Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, July 11, 2015

VÀNH LƯỠNG NGHI - TƯ BẢN TÀI CHÁNH MỸ ĐANG THU TIỀN TỪ NƯỚC TÀU BẰNG CHIẾN THUẬT NSS


Matthew Trần:

Bạn Vành Lưỡng Nghị (VLN) nghe tên lạ nhưng đã viết một bài về Thị Trường Chứng Khoán (TTCK) Chệt ... đọc nghe được.
Tôi đồng ý với bạn VLN là chuyến ni TC bị các nhà đại tài fiệt Hoa Kỳ đỡ nhẹ một fát ..mất đi 2.7 bỹ đôla ..
tức là 2,700,000 triệu đôla ..
đau như bi lặt zái !!

Khõe re.e.e.e.e
Cho đáng đời bọn Ba Tàu.

MT

VÀNH LƯỠNG NGHI - TƯ BẢN TÀI CHÁNH MỸ ĐANG THU TIỀN TỪ NƯỚC TÀU BẰNG CHIẾN THUẬT NSS

NSS có nghĩa là Naked Short Sell, theo tiếng Việt là “bán (mua xuống) một cổ phiếu bằng sồ tiền mượn từ công ty giữ tài khoản “. Trong thị trường chứng khoán người ta dùng chữ naked là chữ có nghĩa trần truồng để nói đến số tiền hay số cổ phiếu của người có tài khoản mượn của công ty giữ tài khoản để bán hay mua xuống một cổ phiếu để cho giá trị cổ phiếu đi xuống tới mức mình muốn đúng với giá mua theo loại option mà kiếm lời.


Để cho dễ hiểu vấn đề này, khi chúng ta mở 1 tài khoản với số tiền 10.000 đô loại margin thỉ công ty giữ tài khoản cho chúng ta mượn thêm 1 số tiền tương đương là 10.000 đô nửa. Như thế chúng ta có quyền đầu tư 20.000 đồng nhưng số tiền 10.000 đô mượn đó phải trả tiền lời khi đem ra sử dụng và bị công ty gìữ tài khoản kiểm soát hay thanh toán số cổ phiếu chúng ta đang có để bảo vệ số tiền mượn nếu cần.

Naked Short Sell được liệt vào loại bất hợp pháp ở nhiều nước Phương Tây bởi lẽ người giữ tài khoản và công ty giữ tài khoản lại là một hay cùng bắt tay nhau để thực hiện NSS do đó số tiền mượn hay cổ phiếu mượn có thể tăng ở mức không thể kiểm soát được nên việc làm giá cho một một cổ phiếu đi xuống trở nên dễ dàng.

Sau cuộc đại suy thoái năm 1929 chính phủ Hoa kỳ điều tra và biết được công ty Jesse Livermore đã dùng 100 triệu đô để NSS nhiều cổ phiếu làm cho thị trường chứng khóa thời bấy giờ trở nên khủng hoảng  nên đã làm luật ngăn chặn NSS vào năm 1934.
Vài tháng sau khi thị trường sụp đổ vào tháng 10 năm 1987. Quốc hội Hoa Kỳ lại sửa đổi thêm nhiều luật lệ để bảo vệ những công ty nhỏ bị các Hedge Funds toa rập nhau dùng chiến thuật NSS đánh sụp, đến năm 2005 lại tăng thêm nhiều điều luật khác chống chiến thuật NSS giúp cho thị trường chứng khoán được công bình hơn.

Cuộc khủng hoảng tài chánh vào năm 2008 từ Hoa kỳ đang lan rộng ra toàn cầu làm cho các quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Pháp Đức, Switzerland, Ireland, Canada và nhiều quốc gia khác áp dụng các điều luật ngăn chặn NSS để giữ vững thị trường chứng khóan trong nước được công bình hơn.

Thị trường chứng khoán Thượng Hải mở cửa từ năm 2005 ( còn non trẻ) Trung Quốc là một quốc gia cọng sản rất chậm chạp trong việc áp dụng luật pháp của Phương Tây. Có thể Trung Quốc chưa áp dụng được các điều luật chống chiến thuật NSS nên đã tạo một lỗ hổng để cho các nhà tư bản tài chánh Hoa Kỳ vào kiếm chút tiền tiêu.

Nhờ chiến thuật NSS các nhà tư bản tài chính Hoa Kỳ kiếm được số tiền trong 3 tuần qua tại thị trường chứng khóan Trung Quốc nghe đâu khoản chừng 2.700 tỷ đô. Công ty bị điểm mặt chỉ tên đã dùng chiến thuật NSS làm cho thị trường trung Quốc quẹo chấu là nhà băng Morgan Stanley.
Đằng sau vụ này có sự đồng ý của chính phủ Hoa Kỳ hay không ? không biết, nhưng điều chúng ta dám chắc là có sự tính toán của tập đoàn tài chánh tại Hoa Kỳ. Trước đây họ cón kế hoạch chia Trung Quốc ra làm 5 nước nhỏ để trừ hậu hoạn. Phải chăng đây là cú đánh đầu tiên vào Trung Quốc trên lãnh vực kinh tế.
 Vành Lưỡng Nghi

Tin giờ chót : Thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục tuột dốc trong ngày thứ tư 8 tháng 7 năm 2015 (1). Như thế là cú đánh đầu tiên còn tiếp tục.


  
      

__._,_.___


Posted by: <vneagle_11@yahoo.com

KHÔNG THỂ KÉO DÀI THÊM CƠ CHẾ CSVN DƯỚI BẤT CỨ HÌNH THỨC HAY LÝ DO NÀO



KHÔNG THỂ KÉO DÀI THÊM CƠ CHẾ CSVN
DƯỚI BẤT CỨ HÌNH THỨC HAY LÝ DO NÀO

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 07.07.2015

Cách đây một số tháng, âm mưu xóa ngày Quốc Hận 30/4 của Ông Ngô Thanh Hải làm chúng tôi nhớ lại âm mưu này đã có từ năm 2005 do Việt Tân. Viết nhiều về âm mưu này, chúng tôi nhận thấy việc xóa ngày Quốc Hận và ngày Quân Lực VNCH như việc xích gần lại CSVN để đi xa hơn nữa là giúp cho CSVN tiếp tục Cơ chế CSVN dưới chiêu bài Hòa Hợp Hòa Giải mà Hoa kỳ có thể chủ trương (?)

Trước những diễn biến tình hình Việt Nam lúc này, có nhiền những câu hỏi liên hệ đến hướng thay đổi chính trị Việt Nam tương lai. Chúng tôi xin đề cập đến 3 câu hỏi chính sau đây mà chúng tôi coi là quan trọng:

(1)       ĐÂU LÀ Ý CHÍ SẮT ĐÁ VÀ TRƯỜNG KỲ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM ?
(2)       TẠI SAO MỸ THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA ĐÁM NGƯỜI BƯNG BÔ CSVN ?
(3)       DÂN TỘC VN KHÔNG CHẤP NHẬN VIỆC KÉO DÀI CƠ CHẾ CSVN


ĐÂU LÀ Ý CHÍ SẮT ĐÁ VÀ TRƯỜNG KỲ
CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM ?

Inline image 1

Ý chí sắt đá và trường kỳ của DÂN TỘC VN gồm những điểm tuần tự như sau:
a.       Chống lại xâm lăng đến từ Trung quốc: (i) xâm lăng Biển Đảo, Đất liền, (ii) xâm lăng Kinh tế,  mà chính đảng CSVN chủ ý tiếp tay cho những cuộc xâm lăng này.
b.      Muốn chống lại xâm lăng từ Trung quốc, chúng ta phải trước hết chôn vùi hẳn Cơ chế CSVN. Để chôn vùi Cơ chế CSVN, phải loại trừ đám bưng bô tay sai CSVN đang sống giữa chúng ta.
c.       Dân tộc Việt Nam nhất thiết không chấp nhận giải pháp Hòa Giải Hòa Hợp trá hình để kéo dài sự tồn tại của CSVN.
d.      Xây dựng tương lai Việt Nam: (i) thăng hóa Xã Hội VN; (ii) phát triển Kinh tế quốc dân trong một môi trường Chính trị—Luật pháp Dân chủ phù hợp.

DÂN TỘC VN vẫn tiếp tục đấu tranh nếu một giải quyết nào không tôn trọng những điểm trên đây của Ý chí sắt đá đấu tranh của Dân Tộc.


TẠI SAO MỸ THAM KHẢO Ý KIẾN
CỦA ĐÁM NGƯỜI BƯNG BÔ CSVN ?

Inline image 2

Trước cuộc gặp gỡ OBAMA—NGUYỄN PHÚ TRỌNG, Hội Đồng Bảo An Hoa Kỳ đã gặp một phái đoàn người Việt Nam tại Mỹ, được coi như Đại diện cho Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn tại Hoa kỳ, để tham khảo ý kiến về cuộc gặp gỡ và có lẽ về một “Giải quyết“ nào đó cho tình hình chính trị tương lai Việt Nam. Những người Việt đại diện này được chụp chung trong tấm ảnh mà chúng tôi cho phổ biến kèm đây. Trên tấm ảnh, chúng ta nhận thấy: Ts.Nguyễn Đình Thắng, Bs Nguyễn Quốc Quân, Người Phát Ngôn viên của Việt Tân, Ts Cù Huy Hà Vũ.

Đây là những người không chủ trương dứt bỏ (chôn vùi hẳn) đảng CSVN và giúp Cơ chế CSVN tiếp tục trên đầu Dân Tộc. Đã từ năm 2005 và nhất là những tháng gần đây, nhóm người này hoạt động để sẵn sàng bắt tay với CSVN để có thể đi tới một giải pháp Hòa Giải Hòa Hợp với CSVN, như vậy là chấp nhận sự kéo dài thêm nữa Cơ chế CSVN.

Xem hình và danh sách nhóm người này, chúng tôi đặt ra những câu hỏi sau đây:
=>     Tại sao Hội Đồng Bảo An Hoa kỳ lại tham khảo nhóm người này sẵn sàng bắt tay với CSVN cho một giải pháp Hòa Giải Hòa Hợp giả tạo đi ngược lại Ý chí trường kỳ đấu tranh của Dân Tộc Việt Nam. Chúng tôi nghĩ  Hội Đồng Bảo An Hoa kỳ phải biết khuynh hướng chính trị của nhóm người này và như vậy phải chăng Hoa kỳ chủ trương bắt Dân Tộc Việt Nam phải  tiếp tục sống như nô lệ dưới Cơ chế CSVN nữa hay sao.
=>     Nhóm người này tỏ ra hãnh diện khi được Hội Đồng Bảo An mời đến để tham khảo như đại diện cho Cộng đồng Tỵ nạn VN tại Mỹ khiến chúng tôi phải viết ra những nhận định sau đây:
(i)      Khi chấp nhận lời mời đến gặp Hội Đồng Bảo An, nhóm người này tự nhận là đại diện Cộng đồng người Việt tỵ nạn, đó là việc làm không chính danh chính nhận, mang tính cách mượn đầu heo nấu cháo cho chủ trương đấu tranh đón gió trở cờ nhẩy bàn độc của mình.
(ii)     Nếu chính mình  tích cực “hoạt động“ để Hội Đồng Bảo An Hoa kỳ tham khảo mình nhằm tiến tới cùng với CSVN cho một giải pháp Hòa Giải Hòa Hợp giả tạo kéo dài Cơ chế CSVN, thì đó là việc làm phản bội lại Ý chí của Dân Tộc VN, nghĩa là tòng phạm với tội ác CSVN trên đầu Dân Tộc đã chịu cực khổ nhiều chục năm trường rồi.  


DÂN TỘC VN KHÔNG CHẤP NHẬN
VIỆC KÉO DÀI CƠ CHẾ CSVN

Inline image 3

Đây là Kết Luận tóm gọn của Ý chí đấu tranh trường kỳ nhằm cứu nước của Dân Tộc VN gồm 90 triệu người. Phải chấm dứt (chôn vùi hẳn) Cơ chế CSVN. Tất cả những giải quyết nhằm Hòa Giải Hòa Hợp với CSVN, dù được Hoa kỳ che chở, đều bị DÂN TỘC VN kết án. Những nhóm người Việt nào làm việc cho một giải pháp Hòa Giải Hòa Hợp như vậy đều bị Dân Tộc Việt Nam phỉ nhổ như những tên phản bội đê hèn !

Trước đây, tin tưởng ở Mỹ, chúng ta thường nói về CSVN:

"ĐI VỚI MỸ LÀ MẤT ĐẢNG"

Nhưng ngày nay, lòng tin ấy đã giảm xuống và chúng ta thấy CSVN đang muốn sử dụng đám bưng bô vây quanh giới chức Mỹ để hoạt động cho ý đồ CSVN:

"ĐI VỚI MỸ NHƯNG GIỮ ĐẢNG" !

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 07.07.2015


__._,_.___

Posted by: NGUYEN PHUC LIEN 

Friday, July 10, 2015

Những công trình tiền tỷ mong manh – Nguyên nhân, giải pháp và lòng tin

 

Những công trình tiền tỷ mong manh – Nguyên nhân, giải pháp và lòng tin

Cát Linh, phóng viên RFA
2015-07-10
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Những công trình tiền tỷ mong manh – Nguyên nhân, giải pháp và lòng tin Phần âm thanhTải xuống âm thanh
dbb271652-3-622.jpg
Công trình tượng phật khổng lồ cao 15,2 m, nặng hàng trăm tấn tại chùa Sắc Thiên Vương, thôn Tô Xuyên, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ bất ngờ đổ sập hôm 7/7/2015.
Courtesy photo



Không khó khăn để tìm thấy hàng loạt những con đường, những cây cầu nói riêng và nhiều những công trình khác chung ở khắp các tỉnh thành Việt Nam có chất lượng không như mong đợi của người dân. Chỉ trong vòng 3 tháng vừa qua, báo chí trong nước đã lên tiếng phản ảnh 4 công trình xây dựng bị hư hại ngay sau khi vừa khánh thành. Trong đó có cả công trình chỉ mới xong và bàn giao 50% tiến độ thì đã có tình trạng xuống cấp. Các cơ quan chức năng và người dân có nhận định gì qua những công trình này.

“Chỉ có ở tỉnh và địa phương”

Tất cả những công trình có giá trị tiền tỷ đó đều được thực hiện ở các tỉnh thành, địa phương. Đặc biệt phần lớn đó là những xây dựng nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu xã hội của người dân vốn đã có cuộc sống khó khăn thuộc các huyện, tỉnh hoặc khu vực bên ngoài thành phố lớn.

Tiến sĩ Phạm Sĩ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây Dựng cũng xác nhận phần lớn đều là những công trình xây dựng thuộc về tỉnh và địa phương:
Gần đây lại có những chuyện rất đáng lo ngại mà hiện nay dư luận rất lo là chất lượng của các mặt đường bộ, cao tốc dùng vốn vay ODA để làm bị lún xuống rất nặng nề, vừa mới xây xong không bao lâu thì chất lượng mặt đường kém.
-TS Phạm Sĩ Liêm
“Những công trình thuộc đầu tư công, phần lớn là thuộc các tỉnh và địa phương, chứ còn của trung ương thì không có tình trạng ấy.”

Trong một bài viết gần đây của trang báo điện tử thuộc Bộ xây dựng có phản ảnh về con đường nối từ quốc lộ 1A đến xã Quỳnh Đôi và nối đường du lịch sinh thái biển Quỳnh Bảng có chiều dài 9,5 km. Công trình này có trị giá gần trăm tỷ và mới chỉ hoàn thành 50%, mặc dù thời gian thi công tính đến nay là 8 năm.
Một ví dụ khác đó là công trình thoát nước kênh Ba Bò ở Bình Dương, có vốn đầu tư là 345 tỷ đồng vừa khánh thành xong, sau một cơn mưa lớn thì đã có hiện tượng lún, nứt ở khắp nơi. Hoặc ngôi trường phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam được đầu tư với kinh phí hơn 120 tỷ đồng hư hỏng sau một học kỳ sử dụng.
Ông Liêm xác nhận tình trạng này cũng như thừa nhận mối lo ngại từ người dân:
“Gần đây lại có những chuyện rất đáng lo ngại mà hiện nay dư luận rất lo là chất lượng của các mặt đường bộ, cao tốc dùng vốn vay ODA để làm bị lún xuống rất nặng nề, vừa mới xây xong không bao lâu thì chất lượng mặt đường kém.”

“Hấp tấp, quản lý chưa chặt chẽ”

Tiến sĩ Phạm Sĩ Liêm cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tình trạng tiêu cực trên:
“Có nhiều nguyên nhân. Một là họ dùng cái câu ‘Tân quan tân chính sách’. Công trình đó có khi là của ông quan cũ, xây dựng chưa xong chưa hoàn chỉnh thì ông quan mới đến thay. Cái thứ hai là hấp tấp trong các dự án như thế này.”
cao-toc-noi-bai-lao-cai-nut-400.jpg
Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai bị nứt, lún mặt đường. Courtesy photo.
Hấp tấp theo hàm ý của ông Liêm còn có nghĩa là bằng mọi cách để dự án đó ra đời:
“Một dự án như thế thì có thể một số quan chức có thể kiếm chác trong dự án đó. Thế cho nên họ làm thế nào cho dự án đó ra đời. Trong quá trình xây thì họ đòi hỏi các khoảng của các nhà thầu các nhà cung ứng thiết bị, chứ không phải họ quan tâm đến ích lợi của bản thân công trình ấy lắm.”

Một nguyên nhân khác mà theo ông Liêm là do từ sự quản lý và phân cấp ban ngành:
“Hiện nay ở VN chính phủ phân cấp cho chính quyền các tỉnh rất nhiều quyền. Các quyền họ thực hiện nhiều khi chính phủ trung ương không kiểm soát được.”
Còn ở cấp địa phương, mà ông Liêm gọi đó là một khoảng sơn hà thì ở đó, ông cho rằng không có sự chặt chẽ trong quá trình giám sát:
“Còn ở địa phương thì quyền của người đứng đầu chính quyền địa phương to lắm nhưng giám sát thì lỏng lẻo. Có giám sát nhưng lỏng lẻo nên họ lợi dụng những việc ấy để gây ra những hậu quả như thế.”
Liên quan chặt chẽ và đóng vai trò rất quan trọng trong suốt thời gian thi công của công trình là bộ phậm giám sát qua nhận định của ông Liêm:
“Ở Việt Nam hiện nay chế độ giám sát không chuyên nghiệp. Và những những nhân viên giám sát này nhiều khi bị mua chuộc.”
Do đó, theo ông Liêm, nếu muốn nâng cao chất lượng công trình xây dựng thì phải xây dựng chế độ giám sát như ở các nước phát triển khác.

Hiện tại, ông Liêm cho biết số người làm việc trong ngành giám sát công trình ở Việt Nam là rất ít. Thường là chủ đầu tư tự giám sát hoặc nhà thầu tự giám sát. Vì lợi ích có liên quan nên dẫn đến sự giám sát không tốt:
“Bộ kế hoach đầu tư vừa rồi đưa ra một chủ trương cũng rất hay, là bây giờ khoáng cho các tỉnh, thành 1 số tiền trong 5 năm rồi tự lo lấy. Tỉnh nào cũng thế, nhiều hay ít chính phủ không thêm nữa.”
Theo ông Liêm, điều này sẽ thúc đẩy hiệu quả của đầu tư hơn.

Người dân cần gì?

Với người dân thì có lẽ cái họ cần là chất lượng an toàn đối với một công trình hơn là hoàn thành trong thời gian nhanh chóng. Một người dân làm nghề lái taxi không muốn nêu tên cho biết:
Như hầm Thủ Thiêm, cứ theo tiêu chuẩn thế này thế kia, dí người ta quá bây giờ nghe nước nó rò rỉ, chính bản thân mình không dám chui qua. Không biết nó sập lúc nào.
-Một tài xế taxi
“Thật ra không cần thiết phải làm hối thúc. Cứ làm sao cho nó bền, chắc, lâu dài và thẩm mỹ. Đó là điều quan trọng nhất.”
“Như hầm Thủ Thiêm, cứ theo tiêu chuẩn thế này thế kia, dí người ta quá bây giờ nghe nước nó rò rỉ, chính bản thân mình không dám chui qua. Không biết nó sập lúc nào.”

Chính vì chứng kiến quá nhiều công trình kém chất lượng nên đã gây cho họ cảm giác bất an, ngay cả những công trình hợp tác với nước ngoài.
“Hiện tại ở sài gòn thì công trình lớn nhất đang được mọi người quan tâm là công trình tàu điện ngầm. Hiện tại chưa biết thế nào. Nếu công trình này đưa vô hoạt động thì tất nhiên sẽ giảm được lượng giao thông quá tải, người dân đi lại thuận tiện hơn. Nhưng thật sự rất băn khoăn là không biết công trình này khi xây xong, đi vào giai đoạn đầu thì có an toàn không?”

Thật ra, trước khi nói đến thời gian, chất lượng, thẩm mỹ, giá trị thì điều mà người dân cần nhất là sự minh bạch. Họ mong được lên tiếng đối với những gì có liên quan đên đất nước mình.

“Người đứng ra giải quyết vấn đề phải trong sạch, vì nước vì dân. Chứ không phải cứ đưa phong bì bỏ túi là duyệt. Bất kỳ một dự án nào cũng phải minh bạch, công khai. Đưa lên báo chí cho dân chúng xem thế nào, duyệt hay không duyệt.”
Và quan trọng hơn hết, họ bao giờ từ chối những mục đích thật sự phục vụ cho nhu cầu của người dân, của xã hội.
“Nếu đúng giá trị thực tế và phục vụ được cho lợi ích của người dân, của cộng đồng thì ủng hộ hết mình.”


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, July 7, 2015

Dân Trung Quốc mới mất 2.300 tỷ đô la

 

Dân Trung Quốc mới mất 2.300 tỷ đô la 

Ngô Nhân Dụng

Trong khi cả thế giới đang theo dõi chuyện kinh tế nước Hy Lạp, ít người để ý chuyện dân Trung Hoa vừa mới mất 2.360 tỷ đô la trong thị trường chứng khoán [theo Bloomberg, tính đến ngày 4/7 thì số thiệt hại đã lên đến 2.800 tỷ đô la – BVN). Số thiệt hại trong vòng ba tuần lễ lớn bằng 35% tổng sản lượng nội địa nước Trung Quốc và lớn gấp 10 lần GDP của Hy Lạp.

Quý vị độc giả Người Việt có thể “bình chân như vại” vì chẳng mấy ai đang làm chủ các cổ phiếu ở Thượng Hải hay Thẩm Quyến. Khác với các thị trường New York hay London, trong tổng số cổ phiếu trong thị trường Trung Quốc người ngoại quốc chỉ làm chủ 1.5%. Trong ngày Thứ Sáu, 3 Tháng Bảy, thị trường Thượng Hải lên xuống lung tung, một phút lên 5% rồi phút sau xuống 6%, vào cuối này đã mất 6%.
Ngày 12 Tháng Sáu thị trường Thượng Hải lên cao nhất trong bảy năm, hôm nay đã giảm mất 29% giá trị, thị trường Thẩm Quyến mất 32%. Tại sao các cổ phiếu Trung Quốc lại xuống nhanh như vậy? 

Lý do chính là nó đã lên quá nhanh một cách bất thường; Thượng Hải tăng thêm 40% và Thẩm Quyến tăng hơn 90% từ đầu năm cho tới khi sụt giá.

Giá cổ phần thường tăng lên khi lợi nhuận của các công ty cũng như triển vọng sản xuất trong nước tốt đẹp hơn. Nhưng kinh tế Trung Quốc hiện nay yếu nhất kể từ năm 2009, khi chính phủ Bắc Kinh bơm thêm 800 tỷ đô la kích thích. Triển vọng phát triển trong các năm tới cũng xuống thấp so với mười năm trước. Trong khi đó, lợi nhuận của các công ty trong nước đã sút giảm.

Nghĩa là cổ phiếu ở Trung Quốc đã tăng giá một cách bất thường; tất cả là do các nhà đầu tư hy vọng vào các kế hoạch kích thích của nhà nước để cứu vãn thị trường. Mối hy vọng của giới đầu tư là một ảo ảnh. Nhiều người đã chuyển tiền từ thị trường địa ốc đang suy yếu sang thị trường chứng khoán, đẩy cho giá cổ phiếu lên cao. Trong Tháng Mười Hai năm ngoái, 700.000 người mở trương mục mới mua cổ phiếu. Ðến giữa Tháng Tư trong một tuần lễ có thêm tới bốn triệu trương mục mới, theo số liệu của công ty nghiên cứu BlackRock. Với nhiều người mới tham gia vào thị trường, số hoạt động mua bán cũng tăng rất nhanh, một trạng thái không bình thường,

Bình thường, trị giá tổng số các cổ phiếu đổi tay trong một năm vẫn lớn hơn giá trị tất cả các cổ phiếu ghi tên. Khi thị trường khủng hoảng, số đổi tay tăng lên bất thường. Ở Mỹ, năm 2008 lúc cơn khủng hoảng tài chánh lên cao nhất, số cổ phiếu đổi tay lớn bằng bốn lần giá trị trung bình của tất cả các cổ phiếu ghi tên, gọi là “vòng quay” (turnover) 400%. 

Trong năm 2011 và 2012, tỷ lệ “vòng quay” ở Trung Quốc là 180% và 160%; còn ở Mỹ là 178% và 124%, theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới. Hiện tượng lạ lùng diễn ra ở Trung Quốc gần đây là các cổ phiếu mua đi bán lại nhiều quá, trị giá số cổ phiếu đổi tay trong một tháng lớn gấp sáu lần trị giá của cả thị trường, theo tài liệu của Ngân Hàng Credit Suisse.
Nhưng mối lo lớn nhất trong thị trường chứng khoán Trung Quốc là càng ngày càng nhiều người vay nợ để đầu tư, gọi là “margin trading accounts.” Vì lãi suất khi vay tiền rất thấp so với hy vọng lợi suất cao khi đem tiền mua cổ phiếu. 

Số trương mục vay nợ để đầu tư đã tăng 86% trong năm 2014, theo Oxford Economics. Mối nguy hiểm ẩn tàng là khi người vay nợ mua một số cổ phần rồi giá các cổ phần đó xuống, họ phải lo trả bớt nợ theo luật định. Họ sẽ phải bán các cổ phần của mình ngay để có tiền trả, kéo theo các cổ phần khác cùng xuống. Ðó là một lý do nữa khiến các thị trường Thượng Hải hay Thẩm Quyến mất gần một phần ba giá trị trong mấy tuần lễ qua.

Ai là người đã mất tiền? Rất nhiều ngân hàng, xí nghiệp và doanh nghiệp nhà nước mua cổ phiếu, nhưng những người mất tiền nặng nhất là các nhà đầu tư nhỏ, gọi là “mua lẻ.” Chỉ có 10% đến 12% người dân Trung Hoa làm chủ các cổ phần. Những người mua lẻ cũng là nhóm hay đi vay nợ để mua. Họ tiết kiệm nhưng không muốn gửi tiền vào các ngân hàng của nhà nước vì lãi suất thấp quá. Họ cũng có máu cờ bạc, và lại tin tưởng rằng nhà nước thế nào cũng bảo vệ giá trị các thị trường chứng khoán.

Nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn thị trường hóa, phần lớn còn nằm trong tay nhà nước, tức là trong tay đảng Cộng Sản. Nhiều nhà đầu tư thuộc gia đình giới cầm quyền giàu có, sẵn tiền mà không thích kinh doanh. Cho nên chính quyền nâng giá các cổ phiếu cũng là giúp bảo vệ tài sản của các đảng viên cao cấp. 

Cuối tuần trước, Ngân Hàng Trung Ương (Nhân Dân Ngân Hàng) đã nới lỏng tiền tệ để kích thích đầu tư; vừa cắt lãi suất, lần thứ tư trong năm, vừa giảm bớt số tiền mà các ngân hàng thương mại phải dự trữ theo luật định. Ngày Thứ Năm, Sở Chứng Khoán lại bãi bỏ một điều lệ có mục đích ngăn chặn việc vay tiền quá nhiều khi mua cổ phiếu. Trong khi đó, đáng lẽ phải đặt ra các điều kiện gắt gao hơn mới cản bớt được các tay đầu cơ liều lĩnh vay tiền mua cổ phiếu.

Ngoài các biện pháp tiền tệ, chính phủ Bắc Kinh còn dùng các thủ đoạn “phi tài chánh” để giữ giá và đẩy giá chứng khoán lên cao. Bắc Kinh mới loan tin sẽ cho phép các quỹ hưu bổng công chức địa phương được mua các cổ phiếu; tức là đầu tư tiền hưu bổng vào các chứng khoán nhiều rủi ro hơn. Tức là nâng giá thị trường bằng một bản tin! Nhưng suốt mấy tháng qua, các báo, đài do đảng Cộng Sản kiểm soát đã đưa ra những tin tức và bình luận về tương lai tốt đẹp của thị trường chứng khoán, một cách thúc đẩy các nhà đầu tư lẻ mua cổ phiếu. 

Trong ngày Thứ Ba, 30 Tháng Sáu vừa qua, trong lúc thị trường đã tụt giảm hơn hai tuần, trang mạng thepaper.cn đã cho chiếu một hoạt họa hình một bà lên tiếng cảm ơn nhà nước đang hỗ trợ thị trường chứng khoán. Bà này cũng tố cáo “các thế lực thù địch ngoại quốc” đang ngấm ngầm phá thị trường chứng khoán Trung Quốc! Trang thepaper.cn do đảng Cộng Sản chỉ huy, có nội dung nhắm vào giới trẻ. Phim hoạt họa này lập tức được truyền đi trên các mạng nhiều người vào nhất là Weibo và WeChat. Nhiều công dân mạng đã hùa theo, chỉ trích “bàn tay ngoại quốc an thiệp,” trong đó tên của công ty đầu tư Mỹ Goldman Sachs đã được nêu ra.

Cũng trong ngày Thứ Ba, Hiệp Hội Các Quỹ Ðầu Tư Trung Quốc, một cơ quan chế độ đảng Cộng Sản cầm đầu, công bố một thư ngỏ kêu gọi các quỹ đầu tư hãy đoàn kết cùng nhau giúp ổn định thị trường! Nói cách khác, họ khuyến khích mọi người Trung Hoa hãy ngưng bán các cổ phiếu, và hãy mua, vì lòng yêu nước! Với các hành động khuyến khích rầm rộ này, chỉ số các thị trường đã tăng lên bất ngờ, được một thời gian; nhưng không kéo dài.

Ðảng Cộng Sản Trung Quốc đã dùng một thủ đoạn quen thuộc, là mỗi khi gặp khó khăn lại đổ tội cho “bàn tay ngoại quốc”. Bộ máy kiểm duyệt của Bắc Kinh đã làm ngơ cho những tin đồn đại trên được lưu hành, phổ biến trên mạng Internet hơn một ngày. Theo tin Reuters thì phải đợi tới chiều Thứ Tư, Bắc Kinh mới xác định rằng không hề có chuyện công ty Goldman Sachs hoặc các nhà đầu tư ngoại quốc nào đã lũng đoạn thị trường Trung Quốc! Hoàn Cầu Thời Báo viết rằng “Vốn ngoại quốc chỉ đóng vai một phần nhỏ trong cả thị trường. Không có dấu hiệu nào cho thấy người ngoại quốc bán ‘short,’ tức là mượn cổ phiếu để bán trong khi chờ thị trường xuống giá.”

Những nhà đầu tư lẻ chiếm 80% các hoạt động mua bán cổ phiếu, khác hẳn với thị trường Mỹ, nơi hơn 80% các vụ mua bán trong thị trường là do các công ty tài chánh lớn với số vốn hàng tỷ đô la. Nhiều người đầu cơ vay tiền mua cổ phiếu để đẩy giá lên, chờ đến ngày bán tháo chạy trước khi giá xuống. Trên thị trường có loại các cổ phiếu A chỉ các công dân Trung Quốc mới được mua, loại này lên giá cao nhất khiến cho giá một cổ phần lớn gấp 50 đến 100 lần lợi nhuận đã đạt được trong năm trước, tiếng nhà nghề gọi là tỷ số P/E (Price/Earnings). Cùng thời gian đó, tỷ số P/E của những cổ phần khác chỉ lên tới 10 lần.

Dù chỉ có dưới 10% dân Trung Hoa tham dự thị trường chứng khoán, nhưng con số cũng lên tới hàng trăm triệu. Hiện nay nhiều nhà đầu tư mất tiền đã coi chính Ðảng Cộng Sản chịu trách nhiệm; vì đảng đã khuyến khích người dân đi mua cổ phiếu. Hàng chục triệu các nhà đầu tư lẻ đã mất tiền và có thể đã mất hết những món tiền dành dụm suốt đời. Ðây là một rủi ro chính trị cho cả Đảng Cộng Sản vì những người này cũng thuộc giai cấp trung lưu xưa nay vẫn ủng hộ đảng. Họ không những oán trách Đảng Cộng Sản để cho thị trường sụp đổ khiến họ mất tiền, mà còn oán Đảng đã khuyến khích họ bỏ tiền vào một “sòng bạc” là thị trường chứng khoán.

Trong tuần tới, trước khi thị trường mở cửa, đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ đưa ra nhiều biện pháp trấn an và nâng giá thị trường. Nói cách khác, họ sẽ bơm thêm hơi vào một trái bóng mong manh, có thể chỉ còn chờ tới ngày trái bóng nổ lớn hơn. Trong khi chờ đợi, Bắc Kinh sẽ mở cuộc điều tra để truy tố một số người đầu cơ thị trường để tìm ra người chịu tội thay cho đảng cộng sản.

Vụ sút giảm của thị trường Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới. Thứ nhất, dù số người mất tiền sẽ bớt chi tiêu nhưng họ chỉ bớt mua các món hàng xa xỉ; cho nên nói chung, số tiêu thụ của hơn một tỷ người Trung Hoa sẽ không thay đổi. Hơn nữa, giá cổ phiếu tụt giảm lần này là một hiện tượng tự nhiên, đã được giới đầu tư quốc tế chờ đợi. Khi nền kinh tế một nước giảm bớt tốc độ tăng trưởng và các doanh nghiệp cũng bớt kiếm lời thì không có lý do nào để thị trường chứng khoán tăng lên hàng 40% hay 90% như ở Thượng Hải và Thẩm Quyến trong sáu tháng qua. Ngày Thứ Sáu, thị trường chứng khoán Hồng Kông cũng xuống theo lục địa nhưng nhẹ hơn nhiều, còn các thị trường Mỹ và Châu Âu chỉ mất từ 0.1% đến 0.4%.

Nhưng ông Tập Cận Bình sẽ còn lo. Bắc Kinh đã tìm đủ cách để giữ giá các cổ phiếu mà không quan tâm đến hậu quả lâu dài. Theo tiên đoán của Oxford Economics, một công ty nghiên cứu, thì giá chứng khoán ở Trung Quốc sẽ giảm thêm chừng 35% nữa mới vào thế quân bình, phản ảnh đúng tình hình kinh tế. Tức là giới đầu tư Trung Quốc có thể sẽ mất hơn một ngàn tỷ đô la nữa. Trong lúc đang lo củng cố quyền hành, như vụ đưa tập đoàn Chu Vĩnh Khang ra tòa về tội tham nhũng mới đây, chắc Tập Cận Bình không muốn thấy thị trường giảm sút thêm nữa, tạo cơ hội cho các đối thủ chính trị có cơ hội phản công, lật ngược thế cờ.

N. N. D.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/4/2024

My Blog List