Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, December 22, 2016

Nông nghiệp công nghệ cao: Hái sao trên trời


Nông nghiệp công nghệ cao: Hái sao trên trời

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-12-21
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nâng niu hạt lúa.
Nâng niu hạt lúa.
AFP photo
Nông nghiệp công nghệ cao: Hái sao trên trời
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh

Việt Nam sẽ phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao với gói tín dụng từ 50 tới 60 nghìn tỷ đồng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu như vừa nêu tại Hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam tổ chức chiều 18/12/2016 tại TP.HCM.

Nhà nghèo chơi sang
Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nền nông nghiệp công nghệ cao được hiểu là một nền nông nghiệp được ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất. Điển hình như tự động hóa, cơ giới hóa, công nghệ thông tin IT, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, các giống vật nuôi, cây trồng mới có năng suất và chất lượng cao, phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ.

Những khái niệm như vừa nêu được cho là quá xa vời đối với những người không phải là chuyên viên, đặc biệt đối với nông dân trực tiếp làm nông nghiệp. Câu hỏi đặt ra là bằng cách nào một nền nông nghiệp còn trầy trật với cơ giới hóa và kỹ thuật sau thu hoạch yếu kém, cũng như chính sách ruộng đất chia nhỏ cho hàng chục triệu nông dân lại có thể đại nhảy vọt lên nền nông nghiệp công nghệ cao.

Giáo sư Võ Tòng Xuân, nhà nông học nổi tiếng hiện là Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ nhận định:
“Tôi không ủng hộ lắm về chủ trương này. Thứ nhất ngân sách không có tiền mà ‘ông cụ’ hứa như thế… 50-60 nghìn tỷ là con số quá lớn. Thứ hai nông nghiệp công nghệ bình thường hiện nay mình sử dụng chưa có hết, nông dân và doanh nghiệp chưa áp dụng hết. Sản phẩm bây giờ chất lượng rất xấu bởi vì mình chưa áp dụng kỹ thuật hiện tại mình có. Bây giờ tổ chức cho doanh nghiệp và nông dân kết hợp lại sử dụng những công nghệ hiện hữu của mình thì sẽ kinh tế hơn nhiều.”

Phải tổ chức lại sản xuất của các hợp tác xã, hộ cá thể, chứ để các hộ nhỏ li ti như hiện nay thì khó cạnh tranh trong kinh tế thị trường.

- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, Việt Nam có bệnh hình thức các tỉnh không chịu thua kém nhau, cho nên 63 tỉnh mà có hơn 100 đài truyền hình. Trong nông nghiệp, chỗ này chỗ kia tự hào có nông nghiệp công nghệ cao, thực chất là vài cái nhà kính, nhà màn (green house), rồi có phòng cấy mô tissue culture để nhân giống, cứ làm như thế gọi là công nghệ cao như cái mốt vậy thôi. Giáo sư Võ Tòng Xuân tiếp lời:
“Ví dụ bây giờ đâu có ai áp dụng GPS satellite để điều khiển máy cày dưới đất kéo bộ phận đi bón phân từng lô một cách chính xác, cái đó Việt Nam không có, mình chưa làm được vì đất quá manh mún. Bây giờ trong hướng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, vẫn nên làm theo hướng công nghệ bình thường đã có sẵn mà rẻ tiền hơn.”

Trong khi kế hoạch tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam được đề ra từ 2013 vẫn chưa thấy kết quả gì cụ thể. Thu nhập của nông dân vẫn ở hàng dưới cùng của xã hội. Việt Nam tuy xuất khẩu nhiều gạo nhưng kim ngạch mỗi năm 2 tới 3 tỷ USD cũng chưa đủ bù ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi như bắp, đậu nành cũng như phân bón hóa học cần thiết cho trồng trọt.

TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn nhận định về sự chậm trễ của chương trình tái cơ cấu nông nghiệp.
Bản thân tái cơ cấu nông nghiệp không thể đi một mình được mà nó phải đi với tái cơ cấu nền kinh tế, công nghiệp phải chuyển sang ủng hộ nông nghiệp, kinh tế đô thị cũng phải phối hợp với kinh tế nông thôn, còn không nó sẽ tách rời ra hai mảng và người dân xu hướng chung là họ sẽ di cư ra khỏi nông thôn đi về thành thị. Như thế không chỉ riêng nông thôn có khó khăn mà thành thị cũng tắc nghẽn, quá tải, không thể nào phát triển bền vững được.”

Chính sách mới về đất đai
Tại Hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam tổ chức chiều 18/12/2016 tại TP.HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không đề cập gì tới kế hoạch tái cơ cấu nông nghiệp đang dở dang không kết quả. Hoặc là ông muốn chuyển hướng tái cơ cấu nông nghiệp bằng hình thức phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Các thông tin liên quan đến vấn đề này chưa được thể hiện rõ ràng.
000_BN8JL-400.jpg
Một nông dân bên cạnh một ụ lúa vừa thu hoạch trên một cánh đồng ở ngoại ô Hà Nội vào ngày 09 tháng 6 năm 2016. AFP photo

Theo những gì báo điện tử Chính phủ và các báo dòng chính tường thuật, người đọc có thể liên tưởng tới một cuộc cách mạng nông nghiệp làn thứ hai ở Việt Nam sắp diễn ra. Nó có thể sửa chữa những mặt tiêu cực của cuộc cải cách chia nhỏ ruộng đất, được thực hiện ở miền Bắc trong thập niên 1950-1960. Do chính sách ruộng đất xã hội chủ nghĩa, Việt Nam hiện hữu 70 triệu thửa ruộng manh mún, bình quân một hộ nông dân canh tác ít hơn 0,7 ha.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xác định là cần sửa điều 193 Luật Đất Đai về điều kiện nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và Thông tư 23 của Bộ Tài nguyên Môi trường về đất đai để tạo điều kiện phát triển nông nghiệp. Theo tường thuật của báo chí, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói nguyên văn:“Phải tổ chức lại sản xuất của các hợp tác xã, hộ cá thể, chứ để các hộ nhỏ li ti như hiện nay thì khó cạnh tranh trong kinh tế thị trường.”

Cùng với gói tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ 50 tới 60 nghìn tỷ đồng, điểm mới mẻ về chủ trương liên quan đến đất đai được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bật mí. Theo đó chính phủ sẽ thí điểm thành lập ngân hàng về qũy đất và xem xét việc hình thành thị trường quyền sử dụng đất để nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng đất.
Tôi không ủng hộ lắm về chủ trương này. Thứ nhất ngân sách không có tiền mà ‘ông cụ’ hứa như thế… 50-60 nghìn tỷ là con số quá lớn.

- Giáo sư Võ Tòng Xuân
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu là Chính phủ quyết định một gói tín dụng lên tới 50 – 60 nghìn tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao với cơ chế vay thuận lợi, thông thoáng nhất, cùng với việc mở ra thị trường sử dụng đất, để có thể sản xuất nông nghiệp hiện đại, đa chức năng và cạnh tranh quốc tế.

Giới phản biện đặt vấn đề là không thấy Thủ tướng đề cập tới việc chuyển dịch lao động, bởi vì với sản xuất nông nghiệp tập trung qui mô lớn thì đã phát sinh dư thừa lao động nông nghiệp, chưa kể tới phát triển nông nghiệp công nghệ cao sẽ càng loại bỏ rất nhiều nhân công hơn nữa.
Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng, sẽ thực tế hơn và lợi ích kinh tế hơn nếu không phung phí tiền bạc vào nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm của nhà giàu. 

Thay vào đó đẩy mạnh sản xuất tập trung quy mô lớn theo kỹ thuật nông nghiệp hiện nay. Điều quan trọng theo lời nhà nông học dày kinh nghiệm là phát triển hình thức hợp tác xã kiểu mới có thể canh tác trên diện tích hàng ngàn ha, nông dân vẫn làm chủ ruộng đất của mình nhưng sản xuất đồng nhất với chi phí thấp nhất và theo nhu cầu thị trường.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Wednesday, December 21, 2016

Tại sao doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt rút vốn khỏi Việt Nam?

Tại sao doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt rút vốn khỏi Việt Nam? 


http://www.voatiengviet.com/a/3644097.html
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Ô nhiễm và suy thoái môi trường ở Việt Nam là hai vấn đề được nhiều doanh nghiệp nước ngoài nêu lên tại một Diễn Đàn Doanh Nghiệp gần đây. Họ cảnh báo hai vấn đề này sẽ tác động trực tiếp đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Theo 1 đoạn video của VTV 1 trên Youtube, đại diện của các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam đã nêu lên những quan tâm và lo lắng về mức độ ô nhiễm môi trường mà theo VTV1, là một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài rút vốn ra khỏi Việt Nam.
Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh khẳng định với VOA-Việt Ngữ rằng đang có 1 xu thế các doanh nghiệp nước ngoài rút lui khỏi thị trường tài chính Việt Nam:
"Theo đánh giá của một số chuyên gia thì 1 số quỹ đầu tư nước ngoài đã bán tháo khoảng 400 triệu đô la cổ phiếu của họ ở thị trường chứng khoán của Việt Nam. Nhìn chung việc rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài là một điểm đáng chú ý."
Theo tiến sỹ Doanh thì có 1 số nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Một trong các nguyên nhân là do Mỹ rút ra khỏi TPP và kỳ vọng của các nhà đầu tư sẽ không được thực hiện. Ngoài ra chuyên gia kinh tế này cho rằng tình hình nợ công và tài chính của Việt Nam đang làm giới đầu tư lo lắng.
Tại Diễn Đàn Doanh Nghiệp Việt Nam tổ chức hôm 5/12 tại Hà Nội, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài đều nhắc đến vấn đề ô nhiễm đáng báo động ở Việt Nam, và cho đó là lý do họ xét tới để quyết định liệu có tiếp tục kinh doanh đầu tư tại Việt Nam hay không. Ông Dominic Scriven, chủ tịch điều hành của Dragon Capital Group và là trưởng Nhóm Thị Trường Vốn, cho biết các lý do đưa đến quyết định rút ra khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam của nhà đầu tư lớn nhất của tập đoàn Dragon. Ông nói:
"Sự cố lớn tại miền Trung năm nay, những vấn đề liên quan đến sông Mekong, hạn hán, lũ lụt, biến đổi khí hậu, chưa kể những ảnh hưởng không tốt đối với uy tín quốc gia từ vai trò của Việt Nam trong việc buôn bán động vật hoang dã đều là những vấn đề mà thế giới đang chứng kiến. Rất tiếc phải thông báo rằng tuần vừa rồi nhà đầu tư lớn nhất của công ty Dragon chúng tôi đã loan báo quyết định rút ra khỏi thị trường Việt Nam vì lý do thiếu vắng những chính sách và hành động thuyết phục trong việc bảo vệ môi trường."
Ngoài thảm họa cá chết dọc theo bờ biển các tỉnh miền Trung sau đó được xác định là do nguồn xả thải chất nhiễm độc của nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh gây ra, các hệ thống sông hồ ở những thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng chứng kiến cảnh cá chết hàng loạt. Ngoài ô nhiễm nguồn nước, tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam cũng đã lên đến mức báo động. Theo đánh giá của một tổ chức nghiên cứu môi trường Thụy Điển, Việt Nam nằm trong số 10 nước có không khí ô nhiễm nghiêm trọng nhất thế giới. Đây đang là mối lo đối với những người nước ngoài muốn đến sinh sống và làm việc ở Việt Nam. Ông Kenneth Atkinson, chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam, nói tại diễn đàn doanh nghiệp trên VTV1:
"Mức độ ô nhiễm đang tăng cao một cách rõ rệt và ở mức báo động. Điều này sẽ có tác động tới những người muốn chuyển gia đình tới sinh sống ở Việt Nam, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân chính của vấn đề này nằm ở sự yếu kém trong quản lý và thực thi luật pháp, nhất là ở các khu công nghiệp."
Bà Virginia Foote, chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng nêu lên những quan tâm về vấn đề ô nhiễm môi trường tại Việt Nam. Bà nói “càng ngày càng thấy áp lực giữa phát triển kinh tế và môi trường” ở Việt Nam.
Tiến sỹ Đinh Đức Trường, phó trưởng khoa Môi Trường và Đô Thị của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân ở Hà Nội khẳng định có sự đánh đổi giữa phát triển kinh tế và môi trường ở Việt Nam. Một nghiên cứu gần đây của tiến sỹ Trường cho thấy các doanh nghiệp với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò lớn trong việc gây ra ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. Ông nói:
"Đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn là một cái cực, một cái trụ cột để tăng trưởng kinh tế và ở một góc độ nào đấy thì vẫn còn có một sự đánh đổi nhất định giữa kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Có lẽ khi chúng ta phát triển tốt hơn thì có lẽ là cái nhìn nhận sẽ tốt hơn."
Tiến sỹ Trường ước lượng thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra tương đương với 5% GDP của Việt Nam hằng năm và cảnh báo Việt Nam sẽ qua mặt Trung Quốc về mức độ ô nhiễm nếu không có biện pháp đúng đắn để giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, cũng theo tiến sĩ Trường, Việt Nam có thể kiểm soát mức độ ô nhiễm bằng cách cải thiện hệ thống thể chế luật pháp và sự tham gia của người dân.

Avast logo
This email has been checked for viruses by Avast antivirus software.
www.avast.com

__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 

Monday, December 19, 2016

Tăng trưởng bằng con đường vay mượn thì bao giờ mới lớn?



Tăng trưởng bằng con đường vay mượn thì bao giờ mới lớn?

18/12/2016  06:30 GMT+7
 Với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng ở mức hai con số những năm qua, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có mức tăng trưởng khá, thế nhưng, giá trị thực chúng ta nhận được từ những con số này lại rất ít ỏi.
Dành quá nhiều ưu đãi thu hút các dự án FDI nhưng lại chưa có chính sách hợp lý phát triển những ngành kinh tế quan trọng trong nước, Việt Nam ngày càng lún sâu vào “bẫy” gia công giá trị thấp. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích nhận được từ xuất khẩu mà còn làm trì trệ sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ, vốn là “xương sống” để phát triển các ngành kinh tế khác.

Chúng ta nhận được bao nhiêu từ kim ngạch xuất khẩu tỉ đô?
Trong các lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của nền kinh tế vài năm trở lại đây, có thể dễ dàng nhận ra phần lớn trong số đó đều là các ngành sản xuất mà Việt Nam chỉ giữ vai trò gia công, lắp ráp, điển hình như: sản xuất điện thoại, máy tính, dệt may, da giày… Đáng chú ý, dù là ngành nào, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đều phát triển áp đảo. 

Ngoài các ngành ứng dụng công nghệ cao như sản xuất điện thoại, máy tính, máy ảnh… mà khối này gần như nắm độc quyền, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực vốn là thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ… kim ngạch xuất khẩu của khối này cũng chiếm từ 60% – 70%.

Theo số liệu thống kê ngày 14-9-2016 của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong tám tháng năm 2016 đạt hơn 223,55 tỉ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, xuất khẩu đạt 113,21 tỉ USD và nhập khẩu là 110,34 tỉ USD.

Trong số này, kim ngạch của khối doanh nghiệp FDI chiếm hơn 64% với
xuất khẩu đạt 78,97 tỉ USD và
nhập khẩu là 64,97 tỉ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa của khối này trong tám tháng thặng dư hơn 14 tỉ USD.
Tăng trưởng bằng con đường vay mượn thì bao giờ mới lớn?
Trong khi đó, kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn với 79,61 tỉ USD;
xuất khẩu đạt 34,24 tỉ USD và nhập khẩu 45,37 tỉ USD,
cán cân thương mại thâm hụt đến 11,13 tỉ USD.

Có thể thấy, khối FDI đang phát triển áp đảo và đạt hiệu quả kinh tế, trong khi khu vực trong nước bị tụt lại và phát triển mờ nhạt. Theo thống kê những năm qua, khối FDI luôn chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, khoảng 65% kim ngạch xuất khẩu ngành da giày và hơn 50% ngành sản xuất đồ gỗ.

Thực trạng nhập siêu của Việt Nam cũng phản ánh giá trị thặng dư ít ỏi doanh nghiệp nội nhận được từ những con số xuất khẩu tỉ đô. Chọn hình thức gia công giá rẻ, nguồn nguyên liệu, máy móc phụ thuộc vào việc nhập khẩu, doanh nghiệp Việt đang chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. 

Trong ngành dệt may, theo một đại diện của Hiệp hội dệt may Việt Nam, chi phí nguyên phụ liệu để sản xuất nên một sản phẩm thường chiếm từ 65 – 70%, 30 – 35% còn lại dành cho sản xuất, đóng gói thành phẩm, tiếp thị, bán hàng. Vì thế, trong chuỗi giá trị của ngành này, giá trị gia tăng gia công mang lại cho doanh nghiệp trong nước chưa đến 10%. Đặc biệt, những năm gần đây, khi giá xuất khẩu gần như không tăng nhưng hàng loạt chi phí đầu vào đều tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp trong nước ngày càng teo tóp.

Muốn có thêm giá trị gia tăng, các doanh nghiệp dệt may phải chuyển từ gia công như hiện nay sang FOB (tự chủ về nguyên liệu), trước khi phát triển lên các bậc cao hơn trong chuỗi giá trị như ODM (tự thiết kế, sản xuất) và thậm chí là OBM (làm tất cả các khâu sản xuất ra thành phẩm và tự phân phối). Thế nhưng, chỉ việc chuyển đổi sang FOB cũng không đơn giản, bởi khách hàng ngành da giày, dệt may đều mang tính chất toàn cầu và đã nằm trong chuỗi liên kết từ khâu thiết kế, nguyên phụ liệu đến xuất khẩu. Doanh nghiệp làm gia công muốn xen vào chuỗi này không dễ và thường phải mua nguyên liệu theo sự chỉ định của khách hàng.

Ở chiều ngược lại, theo ông Nguyễn Hồng Giang, Phó chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp dệt may trong nước đủ quy mô và khả năng liên kết chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu để đáp ứng các đơn hàng lớn từ nước ngoài gần như chỉ đếm trên đầu ngón tay, thế nên việc khách hàng ngoại tin tưởng và thay thế doanh nghiệp Việt trong chuỗi liên kết của họ cũng cần phải mất một thời gian nữa. 
Bên cạnh đó, Việt Nam hiện chỉ mới đáp ứng được chưa tới 1% nhu cầu về bông, 30% nhu cầu xơ, dưới 20% nhu cầu về vải; hơn 70% nguyên phụ liệu hầu hết phải nhập khẩu; đến 85% doanh nghiệp dệt may nội địa làm gia công hầu hết là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng vực dậy nền công nghiệp hỗ trợ để tăng tỷ lệ nội địa hóa và hưởng thuế suất ưu đãi từ TPP là rất khó.

Nhiều chuyên gia nhận định, dệt may sẽ là ngành hưởng lợi nhiều nhất khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, thế nhưng nhiều doanh nghiệp trong nước đang đi thụt lùi vì sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà đầu tư nước ngoài. Gần đây, để chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua hưởng lợi từ TPP, làn sóng đầu tư FDI vào dệt may ngày càng gia tăng. Trong hai năm 2014 và 2015, các doanh nghiệp dệt may, kéo sợi từ Hàn Quốc, Đài Loan đã bắt đầu đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam với quy mô từ vài trăm triệu đến gần 2 tỉ USD để sản xuất nguyên liệu nhằm tận dụng ưu đãi thuế “từ sợi trở đi” mà TPP mang lại.

Từ đầu năm 2016 đến nay, dù làn sóng này có dấu hiệu chững lại nhưng các chuyên gia dự báo, xu thế này sẽ còn gia tăng sau khi kết thúc cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Trong khi đó, với tình trạng “nút thắt cổ chai” ở khâu dệt nhuộm của ngành dệt may, sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào máy móc, nguyên phụ liệu nhập khẩu ở các ngành điện tử, da giày… và thực trạng công nghiệp hỗ trợ “giậm chân tại chỗ” nhiều năm nay, các doanh nghiệp nội muốn có sự chủ động về nguồn nguyên phụ liệu, tạo thêm nhiều giá trị thặng dư cho nền kinh tế cũng sẽ khó thực hiện trong thời gian ngắn.

Hệ lụy từ kinh tế gia công
Không thể phủ nhận, sự cởi mở trong việc thu hút đầu tư FDI mang lại cho kinh tế Việt Nam một số lợi thế nhất định, đó là tạo công ăn việc làm quy mô lớn cho người lao động, dịch chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và sản xuất, đồng thời tăng mức đóng thuế cho ngân sách nhà nước, thế nhưng đi kèm với nó là những hệ lụy không hề nhỏ. Trước hết, lợi ích thực mà nền kinh tế Việt Nam nhận được đang ngày càng nhỏ dần đi do tình trạng gia công hóa nền kinh tế.

Theo các số liệu, tỷ lệ giá trị gia tăng so với giá trị sản xuất của nhóm ngành công nghiệp đã sụt giảm khá mạnh. Cụ thể, tỷ lệ này giảm từ 34,7% trong năm 2000 xuống còn 21,7% trong năm 2013. Điều này cho thấy, phần giá trị gia tăng của nhóm ngành công nghiệp mà nền kinh tế nhận được đang ngày càng nhỏ đi so với giai đoạn trước, nghĩa là, dù Việt Nam sản xuất nhiều hơn, xuất khẩu nhiều hơn và đạt tổng giá trị kim ngạch lớn hơn, nhưng phần mà Việt Nam nhận được ngày càng ít đi.

Đó là hậu quả khi nền kinh tế ngày càng tiến xa hơn trên con đường gia công hóa, tăng trưởng bằng cách sản xuất và xuất khẩu “giùm” các doanh nghiệp nước ngoài. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều ngành kinh tế trong nước bị thui chột nặng nề, điển hình là ngành công nghiệp hỗ trợ, một lĩnh vực được kỳ vọng sẽ phát triển nhanh sau khi làn sóng đầu tư FDI đổ vào nền kinh tế Việt Nam thông qua chuyển giao công nghệ và cung ứng linh kiện cho các dự án này.

Theo quy hoạch, đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 1.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, tại diễn đàn Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua cơ hội và lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới bên lề Triển lãm Thiết bị, Công nghệ và Công nghiệp hỗ trợ cho ngành Chế tạo Điện tử (NEPCON Việt Nam 2016) diễn ra vào tháng 8 vừa qua, những con số thống kê cho thấy mục tiêu này là quá xa vời.
Cả nước hiện có 1.303 doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng (trong đó linh kiện phụ tùng kim loại 556), thế nhưng phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trình độ kỹ thuật còn thấp; tỷ lệ sử dụng linh kiện trong nước của các nhà lắp ráp tại Việt Nam đối với công nghiệp công nghệ cao chỉ có 10%, sản xuất thiết bị ôtô 15 – 40%, tình trạng nhập siêu chiếm tỷ lệ lớn. Nếu tình trạng này tiếp diễn, doanh nghiệp trong nước dù đông cũng khó có những sản phẩm công nghiệp, cơ khí công nghệ cao đáp ứng thị trường trong nước, chưa nói đến việc tham gia thị trường thế giới.

Việc thu hút FDI, nếu tiếp tục một cách dễ dãi và dựa vào nguồn lao động giá rẻ, chẳng những không mang thêm giá trị gia tăng cho nền kinh tế mà còn thu hút công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Theo thống kê, 90 – 95% tổng số các dự án đầu tư FDI vào nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua là các dự án có công nghệ trung bình và công nghệ cũ, và chỉ có 5% là các dự án công nghệ cao.

Không có sản phẩm công nghiệp, sản phẩm công nghệ cao để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, tình trạng gia công của nền kinh tế Việt Nam sẽ còn tiếp diễn và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt đối với khối ngoại.
Đứng trước những cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập, Việt Nam phải xây dựng được những thương hiệu sản xuất có tầm cỡ quốc tế, đủ tiềm lực đảm nhận từ khâu thiết kế đến nguyên phụ liệu và bán thành phẩm thì mới có thể nâng cao giá trị sản xuất, tăng sức cạnh tranh, tạo thế đứng vững chắc trên thị trường. 

Sự khiếm khuyết của các chính sách và bước tiến chậm chạp của ngành công nghiệp trong nước là một lỗ hổng lớn cần phải bù đắp. Chúng ta có thể rút ngắn khoảng cách với các nước, biến công nghiệp Việt Nam từ phụ thuộc trở thành độc lập và tạo lực đẩy cho các ngành kinh tế hay không, câu trả lời ở những chính sách đúng đắn và nỗ lực từ hôm nay.
Theo Quốc Khánh/DNSGCT

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Sunday, December 18, 2016

NÓI THẬT KHÔNG SỢ MẤT LÒNG


Đất nước của Nguyễn Phú Trọng!



NÓI THẬT KHÔNG SỢ MẤT LÒNG (Kỳ 20)

Câu chuyện thứ 20: Những phát ngôn “để đời” của Tổng bí thư (và các đồng chí của ông) đã nói lên điều gì về nhân cách của giới lãnh đạo?

Mạnh Trí (tổng hợp*)

Ai cũng đều biết Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm tâm lý đã ổn định, bền vững của cá nhân, tạo nên phẩm giá của cá nhân đó đối với xã hội. Theo các nhà nghiên cứu giáo dục, Nhân cách luôn bao gồm hai thành tố chính gắn kết với nhau là Đức (Đạo đức) và Tài (Trí tuệ, hay rộng hơn là Năng lực). Còn về quy luật phát triển của nhân cách thì điều đáng lưu ý là: cái Đức chi phối cái Tài, theo cả hai hướng, hoặc thúc đẩy Tài phát triển, thăng hoa để giúp ích cho đời, hoặc làm cho Tài lụi tàn đi, sai hướng đi và trở thành vật cản, biến thành công cụ phá hoại, gây hại cho cộng đồng. (Cách hiểu này có khác với cách hiểu của một số ít người hiện nay là coi Nhân cách đồng nhất với Đạo đức). 

Nhân cách là hành trang tất yếu của mỗi người trong suốt cả cuộc đời, nó là công cụ để mỗi người có thể lập thân lập nghiệp và cống hiến cho xã hội. Do vậy mà càng có vị thế quan trọng trong xã hội thì nhân cách càng phải hoàn thiện, chuẩn mực, vì phẩm cấp của nhân cách trong những vị trí này có quan hệ trực tiếp đến sự phát triển của xã hội, của cộng đồng. Và bởi thế sự quan tâm của người dân đối với nhân cách của giới chức lãnh đạo luôn là điều tất yếu, mãi là chuyện bình thường. 

Sự quan tâm này của dân luôn sát sao, nghiêm túc, cụ thể, nên có thể làm cho nhiều vị cảm thấy khó chịu, và có thể nghĩ xấu oan cho sự quan tâm đó! Nhân cách thường được biểu hiện qua cả lời nói và hành động (chủ yếu là qua hành động), nên phải soi xét vào cả hai biểu hiện này thì mới có thể đánh giá đầy đủ được nhân cách của một cá nhân nào đó. Nhưng trong thực tế có thể chỉ riêng lời nói đã phản ánh được khá rõ về nhân cách của một con người rồi, nhất là những phát ngôn đó xuất hiện trong những tình huống quan trọng và hoàn toàn nghiêm cẩn, như với các chính trị gia, các quan chức cầm quyền.

Tổng bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng của ta đã có rất nhiều phát ngôn quan trọng trong hoạt động chính trị của mình. Nhìn chung các phát ngôn đó đều chứa đựng các nội dung sách vở (lý luận Mác Lênin, nghị quyết của Đảng), nên chi sự đúng sai đều chưa nên vội quy hoàn toàn cho ông. 

Nhưng ông cũng đã có những phát ngôn tự phát, ngẫu hứng, xuất phát từ nhân cách đích thực của mình, mà từ đó người nghe có thể chẩn đoán được bản lĩnh thật của ông. Trong đó có những phát ngôn được xuất hiện trong các bối cảnh đặc biệt của tình hình đất nước. Chẳng hạn phát ngôn gần đây nhất của ông là trong sự kiện TBT tham dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). 

Ở đây, ông đã nêu trước dân một câu hỏi, nhưng lại cũng là ngầm trả lời có tính khẳng định của người hỏi, rằng “Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?“. Đương nhiên là để lý giải cho dụng ý của mình muốn nói về những thành tựu đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, ông đã nêu lên những đổi thay được ông gọi là cơ bản và lớn lao của địa phương và đất nước trong tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hội… Dù ngay trước đó dân cũng có nghe ông đã nêu cái ý tự phê là tuy có chuyện này, chuyện kia, như tệ nạn tham nhũng, như sự thoái hóa, “tự diễn biến” của một bộ phận cán bộ, đảng viên… Và cũng đương nhiên là dân chỉ biết nghe, buộc phải nghe, chứ không được đối thoại thẳng thắn trở lại với diễn giả. 

Chắc là TBT cứ tưởng như mọi người nghe đều bị ông thuyết phục! Nhưng sự thật lại không phải vậy, rất nhiều người dân từ người được nghe trực tiếp đến người nghe qua đài hay xem báo, đều chưa chấp nhận đó là chân lý! Và từ đấy tất yếu người dân đã phải thận trọng nhìn nhận lại nhân cách đích thực của TBT!

Dân cho là ông đang nhầm lẫn, thậm chí là lú lẫn, trong tư duy. Phát ngôn đó của ông không phải là sản phẩm thật sự của trí tuệ, đúng nghĩa, và càng không phải là biểu hiện của một tư duy nghiêm chỉnh ở phẩm cấp cao của một người được mang danh là đại trí thức của Đảng và của đất nước (Giáo sư, Tiến sỹ kia mà).

 Ông được đàn em coi là bậc “trưởng lão” trong lĩnh vực khoa học Mác xít của Việt Nam, ông chuyên nghiên cứu, viết bài và rao giảng về chính trị học, triết học… Vậy thì hôm đó tư duy khoa học của ông để đâu, ông quên quá nhiều thứ về tri thức và phương pháp luận Mác xít, kể cả cái phép biện chứng duy vật mà ông rất tâm đắc, rất thông thạo và thường hay vận dụng? Sao ông không có cái nhìn toàn cục mà chỉ thấy bộ phận, sao ông không nhìn đúng bản chất mà chỉ nêu hiện tượng, sao ông chỉ thấy hình thức bên ngoài mà không nhìn rõ nội dung bên trong…? 

Nền kinh tế có thật sự tăng trưởng bền vững, đời sống người dân lao động có thật sự được nâng lên? Đâu phải chỉ nhìn vào các khu đô thị, các biệt thự hoành tráng, các đường cao tốc uốn lượn ngoằn ngoèo, các khu công nghiệp, khu chế xuất rộng thênh thang, bộn bề, ngổn ngang khắp nơi, bởi những thứ đó và nhiều thứ công trình ngàn tỷ khác nữa đâu có phục vụ cho “cơm, áo, gạo, tiền” của người dân lao động, đâu có còn là tài sản của dân, của quốc gia nữa! Sao ông không nhớ đến một núi nợ công, nợ xấu khổng lồ đã đè nặng lên lưng người dân đang sống và các thế hệ con cháu nối tiếp? 

Sao ông không băn khoăn về chuyện chính phủ toàn vác rá đi vay thiên hạ với danh nghĩa là để đầu tư cho phát triển kinh tế – xã hội, nhưng thực chất trong đó thì phần chủ yếu và trước hết lại là để trả nợ cũ và cấp lương cho hơn 11 triệu người ăn lương, và một phần rất đáng kể là chui vào túi tham nhũng?! (Gần đây nhất, trong năm 2016, mới vào đầu nhiệm kỳ mà chính phủ đã phải vay đến hơn 17 tỷ USD rồi!). Sao ông không “vi hành” đến những nơi cần đến hơn, để thấy tận mắt và nói lên sự chia sẻ thật lòng của bề trên “luôn gắn bó máu thịt với dân”, trước sự đói nghèo, bần cùng của hàng triệu gia đình nông dân, công nhân, đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa… mà đời sống rất ít được thay đổi so với 70 năm trước đây? 

Sao ông không chịu thực sự sâu sát hai hoạt động cơ bản gắn liền với đời sống người dân và sự phát triển đất nước là Giáo dục và Y tế? Ở đó đang đầy rẫy khó khăn và cũng quá thừa tai tiếng, mà trước đây đã từng được coi là “những bông hoa đẹp trong vườn hoa XHCN”, đã từng là niềm tự hào của dân miền Bắc Việt Nam, mà nay đã và đang trở nên lạc hậu, tồi tệ, xuống cấp thảm hại, nhất là với Giáo dục là nơi sản sinh ra nguồn nhân lực, sản sinh ra khoa học và công nghệ cho đất nước phát triển… Sao ông không thấy xót xa và xấu hổ trước sự băng hoại khủng khiếp và không thể kìm ngăn được của đạo đức xã hội, mà chính đảng viên của ông là những kẻ đầu têu, châm ngòi cho sự hư hỏng đó? 

Sao ông không chịu nhìn ra cái quốc nạn tham nhũng và cái sự hư hỏng toàn diện của Đảng CSVN do ông đang là TBT, chính là nguyên nhân cơ bản và trực tiếp sẽ dẫn đến sự tan rã của Đảng cầm quyền cùng với sự sụp đổ của thể chế hiện nay mà ông vẫn tưởng đang nắm chắc bằng bạo lực? Ông có nhìn rõ một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hư hỏng đã được nêu ra từ NQTW4 khóa trước, thì bây giờ đã tăng lên hơn gấp đôi rồi không? 

Ông có thấy ngượng và “há miệng mắc quai” khi nói về sự tha hóa đã cũ này của Đảng ông trong Nghị quyết TW4 khóa mới, với thực tế là hầu hết cán bộ chủ chốt các cấp của Đảng, kể từ cấp cao nhất, thì “tay đã nhúng chàm” rồi không? Những cái đó, và vô vàn những cái khác nữa, xấu xa, rách nát, bệ rạc, phi nhân văn, phản văn hóa, lạc hậu… đáng gọi là thành tựu to lớn của Đổi mới hay gọi là cái gì, thưa ông? Những cái đó đang thực sự làm khổ dân, làm nghèo đất nước, làm cho Việt Nam vẫn nghèo, lại thêm cái tội ngu và hèn nữa, và ngày càng bị thế giới coi thường! Thế mà ông lại cố tình không nhìn đúng vào thực trạng đất nước. Ông không coi thực tiễn là tiêu chuẩn cao nhất của chân lý, như ông vẫn rao giảng nữa sao? 

Ông có thấy được cái màu xám xịt của thực trạng đất nước không? Ông đang sống trong lòng thực tiễn đất nước Việt Nam hay đang bay lơ lửng trên mây, hay đang khép mình mơ màng trong phòng kín sang trọng và tiện nghi của Văn phòng TW?

Nếu ông còn tỉnh táo thì chắc chắn cũng đã thấy đó là những yếu kém, khuyết tật, thất bại của đường lối Đổi mới bảo thủ và sai lầm của các ông, và đã công khai thừa nhận và thật lòng thay đổi, sửa chữa? Nhưng ông và các đồng chí của ông vẫn tiếp tục bảo thủ và cố tình ngụy biện! Vậy thì thành tựu đích thực của Đổi mới mà các ông đưa lại có gì đáng nói ra nào, hãy kể hết ra để có thể khỏa lấp được, áp đảo được, xoa dịu được, giảm nhẹ được những tội lỗi, những sai lầm, mà những ví dụ nêu ở trên mới chỉ là một số rất ít? 

Ông lấy những hình ảnh ảo do ông tưởng tượng ra và gọi là thành tựu to lớn để lấp liếm, để xí xóa những yếu kém, thối nát, sai lầm…, rồi từ đó ông dám nói trước dân rằng “…Dù rằng có chuyện nọ, chuyện kia, … nhưng Nhìn tổng quát, đất nước có bao giờ được thế này không?”. Trong khi hầu như toàn dân (và bạn bè am hiểu Việt Nam) thì đều đánh giá nghiêm túc là Chưa bao giờ đất nước lại rối bét, thối nát, tha hóa, tồi tệ, suy yếu… như hiện nay! Đúng là ông đã “nói lấy được”, rất trơ trẽn và lố bịch, thưa ông TBT!

Lại nữa, ông là người có trình độ học vấn cao vào bậc nhất nước, vừa có vốn tri thức sâu và rộng, lại vừa có phương pháp tiếp cận vấn đề rất khoa học, như các ông vẫn tự nhận, thế mà sao ông lại tự bưng tai, bịt mắt mình lại để chỉ đưa ra những hiểu biết méo mó, sai lầm rất tai hại, rồi lại truyền tải cái sai lầm đó cho người dân? Thay vì phải luôn đối chiếu với đòi hỏi của thực tiễn, so sánh với bạn bè năm châu để hiểu được mình đang ở đâu và biết được mình phải làm gì, thì ông lại mang đến cho người dân cái tư duy thiển cận và niềm tự hào miễn cưỡng, không có cơ sở lý luận và thực tiễn, khi ông chỉ làm phép so sánh cơ học với làng quê ngày xưa

Cái sự thay đổi bộ mặt đời sống xã hội, ngay cả ở các làng quê, so với thời phong kiến lạc hậu xa xưa, thật ra đâu có phải là do công lao của Đảng CSVN mang đến, mà đó là điều tất yếu phải đến đối với mọi địa bàn dân cư trên khắp trái đất này, do ảnh hưởng lan truyền từ các cuộc cách mạng khoa học và sự giao lưu. Ở đâu mà chả có những thay đổi đó, đương nhiên còn hạn chế, đều là do sự tự vận động của người dân trong sản xuất và đời sống. 

Những chuyện thay đổi mà ông nêu ra tại cuộc họp ở Phật Tích chỉ là dạng thay đổi tự nhiên và tất yếu nói trên mà thôi! Có lẽ chỉ trừ rất ít bộ tộc người thiểu số còn sống lạc hậu trong các vùng xa xôi hẻo lánh, tách biệt với cộng đồng thế giới bên ngoài, là không có thay đổi mà thôi. Còn người dân Việt chúng ta nay lại cần những thay đổi căn bản và to lớn hơn nhiều, những thay đổi thật sự của đời sống xã hội, những thay đổi có tính cách mạng để đáng gọi là đổi đời, và dân muốn ông nói về những thay đổi đó, nhưng đâu có thấy?

Như thế là về mặt Trí tuệ của ông đang có biểu hiện xuống cấp nghiêm trọng, không xứng đáng ở tầm cao trí tuệ của vị trí lãnh đạo đất nước. Cái trình độ trí tuệ ấy của ông đã bị dân coi là Hỏng rồi đấy, dân xếp loại trí tuệ của ông là Lú lẫn, nó đang cản trở công việc lãnh đạo, điều hành đất nước mà ông cầm nắm, nó đã ở mức độ cực kỳ nguy hiểm!

Dân rất ngạc nhiên và rất lo lắng về cái sự non kém về trình độ trí tuệ của ông. Họ thấy lạ sao trình độ Giáo sư, Tiến sỹ mà chỉ có vậy, thế thì các đồng chí của ông ở trình độ thấp hơn sẽ yếu kém đến đâu nữa. Dân thấy lo vì chính những người này lại nắm giữ việc hoạch định chính sách, lại điều hành, quản lý đất nước, từ cấp vĩ mô trở xuống. Hóa ra là những sai lầm, thất bại của các ông trong việc cầm quyền lâu nay đều sinh ra từ cái lỗ hổng này đây, cái trình độ GS, TS mà giới quan chức các ông đang dán trước ngực hóa ra chỉ là giấy, là ma, rất không thực chất! Buồn cho xứ Việt ta là đã có quá nhiều cái thứ hư danh đó, chả biết để làm gì cho sự phát triển đất nước?!

Ở một góc độ khác, nhiều người dân lại ngạc nhiên trước sự thay đổi bất thường về chất lượng trí tuệ vốn có của ông, họ hỏi nhau: sao ông mau Lú như thế? Nhưng ngay sau đó, những người dân này đã tự trả lời được: Đó là do cái Đức của ông đã bị tha hóa nặng nề, nên cái Đức xấu ấy đã quay lại chi phối, lũng đoạn cái Trí tuệ vốn giỏi giang của ông rồi! Chính cái lòng dạ đã trở nên xấu xa của ông đã tạo ra động cơ đen để thúc đẩy ông phát ngôn tầm bậy trước dân như vậy. 

Thực chất của phát ngôn quá sai ấy là một sự lừa dối người dân Phật Tích và rộng ra là nhân dân cả nước! Thản nhiên bóp méo sự thật, vô tư phủ nhận sự thật, hòng lừa gạt nhân dân để giữ nguyên được quyền lực cai trị dân, bảo vệ lợi ích nhóm, tiếp tục đè đầu cưỡi cổ nhân dân nghèo khổ và thấp cổ bé miệng! Dân gọi ông là một kẻ Lừa dối, hoàn toàn chính xác, không hề oan! Lừa dối vì ông đã bưng bít Sự Thật xấu xa, yếu kém, đã bóp méo Sự Thật, ngụy tạo Sự Thật, biến xấu thành tốt, biến không thành có! Thế là vì lợi ích riêng tư mà ông đã chịu đóng vai người ít học, dốt, lú, và trở thành kẻ Lừa dối đẳng cấp cao! Tội chính của ông là tội Lừa Dối

Cùng một “mô típ” nhân cách ấy, các đồng chí của ông đều cùng một giuộc như ông trong phát ngôn và hành động! Rất nhiều người lộng ngôn và bốc phét, và càng nhiều người chỉ nói chứ không làm vì nước vì dân! Thế là dân Việt hết chỗ để mà tin cậy, để mà kỳ vọng! Thật là khốn nạn cho dân Việt ta, vì ngay trong thế giới văn minh, hiện đại ngày nay của thế kỷ 21 mà vẫn còn bị đói nghèo, lạc hậu, vẫn còn bị áp bức, lừa bịp, mất tự do!…

Xâu chuỗi lại, chỉ từ sau Đại hội Đảng CSVN khóa XII đến nay, riêng TBT đã có đến nửa tá phát ngôn “để đời” nhằm mê hoặc người dân và lừa dối công luận trong và ngoài nước. Này nhé, “Dân chủ đến thế là cùng“, Chống tham nhũng không khéo lại là “Ta đánh ta“, Phải luôn nhớ “Đánh chuột nhưng không được làm vỡ bình quý“, “Chống tham nhũng thì không có vùng cấm“, “Nhìn tổng quát, có bao giờ đất nước được thế này không?”, …”Phải chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ ngay trong nội bộ Đảng” (thực chất là chống lại quy luật phát triển tự nhiên của thế giới!), … và chắc còn nhiều nữa?! Những phát ngôn đó của ông đã xuất hiện trong bối cảnh thật sự gay cấn của tình hình đất nước và nội tình Đảng, nên chi đã phản ánh rất đúng bản chất nhân cách của ông. Và tất cả những phát ngôn “để đời” đó của TBT rất đáng ghi lại trong sử sách, trước hết là lịch sử Đảng CSVN! Nếu gộp cả những phát ngôn của tập thể các đồng chí của ông nữa thì chắc bài viết này không thể liệt kê hết!

Tất cả phát ngôn đó đều thể hiện những cái Tài đang đi xuống, và những cái Đức đang hư hỏng! Và cứ như cách hiểu về Nhân Cách đã nêu ở phần đầu, thì đúng là nhân cách của TBT đang trên đà tha hóa nghiêm trọng rồi! Với TBT, và các đồng chí của ông nữa, thì tất cả đều đang sở hữu những Nhân cách không hoàn thiện, đang rất có vấn đề, và gọi đúng tên là Tài hèn, Đức suy, luôn đối lập với Nhân cách chính danh, chuẩn mực của người dân Việt, kể từ quá khứ xa xưa cho đến thời văn minh, hiện đại! Thử hỏi ở tầm cao nhất của giới lãnh đạo đất nước mà nhân cách như thế thì dân được nhờ cái gì, đất nước sẽ đi về đâu?

Những phát ngôn tùy tiện, phi chân lý đó của TBT và các đồng chí của ông đã báo hiệu một sự suy thoái thật sự về Nhân cách Cộng sản, mà đã một thời (xưa kia) được coi là Thần tượng Việt Nam! Với sự xuống cấp ấy (cùng với thực trạng đất nước đang rối bét, ngổn ngang) thì uy tín của TBT, và các lãnh đạo chủ chốt các cấp của Đảng CSVN, đã và đang mất dần, nếu không muốn nói là đã thật sự sụp đổ, trong tâm tưởng người dân Việt. Dân bây giờ đã thấy ngán, rất ngán, khi nhìn thấy hình ảnh hoặc nghe phát biểu của ông (và các lãnh đạo chủ chốt của Đảng) trên truyền hình và phát thanh, ngán đến mức hễ nhìn thấy hoặc nghe thấy là tắt máy luôn tắp lự! Có lẽ chưa có đất nước nào khốn nạn như vậy? Liệu từ nay trở đi, dân ta có còn phải đón nghe những phát ngôn “để đời” như vậy của TBT và các lãnh đạo cấp cao nữa không nhỉ? Và liệu các thế hệ mai sau của người Việt có hiểu nổi các phát ngôn “để đời” đó không nhỉ?

Tháng 12 năm 2016
M.T.
* Tổng hợp từ nhiều luồng ý kiến của nhiều nhóm cư dân, chủ yếu là của những người cao tuổi, hưu trí và cựu chiến binh. Đặc biệt trong đó có khá nhiều đảng viên cao tuổi, có vị đã trên 50 năm tuổi Đảng.
Tác giả gửi BVN


Nó lú nó làm tổng bí thư, ta không lú thì ta ở... tù!
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg9r_ds0UtOkpXJWWw-a46VXvcLl6nctQ3pZvzJyRYyXtHA457u5QZDxj6mUmZ3soiCG_4nDRkrjLaf5eRaWQpZOeouCiH5Ktu3MZxBFlZuiAAka7xn1rEkwoNUSSUVqTDOKbvO21pZL64/s1600/Tro%25CC%25A3ng-Phu%25CC%2581c-VN-Campuchia-danlambao.jpg





__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List