy viên BCT, Nguyễn Phú Trọng lại tụt lại đằng sau, trong khi ấy Nguyễn Tấn Dũng lại được đa số lớn Trung ương đảng tín nhiệm.

Từ những thất bại đau đớn này phe Nguyễn Phú Trọng đã thay đổi chiến lược từ trong nội bộ đảng tới ngoại giao với những trọng tâm chính: 1. Tái lập các Ban kinh tế và Nội chính trung ương để nắm lại túi tiền và điều động nhân sự. 2. Sử dụng phương thức „ tập trung dân chủ “ để sửa đổi Điều lệ bầu cử trong Trung ương đảng, BCT và ĐH đảng để vô hiệu hóa phe Nguyễn Tấn Dũng. 3. Chuẩn bị nhân sự ở „cấp chiến lược“ để đưa vây cánh vào Trung ương đảng nhằm nắm lại đa số trong các HNTU. 4. Cải thiện bộ mặt ngoại giao, đặc biệt với Hoa kì, để gây uy tín lại trong đảng và xã hội.

Trong hoạt động ngoại giao, chuyến thăm Mĩ tháng (6-10.7.15) là một „động tác giả chuyển trục“ của Nguyễn Phú Trọng. Chiêu thuật ngoại giao „đồng sàng dị mộng“ giúp phe ông Trọng cải thiện bộ mặt bị kết án là „bảo thủ và cúi đầu trước Bắc kinh“ trong đảng và ngoài xã hội nhằm tạo lại thanh thế đang bị phe Nguyễn Tấn Dũng đe dọa. Việc chấp nhận một số điều kiện để VN trở thành thành viên tương lai của TPP (Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái bình dương) vào đúng dịp HNTU 12 cũng là chiến thuật nhằm phá vỡ sự công kích của phe Nguyễn Tấn Dũng và qua đó mở rộng vây cánh.

Cùng với các thủ pháp ngoại giao, phe Nguyễn Phú Trọng còn thực hiện một loạt các biện pháp gài thân tín vào Trung ương đảng khóa 12. GS Hoàng Chí Bảo, Ủy viên Hội đồng lí luận trung ương, liền sau HNTU 13 đã cho biết, trong thời gian qua Ban tổ chúc trung ương và Ban tuyên giáo trung ương -hai cánh tay mặt của phe Nguyễn Phú Trọng- „ mở tới 6 lớp đào tạo lý luận đặc biệt. Tất cả ứng viên vào TW khóa XII bắt buộc phải qua những lớp đó.“ Nhiều „cán bộ cấp chiến lược“ này hiện nay đã trở thành ủy viên Trung ương khóa 12, hoặc là cán bộ chủ chốt ở trung ương và nhiều địa phương. Quan trọng nhất và cũng là độc tài gian hiểm nhất là „Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng“ do Nguyễn Phú Trọng kí sau HNTU 9 (5.14).

Khoản 3 trong Điều 13 của Quyết định này ghi rõ: „Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị.“
Nghĩa là dưới danh nghĩa „tập trung dân chủ“, nắm đa số trong BCT nên phe Nguyễn Phú Trọng đã sử dụng BCT làm cơ quan độc quyền thao túng ĐH 12 trong việc cử và bầu các người vào các ghế „tứ trụ“. Sự độc tài, lộng quyền thao túng của phe Nguyễn Phú Trọng đã đến mức không thể tưởng tượng được, vì tại HNTU 13 Nguyễn Phú Trọng đòi bắt trên 1500 đại biểu dự ĐH 12 phải „viết bằng tay đề cử những người vào BCH Trung ương hoặc vào 4 chức vụ cao nhất, chủ chốt trong Đảng“.

Khi mỗi đại biểu phải viết bằng tay những người mình muốn đề cử thì đã để lộ rõ, liền sau đó có thể diễn ra những cuộc tiếp xúc trực tiếp với những đại biểu muốn bầu người không thuộc cánh của Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu này sẽ phải chịu nhiều áp lực từ mua chuộc tới đe dọa để thay đổi quyết định. Nghĩa là nguyên tắc dân chủ bầu cử kín đã hoàn toàn bị thủ tiêu tại ĐH 12!
Như vậy là rút kinh nghiệm từ những thất bại đau đớn từ HNTU 6 tới HNTU 10, nên phe Nguyễn Phú Trọng lập kế hoạch phản công và lần này đi tới quyết định, sẵn sàng ra tay dùng cả các biện pháp đe dọa đến bạo lực đối phó với các „đồng chí“ chống lại.

Hội nghị trung ương 14 và Đại hội 12 đi về đâu ?

HNTU 14 (11-13.1.16) sẽ được coi là trận đánh quyết định cho phe Nguyễn Phú Trọng trong việc giành ghế trong Tứ trụ, nhất là chức TBT. Nhưng chưa có nghĩa là đạt tới chiến thắng dứt khoát. Các phe -tuy miệng vẫn gọi nhau là đồng chí- tiếp tục dùng mọi thủ đoạn từ hạ cấp tới nham hiểm từ công khai tới ngấm ngầm, trong đó dùng cả tiền bạc và quyền lực làm vật trao đổi, thậm chí cả đe dọa và bạo lực để tranh thủ trên 1500 đại biểu tại ĐH 12 từ 20-28.1.15 .

Trong suốt nhiệm kì 5 năm (1. 2011-1.2016) thay vì BCT và Ban chấp hành trung ương đoàn kết để tập trung tâm trí, sức lực và tiền của xây dựng đất nước theo tiêu chí chính họ hứa là, “làm cho dân giầu, nước mạnh, dân chủ, văn mnh”. Nhưng thay vì thế, suốt 5 năm qua hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng lại chỉ lợi dụng danh nghĩa đảng và nhà nước dùng quyền lực, phương tiện và tiền bạc của nhân dân để thanh toán và phá hoại lẫn nhau, giành dựt ghế cao và tự do tham nhũng, lập phe nhóm lợi ích và gia đình trị! Chính vì thế VN đang thua cả Cambod và Lào! Nhiều chuyên viên VN và quốc tế, nêu câu hỏi, tại sao VN không muốn tiến lên!

Quyền và tiền đã làm các đồng chí hại nhau, giết nhau; cho nên nhân dân, đi đầu là trí thức và thanh niên, và cả đảng viên tiến bộ đều bị cả hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng càng khinh thường và thẳng tay đàn áp. Những tiếng nói chân thành, các thư thúc giục dân chủ và canh tân của trí thức, chuyên viên và thanh niên đều bị nhóm cầm đầu toàn trị bỏ ngoài tai hay vứt vào sọt rác. Tờ Công an nhân dân ngày 21.12 kết án gay gắt “Thư ngỏ” của 127 người gồm nhiều đảng viên tên tuổi kêu gọi phải dân chủ hóa đảng. 

Lợi dụng Mĩ và Liên minh Âu châu phải tập trung giải quyết chiến tranh ở Syrien, Irak và làn sóng tị nạn, chế độ toàn trị ở VN đang mở các cuộc khủng bố các luật sư, trí thức và thanh niên; nuốt chửng những lời cam kết quốc tế, cụ thể như các tiêu chuẩn về tôn trọng các tổ chức dân sự, các nghiệp đoàn công nhân và nhân quyền…Họ cũng đang chụp mũ và đe dọa các đảng viên tiến bộ là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Trong khi đó cả Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng trước sau như một vẫn quị lụy, cúi đầu trước Tập Cận Bình. Họ không hổ thẹn hay ngượng ngùng long trọng tiếp đón, vồ vập họ Tập như trong dịp ông ta sang Hà nội vào đầu tháng 11.15 để vảnh tai nghe những lời ca “16 chữ vàng và 4 tốt”; hay chuyến đi của Nguyễn Sinh Hùng tới Bắc kinh và thăm lăng Mao -một bạo chúa từng giết hàng chục triệu người Trung quốc, kể cả các đồng chí thân cận nhất- vào cuối tháng 12 vừa qua. 

Giữa khi ấy Tập Cận Bình tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự trên biển Đông, biến cải các đảo chiếm được của VN thành các căn cứ quân sự, mở thao diễn quân sự lớn ngay trên biển Đông. Trong khi đó, nhiều tầu đánh cá của ngư dân VN tiếp tục bị săn đuổi, giết hại và gây thương tích. Họ tôn thờ một chế độ toàn trị Bắc kinh, mù quáng đến nỗi không nhận ra là chế độ này đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng cả trong chính trị lẫn kinh tế. Cụ thể như cuộc khủng hoảng tài chính chứng khoán lại đang tái bùng nổ trong những ngày vừa qua!

Họ đang trát bùn lên mặt nhau, tự đánh mất tư cách lãnh đạo. Cho nên dù ông Trọng hay ông Dũng ở hay đi cũng không thay đổi được tình thế. Một người thì tham quyền, cực kì bảo thủ, giáo điều, muốn kéo đất nước trở lại thời kì đầu của Thế kỉ 20. Người kia thì ham quyền, hám danh, gia đình trị. Cả BCT hiện nay cũng thế, đều xôi thịt, cá mè một lứa, đồng lõa. Họ đã đánh mất tư cách. Thực tế thì ĐCS không còn nữa, chỉ còn một vài cá nhân và nhóm lợi ích núp bóng đảng để giữ quyền, tham nhũng và đàn áp nhân dân. Vì thế chế độ này không thể tồn tại được!

Ngay cả cựu đại sứ và đảng viên Nguyễn Trung đã đưa ra kết luận về „tình đồng chí“ ở đỉnh cao trước ĐH 12 giữa những người có quyền lực cao nhất:
„  Đất nước chỉ còn lại là miếng mồi ngon cho lợi và quyền để giằng xé nhau giữa cá nhân này và cá nhân kia, giữa nhóm lợi ích này và nhóm lợi ích kia.”
Và “Đại hội XII có thể sẽ đi vào lịch sử là Đại hội tồi tệ nhất kể từ sau 30-04-1975 cho đến nay!“


--
Đây là diễn đàn cuả moị lủ́a tuỗi,mọi giỏ́i tính, vỏ́i mục đích và chủ trủỏng nhủ sau:
-cố gắng đem thoãi mái đến moị ngủỏ̀i
-chấp nhận đăng tãi mọi đề taì: tôn giáo xả hội,thể thao,du lịch,âm nhạc,chính trị,tuy nhiên không đủọ̉c đề cao cs.
-
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.

__._,_.___

Posted by: Phu Van <

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/4/2024

My Blog List