Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, January 8, 2015

'Ba kịch bản nhân sự của Đảng CSVN'

 
'Ba kịch bản nhân sự của Đảng CSVN'
6 tháng 1 2015 Cập nhật lúc 17:11 ICT

Đảng Cộng Sản Việt Nam đang tan rã (P.1: Mâu thuẩn trong nền tảng lý thuyết)



image





Preview by Yahoo

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có trong tay hai ứng cử viên để giới thiệu vào chức Tổng Bí thư ở Đại hội lần tới của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong khi chỉ một trong ba phương án nhân sự có thể có xác suất cao thành hiện thực, theo một nhà phân tích tình hình Việt Nam từ trong nước.
Trao đổi với BBC hôm 05/01/2015 về Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản đang diễn ra, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phản biện độc lập IDS (đã tự giải thể), nói đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có ít nhất hai phương án nhân sự 'thay ông'.
TS. Quang A nói: "Ông ấy dự định đưa ông Phạm Quang Nghị lên, đó cũng là một suy đoán và tôi nghĩ nó không phải là không có cơ sở.
"Nhưng cũng có những giả thuyết khác là bây giờ ông ấy muốn đưa ông Đinh Thế Huynh chứ không phải là ông Phạm Quang Nghị.
"Bởi vì ông Phạm Quang Nghị là một người tất nhiên là rất thân cận với ông Trọng rồi, nhưng ông Nghị lại cùng tuổi với năm ông khác, đều là năm ông tuổi 'Trâu' cả. Dân chúng Hà Nội người ta gọi là 'năm con Trâu'.
"Thế thì giữ ông Nghị lại, thì bốn 'con Trâu' khác họ cũng có thể bảo tôi cũng là con trâu hay hơn chẳng hạn.
Theo nhà quan sát này, ông Nghị hiện có vấn đề về mặt 'giới hạn tuổi tác', nhưng lại có lợi thế từng lãnh đạo một Bộ trên cương vị Bộ trưởng và đã làm Bí thư của Thành ủy Hà Nội.

Có thể có những người mà thực sự chẳng ai để ý đến cả, bởi vì họ đầu óc cũng không sắc sảo gì, cũng chẳng làm được việc gì cả, nhưng mà gọi là ngoan hay là hiền, tức là chẳng bao giờ phát biểu cả.TS. Nguyễn Quang A

Trong khi đó, ông Đinh Thế Huynh, theo nhà phân tích, tuy 'thiếu kinh nghiệm' lãnh đạo thực tế như ông Nghị, nhưng có lợi thế là trong Ban chuẩn bị văn kiện cho Đại hội Đảng 12.
Tiến sỹ Quang A nói: "Ông Đinh Thế Huynh là ông Phó Trưởng ban Văn kiện, ông ấy đã đi khắp nơi để chỉ đạo này kia, như thế tức là để làm cho việc vận động sẽ thuận lợi hơn chẳng hạn."
'Ai sẽ làm Tổng Bí thư?'
Ông Quang A nói: "Phương án thứ hai nhắc đến tức là sẽ có môt người nào đấy có thể lực, có sức mạnh và có thể gạt, hoặc là thỏa hiêp với các thế lực khác, tôi nghĩ khả năng đó là khả năng cao hơn cả.
"Bởi vì trong bất kỳ một cuộc đấu đá nào, thì kẻ mạnh là kẻ thắng, và kẻ mạnh ở đây tức là có nhiều người ủng hộ trong Ban chấp hành Trung ương hiện nay.
"Có thể có những người mà thực sự chẳng ai để ý đến cả, bởi vì họ đầu óc cũng không sắc sảo gì, cũng chẳng làm được việc gì cả, nhưng mà gọi là ngoan hay là hiền, tức là chẳng bao giờ phát biểu cả.
"Và có thể một người như thế lại nổi lên làm Tổng Bí thư chưa biết chừng," nhà quan sát nói với BBC.


Ai là các ứng viên thủ tướng CHXHCN Việt Nam?
  • 7 tháng 1 2015
Ông Đam, bà Ngân, ông Nhân và ông Phúc được cho là ứng viên tiềm năng cho chức thủ tướng

Giáo sư và cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết vừa có bình luận với BBC Tiếng Việt về các nhân vật được cho là ứng viên vào chức thủ tướng Việt Nam sau Đại hội 12 vào đầu năm 2016.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đang có nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai và được cho là hoặc sẽ nghỉ hoặc sẽ vẫn ở lại Bộ Chính trị nhưng trong cương vị khác.
Hiện 200 đảng viên quyền lực nhất Việt Nam đang họp Hội nghị Trung ương 10 nhưng Giáo sư Thuyết nói còn vài kỳ họp trung ương nữa và mọi chuyện cũng có thể thay đổi ở chính Đại hội 12.
"Chúng ta biết bóng có thể vào lưới vào phút 90 hay bù giờ," ông nói nhưng cũng bổ sung thêm kỳ lấy phiếu tín nhiệm trong đảng tại hội nghị trung ương này cũng sẽ đưa ra những tín hiệu nhất định.
Về các ứng viên cho ghế thủ tướng, ông Thuyết nói người ta đã nhắc tới những nhân vật như Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, cả ba đều đã là Ủy viên Bộ Chính trị.
Một gương mặt tương đối trẻ được nhắc đến là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Nhân vật này được cho rằng có khả năng được bầu vào Bộ Chính trị, mặc dù chưa phải là ứng viên hàng đầu cho chức Thủ tướng ở Đại hội 12.
Tấn công cá nhân
Một bộ phận dư luận những ngày gần đây tỏ ra quan tâm một trang blog, Chân dung quyền lực, tập trung tấn công vào Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Giáo sư Thuyết nói chuyện ông Nguyễn Xuân Phúc bị tấn công cá nhân trên mạng cũng có thể vì ông "gần với ghế thủ tướng nhất" và là "ứng cử viên rất mạnh".
"Ông Phúc hiện là phó thủ tướng và đã là ủy viên Bộ Chính trị," ông Thuyết nói.
"Còn những tin đồn trên mạng tôi đọc cũng không thấy có căn cứ lắm vì chuyện quan chức có nhiều tài sản đứng tên người A, người B thì nhiều lắm."
Về ứng viên trẻ nhất, ông Vũ Đức Đam, Giáo sư Thuyết nói ông đã tiếp xúc và làm việc riêng nhiều với ông Đam cả ở vị trí bí thư Quảng Ninh cũng như trong vai trò của một phó thủ tướng.
Giáo sư nói ông Đam là người "được đào tạo cẩn thận, có năng lực, nhiệt huyết, tâm đức và có thể tin cậy được."
Nhưng Giáo sư Thuyết cũng nói ứng viên vào các vị trí quan trọng như thủ tướng còn phải được Bộ Chính trị bật đèn xanh vì không cá nhân nào được tự ứng cử hay chấp nhận đề cử mà không được tập thể 16 nhân vật quyền lực nhất Việt Nam cho phép, theo một quy định mới của Đảng Cộng sản.
Ông cũng nói thêm vấn đề của Việt Nam là "hệ thống, cơ chế" nên cho dù các cá nhân có sáng giá tới đâu cũng khó có thể mang lại thay đổi lớn lao.


Một đại biểu Quốc hội CSVN bị bắt
  • 9 giờ trước
Bà Châu Thị Thu Nga bị mất quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội

Một đại biểu Quốc hội Việt Nam bị Bộ Công an bắt giam tối 7/1 vì cáo buộc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Sinh năm 1965, bà Châu Thị Thu Nga là một doanh nhân nổi tiếng, đã giữ các chức vụ như Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ TP Hà Nội, Phó trưởng ban điều hành mạng các sàn giao dịch BĐS miền Bắc - Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản - Bộ Xây dựng.
Trong vai trò doanh nhân, bà là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Xây dựng nhà đất.
Nhưng thời gian qua, bà bị nhiều người gửi đơn tố cáo lợi dụng vốn, không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.
Hồi đầu năm 2014, bà bị tố bán những 'căn nhà ảo' và trốn chạy khách hàng.
Khi đó, theo đơn tố cáo BBC nhận được, công ty mà Đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị đã nhận hàng trăm tỷ đồng của khách hàng từ vài năm nay với lời hứa sẽ giao cho họ những căn hộ tại công trình mang tên B5 Cầu Diễn vào năm 2015.
Tuy nhiên dự án khi đó chỉ là một bãi đất trống và một số khách hàng cũng tố cáo chủ dự án bán cả những căn nhà ở tầng 20 hoặc cao hơn trong khi B5 Cầu Diễn chỉ có giấy phép xây cao tới 13 tầng.


Sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh và hệ thống đảng CSVN
  • 9 giờ trước
Ảnh ông Nguyễn Bá Thanh dự họp Quốc hội hồi tháng 10/2013

Những thông tin trái ngược nhau về sức khỏe của đương kim Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh diễn ra ngay trước và trong kỳ Hội nghị Trung ương 10 quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông tin 'lề trái' và 'lề phải' về sức khỏe của ông Thanh cũng như về các nhân vật có tiềm năng ngồi vào các ghế quyền lực cao cấp nhất ở Việt Nam là chủ đề của Hangout thứ Năm ngày 8/1/2014 từ 19:30-20:00 giờ Việt Nam 
Những đồn đoán trên mạng về sức khỏe của ông Thanh đã khiến Hà Nội phải tổ chức gặp mặt báo chí hiếm có nhưng các diễn biến tại Hội nghị Trung ương 10 vẫn hoàn toàn nằm trong bóng tối.
Việt Nam cũng không có lên tiếng chính thức nào về những đồn đoán về tài sản của một người cũng từ miền trung ra Hà Nội khác là Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói với BBC các đồn đoán này "không thấy có căn cứ lắm vì chuyện quan chức có nhiều tài sản đứng tên người A, người B thì nhiều lắm."
Nhân sự cao cấp
Về nhân sự cao cấp của Việt Nam trước Đại hội 12 vào năm 2016, ông Thuyết nói Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tại nhiệm hai nhiệm kỳ và ông hoặc sẽ nghỉ hoặc sẽ nhắm tới vị trí cao hơn và có thực quyền, tức tổng bí thư.
Ông Dũng, theo đánh giá của Giáo sư Thuyết, là người "hoạt bát, quen hoạt động chính trị" và ông cũng có những người tham mưu tốt.
Tuy vậy những việc làm của ông Dũng chưa đi đôi với những ý kiến và bài viết "sắc nét và có thiện cảm với người dân" của ông, Giáo sư Thuyết nói và bổ sung thêm không rõ điều này do chủ quan hay khách quan.
Còn về những ứng viên tiềm năng có thể thay thế ông Dũng, vị cựu Đại biểu Quốc hội nói người ta đã nhắc tới các nhân vật như Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân, cả ba người đều đã có chân trong Bộ Chính trị.
Một nhân vật khác được nhắc tới là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, người được cho rằng sẽ được vào Bộ Chính trị.
Nhưng Giáo sư Thuyết cũng nói ứng viên vào các vị trí quan trọng như thủ tướng còn phải được Bộ Chính trị bật đèn xanh vì không cá nhân nào được tự ứng cử hay chấp nhận đề cử mà không được tập thể 16 nhân vật quyền lực nhất Việt Nam cho phép, theo một quy định mới của Đảng Cộng sản.
Ông cũng nói thêm vấn đề của Việt Nam là "hệ thống, cơ chế" nên cho dù các cá nhân có sáng giá tới đâu cũng khó có thể mang lại thay đổi lớn lao.


Thực chất của Hội nghị Trung ương 10 đảng CSVN?
  • 6 tháng 1 2015

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc hôm 5/1 với chủ đề nhân sự đang đặt ra nhiều câu hỏi trong dư luận.

Dự kiến kéo dài cả tuần, khoảng 200 nhân vật cao cấp nhất của Đảng gặp nhau để bàn các chủ đề quan trọng về nhân sự, tổng kết đường lối, phương hướng cho Đại hội Đảng lần thứ 12.
BBC có cuộc trao đổi với Giáo sư Carl Thayer, một nhà nghiên cứu sống ở Úc chuyên quan sát tình hình chính trị Việt Nam.
Carl Thayer: Trước hết có thể nhận xét Hội nghị Trung ương 10 đã bị trì hoãn quá lâu. Trong suốt cả năm 2014 chỉ có mỗi một hội nghị trung ương 9 diễn ra vào tháng Năm. Hội nghị này lẽ ra có thể đã được nhóm vào tháng Tám khẩn trương để đối phó với khủng hoảng Giàn khoan HD-981. Sau đó nó được định lại ngày vào tháng Mười, tháng Mười Hai và nay thì vào tháng Giêng.
Ngay từ kỳ hội nghị lần thứ 9 hồi tháng Năm đã có các tiểu ban làm việc về vấn đề nhân sự. Nhưng hội nghị này cũng là cơ hội cuối để đảng tiếp tục hoạch định kế hoạch kinh tế - xã hội chiến lược tổng thể, cân nhắc việc điều chỉnh vị trí của Đảng, điều lệ Đảng và bầu cử, xác định xem cơ cấu quyền lực tới đây sẽ lớn nhỏ như thế nào, kể cả với cơ cấu, số ghế Bộ Chính trị...Do đó đây là là một hội nghị trung ương rất quan trọng.
BBC: Ông nghĩ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trụ lại? Đã có những nguồn gợi ý rằng ông ấy cũng quan tâm tới chiếc ghế Tổng Bí thư của Đảng.
Tất cả những gì tôi có thể nói được là trong quá khứ, với tiêu chí hạn chế tuổi lãnh đạo ở ngưỡng 65 tuổi, thì người ta luôn mở ra đặc lệ với ghế Tổng Bí thư Đảng. Có nguồn nói thậm chí người ta sẽ mở ngoại lệ ra cho hai cá nhân đợt này.
Nhưng rõ ràng tính số lượng với những ủy viên sắp nghỉ hưu, chỉ tính những người đã ngồi trọn nhiệm kỳ, mà không tính tới hai ủy viên mới trong Bộ Chính trị, thì đây là một vấn đề với Việt Nam. Cứ năm năm một lần Việt Nam lại lặp lại vấn đề là Đảng không có đủ nhân sự tài năng, cả nam lẫn nữ, để điền vào cho các ghế mới. Do đó hiện có những đồn đoán và phải nói là vẫn còn sớm để nói lên điều gì.
Họ có kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm, sẽ được sử dụng để đề bạt những người làm việc tốt hoặc để loại bỏ nhân sự. Và trong quá khứ đã có hành động trong nội bộ được cho là để hạ bệ Thủ tướng, nhưng ông ấy đã tỏ ra rất mạnh mẽ trong vấn đề Biển Đông và do đó sự ủng hộ trong Trung ương Đảng cho ông ấy khá cao. Trước đây, đã có những tấn công mạnh mẽ, nhưng ông Dũng đã thoát ra được khá là ngoạn mục.
Có hai khả năng, thứ nhất là có sự đồng thuận để ai đó như ông Nguyễn Tấn Dũng có thể trụ lại và làm việc tiếp, hoặc nếu không thì tất cả sẽ đều phải về hưu. Và đó cũng từng là cách xảy ra trong quá khứ.
Tôi nghĩ bây giờ vẫn còn quá sớm và chúng ta phải chờ các cuộc lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng để mà đo đếm.
BBC: Ông nghĩ là ông Nguyễn Phú Trọng đã có được một ứng cử viên nào đó ở trong ống tay áo của ông ấy để có thể kế vị? Tương tự, các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng có tự chọn ra ai chưa để thay thế vị trí của họ?
Có hai khả năng, thứ nhất là có sự đồng thuận để ai đó như ông Nguyễn Tấn Dũng có thể trụ lại và làm việc tiếp, hoặc nếu không thì tất cả sẽ đều phải về hưu. Và đó cũng từng là cách xảy ra trong quá khứ.
Hết đồn đoán này đến đồn đoán khác. Có nguồn nói ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn ông Phạm Quang Nghị (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội) là ứng viên được ưa thích của ông ấy. Do đó ông Nghị đã được cử sang Washington trong vụ Khủng hoảng Giàn khoan 981, trước khi Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh được cử đi. Phải xem điều này có đúng không.
Tôi thì phải nói ngay là tôi không thấy ông Nguyễn Phú Trọng có thể tiếp tục chức Tổng Bí thư. Điều ông ấy có thể làm bây giờ chỉ là cố gắng tác động, ảnh hưởng. Nhưng thành tích trong quá khứ của ông ấy không được tốt. Ông ấy đã từng đề cử hai nhân vật quan trọng vào Bộ Chính trị năm ngoái, nhưng không ai trong đó được thăng tiến vào đó. Trung ương Đảng đã không quyết việc đó. Thành tích bổ nhiệm nhân sự của ông ấy đã không được hiệu quả.
Với cặp được cho là cạnh tranh giữa các ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng, hai người ở miền Nam, nếu họ tiếp tục cạnh tranh và thù địch để một người trụ lại trong khi người kia bị hạ bệ, thì có thể cả hai sẽ phải cùng rời ghế quyền lực. Bởi vì ở Việt Nam, quyền lực luôn có khuynh hướng tập trung, mà không có sự quá khích, và Đảng luôn muốn điều tiết quyền lực ấy, nhất là để chọn ra giới lãnh đạo.
Do đó, một lần nữa, gác những đồn đoán lại, đối với tôi điều quan trọng là liệu Đảng có cho biết công khai bỏ phiếu tín nhiệm sẽ xảy ra như thế nào, được tiến hành ra sao, liệu có được công bằng cho tất cả không, đối với các vị tri lãnh đạo chóp bu thế nào? Ở trong những kỳ lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, ông Trương Tấn Sang có kết quả khá cao, nhưng năm 2014, ông Thủ tướng đã phục hồi được sau lần có kết quả khá thấp của đợt phiếu tín nhiệm diễn ra năm trước đó.
BBC: Về phần mình, ông Nguyễn Tấn Dũng có chuẩn bị cho mình một ứng cử viên nào để thay thế ông ấy hay là không?
Tôi sẽ không đưa ra lời trả lời có hay không như thế, vì như thế mọi việc coi như đã xong rồi còn gì. Riêng với ghế Thủ tướng thì có vẻ như là ông ấy sẽ không tiếp tục ngồi lại đó. Nhiều nhà phân tích, trong đó có cả tôi, cũng gặp những khó khăn nhất định trong việc phân tích xem ai sẽ là vị Thủ tướng kế tiếp.
Cũng có một số gợi ý rằng trong số các cấp Phó của ông Dũng, sẽ có thể có ứng cử viên ngồi vào ghế đó. Một lần nữa, ta nhớ rằng hội nghị trung ương 10 lẽ ra phải diễn ra sớm hơn thay vì liên tục bị trì hoãn lâu như vậy. Lẽ ra nó phải được nhóm vào cuối năm ngoái, nhưng rồi lại không. Mặc dù hai hội nghị trung ương một năm phải là tối thiểu, trong 10-15 năm qua, người ta thấy cũng khá thường xuyên diễn ra tới ba hội nghị một năm. Nhưng năm ngoái, Đảng chỉ tổ chức được mỗi một hội nghị và điều đó thực là bất thường. Và điều đấy cho thấy ở trong Đảng đang có một số vấn đề gì đó và việc chậm trễ lịch trình cũng gợi ý rằng, hiện nay còn quá sớm để đưa ra một đánh giá, dự đoán.
BBC: Có vẻ Trung Quốc có quy hoạch cụ thể rõ rệt về việc chuyển giao lãnh đạo từ mấy năm trước Đại hội Đảng, còn ở Việt Nam không làm được như vậy?
Thông tin về cuộc họp của Đảng ít được công bố ra ngoài

Đúng thế, chỉ nói riêng quy mô của Bộ Chính trị, số lượng ủy viên phải nghỉ hưu đã tới con số 50%, đây là một tỷ lệ phần trăm rất cao về những người phải về nghỉ. Trong quá khứ, những người được phép ngồi vào năm vị trí lãnh đạo cao cấp như Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư đều phải là những ủy viên đã ngồi ít nhất 5 năm toàn thời gian trong Bộ Chính trị. Và ngay cả nếu Bộ Chính trị có mở rộng nhiều hơn, thì Việt Nam vẫn gặp rủi ro mà tôi so sánh như khi người ta ngồi vào ghế trong một trò chơi tìm ghế trước khi ‘tắt nhạc’. Đó là ở phương Tây, người ta luôn có nhiều người hơn số ghế, và khi bản nhạc tắt đi, những người không tìm được ghế thì phải ra ngoài. Còn ở Việt Nam thì trò chơi lại là người ta đặt 5 người sẵn cho 5 cái ghế. Và khi nhạc dừng, tất cả đều phải ngồi xuống.
Cho nên trong kỳ Đại hội lần trước, ông Trương Tấn Sang được người ta bảo là: “Chào ông, ông phải ngồi xuống ghế Chủ tịch Nước, vì tất cả các ghế kia đều đã có người ngồi.” Hội nghị này, hay bất cứ sự kiện nào diễn ra sau cùng, nếu không thay đổi lối chơi thì vẫn thế, trừ phi có ai đó “vắng mặt” thôi. Nhưng mọi thứ vẫn còn quá sớm để nhận định.
BBC: Gần đây có một trang mạng “Chân dung Quyền lực” đưa ra nhiều thông tin chưa thể kiểm chứng, chủ yếu xoay quanh hai ông Nguyễn Bá Thanh và Nguyễn Xuân Phúc. Trang này cáo buộc Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có mâu thuẫn lớn với ông Thanh. Theo ông ai đứng sau trang web này, mục đích của nó là gì?
Tôi không biết ai đứng sau trang này. Ông Nguyễn Bá Thanh được điều ra khỏi Đà Nẵng và đứng đầu Ban Nội chính Trung ương Đảng để chống tham nhũng và ông báo cáo trực tiếp với Tổng Bí thư của Đảng. Động thái của ông Tổng Bí thư để tiến hành điều tra, thanh tra khoảng hai chục vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, làm sai lớn, và đặt ông Thanh vào hướng đối diện với ông Thủ tướng Chính phủ, ông hỗ trợ cho ông Trọng và mạng lưới của ông ấy… Tuy nhiên, kế hoạch này đã không được hiệu quả.
Ông Thanh là một nhân vật rất được biết tới ở Đà Nẵng, ông ấy đã có những thử nghiệm về dân chủ ở Đà Nẵng, ông trực tiếp chỉ đạo việc bầu cử các quan chức địa phương v.v…
Tôi nghĩ trang “Chân dung Quyền lực” có thể ít nhiều bộc lộ nội tình và tình trạng sức khỏe của nền chính trị Việt Nam. Với ông, Nguyễn Bá Thanh, người ta đã thiết kế nhiều cách thức để lần trước ông không thể vào được Bộ Chính trị, còn ông Nguyễn Xuân Phúc đương nhiên là một người gần hơn với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official26/3/2024

My Blog List