Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, March 19, 2016

"VÌ KHÔNG QUAN TÂM"

----- Forwarded Message -----
From: Thang nguyen <mr.nguyenmanhthang>  wrote
To
Sent: Friday, March 18, 2016 7:15 PM
Subject: "VÌ KHÔNG QUAN TÂM"


Một bài viết (trong nước) phản ảnh rất trung thực về thái độ dửng dưng, vô cảm của xã hội VN hiện nay trước những nan đề của đất nước, đưa tới những hệ quả tiêu cực tất nhiên trên mọi phương diện của đời sống ... 
Một bức tranh xã hội không có gì gọi là sáng sủa và hy vọng cho tương lai đất nước  !!!

________________


"VÌ KHÔNG QUAN TÂM" 

Vì không ai quan tâm đến chính trị nên đất nước ta mới có đến hàng triệu văn bản quy phạm pháp luật được hào phóng đưa ra cho đến nay, trong đó có đến hàng ngàn văn bản trái luật, vi hiến một cách hiển nhiên mà vẫn tồn tại. 

Vì không ai quan tâm đến chính trị, nên hôm nay họ ban hành quy định xe máy phải chính chủ khi tham gia giao thông nếu không sẽ bị phạt. Ngày mai họ ra văn bản tăng phí lưu thông đường bộ với đủ các loại chốt, trạm thu phí nhan nhản trên đường. 

Ngày kia họ lại tính ra chính sách người ngực lép không được đi xe máy hay phụ nữ trên 33 tuổi không được sinh đẻ. 

Vì không ai quan tâm đến chính trị nên hàng ngày thực phẩm nhiễm độc nguy hại vẫn được tuồn vào và tiêu thụ bởi những sự móc ngoặc hay làm ngơ của các cơ quan quản lý. 

Và chúng ta cứ vui tươi sử dụng nó với một bản án tử hình âm thầm mà chẳng có chút mảy may nào về nó. 

Vì không ai quan tâm đến chính trị nên năm nay họ bắt con em chúng ta thi chung kỳ thi đại học và tốt nghiệp với nhau. Năm sau họ lại tách ra thi tốt nghiệp riêng và các trường được quyền xét tuyển theo chỉ tiêu của mình. Chỉ có phụ huynh và thí sinh là khổ sở đến chóng mặt và thực sự tốn kém. 

Vì không ai quan tâm đến chính trị nên đáng ra chúng ta được sử dụng chiếc ô tô mà nước ngoài chỉ giá 200 triệu thì về nước ta giá của nó được nâng lên đến 300% bởi bị đánh các loại thuế cao ngất ngưởng, nên thành ra việc sở hữu nó chỉ là mơ ước của bao nhiêu người mà thực ra thằng hàng xóm bé xíu và ít dân Campuchia hay Lào nó đã hưởng từ lâu. 
Vì không ai quan tâm đến chính trị nên thích thì nó làm nhanh các thủ tục, ngứa mắt hay trông nghèo khó mà nó ghét thì còn lâu nó mới làm cho. Nó hành đủ kiểu trên đời, đến khi lòi phong bì ra nó mới giải quyết. 

Vì không quan tâm đến chính trị mà mất cắp, cướp giật, quỵt nợ, tranh giành tài sản hay đánh đấm nhau người ta sợ đến công an hay tòa án giải quyết vì "mất thời gian" và "nhiêu khê" lắm. 

Vì không quan tâm đến chính trị nên hôm nay nó bảo phải nộp hồ sơ như thế này để đăng ký thành lập cái doanh nghiệp, ngày mai nó sửa quy định về thuế, hóa đơn thế kia làm mất một đống tiền và rước cả những hệ quả, rủi ro vô cùng lớn cho doanh nghiệp. 

Vì không quan tâm đến chính trị nên một loạt nhà máy sản xuất thải ra hàng tấn chất thải một cách trái phép từ bao năm qua gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí, bụi và độc tố khiến người dân phải sống chung với những căn bệnh tiềm ẩn như ung thư hay các bệnh nguy hiểm khác. 

Vì không quan tâm đến chính trị nên hôm nay nó quyết định xây tượng đài hoành tráng hàng ngàn tỷ, ngày mai nó lại lấp sông nhanh như cắt mà chẳng ai biết hay chặt cây hàng loạt mà chẳng cần bận tâm đến dư luận ra sao. Trong khi đường xá, cầu cống, công trình hạ tầng thấp kém, vừa xây xong đã sạt, sụt, nứt, lún. Dân vẫn nhắm mắt mà đi chứ biết làm sao. 

Vì không ai quan tâm đến chính trị nên chẳng ai biết mình có quyền gì khi đứng trước mấy ông cán bộ, công chức hay nhân viên công quyền, trong khi chính mình là người bỏ tiền ra đóng thuế để nuôi mấy ông bà đấy với mục đích để họ phục vụ chúng ta. Vậy mà chúng ta lại phải "quỵ lụy" và "sợ" họ. Lạ lùng đến kỳ dị. 

Vì không ai quan tâm đến chính trị nên hôm nay nó ra văn bản tăng giá xăng mặc dù giá dầu thế giới giảm ở mức kỷ lục. Tiêu pha chán chê, ngày mai nó báo cáo kinh doanh điện lỗ lớn, và tăng giá điện lên người dân được lợi. Ngày kia không vui, nó lại ra quy định không nhận mua vàng một chữ số hay nhận gửi đô la phải mất tiền. Đau hơn viêm đại tràng mà cứ phải uống Aspirin cầm cự. 

Vì không ai quan tâm đến chính trị nên đi trên đường nơm nớp lo sợ gặp công an giao thông dòm ngó. Có mở cái quán cóc nhỏ để bán hàng vỉa hè, ngõ phố thì như đi ăn cắp vì sợ ông phường vào hỏi thăm và cứ thản nhiên "bê" đồ về trụ sở mà chẳng cần lập bất cứ biên bản nào. 

Vì không ai quan tâm đến chính trị nên nó ngồi trên bờ lập danh sách khống mà vẫn báo cáo đi tuần tra biển mất hàng tỷ đồng để lấy tiền tiêu, hay tệ hơn một đám đông hung hãn cứ thế xông vào nhà bắt người chẳng cần lệnh rồi đánh chết con người ta ở trụ sở một cách dã man, tàn bạo. 

Vì không ai quan tâm đến chính trị nên đất nước nghèo nàn, lạc hậu, nợ nần chồng chất, giáo dục tụt lùi, môi trường ô nhiễm, xã hội bất an, đạo đức tha hóa, con người vô cảm và người ta cứ chui lủi sống trong sự sợ hãi mà tất cả mọi sự thực chất là nằm trong quyền năng sẵn có của chính mình. 
Vì không quan tâm đến chính trị, nên thành ra người ta đã từ chối quyền được sống tôn trọng, an toàn, tốt đẹp và văn minh hơn. 

Luật sư Lê Luân





__._,_.___

Posted by: Phu Van 

Tuesday, March 15, 2016

Tầm nhìn thời đại từ một quyết định dũng cảm ?.

 

Tầm nhìn thời đại từ một quyết định dũng cảm

Thứ sáu, 11/03/2016, 12:22 (GMT+7)

(Kinh tế) - Việt Nam đã mở cửa hội nhập từ khá lâu, những cơ hội đến với chúng ta không hề ít. Vậy thì tại sao đất nước mãi chưa “hóa rồng”?

 Điều gì đang cản bước tiến của nền kinh tế bấy lâu? Nút thắt được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ, chính do một nền thể chế đóng khiến đất nước hội nhập nhưng không có sự phát triển đi cùng thời đại. 

Từ tầm nhìn ấy, Thủ tướng quyết định đưa Việt Nam gia nhập TPP. Một quyết định mà như Nguyên Bộ trưởng Thương Mại Trương Đình Tuyển nhận định: “Đang mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc cải cách thể chế, đổi mới kinh tế, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc”. 

·         >> 

Có thể nói, hiếm khi nào mà một thông tin kinh tế lại tràn ngập trên mặt báo như Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Khác với WTO, TPP xóa bỏ phần lớn hàng rào thương mại, cho phép Việt Nam tiếp cận một thị trường chiếm 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới tính toán, GDP VN có thể tăng 36,7 tỷ USD tới năm 2025 nếu có TPP. Song, lợi ích to lớn nhất đó là, TPP buộc chúng ta phải “công phá” vào sức ỳ và sự bảo thủ, nó đặt ra yêu cầu và là động lực để VN cải cách mạnh mẽ nền quản trị quốc gia. “Muốn thoát Trung không còn con đường nào khác là phải cải cách thể chế. Thể chế của VN khác với TQ, ưu việt hơn thì chúng ta mới chạy nhanh hơn và thoát khỏi họ” – ông Trương Đình Tuyển nhấn mạnh.
Suốt những năm qua, mặc cho những mảnh đạn còn găm trên người, ông vẫn miệt mài trên khắp các nẻo đường từ Đông sang Tây để san phẳng các rào cản đưa VN hội nhập thế giới.
Suốt những năm qua, mặc cho những mảnh đạn còn găm trên người, ông vẫn miệt mài trên khắp các nẻo đường từ Đông sang Tây để san phẳng các rào cản đưa VN hội nhập thế giới.

Nền quản trị quốc gia với tư duy không phẳng, một cản lực vô hình khiến kinh tế Việt Nam bấy lâu cứ mãi ì ạch, chính là điều Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhìn thấu từ lâu và đó là lý do vì sao ông quyết định xin Bộ Chính trị để VN gia nhập TPP. 

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nhận xét: “Người Việt Nam rất phi thường, đã chấp nhận táo bạo vì sự phát triển thịnh vượng trong tương lai”. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN – ông Vũ Tiến Lộc nói: “Tôi đánh giá cao những nỗ lực có tính chất dũng cảm của Chính phủ trong việc quyết định chúng ta tham gia vào những chơi lớn nhất trên thế giới”. Còn Ông Trương Đình Tuyển nhận định: “Việc tham gia TPP là bước đi có tính chiến lược, nhằm chủ động về kinh tế trước mọi biến động khó lường từ phía Trung Quốc”. 

Nút thắt cản bước kinh tế bấy lâu tiếp tục được Thủ tướng chỉ rõ trong bài viết đầu xuân Bính Thân về TPP qua khẳng định: “Thể chế quản trị quốc gia là yếu tố quyết định nhất đến sức cạnh tranh vĩ mô và sự phát triển của một nền kinh tế. Phát triển nhanh và bền vững hay trì trệ, tụt hậu chủ yếu là do chất lượng thể chế”. Quan điểm này của người đứng đầu Chính phủ được giới chuyên gia kinh tế hưởng ứng tích cực. TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nhấn mạnh: “Tận dụng những cơ hội mà TPP mang lại, Việt Nam cần có sự cải cách mạnh mẽ về thể chế, chính sách…“. Còn Bà Phạm Chi Lan cho biết: “Tôi ủng hộ quan điểm ‘phải dám chấp nhận đổi mới, vượt qua sức ỳ, sự bảo thủ’, phải ‘đổi mới toàn diện, đồng bộ cả kinh tế và chính trị’ trong bài viết”. 
TPP-1438406908
Là người đưa Việt Nam gia nhập TPP, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kỳ vọng mạnh mẽ “TPP sẽ tạo xung lực mới cho phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là trong thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu với các nền kinh tế lớn nhất thế giới”.

Cũng từ tầm nhìn thời đại đó, với quyết tâm làm giàu cho đất nước của một người từ gian khó mà trưởng thành. 5 năm qua, xuyên suốt từ quá trình xây dựng cho đến đàm phán TPP, Thủ tướng luôn quán triệt tinh thần với đoàn VN là phải lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm mục tiêu cao nhất, tranh thủ giành lấy từng chút cơ hội thuận lợi cho nước mình. Song song đó, để VN hội nhập sâu rộng hơn theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu, Thủ tướng đã ban hành các Chỉ thị 18 và 24 về cải cách thủ tục hành chính trong hải quan; Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh và Đề án 30, Nghị quyết 25, Nghị quyết 68 về cải cách thủ tục hành chính thuế… đó là những điểm đột phá quan trọng, một tư duy mới, chương trình hành động tích cực trong cải cách thể chế của Chính phủ để tạo ra động lực mới cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, đường đến với TPP cũng lắm chông gai nếu Việt Nam vẫn mãi giữ tư duy không phẳng xưa cũ. Điều đáng lo ngại hiện nay là trong khi Chính phủ quyết tâm, các đoàn cứ hăng say trên bàn đàm phán, còn cộng đồng doanh nghiệp thì đứng ngoài, người dân thì thờ ơ, bộ máy công chức cấp cơ sở thì vô cảm. Thật xót xa nếu những nỗ lực của Chính phủ trong các cuộc gặp gỡ, các chuyến thăm nước ngoài phải tranh thủ giành lấy từng chút cơ hội thuận lợi về cho nước mình, bị bỏ phí. 

Chính vì vậy, cần có những nỗ lực mạnh mẽ hơn. Những cái nắm tay siết chặt từ nhà làm quản lý cho đến doanh nghiệp và người dân để không còn cảnh những quả dưa mà trâu bò ăn không hết vứt lăn lóc ở cửa khẩu phía Bắc; những xe vải nghẹn chật con đường; thóc lúa bị thua mua với giá rẻ bèo… khiến nhiều người nghẹn đắng. 

Thời gian không chờ đợi ai, lúc này đây dù có trễ nhưng chưa là quá muộn chúng ta cần hành động, hành động và hành động để được như kỳ vọng của ông Vũ Tiến Lộc: “Chính phủ đã thành công trong khởi động một giai đoạn mới của cải cách thể chế. Tôi hi vọng nó sẽ có tác động lan tỏa, vươn tới chuẩn mực thế giới”.

Bạch Dương
__._,_.___

Posted by: truc nguyen <

Hãy nhìn ...Miệng lưỡi của cộng phỉ: tráo trở, lật lọng, bịp bợm, lưu manh

Hãy nhìn

Inline image 
Tôi biết Donald Trump trong vài năm qua.
Ông thực sự là một người rất thông minh, quan tâm sâu sắc về nước Mỹ.  
Có hai Donald Trump khác nhau.  Một người bạn thấy trên sân khấu và một người rất trí tuệ.
    

4 ứng cử viên, đối thủ của Trump, cũng ủng hộ ông Donald Trump:


=
=
Gởi chủ các diễn đàn, mà tôi chưa ghi danh

vui lòng ghi tên tôi vào diễn đàn của qúy vị, nếu:
Không dị ứng đề tài chống cộng phỉ, và chống chệt cộng.

Hoặc cho biết tên Diễn Đàn, tôi sẽ ghi tên xin gia nhập.

Thanks a lot
=
=
------ Forwarded Message ------
=
Miệng lưỡi của cộng phỉ: tráo trở, lật lọng, bịp bợm, lưu manh

01: Đừng nghe những gì cộng phỉ nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng phỉ làm
02: Hồ tặc xuống tầu làm bồi cho Tây, cộng phỉ gọi là “tìm đường cứu nước
03: Giật mìn, pháo kích, khủng bố, cộng phỉ gọi là “hoạt động cách mạng
04: Dùng vũ lực súng đạn giết dân, cộng phỉ gọi là “giải phóng nhân dân
05: Cướp đất của các điền chủ, cộng phỉ gọi là “cải cách ruộng đất
06: Cướp đất toàn dân, cộng phỉ gọi là “khu quy hoạch
07: Đập phá nhà dân oan, cộng phỉ gọi là “giải phóng mặt bằng
08: Cướp tài sản của các thương gia, cộng phỉ gọi là “đánh tư sản
09: Cấm người dân buôn bán, cộng phỉ gọi là “cải tạo thương nghiệp
10: Bỏ tù quân nhân, công chức của VNCH, cộng phỉ gọi là “học tập cải tạo
11: Vượt biên bị bắt, cộng phỉ gọi là “thằng phạm, con phạm
12: Vượt biên thành công, cộng phỉ bợ đở gọi họ là “khúc ruột ngàn dặm
13: Để sống sót cộng phỉ trở lại với nền kinh tế tư bản, cộng phỉ gọi là “đổi mới
14: Độc tài, bóc lột, cộng phỉ gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
15: Bỏ tù người tranh đấu cho tự do, dân chủ, cộng phỉ gọi họ là “phản động
16: Sách báo Dân chủ, cộng phỉ gọi là “tài liệu phản động, công cụ khủng bố
17: Chống Chệt, cộng phỉ nói: “có sai phạm về tư tưởng và nhận thức chính trị
18: Biểu lộ lòng yêu nước, cộng phỉ nói: “gây hận thù các dân tộc anh em’’
19: Ra trát đòi người nào đó để điều tra, giam cầm, cộng phỉ gọi là “giấy mời
20: Quốc-Hội cộng phỉ: là lũ hèn hạ, chỉ biết gật gù, cúi đầu, dạ-dạ, vâng-vâng.
21: Cộng phỉ gọi "quần chúng tự phát" là các hoạt động trong bóng tối như:
 . . . Ném chất dơ vào nhà dân, khiêu khích gây chuyện tại nhà thờ, chùa chiền.
 . . . Phương tiện thủ tiêu bằng nạn lưu thông, ngộ độc, thuốc quá liều, tự sát.
22: Công-An cộng phỉ: là bầy chó trung thành, dùng để cướp bóc, khủng bố
23: Đánh nguời, khổ hình, cộng phỉ gọi là “điều tra
24: Hối lộ, cộng phỉ gọi là “trao, nhận quà trên mức tình cảm
25: Kinh tế thê thảm, cộng phỉ gọi là “quá độ lên XHCN
26: Thời chiến, các bà đần độn nuôi phiến loạn, cộng phỉ tâng bốc là “mẹ chiến sĩ
 . . . Bây giờ, cộng phỉ cướp ruộng của mẹ chiến sĩ, mẹ chiến sĩ sáng mắt chưa?
27: Cộng phỉ Trường Chinh đấu tố mẹ
 . . . “Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau"
 . . . Tổng-bí-thư Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu sinh 9/2/1907 tại
 . . . làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, chết 1988 tại Hà Nội
28: Xâm lăng Kampuchea, cộng phỉ gọi là “nghĩa vụ quốc tế
=
------ Forwarded Message ------
=
=
=
------ Forwarded Message ------
=
Thắng là vua, thua là giặc?  Thua là tội phạm?  Thua là phản quốc?
Người làm ra luật pháp.  Trộm, cướp, hiếp dâm, ở đâu cũng là tội phạm
Bất đồng chính kiến không phải tội phạm.  Âu, Mỹ, Úc không có tù chính trị.

Các chế độ độc tài, các chính phủ đần độn, có tù chính tri.
Nước Đức chia đôi.  Nước Đức thống nhất.  Không ai phản quốc.
Nam Bắc Mỹ đánh nhau.  Nam Mỹ thua.  Nam Bắc Mỹ vẫn là Liên Bang USA.

Nam Bắc Việt Nam chỉ là con cờ trong âm mưu của các cường quốc.
Nam Bắc Việt Nam không làm được 1 cây súng, không làm 1 viên đạn.
Họ đánh nhau bằng phản lực, hỏa tiễn, đại pháo và xe tank của ngoại bang.

VNCH nhận tiền, và vũ khí của Mỹ.  VC nhận tiền, vũ khí của Liên Xô và Chệt.

VC chống Mỹ cứu nước?  Lê Duẫn nói: ta đánh Mỹ, là đánh cho Liên Xô, cho Chệt.

Sau 40 năm, khắp thế giới, cờ cộng phỉ chỉ treo trong Lãnh Sự, Đại Sứ quán Cộng phỉ chiếm miền nam.  Cộng phỉ bị văn hoá miền nam đồng hóa.

CS gọi nhạc VNCH là Sến.  Ca sĩ hải ngoại về VN hát nhạc Sến cho cộng phỉ nghe

VNCH thua? - Mỹ bại? - Mỹ bỏ VNCH, thì VNCH ngưng chiến đấu VNCH là phản quốc, bán nước?  VNCH không bán đất, bán biển cho Chệt.

Bây giờ, Cộng phỉ chiến thắng van lạy Mỹ bại trận giúp cộng phỉ chống lại Chệt.

Cộng phỉ lừa bịp, ngụy trang các nhà tù chung-thân-khổ-sai là “học tập cải tạo
Bị VC cầm tù, được Mỹ cho sống nhân đạo: bọn dại dột nói đi “học tậpKẽ đần độn, u mê, gọi thằng chó đẻ Hồ chí Minh là “bác Hồ”.
=
__._,_.___

Posted by: Ky-dallas Le 

Monday, March 14, 2016

Trao đổi thư tín ngày 11.03.2016...Tàu cá Khánh Hòa bị “tàu lạ”


  From: Quyet Nong <
 Sent: Sunday, March 13, 2016 10:01 AM
Subject: 1 DĐKTTG Trao đổi thư tín ngày 11.03.2016

Trao đổi thư tín ngày 11.03.2016

Tàu cá Khánh Hòa bị “tàu lạ” (MT: Tàu cũa Chệt chớ lạ mẹ zì !!! nhưng bọn csVN sợ mà không zám noái đến tên chúng) đâm chìm!!
Hòa Ái, phóng viên RFA
2016-03-11

                                                                  Nghe AudioPhần âm thanh 
thanh-hoa-nguoi-dan-tu-tap-dong-nguoi-truoc-cong-ubnd-tinh-3-1456914535
Người dân tụ tập trước cổng UBND tỉnh Thanh Hóa đòi hỏi chính quyền địa phương dành lại cho dân 500 m mặt biển để tiếp tục nghề chài lưới.
 Photo courtesy of tuoitre.vn




Lại thêm 1 tuần trôi qua với nhiều thông tin ở trong nước mà dư luận cho rằng “Toàn là tin dữ!”. Trong chương trình hôm nay, kính mời quý thính giả cùng Hòa Ái điểm lại 3 tin tức nổi trội được quý khán thính giả cùng độc giả của Đài ACTD đặc biệt chú ý đến.

Hàng trăm người dân ở Sầm Sơn biểu tình

Thông tin đầu tiên Hòa Ái ghi nhận liên quan vụ việc hàng trăm người dân ở Sầm Sơn biểu tình ôn hòa trước cổng UBND Tỉnh Thanh Hóa trong nhiều ngày liền để khiếu kiện vì bị tập đoàn FLC không cho người dân sử dụng bãi đậu thuyền bè đi đánh cá gây nên nỗi lo lắng cho cuộc sống của họ. Chúng ta cùng nghe lại chia sẻ của những người dân ở Sầm Sơn nhé!
“Người dân đòi lại quyền lợi, giờ nó xây lại bờ biển Sầm Sơn mà không cho người dân đi biển; họ xây nhà hàng, ki ốt; họ xây lại bờ biển; họ không cho thuyền bè đậu, bến bãi để người dân đi biển sinh nhai kiếm sống”
“Người dân rất bức xúc trước việc chính quyền bán đất cho công ty FLC, chính quyền không lường trước những sự việc cho người dân, nên người dân đòi lại công bằng, mà dân không đòi nhiều đâu chỉ 1 km thôi”.

Vì sao đất đai là sở hữu của toàn dân mà không hỏi ý kiến của dân về các dự án phát triển kinh tế xã hội có tác động trực tiếp lên đời sống của họ?
-Một Thính giả
Quý thính giả quý mến, quý vị cảm nhận ra sao khi nghe qua chia sẻ của người dân ở Sầm Sơn rằng “không đòi lại nhiều đâu, chỉ 1 km thôi”? Nhiều khán thính giả và độc giả phẫn nộ đặt câu hỏi với chính quyền Tỉnh Thanh Hóa “Vì sao đất đai là sở hữu của toàn dân mà không hỏi ý kiến của dân về các dự án phát triển kinh tế xã hội có tác động trực tiếp lên đời sống của họ?”Thính giả Hiep Nguyen cho rằng:
“Đất đai là sở hữu của toàn dân chứ có phải của một số người cầm quyền đâu mà phải đi xin. Giặc đến nhà thì dân gánh vác, đổ máu xương để giữ đất nước thì số người cầm quyền đó dựa trên danh nghĩa gì để lấy bờ biển, đất đai mà phá bỏ cuộc sống của dân? Cần xem lại cái‘ chính danh’ và mục đích. Phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển xã hội”.
Tiếp theo, Hòa Ái trích đăng các ý kiến về sự kiện Bí thư Tỉnh Thanh Hóa, ông Trịnh Văn Chiến dù nhận lỗi trước dân chúng nhưng cho rằng hành động tụ tập phản đối của người dân là hành vi vi phạm pháp luật và mong chính quyền “giơ cao đánh khẽ”.

Qua làn sóng phát thanh đài RFA, thính giả Dong Quang nhắn hỏi ông Bí thư Tỉnh Thanh Hóa rằng: “Người dân tập trung khiếu kiện thì vi phạm pháp luật. Nếu người dân không khiếu kiện thì các ông có trả lại bờ biển cho dân không?

Thính giả Sông Tiền hỏi ông Trịnh Văn Chiến “Nếu người dân Sầm Sơn không lên tiếng liệu rằng ông có thấy lỗi với dân không?” Còn thính giả NgocThong Pham lên tiếng “Chính quyền là ‘đầy tớ của nhân dân’, đâu phải là ‘cha, mẹ’ của dân mà đòi ‘giơ cao đánh khẽ’ trong khi họ chỉ đi đòi lại quyền lợi chính đáng của mình?”

Trong khi nhiều thính gửi thắc mắc đến giới chức Tỉnh Thanh Hóa thì Thính giả Hung Ca nêu lên ý kiến khẳng định:
“Mấy ông làm sai, dân phản ứng vì cuộc sống của họ là đúng mà ông nói giơ cao đánh khẽ. Nếu không phản ứng thì sao biết mấy ông sai? Vấn đề này phải tuyên dương người dân mới đúng vì nhờ họ mà biết được cái sai của mấy ông”.
Vụ việc hàng trăm người dân ở Sầm Sơn khiếu kiện lắng dịu với lời hứa của ông Bí thư Tỉnh Thanh Hóa cho phép người dân sử dụng từ 300 mét đến 1500 mét bờ biển để mưu sinh và ngư dân vẫn sinh hoạt bình thường như từ trước đến nay. Tuy nhiên dư luận vẫn còn hoài nghi như nhận định của Blogger Tuấn Khanh “Sầm Sơn có vẻ xong mà chưa thể kết”.

Tàu cá Khánh Hòa bị “tàu lạ” (tàu cũa Chệt chớ lạ zì !!!) đâm chìm

000_Hkg10249155-622
Tuần duyên Đài Loan sử dụng vòi rồng để đuổi 2 tàu cá của Việt Nam hôm 6/1/2016.
Trong tuần qua, dư luận trong và ngoài nước đón nhận tin dữ tàu cá Khánh Hòa bị “tàu lạ” đâm chìm ở vùng biển Hoàng Sa và có đến 5 ngư dân bị mất tích. Trước đó vào hôm mùng 6 tháng 3 cũng tại khu vực biển Hoàng Sa, tàu cá Quảng Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc tấn công, đập phá, tịch thu tài sản. Sau đây, Hòa Ái gửi đến ý kiến của quý khán thính giả cùng độc giả xoay quanh vụ việc vừa nêu:

Thính giả Long Tu bày tỏ:
“Chính quyền Cộng sản bây giờ thờ ơ với tính mạng người dân quá! Ngư dân ra bám biển mưu sinh đã bao năm nay rồi mà toàn bị ‘tàu lạ’ đâm chết. Chính quyền không điều tra ra ‘tàu lạ’ đó là của nước nào. Không biết sẽ còn bao nhiêu người dân chết nữa? Không biết bao giờ chính quyền mới biết xót thương dân?”

Thính giả Hoàng tiếp lời:
“Vì sao ngư dân đánh cá ở vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia VN bị tàu Trung Quốc đâm chìm biết bao nhiêu vụ mà không thấy quân đội hay tàu tuần cảnh bảo vệ ngư dân vậy? Chính quyền cứ luôn hô hào bảo vệ lãnh thổ biển đảo, luôn tự hào có tiếng trên thế giới không khuất phục trước quân thù, vậy sao lại không thể tìm ra được thủ phạm ‘tàu lạ’ là ai?”
Thính giả Amrin than thở:
“Ngư dân bám biển
Hải quân bám bờ
Lãnh đạo bám ghế
Ngư dân tiêu tùng.
Ôi, Đức Thánh Trần ơi!”
Vì sao ngư dân đánh cá ở vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia VN bị tàu Trung Quốc đâm chìm biết bao nhiêu vụ mà không thấy quân đội hay tàu tuần cảnh bảo vệ ngư dân vậy?
-Thính giả Hoàng

Thính giả Trần Thị Hảo phẫn nộ cáo buộc chính phủ VN tiếp tay cho Trung Quốc:
“Hô hào ngư dân bám biển nhưng biển, đảo lần lượt Trung cộng thôn tính. Ngư dân ra khơi đánh cá không chết cũng bị thương. Tàu, thuyền bị đâm thủng. Ngư cụ bị phá nát. Bờ biển bị chính quyền bán hết...Thử hỏi ngư dân bám vào đâu để sống? Chính quyền CSVN dù cố ý hay vô tình cũng là tiếp tay cho Trung cộng”.

Bên cạnh rất nhiều ý kiến phản bác cách hành xử của chính phủ Hà Nội đối với tình trạng ngư dân VN bị bức hiếp ở Hoàng Sa và Trường Sa, Hòa Ái ghi nhận có các ý kiến chia sẻ niềm vui mừng trước thông tin 5 ngư dân mất tích đã được tìm thấy. Nhiều người nhờ Đài ACTD chuyển lời khuyên đến ngư dân nên từ bỏ nghề đi biển vì chính phủ đâu có làm gì để bảo vệ ngư dân.
“Miền Cần Thơ gạo trắng, nước trong. Vui niềm vui ấm no cuộc sống...Câu hò, câu hát nghe dạt dào quê hương”.
Thưa quý vị, không ngẫu nhiên Hòa Ái gửi đến quý vị giai điệu du dương của ca khúc “Về Miền Tây” do nhạc sĩ Tô Thanh Tùng sáng tác. 

Trong tuần qua, trước thông tin vùng ĐBSCL thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ bị hạn hán, xâm nhập mặn, đang trong tình trạng báo động bị thiên tai được cho là nặng nhất trong lịch sử, nhiều quý khán thính giả và độc giả của đài lo ngại những hình ảnh của một miền quê hiền hòa, trù phú, vựa lúa của quốc gia rồi sẽ chỉ còn trong các câu chuyện cổ tích. Hiện tại chỉ toàn những thông tin cập nhật liên tục về số liệu lúa và cây trồng bị thiệt hại cũng như hàng trăm ngàn hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Những tiếng than van kêu cứu của người nông dân nghe thật đau xót đối với nhiều người và họ tự hỏi lòng bao giờ sẽ thấy lại nụ cười xòa hiền lành và câu nói cửa miệng “tới đâu hay tới đó” của bà con cô bác nơi xứ sở miền Tây?

Hòa Ái nhận được rất nhiều ý kiến cho rằng chính phủ VN đừng nên đổ thừa cho thiên tai mà phải nhìn nhận nguyên nhân là do Trung Quốc ngăn sông, xây đập thủy điện trên thượng nguồn dòng Mekong. Mặc dù chính phủ VN cho biết Trung Quốc phản hồi tích cực trước yêu cầu phối hợp xả nước hồ chứa thủy điện nhưng công luận cho là hậu quả khô hạn và xâm nhập mặn không thể giải quyết trong một sớm một chiều.

Kết thúc chương trình hôm nay, Hòa Ái trích dẫn chia sẻ của một thính giả viết trên trang Facebook của Đài RFA rằng “Tạo hóa sinh ra đất nước VN giàu tài nguyên khoáng sản, thuận lợi đủ mọi điều, con người thông minh nhanh nhẹn. Trớ trêu thay vì cớ gì mà Đảng CSVN lãnh đạo lại để cho người dân từ Bắc đến Nam chịu cảnh sống dở chết dở thế này?”

Mục “Trao đổi Thư tín” đến đây xin tạm dừng. Hòa Ái kính mong quý khán thính giả và độc giả tiếp tục liên lạc với đài cũng như đóng góp ý kiến về các vấn đề quý vị quan tâm. Quý vị có thể liên lạc qua email tại địa chỉvietweb@rfa.org hoặc hoaai@rfa.org, hoặc qua hộp thư thoại tại số 202-530-7775.

Cảm ơn thời gian lắng nghe của quý thính giả cùng Hòa Ái trong mục “Trao đổi Thư tín”. Kính chúc quý vị 1 ngày mới an lành. Hòa Ái kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong chương trình này lần sau.





__._,_.___

Posted by: <vneagle_11@yahoo.com

Sunday, March 13, 2016

“CHUYỆN ĐÒI TIỀN CHUỘC ” TRONG DU LỊCH VIỆT NAM.




---------- Forwarded message ----------
From: Thang nguyen


“CHUYỆN ĐÒI TIỀN CHUỘC ”  TRONG DU LỊCH VIỆT NAM.
Phạm Chí Dũng

Ngày 10/11/2015, lại thêm một chấn động về chủ nghĩa thực dụng đang tung hoành trong nền du lịch “đậm đà bản sắc dân tộc” ở Việt Nam: câu chuyện một phụ nữ Anh bị đòi tiền chuộc chiếc máy ảnh mà chị làm rơi ở Quảng Bình được tường thuật lại trên báo Anh Daily Mail. Ngay lập tức, bài báo này nhận được rất nhiều bình luận từ độc giả trên khắp thế giới. Rất nhiều ý kiến chê trách lòng tham của người Việt.

Nhiều độc giả tỏ ra hoàn toàn không hài lòng về Việt Nam bởi “một đất nước đầy rẫy trộm cắp” và nạn vòi tiền du khách diễn ra phổ biến, và nói sẽ không quay trở lại.
“Thật đáng buồn, du khách ở Việt Nam bị coi như những cây ATM di động”, độc giả có nickname “EvilPoppet” của Australia bình luận.

‘Những tên cướp biển Viking’
Transtroemer là một người đàn ông Thụy Điển gần năm chục tuổi, khuôn mặt với bộ râu quai nón nhộn nhạo luôn phảng phất vẻ hóm hỉnh. Vào lần thứ hai cùng gia đình du lịch đến Việt Nam, ông đã không còn được hưởng cái thú đi dạo yên bình như lần trước. Vợ ông, vốn quen phong cách phụ nữ Bắc Âu với cái túi xách trễ nải mà “không khép thật chặt khuỷu tay”, đã bị hai kẻ đi xe gắn máy lao lên lề đường giật mất cái túi. Vào lúc ấy, gia đình họ đang hớn hở tắm mình trong cái nắng nhiệt đới.

Cảnh tượng quá đỗi kỳ quái đó lại diễn ra ngay tại một trong những đường phố đẹp nhất ở trung tâm Sài Gòn.

Cả gia đình Transtroemer đứng như trời trồng, không hiểu chuyện gì xảy ra. Phải sau vài ngày và khi đã trấn tĩnh lại, ông mới buột ra: “Trước khi xin visa du lịch vào Việt Nam năm nay, tôi đã nghe sứ quán cảnh báo về nạn cướp giật. Bạn bè của tôi, những người đã ít nhất một lần đến Việt Nam, cũng cho những lời khuyên. Nhưng không ngờ ở đây lại bị cướp táo bạo đến thế. Không khác gì những tên cướp biển Viking…”.

Đúng là một ví von hóm hỉnh. Nhưng trong lúc ông khách du lịch Thụy Điển cố tỏ ra hài hước để trấn an những người bạn Việt, chính người bản xứ lại càng có lý do để chua xót.
Đã không chỉ một lần họ được nghe những người bạn nước ngoài than thở về câu chuyện tương tự. Cũng không chỉ một lần, bản thân họ hoặc bất cứ ai trong số họ đã chứng kiến người thân của mình bị trộm hoặc bị cướp trắng trợn ngay tại Thủ đô Hà Nội hay ở Sài Gòn.

Natalia Krupskaia, một nữ du khách Nga thường đến Hà Nội kết hợp với công việc kinh doanh cá hồi, còn ngạc nhiên một cách thành thật bởi một thành phố có bề dày “ngàn năm văn hiến”, nhưng lại “hở ra một cái là bị mất đồ ngay”. Với người đàn bà chịu học tiếng Việt này, thật khó hiểu là với tình hình an ninh như thế, hàng năm Việt Nam lại có thể đón tiếp đến trên 8 triệu khách du lịch nước ngoài – như một con số của ngành du lịch nước này công bố mà cô không mấy tin tưởng vào độ xác thực của nó.

Cũng đã từng vài lần đến Sài Gòn, tuy chưa lâm vào hoàn cảnh như gia đình Transtroemer, nhưng Natalia không thể không chú ý đến không khí căng thẳng luôn thường trực tại nhiều khách sạn tại khu trung tâm. Thậm chí qua báo chí Việt, Natalia còn biết là hàng năm có đến hai trăm rưỡi vụ cướp giật xảy ra tại các khách sạn trung tâm Sài Gòn, nhưng số vụ được cảnh sát phát hiện manh mối và truy bắt được thủ phạm lại hầu như không đáng kể.

Chỉ mới vào tháng 10/2015 ở Sài Gòn, một công dân Đức là Sepastian Gretz khi cùng bạn gái ra khu vực bờ kè kênh Tàu Hủ ngồi hóng mát, đã bất ngờ có một nhóm thanh niên xông đến dùng dao chém anh bị thương, sau đó lục túi cướp tiền và điện thoại di động, rồi tẩu thoát.

Nạn cướp giật du khách nước ngoài đã đẩy lên mức độ “chém trước cướp sau”.

Thế thì làm sao mỗi năm thành phố này có thể thu hút đến ba triệu rưởi khách du lịch nước ngoài – điều được các quan chức và doanh nghiệp du lịch Sài Gòn cho là “cứu cánh” mà có thể mang lại doanh thu đến 49.000 tỷ đồng?

Điều đáng nói là ngày càng có nhiều khách du lịch nước ngoài am hiểu về mặt trái xã hội đương đại ở Việt Nam. Cái được gọi là “văn hóa bún mắng cháo chửi” ở Hà Nội cũng đã được người ta biết đến không chỉ như một câu chuyện bông đùa.

‘Ghét Việt Nam’
Một nữ Việt kiều là chị Phương Thảo, sau nhiều lần trở về quê hương, đã buồn bã và chua chát: Việt Nam có gì để tự hào?

Chỉ cần gõ lên trạng mạng tra cứu dòng chữ “tôi không bao giờ quay trở lại Việt Nam” sẽ thấy rất nhiều bài báo hay các blog được liệt kê. Những bài này do các blogger chuyên về du lịch viết và được đăng trên các trang chuyên mục về du lịch nổi tiếng có nhiều người theo dõi. 

Một trong những người đó có thể kể đến Nomadic Matt, Derek4real hay thậm chí trên diễn đàn của Tripadvisor- một trang mạng chuyên cho lời khuyên đến du khách – cũng có riêng một mục nói đến những trải nghiệm xấu ở Việt Nam.

Cũng có đây đó các ý kiến phản biện, cho rằng họ có phần hơi phiến diện, nhưng điều đáng buồn là số người đồng ý không hề nhỏ, và họ còn nói rằng họ ghét Việt Nam. Không phải họ ghét người Việt mà chỉ vì ghét những gì đã phải trải qua và chứng kiến. Điều đáng buồn là những nhận xét này không thay đổi theo thời gian (tính từ năm 2003 cho đến 2014).

Điều mà ai cũng nói đến – đó là sự thiếu trung thực, hay nói thẳng ra là nói dối và lừa đảo. Ở đâu cũng có người này người kia, ở đâu cũng có vấn nạn lừa đảo du khách, song mức độ lừa đảo và nói dối ở Việt Nam đã lên hàng đầu. Du khách bị lừa ngay khi từ sân bay hay bến xe bước chân lên taxi. 

Sự thiếu trung thực còn thể hiện ở việc du khách nước ngoài luôn phải trả giá cao hơn người Việt Nam gấp nhiều lần. Nhiều người cho rằng trả số tiền như vậy vẫn rẻ hơn so với nơi họ đang sống, nhưng cảm giác bị đối xử như vậy làm cho họ cảm thấy không được tôn trọng.

Nhiều người Việt cho rằng Tây phải bị chặt chém là chuyện thường và thậm chí còn cho rằng Tây là những con “lợn béo”. Có thể Tây không hiểu được tiếng Việt, nhưng họ có óc quan sát và họ thừa biết họ phải móc nhiều tiền hầu bao để trả cho cùng một món hàng. Những ví dụ cụ thể được đưa ra với cả số tiền họ phải trả cho dịch vụ không đáng có từ việc vá vỏ xe, hay kéo xe bị thủng lốp đi đến chỗ vá, cho đến việc mua trái cây hay một lon nước ngọt, hay cả việc không có tiền thối lại hoặc thối lại tiền thừa không đúng, hay đến việc bị ép phải cho tiền phí phụ vụ. Câu kết luận được buông ra ở đây là người Việt tham lam và thiếu trung thực.
Trong số 7,874 triệu du khách đến Việt Nam, chỉ có 6% ít ỏi trong số du khách này hàng hài lòng với dịch vụ họ đã sử dụng.

6%!
Cũng chỉ 6% du khách nước ngoài cho biết sẽ quay trở lại Việt Nam lần hai. Tỷ lệ cực thấp này được chứng minh bởi báo cáo của Dự án Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ, khi thực hiện trưng cầu ý kiến của 3.000 du khách nước ngoài ở 5 điểm du lịch chính là Sa Pa, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng và Hội An.

Làm giá – chặt chém, giao thông hỗn loạn, ăn xin, ăn cắp vặt và vệ sinh an toàn thực phẩm là những điều đáng sợ với du khách khi đến Việt Nam.

Chỉ đến gần đây, một quan chức cao cấp của Việt Nam là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chợt than thở: “Nhìn sang Thái Lan, Malaysia, họ có 27 – 30 triệu khách/năm; Singapore cũng có 15 – 16 triệu khách. Thu nhập từ khách du lịch của Thái Lan một năm cũng 50 – 60 tỉ USD. Mình chỉ được khoảng 10 tỉ USD, khách được khoảng 8 triệu. Bây giờ đặt ra những vấn đề gì?”.


Lê Hùng's photo.






__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List