Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, February 20, 2016

Hãy xem!! Đùng ăn đồ ăn từ Tàu Cộng và Việt Nam

 

---------- Forwarded message ----------
From: Mr King Ta <
Date: Tue, Feb 16, 2016 at 12:20 PM
Subject: Thuoc doc: Trái cây " Made in China " bi vut bo.
To: Xet Vo <

Hãy xem!! Đùng ăn đồ ăn từ Tàu Cộng và Việt Nam







__._,_.___

Posted by: Yen Tran 

Mỹ-Việt: 'Quan hệ chung lớn hơn cá nhân'


Mỹ-Việt: 'Quan hệ chung lớn hơn cá nhân'

  • 6 giờ trước

Ông Ted Osius đã có 25 năm làm ngoại giao, với phần lớn thời gian làm việc ở châu Á.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói sẽ không có một yếu tố 'giọt nước làm tràn ly' duy nhất trong tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.

Trả lời phỏng vấn với BBC tiếng Việt tại Hà Nội vào đầu tháng Hai, ông Ted Osius cũng bình luận về nhân sự Đại hội 12 cũng như chủ đề nhân quyền Việt Nam.

BBC: Tổng thống Obama nói rằng "TPP cho phép Hoa Kỳ - chứ không phải các quốc gia như Trung Quốc – soạn ra luật lệ và lộ trình trong thế kỷ 21, đặc biệt quan trọng trong một khu vực năng động như khu vực châu Á-Thái Bình Dương". Liệu có khả thi để đưa ra các luật chơi tương tự nhằm đối phó với các vấn đề như tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông hay không?

Trong cả hai trường hợp, chúng ta đang nói về việc tăng cường pháp quyền và tạo ra luật lệ để khu vực được thịnh vượng hơn. Trong trường hợp Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông, đó là đảm bảo rằng luật pháp quốc tế được tuân thủ.

BBC: Hoa Kỳ đã kêu gọi dừng cải tạo và bồi đắp đảo nhân tạo tại các khu vực có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Hoa Kỳ cũng đã đưa tàu chiến vào khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Vậy ông nghĩ liệu có yếu tố 'giọt nước làm tràn ly' hay không?

Tôi không nghĩ rằng sẽ có một biến cố giọt nước làm tràn ly duy nhất. Đã và đang có ba khía cạnh diễn ra. Thứ nhất là về pháp lý. Đã có vụ kiện ra tòa trọng tài quốc tế ở The Hague. Tôi nghĩ rằng yếu tố này sẽ góp phần tác động tới tiến trình ngoại giao. Thứ hai là tiến trình ngoại giao liên quan đến việc bảo đảm rằng tất cả các quốc gia trong khu vực cam kết hệ thống pháp luật chứ không phải ỷ mạnh hiếp yếu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp Tổng thống Barack Obama vào tháng Bảy 2015.
Và thứ ba là có quá trình xây dựng năng lực cho các quốc gia trong khu vực. Việt Nam đang xây dựng năng lực an ninh hàng hải của mình, Philippines đang xây dựng năng lực an ninh hàng hải của mình. Và chúng tôi đang ở khu vực này. Hoa Kỳ hiện diện trong khu vực này. Chúng tôi sẽ không đi đâu cả. Chúng tôi sẽ tiếp tục bay, đi tàu và hoạt động trong khu vực này theo luật pháp quốc tế.

BBC: Ông có theo dõi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12? Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vừa có các khuôn mặt mới trong lãnh đạo Đảng tại các thành phố này và họ ít nhiều là giới kỹ trị. Một số người tỏ ra khá bất ngờ trước kết quả bầu chọn lãnh đạo cấp cao trong kỳ Đại hội Đảng. Liệu cá nhân ông có thấy “ngạc nhiên” về dàn lãnh đạo mới của Việt Nam?
Chúng tôi theo dõi Đại hội vừa qua rất cẩn trọng và với sự quan tâm rất lớn. Điều khiến tôi thấy quan tâm nhiều nhất trước hết là đã có các quyết định sớm về việc nhất trí cho chính sách hội nhập quốc tế. Thứ hai là việc tán thành TPP.
Tôi nghĩ cả hai quyết định về chính sách đó là các yếu tố để tôi tiếp tục lạc quan rất nhiều về quỹ đạo của mối quan hệ của chúng tôi với Việt Nam.
Xét về mặt nhân sự, tôi nghĩ rằng mối quan hệ song phương thì lớn hơn bất kỳ các cá nhân nào. Vì vậy, thực tế là có những thay đổi về thế hệ mới vừa khởi sắc chỉ là điều tốt đẹp mà thôi. Và thực tế rằng Đảng Cộng sản Việt Nam rất rõ ràng khi ủng hộ TPP và tiếp tục hội nhập quốc tế chỉ có thể là điều tích cực cho mối quan hệ với Hoa Kỳ.
Tổng thống Obama đã gặp các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
BBC: Giới cổ súy cho nhân quyền và dân chủ nói về thực trạng "có vấn đề" ở Việt Nam, cụ thể như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tự do tôn giáo... Nhân quyền dường như là một trong những trở ngại chính ngăn cản Hoa Kỳ và Việt Nam hợp tác toàn diện hơn. Ông lạc quan ở mức nào rằng chủ đề nhân quyền này có thể được cải thiện hoặc được thay đổi?

Tôi đồng ý rằng nhân quyền là vấn đề cản trở trong quan hệ song phương. Tôi nghĩ rằng quan hệ đối tác của chúng ta không thể đạt được đầy đủ tiềm năng trừ khi có sự tiến bộ tiếp tục và bền vững đối với việc tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. Chẳng hạn như việc chuẩn thuận TPP do Quốc hội Hoa Kỳ sẽ không thể là việc cứ đương nhiên được thông qua.
Vì vậy, nhân quyền là một vấn mà tôi quan tâm nghiêm túc và tôi dành rất nhiều thời gian để làm việc về vấn đề này. Tổng thống Obama nói với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục rằng nhân quyền kể như một phần định hình ra người Mỹ và rằng người Mỹ nói rằng chúng tôi rất coi trọng tự do ngôn luận, tự do thờ phụng, tự do báo chí và rằng Việt Nam cần tiếp tục trông đợi chúng tôi quan tâm và đề cập tới những chủ đề này với sự nhiệt thành và có tính lâu dài.


Thực ra là người đã theo dõi những gì đã và đang diễn ra ở Việt Nam trong 20 qua thì nay tôi nghĩ rằng có nhiều chiều hướng chung diễn ra tốt. Tôi chỉ muốn lấy một ví dụ là khi tôi đến thăm Tây Nguyên lần đầu tiên cách đây 20 năm thì thấy một chủng viện trống vắng ngoại trừ có ba tu sỹ có tuổi ở đó. Cách đây vài tháng tôi có tới thăm lại nơi này thì ở đó toàn người trẻ. Có khoảng 150 chủng sinh từ cộng đồng thiểu số sống gần đó, rồi có các tu sỹ trung niên, và các linh mục lớn tuổi hơn, và có rất nhiều nhiều bài giảng đạo tại đây.

Vì vậy, tôi nghĩ rằng có nhiều điều đáng quan ngại nhưng tôi cũng nghĩ rằng theo thời gian thì đã và đang có một số tiến bộ. Và vì vậy chúng tôi ngoài việc cứng rắn thì thực ra cũng cần phải thừa nhận sự tiến bộ khi chứng kiến sự tiến bộ này.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

'Việt Nam cần mở rộng kinh tế tư nhân'


'Việt Nam cần mở rộng kinh tế tư nhân'

  • 18 tháng 2 2016

Ông Ted Osius đã có 25 năm làm ngoại giao, với phần lớn thời gian làm việc ở châu Á.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói để đạt được trọn vẹn các lợi ích từ TPP, Việt Nam cần thực hiện tất cả các cam kết trong đó có việc giảm bớt vai trò doanh nghiệp nhà nước.
Trả lời phỏng vấn với Nguyễn Hoàng của BBC Tiếng Việt tại Hà Nội vào đầu tháng này, ông Ted Osius cũng nói rằng Việt Nam nên tận dụng lợi thế là nước tham gia sớm và hưởng lợi kinh tế từ thỏa thuận TPP.

BBC: Thỏa thuận TPP đã được ký kết. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng TPP là một dạng thỏa thuận mậu dịch mới "đặt quyền lợi của người lao động Mỹ là trên hết". Ông có nghĩ rằng điều này cũng đúng với trường hợp người lao động ở Việt Nam hay không?

Vâng tôi cũng nghĩ vậy. Có một thỏa thuận mạnh mẽ về lao động trong TPP. Thực ra là có thỏa thuận cụ thể giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về quyền của người lao động. Và Việt Nam đã quyết định đưa ra những cam kết phù hợp với chính sách chung của Việt Nam là hội nhập quốc tế toàn diện và đã quyết tâm tuân thủ tất cả các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) liên quan tới quyền của người lao động nên đây là một bước đi quan trọng. Tôi nghĩ rằng bước đi này tốt cho người lao động Việt Nam và tốt cho tất cả các nước tham gia thỏa thuận TPP đã được ký.

BBC: Hoa Kỳ và Việt Nam vào năm 2001 ký kết hiệp định thương mại song phương (BTA). Tới nay là hơn 15 năm việc thực hiện thỏa thuận này nhưng Hoa Kỳ vẫn xem Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường. Do đó đối với TPP phải chăng cũng cần phải có thời gian để thực hiện sao cho hợp lý?
Đúng là cần phải có thời gian để thực hiện các cam kết. Hầu hết các cam kết của Việt Nam phải được thực hiện trước khi TPP có hiệu lực. Tức là khoảng hai năm nữa kể từ lúc này. Có một số cam kết theo lộ trình trong lĩnh vực thuế quan. Có một số lĩnh vực mà Việt Nam đã đàm phán để có được lộ trình phù hợp nhằm tạo điều kiện cho một số ngành trong nước có thêm thời gian để điều chỉnh.

Về lao động thì phần lớn các cam kết phải được thực hiện trước khi thỏa thuận có hiệu lực. Do hệ thống lập pháp và hệ thống chính trị của Việt Nam nên có thể cần phải mất nhiều thời gian hơn và phải được thực hiện trong vòng 5 năm. Do đó đối với một số ít các cam kết thì cần có thêm thời gian thực hiện nhưng hầu hết mọi cam kết phải được thực thi khi hiệp định này bắt đầu có hiệu lực.

Cuộc phỏng vấn với Đại sứ Osius được thực hiện tại tư dinh của ông và gia đình ở Hà Nội.

BBC: Khác với một số nước tham gia TPP, Việt Nam có đặc thù là nền kinh tế do nhà nước nắm phần chủ đạo. Khi Việt Nam tham gia TPP thì ông nghĩ rằng để hưởng lợi toàn diện từ thỏa thuận này thì Việt Nam đối diện những thách thức gì?

Để có thể đạt được trọn vẹn các lợi ích từ TPP thì Việt Nam phải thực hiện tất cả các cam kết của mình. Đó là vì Việt Nam sẽ không hưởng lợi được chừng nào mà Việt Nam hoàn thành quá trình thực hiện cam kết của mình. 

Để thực sự có được đầy đủ các lợi ích bao gồm dịch chuyển được lên chuỗi giá trị, cũng như cắt giảm một số dòng thuế, tham gia vào 40% nền kinh tế thế giới, thì Việt Nam cần phải mở rộng khu vực kinh tế tư nhân. Và TPP đã mở ra một hướng để Việt Nam có thể thực hiện được điều mà Việt Nam muốn làm bấy lâu nay, theo đó phải giảm bớt vai trò của các doanh nghiệp nhà nước và tăng cường vai trò của khu vực tư nhân.

Sẽ có thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tận dụng một cách toàn diện lợi ích của TPP theo đó doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức. 

Tuy nhiên tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam khá nghiêm túc bắt tay vào chiến dịch nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp ngay lúc này. Tôi thấy Việt Nam không hề do dự. Đại hội Đảng mới đây đã nhất trí cho việc thông qua TPP và tôi thấy đã có sự chủ động cao trong việc triển khai việc nâng cao nhận thức cho lĩnh vực nông nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đối với những lợi ích mà TPP có thể mang lại.

BBC: Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận đối tác toàn diện, trong chừng mực nào TPP sẽ là lực đẩy mạnh hơn cho quan hệ Mỹ-Việt?

Tôi nghĩ là vô cùng lớn. TPP là ưu tiên số một của chúng tôi và tôi nghĩ rằng thỏa thuận này tạo ra nền tảng cho các mối quan hệ trong nhiều thập kỷ tới bởi vì nó làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác kinh tế, giúp Việt Nam trở nên thịnh vượng hơn, mạnh hơn và độc lập hơn và tạo cơ hội cho các quốc gia tham gia khu vực tư nhân trong thời gian dài nữa. 

Vì vậy, tôi nghĩ rằng thỏa thuận này là sự đóng góp rất lớn.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, February 17, 2016

Tuyên bố Sunnylands của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN


Tuyên bố Sunnylands của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Sunnylands, California, ngày 15/2/2016.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Sunnylands, California, ngày 15/2/2016.
  •  
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

TQ cảnh báo Mỹ về dự luật đổi tên vinh danh Lưu Hiểu Ba

Dự luật này được Thượng nghị sĩ Mỹ Ted Cruz, một ứng cử viên hàng đầu cho đề cử tổng thống năm 2016 của đảng Cộng hòa, giới thiệu
17.02.2016

Những nguyên thủ của các nước thành viên thuộc Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Mỹ đã đưa ra một tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh tại Sunnylands, bang California, vào ngày 15 và 16 tháng 2, 2016.

Thông cáo của Tòa Bạch Ốc nói hội nghị “đánh dấu một năm bước ngoặt” cho cả ASEAN và cho mối quan hệ đối tác chiến lược ngày càng gần gũi giữa Hoa Kỳ và ASEAN, và nêu lên 17 nguyên tắc chính yếu “hướng dẫn sự hợp tác của chúng ta tiến về phía trước.”

Những nguyên tắc này bao gồm:
1. Sự tôn trọng lẫn nhau đối với chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ, sự bình đẳng và sự độc lập chính trị của tất cả các quốc gia bằng tuân thủ vững chắc những nguyên tắc và mục đích của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Hiến chương ASEAN và luật pháp quốc tế;

2. Tầm quan trọng của sự thịnh vượng chung, tăng trưởng kinh tế và phát triển toàn diện, bền vững, và bồi dưỡng những người trẻ tuổi của chúng ta để duy trì hòa bình, phát triển và ổn định liên tục vì lợi ích chung;

3. Sự công nhận chung tầm quan trọng của việc theo đuổi những chính sách dẫn tới những nền kinh tế năng động, cởi mở và có tính cạnh tranh giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nên công ăn việc làm, cải tiến, tinh thần sáng nghiệp và sự kết nối, và những chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ và vừa và thu hẹp khoảng cách phát triển;

4. Cam kết của chúng ta đối với việc bảo đảm cơ hội cho tất cả người dân của chúng ta, thông qua việc củng cố nền dân chủ, tăng cường nền quản trị tốt và tuân thủ nền pháp trị, cổ súy và bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do cơ bản, khuyến khích thúc đẩy sự dung chấp và ôn hòa, và bảo vệ môi trường;

5. Tôn trọng và ủng hộ Tính Trung tâm của ASEAN và những cơ chế do ASEAN dẫn đầu trong kiến trúc khu vực đang phát triển của châu Á-Thái Bình Dương;

6. Tuân thủ vững chắc một trật tự khu vực và quốc tế dựa trên luật lệ mà duy trì và bảo vệ những quyền và đặc quyền của tất cả các nước;

7. Cam kết chung đối với việc giải quyết hòa bình những tranh chấp, bao gồm tôn trọng đầy đủ những quy trình pháp lý và ngoại giao, mà không cần tới sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận của luật pháp quốc tế và Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS);

8. Cam kết chung đối với việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, bao gồm những quyền tự do hàng hải và và bay ngang và những hình thức khác sử dụng những vùng biển một hợp pháp, và thương mại hàng hải hợp pháp không bị cản trở như được mô tả trong Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) cũng như phi quân sự hóa và tự kiềm chế trong việc tiến hành những hoạt động;

9. Cam kết chung đối với việc tăng cường hợp tác để giải quyết những thách thức chung trong lĩnh vực hàng hải;
10. Quyết tâm mạnh mẽ dẫn đầu trong những vấn đề toàn cầu như chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực, buôn người, buôn ma túy, và đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không được quản lý, cũng như buôn bán bán bất hợp pháp dã sinh và gỗ;

11. Cam kết chung đối với việc giải quyết biến đổi khí hậu và phát triển một khối ASEAN bền vững về môi trường, cũng như thực thi những đóng góp mà cá nhân mỗi nước quyết định ở cấp quốc gia, được nêu ra theo Thỏa thuận Khí hậu Paris;

12. Cam kết chung đối với việc thúc đẩy an ninh và ổn định trong không gian mạng phù hợp với những chuẩn mực về hành vi của nhà nước chịu trách nhiệm;

13. Hỗ trợ sự thăng tiến một Cộng đồng ASEAN mạnh mẽ, ổn định, gắn kết về mặt chính trị, hội nhập về mặt kinh tế, có trách nhiệm về mặt xã hội, hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm và dựa trên luật lệ;

14. Cam kết chung đối với việc tăng cường kết nối giữa người dân với người dân thông qua những chương trình có sự tham gia của ASEAN và người dân Mỹ, đặc biệt là những người trẻ tuổi, và thúc đẩy những cơ hội cho tất cả người dân của chúng ta, đặc biệt là những người dễ bị tổn hại nhất, để hoàn thành viễn kiến của Cộng đồng ASEAN;

15. Cam kết chung đối với việc thúc đẩy mối quan hệ đối tác toàn cầu cho sự phát triển bền vững thông qua việc thực thi Chương trình Phát triển Bền vững năm 2030 và Chương trình Hành động Addis Ababa, để bảo đảm một xã hội bền vững, công bằng và đa thành phần mà không ai bị bỏ lại đằng sau;

16. Cam kết chung đối với việc tăng cường sự hợp tác tại những diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là tại những cơ chế hiện hành do ASEAN dẫn đầu; và

17. Cam kết chung đối với việc tiếp tục đối thoại chính trị ở cấp Nguyên thủ Nhà nước/Chính phủ thông qua sự tham dự của các Nhà Lãnh đạo của chúng ta tại Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN thường niên và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CUỘC CHIẾN SỐNG CÒN


NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CUỘC CHIẾN SỐNG CÒN

Tô Văn Trường

“Chính các yếu tố chủ quan nội tại làm cho năng suất lao động ở Việt Nam rất thấp và ngày càng bị các nước có cùng xuất phát điểm bỏ xa. Đó là thể chế chính trị và kinh tế hiện nay làm cho số đông doanh nghiệp chọn con đường làm giàu dựa chủ yếu vào các mối quan hệ thông qua các nhóm lợi ích bất chính, không có động lực và thiếu điều kiện để phát triển bằng nâng cao trình độ công nghệ và quản lý (là những yếu tố quyết định tăng năng suất lao động). Điều này được thể hiện trong câu nói của dân gian : nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, còn trí tuệ ở cuối cùng”.
T.V.T.

 Không phải chỉ các nhà khoa học đạt giải Nobel mới hiểu và chứng minh một cách định lượng rằng năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá sức mạnh của bất kỳ một nền kinh tế nào mà ngay cả mấy người khai sinh ra lý thuyết về Chủ nghĩa xã hội, Chủ nghĩa cộng sản như Marx, Engels, hay Lenin cũng đã tốn nhiều giấy mực để chứng minh điều đó.

Vậy mà chúng ta, những kẻ dường như tôn thờ chủ thuyết Marx-Lenin và quyết phấn đấu cho một nền kinh tế “định hướng xã hội chủ nghĩa” xem ra nói thì nhiều mà làm chẳng được mấy để đưa nền kinh tế thoát khỏi vũng lầy “năng suất lao động thấp” so với phần còn lại của thế giới.
Có rất nhiều nguyên nhân biện minh cho thực trạng tệ hại này. Việc mổ xẻ, phân tích các nguyên nhân đó nhất là các nguyên nhân chủ quan là rất cần thiết để chúng ta có thể lột xác trên con đường hội nhập để tranh thủ những cơ hội một đi không trở lại. 
Tình hình chung 
Thực tế, chỉ so sánh với các nước trong khu vực, năng suất lao động ở nước ta chỉ bằng 1/5 so với Malaysia và 1/15 so với Singapore. Ở Việt nam hễ nói đến năng suất lao động, nhiều chuyên gia thường đánh giá phải thay đổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu, sử dụng công nghệ cao, tăng trưởng xanh và đổi mới quản trị (thể chế).

Khó khăn lớn nhất là thống kê về lao động trong từng khu vực thể chế như các loại doanh nghiệp nhà nước, các công ty dịch vụ độc quyền nhà nước (sự nghiệp), các hoạt động hành chính vẫn không được công bố rõ ràng, chính xác nên khó lòng tính toán và đánh giá đúng về năng xuất lao động ở Việt Nam. Nguồn của Niên giám thống kê thì tù mù, dường như chỉ thoả mãn cho các mong muốn chính trị nên dựa vào đó thì chỉ có phán đoán sai.

Tỷ lệ thất nghiệp cũng mơ hồ, không rõ ràng vì ngay cả định nghĩa của ILO cũng không phù hợp với một nước đang phát triển như Việt Nam. Thí dụ chỉ tự làm 1 giờ trong tuần điều tra là coi như có việc làm là không hợp lý khi mà nông dân chỉ cần vác cuốc ra đồng 1 giờ là được coi không thất nghiệp.

Ở Việt nam dân số vàng vào năm 2007 nhưng chỉ đến năm 2011 đã giao thoa, đến 2030 sẽ cân bằng già trẻ. Đến năm 2035 Việt nam thuộc loại dân số già. Nhật Bản còn khốn khổ về dân số già, chắc đến lượt Việt Nam thì khó khăn chưa biết đến như thế nào!
Giảm tỷ lệ dân ở tuổi lao động sẽ ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển kinh tế vì kinh tế phát triển dựa vào hai nhân tố: tăng dân số hoặc tăng năng suất lao động.

Vì sao năng suất lao động Việt Nam thấp? 
Để đánh giá chính xác năng suất lao động thấp phải khảo sát nghiên cứu một cách định lượng thì mới có thể biết rõ đâu là nguyên nhân chính và từ đó mới đưa ra được chính sách. Tuy vậy, năng suất nói chung bị ảnh hưởng bởi các yế;u tố sau:
Thứ nhất là tri thức và tay nghề của lao động. Giáo dục nói chung có thể nâng tri thức nhưng tay nghề thì cần giáo dục nghề nghiệp. Cái này thì Việt Nam thiếu, các trường dạy nghề thay vì được phát triển thì biến thành các đại học dạy tri thức chung. Vì vậy mà có nạn thừa thầy, thiếu thợ, mà nhiều nơi, thầy cũng không ra thầy, thợ không ra thợ.
Thứ hai là công cụ, nói chung là máy móc và kỹ thuật tiên tiến. Cái này Việt Nam cũng thiếu vì Việt Nam chủ yếu nhập công cụ, máy móc lạc hậu từ Trung Quốc, sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu và lao động và lại hay hỏng hóc nên giá thành đắt. Ngay mới đây, vụ mua 600 toa xe do Trung Quốc đào thải thì làm sao có được năng suất lao động cao? Hàn Quốc chủ yếu nhập kỹ thuật và đòi chuyển giao công nghệ và hạn chế FDI để nắm được công nghệ. Trung Quốc cũng theo học như Hàn Quốc nhưng mở rộng cho FDI vào một số ngành nghề. Việt Nam thì chủ yếu dựa vào FDI mà trung gian thực hiện (thắng thầu hay quản lý) là Trung Quốc.
Thứ ba là thể chế ảnh hưởng có tính chất quyết định đến năng suất lao động. Trung Quốc và Việt nam dựa vào doanh nghiệp nhà nước, còn Hàn Quốc dựa vào tư nhân. Hệ thống quản trị ở nước ta vừa yếu kém, vừa tham nhũng có tính phổ biến.
Thứ tư là chính sách với công nhân cũng là yếu tố quyết định liên quan đến năng suất lao động. Trả lương quá thấp thì chỉ thu hút được lao động không chuyên. Xung đột với quản lý và đình công làm giảm sản lượng và tăng giá thành. Số lượng đình công ở Việt Nam ngày càng nhiều.
Giải pháp 
Trong qúa trình hội nhập và nhập hội, tác động rất lớn đến năng suất lao động. Việt Nam không thể là một kẻ lập dị trong một thế giới văn minh phát triển. Muốn vậy, vẫn là muôn thuở, phải luôn tự “nhìn lại mình và vượt lên chính mình”. Hội nhập là thay đổi sao cho dân tộc không còn tách rời với cộng đồng thế giới, và cộng đồng này cũng không thể hờ hững với Việt Nam.

Năng suất lao động là do các yếu tố như điều kiện tự nhiên và mô hình thể chế đem lại. Về mô hình thể chế thì quá rõ khi so sánh trước và sau chính sách Đổi mới. Hiện trạng ngày nay bộ máy cồng kềnh gồm Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã hội ngốn đến 35% thu ngân sách là rào cản tăng năng suất lao động. Chỉ có cải cách thể chế để tạo động lực cho nền kinh tế mới nâng cao được năng suất lao động.

Nếu “mổ xẻ” theo công thức tính năng suất lao động là tỷ lệ giữa GDP với số lao động thì suốt 30 năm đổi mới, Việt Nam mới chỉ giảm được con số 70% lao động nông nghiệp xuống 46% như hiện nay. Trong khi đó, các nước tiên tiến số lao động nông nghiệp chỉ khoảng 5%. Như vậy, số nông nhàn ở Việt nam quá lớn, giải pháp phải làm sao rút xuống con số lao động nông nghiệp chỉ khoảng 16% trong vòng 10 – 15 năm tới.

Năng suất lao động ở nông nghiệp nói chung là rất thấp vì số lao động dư thừa. Cho nên muốn tăng năng suất lao động của xã hội nói chung thì phải mở rộng khu vực công nghiệp và dịch vụ. Và khi tính năng suất lao động thì phải loại trừ hoạt động hành chính và sự nghiệp (vì không thể tính bằng cách lấy GDP chia cho số lao động hay giờ lao động được).
Để có năng suất lao động cao, phải chú ý đúng mức tới trình độ đội ngũ lao động trí thức và các chủ đầu tư vì họ là người hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách.
Lỗ hổng hiện nay là doanh nghiệp nhà nước vẫn còn khoảng 1000 đang phấn đấu giảm xuống khoảng 400 doanh nghiệp và đẩy mạnh doanh nghiệp tư nhân lên con số hơn 500 nghìn. Nan giải còn đến 55 nghìn đơn vị sự nghiệp (2 triệu người) ăn lương nhà nước. Trong khí đó hệ thống bảo hiểm y tế mới đạt khoảng 75% (chỉ có 10% là tự nguyện) cho nên nhà nước vẫn phải hỗ trợ đặc biệt cho các hộ nghèo vv…
Bộ máy hưởng lương nhà nước quá lớn, chồng chéo chức năng nhiệm vụ, không chỉ là gánh nặng về ngân sách, mà còn, trong rất nhiều trường hợp, còn là đi ngược lại sự phát triển, cản trở phát triển.

Muốn có năng suất lao động cao, không còn cách nào khác là phải thay đổi nhận thức và thể chế xã hội, kết hợp thay đổi thói quen văn hoá “làng chài” có từ nghìn năm của người Việt đang càn trở sự phát triển.

Thay cho lời kết 
Năng suất lao động là cái nút bấm quyết định làm bật dậy toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Để cái nút bấm này làm được chức năng của nó, phải có một hệ thống và một mạng liên kết từ chỗ thiết kế cho cái nút bấm này ra đời và đưa nó vận hành được trong cuộc sống.

Chính các yếu tố chủ quan nội tại làm cho năng suất lao động ở Việt Nam rất thấp và ngày càng bị các nước có cùng xuất phát điểm bỏ xa. Đó là thể chế chính trị và kinh tế hiện nay làm cho số đông doanh nghiệp chọn con đường làm giàu dựa chủ yếu vào các mối quan hệ thông qua các nhóm lợi ích bất chính, không có động lực và thiếu điều kiện để phát triển bằng nâng cao trình độ công nghệ và quản lý (là những yếu tố quyết định tăng năng suất lao động). 

Điều này được thể hiện trong câu nói của dân gian : nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, còn trí tuệ ở cuối cùng.

Chỉ còn khoảng 20 năm nữa là chúng ta hết những thuận lợi của “cơ cấu dân số vàng”, chúng ta cũng sẽ mất luôn những ưu đãi do việc ký kết những hiệp định kinh tế mang lại. Và nếu không có đột phá về chính trị và kinh tế, về cơ cấu, phương thức lao động mà trước hết là phải thủ tiêu triệt để tệ tham nhũng, cơ hội của các nhóm lợi ích để tạo động lực cho tăng năng suất lao động thì khẩu hiệu ‘nhanh chóng công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại” mà Đại hội Đảng khóa 12 đưa ra, mãi mãi chỉ là “khẩu hiệu”, hay nói cách khác Việt nam là nước không chịu phát triển.
T.V.T.
Tác giả gửi BVN


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, February 16, 2016

Trung tâm HCM thành phố ngập rác sau giao thừa



----- Forwarded Message -----
From: John Tran <
To:
Sent: Monday, February 15, 2016 12:47 PM
Subject: Hãy Trả Lại Tôi Tên Gọi Saigòn -Xuân Điềm -Việt Dzũng.


********Hãy Trả Lại Tôi Tên Gọi Saigòn -Xuân Điềm -Việt Dzũng

https://www.youtube.com/watch?v=IbdknDA3O_w





---------- Forwarded message ----------
From: NhanNguyen <
Date: 2016-02-14 6:21 GMT-08:00
Subject: Fw: Trung tâm thành phố ngập rác sau giao thừa


                                        Trung tâm thành phố ngập rác
                              sau giao thừa
Dân chúng ờ VNcs "hồ hởi phấn khởi" đón mừng Tềt Bính Thân 'hoành tráng' như thế nầy. Có thức ăn dư thừa nên mới có rác đề ma` xả rác đầy đường.Họ có  đầy tự do,.ấm no rồi.... Xem như cái đám dân nầy họ đâu có cần đến sự giải phóng khỏi ách cộng sản.?
­­­­­                      Trung tâm thành phố ngập rác sau giao thừa
Sau khi mãn nhãn với màn pháo hoa rực rỡ đón chào năm mới, người dân TP HCM lục đục về nhà, để lại sau lưng giấy, túi nylon, vỏ chai nước ngọt... trắng xóa đường.

Sau màn bắn pháo hoa 15 phút mừng năm mới Bính Thân, khu vực trung tâm TP HCM trước đó có chục nghìn người tụ tập ngập rác.

Trên các tuyến đường Tôn Đức Thắng, Hàm Nghi, Võ Văn Kiệt, Bến Bạch Đằng... rác phủ đầy, trắng xóa mặt đường.

 Ngán ngẩm nhìn bãi rác thải giữa trung tâm thành phố, Chí Cường (quận Thủ Đức) cho biết, các nhóm đến xem pháo hoa mang theo báo hoặc mua những tờ giấy trắng trải xuống đường ngồi chờ. "Khi xem xong, phần lớn thản nhiên bỏ về và quên luôn rác của mình", Cường chia sẻ.

Khi xe máy được chạy ngang quanh, rác bay tung tóe khắc nơi...


Nam thanh niên chạy qua đống rác, cán lên hàng loạt chai nhựa khiến xe trượt bánh, ngã sõng soài. "Cũng may tôi chạy chậm nên không việc gì", anh nói.


Trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, nơi sử dụng làm đường hoa năm nay cũng ngập rác.


Rác đủ các thành phần từ túi thức ăn đến chai nước, khăn giấy đến các tấm bìa carton dùng để ngồi.
(Rồi hơn 40 năm sau, nền văn hóa Trường Sơn đã biến thành phố HCM thành Hòn Ngọc...hành của Đông Nam Á !)
Last edited by hohai; 1 Hour Ago at 04:43.

 Sài Gòn: Rác chất thành núi tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
Sau đêm countdown, rác lại ngập trắng khắp mọi nơi - ảnh 1
Sau màn bắn pháo hoa đẹp mắt, một đêm vui trọn vẹn với các tiết mục âm nhạc, tiệc đếm ngược, mọi người an tâm về nhà, bỏ lại sau lưng một "núi" rác thải. Ảnh chụp tại phố đi bộ Nguyễn Huệ - (Ảnh: Khang Thái).
Sau đêm countdown, rác lại ngập trắng khắp mọi nơi - ảnh 2
Rác được gom lại thành đống trên phố đi bộ - (Ảnh: Tứ Quý).
Sau đêm countdown, rác lại ngập trắng khắp mọi nơi - ảnh 3
Thùng rác "quá tải".
Sau đêm countdown, rác lại ngập trắng khắp mọi nơi - ảnh 4
Vô số chai nước suối bị vứt xuống phố đi bộ - (Ảnh: Tứ Quý).
Sau đêm countdown, rác lại ngập trắng khắp mọi nơi - ảnh 5
Một vài bạn tình nguyện gom rác trên phố.
Sau đêm countdown, rác lại ngập trắng khắp mọi nơi - ảnh 6
Nhân viên vệ sinh cũng vất vả gom và phân loại rác - (Ảnh: Tứ Quý)
Sau đêm countdown, rác lại ngập trắng khắp mọi nơi - ảnh 7
Trong khi đó ở khu vực quanh Hồ Bán Nguyệt, Q.7, nơi diễn ra countdown, cũng tràn ngập rác - (Ảnh: Kim Điền).
Sau đêm countdown, rác lại ngập trắng khắp mọi nơi - ảnh 8
Sau đêm countdown, rác lại ngập trắng khắp mọi nơi - ảnh 9
Rất nhiều chai nhựa, giấy rác... là sản phẩm do đám đông đi chơi để lại - (Ảnh: Kim Điền).
Sau đêm countdown, rác lại ngập trắng khắp mọi nơi - ảnh 10
Không ai bận tâm đến mỹ quan đường phố. Các bạn trẻ vẫn vô tư ngồi nói chuyện, cười đùa với nhau ngay cạnh "bãi rác" - (Ảnh: Kim Điền).
Sau đêm countdown, rác lại ngập trắng khắp mọi nơi - ảnh 11
Rác trắng đường Tôn Đức Thắng - TP.HCM - (Ảnh: Cù Đình Kiên).
Sau đêm countdown, rác lại ngập trắng khắp mọi nơi - ảnh 12
Hình ảnh kinh hoàng tại công viên 23/9 - (Ảnh: Tứ Quý).
Hà Nội: Rác ngập hồ Gươm 
Sau đêm countdown, rác lại ngập trắng khắp mọi nơi - ảnh 13
Sau đêm countdown, rác lại ngập trắng khắp mọi nơi - ảnh 14
Rác ngập tràn ở khu vực hồ Hoàn Kiếm - (Ảnh: Định Nguyễn).
Sau đêm countdown, rác lại ngập trắng khắp mọi nơi - ảnh 15
Rác hiện hữu ở khắp nơi, từ vỉa hè, lòng đường đến các thảm cỏ và nổi trên mặt hồ - (Ảnh: Định Nguyễn).
Sau đêm countdown, rác lại ngập trắng khắp mọi nơi - ảnh 16
Khi đường phố đã thưa người, các đội tình nguyện vất vả đi dọn lại đống phế thải sau một đêm náo nhiệt.
Sau đêm countdown, rác lại ngập trắng khắp mọi nơi - ảnh 17
Các tình nguyện viên nhanh chóng thu gom được những túi rác khổng lồ như thế này do dòng người tấp nập đi chơi vô tư để lại - (Ảnh: Hoàng Anh).



Posted by: Phu Van <

Kinh tế Việt Nam không an toàn vì phụ thuộc FDI Năm ngoái, Việt Nam nhận được $23 tỷ từ đầu tư của các doanh nghiệp ngoại quốc (FDI).


      Hân hạnh Fw ACE. Phú Vân.


----- Forwarded Message -----
From: Người Việt Online <
To: nguyenvan203
Sent: Monday, February 15, 2016 1:13 PM
Subject: Belty, chiếc thắt lưng thông minh 


Monday, February 15, 2016

Kinh tế Việt Nam không an toàn vì phụ thuộc FDI

Năm ngoái, Việt Nam nhận được $23 tỷ từ đầu tư của các doanh nghiệp ngoại quốc (FDI). Khoản này tăng 12.5% so với năm 2014 nhưng không chuyên gia kinh tế nào xem đó là đáng mừng. xem thêm


Sài Gòn phát hiện ông Trung Quốc mang súng lên máy bay

Một người đàn ông Trung Quốc đã mang lậu cả súng và đạn lên máy bay ở Sài Gòn, khi chuẩn bị bay đi Cambodia, một điều đại kỵ của ngành hàng không dân dụng khắp thế giới.
xem thêm


Lễ diễn hành Tết Bính Thân 2016 Little Saigon

Đông đảo người dân ở Little Saigon và miền Nam California đến tham dự lễ diễn hành Tết Bính Thân xem thêm


Obama bàn gì với lãnh tụ 10 nước ASEAN?

Vào ngày Thứ Hai, 15 Tháng Hai, Tổng Thống Barack Obama sẽ thảo luận nhiều chuyện với lãnh đạo của 10 nước ASEAN lần đầu tiên đến nước này với những vấn đề của khu vực từ an ninh đến kinh tế. xem thêm


Belty, chiếc thắt lưng thông minh

Thắt lưng mà cũng thông minh?

Đúng thế!
xem thêm


Tình báo Mỹ e ISIS sẽ tấn công trong năm nay

Trong bản báo cáo về tình hình an ninh thế giới trước Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện tuần này xem thêm


Cách Mạng Trứng Cá tại Hong Kong (phần II)

Tết Nguyên Đán, có biểu tình và bạo động tại Hồng Kông vì một số gánh hàng thiếu giấy phép hành nghề trong khu vực Mong Kok bị cảnh sát dẹp. xem thêm




Copyright © 2015 Nguoi Viet News, Inc. All rights reserved.

Our mailing address is:
14771 Moran Street
Westminster, CA 92683 - USA

Want to change how you receive these emails?
You can 
update your preferences or unsubscribe from this list 



 

__._,_.___

Posted by: Phu Van

Featured Post

Lisa Pham 15.04.2024

Popular Posts

My Blog List