Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, December 19, 2015

Từ nợ của các doanh nghiệp đến bộ máy đảng hết tiền hoạt động

Từ nợ của các doanh nghiệp đến bộ máy đảng hết tiền hoạt động

Trung Điền

Hôm 30/11 vừa qua, nhiều tờ báo như Tiền phong, Tuổi trẻ, Vietnamnet, Lao Động đã loan tin về việc Thành ủy Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu hết kinh phí hoạt động kể từ đầu tháng 12 năm 2015. Không những thế, kinh phí hoạt động của Thành ủy đã thiếu từ mấy tháng nay và hiện đang mắc nợ nhiều tỷ đồng.
Sự kiện nói trên bắt đầu được bàn tán công khai ra ngoài xã hội khi xảy ra vụ “náo loạn” trong cuộc bàn giao giữa hai ban chấp hành cũ mới của Thành ủy tại văn phòng của ông Nguyễn Quốc Minh, chánh văn phòng Thành ủy hôm 16/10.
Sau buổi họp bàn giao, ông Trà Văn Bắc, phó bí thư Thành ủy ra về liền bị bà Đỗ Thu Hương, thủ quỹ Thành ủy đã nóng giận cầm bình trà đập xuống bàn khiến mảnh vỡ bình trà bay khắp phòng. Lý do bà Hương nóng giận là theo biên bản bàn giao tài chánh ngày 18/10, quỹ của Thanh ủy còn đến 2,748 tỷ đồng nhưng thực tế bàn giao không còn một đồng nào.
Sự “náo loạn” nói trên chỉ là giọt nước làm tràn ly do bất mãn về tình hình tiêu xài của ban lãnh đạo cũ đã để lại cho ban lãnh đạo mới một ngân khoản nợ lên đến gần 5 tỷ đồng gồm: các khoản chi từ biên soạn lịch sử đảng đến tiếp khách, khám sức khỏe cho cán bộ là 2,818 tỷ đồng, nợ bảo hiểm xã hội chưa đóng 478 triệu đồng, tiền cán bộ Thành ủy tạm ứng cho các chi phí hoạt động chưa hoàn trả là 1,691 tỷ đồng.
Số tiền nợ 5 tỷ đồng (tương đương 230 ngàn Mỹ Kim) của Thành ủy Bạc Liêu không phải là con số lớn so với những tiền nợ không thể đòi được của các doanh nghiệp lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, Bạc Liêu được nổi tiếng là một trong những tỉnh trù phú nhất ở miền Tây Nam bộ; nhưng qua sự “phá sản” của Thành ủy, dẫn đến sự ẩu đả giữa hai ban chấp hành cũ mới cho thấy là vấn đề nợ nần trong bộ máy đảng CSVN không chỉ ở lãnh vực kinh tế mà đã lan sang tới hành chánh.
Nợ của các doanh nghiệp
Trong một báo cáo hôm 23/11, Bộ tài chánh CSVN cho biết là số nợ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty khi kết thúc năm 2014 lên đến 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013.
Trong số này, số vay của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng là 550.000 ngàn tỷ đồng. Một số doanh nghiệp có số nợ vay ngân hàng lớn như Tập đoàn dầu khí là 174.000 tỷ đồng, Điện lực là 108.000 tỷ đồng. Tổng công ty hàng hải là 32.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, các Tập đoàn kinh tế, tổng công ty còn nợ nước ngoài trong năm 2014 là 381.000 tỷ đồng, trong đó vay vốn ODA của chính phủ lên đến 118.000 tỷ đồng, vay nước ngoài được chính phủ bảo lãnh là 124.000 tỷ đồng.
Theo công bố của Ngân hàng thế giới thì tính đến cuối năm 2014, tổng số nợ công (bao gồm nợ của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương) được ước tính là 2,35 triệu tỷ đồng (tương đương 110 tỷ Mỹ Kim) chiếm 59% GDP của Việt Nam.
Nhưng vấn đề quan trọng không phải là tình trạng nợ nần của các doanh nghiệp mà chính là tình hình không thể nào trả nợ đã vay của các doanh nghiệp mà Bộ tài chánh gọi là “nợ khó đòi”.
Trong số 1,5 triệu tỷ đồng nợ tính đến 2014 (tương đương 68 tỷ Mỹ Kim) thì nợ khó đòi là 13.570 tỷ đồng. Điều đáng chú ý, đứng đầu nợ khó đòi là những tập đoàn kinh tế lớn như Tập đoàn dầu khí 3.113 tỷ đồng, Tập đoàn bưu chính viễn thông là 1.807 tỷ đồng, Tập đoàn viễn thông quân đội là 616 tỷ đồng, Tổng công ty công nghiệp xi măng là 613 tỷ đồng. Tập đoàn than khoáng sản là 608 tỷ đồng.
Tổng cộng có 28 Tập đoàn và Tổng công ty ở trong tình trạng nợ nần chồng chất và hệ số nợ vượt cao hơn ngưỡng cửa an toàn, lên tới hơn 48 lần như Tổng công ty phát thanh truyền hình thông tin (tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 48,27 lần), nhưng vẫn tiếp tục được nhà nước bơm tiền để sống… lây lất dưới định hướng xã hội chủ nghĩa.
Do tình trạng nợ nần chồng chất và không thể trả nổi, mới đây Bộ tài chánh lại đề nghị xóa nợ cho các doanh nghiệp nhà nước lên đến 1.000 tỷ đồng. Nói một cách khác là nhà nước đành phải biếu không 1.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ.
Nợ của bộ máy đảng, chính quyền
Không thu được nợ thì làm sao mà thu được thuế từ các doanh nghiệp nhà nước, nên bộ máy hành chánh đã rơi vào tình trạng hết tiền hoạt động là chuyện đương nhiên.
Ngày 23/10 tại phiên thảo luận Tổ ở quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh đã báo động rằng ngân sách hoạt động của chính phủ chỉ còn 45 ngàn tỷ đồng.
Theo ông Bùi Quang Vinh thì ngân sách nhà nước năm 2015 là 255.750 tỷ đồng, nhưng trong đó chi cho ngân sách địa phương là 131.500 tỷ đồng. Ngân sách trung ương còn lại là 154.000 tỷ đồng, trừ đi vốn nước ngoài và các khoản chi khác thì còn 45.000 tỷ đồng.
Với một bộ máy hành chánh cồng kềnh nuôi non 1 triệu công chức ở các cơ quan trung ương mà chỉ còn 45.000 tỷ đồng (tương đương với 2 tỷ Mỹ Kim) để hoạt động, đủ thấy là các cơ quan hành chánh cãi vã nhau như Thành ủy Bạc Liêu là chuyện thường tình.
Tuy nhiên việc thiếu tiền đã trở nên báo động vào những tháng cuối năm 2015 vì có hai khoản chi phụ trội là tổ chức các buổi lễ kỷ niệm cái gọi là 40 năm chiến thắng miền Nam Việt Nam và đại hội đảng bộ các cấp, để bầu đại biểu tham dự đại hội đảng XII dự trù diễn ra vào tháng 1/2016.
Đây là hai dịp mà cán bộ các cấp sẽ vung tay tiêu tiền dưới nhiều danh mục như tiệc chiêu đãi lãnh đạo cấp trên, chiêu đãi các đại biểu về dự đại hội, tiền di chuyển và nhất là tiền “cảm ơn” những cựu cán bộ đã chịu…. về hưu. Có nơi còn tổ chức cho cán bộ sắp về hưu du lịch Canada để gọi là đi học cách xổ số vân, vân…
Mặc dù hết tiền ở cả Trung ương lẫn địa phương; nhưng các cơ quan hành chánh đảng và nhà nước vẫn phải “hoạt động” nên họ thi đua nhau vay nợ dưới các hình thức vay tín dụng ưu đãi, vay kho bạc nhà nước, kể cả việc nhờ chính phủ bảo lãnh để vay qua ODA.
Vì thế, tình trạng nợ xấu ở các ngân hàng không chỉ đến từ doanh nghiệp nhà nước mà đến từ những cơ quan hành chánh địa phương tiêu xài phung phí; nhưng không có khả năng trả nợ.
Lý do dễ hiểu là vì muốn các địa phương phải quy phục trung ương nên Bộ chính trị đã dành nhiều dễ dàng cho địa phương vay tiền, nhất là vay từ kho bạc nhà nước.
Theo bản tin của Trung tâm nghiên cứu kinh tế của Ngân hàng hàng hải (Maritime Bank) đưa ra vào sáng 23/11 cho thấy là nếu 5 tuần tiếp theo (thời gian còn lại của năm 2015) mà kho bạc nhà nước vẫn phát hành như tuần trước thêm 35.000 tỷ đồng thì sẽ đưa tổng mức tiền in ra của năm 2015 lên đến 210.000 tỷ đồng, vượt qua tổng lượng phát hành năm ngoái.
Ngoài việc cho kho bạc in thêm tiền, nhà cầm quyền CSVN còn phát hành trái phiếu bán thị trường vốn quốc tế lên đến 3 tỷ Mỹ Kim để cơ cấu lại nợ trong nước.
Kẽ hở của nạn tham ô
Nhìn vào những con số nợ của các doanh nghiệp lên hàng triệu tỷ đồng thì nợ nần của các cơ quan đảng không thấm vào đâu. Tuy nhiên hình ảnh này cho thấy là lãnh đạo các ban ngành từ kinh tế, thương mại cho đến hành chánh đều tiêu xài một cách vô tội vạ, vì có sẵn kho bạc in thêm tiền để đáp ứng các nhu cầu đòi hỏi của địa phương.
Đây là kẽ hở phát sinh ra nạn tham ô cửa quyền - mà CSVN tuy đã nhận dạng - nhưng không bao giờ có thể tận diệt, vì con vi khuẩn tham ô này được bộ chính trị nuôi dưỡng để phục vụ cho quyền lực tập trung của trung ương.
In thêm tiền hay mượn thêm nợ để tiêu là một hành vi “tự sát” trên đường dài vì sẽ tạo ra những khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Từ lạm phát, mất giá trị đồng tiền, các nhà đầu tư và nhân tài bỏ chạy khỏi nước để thoát thân, tới giá hàng nhập cảng tăng vọt khiến sản xuất đình trệ khi Việt Nam hiện nay đang phải dựa rất nhiều vào nguyên vật liệu nhập cảng để sản xuất; các thế hệ tương lai của Việt Nam sẽ è cổ trả nợ.
Trong hoàn cảnh này, chỉ có một thiểu số đặc quyền, đặc lợi tiếp tục sống phè phỡn, giàu có trong khi cả nước đưa nhau “xuống hố” theo đúng quy luật chủ nghĩa xã hội.


Trung Điền
http://www.viettan.org/Tu-no-cua-cac-doanh-nghiep-den-bo.html

Việt Nam thu giữ 2,2 tấn ngà voi nhập lậu


Việt Nam thu giữ 2,2 tấn ngà voi nhập lậu

media
Ngà voi bị tịch thu tại Hải Phòng ngày 06/03/2009. (Ảnh tư liệu)AFP PHOTO
Cơ quan hải quan Việt Nam ngày 18/12/2015 thông báo đã tịch thu hơn hai tấn ngà voi tại cảng Hải Phòng. Số lượng hàng cấm này chủ yếu nhằm cung cấp cho hai thị trường tiêu thụ lớn là Việt Nam và Trung Quốc.

Chính xác là 2,2 tấn ngà voi đã bị nhân viên hải quan tại cảng Hải Phòng tịch thu ngày Tại Việt Nam, ngày 17/12. Chúng được giấu trong các bao đậu tằm (hay đậu răng ngựa) nhập từ Mozambic.

Còn tại Thái Lan, khoảng 700 kg ngà voi cũng đã bị tịch thu vào tuần trước trên hòn đảo du lịch nổi tiếng Koh Samui, ở phía nam đất nước. Ngà voi được giấu trong một container, bên ngoài ghi tên mặt hàng là « tóc giả » và điểm gửi đến là Lào, nơi ngà voi cũng rất được ưa chuộng.

Vào đầu tháng 12/2015, tại Pháp, một cặp vợ chồng người Việt đã bị bắt giữ tại sân bay Roissy Charles de Gaulle vì hải quan Pháp phát hiện 95 kg ngà voi từ Angola giấu trong hành lý của họ. Đây là một vụ thu giữ kỷ lục đối với hành khách thông thường. Cũng trong năm 2015, Việt Nam đã thu giữ vài chục tấn ngà voi, sừng tê giác và vảy tê tê nhập lậu từ Châu Phi, để đáp ứng nhu cầu lớn từ thị trường trong nước và thị trường Trung Quốc.

Việt Nam là một trong những điểm đen của loại hình buôn lậu các loài động vật đang trên đà tuyệt chủng, như sừng tê giác mà theo quan niệm là có thể chữa được bệnh ung thư. Ngà voi được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền Việt Nam và được coi coi là đồ trang trí hay bùa hộ mệnh tại Trung Quốc.

Dù đã ban hành cấm buôn bán ngà voi từ năm 1992, nhưng thị trường đen tại Việt Nam vẫn hoạt động mạnh mẽ. Một ký ngà voi có thể được bán với giá 2.000 euro.
Hàng năm có tới 50.000 con voi bị giết hại dã man chỉ để lấy ngà. Số lượng voi Châu Phi giảm từ 550.000 con vào năm 2006 xuống còn 470.000 con hiện nay.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, December 18, 2015

Công ty bảo vệ rừng bảo kê lâm tặc tàn phá rừng Gia Lai

 

Trong 2 năm qua đã có 104 gỗ hương tại huyện Kbang – Gia Lai bị hạ.
GIA LAI – Theo phúc trình của Hạt Kiểm lâm huyện Kbang về việc điều tra, truy tìm các kẻ khai thác gỗ hương thì trong 2 năm qua đã có 104 gỗ hương tại huyện Kbang – Gia Lai bị hạ.
Chỉ riêng tháng 11, lâm tặc đã đốn 3 cây gỗ hương với sự tiếp tay của cán bộ công ty Krông Pa – huyện Kbang. Rừng gỗ hương tại đây liên tục bị xâu xé ngày đêm. Điều đáng chú ý là những nơi tập trung gỗ hương thì được lâm tặc mặc sức tung hoành vì được bảo kê.
Giữa tháng 11, tổ công tác bắt được 2 lâm tặc dưới sự áp tải của công an, đã bất ngờ, bị 7 lâm tặc khác đã sử dụng rựa chặn đầu xe, uy hiếp đòi thả người. Tất cả đều chạy thoát khiến Chi cục Kiểm lâm Gia Lai buộc phải cấp báo Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai.
Điều khó hiểu là 104 cây gỗ hương với gần 300m3 bị đốn hạ liên tục trong địa phận của Công ty Lâm nghiệp Krông Pa, nhưng chính quyền lại không bắt được một lâm tặc nào. Họ đưa lý do là trời tối, địa hình dốc, lâm tặc canh đường lực lượng bảo vệ rừng, nên chúng dễ dàng tẩu thoát. Hiện nay tại Kbang chỉ còn 303 cây sau khi 104 cây gỗ hương bị xẻ thịt.


__._,_.___


Posted by: Dien bien hoa binh <

Dự án bôxit “sập bẫy” nhà thầu Trung Quốc ra sao?


Dự án bôxit “sập bẫy” nhà thầu Trung Quốc ra sao?

VÕ HƯƠNG - C.V.KÌNH - MẠNH KHANG

TTO – “Nếu sản xuất đủ 660.000 tấn theo kế hoạch thì tổng lỗ năm 2015 của Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ khoảng 37,4 triệu USD”.
Bùn đỏ vương vãi, chỉ cần mưa lớn là bị rửa trôi và chảy tràn ra ngoài – Ảnh: M.Vinh
Các dự án bôxit hiện đang có nguy cơ rủi ro cao. Đặc biệt, nếu không có những biện pháp giải quyết kịp thời thì mức độ rủi ro này sẽ ngày càng gia tăng.
Nhiều chuyên gia đã nhận định chủ đầu tư là Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam  (TKV) đã “sập bẫy” của nhà thầu Trung Quốc.
“Chết” ngay từ khi đấu thầu
Theo tiến sĩ (TS) Nguyễn Thành Sơn – nguyên giám đốc Ban quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng, Luật đấu thầu của VN quy định ngay cả khi chọn thầu, chủ đầu tư phải soạn thảo hồ sơ mời thầu và phải được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Ông Sơn cho biết với những dự án lớn như Tân Rai và Nhân Cơ thì thông thường phải thuê tư vấn làm hồ sơ mời thầu, thiết kế kỹ thuật, đánh giá hồ sơ. Tuy nhiên, trường hợp này TKV đã tự mình làm mọi thứ.
Trên lý thuyết, khi TKV tự làm thì sẽ tiết kiệm chi phí tư vấn, tức khoảng 5% tổng giá trị gói thầu, tương đương 695 tỉ đồng. Nhưng trên thực tế, TKV đã công bố phí quản lý và tư vấn dự án lên gần 800 tỉ đồng.
Ông Sơn cho rằng: “TKV đã tự mình mắc lừa, tự sập bẫy của chính mình. Tưởng làm lấy sẽ rẻ, nhưng cuối cùng lại không rẻ”.
>> TS. Nguyễn Thành Sơn
Ông Nguyễn Văn Ban – nguyên trưởng ban alumin (Tổng công ty Khoáng sản VN) – trình bày: “Ở một hội thảo diễn ra năm 2009 đã chỉ ra những nguy cơ về hiệu quả kinh tế của các dự án này, nhất là với nhà máy Nhân Cơ”.
Ông Ban cho biết nhà thầu Trung Quốc đã bỏ thầu rất thấp làm các nhà thầu ở những nước phương Tây từ bỏ. Nhưng đến khi chúng ta làm việc cùng họ để ký hợp đồng thì giá bỏ thầu và giá trên hợp đồng là khác nhau.
“Phía Trung Quốc giải thích về sự chênh lệch này là do trong giá bỏ thầu họ chưa tính đến các thiết bị dự phòng” – ông Ban dẫn lại lời lãnh đạo TKV thời đó giải thích.
>> Ông Nguyễn Văn Ban
TS Nguyễn Thành Sơn bổ sung trong đấu thầu bao giờ cũng có điều kiện tiên quyết là yêu cầu kinh nghiệm của nhà thầu. Theo đó, nhà thầu cho biết công nghệ được sử dụng ở nhà máy Tân Rai là công nghệ bayer  – công nghệ được cho là tiên tiến nhất hiện nay.
“Tuy nhiên, điều quan trọng là các thiết bị trên dây chuyền công nghệ ấy có hiện đại hay không? Tân Rai có thể “chết” vì chính điều đấy” – TS Sơn nhấn mạnh.
>> TS. Nguyễn Thành Sơn
Thua lỗ kéo dài
Theo TS Nguyễn Thành Sơn, chỉ riêng trong khẩu xử lý alumina đã tổn thất 30,34% lượng bôxit. Đồng nghĩa cứ 3 tỉ hoặc 10 tỉ tấn bôxit thì mất đi khoảng 1 tỉ hoặc 3 tỉ tấn.
Trên thế giới, bình quân để có 1 tấn sản phẩm thì mất 2-5 giờ công (cho toàn nhà máy). So với quy mô của Tân Rai hiện tại thì chỉ cần 250-300 lao động. Thực tế đang có hơn 1.000 lao động.
Điều này chứng tỏ trình độ tự động hóa, điều kiện tập trung của nhà máy còn rất thấp.
>> TS. Nguyễn Thành Sơn
Cũng theo ông Sơn, kế hoạch điều hành sản xuất năm 2015 của cả Tân Rai và Nhân Cơ là sản xuất và tiêu thụ 660.000 tấn alumina.
Giá thành bình quân tính cả chi phí vận chuyển là 403-464 USD/tấn. Trong khi đó, giá bán theo báo cáo của TKV gửi Thủ tướng Chính phủ là 324-346 USD.
Ông Sơn thông tin: “Năm 2013, tỉ lệ thua lỗ là 20%. Năm 2014 tăng lên thành 21%. Riêng năm 2015 thì dự tính là lỗ 14% với điều kiện sản xuất đủ 660.000 tấn theo kế hoạch. Nếu không đủ sản lượng này thì tỉ lệ thua lỗ cũng không giảm nhiều”.
>> TS. Nguyễn Thành Sơn
Chất lượng nhà máy quá thấp
Ông Nguyễn Văn Ban nói: “Tại Trung Quốc chưa có nhà máy nào xử lý quặng bôxit tương tự của nước ta. Họ chỉ sử dụng công nghệ hòa tách bằng hệ thống đường ống chưa được sử dụng rộng rãi trên thế giới”.
Vì vậy, theo ông Ban, hai nhà máy họ xây dựng chỉ mang tính “thử nghiệm” nên việc thiết kế, vận hành, kinh nghiệm sản xuất và quy trình công nghệ không đảm bảo tạo nên những rủi ro vô cùng lớn cho hai nhà máy.
>> Ông Nguyễn Văn Ban
So sánh với mặt bằng chung trên thế giới, ông Ban nhấn mạnh thiết kế kỹ thuật của nhà thầu Trung Quốc có hệ thống chỉ tiêu rất thấp.
Ông Ban dẫn chứng: “Nước tiêu hao gấp đôi, tỉ lệ tiêu hao năng lượng tăng lên 25%, kiềm tăng 5-7kg /tấn alumin và đặc biệt là thực thu alumin của nhà máy chỉ đạt 85% trong khi bình quân của thế giới là 87%”.
Điều này dẫn đến nếu nhà máy Tân Rai sản xuất 630.000 tấn/năm, giảm 20.000 tấn/năm so với công bố của TKV thì mỗi năm mức tổn thất sẽ khoảng 40 triệu USD.
>> Ông Nguyễn Văn Ban
Rủi ro cao
Theo ông Ban, rủi ro của nhà máy Tân Rai ngày càng lớn. Hồ bùn đỏ thiết kế rất đắt nhưng khả năng lưu giữ thấp mà sắp tới phải mở rộng hồ. Đồng thời, quặng của nước ta có lượng chất hữu cơ cao gây nguy hiểm cho chất lượng alumin.
“Tất nhiên, chỉ sau 4-5 năm, khi hữu cơ tích tụ trong dây chuyền thì mới tác động đến sản phẩm. Tuy nhiên điều lo lắng là trong thiết kế của nhà thầu Trung Quốc không hề có công đoạn lọc khử cacbon hữu cơ này” – ông Ban khẳng định.
>> Ông Nguyễn Văn Ban
Ông Sơn cho biết: “Ngày xưa, nói đến dự án bôxit Tây nguyên người ta lo về ảnh hưởng tới môi trường (bùn đỏ). Đến nhà máy alumina thì lo thêm vì hiệu quả kinh tế”.
>> TS. Nguyễn Thành Sơn
V.H.- C.V.K.- M.K.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, December 16, 2015

"Dân nghéo quá mà xây quảng trường 2.200 tỷ làm gì?"



"Dân nghéo quá mà xây quảng trường 2.200 tỷ làm gì?"

Tuổi Trẻ 16/12/2015 06:001 đăng lại
  •  
  •  
  •  
  •  
" Có nên xây quảng trường hàng nghìn tỉ?", "Tại sao không xây lại bệnh viện?"... là các ý kiến trong hàng ngàn bức xúc của người dân xung quanh câu chuyện xây quảng trường ở Tiền Giang.
Nông dân chăn thả bò trên khu đất dự án quảng trường trung tâm tỉnh Tiền Giang - Ảnh: V.Trường

Khi biết thông tin năm 2016 tỉnh Tiền Giang không có vốn để khởi công các công trình phục vụ dân sinh, bạn đọc Nguyễn Nhựt Huy viết: "Nghe tin này ở quê nhà mà buồn rớt nước mắt. Dân Tiền Giang còn nghèo, nghèo lắm các chú các bác ạ... Khám bệnh ở BV thì toàn chuyển đi TP. HCM. Những vùng sâu vùng xa chưa có đường giao thông, cầu thì mục nát chưa xây. Hãy suy nghĩ vì lợi ích thiết thực hơn cho dân".

Tinh thần hay vật chất?
Lại thêm một vụ xây dựng quảng trường làm người dân bức xúc. Gần 2.200 tỉ đồng sắp được đổ vào quảng trường văn hóa ở tỉnh Tiền Giang trong khi còn nhiều công trình dân sinh còn chờ cấp vốn.

Theo quyết định 1733 ngày 24-7-2012 của UBND tỉnh Tiền Giang, quảng trường trung tâm tỉnh sẽ bắt đầu khởi công vào đầu năm 2016 và có tổng vốn đầu tư khoảng 2.189 tỉ đồng, bao gồm bảo tàng, thư viện, trung tâm thương mại, trung tâm văn hóa thể dục thể thao, sân lễ, công viên cây xanh, bãi xe, hạ tầng kỹ thuật...
Quảng trường mới sẽ xây khiến người dân kêu trời. Nhiều bạn đọc bày tỏ bất bình trước việc đầu tư quá nhiều tiền vào một công trình mà họ đánh giá là “chưa cần thiết”.

Rất nhiều ý kiến tranh cãi việc liệu rằng nên ưu tiên bồi dưỡng giá trị tinh thần hay chăm lo đời sống cho dân trước?

GS.TS Trịnh Duy Luân, chuyên viên nghiên cứu Xã hội học Đô thị, Viện Xã hội học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN) cho rằng nếu xây dựng quảng trường thành không gian văn hóa hoặc trung tâm công cộng thì đó cũng là việc cần thiết. Còn nếu nó chỉ là hội chứng “thi đua” xây dựng quảng trường, tượng đài giữa các tỉnh với nhau thì đó là việc phải ngăn chặn.

“Do ảnh hưởng của kinh tế thị trường mà các địa phương có xu hướng thích xây dựng công trình cho hoành tráng để dễ báo cáo thành tích, đôi khi có thể còn để chia hoa hồng. Trách nhiệm của hội đồng nhân dân và các cơ quan do dân bầu là phải ngăn chặn được việc có hay không việc xây dựng công trình công cộng vì lợi ích nhóm hay cá nhân”- GS.TS Trịnh Duy Luân nhận định.

Đồng tình với quan điểm trên, TS Đỗ Quang Hưng (Trường ĐH KHXHNV - ĐHQG Hà Nội) cho rằng không thể chỉ chăm chăm đến lợi ích của mình trong khi người dân đang có cuộc sống khó khăn.

“Việc xây dựng quảng trường, ngoài việc xem xét có vì lợi ích nhóm hay lợi ích cá nhân thì còn xem đây có phải là một cách “chơi ngông”, khuếch trương? Nếu rơi vào hai trường hợp này thì nhất quyết phải ngăn lại. Còn nếu không thì nên tính toán bao quát hơn..."- TS Đỗ Quang Hưng nêu ý kiến.

Làm sao để dân hiểu?

Theo GS.TS Trịnh Duy Luân, việc quảng trường cần thiết như thế nào, đến mức độ nào đối với người dân, có nên được ưu tiên cấp vốn hay không thì phải để chính người dân quyết định.

“Bộ mặt của thành phố nhưng chủ nhân của bộ mặt ấy là người dân lại không hài lòng thì không được. Lãnh đạo TP cần tổ chức lấy ý kiến người dân, phải công bố và giải thích rõ ràng kế hoạch xây dựng.
Công trình này không nhất thiết phải bỏ đi nhưng nên tính toán cẩn trọng lại ngân sách. Về mặt kinh tế là như vậy, nhưng về mặt xã hội nên bằng mọi cách làm cho người dân hiểu và đồng thuận, có thế thì mới làm được. Nên nói rõ về vốn đầu tư và giải tỏa đền bù, đừng úp úp mở mở làm người dân nghi ngờ”, GS.TS Trịnh Duy Luân nhận định.

Ngay từ việc giải tỏa đền bù cho người dân đã làm không tốt, khiến nhiều người không có nhà ở hoặc nơi chăn thả gia súc thì không thể thuyết phục họ ủng hộ công trình này. Nguyên tắc trong việc giải tỏa bồi thường là cuộc sống của người tái định cư phải ít nhất bằng hoặc hơn nơi ở cũ.
GS.TS Trịnh Duy Luân đề xuất phương án hiệu quả hơn là xã hội hóa công trình này.

“Luôn có các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư. Nhà nước chỉ việc giám sát thôi còn ngân sách thì để chi cho các công trình an sinh xã hội khác cần thiết hơn chứ không thể đủ để làm hết mọi thứ được”, GS.TS Trịnh Duy Luân nêu quan điểm.
TS Đỗ Quang Hưng cho rằng có hai cách nghĩ, cách nghĩ thứ nhất là phải vững bền về vật chất rồi thì mới đến vấn đề bồi dưỡng về tinh thần. Cách nghĩ thứ hai khó khăn hơn nhưng cũng có cái lý của nó, đó là tuy đời sống vật chất chưa cao nhưng người ta cũng cần có cái kích thích tinh thần để vươn lên xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Vậy nên việc gì cũng có tính tương đối, cần xem xét kỹ trong từng trường hợp cụ thể xem có thật sự cần thiết và hợp lý hay không. Cái gì cần thiết thì hãy nên làm, không cần thiết thì nên tránh.

Nhiều bạn đọc cho rằng việc nâng tầm thành phố khi cuộc sống của người dân còn chưa được đảm bảo là việc làm rất vô lý, là “bệnh thành tích”.
Một bạn đọc khác lại cho rằng Tiền Giang bây giờ chưa thể được gọi là “đáng tự hào” khi còn phát triển thua các tỉnh khác, tỉnh nhà cần nâng cao chất lượng sống của người dân rồi hãy xây dựng “bộ mặt” sau.

Các bạn đọc ủng hộ những tỉnh thành ưu tiên dùng ngân sách dành cho các công trình mang tính phúc lợi xã hội.

Mời bạn đọc nghe các phát biểu trong bài:

>> GS.TS Trịnh Duy Luân:
Đang tải ...
>> TS Đỗ Quang Hưng:
Đang tải ...
VÕ HƯƠNG - MAI NGUYỄN - TÀI PHONG

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

40 năm sau : Xem lại dân trí


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgk9WqORSEhdCzrS3oGB8EgV__UHeRk0JpRpPdmoxy1LfsVMeN0WRWOmo48NQIaFS4FgEs57SOWmXFr4umhRo-Pcjkcgme-4cHwrB6k4Z44uj6pl3H5D4E1JKfYO_rbqIfKcZnoS4SBWu4/s1600/lanhdaothoaihoa-danlambao.jpghttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjnfg4PxoaM4kT7yQSTci_8pAPgdyl9OeP6Vie8KW1nqwu7lp-y4cJRzjM2oLtpOKjDI16m9i_7d0vh5S6RgF9HgXjMgwhunKacHtbCh4SlF56035wLg2BrCxaERO6JOvwqHrkfxbC2Mrw/s1600/Babui-danlambao-bien+dao+cua+dang+ta.jpg

40 năm sau : Xem lại dân trí

15/12/2015
0
RadioCTM - Nguyễn Quang Dy@S:
40 năm sau : Xem lại dân trí [ 23:06 ] Hide Player | Play in Popup | Download
Người ta hay nói dân trí là yếu tố sống còn đối với vận mệnh của một quốc gia. Nhưng hiểu về dân trí như thế nào thì chắc vẫn còn tranh cãi. Có người cho rằng dân trí ở Viêt Nam cao, trong khi “quan trí” lại thấp, cần phải nâng cao. Nhưng từ xưa đến nay (từ thời cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh), tại sao người ta thường kêu gọi “nâng cao dân trí”? Có lẽ người ta muốn đề cập đến cùng một vấn đề. Hay nói cách khác, “dân nào thì quan nấy”.
Sau 40 năm, hãy điểm lại 10 hình ảnh hài hước và độc đáo “chỉ có tại Việt Nam” để xem dân trí đang ở đâu, và vì sao có thể (hay không thể) thay đổi được. (Tất nhiên các bạn có thể bổ sung thêm). Tuy hình ảnh chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, nhưng nó là một tiêu chí quan trọng. Những người cầm quyền hay nói “lấy dân làm gốc”, vậy làm thế nào thay đổi được cái ngọn bị sâu bệnh, nếu cái gốc cũng yếu kém và khó thay đổi ?

1. Cái cột điện
cotdienBill Gates hay khách quốc tế nào đến Việt Nan đều ấn tượng bởi “cái cột điện” như một hình ảnh độc đáo khó quên. Đó là một đống dây điện lằng nhằng cuộn vào nhau như cái mạng nhện khổng lồ, tạo thành một tác phẩm nghệ thuật đường phố mà không một nghệ sĩ sắp đặt nào có thể làm nổi. Tác phẩm này có mặt khắp nơi, từ các đường phố lớn sang trọng đến các ngõ hẻm tồi tàn. Không biết nó xuất hiện từ bao giờ, nhưng đã tồn tại qua thời gian như một phần của nền văn minh đô thị (theo “định hướng XHCN”). Chắc không thể cải tạo được nó, mà chỉ có thể bỏ đi và thay bằng một hệ thống khác. Có người nói đó là hình ảnh của Hà Nội, những người khác thì cho rằng đó là hình ảnh của EVN (tập đoàn điện lực VN). EVN vừa được hưởng ngân sách, vừa có quyền tăng giá điện tùy ý, mà chẳng cần phải đầu tư đổi mới hạ tầng (như một nhóm lợi ích). Vậy tiền chạy đi đâu? Dù sao, cái tác phẩm nghệ thuật này (biểu tượng cho dân trí VN) đáng được đưa vào “Guinness Book” về những kỷ lục tồi tệ nhất.

2. Cái loa phường
loaphuongCó lẽ Bill Gates chưa có dịp thưởng thức cái loa phường để đánh giá. Nó dễ dàng đánh bại cái cột điện để chiếm vị trí số một nếu xếp hạng. Nó cũng hiện diện khắp nơi, nhưng không câm lặng như cái cột điện. Từ sáng sớm đến tối, nó oang oang lặp đi lặp lại mấy nội dung nhàm chán. Ngay cả khi ta ngủ, hay sang tận Paris hoặc London, trong tai vẫn văng vẳng tiếng loa phường. Thật khó lòng thoát khỏi nó, ngay cả trong tâm thức. Tại sao người ta bỏ được sổ gạo và tem phiếu, mà lại không bỏ được cái loa phường điên khùng này? Có lẽ vì nó là công cụ kiểm soát văn hóa tư tưởng, nên tồn tại cùng với chế độ. Chúng ta lớn lên với nó, quen thuộc và chấp nhận nó, nên nó đã đi vào tiềm thức và dân trí, ngay cả khi ta sống cũng như chết. Có lẽ nhạc sỹ Văn Cao, dù đã ở thế giới bên kia, cũng không thể quên được cái thứ “khủng bố mềm bằng âm thanh” này (như có người đặt tên). Tác giả của bài Quốc Ca đã phải chịu đựng cái loa phường chõ vào căn phòng mình như để tra tấn trong suốt cuộc đời còn lại, cho đến khi nhắm mắt.

3. Giao thông nguy hiểm
giaothongĐối với những người nước ngoài nào mới đến Việt Nam lần đầu thì có lẽ điều đáng sợ nhất trong đời là phải vượt qua đường phố, nơi xe cộ đi lại hỗn loạn, không ai tránh ai. Nó còn nguy hiểm hơn cả cái cột điện và cái loa phường. Nó giống như cảnh tượng bạo lực chỉ thấy trong phim hành động. Nó phản ánh một não trạng bất an và ám ảnh bạo lực của nhiều người Việt, như một di chứng của chiến tranh, làm cho con người dễ vô cảm. Nó lý giải tại sao Việt Nam lại được xếp thứ 13 (gồm những nước vô cảm nhất) trong 150 quốc gia được viện Gallup khảo sát năm 2012. Huffington Post coi giao thông ở Việt Nam là “nơi nguy hiểm nhất”, còn CBS News thì ví giao thông ở đây như “địa ngục”, và BBC cho rằng nó còn nguy hiểm hơn cả đại dịch AIDS. Bộ Y tế VN thông báo trong 7 ngày nghỉ Tết năm 2015 có 246 người chết do tai nạn giao thông. Còn bộ trưởng Giao thông VN gọi đó là “quốc nạn” vì mỗi năm có gần 12.000 người chết và 9.300 người bị thương, có thể so sánh với con số thương vong do thảm họa sóng thần ở Nhật Bản. Nhưng đối với những người Việt đã quen với chiến tranh và bạo lực thì giao thông hỗn loạn và tắc đường là một phần của đời thường và dân trí. Người ta hay đùa “Hà Nội không vội được đâu!” Hình như người Việt có khiếu hài hước đặc biệt, thích đùa ngay cả với tính mạng của mình. Có người còn lập luận là tại sao lại sợ chết khi hàng ngày vẫn “sống trong sợ hãi” như trong phim “thập diện mai phục”.

4. Đường phố ngập lụt
ngaplutKhi mùa mưa đến, những đường phố lớn ở Hà Nội có thể biến thành những dòng sông nhỏ. Bạn không cần mất công đến tận Venice để thưởng ngoạn cảnh này. Chỉ cần sắm cho mình một cái thuyền nhỏ, thay vì cái xe máy vô tích sự trong nước lụt. Năm này qua năm khác, người Hà Nội nơm nớp vừa lo “mất nước” vừa lo “ngập lụt’, mà cả hai đều cùng một nguyên nhân. Nghe nói đã có những khoản kinh phí lớn của các nhà tài trợ quốc tế và ngân sách quốc gia đầu tư để cải tạo hệ thống cấp thoát nước Hà Nội. Nhưng các khoản tiền này đã trôi theo dòng nước cống ra sông ra biển (hoặc chui vào túi ai đó). Ách tắc không phải chỉ có giao thông, cấp thoát nước, hay hệ thống hành hành chính công, mà trước hết là ý thức hệ và dân trí. Vì vậy, muốn tháo gỡ ách tắc ngoài đường, phải tháo gỡ ách tắc trong đầu con người trước.

5. Đái đường và vứt rác
Tuy nhiên, chúng ta có một thói quen rất thông thoáng, đó là đái đường và vứt rác. Bạn có thể thấy cái biển “cấm đái bậy” khắp mọi nơi, nhưng nó không ngăn được người dân đái bậy. Người ta đái bậy và vứt rác khắp nơi, từ những góc phố cổ quanh Hồ Hoàn Kiếm, đến con đường đê dọc sông Hồng nơi có những bức tranh gốm hiện đại. Phải chăng dân ta uống nhiều bia hơi, nên đái nhiều hơn người khác? Phải chăng họ lâu nay “sống trong sợ hãi” nên hay vãi đái? Phải chăng đái bậy đã trở thành một phong cách sống? Hay chỉ vì họ không có đủ toilet? Dù đây có phải là một vấn đề quan trọng cần “tái cấu trúc” hay không, dù các “sở ban ngành” (như giao thông công chính hay văn hóa tư tưởng) đã làm được những gì, thì đái bậy và vứt rác vẫn đang hiện hữu như một hình ảnh “đặc thù” của văn hóa và dân trí VN.

6. Ném đá và chửi đổng
Không phải chỉ có đái bậy, mà hình như người Việt còn thích văn hóa ném đá và chửi đổng, đặc biệt là gần đây trên internet và thế giới mạng. Nhiều người cũng rất mê internet và truyền thông kỹ thuật số nhưng rất ngại tham gia thế giới mạng, chỉ vì vấn đề này. Trên đó hoàn toàn tự do, kể cả ném đá vô tội vạ. Không có luật lệ nào cả, giống như vô chính phủ, chỉ có dân trí điều tiết. Đó là bản chất của thế giới mạng, nơi cả hai mặt tích cực và tiêu cực cùng tồn tại. Có lẽ vì vậy mà tốc độ phát triển internet và Facebook ở Viet Nam vào loại nhanh nhất thế giới, dù không tỉ lệ thuận với dân trí. Có mấy nguyên nhân. Người Việt vốn có truyền thống hay chửi nhau và cãi nhau (chẳng cần lý do cụ thể). Do bị kiểm duyệt quá nhiều và quá lâu nên họ không có thói quen tranh luận một cách có văn hóa. Nay internet và truyền thông kỹ thuật số đã mở ra một xa lộ thông tin mới cho tự do ngôn luận (mà không bị kiểm duyệt). Nó giống như “tháo cống” cho mọi thứ, kể cả gia bảo và rác rưởi trong nhà đều được phơi bày.

7. Học vẹt
hocvet
Không có vấn đề nào bị công chúng phê phán nhiều như giáo dục. Và lúc này không có vấn đề nào quan trọng hơn giáo dục, để nâng cao dân trí và chấn hưng đất nước. Nhưng tại sao càng cải cách, chất lượng giáo dục càng tụt hậu? Các chuyên gia giáo dục cho rằng học vẹt và chế độ thi cử chạy theo thành tích và bằng cấp làm triệt tiêu năng lực sáng tạo và tư duy độc lập của học sinh.

 Human Development Indicators xếp Việt Nam đứng thứ 121/187 (dưới trung bình). Không có một trường đại học nào của VN lọt được vào danh sách các trường đại học có danh tiếng và chất lượng (trong khu vực). International Property Rights Index xếp Việt Nam thứ 108/130 (gần đội sổ), tính theo giá trị trí tuệ. Giáo dục bị tụt hậu thê thảm như vậy mà vẫn có nhân tài xuất hiện (như Ngô Bảo Châu). Đất nước bị tàn phá kinh người như vậy, mà vẫn còn cảnh đẹp (như hang Sơn Đòng). Nhưng Ngô Bảo Châu không phải là sản phẩm của giáo dục VN, cũng như Sơn Đòng không phải là sản phẩm của du lịch VN. Nếu không thay đổi cơ bản về hệ thống giáo dục và đào tạo, Việt Nam sẽ chảy hết chất xám vì hầu hết nhân tài rời bỏ đất nước.

8. Lễ hội quá nhiều
Gần đây có quá nhiều lễ hội ở Việt Nam (nghe nói 9000 mỗi năm), nhưng cũng có nhiều hình ảnh phản cảm thiếu văn hóa và thậm chí đầy bạo lực trong các hoạt động này. Đây là hệ quả của căn bệnh “cờ đèn kèn trống”, phản ánh tâm thức bất an của những người bị cuồng tín và quá khích, cố giành bằng được vài biểu tượng văn hóa nào đó để trang trí, mà không hiểu đó là dân trí thấp. Điều này có thể bị những kẻ bất lương và tham nhũng trong chính quyền lợi dụng để “đục nươc béo cò”. 

Trong khi kinh tế đang khó khăn, thì rất nhiều kinh phí nhà nước đã được chi cho những lễ hội tốn kém như vậy. Nhiều đền chùa cổ kính vô giá đã bị phá bỏ để biến thành những “công trình văn hóa” mới toanh rất tốn kém nhưng chẳng có giá trị gì về lịch sử. Trong khi khu chùa Bái Đính hoành tráng (ở Ninh Bình) góp phần thương mại hóa Phật Giáo, thì tỉnh Vĩnh Phúc đã “mạnh dạn” đầu tư 271 tỷ VNĐ xây lại Văn Miếu của tỉnh (để thờ Khổng Tử!). Lạm phát lễ hội là một biểu hiện của tham nhũng về văn hóa và dân trí thấp. Tổng cục Du lịch cho biết 85% khách du lịch quốc tế không muốn quay trở lại Việt Nam, và ngày càng nhiều người Việt đi du lịch nước ngoài. Đó là cách họ “bỏ phiếu bằng chân”.

9. Xây để phá
xaydephaGần đây, ai đi qua đường Bưởi ở Hà Nội đều nhìn thấy một quang cảnh như thời chiến (sau một trận ném bom), nhà cửa dọc phố đang bị phá hủy để làm đường. Nó lặp lại hình ảnh nhiều năm về trước khi nhà cửa dọc đường đê Yên Phụ (phía đông bắc Hà Nội) cũng bị phá hủy như vậy để “bảo vệ đê” (thật vậy sao?). Nghe nói bài học này đã gây tổn thất trên 10 triệu USD, và làm cuộc sống nhiều gia đình điêu đứng. Trong thời chiến thì những việc này có thể hiểu được, nhưng thật khó hiểu là tại sao 40 năm rồi mà tư duy thời chiến vẫn không hề thay đổi. Quy hoạch đô thị kiểu gì mà cứ cho xây rồi lại phá? Hàng năm, Hà Nội vẫn đào vỉa hè và đường phố lên để lát lại và sửa đường ống, chẳng ai phối hợp với ai, vừa tốn kém và lãng phí, bất ổn cho giao thông và cuộc sống con người. Gần đây căn bệnh này đã lây lan tới thành phố Hồ Chí Minh, với những “lô cốt” (bịt đường để thi công) mọc lên ngày càng nhiều trên đường phố. Hình như người Việt thích xây để phá (chứ không phải để tồn tại). Kiểu dân trí lạ lùng này (theo “định hướng XHCN?”) có thể biến “nền văn minh Sông Hồng” thành “nền văn minh Sông Tô Lịch” (một con sông nhỏ tại Hà Nội đã bị chết vì ô nhiễm nặng nề).
Như để minh họa, trong khi đang viết bài này thì một tổ công nhân (xí nghiệp “nước sạch”) lại đến đào đường ống nước trước cửa nhà (để thay cái đồng hồ cũ). Trước đó chỉ khoảng mấy tuần một tổ khác (cùng xí nghiệp này) đã đến đào đường để thay ống nước mới (nhưng không chịu thay cái đồng hồ cũ). Có trời mới biết tại sao họ không phối hợp với nhau? Tất nhiên vấn đề không phải do họ, mà do một hệ thống bị phân liệt và dân trí thấp.

10. Đốn hạ cây xanh
Trong khi các vấn đề nan giải trên đây vẫn còn nguyên, thì gần đây Hà Nội đã có một quyết định “sáng tạo” là chặt bỏ 6700 cây xanh đã tồn tại hàng thế kỷ nay như “lá phổi” của thành phố và là hình ảnh hấp dẫn của Hà Nội. Cũng may, cái quyết định ngu xuẩn và quái gở này đã vấp phải một làn sóng phản kháng của dư luận, buộc lãnh đạo thành phố phải nghĩ lại và nhân nhượng (sau khi vài trăm cây xanh đã bị giết oan). Cực đoan và bạo lực không chỉ đe dọa con người, mà còn đe dọa thiên nhiên và môi trường sống. Hình ảnh phản cảm về Hà Nội chặt hạ cây xanh vô tội đã lan truyền khắp thế giới mạng, trong khi bảo vệ môi trường để đối phó với thay đổi khí hậu đang trở thành vấn đề sống còn của loài người. Chẳng lẽ Hà Nội muốn quay về thời kỳ đồ đá, bằng cách phá hủy nốt những gì chiến tranh chưa kịp phá hủy?

Thay cho lời kết
Không biết sau khi Hà Nội quyết định chặt 6700 cây xanh sẽ là sự kiện gì khác tiếp theo, nhưng vụ bê bối này đã đem lại một số bài học hữu ích. Một là, khi nào báo chí mạng “lề trái” và báo chí “lề phải” cùng vào cuộc, phản ánh đồng thuận xã hội cao hơn, thì tiếng nói sẽ mạnh hơn. Hai là, khi nào dư luận trong nước và quốc tế cùng lên tiếng, thì sức ép sẽ hiệu quả hơn. Ba là, khi nào chính quyền bị động, lúng túng đối phó với dân trí cao hơn, thì họ buộc phải lắng nghe và nhân nhượng, dù chỉ để gỡ thể diện. 

Tuy nhiên, chừng nào hệ thống độc quyền và thân hữu (theo “định hướng XHCN”), được gia cố bằng não trạng cực đoan và bạo lực, còn ngự trị xã hội, thì mọi thứ đều có thể xảy ra. Nếu người dân không thoát khỏi nỗi sợ hãi, không nâng cao dân trí và năng lực, để buộc chính quyền phải lắng nghe, thì sẽ không có gì thay đổi. Xét cho cùng, dân trí là nền tảng của xã hội công dân và sự chấn hưng của một quốc gia.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, December 15, 2015

Tư bản hay Xã hội chủ nghĩa?


Tư bản hay Xã hội chủ nghĩa?

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-12-14
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Tư bản hay Xã hội chủ nghĩa? Phần âm thanhTải xuống âm thanh
000_Hkg10231876
Quảng cáo thương mại và áp phích tuyên truyền về chính trị trên mặt tiền của một cửa hàng ở Hà Nội vào ngày 18 tháng 11 năm 2015
AFP photo

Chọn lựa của du học sinh
Về lại Việt Nam hay ở lại nước ngoài sau khi hoàn tất việc học tập, đó là câu hỏi đặt ra cho nhiều du học sinh Việt Nam tại nước ngoài, cũng là câu hỏi của nhiều blogger Việt Nam, làm thành chủ đề được bàn tán khá nhiều trên không gian mạng trong tuần.

Việc bàn tán bắt đầu từ trang Facebook của Tiến sĩ Doãn Minh Đăng làm việc ở một trường đại học ở Cần Thơ. Ông Đăng là một trong những trường hợp khá hiếm hoi du học sinh Việt Nam trở về nước. Sau đó do không đồng ý với chủ trương của trường Đại học muốn “qui hoạch” ông làm cán bộ, ông rời khỏi đảng cộng sản và công khai chỉ trích chính sách của trường Đại học trên trang của mình.

Lý giải xung đột này, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, một nhà khoa học Việt Nam về nước từ châu Âu cho rằng nó xuất phát từ một quan niệm lỗi thời ở Việt Nam, xem trường Đại học như là một nơi sinh hoạt chính trị.

Nhiều độc giả, cũng như các blogger xem trường hợp Doãn Minh Đăng là tiêu biểu cho sự không dung hòa lẫn nhau giữa những người trẻ tuổi học hành ở các quốc gia tân tiến và môi trường làm việc tại Việt Nam. Môi trường đó có một đặc điểm mà nhiều người cho rằng nó đã làm chùn bước nhiều du học sinh muốn trở về quê hương, đó là sự không minh bạch.

Một blogger có nhiều năm sống tại Mỹ là Hiệu Minh, viết một bài khá dài có điểm lại lịch sử du học sinh Việt Nam hơn nửa thế kỷ nay. Ông cũng có so sánh về một trường hợp làm việc, đặt câu hỏi là nếu một nhà khoa học giỏi như Giáo sư Ngô Bảo Châu phải làm việc trong khung cảnh hành chính luộm thuộm như Hà nội thì liệu ông có yên tâm mà làm toán hay không!

Từ chuyện du học sinh có về nước hay không, Hiệu Minh đề cập đến một cộng đồng trí thức người Việt ở nước ngoài, sở hữu một kho tàng tri thức mà Việt Nam chưa khai thác. Hiệu Minh nhắn gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam rằng nếu những nhà trí thức người Việt ở nước ngoài đó có lên tiếng chỉ trích phê bình những chuyện trong nước thì hãy lấy làm mừng chứng đừng cho họ là thế lực chống phá.

Nhưng với tôi, cái quan trọng nhất là tôi được nói, dám suy nghĩ ngược chiều, quyền con người của tôi được coi trọng. Và tôi được tự do …trong tư tưởng cũng như trong hành động.

- Trang blog Giang Nam Lãng tử
Trên trang blog Giang Nam Lãng tử của một nhà giáo vùng Tây sông Hậu, độc giả thấy một bài viết không nêu tên tác giả, có lẽ là một du học sinh đã ở lại nước ngoài mà không về nước. Người viết giải thích lý do của quyết định ở lại nước ngoài, nó không phải là vật chất mà là tinh thần:
Nhưng với tôi, cái quan trọng nhất là tôi được nói, dám suy nghĩ ngược chiều, quyền con người của tôi được coi trọng. Và tôi được tự do …trong tư tưởng cũng như trong hành động.

Tôi vẫn về để thăm gia đình, bè bạn, tôi vẫn đau đáu với những thăng trầm của quốc gia, đau theo nỗi đau của người Việt. Nhưng tôi vẫn sẽ không về để lại chui vào một cái vòng lẩn quẩn mà tôi đã hết sức vùng vẫy để thoát ra.
Nhà báo người Việt sống tại hải ngoại là Ngô Nhân Dụng qui trách nhiệm cho chế độ hiện hành tại Việt Nam chính là nguyên nhân của nạn chảy máu chất xám mà Việt Nam đang gánh chịu:

Chế độ độc tài đảng trị đang gây ra cơn “xuất não” làm hao mòn nguyên khí dân tộc Việt Nam. Ðảng Cộng Sản có thể đang vỗ bụng tự khen là họ đã thu vào được 14 tỷ Mỹ kim kiều hối. Nhưng nước Việt Nam vẫn tiếp tục mất, dòng nguyên khí của quốc gia vẫn tiếp tục chảy ra nước ngoài!

Đại hội thi đua và bức tranh màu xám
Trong lúc các blogger bàn tán nhau về chuyện chảy máu chất xám thì nhà nước Việt Nam tổ chức một đại hội thi đua rất long trọng tại thủ đô Hà nội. Trong đại hội thi đua này một diễn giả cho rằng không nên đòi hỏi Tổ quốc đã làm gì cho mình mà hãy hỏi rằng mình đã làm gì cho Tổ quốc.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống phê bình diễn giả ấy rằng:
Tổ quốc là một khái niệm trừu tượng, để chúng ta tôn trọng, thờ phụng. Tổ quốc không làm gì, không thể làm bất kỳ điều gì cụ thể cho bất kỳ ai cả. Vì vậy hỏi Tổ quốc làm gì là vô nghĩa. Vấn đề là Chính quyền, là người lãnh đạo đất nước. Những người đó có nghĩa vụ làm việc cho nhân dân. Chúng ta phải hỏi họ đã làm được gì cho dân cho nước. Khi những người lãnh đạo dùng câu trên thì một số kẻ muốn lợi dụng đồng hóa họ với Tổ quốc để trốn tránh trách nhiệm.

Trong những đại hội thi đua như thế người ta hay trao huân chương và phong danh hiệu anh hùng. Giáo sư Nguyễn Đình Cống nói rằng loạn huân chương và loạn anh hùng vẫn phát triển. Cứ loạn mãi như thế này chưa biết đất nước sẽ đi về đâu.

Đảng cộng sản muốn giữ các quyền chính trị kinh tế văn hóa, thì họ phải đánh đổi bằng chuyện bỏ độc quyền, nếu mà họ không làm cái đấy thì họ bị vứt vào sọt rác.
- Tiến sĩ Nguyễn Quang A

Một tác giả khác là ông Trần Quí Cao cũng chỉ trích những đại hội thi đua bằng một bài viết với tựa đề mang đầy tính châm biếm Thi đua đi nữa, thua đi mãi. Trong bài này tác giả cho rằng bức tranh xã hội Việt Nam không phải là những gì mà đại hội thi đua trưng bày ra, và được một nhà thơ ca ngợi :
Khi lòng yêu nước, truyền thống chống ngoại xâm, nghĩa xóm làng, lòng trung thực, lòng nhân hậu… đều bị “đấu tố” bởi lực lượng cầm quyền chính thống của xã hội, thì xã hội đã bị băng hoại tới mức quá đáng sợ rồi. Nhà văn, nhà thơ hẳn phải có cái nhìn dự báo, phải thấy trước để biết sợ rằng nếu tiếp tục chính thể độc tài toàn trị thì Việt Nam sẽ tiến rất nhanh tới mức độ Bắc Hàn! Cho nên, cần đấu tranh trực diện với thế lực chính thống kia đang kéo đất nước ngược chiều tiến của văn minh nhân loại!

Đó cũng là điều lo ngại của tác giả Trần Minh Thảo viết trên trang Bauxite Việt Nam rằng:
Mối họa Việt Nam bạo loạn, khởi nghĩa, nô dịch, tiêu vong vẫn là nỗi canh cánh trong lòng người viết, mặc cho ai đó chụp cho cái mũ phản động, chống phá cách mạng.

Tư bản hay cộng sản
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa đảng cộng sản Việt Nam sẽ tổ chức đại hội toàn quốc của họ lần thứ 12. Người ta cho rằng đây là một đại hội quan trọng, vì đảng cầm quyền duy nhất tại Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức, cả trên bình diện quốc tế lẫn tương lai không sáng sủa của nền kinh tế quốc gia.
000_Hkg10236275-400
Hình cố chủ tịch Hồ Chí Minh được bày bán cùng các hình ảnh về tôn giáo tại một cửa hàng ở Hà Nội ngày 08 tháng 12 năm 2015. AFP photo
Giáo sư Trần Văn Thọ, hiện sống ở Nhật Bản viết một bài góp ý rất công phu được đăng trên nhiều trang blog, nhưng chưa thấy xuất hiện trên báo chí Việt Nam. Giáo sư Thọ cho biết có hai vị Ủy viên Trung ương đảng cộng sản đã đọc và góp ý kiến cho bài viết của ông.

Nói về chế độ độc đảng hiện nay tại Việt Nam Giáo sư Thọ cho rằng trên thực tế trên thế giới cho đến nay chưa có nước nào theo chế độ độc đảng đã thực hiện được lý tưởng dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Lý tưởng mà Giáo sư Thọ vừa đề cập là câu khẩu hiệu người ta thấy các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hay nêu ra như mục đích mà họ mong muốn với chế độ chính trị hiện hành. 

Ông phân tích rằng trong giới cầm quyền ở Việt Nam hiện nay có thể chia làm hai nhóm, nhóm thứ nhất là những nhà quản lý thường xuyên đối diện với thách thức đặt ra trong thực tế. Những người này hiểu rõ một nhu cầu cần phải thay đổi. Nhóm thứ hai là những nhà lý luận của đảng, những người này kiên quyết duy trì chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam, không mong muốn Việt Nam theo con đường Tư bản chủ nghĩa như các quốc gia phương Tây. 

Nhưng theo Giáo sư Thọ thì có một điều rất trớ trêu đối với chính những người này là họ quên rằng mình đang tiếp tục nhận viện trợ từ những nước tư bản, gửi con em sang du học tại những nước đó, và trong số du học sinh ấy có rất nhiều người muốn định cư lâu dài ở những nước theo chế độ mà các vị phê phán.
Ông Thọ kết luận rằng đối với đảng cộng sản thì đã đến lúc nên xa rời chủ nghĩa xã hội mới mong có thể tiếp tục lãnh đạo.

Cũng bàn đến đảng cộng sản nhưng không nói đến lý thuyết mà đến sự độc quyền lãnh đạo, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà nội nói về kinh nghiệm Hungary, quốc gia chuyển đổi thành công từ nền độc tài cộng sản sang chế độ dân chủ một cách hòa bình vào năm 1989. Bài nói chuyện của ông được công bố trên trang blog Dân Quyền mang tựa đề là Bàn tròn Hungary:
Đảng cộng sản muốn giữ các quyền chính trị kinh tế văn hóa, thì họ phải đánh đổi bằng chuyện bỏ độc quyền, nếu mà họ không làm cái đấy thì họ bị vứt vào sọt rác.

Một cựu đảng viên cộng sản là Thiện Tùng kết án Chủ nghĩa xã hội đến Việt Nam như một tên tội đồ, nó để lại dấu ấn trong lịch sử dân tộc. Hôm nay nhắc lại nó để muôn đời sau hãy xa lánh nó.

Luật sư Lê Công Định, một cựu tù nhân chính trị, đồng thời là người có gia đình từng tham gia cuộc cách mạng cộng sản tại Việt Nam cũng rất gay gắt với học thuyết nền tảng của chế độ xã hội chủ nghĩa là chủ nghĩa Mác Lê. Ông viết rằng về việc giảng dạy cái gọi là triết học tại Việt Nam:
Đối lập chính trị ở Việt Nam chưa trở thành lực lượng đối trọng đủ tầm cỡ của Đảng CSVN, hay cụ thể hơn là họ không lôi kéo được lòng dân. 

- Kami
Ngày nào cái vòng kim cô "chủ nghĩa Marx-Lenin" còn đeo trên đầu các giảng viên "triết học" và trên đầu hình nhân Hiến Pháp Việt Nam, thì ngày đó học triết chỉ để trả nợ quỷ thần mà thôi.
Và, hai con quỷ Marx và Lenin ngày nào còn được cúng bái, thì ngày đó dân tộc này vẫn bị ám, ngóc đầu không nổi, nói chi đến học triết!

Trở lại với chuyện đại hội toàn quốc của đảng cộng sản dự trù tổ chức vào năm 2016, người ta cho rằng chuyện cạnh tranh quyền lực giữa các phe nhóm đang diễn ra khốc liệt. Blogger Người Buôn Gió nhận thấy rằng các vị Chủ tịch nước và Tổng bí thư đảng có lẽ đang phê bình Thủ tướng đương nhiệm về cách điều hành quốc gia, và nạn tham nhũng, nhưng Người Buôn Gió cho rằng dù có là Thủ tướng nào đi nữa cũng không thoát khỏi sự lãnh đạo của đảng, và đương đầu với sự tốn kém của một bộ máy đảng cồng kềnh và vô tích sự.

Luật sư Lê Công Định cũng cho rằng vấn đề nằm ở hệ thống chứ không phải là một cá nhân nào.
Có vẻ như nhiều luồng ý kiến khác nhau đều có cùng một kết luận rằng đã đến lúc hệ thống ở Việt Nam cần phải được thay đổi, cần phải từ bỏ chủ nghĩa xã hội, nhưng blogger Kami cho rằng còn cần phải có một lực lượng chính trị đối lập với đảng cộng sản nữa, tương tự như lực lượng đối lập tại Miến Điện, quốc gia vừa thực hiện thành công cuộc bầu cử dân chủ. Kami viết trong bài Phải làm gì khi chủ nghĩa xã hội đã hết thời:

Đối lập chính trị ở Việt Nam chưa trở thành lực lượng đối trọng đủ tầm cỡ của Đảng CSVN, hay cụ thể hơn là họ không lôi kéo được lòng dân. Vì thế đến nay, lực lượng này chưa tạo ra được một nguy cơ hay áp lực cần thiết đáng kể để khiến chế độ hiện nay "rung rinh". Bài học chuyển đổi ở Myanmar đã chỉ cho thấy, một khi lòng dân đã quyết cộng với một lực lượng chính trị đối lập đủ mạnh, có chất lượng thì chắc chắn bất kể chế độ độc tài nào có sự tỉnh táo cũng buộc phải thay đổi. Ở Việt Nam hiện nay, lòng dân đã rõ, song nửa còn lại thì hầu như chưa có gì.

Và vì thế blgger này kết luận rằng tương lai thay đổi chính trị ở Việt Nam hãy còn xa.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

Bản Tin cuối ngày-19/11/2024

My Blog List