Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, September 17, 2016

TUYÊN BỐ: CỰC LỰC PHẢN ĐỐI DỰ ÁN PHIÊU LƯU NGUY HIỂM THÉP HOA SEN Ở NINH THUẬN


TUYÊN BỐ: CỰC LỰC PHẢN ĐỐI DỰ ÁN PHIÊU LƯU NGUY HIỂM THÉP HOA SEN Ở NINH THUẬN

Hà Nội, ngày 16-9-2016
Chúng tôi, các tổ chức, cá nhân đứng tên dưới đây, tuyên bố cực lực phản đối dự án thép khuất tất, cực kỳ phiêu lưu, nguy hiểm đối với đời sống kinh tế xã hội đất nước của Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group – HSG, còn gọi là Tôn Hoa Sen) đang toan tính triển khai ở khu vực Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận, bởi những lẽ sau:

1. Đại thảm họa môi trường khủng khiếp do nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh đã cho thấy rất rõ ràng, vì lợi ích nhóm bất chính, chủ dự án và giới chức quản lý hữu trách Việt Nam bất chấp tính mạng, sức khỏe và lợi ích chính đáng của nhân dân. Hậu quả Formosa gây ra là cực kỳ tệ hại, khó lường hết mức độ và thời gian di hại. Khả năng chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật và trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ quản lý, bảo vệ môi trường của Việt Nam hiện nay quá yếu kém.

2. Trong bối cảnh các quốc gia tiên tiến và minh bạch siết chặt quản lý môi trường, thận trọng, khắt khe với những dự án công nghiệp tiềm ẩn cao ô nhiễm, các chủ đầu tư luôn tìm mọi cách đưa những dự án này vào các quốc gia chưa phát triển, hệ thống pháp luật môi trường yếu kém, giới chức tham nhũng nặng nề, trong đó có Việt Nam.

3. Dự án thép 16 triệu tấn thép/năm của HSG ở Ninh Thuận tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn, khuất tất, hiểm họa rất lớn về kinh tế – xã hội:
- Ninh Thuận vốn vô cùng khan hiếm nguồn nước cho nông nghiệp, thậm chí cho sinh hoạt. Nhà máy thép ngốn một lượng nước khổng lồ. HSG tuyên bố sẽ không thải một giọt nước ra biển, nhưng lãnh đạo Ninh Thuận lại cam kết cung ứng đủ cho nhà máy thép 250.000 – 300.000 m3/ngày đêm (?). 

Vậy nước thải đi đâu?

- Ngoài nước thải độc hại, nhà máy thép còn thải một lượng khổng lồ chất thải rắn, tro xỉ, khói bụi độc hại đối với sức khỏe con người và nông nghiệp.

- Trong khi sản lượng thép trên thế giới nhiều năm qua và dự báo sẽ còn cung vượt xa cầu, thép giá rẻ Trung Quốc (có phần nhờ yếu tố lỏng lẻo trong quản lý chất thải) đang lũng đoạn thị trường, nếu bị buộc xử lý chất thải đạt chuẩn, liệu thép HSG có khả năng cạnh tranh? Phải chăng đây chỉ là điểm trung chuyển cho thép Trung Quốc, núp bóng xuất xứ Việt Nam, tuồn ra thế giới, tránh hàng rào thương mại?

- HSG huênh hoang tuyên bố, nếu gây ô nhiễm môi trường, sẽ giao tài sản cho nhà nước. Nguồn vốn chủ sở hữu của HSG hiện chỉ có khoảng 2.500 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư lên tới 230.000 tỷ đồng (10,6 tỷ USD), còn lại phải vay, không lẽ HSG trao khoản nợ khổng lồ cho ngân sách nhà nước? Tiền nào đổi được tính mạng, sức khỏe của nhân dân, thiệt hại to lớn của các ngành kinh tế khác?

- Ai cũng biết công nghệ sản xuất thép của Trung Quốc lạc hậu, tiềm ẩn lớn rủi ro môi trường. HSG công khai tuyên bố nếu mua công nghệ sản xuất thép Âu, Mỹ thì không có lời, chủ tâm mua công nghệ Trung Quốc. HSG cũng đã có văn bản xin phép Ninh Thuận cho 5 chuyên gia Trung Quốc vào khảo sát.

- Tại Đại hội cổ đông bất thường HSG ngày 6-9-2016, Chủ tịch HSG Lê Phước Vũ trắng trợn tuyên bố: “Một quý làm thép lời tới 2.000 tỷ đồng, ngu gì không làm?”. Rõ ràng, HSG chỉ chăm chăm lợi nhuận của doanh nghiệp, bất chấp nguy cơ khủng khiếp đối với tính mạng, sức khỏe, lợi ích nhân dân cũng như trật tự trị an xã hội.

4. Tại sao Bộ Công Thương lại sốt sắng đến bất thường (bổ sung hỏa tốc vào quy hoạch trong 4 ngày) ưu ái dự án thép HSG ngay thời điểm di họa Formosa đang nóng bỏng? Tại sao Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh liên tục xuất hiện tại các sự kiện, dù nhỏ nhoi, của HSG? Quan hệ gia tộc anh em cọc chèo giữa ông Trần Tuấn Anh với ông Lê Phước Vũ có phải là nguyên nhân?

5. Động cơ và căn cứ pháp luật nào để Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Phạm Văn Linh trắng trợn, lố bịch toan tính bịt miệng báo chí nhà nước (13-9-2016): “dừng phản biện, đưa tin về dự án thép của Tôn Hoa Sen”?

6. Rất nhiều chuyên gia, nhà quản lý có uy tín và dư luận cả nước đã và đang lên tiếng phản biện, quan ngại, phản đối dự án hết sức nguy hiểm này của HSG.

7. Lãnh đạo Ninh Thuận nhắm mắt ủng hộ dự án, nhưng nếu thảm họa môi trường xảy ra, họ có đảm bảo tính mạng, sức khỏe của người dân Ninh Thuận? Có ngăn nổi thảm họa tác động đến cả nước?

Vì những lẽ trên, chúng tôi kiên quyết yêu cầu Chính phủ, các bộ ngành trung ương hữu quan, Ban Bí thư, Bộ Chính trị ĐCSVN, Quốc hội thực thi nghiêm túc bổn phận, trách nhiệm của mình với nhân dân và đất nước trước nguy cơ một Formosa 2 tại Ninh Thuận, dứt khoát không được phép để xảy ra sự đã rồi như Formosa Hà Tĩnh.

Chúng tôi cũng kêu gọi nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, bằng mọi phương cách, cùng chung sức cương quyết phản đối dự án hết sức nguy hiểm này.
—————————————-
Tiếp tục cập nhật. Tổ chức, cá nhân tán thành tuyên bố này, xin email về hộp thư vvtao.nb@gmail.com). Trân trọng cảm ơn!
DANH SÁCH TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KÝ TUYÊN BỐ (Đợt 1)
I. Tổ chức:
1. Diễn đàn Xã hội dân sự, TS Nguyễn Quang A đại diện
2. Ban vận động Văn đoàn độc lập, Nhà văn Nguyên Ngọc đại diện
3. Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, TS Phạm Chí Dũng – Chủ tịch Hội đại diện
4. Diễn đàn Bauxite Việt nam, GS Phạm Xuân Yêm và GS Nguyễn Huệ Chi đại diện
5. Voice of Vietnamese Americans (Hội Tiếng nói người Mỹ gốc Việt), Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao, Chủ tịch Hội đại diện
6. Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, Nguyễn Bá Tùng đại diện
7. Sài Gòn Báo, Linh mục Lê Ngọc Thanh đại diện
8. Hội Cựu tù nhân lương tâm, BS Nguyễn Đan Quế và Linh mục Phan Văn Lợi đại diện
II. Cá nhân:
1. Nhà văn Nguyên Ngọc, Quảng Nam
2. GS Lê Xuân Khoa, Hoa Kỳ
3. TS sinh học Hà Sĩ Phu, Đà Lạt
4. TS Nguyễn Quang A, Hà Nội
5. GS Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự Đại học Liège (Bỉ), TP HCM
6. Nhà báo Võ Văn Tạo, Nha Trang
7. Linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn G.B. Huỳnh Công Minh, Sài Gòn
8. Nhà thơ Nguyễn Duy, TP HCM
9. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, Hà Nội
10. Đạo diễn, nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi, Hà Nội
11. Vũ Linh, cựu giảng viên ĐH Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội
12. TS Chu Hảo, Đà Nẵng
13. Nhà thơ Bùi Minh Quốc, PCT Hội Nhà báo độc lập, Đà Lạt
14. Nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập, TP HCM
15. Nhà văn tự do Tiêu Dao Bảo Cự, Đà Lạt
16. Nhà thơ Hoàng Hưng, Sài Gòn
17. Nhà báo Trần Tiến Đức, Hà Nội
18. Đại tá Nguyễn Đăng Quang, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
19. TS Phạm Gia Minh, TP HCM
20. TS Hán – Nôm Nguyễn Xuân Diện, Hà Nội
21. Dịch giả Phạm Nguyên Trường (Phạm Duy Hiển), Vũng Tàu
22. Nhà thơ Bui Hien, Canada
23. Kỹ sư, nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh, Hà Nội
24. Kỹ sư Mai Đậu, hưu trí, Hà Nội
25. Nhà báo tự do Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Sài Gòn
26. Nghệ sĩ Lại Thị Ánh Hồng, Sài Gòn
27. Nhà thơ Phan Đắc Lữ, CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
28. Nhà văn Vũ Ngọc Tiến, Hà Nội
29. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
30. Hồ Phú Bông, hưu trí, Hoa Kỳ
31. GS Phạm Xuân Yêm, Hà Nội
32. GS Nguyễn Huệ Chi, Hà Nội
33. TS Đặng Thị Hảo, Hà Nội
34. Nhà báo Kha Lương Ngãi, cựu Phó TBT Báo SGGP, TP HCM
35. Nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, Hà Nội
36. GS Nguyễn Thế Hùng, PCT Hội Cơ học thủy – khí Việt Nam
37. PGS – TS Hoàng Dũng, TP HCM
38. Nhà văn Phạm Đình Trọng, Sài Gòn
39. Linh mục Đinh Hữu Thoại, Dòng Chúa Cứu thế, Giáo xứ Tiên Phước, Quảng Nam
40. TS Nguyễn Sĩ Phương, Thời báo Việt – Đức, Đức
41. Nhà văn Phan Tấn Hải, Hoa Kỳ
42. Nguyễn Thanh Tâm, Oregon, USA
43. Đạo diễn Trần Văn Thủy, Hà Nội
44. Phan Thị Hoàng Oanh, Giảng viên đại học, TP HCM
45. TS – BS Đinh Đức Long, Sài Gòn
46. Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao, Chủ tịch Hội Voice of Vietnamese Americans, Hoa Kỳ
47. Hòa thượng Thích Không Tánh, Trụ trì Chùa Liên Trì, Sài Gòn
48. André Menras Hồ Cương Quyết, nhà giáo, Pháp
49. Nhà báo Tống Văn Công, cựu TBT Báo Lao động, TP HCM
50. GS Nguyen Thanh Trang, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam
51. Bùi Xuân Bách, Giaso viên nghỉ hưu, Boston, Massachusetts, USA
52. Angelina Trang Huỳnh, Washington DC
53. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (Tuyet Jethwa), Hà Nội
54. Nhà báo tự do Lê Bá Diễm Chi (Song Chi), Oslo, Na Uy
55. Nguyễn Lan Chi, Nyon, Thụy Sĩ
56. TSKH Vũ Hải Long, nghỉ hưu, Q3, TP HCM
57. Phạm Đỗ Chí, Florida, Hoa Kỳ
58. Nguyễn Huy Vũ, Oslo, Na Uy
59. Phạm Anh Tuấn, kinh doanh, CH Sec
60. Nhà văn Phạm Viết Đào, Hà Nội
61. Trần Văn Huynh, hưu trí, Melbourne, Australia
62. Hà Dương Tuấn, Chuyên gia CNTT, Pháp
63. Nguyễn Bá Tùng, Westminster, CA, USA
64. Kỹ sư Trần Ngọc Sơn, Pháp
65. Dược sĩ Nguyễn Thanh Hằng, Pháp
66. Kỹ sư tin học Phan Quốc Tuyên, Genève, Thụy Sĩ
67. Nguyễn Xuân Liên, hưu trí, Hà Nội
68. Trương Văn Vấn (T. Vấn), Trang mạng Văn học T. Vấn & Bạn hữu
69. Hoa Nguyen, Sydney, Australia
70. Quang Ha, Sydney, Australia
71. Tú Quỳnh, Nhà giáo, Hoa Kỳ
72. Mai Thái Lĩnh, Nhà nghiên cứu độc lập, Đà Lạt
73. GS – TSKH Nguyễn Đông Yên, Hà Nội
74. Chuyên viên tư vấn tài chính Nguyễn Hồng Khoái, Tây Hồ, Hà Nội
75. Nguyễn Văn Đức, lao động tự do đã nghỉ, Nguyễn Kiệm, Gò Vấp, TP HCM
76. Luật gia, Nhà báo Nguyễn Chính, Nha Trang
77. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Hưu trí, TP HCM
78. Lê Minh Hằng, Hưu trí, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
79. Nguyễn Anh Ngọc, TP Hải Dương
80. Nhà văn, Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, Hà Nội
81. GS Nguyễn Đình Cống, Hà Nội
82. Nguyễn Quang Vinh, cán bộ Bộ Quốc phòng, 109, Đội Cấn, Hà Nội
83. Nguyễn Việt, Q3, TP HCM
84. Nguyễn Ly, Q3, TP HCM
85. Nguyễn Vin, Q3, TP HCM
86. Phan Loan, Q3, TP HCM
87. Linh mục Lê Ngọc Thanh, Dòng Chúa Cứu thế
88. Kỹ sư xây dựng Lê Văn Oanh, Hà Nội
89. TS CNTT Lê Khánh Hùng, Hà Nội
90. Nguyễn Khánh Việt, Cán bộ hưu trí, Hà Nội
91. Nguyễn Trần Hải, cựu sĩ quan HQNDVN, 39 Lê Đại Hành, Q. Hồng Bàng, TP Hải Phòng
92. Hoàng Công, Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam
93. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Đồng Chủ tịch Hội Cựu tù nhân lương tâm, TP HCM
94. Đỗ Nam Hải, kinh doanh, Hải Phòng
95. Nguyễn Thị Minh Phương, Giảng viên Đại học Massachusetts, Boston, Hoa Kỳ
96. Nhà báo Hồ Ngọc Nhuận, TP HCM
97. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức yêu nước TP HCM, Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
98. Tăng Thị Nga, cựu sinh viên Luật, tù chính trị trước 1975, TP HCM
99. MBA Huỳnh Kim Thanh Thảo, TP HCM
100. Kỹ sư cơ khí Nguyễn Văn Lịch, nghỉ hưu, Đống Đa, Hà Nội
101. Trương Bích Phương, Nhân viên văn phòng, TP HCM
102. Trần Mạnh Thái, CHLB Đức
103. Hồ Văn Nhãn, Giáo viên hưu trí, TP HCM
104. TS Trần Văn Bình, Phú Mỹ Hưng, Q7, TP HCM
105. Kỹ sư Hồ Sĩ Hải, Hưu trí, Hà Nội
106. TS Lê Vinh Quốc, TP HCM
107. TS Mai Anh Tài, TP HCM
——————–
(Tiếp tục cập nhật. Tổ chức, cá nhân tán thành tuyên bố này, xin email về hộp thư vvtao.nb@gmail.com). Trân trọng cảm ơn!

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Quốc hội VN trì hoãn phê chuẩn TPP

 

Quốc hội VN trì hoãn phê chuẩn TPP

17.09.2016
  • Reuters

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân.
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân.
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
Việt Nam sẽ không đưa việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào chương trình nghị sự của kỳ họp Quốc hội sắp tới, một quan chức tiết lộ với Reuters ngày 16/9. Việc này càng khiến cho hiệp định thương mại mang đậm dấu ấn của Tổng thống Barack Obama thêm phần bấp bênh.

Là nước được cho là hưởng lợi nhiều nhất trong thỏa thuận bao gồm 40% kinh tế toàn cầu, Việt Nam được dự kiến sẽ là một trong những nước đầu tiên phê chuẩn TPP. Viễn cảnh đó đã giúp thúc đẩy mức kỷ lục đầu tư nước ngoài hồi năm ngoái trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam.

“TPP sẽ không có trong chương trình nghị sự của Quốc hội vì đề xuất của chính phủ chưa hoàn tất,” một nguồn tin từ Quốc hội cho Reuters biết dù không nêu chi tiết.
Việc Quốc hội Việt Nam phê chuẩn TPP được xem là một hình thức đã được các lãnh đạo hàng đầu của đảng cộng sản chuẩn thuận hồi tháng giêng.

96% thành viên Quốc hội Việt Nam là đảng viên cộng sản và không nghe thấy có sự phản đối nội địa đối với vấn đề TPP. Phiên họp kế tiếp của Quốc hội bắt đầu vào ngày 20 tháng 10.

Báo Thanh Niên ngày 16/9 dẫn lời bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, cho biết việc phê chuẩn TPP tại Việt Nam sẽ phụ thuộc vào quyết định đảng cộng sản, tình hình toàn cầu, và kết quả của cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ.

Triển vọng để Quốc hội Mỹ chuẩn thuận TPP ngày càng mờ nhạt, cả hai ứng cử viên Tổng thống là Hillary Clinton bên Đảng Dân chủ và Donald Trump bên Đảng Cộng hòa đều phản đối TPP.


Quốc Hội khóa 14 sẽ không bàn đến TPP

RFA
2016-09-16
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này

Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 14 sẽ không đưa vấn đề gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương-TPP vào chương trình nghị sự.
Một nguồn tin thân cận quốc hội Việt Nam cho biết như vừa nêu và được hãng thông tấn Reuters loan đi hôm qua.
Việt Nam được đánh giá sẽ thụ hưởng nhiều nhất khi tham gia TPP nên có kỳ vọng Hà Nội là một trong những nước đầu tiên phê chuẩn thỏa thuận mậu dịch giữa 12 quốc gia chiếm đến 40% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu đó.
Tuy nhiên kỳ họp quốc hội từ ngày 20 tháng 10 tới đây và kéo dài trong một tháng vấn đề không được đưa ra bàn. Lý do được nói là đề nghị từ phía chính phủ Hà Nội chưa đầy đủ. Tuy nhiên nguồn tin không cho biết thêm chi tiết.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, September 16, 2016

Nhà máy cứt




Nhà máy cứt

FB. Trương Duy Nhất
15/09/2016
3

Nguyễn Tấn Dũng và phân Urê

Sáng nay, đọc chữ “nhà máy cứt” trên facebook Đào Tuấn uất không chịu nổi.

Ấy là, Tuấn nó nói về cái nhà máy phân đạm Ninh Bình, từng được bốc thơm là “công nghệ châu Âu hiện đại nhất thế giới”. Khi làm, đi vay Trung Quốc 250 triệu USD kèm điều kiện: Tổng thầu phải là doanh nghiệp Tàu.
thanh-tra-sieu-du-an-dam-ninh-binh-trong-thang-6
Nhà máy phân đạm Ninh Bình
Hoàn thành 4 năm trước. Lỗ chỏng vó, ngay từ ngày khai trương đến nay. Lỗ đến mức đóng cửa rồi vẫn lỗ. Tổng lỗ, nghe nói trên 2.700 tỉ. Thêm món nợ 8.300 tỉ. Tuấn nổi xung gọi nó là “nhà máy cứt”.

Nhưng Tuấn ơi, cứt kiểu ấy, đâu chỉ có phân. Cái Formosa kia cũng khác gì cứt. Cái đại nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá) kia nữa. Dù chưa hoạt động, đã biết chắc chắn nó sẽ lỗ, mỗi năm lỗ từ 1.800 – 2.500 tỉ. Và, sẽ lỗ suốt trong vòng… 70 năm!

Vậy thì, nó là dầu hay cứt?
Mà đâu chỉ có thế. Trên đất nước này, đã mọc lên bao nhiêu những nhà máy cứt? Không ít đâu!

Ban đầu, đọc chữ “nhà máy cứt” của Đào Tuấn, hơi kinh. Nhưng rồi ngẫm, thấy ối kẻ “đức cao vọng trọng” chả vẫn no nê trên những “nhà máy cứt” ấy sao?

kinh-doanh-sa-sut-cac-sep-tap-doan-hoa-chat-van-bo-tui-gan-50-trieu-dongthang-30-142232
Phân Urê
“Chúng ăn không từ thứ gì!”- Ấy là câu của bà Doan, Nguyễn Thị Doan, cựu Phó Chủ tịch nước.




__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Vay tiền Trung Quốc thì khó bỏ công nghệ bẩn

 

Vay tiền Trung Quốc thì khó bỏ công nghệ bẩn

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-09-15
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
051_XxjpbeE001297_20151224_TPPFN0A001.jpg
Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc Trương Đức Giang và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng ký thỏa thuận hợp tác tại Bắc Kinh, ngày 24 tháng 12 năm 2015.
AFP photo
Vay tiền Trung Quốc thì khó bỏ công nghệ bẩn
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố hôm 11/9/2016 ở Quảng Tây Hoa Lục là Công nghệ Trung Quốc nếu tốt và sạch thì Việt Nam chào đón. Phát biểu của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam mang ý nghĩa gì, trong bối cảnh 90% dự án công nghiệp nặng như điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất của Việt Nam đều do Trung Quốc đảm nhiệm. Nam Nguyên trình bày một số khía cạnh liên quan.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có vẻ muốn chuyển một thông điệp tới cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc, sau khi ông hứa hẹn với người dân Việt Nam là phải chấm dứt thời kỳ đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế.

Trả lời chúng tôi vào tối 13/9/2016, Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa, phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhận định:
Tuyên bố này là một tuyên bố ngoại giao, còn thực thi đối với việc nhập khẩu này là phải do các bộ, các ngành người ta đặt hàng.
- GSTS Vũ Văn Hóa

“Chúng tôi cho rằng bây giờ thì Trung Quốc cũng có những tiến bộ nhất định, đối với những ngành thích hợp thì cần phải kiểm tra kỹ lưỡng mới có thể nhập được. Tuyên bố này là một tuyên bố ngoại giao, còn thực thi đối với việc nhập khẩu này là phải do các bộ, các ngành người ta đặt hàng. Nhưng bây giờ các bộ các ngành đặt hàng đấy là phần lớn các doanh nghiệp cổ phần hóa có tính chất tư nhân thì cái quyền lại thuộc về của họ, không phải là quyền thuộc về Thủ tướng nữa. Cho nên đặt ra vấn đề quan hệ ngoại giao như thế nhưng còn việc thực thi chính sách nhập khẩu cụ thể thì lại do các công ty thực hiện.”

Trên thực tế các nhà môi trường ví von Việt Nam đang trở thành bãi rác công nghệ phế thải, đặc biệt từ kỹ thuật và máy móc thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo thống kê công bố vào tháng 4/2014 của Viện Nghiên cứu cơ khí thuộc Bộ Công thương, thì vào thời điểm đó Trung Quốc làm tổng thầu 15 công trình trong tổng số 20 dự án nhiệt điện. Tài liệu trước đó của Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội từng cho thấy có đến 90% các dự án tổng thầu EPC bao gồm tư vấn, thiết kế, cung cấp thiết bị, xây lắp  là do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm. Phía Trung Quốc bao sân gần như hầu hết các dự án điện, dầu khí, hóa chất, xi măng, khai khoáng và dệt kim. Nhà thầu Trung Quốc có lúc thực hiện tới 30 dự án trọng điểm quốc gia.

Những dự án với công nghệ kỹ thuật và thiết bị Trung Quốc đầy tai tiếng phải kể tới hai dự án bauxite Tây Nguyên là Tân Rai Lâm Đồng và Nhân cơ Đak Nông mà các nhà phản biện từng cảnh báo rất nhiều. Các thí dụ khác phải kể tới dự án gang thép Thái Nguyên và phân bón Hà Bắc. Báo điện tử Tuổi Trẻ, bản tin trên mạng ngày 16/11/2015, từng mô tả dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên tiêu tốn 8.100 tỉ đồng nhưng đắp chiếu trở thành đống sắt gỉ.

TS Nguyễn Quang A nhà phản biện độc lập, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS ở Hà Nội, từng nhiều lần cảnh báo về việc các dự án công nghiệp nặng sử dụng công nghệ lạc hậu của Trung Quốc, tưởng rẻ nhưng cuối cùng là quá đắt.

 Ông nói:
“Thí dụ như Dự án Khu Gang thép Thái Nguyên, không những là vấn đề ô nhiễm môi trường mà là chuyện hậu quả kinh tế, là một chuyện sờ sờ ra đấy…thực sự những chuyên gia như chúng tôi đã cảnh báo từ thời cách đây 20 năm rồi là đối với những trường hợp như thế không bao giờ nên tiếp tục mở rộng với công nghệ như vậy. Tôi có quen Tổng Giám đốc của Nhà máy Phân đạm Hà Bắc cách đây khoảng 26 năm, anh ấy nói rằng nếu mà Trung Quốc có cho không công nghệ mở rộng, anh ấy cũng không lấy và các chuyên gia chúng tôi đã cảnh báo kể cả với các cá nhân… nhưng rất đáng tiếc phân đạm Hà Bắc cũng mở rộng, Gang thép Thái Nguyên cũng mở rộng và đến bây giờ những thiệt hại về kinh tế chưa nói gì đến môi trường đã chình ình ra đấy rồi…”

Khi Trung Quốc là chủ thầu
Trong chuyến viếng thăm chính thức Trung Quốc lần đầu tiên trong cương vị Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã ký vay Trung Quốc thêm 250 triệu USD để giải quyết chuyện dự án đường sắt trên cao Cát linh-Hà Đông bị đội vốn từ mức tổng vốn đầu tư 552 triệu USD tăng lên 868 triệu USD. Báo chí Việt Nam từng mô tả đây là một dự án bê bối, nhiều tai nạn lao động và làm đau đầu Chính phủ. Dự án bị chậm tiến độ là do Việt Nam lệ thuộc vốn vay Trung Quốc, nên bị tổng thầu Trung Quốc trì hoãn công việc và đòi nâng giá thực hiện.

Dự án đường sắt trên cao Cát linh Hà Đông là một thí dụ điển hình về việc sử dụng công nghệ thiết bị Trung Quốc và giao cho phía Trung Quốc làm tổng thầu. GSTS Vũ Văn Hóa nhận định:
Việc này khó tránh, đây là một dự án mà bây giờ không thể phá đi được mà bây giờ biết chắc chắn nó là loại thiết bị lạc hậu rồi.
- GSTS Vũ Văn Hóa

“Việc này khó tránh, đây là một dự án mà bây giờ không thể phá đi được mà bây giờ biết chắc chắn nó là loại thiết bị lạc hậu rồi. Bây giờ cũng phải xem xét nhập các toa xe và các thiết bị còn lại thì phải xem lại. Tôi nghĩ là các ông ấy nói như thế thì Chính phủ cũng phải giao nhiệm vụ cho Tổng Công ty Đường sắt để khai thác và sử dụng thì bây giờ phải làm thế nào nhập cho nó những máy hiện đại. Cũng phải chờ đợi thôi dù biết chắc chắn nó là chậm tiến độ, nó là đội vốn lên…cái đó không phải chỉ Chính phủ biết mà dân chúng đều biết cả…bây giờ khắc phục như thế nào thì là trách nhiệm của Chính phủ cũng như các đơn vị thực hiện dự án đó.”

Có thể xem Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là nhân vật đầu tiên của thuộc hàng ngũ lãnh đạo Đảng Cộng sản hứa hẹn chấm dứt thời kỳ phát triển kinh tế bằng mọi giá xem nhẹ việc bảo vệ môi trường. Nhưng giới chuyên gia nói rằng, cho dù Việt Nam làm được điều bất khả thi là ngừng nhập khẩu công nghệ và thiết bị máy móc giá rẻ từ Trung Quốc, thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dù có tại vị 2 nhiệm kỳ 10 năm cũng chưa đủ thời gian để giải quyết hậu quả môi trường và dọn sạch bãi rác công nghệ lạc hậu xuất xứ Trung Quốc.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Chìm… !!!


On Thursday, September 1, 2016 7:05 AM, Toma Thien <> wrote:


Kính gởi đến Quý vị bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận số 250, ra ngày 01-09-2016.
Xin cảm ơn Quý vị đã đón nhận và sẽ chuyển tiếp.
Ban Biên tập
Chìm… !!!
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 250 (01-09-2016)
          Ngày 22-08-2016, tại thành phố Đồng Hà, tỉnh Quảng Trị, một hội nghị dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà đã được tổ chức để công bố rằng biển 4 tỉnh Miền Trung đã sạch. Ông Hà nói rằng ngay sau khi hiện tượng cá chết ở vùng này xảy ra, bộ đã huy động một lực lượng chuyên gia hùng hậu để quan trắc môi trường biển, và nay đã có kết quả khách quan, toàn diện. 

Về phía chuyên gia, một giáo sư tên Mai Trọng Nhuận đã lên đọc báo cáo rồi công bố hai kết luận, một của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và một của Bộ Y tế về tình trạng môi trường biển. Cả hai kết luận đều cho rằng nước biển Miền Trung đã đạt quy chuẩn để tắm và nuôi thủy sản (cá có ăn được chăng thì chưa biết). 

Rồi nhằm minh chứng cho công bố này, ông Bộ trưởng cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã tắm biển và thưởng thức hải sản (lấy từ đâu?) ở bãi biển Cửa Việt. Điều đó có nghĩa là vùng biển 4 tỉnh Miền Trung bị nhiễm độc tự nó đã làm sạch được trong thời gian mấy tháng, mà không cần có hoạt động nào của con người. Thật là kỳ diệu! Có một không hai trên thế giới! Chắc là nhờ hồng phúc vô lượng của Bác và Đảng!

          Liên hệ đến điều này, cả thế giới –trong nỗi hãi hùng– vẫn không quên chuyện vùng biển Minamata ở tỉnh Kumamoto, vào nửa đầu thế kỷ XX, đã bị nhiễm độc cũng do một nhà máy thải hóa chất (phenol, cyanur) xuống biển, y như Formosa nhà ta, với diện tích chỉ bằng một nửa. Chính quyền Nhật đã phải tung ra gần 50 tỷ yên và phải để ra gần 40 năm nạo vét lòng biển, diệt sạch mọi giống thủy sản bị nhiễm độc ở đó, đồng thời tuyệt đối cấm ngư dân đánh bắt trong vùng, mới dám tuyên bố đã làm sạch biển. 

Thế nhưng, ngày ấy, với sự quyết liệt và triệt để trong cách xử lý như vậy, nước Nhật vẫn không ngăn cản được một căn bệnh thuộc loại khủng khiếp nhất mọi thời đại, mang tên từ vùng ấy, bệnh Minamata. Máu của những người tắm biển, ăn cá và các sinh vật vỏ cứng từ vịnh Minamata đã bị nhiễm cyanur và phenol nhưng họ không hề hay biết. Và một thời gian không lâu, cư dân thành phố thơ mộng, xinh đẹp này bỗng phát bệnh: tay chân bại liệt, mình run lẩy bẩy, tai điếc mắt mờ, ăn nói lắp bắp, miệng rú lên đau đớn vì co thắt. Những đứa trẻ sơ sinh bắt đầu bị liệt não, đầu teo, mù điếc, sống thoi thóp trong què quặt và dị dạng. Số người mắc bệnh Minamata do nhiễm hóa chất từ công ty Chisso thải ra đã lên tới 17.000!

          Thành ra những nhà khoa học chân chính, những nhà hoạt động xã hội, những ngư dân đang lâm nạn và có lẽ phần lớn người dân VN chẳng ai tin vào những gì mà Việt cộng (VC) vừa công bố qua miệng Trần Hồng Hà, hay nói cách khác là VC công bố điều gì thì phải hiểu ngược lại. Một lần thất tín, vạn lần bất tin. Mà VC từ 71 năm qua đã thất tín cả triệu triệu lần rồi.

          Mới đây, trên đài Á châu Tự do ngày 30-08, giáo sư tiến sĩ Trần Tứ Hiếu, khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, đồng ý với giải thích cho rằng môi trường tự nhiên có cơ chế tự làm sạch như trong báo cáo của Bộ Tài nguyên-Môi trường. Tuy nhiên, ông nói rằng quá trình đó phải rất lâu mới có thể đạt được: “(Hóa chất) trôi đi và sóng… pha loãng dần ra chứ nếu đứng im thì còn lâu. Nhờ được phân tán đi thôi chứ đâu có ai lọc hay làm gì mà biết được. Trong điều kiện tự nhiên nó pha loãng dần thì người ta gọi là làm sạch tự nhiên; ngoài ra nay không được thải thêm nữa. Do đó người ta nói là nước sạch có thể tắm và nuôi hải sản được chứ không nói cá ăn được. Những con cá bị nhiễm rồi thì (chất độc) vẫn còn nằm trong đó. Còn số (độc chất) lắng xuống trầm tích thì nằm ở đó chứ đi đâu, và người ta cũng chỉ nói trong trầm tích chứ có nói trong nước đâu. Bây giờ nói xử lý biển thì khó lắm, lâu lắm!”. 

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đại, thuộc Viện Hải dương Nha Trang, cũng cho rằng ngoài qui trình tự làm sạch của thiên nhiên, cần phải có tác động của con người thì mới có thể dọn sạch ô nhiễm: “Cục An toàn Thực phẩm nói hàm lượng những chất độc hại vẫn cao hơn mức cho phép. Mẫu cá do dân đánh bắt được về qua xét nghiện vẫn thấy cyanur, phenol cao. Ở một số nơi mức kim loại nặng vẫn vượt mức cho phép. Nên Cục An toàn Thực phẩm vẫn nói chưa đạt chuẩn an toàn về thực phẩm. Hàm lượng mà những hải sản này nhiễm chưa đủ gây chết chúng nhưng vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Hải sản đánh bắt về không bán được và nhất là số mua đông lạnh nay không ai mua. Tôi thấy tại những bãi ngang, người dân vẫn chưa nuôi. Chuyện làm sạch môi trường cần phải theo dõi, kiểm soát, quan trắc thường xuyên xem mức độ biến động ra làm sao.

         


Tuy vậy, trong bàiThảm họa Formosa–Vũng Áng: 25 câu hỏi đối với ông Nguyễn Xuân Phúc và Trần Hồng Hà” viết ngày 28-08, tiến sĩ Nguyễn Thị Hải Yến, từ CHLB Đức, đã chất vấn: “Các ông có dám khẳng định rằng các ông không bị ngu đần để nói bâng quơ rằng biển tự làm sạch? Các ông đừng cố tình đánh tráo khái niệm môi trường tự nhiên có khả năng tự làm sạch, như một ông TS “đánh thuê” dùng từ natural remediation. Xin thưa: biển hay bất kỳ hệ sinh thái nào đó nó luôn có qui luật tự làm sạch bằng những quá trình địa–lý–hóa–sinh. Nhưng chỉ với điều kiện ảnh hưởng ở mức phải chăng, ô nhiễm không bị quá tải; còn biển đã chết, lấy cái gì làm sạch nếu chỉ bấu víu vào rửa trôi pha loãng; những vùng san hô đã chết bởi chất độc kia dựa vào cái gì để tự phục hồi, nếu không có sự đầu tư và vào cuộc vất vả của con người để hỗ tợ tái tạo? Còn chất độc bị dòng hải lưu và thủy triều phát tán pha loãng kia, nó không được gọi là tự làm sạch đâu, mà chất độc chỉ được mang từ vùng này sang vùng khác. Chất độc có phát tán ra thì phần lớn cũng nằm trong lãnh hải vùng biển VN, và thủy sinh ở đây cũng sẽ hấp thụ và cuối cùng nó cũng đi vào miệng các ông đấy.” (câu hỏi 17).


          Vì sao Việt cộng vẫn thản nhiên chà đạp ý kiến công luận và coi thường trí tuệ nhân dân để tuyên bố như thế? Đó chỉ là vì muốn cho vụ Formosa “chìm xuồng” như bao tội ác tầy trời khác, khởi từ cuộc Cải cách ruộng đất do Hồ Chí Minh chỉ đạo. Việc đoạt quyền của các nạn nhân để tự ấn định và chấp nhận số tiền bồi thường (500 triệu đô) đầy tính lăng nhục, việc tùy tiện chi dùng, phân phối nó theo kiểu bố thí cho các ngư dân (chưa kể bỏ túi), việc huênh hoang tuyên bố quyết liệt thực hiện điều này điều nọ nhưng chỉ nói chứ không làm, việc bao che đến cùng cho tên tội phạm Formosa và các tên đồng phạm trong bộ máy cai trị, việc đàn áp khốc liệt những công dân, nhất là giáo dân biểu tình đòi truy tố và tống cổ Formosa, việc tấn công lăng nhục thô bỉ những lãnh đạo tinh thần đang muốn sát cánh và hướng dẫn tín đồ đòi công lý, và việc rắp tâm không khởi tố tên tội phạm theo đòi hỏi khởi kiện của người dân (phát biểu của Nguyễn Xuân Phúc hôm 03-08 tại Hải Phòng)… tất cả đều nằm trong chiến dịch cho chìm xuồng vụ việc.

          Mới đây cũng có một vụ việc động trời được cho chìm xuồng khác, đó là chuyện các quan chức lãnh đạo tỉnh Yên Bái thanh toán nhau ngày 18-08. Theo công bố trong chiều cùng ngày của thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, giám đốc công an tỉnh –chắc nhờ tài điều tra nhanh nhất và giỏi nhất thế giới– thì Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND tỉnh kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Ngô Ngọc Tuấn đã bị bắn chết bởi Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Yên Bái. Sau khi hành sự, anh này đã tự kết liễu đời mình.

          Lúc vụ ba người chết ở Yên Bái được loan báo trên mạng lần đầu tiên, bác sĩ Vàng À Sàng, giám đốc bệnh viện đa khoa Yên Bái, đã cho hay rằng: “Riêng ông Đỗ Cường Minh bị một viên đạn xuyên từ sau gáy ra trước, nhập viện trong tình trạng tim ngừng đập. Thông tin này được đăng tải bởi báo Tiền Phong và blogger Hoàng Trần của Danlambao đã dựa vào đó để đưa ra nghi vấn về một hung thủ thứ 4 đã bắn chết Đỗ Cường Minh, trong bài viết “Tình tiết đáng ngờ trong vụ thanh trừng đẫm máu tại Yên Bái”. Tuy nhiên, sau đó, lời nói của bác Sĩ Vàng À Sàng đã bị đổi lại, nghĩa là viên đạn đã đổi chiều. Câu trong bài viết trên đã biến mất và được thay thế bằng câu: “Riêng ông Đỗ Cường Minh bị một viên đạn vào đầu, nhập viện trong tình trạng tim ngừng đập”.
          Dù cả ba như thế nào trước công luận, thì mạng người vẫn rất quý. Những kẻ thiệt mạng cũng có quyền không phải chết trong cảnh bóng tối che phủ khiến làm nổi lên những nghi ngờ. Gia đình các nạn nhân, con cháu họ đời nay và đời sau cũng có quyền biết sự thật. Cả ba người tạ thế đều là nạn nhân của guồng máy cai trị mà họ tham dự, như tất cả mọi công dân Việt khác. Khổ nỗi, sau khi chết đi, họ tiếp tục là nạn nhân của một guồng máy bưng bít sự thật, chuyên đời cho chìm xuồng những vụ việc có hại cho đảng Việt cộng hay cho những phe nhóm trong đảng.

          Công luận cho rằng Ðỗ Cường Minh đã bị giết cùng với hai nạn nhân kia. Có người còn nói một nhân vật thứ ba hiện diện tại phòng ông Tuấn khi súng nổ, một tài xế, đã bị công an bắt ngay, giờ không biết đang ở đâu, hồ sơ công an cũng chẳng nhắc tới. Công luận cũng giải thích cái chết của Phạm Duy Cường là hậu quả của việc Nguyễn Phú Trọng đang thay đổi chức vụ chỉ huy các quân khu để nắm chặt thêm quyền lực, trong đó có vụ viên tướng tư lệnh Quân khu II, đặt tại Yên Bái, vừa chết bất ngờ sau khi mới nhậm chức mấy tháng. Tất nhiên, tên cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đối thủ của Nguyễn Phú Trọng cũng được nhắc đến! Người thì bảo đây là phe Ba Dũng trả thù. Người lại nói đây chính là phe Nguyễn Phú Trọng diệt trừ phe Nguyễn Tấn Dũng!

          Bao lâu đảng Việt cộng còn ngồi trên đầu trên cổ nhân dân VN, thì những vụ việc, những tội  ác như trên tiếp tục được cho chìm xuồng, bởi lẽ bít lấp là một trong ba chân của cái kiềng giữ vững chế độ cộng sản, hai chân kia là bạo lực và bịp lừa. Cho dù nhân dân và nạn nhân có kêu gào công lý đến khản cổ, ngay cả nhờ mạng internet đi nữa, VC vẫn thản nhiên bỏ ngoài tai. Chỉ có một cách bắt nó phải lắng nghe, đó chính là mỗi tôn giáo (trong sự liên kết các tín đồ) và mọi tôn giáo (trong sự liên kết các giáo hội) phải đồng lòng ý thức, đồng lòng cầu nguyện, đồng lòng lên tiếng, đồng lòng hành động.

 Hành động lúc này cụ thể là khởi kiện Formosa và xuống đường biểu tình. Giáo phận Công giáo Vinh (bao gồm 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) đang nêu gương về chuyện đó. Các giáo phận khác và các giáo hội khác cũng nên làm như vậy, để đến lúc toàn dân nhảy vào cuộc. Con tàu VN do đảng VC lái đang chìm dần. Chúng ta muốn sống phải khẩn cấp hất tên lái tàu tệ hại này qua một bên để giành lấy quyền điều khiển. Bằng không thì tất cả Dân tộc và Đất nước sẽ chết chìm mãi mãi.

          BAN BIÊN TẬP


__._,_.___


Posted by: 8406news <

Wednesday, September 14, 2016

Ma trận phá hoại của Trung Quốc bắt đầu tác oai tác quái với kinh tế Việt Nam

 

Ma trận phá hoại của Trung Quốc bắt đầu tác oai tác quái với kinh tế Việt Nam

Ngọc Việt
Doanh nghiệp Trung Quốc mang danh doanh nghiệp Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu và khi TPP có hiệu lực thì Trung Quốc sẽ lấy hết lợi thế ưu đãi của Việt Nam
(GDVN) – Người Trung Quốc đã chuẩn bị mọi kế sách thâm sâu cho việc hình thành “ma trận phá hoại”. Vì vậy muốn đối phó hiệu quả thì phải có một hệ thống bao gồm…
VOA ngày 8/12/2015 đưa tin một số người dân Đà Nẵng đã né luật để giúp người Trung Quốc mua đất ven biển hướng ra Biển Đông. Trước thông tin này, nhiều người nhận định đây là hành vi rất tai hại cho đất nước Việt Nam.
Song với người viết thì hành động “cõng rắn cắn gà nhà” của một nhóm người Việt Nam “không yêu nước” ấy không quá nguy hại, bởi lẽ nó có thể ngăn chặn được. Sự nguy hại thực sự lại nằm ở phía sau hành động của người Trung Quốc.

Như người viết từng phân tích qua bài “Quy trình ngược tinh vi”, Trung Quốc luôn tìm cách hợp pháp hoá những hành vi gây hại của họ, để từ đó triệt hạ đối phương một cách dễ dàng và tác hại đạt mức cao nhất.
Khi đối phương ngấm đòn thì họ bắt đầu gây nhiễu loạn, từ đó tạo ra hiệu ứng phải điều chỉnh cơ chế quản lý của cả một quốc gia để đối phó với “nhân tai” Trung Quốc. Lúc đó một “ma trận phá hoại” được người Trung Quốc giăng ra với bao hệ luỵ cho cả một đất nước.
clip_image001
Người Trung Quốc có thể thay đổi sở hữu tại một vài doanh nghiệp Việt Nam, khiến cho luật pháp của Việt Nam phải bổ sung, sửa đổi nhưng không dễ ngăn chặn. Ảnh minh họa: pbs.org
Trong bài “Cần cảnh giác với ma trận phá hoại kinh tế Việt Nam từ Trung Quốc”, người viết đã phân tích, sự nguy hiểm bởi “ma trận phá hoại” của người Trung Quốc là, chỉ cần vài tác nhân mang “yếu tố” Trung Quốc gây hại đã có thể khiến cả một nền kinh tế phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề.
Và theo cá nhân người viết thì có thể nhận diện, hiện nay kinh tế Việt Nam đã bị hoành hành bởi cái “ma trận phá hoại” ấy của người Trung Quốc.
Theo VnExpress, ngày 26/7 vừa qua, ông Trần Văn Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư Đà Nẵng đã cho biết, chỉ cần góp vốn, mua cổ phần rất nhỏ tại các doanh nghiệp, dự án… nhiều người Trung Quốc đã có thể trở thành nhà đầu tư, sử dụng đất tại Việt Nam.
Song nhiều người đến Đà Nẵng không phải để kinh doanh, mà là muốn có giấy chứng nhận đầu tư để làm việc khác. Và ông Sơn đã đề nghị cần sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư năm 2014 của Việt Nam [2].
Trong khi đó, ông Lưu Phước Lộc – Giám đốc Công ty chế biến gỗ Mtrade, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Dương cũng cho biết, hiện nay đang có làn sóng các doanh nghiệp gỗ của Trung Quốc đầu tư vào tỉnh Bình Dương.
Nguy hại là ở chỗ họ đội lốt doanh nghiệp Việt Nam, mang hàng hoá gần như thành phẩm sang hoàn tất, để lấy xuất xứ Việt Nam xuất khẩu. Ông Lộc đề xuất Bộ Công thương nên có chính sách về xuất xứ rõ ràng hơn [4].
Như vậy là hệ thống luật pháp Việt Nam phải có những bổ sung, sửa đổi để có thể tránh thiệt hại cho kinh tế – xã hội vì những yếu tố gây hại từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, đối phó virus từ “ma trận phá hoại” của người Trung Quốc là cực kỳ khó khăn, trong khi đó Việt Nam lại có thể phải gánh hậu quả, bởi những biện pháp phá “ma trận phá hoại” có nguy cơ làm thiệt hại cho những đối tác quan trọng khác của Việt Nam.
Trung Quốc “nẫng tay trên” những lợi ích to lớn của người dân, doanh nghiệp Việt Nam từng ngày
VOA ngày 18/12/2015 dẫn lời một nhà hoạt động xã hội Nhật Bản cho biết, các cánh tay của doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam là rất đáng lo ngại.
Điều nguy hiểm là người Trung Quốc đang gây thiệt hại cho người dân, cho doanh nghiệp Việt Nam một cách rõ ràng, không cần sự tiếp tay của người Việt Nam.
Hành động của họ rất cụ thể nhưng các cấp chính quyền Việt Nam không thể ngăn chặn hay xử lý, bởi lẽ nó không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam. Điều đó cho thấy, lợi ích của Việt Nam đang bị mất đi một cách “hợp pháp”.
Theo Infornet, ông Trần Văn Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư Đà Nẵng cho biết, Luật Đất đai của Việt Nam không cho phép người nước ngoài sở hữu đất đai tại Việt Nam.
Vì vậy, người Trung Quốc mua cổ phần hay liên doanh với công ty trong nước theo tỷ lệ, bên Việt Nam 51% nhưng góp vốn bằng quyền sử dụng đất – bên Trung Quốc 49%. Từ đó hình thành nên doanh nghiệp đầu tư trong nước và được cấp phép hoạt động.
Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động, phía Trung Quốc mua hết 51% cổ phần của phía Việt Nam, điều đó được Luật Doanh nghiệp cho phép.
Lúc này doanh nghiệp đã trở thành “mình ong xác ve” – doanh nghiệp trong nước nhưng thuộc sở hữu 100% của người Trung Quốc, trong đó bao gồm cả quyền sử dụng đất.
Thế là người Trung Quốc có thể sở hữu đất hợp pháp dưới danh nghĩa doanh nghiệp, nhưng luật pháp Việt Nam lại không thể điều chỉnh hành vi này.
clip_image002
71 người Đà Nẵng đứng tên mua 137 lô đất cho người Trung Quốc. Ảnh: Hữu Khá / Báo Tuổi Trẻ.
Và không chỉ dừng lại ở việc sở hữu đất, người Trung Quốc còn tìm cách trốn thuế. Điều 46 Nghị định 118 quy định các tổ chức khi mua cổ phần, góp vốn thì không cần thay đổi giấy chứng nhận đầu tư. Điều này khiến cho nhà đầu tư Trung Quốc thực hiện chuyển nhượng nội bộ để trốn thuế.
Dù nhận diện được sự thay đổi sở hữu chủ, nhưng không có căn cứ xác định hoạt động chuyển nhượng, vì thế có vụ chuyển nhượng giá trị ngàn tỷ VND không thu được thuế [3].
Còn theo ông Lưu Phước Lộc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Dương, nếu không có biện pháp cụ thể, rất có thể các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ “chết”.
Doanh nghiệp Việt Nam bị mất đơn đặt hàng hằng ngày, khiến cho thị trường thì còn đó, nhưng miếng bánh đã nằm trong tay người khác. Doanh nghiệp Trung Quốc mang danh doanh nghiệp Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu và khi TPP có hiệu lực thì Trung Quốc sẽ lấy hết lợi thế ưu đãi của Việt Nam [4].
Mớ bòng bong bổ sung, sửa đổi quy phạm pháp luật để phá “ma trận phá hoại” của Trung Quốc và hệ luỵ cho kinh tế đất nước
Có thể thấy rằng, gánh nặng pháp lý hay nói cách khác là những quy định nhiều phân đoạn của pháp luật Việt Nam đang là rào cản đối với các nhà đầu tư, cả trong nước và quốc tế.
Chính phủ kiến tạo vừa mới kiện toàn, đang đặt mục tiêu đơn giản hoá thủ tục hành chính, cắt giảm nhiều tầng nấc trong quản lý, bãi bỏ nhiều quy định “con” để Việt Nam có hành lang pháp lý thông thoáng, thu hút và khuyến khích đầu tư.
Vậy mà khi chưa cắt giảm được bao nhiêu thì “ma trận phá hoại” của Trung Quốc đã làm phát sinh thêm nhiều quy định.
Song bổ sung ra sao, sửa đổi như thế nào, để quy định của pháp luật không còn là rào cản đối với hoạt động sản xuất – kinh doanh cũng như hợp tác – đầu tư thì không dễ nhận diện và thực hiện.
Sẽ có tình trạng “9 người 10 ý” trong việc đề xuất bổ sung, sửa đổi quy định của luật pháp để đối phó với “ma trận phá hoại” Trung Hoa.
Không những vậy, một nghiệp vụ kinh tế phát sinh có thể được điều chỉnh bởi nhiều loại quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực mà nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó có liên quan, từ đó sẽ có những bất khả kháng trong bổ sung, sửa đổi quy phạm pháp luật vì “lợi bất cập hại” cho đất nước.
Từ thực tiễn đó, việc nhận diện yêu cầu bổ sung, sửa đổi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trở thành mớ bòng bong với cơ quan quản lý nhà nước. Xin đưa ra ví dụ thực tế.
Theo VnExpress, tại buổi làm việc giữa đoàn công tác trung ương với UBND thành phố Đà Nẵng, Giám đốc Sở Kế hoạch & đầu tư Đà Nẵng đề nghị cần sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư quy định thời hạn hoạt động tối đa cho các dự án nhỏ, để cơ quan cấp chứng nhận đầu tư có cơ sở xử lý.
clip_image003
Cần bổ sung quyền cho cơ quan đăng ký đầu tư xem xét về tính khả thi, khả năng đáp ứng tài chính, để xem xét và quyết định đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài… [2].
Có lẽ, chỉ cần nhìn vào vài nội dung đề xuất bổ sung, sửa đổi Luật Đầu tư là có thể khiến cho nhiều nhà đầu tư ái ngại khi quyết định đầu tư vào Việt Nam, vì nó quá nhiêu khê với người làm ăn chân chính.
Còn những đề xuất thì không thực tế, thậm chí trái với nguyên lý hoạt động kinh tế. Bởi lẽ, một nhà đầu tư có thể bắt đầu với một dự án nhỏ thăm dò, khi đó họ phải được tạo điều kiện tốt, như vậy từ đó họ mới có niềm tin để quyết định mở rộng đầu tư.
Trong khi đó, theo ông Lưu Phước Lộc thì mục đích của các doanh nghiệp Trung Quốc là họ muốn lấy C/O (xuất xứ) của Việt Nam, nên để ngăn chặn tình trạng này Bộ Công Thương phải có quy định với mẫu C/O cụ thể.
Chẳng hạn, bắt buộc doanh nghiệp phải tuân thủ sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam theo từng tỷ lệ: 100%, 70% và 50%. Còn đối với những sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa dưới 30% thì dứt khoát không cấp C/O [4].
Đề xuất của ông Lưu Phước Lộc nghe thì có vẻ hợp lý nhưng không thực tế, bởi lẽ doanh nghiệp nước ngoài muốn nội địa hoá thì phải từng bước để kiểm tra khả năng và giúp người Việt Nam làm quen với công nghệ của họ.
Do vậy khởi đầu cho một quy trình sản xuất, tỷ lệ nội địa hoá có thể sẽ thấp hơn 30%. Thế là một rào cản với hội nhập đã được dựng lên cho nhà đầu tư và đương nhiên thiệt hại cho kinh tế Việt Nam là rất lớn.
Rõ ràng, việc đối phó với “ma trận phá hoại” của người Trung Quốc quả là nan giải. Càng tìm cách ngăn chặn nguy cơ gây thiệt hại từ người Trung Quốc thì ngược lại càng làm tăng nguy cơ gây thiệt hại cho những đối tác khác.
Cái “ma trận phá hoại” đã đưa việc bổ sung, sửa đổi quy phạm pháp luật, đưa quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý tại một quốc gia vào “mê hồn trận” với cái tỉ lệ nghịch chết người: Nếu giảm thiệt hại từ Trung Quốc sẽ tăng thiệt hại từ đối tác khác.
Làm sao phá được “ma trận phá hoại” của Trung Quốc để tránh hậu hoạ cho đất nước?
Có thể thấy rằng, việc nhân diện nguy cơ từ “ma trận phá hoại” của người Trung Quốc là chậm và bị động với cả hệ thống doanh nghiệp và cơ quan chức năng tại Việt Nam.
Tất cả những đề xuất bổ sung, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật đều ở tình trạng chống chứ không còn thời gian để phòng nữa. Khi cơ quan chức năng hay doanh nghiệp dựa trên thực tế thiệt hại để đề xuất giải pháp thì giải pháp sẽ không thực tế và không kịp thời.
Như người viết đã từng phân tích, “ma trận phá hoại” từ Trung Hoa đại lục đã là những loại virus có thể phá hoại khắp thế giới. Do vậy, đối phó với nó thì phải bắt đầu từ nhận diện nguy cơ tiềm tàng.
Người Trung Quốc đã chuẩn bị mọi kế sách thâm sâu cho việc hình thành “ma trận phá hoại”. Vì vậy muốn đối phó hiệu quả thì phải có một hệ thống bao gồm cả giải pháp, phương pháp, biện pháp khoa học và thực tế. Song quan trọng nhất vẫn là nhận thức được bản chất vấn đề.
clip_image004
Trong khi TPP thì chưa vận hành, nhưng hàng ngày hàng giờ virus từ “ma trận phá hoại” đang gây thiệt rất lớn cho người dân, doanh nghiệp và đất nước.
Người viết cho rằng, không thể liệt kê những kẽ hở của luật pháp Việt Nam khiến cho virus tử thần từ “ma trận phá hoại” Trung Hoa, bởi lẽ những bổ sung, sửa đổi sẽ lên đến con số hàng trăm ngàn khoản mục và như thế “mê hồn trận” càng khủng khiếp hơn.
Do vậy, nhận diện bản chất vấn để qua triết lý kinh doanh và cơ chế hợp tác của người Trung Quốc là điều quan trọng nhất trong việc xây dựng kế sách phá “ma trận phá hoại” Trung Hoa.
Có thể thấy rằng, Singapore là một quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc, nhưng chính phủ Singapore vẫn có thể xây dựng đất nước Singapore thành bến đậu tốt nhất cho mọi con thuyền lợi ích thả neo.
Vì vậy, Việt Nam có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm của Singapore trong quá trình đối phó với “ma trận phá hoại” Trung Hoa.
Tài liệu tham khảo:
N.V.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List