Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Monday, December 19, 2016

Tăng trưởng bằng con đường vay mượn thì bao giờ mới lớn?



Tăng trưởng bằng con đường vay mượn thì bao giờ mới lớn?

18/12/2016  06:30 GMT+7
 Với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng ở mức hai con số những năm qua, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có mức tăng trưởng khá, thế nhưng, giá trị thực chúng ta nhận được từ những con số này lại rất ít ỏi.
Dành quá nhiều ưu đãi thu hút các dự án FDI nhưng lại chưa có chính sách hợp lý phát triển những ngành kinh tế quan trọng trong nước, Việt Nam ngày càng lún sâu vào “bẫy” gia công giá trị thấp. Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích nhận được từ xuất khẩu mà còn làm trì trệ sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ, vốn là “xương sống” để phát triển các ngành kinh tế khác.

Chúng ta nhận được bao nhiêu từ kim ngạch xuất khẩu tỉ đô?
Trong các lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của nền kinh tế vài năm trở lại đây, có thể dễ dàng nhận ra phần lớn trong số đó đều là các ngành sản xuất mà Việt Nam chỉ giữ vai trò gia công, lắp ráp, điển hình như: sản xuất điện thoại, máy tính, dệt may, da giày… Đáng chú ý, dù là ngành nào, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đều phát triển áp đảo. 

Ngoài các ngành ứng dụng công nghệ cao như sản xuất điện thoại, máy tính, máy ảnh… mà khối này gần như nắm độc quyền, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực vốn là thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ… kim ngạch xuất khẩu của khối này cũng chiếm từ 60% – 70%.

Theo số liệu thống kê ngày 14-9-2016 của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong tám tháng năm 2016 đạt hơn 223,55 tỉ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, xuất khẩu đạt 113,21 tỉ USD và nhập khẩu là 110,34 tỉ USD.

Trong số này, kim ngạch của khối doanh nghiệp FDI chiếm hơn 64% với
xuất khẩu đạt 78,97 tỉ USD và
nhập khẩu là 64,97 tỉ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa của khối này trong tám tháng thặng dư hơn 14 tỉ USD.
Tăng trưởng bằng con đường vay mượn thì bao giờ mới lớn?
Trong khi đó, kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn với 79,61 tỉ USD;
xuất khẩu đạt 34,24 tỉ USD và nhập khẩu 45,37 tỉ USD,
cán cân thương mại thâm hụt đến 11,13 tỉ USD.

Có thể thấy, khối FDI đang phát triển áp đảo và đạt hiệu quả kinh tế, trong khi khu vực trong nước bị tụt lại và phát triển mờ nhạt. Theo thống kê những năm qua, khối FDI luôn chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, khoảng 65% kim ngạch xuất khẩu ngành da giày và hơn 50% ngành sản xuất đồ gỗ.

Thực trạng nhập siêu của Việt Nam cũng phản ánh giá trị thặng dư ít ỏi doanh nghiệp nội nhận được từ những con số xuất khẩu tỉ đô. Chọn hình thức gia công giá rẻ, nguồn nguyên liệu, máy móc phụ thuộc vào việc nhập khẩu, doanh nghiệp Việt đang chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. 

Trong ngành dệt may, theo một đại diện của Hiệp hội dệt may Việt Nam, chi phí nguyên phụ liệu để sản xuất nên một sản phẩm thường chiếm từ 65 – 70%, 30 – 35% còn lại dành cho sản xuất, đóng gói thành phẩm, tiếp thị, bán hàng. Vì thế, trong chuỗi giá trị của ngành này, giá trị gia tăng gia công mang lại cho doanh nghiệp trong nước chưa đến 10%. Đặc biệt, những năm gần đây, khi giá xuất khẩu gần như không tăng nhưng hàng loạt chi phí đầu vào đều tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp trong nước ngày càng teo tóp.

Muốn có thêm giá trị gia tăng, các doanh nghiệp dệt may phải chuyển từ gia công như hiện nay sang FOB (tự chủ về nguyên liệu), trước khi phát triển lên các bậc cao hơn trong chuỗi giá trị như ODM (tự thiết kế, sản xuất) và thậm chí là OBM (làm tất cả các khâu sản xuất ra thành phẩm và tự phân phối). Thế nhưng, chỉ việc chuyển đổi sang FOB cũng không đơn giản, bởi khách hàng ngành da giày, dệt may đều mang tính chất toàn cầu và đã nằm trong chuỗi liên kết từ khâu thiết kế, nguyên phụ liệu đến xuất khẩu. Doanh nghiệp làm gia công muốn xen vào chuỗi này không dễ và thường phải mua nguyên liệu theo sự chỉ định của khách hàng.

Ở chiều ngược lại, theo ông Nguyễn Hồng Giang, Phó chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp dệt may trong nước đủ quy mô và khả năng liên kết chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu để đáp ứng các đơn hàng lớn từ nước ngoài gần như chỉ đếm trên đầu ngón tay, thế nên việc khách hàng ngoại tin tưởng và thay thế doanh nghiệp Việt trong chuỗi liên kết của họ cũng cần phải mất một thời gian nữa. 
Bên cạnh đó, Việt Nam hiện chỉ mới đáp ứng được chưa tới 1% nhu cầu về bông, 30% nhu cầu xơ, dưới 20% nhu cầu về vải; hơn 70% nguyên phụ liệu hầu hết phải nhập khẩu; đến 85% doanh nghiệp dệt may nội địa làm gia công hầu hết là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng vực dậy nền công nghiệp hỗ trợ để tăng tỷ lệ nội địa hóa và hưởng thuế suất ưu đãi từ TPP là rất khó.

Nhiều chuyên gia nhận định, dệt may sẽ là ngành hưởng lợi nhiều nhất khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, thế nhưng nhiều doanh nghiệp trong nước đang đi thụt lùi vì sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà đầu tư nước ngoài. Gần đây, để chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua hưởng lợi từ TPP, làn sóng đầu tư FDI vào dệt may ngày càng gia tăng. Trong hai năm 2014 và 2015, các doanh nghiệp dệt may, kéo sợi từ Hàn Quốc, Đài Loan đã bắt đầu đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam với quy mô từ vài trăm triệu đến gần 2 tỉ USD để sản xuất nguyên liệu nhằm tận dụng ưu đãi thuế “từ sợi trở đi” mà TPP mang lại.

Từ đầu năm 2016 đến nay, dù làn sóng này có dấu hiệu chững lại nhưng các chuyên gia dự báo, xu thế này sẽ còn gia tăng sau khi kết thúc cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Trong khi đó, với tình trạng “nút thắt cổ chai” ở khâu dệt nhuộm của ngành dệt may, sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào máy móc, nguyên phụ liệu nhập khẩu ở các ngành điện tử, da giày… và thực trạng công nghiệp hỗ trợ “giậm chân tại chỗ” nhiều năm nay, các doanh nghiệp nội muốn có sự chủ động về nguồn nguyên phụ liệu, tạo thêm nhiều giá trị thặng dư cho nền kinh tế cũng sẽ khó thực hiện trong thời gian ngắn.

Hệ lụy từ kinh tế gia công
Không thể phủ nhận, sự cởi mở trong việc thu hút đầu tư FDI mang lại cho kinh tế Việt Nam một số lợi thế nhất định, đó là tạo công ăn việc làm quy mô lớn cho người lao động, dịch chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và sản xuất, đồng thời tăng mức đóng thuế cho ngân sách nhà nước, thế nhưng đi kèm với nó là những hệ lụy không hề nhỏ. Trước hết, lợi ích thực mà nền kinh tế Việt Nam nhận được đang ngày càng nhỏ dần đi do tình trạng gia công hóa nền kinh tế.

Theo các số liệu, tỷ lệ giá trị gia tăng so với giá trị sản xuất của nhóm ngành công nghiệp đã sụt giảm khá mạnh. Cụ thể, tỷ lệ này giảm từ 34,7% trong năm 2000 xuống còn 21,7% trong năm 2013. Điều này cho thấy, phần giá trị gia tăng của nhóm ngành công nghiệp mà nền kinh tế nhận được đang ngày càng nhỏ đi so với giai đoạn trước, nghĩa là, dù Việt Nam sản xuất nhiều hơn, xuất khẩu nhiều hơn và đạt tổng giá trị kim ngạch lớn hơn, nhưng phần mà Việt Nam nhận được ngày càng ít đi.

Đó là hậu quả khi nền kinh tế ngày càng tiến xa hơn trên con đường gia công hóa, tăng trưởng bằng cách sản xuất và xuất khẩu “giùm” các doanh nghiệp nước ngoài. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều ngành kinh tế trong nước bị thui chột nặng nề, điển hình là ngành công nghiệp hỗ trợ, một lĩnh vực được kỳ vọng sẽ phát triển nhanh sau khi làn sóng đầu tư FDI đổ vào nền kinh tế Việt Nam thông qua chuyển giao công nghệ và cung ứng linh kiện cho các dự án này.

Theo quy hoạch, đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 1.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, tại diễn đàn Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua cơ hội và lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới bên lề Triển lãm Thiết bị, Công nghệ và Công nghiệp hỗ trợ cho ngành Chế tạo Điện tử (NEPCON Việt Nam 2016) diễn ra vào tháng 8 vừa qua, những con số thống kê cho thấy mục tiêu này là quá xa vời.
Cả nước hiện có 1.303 doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng (trong đó linh kiện phụ tùng kim loại 556), thế nhưng phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trình độ kỹ thuật còn thấp; tỷ lệ sử dụng linh kiện trong nước của các nhà lắp ráp tại Việt Nam đối với công nghiệp công nghệ cao chỉ có 10%, sản xuất thiết bị ôtô 15 – 40%, tình trạng nhập siêu chiếm tỷ lệ lớn. Nếu tình trạng này tiếp diễn, doanh nghiệp trong nước dù đông cũng khó có những sản phẩm công nghiệp, cơ khí công nghệ cao đáp ứng thị trường trong nước, chưa nói đến việc tham gia thị trường thế giới.

Việc thu hút FDI, nếu tiếp tục một cách dễ dãi và dựa vào nguồn lao động giá rẻ, chẳng những không mang thêm giá trị gia tăng cho nền kinh tế mà còn thu hút công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Theo thống kê, 90 – 95% tổng số các dự án đầu tư FDI vào nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua là các dự án có công nghệ trung bình và công nghệ cũ, và chỉ có 5% là các dự án công nghệ cao.

Không có sản phẩm công nghiệp, sản phẩm công nghệ cao để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, tình trạng gia công của nền kinh tế Việt Nam sẽ còn tiếp diễn và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt đối với khối ngoại.
Đứng trước những cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập, Việt Nam phải xây dựng được những thương hiệu sản xuất có tầm cỡ quốc tế, đủ tiềm lực đảm nhận từ khâu thiết kế đến nguyên phụ liệu và bán thành phẩm thì mới có thể nâng cao giá trị sản xuất, tăng sức cạnh tranh, tạo thế đứng vững chắc trên thị trường. 

Sự khiếm khuyết của các chính sách và bước tiến chậm chạp của ngành công nghiệp trong nước là một lỗ hổng lớn cần phải bù đắp. Chúng ta có thể rút ngắn khoảng cách với các nước, biến công nghiệp Việt Nam từ phụ thuộc trở thành độc lập và tạo lực đẩy cho các ngành kinh tế hay không, câu trả lời ở những chính sách đúng đắn và nỗ lực từ hôm nay.
Theo Quốc Khánh/DNSGCT

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List