Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, September 27, 2014

Dân thì nghèo thầy chùa " cán bộ VC" xài sang



Dân thì nghèo thầy chùa " cán bộ VC" xài sang




---------- Forwarded message ----------
From: Hien Do
Date: 2014-09-27 19:41 GMT-04:00
Subject: [DiendanDanToc] Tranh luận vì Sư thầy dùng Iphone6 và Vertu
To:

 

Dân thì nghèo thầy chùa " cán bộ " xài sang


BH

Tranh luận vì Sư thầy dùng Iphone6 và Vertu


(2Sao) - Sư thầy Thích Thanh Cường bỗng chốc nổi tiếng trong cộng đồng mạng bởi sự "chịu chơi" của mình.
Trong những ngày gần đây, cư dân mạng truyền tay nhau một clip khá đặc biệt, nội dung xuyên suốt clip là một sư thầy tự tay "bóc tem" và review về chiếc điện thoại Iphone 6 phiên bản 64GB đang gây bão trên toàn thế giới.

Vị sư thầy này khoe rằng đây là chiếc Iphone 6 đầu tiên được nhập về Hải Dương và tỏ ra vô vui sướng khi là một trong những người tại thành phố này sở hữu chiếc điện thoại cao cấp. Sư thầy cẩn thận tuyên bố ngày, giờ và tiến hành mở hộp Iphone 6. Sau khi bóc cẩn thận và cầm trên tay chiếc điện thoại này, sư thầy còn tự bật nguồn để kiểm tra máy và đưa ra đánh giá đầu tiên rằng :"Nguồn của Iphone 6 là ở bên cạnh này chứ không giống như ở Iphone 3, 4".

Sư thầy chú thích cho những bức ảnh của mình rằng :"Có 5 ngày mà Iphone 6 đã
về đến Hải Dương tại cửa hàng số 5 đường Hoàng Văn Thụ được tận tay
chạm vào và mang về mồng 1.9 âm có lộc."
Ngay lập tức, clip đã vấp phải sự phản ứng khá gay gắt từ phía cộng đồng mạng. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng :"Sư thầy làm gì mà lắm tiền vậy? Kể cả có tiền đi chăng nữa thì thầy cũng chạy theo thời đợi và sử dụng Iphone 6 cho kịp trào lưu sao? Chính phật tử đã làm hỏng người tu hành, còn tham đắm vật chất là chưa diệt dục thì tu chỉ là đầu trọc áo vải, hình tướng bên ngoài...". 

Sư thầy làm dậy sóng cư dân mạng vì chiếc Iphone 6 đầu tiên
được nhập về Hải Dương
Trong khi clip vẫn còn rất "nóng hổi" và cái tên Đại Đức Thích Thanh Cường (tên của Sư Thầy) vẫn đang là tâm điểm chú ý của báo chí và cư dân mạng thì mới đây, trên trang cá nhân Facebook của mình, sư thầy đã đang tải thêm những hình ảnh mới kèm thêm dòng chia sẻ còn chấn động hơn lần 1, sư thầy viết: "Từ hôm mồng 1/9 âm được nổi tiếng hôm nay có 1 đại gia bảo con biếu thày chiếc điện thoại vertu (vơ tu) trị giá trên 600 trăm triệu cho nó sứng tầm của thày".





Đến lúc này, những ý kiến tranh cãi trở nên nóng hơn bao giờ hết. Status của sư thầy được nhiều người chia sẻ và nhận được khá nhiều comment của cư dân mạng. Trong đó phần nhiều là những ý kiến chỉ trích sự "chịu chơi" của sư thầy, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến bảo vệ hành động của sư thầy là "không thể chỉ nhìn vào bề ngoài mà vội phán xét".

Theo tìm hiểu của PV thì Đại Đức Thích Thanh Cường tên thật là Phạm Ngọc Cường, sinh ngày 14/02/1973, quê quán tại huyện Tứ Kỳ - Hải Dương. Đại Đức Thích Thanh Cường hiện đang là ủy viên nghi lễ trung ương giáo hội, chánh văn phòng Phật giáo tỉnh Hải Dương, trưởng ban trị sự Phật giáo huyện Tứ Kỳ. Sư thầy thường xuyên sử dụng Facebook và hay chia sẻ những dòng suy nghĩ, những đạo lý nhà Phật và cả những hình ảnh của sư thầy ở mọi lúc mọi nơi.




Sư thầy Thích Thanh Cường chia sẻ ảnh chụp với ca sĩ Mỹ Linh và Đạo diễn Việt Tú.


Bức ảnh về bữa ăn "thanh đạm" của sư thầy cũng gây ra những
 tranh cãi trái chiều trên các diễn đàn mạng.
Đăng Hải

__._,_.___

Posted by: Paul Van

Nhà sư khoe siêu xe, điện thoại sang và… trai đẹp

PNO - “Con lạy thầy. Sư thầy sắm iPhone 6, Vertu, đi xe Maybach, thầy đỉnh nhất đạo rồi” là một trong nhiều bình luận trên trang Facebook của người được cho là đại đức Thích Thanh Cường.
    Cũng trong các bình luận trên trang Facebook trên, rất đông người bày tỏ phản ứng về cuộc sống xa hoa, sự khoe mẻ vật chất của vị “sư thầy” này.
    Khi gõ từ khóa Thích Thanh Cường trên Facebook, kết quả cho thấy vị sư này có một trang cá nhân (Thích Thanh Cường chùa Cương Xá) và 2 Fanpage (Đại đức Thích Thanh Cường - người của công chúng; Thích Thanh Cường – viên chức chính phủ).
    Trên các trang trên, ngoại trừ “Thích Thanh Cường – người của công chúng” là nơi truyền dạy Phật pháp, các trang còn lại thường chỉ được dùng post ảnh “tự sướng” của thầy với những cảnh xa hoa, lệch lạc: xe sang, điện thoại sang và… trai đẹp.
    Đặc biệt, gây bão mạnh nhất là việc thầy post một clip mô tả việc thầy tậu “con” iPhone 6 dung lượng 64 GB đầu tiên ở Hải Dương. Kế dó là việc thầy bỏ điện thoại iPhone 6 để sở hữu “con” Vertu có giá 600 triệu đồng. Thầy chia sẻ: “Từ hôm mồng 1/9 âm (ngày tậu iPhone 6 – PV) được nổi tiếng, hôm nay có 1 đại gia bảo con biếu thày chiếc điện thoại vertu (vơ tu) trị giá trên 600 triệu cho nó xứng tầm của thày".
    Trên Fanpage “Thích Thanh Cường – viên chức chính phủ”, hình nền của trang là hình sư thầy đứng cạnh chiếc xe hơi Maybach sang trọng; trên trang này là những cảnh thầy đứng cạnh các hotboy, người nổi tiếng.
    Ngay lập tức, những hình ảnh không mấy hay ho này đã bị cộng đồng mạng phản ứng.
    Trong các bình luận dưới các status của sư thầy, nhiều người bày tỏ ngao ngán về lối sống của bậc tu hành. Có người còn làm cả thơ chế nhạo.
    Nickname Binn Nguyễn viết: “Mô phật, thầy xin Phật như thế nào mà Phật cho thầy con MayBach hoành tráng vậy, thầy khấn cho chúng con hưởng chút ít với”.
    Nickname Son A Hy viết: “Thầy có khoe gì đâu/ Tại cái thằng bán máy/ Tính nó thích táy máy/ Quay chụp tự lúc nào/ Thầy không hay không biết. Nhưng thầy xin nói thiệt/ Thầy mua dùng iPhone/ Cũng là cho công việc/ Đi thỉnh kinh của thầy. (…) Bây giờ thời công nghệ/ Với định vị toàn cầu/ Ngài Phật tổ ở đâu/ Gõ goole là biết. (…) Đừng trách thầy con nhá/ Vì việc nước việc dân/ Cứu chúng khổ cơ bần/ Thầy mới dùng phôn sáu/ Xong việc thầy cho cháu/ Đừng trách thầy nhé cu".
    Không ít những cụm từ không hay được cư dân mạng “dành” cho sư thầy này: kẻ ăn bám xã hội, sư quốc doanh, con quái vật…
    NGỌC HỒ
    Đại Đức Thích Thanh Cường tên thật là Phạm Ngọc Cường, sinh ngày 14/02/1973, quê quán tại huyện Tứ Kỳ - Hải Dương. Đại Đức Thích Thanh Cường hiện đang trụ trì chùa Cương Xá, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, là Ủy viên nghi lễ trung ương giáo hội, Chánh văn phòng Phật giáo tỉnh Hải Dương, Trưởng ban trị sự Phật giáo huyện Tứ Kỳ.
    Sư thầy thường xuyên sử dụng Facebook và hay chia sẻ những dòng suy nghĩ, những đạo lý nhà Phật và cả những hình ảnh của sư thầy ở mọi lúc mọi nơi.
    (Theo Phật học & Đời sống)
    Ngày 27/9, trao đổi qua điện thoại, nhà sư Thích Thanh Cường (tên thật là Phạm Ngọc Cường), cho biết: “Nhiều người phản ứng vì đang hiểu nhầm nội dung của clip (clip “bóc tem iPhone 6 – PNO)”.
    Theo ông Cường, chủ cửa hàng điện thoại trong clip là người quen và là phật tử thường xuyên đến chùa cúng bái. Ngày 1/9 âm lịch, cửa hàng nhập lô máy điện thoại iPhone 6 về nên nhờ ông Cường ra xem máy lấy may.
    Về bức ảnh chụp cùng chiếc điện thoại Vertu gây “bão”, ông Cường giải thích: “Khi tôi đang xem điện thoại thì có một vị khách là chủ cửa hàng nội thất gần đấy cũng vào cửa hàng xem, đây cũng là người quen của tôi. Chiếc điện thoại vertu là của vị khách này.
    Lúc đó tôi có mượn máy của họ để chụp ảnh. Sau khi về thì tôi đăng clip và ảnh lên trang facebook của mình để chia sẻ với bạn bè và quảng cáo cho cửa hàng chứ giờ tôi vẫn chỉ dùng máy điện thoại Nokia thôi”.
    Theo ông Cường, vì là người vui tính nên hay chụp ảnh đăng lên Facebook chia sẻ cùng bạn bè. Ông Cường cũng cho rằng, cho dù nhà sư có dùng điện thoại iPhone 6 thật thì “cũng là chuyện bình thường”.
    Trao đổi quan điểm về vấn đề này, sư thầy Thích Thanh Vân, Phó trưởng ban thường trực Ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương, cho biết cũng mới biết thông tin về vụ việc qua báo điện tử. Do có nhiều việc bận nên Ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương chưa họp bàn tìm hiểu vụ việc.
    Nhà sư Thích Thanh Vân nói: “Theo đạo phật thì chuyện ăn-mặc-ngủ thì rất bình thường. Dù đời sống xã hội phát triển thế nhưng mình cũng cần làm như nào cho vừa phải để biết đủ thôi. Trong Phật giáo, biết đủ gọi là đi vào thế trung đạo thì không bị người đời phản ứng.
    Các vị tu hành thường xưng là bần đạo, nghĩa là nghèo về vật chất nhưng giàu về trí tuệ, đấy mới là người bậc trí. Tiền tài, vật chất của thế gian đối với nhà Phật chẳng có nghĩa lý gì cả. Nếu mình quan tâm đến vật chất thì sẽ không hay và để cho người đời hiểu khác đi”.
    (Theo Tuổi Trẻ Online)
    http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/chinh-tri/nha-su-khoe-sieu-xe-dien-thoai-sang-va-trai-dep/a128986.html

    Đặt quan tài trước nhà đòi lại tiền “chạy án”


    Đặt quan tài trước nhà đòi lại tiền “chạy án”

    Cà Phê Tối- Tường thuật phiên tòa xét xử Dân oan Dương Nội, ngày 19.09.2014


    Nhóm người mang quan tài đặt trước cổng nhà ông Hòa - Ảnh: C.P
    Cảnh Phúc (TTO) - Chiều 25-9, một nhóm người mang chiếc quan tài đặt trước cổng nhà ông Tôn Chí Hòa (khối 3, phường Cửa Nam, TP Vinh, Nghệ An) để đòi nợ số tiền chạy án.

    Khoảng 14g chiều 25-9, người dân sống gần nhà ông Hòa hốt hoảng khi thấy một nhóm người mang chiếc quan tài còn mới đặt ngay trước cổng nhà ông Hòa.

    Vụ việc gây náo loạn cả khu phố, nhiều người hiếu kỳ kéo đến xem chật con ngõ số 6 đường Đào Tấn. Nhóm người này còn đốt nhang trước cổng, liên tục yêu cầu người nhà ông Hòa trả lại số tiền mà họ nhờ chạy án trước đó.

    Nhận được tin báo, công an phường Cửa Nam lập tức đến hiện trường để ổn định tình hình an ninh trật tự.

    Bà Xoan - người đi đòi nợ cho biết, chồng bà tên Tâm phạm tội mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy.

    Trước ngày ông Tâm bị đưa ra xét xử, gia đình bà Xoan đưa cho con trai ông Hòa là Tôn Chí Dũng số tiền 800 triệu đồng vì ông Dũng hứa có thể chạy án giúp giảm nhẹ tội.

    Tuy nhiên, tại phiên xử ngày 14-9, ông Tâm vẫn bị tuyên án tù chung thân. Do đòi mãi không được nên nhóm người này mang quan tài đến trước nhà ông Hòa để đòi nợ.
    Công an phường Cửa Nam có mặt để ổn định tình hình an ninh trật tự - Ảnh: C.P

    Khoảng 20 phút đặt quan tài trước cổng nhà ông Hòa, công an phường Cửa Nam yêu cầu nhóm người này mang quan tài về nhà.

    Tối 25-9, một cán bộ công an phường Cửa Nam xác nhận thông tin trên và đang điều tra vụ việc.


    Cảnh Phúc


    CCRĐ: Đôi điều tôi được biết


    CCRĐ: Đôi điều tôi được biết

    Bùi Tín
     "Hát trên những xác người"

    Ở Hà Nội vừa mở ra cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất (1946- 1957) dự định kéo dài đến cuối năm, nhưng đã vội đóng cửa sau có 2 ngày. Vì sao vậy? Lý do đưa ra là do vấn đề ánh sáng. Nhưng theo phỏng đoán của nhiều bạn trẻ trên mạng Dân Làm Báo, nguyên nhân của sự trục trặc là ở chỗ mục đích của cuộc triển lãm còn tù mù, không có chủ định nói lên sự thật đúng như nó có, không trình bày cả kết quả và những sai lầm nghiêm trọng mà lãnh đạo đảng CS đã công khai thú nhận, không nêu rõ tác hại của những sai lầm trong quan hệ của đảng CS với giai cấp nông dân cho đến nay, và phương hướng khắc phục.

    Biết bao vấn đề xã hội cần biết rõ, các bạn trẻ muốn biết rõ, liên quan đến CCRĐ. Việt nam vẫn còn là một nước nông - công nghiệp, gần 70% số dân vẫn sống ở nông thôn, vấn đề nông dân, nông thôn, nông nghiệp vẫn là vấn đề thiết thân của người Việt ở mọi nơi.

    Là người sống giữa nông thôn trong thời kỳ CCRĐ, tôi tự thấy có thể đáp ứng yêu cầu muốn biết rõ thêm của các bạn trẻ, để làm giàu thêm kiến thức của các bạn.

    Có bài viết nêu lên con số địa chủ ác bá bị giết chết trong CCRĐ là hơn 172 nghìn, theo số liệu lưu trữ của Văn phòng Trung ương Đảng, vậy nạn nhân thực sự là bao nhiêu? Có thể ước đoán không sai là ít nhất là gấp 3 đến 5 lần con số ấy, vì cái mũ «liên quan». Liên quan đến địa chủ và cũng bị coi như cùng có tội là gia đình, vợ chồng, con cái, cháu chắt, họ hàng xa gần, cho đến bạn bè, láng giềng cũng bị xem xét, điều tra, phải khai báo, phải có lập trường rõ ràng. Do đó con cái địa chủ phải trốn tránh, có khi đi ăn xin, chết đói, cầu bơ cầu bất; sửa sai rồi vẫn bị hất hủi xa lánh, không được đi học, nhất là lên đại học, hay đi học nước ngòai, không được làm công nhân viên nhà nước …Biết bao gia đình tan vỡ, ly dị vì «mâu thuẫn giai cấp», con cái bơ vơ. Có người mới chỉ bị «liên quan» đã mất tinh thần, bỏ trốn, lên rừng, trôi dạt vào Nam, sang Lào, hay tự sát, phát điên, ốm đến chết.

    Phần lớn địa chủ Việt Nam thật ra chỉ là trung nông lớp trên - tiểu tư sản, họ có tham gia lao động, có học thức, tuy chỉ ở mức tiểu học hay trung học, con cái thường là viên chức tiểu tư sản. Rất đông số này đóng góp cho Tuần lễ Vàng, quỹ Kháng chiến, đi dân công hỏa tuyến (do có xe bò, xe đạp, thuyền nhỏ), con em tham gia Quân đội Nhân dân. Cho nên sai lầm CCRĐ gò ép số địa chủ ác ôn theo tỷ lệ như ở Trung Quốc - khi Quốc Dân Đảng TQ thống trị - là một điều ngu dại chết người. Không những hầu hết những người bị giết là người yêu nước, tham gia kháng chiến chống Pháp, đa số lại là thành viên Mặt Trận Liên Việt, Mặt trận Tổ quốc, quá nửa là đảng viên CS.

     Tất cả lại là những người làm nghề nông giỏi, giàu kinh nghiệm. Ngay từ trong xã quê của tôi (gần Vân Đình/ Hà Đông) và những huyện xã nơi tôi sống trong những năm CCRĐ cũng như nơi quê vợ tôi (xã Hưng Dũng, Nghệ An), CCRĐ đã giáng đòn hủy diệt trúng vào giá trị tinh hoa xã hội, tinh hoa sản xuất, tinh hoa văn hóa ở nông thôn Việt Nam. Đòn ta đánh ta, ta diệt ta này có hậu quả dai dẳng, chỉ vì theo lệnh từ Stalin, từ Mao, từ tên trùm cố vấn Tàu Triệu Hiểu Quang rất quan liêu, kiêu ngạo.

    Chấn chỉnh Tổ chức là chủ trương lớn tiếp theo ngay sau CCRĐ. Đó là sắp xếp lại nhân sự, phân phối lại các chức vụ trong đảng, chính quyền, Mặt trận, các tổ chức quần chúng, từ xã thôn lên huyện tỉnh và trung ương. Bần cố nông, không ít là kẻ thất học, lưu manh, cơ hội lên ngôi, chùa chiền, nhà thờ đóng cửa, sách vở bị thiêu hủy, sách văn học nghệ thuật, ngoại ngữ, từ điển bị diệt sạch. Hoành phi, câu đối bị vứt xuống làm cầu ao, tượng Phật bị bẻ đầu, chặt tay, bàn thờ trong nhà bị dẹp bỏ, biết bao ảnh kỷ niệm quý hiếm bị đốt hủy. 

    Một thời kỳ u ám tối tăm lan tràn, phong tục tập quán đẹp đẽ lâu đời bị dẹp bỏ. Một nền đạo lý cổ kính bị thủ tiêu. Có cuộc triển lãm nào nói lên được sự mất mát về văn hóa tinh thần như thế, khi ông Chu Văn Biên bí thư Liên khu ủy Liên khu 4 (gồm cả Thanh Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên) nêu gương “sáng chói”, dám chỉ vảo mặt mẹ đẻ của mình mà mắng: «Mi đẻ ra tau nhưng mi bóc lột bà con nông dân nên mi là kẻ thù giai cấp của tau, mi phải bị tội chết». Cụ Đặng Văn Hướng, nguyên Tham tri Bộ Tư pháp, có con trai là Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt, có biệt danh «Đệ Tứ Lộ Đại Vương» - Vua đường số 4 - bạn rất thân của tôi, Cụ được Hồ Chí Minh cử làm bộ trưởng nhưng, vẫn bị đưa ra đấu tố ở Diễn Châu. Cụ Nguyễn Khắc Niêm từng đậu Hoàng giáp Hán học, cũng từng là Tham tri Bộ Tư pháp có con là Nguyễn Khắc Viện, chủ tịch Hội Việt kiều ở Pháp, và Nguyễn Khắc Dương, bạn rất thân của tôi, cũng bị đấu tố, giam trong chuồng nuôi hươu, ăn cơm thiu bọc trong lá chuối và chết trong thảm cảnh ấy.

    Một thời gian ở trong Ban biên tập báo Nhân Dân, rất gần cơ quan trung ương đảng CS Việt Nam, được dự nhiều cuộc họp cán bộ cấp cao, tôi thấy có mối liên quan giữa sai lầm CCRĐ với đường lối bạo lực ở miền Nam. Đầu năm 1956, đảng CS Liên Xô mở Đại hội XX, chống sùng bái cá nhân Stalin, rồi tháng 11/1957 mở Hội nghị 68 đảng Cộng sản toàn thế giới tại Moscow, có Mao Trạch Đông sang tham dự với tình nghĩa Xô - Trung còn gắn bó.

     Đến tháng 11 năm 1960, Liên Xô lại triệu tập cuộc họp 81 đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế, mâu thuẫn Xô - Trung bộc lộ ngay từ trong các văn kiện chuẩn bị, vu cáo nhau là phản bội chủ nghĩa Mác - Lênin, Trung Quốc lên án Liên Xô là theo chủ nghĩa Xét lại, Liên Xô lên án Trung Quốc theo chủ nghĩa Giáo điều. 

    Tại hội nghị này, hơn 70 đảng tán thành lập trường của đảng CS Liên Xô, nhấn mạnh khả năng giữ vững hòa bình, chung sống hòa bình, thi đua hòa bình giữa các chế độ khác nhau, ngăn ngừa chiến tranh, trong khi đẩy mạnh cả 3 dòng thác cách mạng của thời đại, vì hòa bình, giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ chuẩn bị cũng như khi dự, đoàn đại biểu VN gồm Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh tỏ ra theo đa số, tán thành đường lối của Liên Xô. Thế nhưng sau đó, khi trở về nước xu hướng theo đường lối chung sống hòa bình của Liên Xô bị đường lối bạo lực của Trung Quốc lấn át.

    Suốt năm 1961 và 1962 từ sáng đến khuya đài Tiếng nói Việt Nam phát đi các văn kiện tranh luận Trung - Xô về đường lối cách mạng thế giới, ngày càng ngả về phía chống chủ nghĩa xét lại, coi xét lại là chống đảng, là phản động, là chống lại cuộc đấu tranh bằng bạo lực cách mạng ở miền Nam. Trong Bộ Chính trị từ sau đại hội III (tháng 9/1960), Lê Duẩn chính thức là Bí thư thứ nhất (sau cuộc họp Trung ương 10 sửa sai CCRĐ, Hồ Chí Minh là Chủ tịch đảng kiêm Tổng Bí thư thay Trường Chinh bị mất chức này). 

    Lê Đức Thọ cũng được vào Bộ Chính trị trong cuộc họp Trung ương 10. Cánh Lê Duẩn + Lê Đức Thọ + Phạm Hùng + Nguyễn Chí Thanh + Võ Chí Công + Tố Hữu (ủy viên Ban Bí thư Trung ương) trở thành nhóm chủ đạo cứng rắn chủ trương giải phóng miền Nam bằng bạo lực quân sự, ngày càng có tiếng nói áp đảo. Hồ Chí Minh bị cô lập, đành ngồi yên không tham gia bỏ phiếu, tướng Giáp bị ghép vào tội cầm đầu nhóm xét lại chống đảng, có quan hệ tư túi với Đại sứ Liên Xô Serbakov, may mà được ông Hồ «bảo lãnh» nên còn tại vị, nhưng chán nản, quay sang học đàn dương cầm. Một loạt cán bộ xét lại bị cặp Duẩn - Thọ thải hồi, cho vào tù như Lê Liêm, Đặng Kim Giang, Vũ Đình Huỳnh, Ung Văn Khiêm, Bùi Công Trừng, Dương Bạch Mai, Hoàng Minh Chính, các Đại tá Lê Trọng Nghĩa, Đỗ Đức Kiên, Hoàng Thế Dũng… cùng hàng mấy chục nhà báo, nhà văn, nhà điện ảnh khác. Sau khi nhóm xét lại bị gạt bỏ, nhóm chung sống hòa bình, cạnh tranh hòa bình bị chụp mũ là chống đảng, xu hướng chủ chiến càng thêm mạnh, được bổ sung thêm bằng những võ sỹ chủ chiến hạng nặng như Chu Huy Mân, Lê Đức Anh.

    Nếu như không có sai lầm trong CCRĐ, có thể Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương đã đứng vững trên cương vị lãnh đạo trong Bộ Chính trị, được Hồ Chí Minh chủ trì, được Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh, Võ Nguyên Giáp tích cực yểm trợ, giữ thế ngả về đường lối hòa bình do Liên Xô chủ đạo và được tuyệt đại đa số phong trào CS quốc tế tán thành, trong khi vẫn giữ quan hệ bình thường độc lập với Trung Quốc. Như thế thì không chắc gì nhóm Duẩn - Thọ có thể đoạt được quyền lãnh đạo. Từ đó, may ra cuộc nội chiến anh em Nam Bắc với hàng mấy triệu sinh linh tử vong đã có thể tránh được.

    Vâng, thưa các bạn chúng ta đau về những gì đã mất, hàng mấy triệu người bị tàn sát nhân danh đấu tranh giai cấp. Chuyển hóa dân chủ là biện pháp duy nhất để chuộc lại những sai lầm dai dẳng, những tàn phá kinh hoàng, để làm bừng dậy sức sống vô tận của dân tộc Việt Nam trong một kỷ nguyên dân chủ đang ở trong tầm tay chúng ta.

    Cảnh sát biển Việt Nam giám sát các tàu Trung Quốc xung quanh giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tại Biển Đông, 15/07/2014.REUTERS/Martin Petty

    Hoa Kỳ đang chuẩn bị giảm nhẹ lệnh cấm vận vũ khí đối với Hà Nội, và một trong những hợp đồng đầu tiên sẽ là bán máy bay tuần tra biển để giúp Việt Nam tăng cường khả năng bảo vệ lãnh hải trước những hành động bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

    Tuy đang tiến hành chương trình hiện đại hóa quân sự với chi phí hàng tỉ đô la, nhưng hiện giờ khả năng giám sát biển của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Bằng chứng là Hà Nội đã rất bất ngờ khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở khu vực Hoàng Sa tháng 5 vừa qua ( Giàn khoan này sau đó đã được rút về vào giữa tháng 7 ). Cho nên Hà Nội đang rất cần được trang bị thêm các phương tiện quân sự, nhất là của Mỹ.

    Theo hãng tin Reuters, hai quan chức cao cấp của chính quyền Obama cho biết là các cuộc thảo luận nhằm giảm nhẹ lệnh cấm vận đang diễn ra ở Washington và có thể đi đến một quyết định trong năm nay.

    Theo lời các quan chức nói trên, Washington rất muốn giúp Việt Nam tăng cường khả năng giám sát và bảo vệ bờ biển, nên một trong những hợp đồng đầu tiên có thể sẽ là bán máy bay tuần tra P-3 cho Việt Nam. Những máy bay tuần tra này sẽ giúp Việt Nam theo dõi sát những hoạt động của Trung Quốc nhằm thể hiện chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông.

    Theo Reuters, thượng nghị sĩ John McCain, một cựu tù binh chiến tranh và cũng là một trong những người thúc đẩy việc bình thường hóa bang giao Mỹ-Việt vào đầu thập niên 1990, cho biết là ông chuẩn bị đệ trình một đề nghị của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa về việc bãi bỏ một số hạn chế về bán vũ khí cho Việt Nam. Ông McCain cũng là một trong bốn thượng nghị sĩ Mỹ trong mùa hè vừa qua đã gặp các lãnh đạo Hà Nội và thảo luận về lệnh cấm vận vũ khí.

    Hai lãnh đạo ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ cũng nói với hãng tin Reuters rằng họ dự trù chính phủ Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khi đối với Việt Nam. Đối với họ, Việt Nam là một thị trường đầy hứa hẹn.

    Nói chung, giảm nhẹ và dần dần tiến tới xóa bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam là một xu thế tất yếu trong quan hệ Washington- Hà Nội. Mặc dù vẫn còn quan ngại về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, chính quyền Tổng thống Obama vẫn cố thúc đẩy quan hệ cả về kinh tế, chính trị lẫn quân sự với Hà Nội trong khuôn khổ chiến lược “xoay trục” sang châu Á.

    Đặc biệt trong thời gian qua, quan hệ Mỹ-Việt, nhất là về mặt quân sự, đã tăng tốc, với chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey trong tháng 8 vừa qua. Đây là lần đầu tiên từ năm 1971, một tổng tham mưu trưởng Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam.

    Vào tuần trước, đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh Hải quân Việt Nam, cũng đã đến thăm Hoa Kỳ và đã thảo luận với Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus về các cuộc thao dược chung trên biển giữa hai nước.

    Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh sẽ đến thăm Washington đầu tháng 10 để hội đàm với Ngoại trưởng John Kerry và theo dự kiến, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng sẽ đến thăm Việt Nam trước cuối năm nay.
    Tuy nhiên, trả lời hãng tin Reuters, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Daniel Russel, nhận định rằng, dù đang xích gần lại Hoa Kỳ, Hà Nội sẽ không từ bỏ quan hệ lâu đời giữa hai đảng Cộng sản với Bắc Kinh, để chuyển hẳn sang quan hệ liên minh với Hoa Kỳ.

    Nhưng theo ông Russel, do Việt Nam có vị trí chiến lược rất quan trọng, nên Hoa Kỳ rất cần tăng cường quan hệ với Hà Nội và giảm nhẹ lệnh cấm vận vũ khí là điều tốt, nhất là vì Washington vẫn muốn giúp những nước như Việt Nam phát triển khả năng bảo vệ lãnh hải.



    Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hiệp Hội Châu Á (Asia Society) ở New York ngày 24/09/2014. Ảnh chụp từ video công bố trên mạng asiasociety.org

    Việt Nam hoan nghênh các nỗ lực của Hoa Kỳ hướng tới việc bãi bỏ cấm vận vũ khí sát thương, đồng thời, Hà Nội tìm cách trấn an rằng động thái này không làm gia tăng căng thẳng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông và Bắc Kinh không có gì phải lo ngại.

    Hôm qua, 24/09/2014, phát biểu trước Hiệp hội Châu Á, một tổ chức nghiên cứu, tại New York, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh nhận định rằng việc Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam là một việc làm bình thường. 

    Ông nói : « Cách nay gần 20 năm, chúng tôi đã bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và trong năm 2013, chúng tôi đã có quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ. Như vậy, quan hệ giữa hai nước đã bình thường và lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là không bình thường ».

    Tuy nhiên, Ngoại trưởng Việt Nam đồng thời trấn an là Trung Quốc không có gì phải lo ngại cả. Bởi vì, theo ông Phạm Bình Minh, cho đến nay, nếu không mua vũ khí của Hoa Kỳ thì Việt Nam vẫn mua của các nước khác. Vậy, « tại sao Trung Quốc phải lo ngại » về việc Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận.

    Mặc dù Ngoại trưởng Việt Nam thừa nhận là các tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, tại Biển Đông, đã gây ra những căng thẳng trong khu vực, nhưng ông gạt bỏ nhận định cho rằng việc Mỹ bãi bỏ cấm vận vũ sát thương đối với Việt Nam sẽ làm cho Trung Quốc khó chịu.

    Tháng Tám vừa qua, tướng Mỹ Martin Dempsey đã công du Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, một Tổng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ thăm Việt Nam, kể từ năm 1971. Tướng Dempsey tuyên bố, việc Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương sẽ giúp tăng cường sức mạnh hải quân Việt Nam.

    Nhiều quan chức Mỹ cho biết, có thể đợt bán vũ khí đầu tiên bao gồm máy bay do thám P-3 Orion, qua đó giúp Việt Nam nâng cao khả năng tuần tra và bảo vệ vùng duyên hải.

    Tháng 10, Ngoại trưởng Việt Nam sẽ công du Washington và hội đàm với đồng nhiệm Hoa Kỳ John Kerry.


    Cao tốc lún và vết nứt lòng tin ở VN

    Cao tốc lún và vết nứt lòng tin ở VN

    Trà Trường Gửi cho BBC từ Sài Gòn

    Tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai với chiều dài 245 km, tổng mức đầu tư tương đương 1,5 tỉ USD đã được đưa vào sử dụng sau 7 năm thi công.
    Tuyến đường có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại 5 tỉnh, thành mà tuyến đường đi qua, rút ngắn thời gian hành trình trước đây.
    Sau hai ngày khánh thành, tuyến cao tốc này đã xuất hiện lún, phát sinh nứt tách biệt nền mặt đường theo hình cung tại Km 83 chiều từ Yên Bái về Phú Thọ.
    Trên truyền thông đại chúng, Bộ Giao thông vận tải và Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang cố gắng hết sức có thể để biện minh cho hiện trạng hư hỏng bất ngờ trên là do bất khả kháng, do khoảng cách vị trí xen giữa hai điểm khoan có địa chất bất thường, do mưa bão…
    Ngoài vị trí đang bị lún nứt trên thì Bộ GTVT còn đang dự trữ 9 vị trí còn lại chắc chắn cũng sẽ xảy ra sự cố lún nứt tương tự, và là điều đã được tiên lượng để chối bỏ trách nhiệm tiếp theo.
    Cũng dễ hiểu được mục đích biện minh này là muốn giữ uy tín, chối bỏ trách nhiệm của chính họ (Bộ GTVT và VEC).
    Hầu hết trong phát ngôn của họ đều bất chấp, bỏ qua và đi ngược nhiều quy định, quy trình quy phạm bắt buộc của các tiêu chuẩn dành cho thiết kế và thi công đường cao tốc của Việt Nam TCVN 5729 : 2012. (Theo mục 9.2.6 - Yêu cầu thiết kế đối với nền đường cao tốc đắp trên đất yếu).
    Quốc lộ 1A bị ngập trong đợt mưa bão năm 2013
    Cụ thể:
    • Họ chấp nhận nứt là điều được tiên lượng thì việc bảo đảm tính ổn định toàn khối của nền đắp trên nền đất yếu là yêu cầu bắt buộc theo TCVN trên sẽ không còn giá trị.
    • Nếu cho là sai sót trong khoan địa chất thì số liệu quan trắc lún, dịch chuyển ngang, cắt cánh của nền đường trong quá trình thi công, trước khi xây dựng kết cấu áo đường không được thực hiện đúng quy định, hoặc chất lượng số liệu quan trắc không bảo đảm đủ tin cậy để phát hiện sai sót địa chất hi hữu giữa khoảng cách khoan trong thời gian thi công (hoặc gia tải nếu có). Điều đó mới dẫn đến nứt đường sau khi hoàn thiện mặt đường.
    Bản chất của công việc theo dõi quan trắc lún, chuyển vị ngang, cắt cánh trong quá trình thi công nền đường đất yếu tuân thủ theo 22TCN 262 - 2000 và 22 TCN 211 - 06 không ngoài mục đích phát hiện kịp thời, để có biện pháp xử lý thích hợp trong thời gian thi công nền đường (nếu có), nhằm bảo vệ tính ổn định toàn khối, làm nền tảng quyết định triển khai tiếp mặt đường, nhất là cấp đường sử dụng tốc độ cao.

    Bỏ qua các lý luận khôi hài “do lượng mưa lớn, đất nền và xung quanh bão hòa, tốc độ lún nhanh hơn dự kiến có thể là nguyên nhân sinh ra vết nứt”, lạm dụng quanh co tấm bản hiệu “Đường chờ lún” để đánh tráo khái niệm.
    Còn lại bất cứ một biện minh nào, cho rằng đây là chuyện bất khả kháng, để bảo vệ hiện tượng nứt xé nền mặt đường mới hoàn thành đưa vào sử dụng, chính là sự ngụy biện có mục đích nhằm bao che lợi ich riêng và trấn an dư luận cộng đồng.
    Ở Việt Nam ngày nay căn bệnh biện minh, đánh tráo bản chất vụ việc một cách có định hướng, vì những lợi ích của cá nhân và tổ chức không còn là chuyện lạ.
    Trong tất cả mọi lĩnh vực giáo dục, y tế, điện, nước, hành chính, hành pháp, vi phạm nhân quyền…việc đánh tráo này vẫn xảy ra hàng ngày.
    Lẩn tránh trách nhiệm, không dám đương đầu với sự thật để giải quyết tận gốc rễ vấn đề, là tính cách mặc định mà hầu hết những người lãnh đạo ở Việt Nam đều mắc phải. Thử hỏi người dân xứ Việt đang ngóng chờ vào đâu?
    Đừng để hiện tượng lún có kiểm soát trên đường thành vết nứt lòng tin của cộng đồng Việt Nam.
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/09/140925_lun_nut_duong_cao_toc_vietnam


    Đểu cáng đã lên ngôi

    Ngô Nhân Dụng

    Phim “Sống cùng lịch sử” phải ngưng chiếu, trong thành phố Hà Nội, vì mỗi ngày chỉ có hai, ba người mua vé vào coi. Phim mới này, của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, được mô tả là làm ra để khen ông Võ Nguyên Giáp.

    Cuốn phim làm tốn mất 21 tỷ đồng, tương đương với một triệu đô la Mỹ; dùng tiền nhà nước, tức là tiền của dân Việt Nam. Trước đó, năm 2010 đã có phim “Lý Công Uẩn - Ðường tới thành Thăng Long” tốn gấp năm lần, chi trên 100 tỷ; làm xong cũng đem cất trong kho.


    Có người chỉ cho nhà sản xuất phim, có cách khiến dân Hà Nội kéo nhau đi coi phim về Tướng Giáp: Hãy xin Ðảng Cộng Sản ra lệnh cấm phim này! Cứ cái gì bị cấm thì người thế nào dân cũng tìm coi bằng được. Vào thế kỷ thứ 19 đã có một ông vua Hy Lạp dùng kế này.

    Dân Hy Lạp hồi xưa không trồng khoai tây; mà bây giờ đó là một món ăn rất được ưa chuộng. Ðó là công của vua Óthon (tên ông có khi viết là Otho , hoặc Otto ; theo lối viết của người Hy Lạp, nay viết là Óthon ).

    Vua Óthon (1815-1867) được các cường quốc đưa từ Bavaria sang làm vua xứ này khi mới 17 tuổi, sau khi dân nổi lên lật đổ đế quốc Ottoman . Nhưng khi trưởng thành ông rất yêu nước Hy Lạp. Nông dân Hy Lạp rất bảo thủ, không muốn trồng một thứ gì mới, kể cả khoai tây là món được đem giống từ Châu Mỹ về.

    Muốn nông dân trồng khoai tây, vua Óthon đã ra lệnh cấm mua bán, tàng trữ khoai tây. Bị đế quốc Ottoman thống trị bốn thế kỷ, bị bóc lột không nương tay, nông dân Hy Lạp đã nhiễm một thói quen: Hễ cái gì nhà nước cấm thì ta làm, làm lén, càng cấm càng thèm, lén lút làm càng thích! Phàm người dân nước nào cũng vậy, họ thích ăn “trái cấm,” ở đây củ khoai có thể gọi là “củ cấm.”Thế là nông dân Hy Lạp đi gây giống khoai tây, lén trồng khoai trong vườn nhà mình, đêm đêm móc củ khoai lên mà ăn, cả nhà cùng sung sướng. Cuối cùng khoai tây trở thành một món quốc hồn quốc túy!

    Một câu chuyện ly kì khác kể rằng vua Óthon cho người đi phao tin đồn rằng có một chiếc tàu thủy vừa cập hải cảng Piraeus , thành phố Athens , chở một đặc sản dành riêng cho hoàng cung, vì hoàng gia Bavaria đã quen món ăn chân quý đó rồi. Cấm không bán cho dân chúng, vì trình độ ẩm thực của họ còn thấp quá. Chiếc tàu thủy không cho ai canh gác, cho nên dân Hy Lạp ban đêm đã lén lên tàu lấy trộm về ăn thử. Và họ thấy quả nhiên ngon. Từ đó, họ thi đua trồng khoai tây.

    Có thể nói cuốn phim “Sống cùng lịch sử” làm cho cả Bộ Chính Trị Ðảng Cộng Sản Việt Nam mất mặt.

    Bỏ hàng triệu đô la ra làm phim mà không có ai coi. Bây giờ, họ có thể gỡ thể diện, bằng một mật lệnh, bí mật nhưng cứ cho các công an dư luận đi rỉ tai cho mọi người biết, rằng cuốn phim đã bị cấm. Lý do, cũng cứ rỉ tai mà nói, là vì Bộ Chính Trị mới nhận được lá thư của bà Vân, vợ thứ nhì của ông Lê Duẩn, lá thư dài tố cáo những tội lỗi của ông Giáp, do ông Lê Duẩn thì thầm bên gối cho bà nghe. Nhân danh là một đảng viên Cộng Sản, bà Vân đã đả kích thậm tệ việc tung hô Tướng Giáp trong đám tang của ông. Bà còn chỉ trích cả việc ông Giáp chọn chỗ đặt mồ của mình ở tuốt miền quê hương ông, xa hẳn Hà Nội. Tức là trước khi chết ông ta còn nhất định không chịu nằm chung một chỗ với đám quý tộc đỏ ở nghĩa trang Mai Dịch. Cứ nói rằng Bộ Chính Trị đã tỉnh ngộ, đánh giá cao đóng góp của đồng chí Vợ Hai Lê Duẩn, cho nên ra lệnh từ nay cấm không cho ai chiếu phim, coi phim “Sống cùng lịch sử”!

    Người hiến kế cho đạo diễn Nguyễn Thanh Vân có thiện trí muốn giúp ông thu được chút vốn về cho nhà nước. Nhưng kế này khó thực hiện, vì quên mất một điều: Phim Tướng Giáp không phải là khoai tây. Nông dân Hy Lạp nếm thử món khoai tây, thấy ngon thật cho nên đua nhau trồng chui, ăn chui. Còn cuốn phim “Sống cùng lịch sử” đã có người nếm thử rồi, mỗi ngày có tới hai ba người tò mò mua vé xem tại cả hai rạp hát; tổng cộng ba ngày có tới ít nhất 12 khán giả. Chắc hẳn 12 khán giả đều thấy lịch sử cuộc chiến 56 ngày đêm của ông Giáp cũng không ngon được như cái củ khoai tây, cho nên chẳng ai thèm đi xem nữa.

    Có người giải thích tai nạn của phim “Sống cùng lịch sử”cũng là tai nạn của môn lịch sử tại Việt Nam hiện nay. Bà con còn nhớ mấy năm trước khi học trò biết tin môn sử học được bãi bỏ trong kỳ thi, các em đã làm lễ ăn mừng, đem tung hê hết các cuốn sách giáo khoa sử học, vứt từ trên lầu xuống đất, vui như coi pháo bông.

    Nhưng giải thích như vậy không đủ. Nên nhớ khi học trò lớp 12 phải học môn lịch sử thì các em toàn phải học về công ơn của Ðảng Cộng Sản. Dân Việt Nam đã phải ăn cái món ăn tuyên truyền suốt ngày đêm, từ sáng đến tối, chán ứ đến mang tai rồi. Các em học sinh phải đi thi nên phải học, chỉ học thuộc lòng thôi chứ không được nghiên cứu, tìm tòi gì thêm cả. Cho nên, khi nghe tin được tha, không phải học nữa các em phải sướng như điên, biểu diễn màn xé sách tung hê. Kết tội các em không quan tâm đến lịch sử dân tộc là oan. Các em chỉ chán nghe tuyên truyền mà thôi. Như câu ca dao thịnh hành ở ngoài Bắc từ thời Hồ Chí Minh còn sống:

    “Dân đói mà đảng thì no
    Sức đâu ủng hộ, hoan hô suốt ngày?”

    Cuốn phim thất bại vì nó không phải lịch sử, nó chỉ là tuyên truyền mà thôi. Nói như một độc giả Bảo Minh ở Việt Nam sau khi đọc tin phim “Sống cùng lịch sử“ ế khách trên mạng VnExpress : “Làm phim về lịch sử nếu không trung thực với lịch sử thì sẽ tiếp tục thất bại và khán giả hờ hững.” Cũng vì vậy, ông Nguyễn Thanh Vân cho biết đã liên lạc với các rạp nhà nước và tư nhân, nhưng “không phải rạp tư nhân nào cũng đồng ý” chiếu một bộ phim mà họ biết trước sẽ ế khách.

    Nhưng tại sao ông Nguyễn Thanh Vân và các cấp chỉ huy của ông trong ban văn hóa tư tưởng không đoán trước được phản ứng của khán giả trước khi bỏ tiền ra làm phim? Có một độc giả đã giải thích, “Người ta đâu cốt làm phim, người ta chỉ cố rút được càng nhiều tiền thuế càng tốt.” Ðó có lẽ là lời giải thích đúng sự thật nhất. Nhưng nói vậy cũng chưa đủ. Vì muốn rút tiền thuế của dân ra chia nhau thì thiếu gì cách, đâu cứ phải làm phim? Lý do quan trọng hơn khiến người ta làm cuốn phim này, là họ đã hoàn toàn vô cảm. Vô cảm trước tâm trạng của người dân Việt Nam hiện nay. Họ không biết dân nghĩ gì, dân yêu cái gì, ghét cái gì. Hoặc biết, nhưng bất cần, theo chủ nghĩa Mặc Kệ.

    Cứ xem như họ tổ chức cuộc triển lãm cũng “lịch sử” về Cải Cách Ruộng Ðất thì thấy. Họ không cần biết đến những người dân đã tự thiêu vì phẫn uất khi bị đảng và nhà nước cướp đất hiến cho tư bản đỏ lấy tiền bỏ túi. Ca ngợi cuộc Cải Cách Ruộng Ðất làm mấy trăm ngàn người chết oan là khiêu khích hàng triệu các con cháu họ còn sống. Khiêu khích tất cả những người dân mất ruộng cày vì chính sách tư bản hóa các đảng viên. Khiêu khích tất cả giới nghiên cứu lịch sử, giới trí thức Hà Nội. Vậy mà họ vẫn cứ làm được. Cũng chỉ vì họ hoàn toàn vô cảm.

    Thêm một bằng chứng nữa về tình trạng vô cảm của các cán bộ Cộng Sản: việc đem một em bé gái tám tuổi ra tòa, xử tội vì em đã nhét hình Hồ Chí Minh vào trong quần, từ hai năm qua. Một em bé tâm thần không ổn định như vậy, chỉ đáng thương, nên đưa em đi chữa trị. Nếu có độc ác mà phạt em, thì cũng nên phạt lén lút, đừng đem ra công khai bêu rếu. Bêu xấu một em bé tám tuổi chưa đủ trí khôn, nhưng bêu rếu luôn cả già Hồ! Làm như thế nhưng họ không hề biết rằng đem ra câu chuyện hình Hồ Chí Minh nhét trong quần ra bêu là một việc làm đáng xấu hổ cho cả Ðảng Cộng Sản tử trên xuống dưới. Vì họ hoàn toàn vô cảm.

    Tình trạng vô cảm của các cán bộ, các lãnh tụ Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã hiển hiện từ nhiều năm qua. Thời Trường Chinh, Lê Duẩn , các cán bộ được đề bạt lên đều có ý thức về tác dụng chính trị của mỗi lời nói, mỗi hành động. Họ dối trá nhưng biết nói dối một cách khôn ngoan. Khôn ngoan tức là giữ được bộ mặt đạo đức giả, dân biết nghe nói dối mà không vạch mặt được.

    Làm cán bộ Cộng Sản trước đây phải biết khéo léo mồm mép, nói cho giỏi. Nói cho giỏi tức là khả năng chính trị cao! Cho nên nhà thơ Nguyễn Duy mô tả xã hội Cộng Sản với hình ảnh: “Ðiếm cấp thấp lấy trôn nuôi miệng - Ðiếm cấp cao lấy miệng nuôi trôn.”

    Ngày nay các cán bộ được cất nhắc không theo tiêu chuẩn khả năng chính trị nữa. Tiêu chuẩn chính bây giờ là tiền. Anh nào giỏi moi ra được nhiều tiền, có nhiều tiền để dâng lên cấp trên, thì anh ấy sẽ khá, sẽ thăng quan tiến chức, ngày càng lên cao. Cách đề bạt, tuyển chọn trong Ðảng Cộng Sản đã hoàn toàn thay đổi kể từ khi theo con đường tư bản hóa cán bộ và đảng viên. Cho nên mới đẻ ra đám cán bộ không bao giờ để ý đến tâm trạng của người dân, vì họ không cần biết đến. Cho nên nhìn chung quanh thấy bao nhiêu chuyện lợm giọng, từ trò triển lãm cướp ruộng đến trò đem hình Hồ Chí Minh nhét vào quần ra tòa. Nhà thơ Bùi Minh Quốc viết: “Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa - Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi!” Dân Việt phải chứng kiến cảnh “đểu cáng lên ngôi” đến bao giờ mới được tha?

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=195553&zoneid=7


    Thursday, September 25, 2014

    Cải cách điền địa ở Việt Nam Cộng Hòa ra sao?


    Cải cách điền địa ở Việt Nam Cộng Hòa ra sao?

    Phỏng vấn Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa về Thảm Họa Bắc Thuộc

     

    Nguyễn Quang DuyGửi tới BBC từ Úc
    • 24 tháng 9 2014
    Ông Ngô Đình Diệm đã tiến hành cải cách nông thôn khi còn làm Thủ tướng
    Trong khi miền Bắc phóng tay Cải cách Ruộng đất tiêu diệt tầng lớp địa chủ thì chính quyền miền Nam liên tục tiến hành tư hữu hoá đất đai, thực hiện công bằng xã hội, nâng cao đời sống nông dân.
    Qua việc thu mua đất từ các điền chủ rồi bán lại hay phát cho nông dân, trước năm 1975 mọi gia đình nông dân miền Nam đều đã thật sự làm chủ mảnh đất tư hữu của mình.
    Chương trình Người Cày Có Ruộng (NCCR) là một cuộc cách mạng xã hội, thay đổi tận gốc rễ nông thôn miền Nam.
    Chương trình được thực hiện trong ôn hòa, dựa trên tinh thần thượng tôn luật pháp, hoà giải và hòa hợp xã hội. Một mặt tôn trọng quyền lợi của chủ đất, khôi phục và bảo vệ quyền tư hữu đất đai. Mặt khác giúp tòan thể nông dân có ruộng cày.
    Thành công một phần nhờ vào sự đóng góp của Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh.
    Nhưng chính yếu vẫn là từ hai vị lãnh đạo miền Nam: Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã thực hiện chương trình ngay khi về nước và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu quyết tâm nối tiếp thực hiện chương trình.
    Ông Thiệu hiểu rõ Luật NCCR không phải chỉ là thành quả của nền dân chủ nghị viện non trẻ, mà còn là một chính sách mang lại chính nghĩa cho công cuộc đấu tranh chống cộng sản.
    Những tài liệu phổ biến gần đây cho thấy, sau Mậu Thân 1968 số thanh niên miền Nam theo cộng sản càng ngày càng ít đi, không đủ bổ xung số cán binh cộng sản ra hồi chánh, lên đến trên 200.000 người.
    Chính vì lý do này cộng sản Bắc Việt đã phải mang quân chính quy từ miền Bắc vượt biên giới xâm lấn miền Nam.

    Tình hình ruộng đất miền Nam

    Khi quân Pháp xâm chiếm nước ta, miền Nam vẫn còn nhiều vùng chưa được khẩn hoang, nhiều vùng vì chiến tranh nông dân đã phải bỏ ruộng vườn.
    Lợi dụng cơ hội một số người Pháp và người theo Pháp đã chiếm, rồi thông đồng với nhà cầm quyền Pháp hợp thức hóa quyền sở hữu đất đai họ chiếm được. Trước 1945, theo ước tính trong số 6.530 đại điền chủ (trên 50 ha đất) có 6.316 là ở miền Nam.
    Miền Nam không xảy ra Cải cách Ruộng đất, không có nghĩa là cộng sản miền Nam nhân đạo hơn cộng sản miền Bắc.
    Từ cuộc Nam Kỳ Khởi Nghĩa 1940, cộng sản đã thẳng tay tàn sát tiêu diệt giai cấp điền chủ. Các sử liệu cộng sản tóm tắc việc này như sau: “…lập tòa án cách mạng xét xử bọn phản động, xóa bỏ các thứ thuế vô lý, xóa các khoản nợ, tịch thu đất thóc gạo của địa chủ chia cho dân nghèo và nuôi nghĩa quân.”
    Khi Việt Minh cướp được chính quyền năm 1945, hầu hết các đại điền chủ đều bỏ ruộng vườn về sống tại Sài Gòn hoặc các thành phố lớn. Việt Minh tịch thu ruộng đất rồi chia cho tá điền canh tác và lấy thuế.
    Ở các vùng thuộc Hòa Hảo và Cao Đài, nông dân cũng tự thực hiện việc chia lại ruộng đất hoặc chấm dứt nộp địa tô cho ruộng vườn mà họ đang trồng cấy.
    Sắc lệnh Cải cách Điền Địa của Cựu Hoàng Bảo Đại vì chiến tranh và thiếu thực quyền nên không mang lại kết quả cụ thể
    Năm 1949, khi người Pháp bắt đầu trao trả độc lập Cựu Hoàng Bảo Đại cho ban hành sắc lệnh về Cải cách Điền Địa (CCĐĐ), nhưng vì chiến tranh và thiếu thực quyền nên sắc lệnh này không mang lại kết quả cụ thể nào.
    Sau hiệp định đình chiến Genève chia đôi đất nước, miền Nam đã trải qua hai cuộc CCĐĐ và một số chính sách về ruộng đất.

    Cải cách điền địa lần một

    Bước đầu của chính sách cải cách điền địa, Thủ tướng Ngô Đình Diệm cho ban hành Dụ số 2 và Dụ số 7 nhằm thiết thiết lập quy chế tá canh.
    Địa tô được tính không quá 25% vụ lúa thu hoạch chánh. Thời gian cho thuê được quy định là 5 năm. Tá điền và điền chủ có thể xin hủy bỏ họăc tái ký hợp đồng.
    Trường hợp ruộng đất bị bỏ hoang, ước lượng 500 ngàn ha, thì thuộc quyền sở hữu quốc gia. Chính quyền thu và cấp phát không cho tá điền.
    Các tá điền trước đây theo Việt Minh được tiếp tục canh tác trên mảnh ruộng do Việt Minh cấp phát trong thời chiến. Địa tô và quyền tá canh nay được chính phủ nhìn nhận và bảo đảm.
    Ngày 22-10-1956, Tổng thống Ngô Ðình Diệm cho ban hành Dụ số 57, tiến hành Chính sách CCĐĐ.
    Mỗi điền chủ chỉ được quyền giữ tối đa 100 ha ruộng, trong số nầy 30 ha được phép trực canh, còn 70 ha phải cho tá điền thuê theo đúng quy chế tá canh.
    Ðiền chủ bị truất hữu được chính phủ bồi thuờng thiệt hại: 10% trị giá ruộng đất bị truất hữu đuợc trả ngay bằng tiền mặt, phần còn lại được trả bằng trái phiếu trong thời hạn 12 năm, với lãi suất là 3% mỗi năm.
    Ruộng bị truất hữu được bán lại cho các tá điền, mỗi gia đình được quyền mua lại tối đa 5 ha và phải trả cho nhà nước trong vòng 12 năm.
    Giá tiền bán bằng với giá Chính phủ trả cho chủ điền. Như vậy chủ yếu Chính phủ chỉ làm trung gian trong việc chuyển nhượng quyền tư hữu đất đai.
    Chiếu theo Dụ số 57, chính phủ truất hữu 430.319 ha đất từ 1.085 đại điền chủ.
    Một số ruộng truất hữu cũng được bán cho các cựu chiến binh, những nông dân trốn Việt Minh nay hồi hương và đồng bào miền Bắc di cư vào Nam
    Ngày 11-9-1958, Chính phủ còn ký kết Hiệp định Việt Pháp, truất hữu thêm 220.813 ha ruộng đất của Pháp kiều. Như vậy tổng số diện tích đất đai được truất hữu là 651.182 ha.
    Số ruộng được truất hữu được giao cho 123.198 tá điền. Ngoài ra còn có 2.857 tá điền khác đã trực tiếp mua lại đất của các đại điền chủ.
    Một số ruộng truất hữu cũng được bán cho các cựu chiến binh, những nông dân trốn Việt Minh nay hồi hương và đồng bào miền Bắc di cư vào Nam.
    Giới điền chủ đều ủng hộ chính sách CCĐĐ. Trong thời chiến ruộng đất của họ bị xem như đã mất.
    Nay chính phủ khôi phục lại quyền sở hữu ruộng đất, họ được quyền thu địa tô và lãnh tiền bồi thuờng thiệt hại nếu bị truất hữu. Đại điền chủ vẫn còn được giữ lại 100 ha.

    Các chính sách khác

    Nhằm giải quyết công ăn việc làm cho đồng bào miền Bắc di cư, giải quyết nạn thất nghiệp hậu chiến và đồng thời cũng để cô lập họat động du kích cộng sản, Tổng thống Ngô đình Diệm còn thực hiện chính sách xây dựng các khu dinh điền, khu trù mật và các ấp chiến lược.
    Đến năm 1961, chính phủ đã thành lập 169 trung tâm tái định cư, với 25 Khu Trù Mật tập trung trên đồng bằng sông Cửu Long, tiếp nhận 50 ngàn gia đình, với 250 ngàn người tái định cư. Diện tích đất trồng được khai hoang hay được tái canh đạt 109.379 ha.
    Tháng 4-1957, Tổng thống Ngô Đình Diệm cho thành lập Quốc Gia Nông Tín Cuộc cho nông dân vay tiền một cách dễ dàng, nhẹ lãi và không đòi hỏi thế chấp hay người bảo lãnh.
    Đến năm 1963, Quốc Gia Nông Tín Cuộc đã cho vay số tiền lên đến 4 tỷ 600 triệu đồng, 85% số tiền để giúp các tiểu điền chủ hay tá điền. Nhưng vì không có thế chấp và vì chiến tranh nên rất ít nông dân chịu trả nợ.
    Chính phủ cũng đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn gởi về vùng quê để hướng dẫn, giúp đỡ kỹ thuật cho nông dân. Nhờ đó năng suất lúa đã tăng từ 1,4 tấn/ha trong những năm 1950-1954, lên đến 2 tấn/ha năm 1960-1963.

    Thành quả và giới hạn

    Nhờ các chính sách nói trên, việc sản xuất, xuất cảng và lợi tức nông nghiệp đã không ngừng gia tăng. Từ năm 1955 đến 1962, mức sản xuất gạo đã tăng từ 2,8 triệu tấn đến 5 triệu tấn, còn xuất cảng tăng từ 70 ngàn tấn lên đến 323 ngàn tấn.
    Các điền chủ có ruộng đất truất hữu nhận các các khỏan bồi thường lớn, họ đầu tư xây dựng các nhà máy, các phân xưởng tại nông thôn, hay trong lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Nhờ đó không chỉ riêng nông thôn, mà tòan miền Nam sống trong cảnh thái bình.
    Giới hạn của chính sách CCĐĐ là 74% tổng số diện tích ruộng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn thuộc 65.757 trung điền chủ (từ 5 đến 50 ha) và 6.316 đại điền chủ (trên 50 ha). Vẫn còn 795.480 gia đình nông dân chưa được làm chủ mảnh ruộng đang cày.
    Khi đời sống nông dân nâng cao thì ảnh hưởng của cộng sản cũng bị giảm sút. Để tồn tại cộng sản đã tiến hành bạo lực chính trị ám sát, bắt và thủ tiêu cán bộ và chuyên viên phát triển nông thôn.
    Cộng sản cấm tá điền làm đơn xin mua ruộng đất truất hữu, cấm tá điền ký hợp đồng với chủ điền, buộc điền chủ hủy bỏ địa tô. Một số ngừơi đã bị giết vì không tuân theo các lệnh cấm nói trên.
    Từ sau đảo chánh 1/11 năm 1963 cho đến năm 1965, các chính phủ thường xuyên thay đổi, chính sách Cải cách Điền Địa không được tiếp tục, dinh điền và khu trù mật cũng bị đình chỉ, nhiều ấp chiến lược bị phá bỏ
    Cùng lúc cộng sản cho trưng thu thóc lúa của nông dân, tiến hành chiến tranh du kích, khủng bố phá họai làng xã miền Nam.
    Sau đảo chánh 1/11 năm 1963 cho đến năm 1965, các vụ đảo chánh liên tục xảy ra, các chính phủ thường xuyên thay đổi. Chính sách CCĐĐ không được tiếp tục. Chính sách dinh điền và khu trù mật cũng bị đình chỉ. Nhiều ấp chiến lược bị phá bỏ.
    Cộng sản lợi dụng tình thế đưa cán bộ và quân đội từ miền Bắc vào gia tăng họat động. Sẵn cơ sở hạ tầng rộng rãi chỉ sau một thời gian ngắn cộng sản đã kiểm sóat được một phần nông thôn. Ở những vùng chiếm được cộng sản chia lại ruộng đất cho nông dân.
    Đến năm 1965, với sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ và các nước Đồng Minh, an ninh tại nông thôn dần dần được vãn hồi.
    Ngày 3-9-1966, Quốc Hội Lập Hiến được bầu ra. Ngày 1-4-1967, Hiến Pháp mới được ban hành. Ngày 3-9-1967 cuộc tổng tuyển cử tổng thống và Quốc hội diễn ra, Tướng Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống của nền Ðệ nhị cộng hòa ra quyết định tiếp tục áp dụng Chương Trình CCĐĐ.

    Cải cách điền địa lần hai

    Cuộc tổng công kích Mậu Thân cộng sản thất bại, tại nông thôn cơ sở hạ tầng cộng sản bị cô lập, an ninh được vãn hồi. Số ruộng trước đây bị bỏ hoang nay được cấp phát cho nông dân.
    Đến năm 1969, có thêm 261.874 gia đình được cấp ruộng để canh tác, nâng tổng số người có ruộng lên 438,004 người.
    Tháng 7-1969, Chương trình bình định và phát triển nông thôn được tiến hành. Chính phủ cho tổ chức lại cơ cấu hạ tầng nông thôn và đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn gởi về vùng quê để hướng dẩn, giúp đỡ kỹ thuật nông nghiệp cho dân.
    Ngày 25-8-1969, Tổng Thống Thiệu đưa dự luật Người Cày Có Ruộng ra quốc hội thảo luận.
    Điểm chính của dự luật là giảm số ruộng đất tối đa điền chủ xuống còn 15 ha, trưng thu và cấp (không bồi hoàn) cho hơn tãm trăm ngàn nông dân chưa có ruộng cày.
    Chiến tranh đã tàn phá miền Nam Việt Nam
    Nhiều dân biểu nghị sĩ thuộc tầng lớp đại điền chủ không muốn bị truất hữu ruộng đất nên đã tìm cách ngăn cản thông qua dự luật. Mãi đến ngày 6-3-1970 đạo luật mới được Thượng viện thông qua. Ngày 16-3-1970 được Hạ viện thông qua.
    Ngày 26-3-1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho ban hành luật Người Cày Có Ruộng (NCCR) và lấy ngày này làm Ngày Nông Dân.
    Tại Cần Thơ vào ngày 26-3-1970, ngày ban hành Luật NCCR Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố:
    "Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi.” Ông cho biết: “Tôi đã từng tham gia Việt Minh. Tôi biết rằng Việt Minh là cộng sản, họ bắn người dân, họ lật đổ các ủy ban xã, họ tịch thu đất đai”.
    Các ruộng đất không được trực canh bị truất hữu phát cho các tá điền đang canh tác. Mỗi tá điền được phát 3 ha ở Nam phần hay 1 ha ở Trung phần.
    Điền chủ trực canh được giữ lại tối đa 15 ha.
    Đất truất hữu được trả 20% bằng hiện kim và 80% bằng công khố phiếu với 10% lãi trong tám năm. Giá trị của đất ruộng quy định là 2,5 lần giá năng suất thóc (hay lợi tức) từ khoảnh đất đó.
    Trong vòng 3 năm, 1970-1973, đã có 51.704 điền chủ bị truất hữu tổng số ruộng là 770.105 mẫu. Trong thời chiến đa số ruộng đất bị ảnh hưởng, nên đa số các điền chủ bị truất hữu đều không bất mãn.
    Để đền đáp chính phủ cho phổ biến rộng rãi các bích chương: “Người Cày có ruộng ghi ơn tinh thần hy sinh của điền chủ.”
    Nhìn chung ông Thiệu thu phục được nhân tâm của giới cựu điền chủ miền Nam.
    Luật NCCR cũng quy định nông dân lãnh ruộng do cộng sản cấp cũng được nhận bằng khoán chính thức sở hữu số ruộng.
    Cho đến ngày 28-2-1973 Chương trình CCRĐ coi như đã hòan tất. Đã có 858.821 tá điền được hữu sản hóa 1.003.323 ha ruộng đất. Mọi nông dân miền Nam đều có ruộng cày.
    Chương trình NCCR đã tạo ra một tầng lớp tiểu và trung điền chủ lên đến 1,3 triệu người.
    Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (trái) công bố luật Người Cày Có Ruộng
    Chỉ còn chừng 10% là có từ 5-15 ha đất, với 10% diện tích trồng trọt và họ cũng phải tự chăm sóc cho đất đai. Đại điền chủ không còn và việc tá canh coi như đã chấm dứt.
    Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, thêm cán bộ xây dựng nông thôn, khuyến khích nghiên cứu và áp dụng phương pháp canh tác mới với kỹ thuật mới thúc đẩy gia tăng năng suất.
    Ngân Hàng Phát Triển Nông Thôn được thành lập. Với bằng khóan đất, nông dân được vay lãi nhẹ để đầu tư sản xuất.
    Chương trình cơ giới hóa nông nghiệp được đưa về nông thôn. Nông dân bắt đầu trang bị cơ giới để canh tác, sử dụng phân bón hóa học, cải tiến giống lúa, trồng lúa Thần Nông, tăng gia sản xuất gia súc lai giống… Cơ sở hạ tầng phát triển nông dân hăng say học hỏi và sản xuất.
    Năng suất lao động trong sản xuất lúa gạo tăng lên nhanh chóng. Năm 1974, sản lượng gạo sản xuất đã tăng đến 7,2 triệu tấn với viễn tượng xuất cảng. Nhờ đó đời sống của nông dân được cải thiện một cách rõ ràng.
    Số điền chủ có ruộng bị truất hữu, cũng được chính phủ giúp đỡ sử dụng vốn kinh doanh các dịch vụ cơ khí nông nghiệp, dịch vụ lưu thông hàng hoá nông sản phẩm, dịch vụ chế biến thực phẩm nông sản, hướng đến việc xuất cảng bán thành phẩm nông nghiệp, giúp nền kỹ nghệ miền Nam khởi sắc đóng góp xây dựng nền kinh tế quốc gia.
    Thể chế đi ngược lòng dân rồi cũng sẽ bị thay đổi. Bài học từ Chương trình Người Cày Có Ruộng của Việt Nam Cộng Hòa là phải trao lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân.
    Chính phủ tương lai ở Việt Nam cần thực hiện chương trình bán trả góp đất cho dân để có ngân sách đầu tư xây dựng lại nông thôn.
    Dân có giàu thì nước mới mạnh. Nông dân sẽ luôn là tầng lớp chính của dân tộc Việt Nam và lịch sử đã chứng minh họ luôn là nền tảng trong việc bảo vệ và xây dựng quốc gia. Nông dân có giàu thì nước mới mạnh.

    Nhìn lại 'Cải cách Ruộng Đất' ở Miền Bắc Việt Nam 

    76 - Cải Cách Ruộng Đất 1

    • 18 tháng 9 2014
    <iframe width="624" height="315" src="//www.youtube.com/embed/MhtWSQznlHw" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
    Mặc dù cuộc cải cách ruộng đất do Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện 60 năm về trước đã trôi qua, nhưng nhiều người vẫn chưa thể 'quên được' 'sự thật' vẫn chưa được Đảng nói ra hết, cũng như Đảng phải nhìn nhận 'tội lỗi' của mình, theo một khách mời của tọa đàm trực tuyến về "Cải cách ruộng đất" do BBC thực hiện hôm 18/9/2014.
    Từ Moscow, hôm thứ Năm, ông Nguyễn Minh Cần, nguyên Phó Chủ tịch phụ trách Nông nghiệp của Hà Nội, nguyên cán bộ sửa sai cải cách ruộng đất của Đảng ở ngoại thành Hà Nội, một nhà bất đồng chính kiến nhiều năm tị nạn chính trị ở Nga, cho rằng Đảng và chính quyền phải 'sám hối'. Ông nói:
    "Bây giờ cải cách ruộng đất đã qua rồi, chúng ta muốn quên đi, nhưng mà sự thực không quên được. Vì sao, bởi vì tôi đã rất đồng ý với nhà văn Trần Mạnh Hảo, là vì trước hết Nhà nước, Đảng cầm quyền phải nói sự thật, phải nhìn nhận tội lỗi của mình, phải sám hối, mới xóa bỏ được hận thù.
    "Mới xóa bỏ được: thôi, ta coi vấn đề cải cách ruộng đất là qua rồi. Điều đó nhà nước chúng ta không làm, cuộc triển lãm vừa qua không làm. Đó là điều thứ nhất tôi xin khẳng định như thế.
    Điều thứ hai là bây giờ rất cần một sự thay đổi về ruộng đất. Không phải là chúng ta làm một cuộc cải cách về ruộng đất theo kiểu của Trung Quốc, theo kiểu 1953 trước nữa, mà là phải đấu tranh để xóa bỏ điều ở trong Hiến pháp là quốc hữu hóa ruộng đất của nông dân
    Ông Nguyễn Minh Cần
    "Điều thứ hai là bây giờ rất cần một sự thay đổi về ruộng đất. Không phải là chúng ta làm một cuộc cải cách về ruộng đất theo kiểu của Trung Quốc, theo kiểu 1953 trước nữa, mà là phải đấu tranh để xóa bỏ điều ở trong Hiến pháp là quốc hữu hóa ruộng đất của nông dân và đem ruộng đất trả lại cho nông dân."

    'Quyết tìm sự thật'

    Nhà văn Trần Mạnh Hảo, một nhân chứng mà gia đình là 'nạn nhân' của cuộc cải cách, như ông tự giới thiệu, nói với cuộc tọa đàm từ Sài Gòn:
    "Tôi cho rằng lịch sử phải được thể hiện một cách trung thực, nếu tất cả lịch sử bị bóp méo, và bị dối trá hóa, bị tuyên truyền nhảm, tức là bịa ra lịch sử để sự tuyên truyền, thì chừng đó, sau này dù thời gian sau này chăng nữa, con cháu chúng ta họ vẫn quyết tâm đi tìm sự thật.
    "Bởi vì sự thật, chỉ có sự thật mới giải phóng được con người. Chỉ có sự thật mới giúp chúng ta nhìn nhận chân lý, cái gì sai, cái gì đúng, còn cứ bịa chuyện, cứ bịp bợm nhân dân, thì mọi thứ sẽ không bao giờ tốt đẹp."
    "Tôi không muốn nói lại cuộc cải cách ruộng đất, bởi vì vết thương của gia đình tôi, bố mẹ tôi. Bố tôi bị bắt, mẹ tôi phải nuôi ba đứa con, tôi phải đi bắt rận thuê để lấy gạo nấu cháo cho mẹ ăn và các em ăn, tức là rất là thảm.
    Và những gia đình bị bắn ở trong làng tôi cũng không bao giờ là địa chủ. Họ đã bắn, đã giết oan hàng mấy, hàng chục vạn người, thế thì làm sao mà có thể nói là một cuộc cải cách tốt đẹp được
    Nhà văn Trần Mạnh Hảo
    "Đẩy gia đình chúng tôi vào thảm kịch có thể chết đói cả ba bốn mẹ con. Và cuộc cải cách ruộng đất tôi đã nhìn thấy nông dân ở làng đến lấy ở nhà tôi từng cái đũa, cái bát, cái mâm, cái hòn gạch, phá nhà, phá cửa, cướp hết toàn bộ những tài sản của gia đình chúng tôi, mà một gia đình lao động, không bao giờ là địa chủ.
    "Và những gia đình bị bắn ở trong làng tôi cũng không bao giờ là địa chủ. Họ đã bắn, đã giết oan hàng mấy, hàng chục vạn người, thế thì làm sao mà có thể nói là một cuộc cải cách tốt đẹp được."

    'Không có cơ sở'

    Từ Paris, nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả của cuốn hồi ký chính trị "Đêm giữa ban ngày" đặt vấn đề liệu vào thời điểm tiến hành cuộc cải cách, Đảng có tiến hành một cuộc điều tra 'đàng hoàng không'.
    Nhà văn đặt câu hỏi cho ông Nguyễn Minh Cần:
    "Thắc mắc của tôi là vào giai đoạn đó, có một cuộc điều tra về cải cách ruộng đất đàng hoàng không, thành lập được mấy đoàn điều tra, đã đi những địa phương nào để điều tra cải cách ruộng đất, trưởng phó đoàn là ai và báo cáo về cải cách ruộng đất để chuẩn bị cho cải cách ruộng đất có hay không?"
    Sự thực ở đây là không chỉ riêng Hà Nội, mà cả toàn quốc, tỷ lệ 5% mà Hồ Chủ Tịch đưa ra, rồi vân vân, thì không có dựa trên một cơ sở điều tra nào cả
    Ông Nguyễn Minh Cần
    Khách mời từ Moscow trả lời:
    "Sự thực ở đây là không chỉ riêng Hà Nội, mà cả toàn quốc, tỷ lệ 5% mà Hồ Chủ Tịch đưa ra, rồi vân vân, thì không có dựa trên một cơ sở điều tra nào cả," cựu Phó Chủ tịch Hà Nội phụ trách nông nghiệp nói.
    "Hoàn toàn không có một điều tra nông thôn để mà quyết định vấn đề thành phần, ruộng đất, rồi vân vân, ở trong nông dân như thế nào cả, nông thôn ra làm sao cả. Đấy là một sự thật."

    'Không thể sửa được'

    Về vấn đề sửa sai, ông Nguyễn Minh Cần thuật lại những gì mà ông đã trải nghiệm, cựu thành viên ủy ban sửa sai của Đảng ở Hà Nội nói:
    "Ngay bản thân tôi, tôi là người phụ trách sửa sai ở ngoại thành Hà Nội, thì ông Võ Nguyên Giáp thời bấy giờ, Ủy viên Bộ chính trị, phụ trách Hà Nội trong việc sửa sai, chúng tôi bàn với nhau có bao nhiêu việc không thể nào sửa được.
    Vợ, chồng, con cái của người ta bị bắn chết thì hỏi sửa sai thế nào? Chúng tôi có mấy người liên lạc trong thời kỳ bí mật ở ngoại thành Hà Nội, thì đội cải cách về, chẳng hiểu thế nào mà họ nghèo, quy là địa chủ, bắn chết. Chúng tôi làm thế nào mà giải quyết được?
    Ông Nguyên Minh Cần
    "Vợ, chồng, con cái của người ta bị bắn chết thì hỏi sửa sai thế nào? Chúng tôi có mấy người liên lạc trong thời kỳ bí mật ở ngoại thành Hà Nội, thì đội cải cách về, chẳng hiểu thế nào mà họ nghèo, quy là địa chủ, bắn chết. Chúng tôi làm thế nào mà giải quyết được?
    "Rồi nhà cửa người ta chia ra rồi, bây giờ sửa sai, chúng tôi phải trả lại cho những người đó, nhưng mà trả lại thế nào được? Khi mà nông dân đã nhận được nhà cửa thì họ được tin là phải trả lại, thì họ lấy ngói, lấy gạch rồi phá hết tất cả của người ta.
    "Mà khi vào chia đấy, thì bao nhiêu gia đình được một ngôi nhà, thì những cây cảnh, những cái chậu v.v..., thì mình phá hết, thì bảo là trả lại thế nào?"
    Các khách mời trong cuộc thảo luận cũng nhìn lại hai luồng ý kiến chính trên các mạng xã hội Việt Nam nhân cuộc triên lãm Cải cách Ruộng đất ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại Hà Nội khai mạc rồi bị đóng cửa vì 'lý do kỹ thuật' sau khi vừa khai trương đầu tháng 9/2014.
    Các ý kiến cũng nhằm sáng tỏ bối cảnh chung, tác động của Trung Quốc, việc tiến hành, vai trò của Ban lãnh đạo Việt Nam khi đó như việc lập các đoàn cải cách.
    Cố chủ tịch Hồ Chí MinhÔng Hồ Chí Minh đã thừa nhận Đảng sai lầm và tuyên bố 'sửa sai' sau cải cách ruộng đất.
    Cuộc thảo luận cũng nhìn vào ý nghĩa, tác động của Cải cách Ruộng Đất với nông thôn, nông dân Việt Nam tới ngày nay.

    'Bài học lịch sử'

    Thảo luận còn nêu ý kiến cần có một cuộc cải cách về đất đai hiện nay ở Việt Nam để giải quyết vấn đề tham nhũng đất, khiếu kiện khá phổ biến về đất đai.
    Có khách mời cũng cho hay từ kinh nghiệm của Liên Xô thì sau năm 1991 vẫn không hề có sự nhìn lại về các cuộc cải tạo tiêu diệt nông dân thời Stalin.
    Nhưng riêng với Việt Nam, có ý kiến thảo luận nói cần khép lại quá khứ dù không được quên những vụ tàn sát thời Cải cách Ruộng Đất.
    Về bài học rút ra và thái độ đối với quá khứ, lựa chọn ứng xử trong hiện tại, ông Nguyễn Quang Thạch, nhà vận động 'sách cho nông thôn' nói với BBC:
    Lịch sử là thứ đã qua rồi, chúng ta không được phép quên lịch sử, mà chúng ta phải đánh giá sòng phẳng về nó. Chúng ta không quên quá khứ sai lầm của lịch sử, nhưng cũng không căm hận nó nữa, mà nên hành động để tạo dựng cho tương lai tốt hơn thôi
    Ông Nguyễn Quang Thạch
    "Lịch sử là thứ đã qua rồi, chúng ta không được phép quên lịch sử, mà chúng ta phải đánh giá sòng phẳng về nó.
    "Chúng ta không quên quá khứ sai lầm của lịch sử, nhưng cũng không căm hận nó nữa, mà nên hành động để tạo dựng cho tương lai tốt hơn thôi.
    "Chứ nếu chúng ta, như kiểu vừa rồi, là chỉ đưa trưng bày ra, phô diễn cho người ta, chỉ nói cái tốt, không nói cái sai, khuyết, để rồi cùng nhau nhìn nhận, và không lặp lạih những sai lầm trong tương lai.
    "Cho câu chuyện tôi nghĩ là người Việt mình, chính quyền đã đến lúc phải đánh giá lại sai lầm của mình, và sau đó công bố rõ ràng, và chúng ta điều chỉnh chính sách đất đai để không tạo ra sự xung đột giữa chính quyền và người dân. Để không tạo ra sự dồn tích, sự căm phẫn trong đời sống cộng đồng."

    'Mong cải cách mới'

    Bây giờ có những người nông dân không còn nhà, không còn một tấc đất để sống, trong khi những kẻ tham nhũng có bốn, năm, bảy cái biệt thự, có hàng trăm héc-ta rừng để bóc lột nhân dân... Vì vậy theo tôi, tôi lại muốn có một cuộc cải cách ruộng đất mới
    Bà Lê Hiền Đức
    Cũng hôm thứ Năm, bà Lê Hiền Đức, nhà hoạt động chống tham nhũng và vận động cho nhân quyền, nói với tọa đàm từ Hà Nội:
    "Tôi lại muốn cải cách ruộng đất bây giờ nữa, nhưng trên tinh thần của tôi bây giờ là gì: tổ chức cải cách ruộng đất không phải là đấu tố như ngày xưa, nâng thành phần từ phú nông lên địa chủ để giết chóc, đàn áp nhau.
    "Nhưng cải cách ruộng đất bây giờ là gì: để người nông dân của tôi bây giờ sống bằng đồng ruộng thì nhiều bà con nông dân đã căng khẩu hiệu là 'Nông dân coi đồng ruộng như máu xương của mình'.
    "Nhưng bây giờ mất hết ruộng, mất hết vườn, mất hết rừng, thì hỏi rằng còn gì nữa, vì vậy theo suy nghĩ của tôi, tôi lại mong muốn có cuộc cải cách, nhưng cải cách bây giờ đừng lặp lại những sai lầm dã man, tàn ác, giết chóc như những năm trước đây.
    "Mà cải cách bây giờ là gì: để cho những người nông dân đứng lên tố cáo những bọn tham nhũng. Bây giờ có những người nông dân không còn nhà, không còn một tấc đất để sống, trong khi những kẻ tham nhũng có bốn, năm, bảy cái biệt thự, có hàng trăm héc-ta rừng để bóc lột nhân dân...
    "Vì vậy theo tôi, tôi lại muốn có một cuộc cải cách ruộng đất mới," nhà vận động năm nay 83 tuổi nói với cuộc tọa đàm của BBC từ Hà Nội.

    CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT TRONG LỊCH SỬ

                                                                                                    Trần Gia Phụng                    

    Cuộc cải cách ruộng đất (CCRĐ) của cộng sản Việt Nam (CSVN) bắt đầu từ năm 1949 đến năm 1956, diễn ra ở Bắc Việt Nam.  Sách báo đã viết nhiều về CCRĐ, về phương pháp CCRD, về tội ác của Hồ Chí Minh (HCM) và CSVN trong CCRĐ.  Bài nầy xin đặt lại cuộc CCRĐ trong khung cảnh lịch sử hiện đại

    1.-   TRƯỚC KHI CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

    Sau thế chiến thứ hai, tại Bắc Kỳ, mặt trận Việt Minh (VM) do đảng CS chỉ huy nhanh tay cướp chính quyền và lập chính phủ tại Hà Nội ngày 2-9-1945 do HCM lãnh đạo.  Trong khi đó, Pháp trở lui Việt Nam, chiếm Nam Kỳ rồi tiến ra Bắc Kỳ. Hồ Chí Minh liền thỏa hiệp với Pháp, ký hiệp ước Sơ bộ (6-3-1946) tại Hà Nội vàTạm ước (14-9-1946) tại Paris, hợp thức hóa sự hiện diện của Pháp ở Việt Nam.

    Pháp càng ngày càng áp lực VM và đòi kiểm soát an ninh Hà Nội, thì VM bất ngờ tấn công Pháp tối 19-12-1946, để lãnh đạo VM có lý do chính đáng trốn khỏi Hà Nội, tránh bị Pháp bắt.  Việt Minh và HCM để lại Hà Nội 4,000 quân tự vệ nhằm bảo vệ Hà Nội chống Pháp, thực chất là cầm chân quân đội Pháp tại đây để lãnh đạo VM có thời giờ trốn chạy vào các chiến khu trên rừng núi.  Quân tự vệ chiến đấu anh dũng, trong từng ngôi nhà được gần 2 tháng, cầm cự cho đến ngày 17-2-1947 mới hoàn toàn rút lui.  Đây cũng là kế hoạch của HCM và VM, vì cuộc chiến đấu trong gần 2 tháng đã làm cho Hà Nội sụp đổ, nhà cửa hư hại.  Dân Hà Nội bỏ chạy lánh nạn chiến tranh, về vùng nông thôn lân cận do VM kiểm soát.  Việc làm cho Hà Nội sụp đổ hoang tàn đúng theo “Lời kêu gọi đồng bào phá hoại để kháng chiến” do HCM đưa ra ngày 16-1-1947, một tháng trước khi cuộc chiến đấu ở Hà Nội chấm dứt. (Hồ Chí Minh toàn tập tập 5, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tt. 25-26.)  “Lời kêu gọi đồng bào phá hoại để kháng chiến” chính là kế hoạch “tiêu thổ kháng chiến”, với những khảu hiệu “Phá hoại để kháng chiến”, “Tản cư cũng là kháng chiến” “Vườn không nhà trống”.

    2.-  CÁC GIAI ĐOẠN CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

    Chủ trương “Vườn không nhà trống” không hiệu quả đối với quân Pháp vì quân Pháp được tiếp liệu dồi dào từ Nam Việt Nam.  Ngược lại “vườn không nhà trống” làm cho dân chúng thêm nghèo đói trong chiến tranh, không có lúa gạo mà ăn, lấy thực phẩm đâu mà nuôi quân CS?  Lương thực nuôi quân càng ngày càng cạn kiệt, nên CSVN mở ra kế hoạch CCRĐ bằng sắc lệnh số 78/ SL ngày 14-7-1949, rất nhẹ nhàng để nông dân cày bừa, tăng gia sản lượng nông nghiệp.  Đây là giai đoạn CCRĐ lần thứ nhứt.

    Giai đoạn thứ hai vào năm 1950, CSVN ra sắc lệnh số 20/ SL ngày 12-2-1950, tổng động viên toàn bộ "nguồn nhân lực [người], vật lực [gia súc, nông cụ] và tài lực [tiền bạc] cho tổ quốc".  Tiếp đó, ngày 22-5-1950, xuất hiện cùng một lúc hai sắc lệnh CCRĐ số 89/FL và số 90/ FL, vẫn chưa nặng nể.

    Giai đoạn CCRĐ thứ ba bắt đầu bằng sắc lệnh ngày 20-4-1953, đăng trên Công báo CSVN ngày 20-5-1953.  Giai đoạn thứ tư vào cuối năm 1953, CSVN ra sắc lệnh CCRĐ ngày 4-12-1953 gồm 3 phần, 12 đề mục và 38 điều khoản. 

    Vào giữa năm 1954, nước Việt Nam bị chia hai sau Hiệp định Genève (20-7-1954). Cộng sản Việt Nam ở phía bắc và Quốc Gia Việt Nam ở phía nam vĩ tuyến 17.  Sau khi tái tổ chức chính quyền, tạm ổn định tình hình, HCM ký sắc luật về CCRĐ giai đoạn thứ 5 ngày 14-6-1955, rất cứng rắn so với các sắc luật trước. (Lâm Thanh Liêm, Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1994), Paris: Nhà sách và xuất bản Nam Á, 1995, tr. 14.)  Sau những cuộc thảm sát “long trời lỡ đất”, CCRĐ đợt 5 của CSVN chấm dứt ngày 20-7-1956.

    3.-   CỘNG SẢN CÀNG THÀNH CÔNG, CCRĐ CÀNG CỨNG RẮN

    Các giai đoạn CCRĐ chẳng những khác nhau về nội dung cải cách mà quan trọng hơn là khác nhau về cách thi hành CCRĐ.  Đặc biệt, CS càng thành công trên chiến trường thì CCRĐ càng cứng rắn.

    Trong chiến tranh, khi thiếu lương thực nuôi quân, CSVN mở cuộc CCRĐ một cách nhẹ nhàng, bằng sắc lệnh số 78/ SL ngày 14-7-1949, thành lập "Hội đồng giảm tô", giảm thiểu đồng bộ tiền thuê đất, nhằm khuyến khích nông dân ra sức cầy bừa, tăng gia sản lượng nông nghiệp, cung ứng nhu cầu đội quân CS càng ngày càng đông.

    Từ năm 1950, CSVN được Trung Cộng viện trợ võ khí, quân nhu, quân dụng và cả kinh tế nữa.  Cộng sản bắt đầu chuyển qua phản công trong chiến tranh.  Từ đó, CSVN cần thêm nhân lực, tăng cường quân đội, dân công tải đạn...  Vì vậy gọi là để tiếp tục công cuộc CCRĐ, CSVN ra sắc lệnh số 20/ SL ngày 12-2-1950, tổng động viên toàn bộ "nguồn nhân lực [người], vật lực [gia súc, nông cụ] và tài lực [tiền bạc] cho tổ quốc".  Nhờ đó, CSVN dễ bắt lính, đưa cả phụ nữ đi dân công, tải đạn. Kế hoạch đưa phụ nữ đi dân công do tướng Trần Canh đưa ra khi qua làm cố vấn cho HCM năm 1950. (Trương Quảng Ba, “Quyết sách trọng đại Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp”, đăng trong Hồi ký của những người trong cuộc…”, Nxb. Lịch sử đảng Cộng Sản Trung Quốc, 2002, Dương Danh Dy dịch, tr. 23.)

    Trong thời gian từ 1951 đến 1953, phương pháp CCRĐ cứng rắn dần, nhất là trong các vùng hoàn toàn do CS kiểm soát.  Tuy nhiên, CS còn dè dặt, e ngại tiếng đồn trong quần chúng lan rộng, khiến người ta sợ hãi, bỏ vùng CS mà “dinh tê”, về vùng do chính thể Quốc Gia kiểm soát, hoặc di cư vào Nam năm 1954.

    Ngày 20-7-1954, hiệp định Genève được ký kết.  Đảng CSVN làm chủ miền  bắc vĩ tuyến 17.  Ngay khi vừa về Hà Nội ngày 15-10-1954, CSVN ra các quy định nghiêm cấm báo chí: "Không được chống chính phủ và chế độ; không được xúi giục nhân dân và bộ đội làm loạn; không được nói xấu các nước bạn; không được tiết lộ các bí mật quân sự; không được đăng bài vở có phương hại đến thuần phong mỹ tục." (Hoàng Văn Chí, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, Mặt trận Bảo vệ Tự do Văn hóa, Sài Gòn 1959, tr. 31.) 

    Nắm vững ngành truyền thông, không còn lo ngại dân chúng Bắc Việt có thể thông tin liên lạc với bên ngoài lãnh thổ, CSVN mở lại cuộc CCRĐ “long trời lỡ đất”, tự do hoành hành bằng phương pháp tàn bạo bất nhân nhất trong lịch sử Việt Nam. Điều mà dân chúng rất lo sợ trong CCRĐ lần nầy là bị quy vào thành phần địa chủ và bị đưa ra đấu tố trước tòa án nhân dân (TAND). 

    Cuộc đấu tố bắt đầu bằng đấu lý, rồi đấu lực, đấu pháp và đấu ảnh.  Đấu ảnh khá lạ lùng trong lịch sử tòa án, xảy ra trong trường hợp nạn nhân đã chết.  Đội CCRĐ đem hình ảnh hay một vật dụng tượng trưng (áo, quần...) của nạn nhân để đấu tố. Nhân vật bị đấu ảnh nổi tiếng nhứt là nhà cách mạng Phan Bội Châu.  Ảnh của ông bị đem ra đấu tố, rồi vứt ảnh vào chuồng trâu.  (Theo lời kể của đại tá cộng sản Phan Thiệu Cơ (cháu nội Phan Bội Châu) do Phan Thiện Chí viết lại trên báo Kiến Thức Ngày Nay số 50, Tp.HCM ngày 15-12-1990.  Ngoài ra, Lê Nhân cũng kể lại việc nầy trong thư viết từ Hà Nội ngày 05-12-2005 gởi cho Phan Văn Khải, lúc đó là thủ tướng CS.  (Đàn Chim Việt ngày 5-12-2005.)  (Người viết cũng được cháu nội Phan Bội Châu ở Canada xác nhận điều nầy khi gặp nhau ở Toronto năm 2006.)

    Các biện pháp trấn áp, tra tấn, bắt đầu từ bỏ đói, bỏ khát, phơi nắng, phơi mưa, mắng chửi, hành hạ, nhục hình, thậm chí đào một cái hố, bắt nạn nhân nằm xuống, rồi bắt dân chúng tiểu và đại tiện lên nạn nhân, giựt tóc, đánh đập, gìm nước (rồi kéo lên cho tỉnh lại), dùng tre nhọn xuyên thủng tay chân, thân thể.  Có khi đội CCRĐ chôn nạn nhân xuống đất, chừa cái đầu lên trên, dùng bò kéo lưỡi cày có răng nhọn ngang qua đầu nạn nhân cho đến chết.  Nhiều nạn nhân chứng kiến các cuộc trấn áp dã man, sợ quá, lên cơn đau tim chết, hoặc tìm cách tự tử để khỏi bị hành hạ.

    Kết quả theo một tài liệu trong nước, trong cuộc CCRĐ đợt 5 (1955-1956), tổng số người bị quy và bị giết thuộc thành phần địa chủ trong CCRĐ là 172,008 người. Tài liệu nầy cho biết 123,266 người tức tỷ lệ 71,66% bị quy sai.  (Đặng Phong, Lịch sử kinh tế Việt Nam tập II, 1955-2000, Hà Nội: Nxb.Khoa Học Xã Hội, 2005, tr. 85.) Đó mới chỉ là thiệt hại nhân mạng.  Quan trọng hơn nữa là lần nầy, do tự do hoành hành, cuộc CCRĐ hết sức khốc liệt, đẵm máu, vô luân, đảo lộn văn hóa, đạo lý, đúng là “bại nhân nghĩa, nát cả càn khôn”. (Lời Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo”.) 

    4.-  TRUNG CỘNG HAY CSVN ĐỘC ÁC?

    Theo dõi diễn tiến các cuộc CCRĐ, điểm dễ nhận thấy là trong hai đợt CCRĐ đầu tiên (1949 và 1950), CSVN thực hiện CCRĐ để phục vụ nhu cầu lương thực, nuôi quân trong hoàn cảnh chiến tranh.  Sau đó, CSVN thực hiện CCRĐ theo bài bản “thổ cải” của Trung Cộng.  Nguyên vào đầu năm 1950, Hồ Chí Minh qua Trung Cộng và Liên Xô xin viện trợ.  Stalin giao cho Mao Trạch Đông giúp đỡ CSVN.  Từ đó, Trung Cộng viện trợ và đáp ứng tối đa cho nhu cầu của CSVN, viện trợ võ khí, quân nhu, quân dụng, kinh tế, cả cố vấn quân sự và cố vấn chính trị, trong đó có cả cố vấn CCRĐ. 

    Sau Đại hội 2 tại Tuyên Quang ra mắt đảng Lao Động (từ 11 đến 19-2-1951), CSVN cử người sang Trung Cộng tham dự khóa học tập về chủ nghĩa Mác-Lê tổ chức tại Bắc Kinh, nhưng chính là để học phương thức CCRĐ theo đường lối “thổ cải” của Trung Cộng. (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho mẹ và quốc hội, Nxb. Văn Nghệ [tái bản], California, 1995, tr. 164.)   

    Theo các cố vấn Trung Cộng, Mao Trạch Đông đã nói “... Cái cây nó cong về bên hữu, ta muốn uốn nó cho ngay thì tất nhiên là phải bẻ cong nó qua về bên tả, bên trái.  Buông ra nó trở lại là vừa.”  Các cố vấn Trung Cộng còn cho rằng:  “Không sợ quá trớn.  Có quá trớn mới bớt lại mà ngay được.  Đấu tranh ruộng đất là một cuộc cách mạng kinh thiên động dịa.  Trong một cuộc đảo lộn lớn lắm của cuộc sống, có người chưa quen, họ kêu.  Không có gì lạ cả.  Ta đánh họ đau mà họ không kêu, đó mới đáng lấy làm lạ chớ...  Một xã có từng nầy bần cố nông thì theo kinh nghiệm Trung Quốc, nhất định phải có bằng nầy địa chủ...” (Nguyễn Văn Trấn, sđd. tr. 166.)  Từ đó cuộc CCRĐ của CSVN trở nên cứng rắn, sắt máu như mọi người đều biết.  Vì vậy, nhiều người cho rằng Hồ Chí Minh và CSVN thực hiện CCRĐ giai đoạn thứ 5 tàn bạo theo mô thức Trung Cộng vì do sức ép của Trung Cộng. 

    Điều nầy không ai phủ nhận.  Tuy nhiên, nhìn thật kỹ từ phía CSVN, bản thân Hồ Chí Minh và nhóm lãnh đạo CSVN chẳng những rất ưng ý mô thức tàn bạo của Trung Cộng, mà còn cố tình làm mạnh hơn, không phải chỉ vì CSVN vâng lời Trung Cộng, mà chính vì bản chất gian ác, Hồ Chí Minh và CSVN tự ý cố tình làm như thế.  Vì vậy, không thể nói cuộc CCRĐ ác độc là do lệnh của cố vấn Trung Cộng, mà còn vì sự ác độc thú tính của Hồ Chí Minh và lãnh đạo CSVN.

    5.-  ĐẤT ĐAI CỦA TOÀN DÂN DO NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ

    Âm mưu chính của CSVN là muốn xóa bỏ quan niệm tư hữu đất đai thâm căn cố đế của nông dân Việt Nam, là giới rất bảo thủ và thủ cựu, đồng thời CSVN muốn áp đặt nền nông nghiệp chỉ huy của chế độ CS, thực hiện chủ trương đất đai thuộc “quyền sở hữu của toàn dân, do nhà nước quản lý”.  Xin hãy chú ý đến tổ chức hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) do CS bày ra sau CCRĐ.  Sau CCRĐ, CSVN chia đất cho nông dân cày cấy, nhưng nông dân chưa kịp mừng vui, thì CSVN tổ chức HTXNN, lùa nông dân vào HTX, buộc nông dân đem đất đã được chia và cả đất riêng nhỏ nhoi do tổ tiên để lại, gia nhập vào đất HTX do nhà nước quản lý.  Từ đây, nông dân hoàn toàn tay trắng, chẳng còn đất đai, chỉ làm công cho HTX tức cho nhà nước CSVN, nghĩa là CSVN chẳng những ăn cướp đất của địa chủ, phú nông mà ăn cướp cả đất của nông dân nghèo khổ hết sức bài bản vào tay CSVN.

    Một khi đã quản lý đất đai canh tác ở nông thôn, đảng Lao Động (LĐ) quản lý luôn kho lúa gạo toàn dân, nghĩa là dễ dàng làm chủ nền kinh tế nước nhà, bởi vì nền kinh tế Việt Nam lúc đó hoàn toàn dựa trên nông nghiệp.  Quản lý lương thực đồng thời, còn giúp quản lý hộ khẩu (gia đình) vì gạo bán theo sổ hộ khẩu.  Đó là lý do chính của cuộc CCRĐ giai đoạn thứ 5 vào năm 1955.

    6.-  THIẾT LẬP HỆ THỐNG LÃNH ĐẠO CS Ở NÔNG THÔN

    Âm mưu thứ hai là cuộc CCRĐ nhắm xóa bỏ hệ thống cấu trúc xã thôn cũ và thay bằng lãnh đạo CS.  Tổ chức xã thôn Việt Nam có từ lâu đời và rất phức tạp, gồm có (bất thành văn):  Ban cố vấn, Hội đồng kỳ mục, và Hương hội.   Tổ chức xã thôn cũ còn có đặc tính chung là tự trị.  Tục ngữ có câu: “Luật vua thua lệ làng”.  Chẳng những tự trị, sinh hoạt xã thôn rất dân chủ.  Các việc quan trọng trong làng đều được đem ra bàn bạc trong các kỳ họp hằng tháng tại đình làng để hỏi ý dân.  Điều nầy đi ngược lại với lối cai trị độc tài của CS.  Do đó, CCRĐ với những màn đấu tố dã man nhằm xóa bỏ hẳn cấu trúc xã thôn với những tổ chức và nấc thang giá trị văn hóa cũ, để thay thế bằng tổ chức xã thôn mới, hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của cán bộ đảng viên CS.  Giới lãnh đạo xã thôn cũ lại là giới khá giả trong làng, có ít nhiều ruộng đất, nên dễ bị CS quy vào thành phần địa chủ, và trở thành đối tượng đấu tố trong cuộc CCRĐ do đội CCRĐ đưa ra đấu tố, đúng theo chủ trương: “Trí, phú, địa, hào; đào tận gốc, trốc tận rễ”, mà cộng sản quyết tâm càn quét toàn bộ giới lãnh đạo cũ trong làng.

    7.-   CHUẨN BỊ TẤN CÔNG NAM VIỆT NAM

    Âm mưu thứ ba là CSVN tổ chức thanh lọc kỹ càng dân chúng Bắc Việt Nam, ổn định tuyệt đối nông thôn Bắc Việt Nam.  Hồ Chí Minh vốn là một gián điệp của Đệ tam Quốc tế Cộng sản, đã học ngành tình báo tại Moscow (Liên Xô).  Sau năm 1954, Hồ Chí Minh và CSVN lo sợ chính phủ Quốc Gia Việt Nam và các tổ chức hay đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc hoặc các tôn giáo, gài người ở lại đất Bắc sau hiệp định Genève.   Xa hơn, CSVN nghi ngờ các thế lực thù địch cho người trà trộn trong nhóm miền Nam tập kết ra Bắc để phá hoại hoặc làm tình báo.  Vì vậy, tiến hành CCRĐ là phải truy xét, soi rọi lý lịch ba đời nông dân, điều tra cặn kẽ, không bỏ sót bất cứ một gia đình hay nhân vật nào bị nghi ngờ có thể nằm trong mạng lưới điệp viên của miền Nam.

    Cuộc CCRĐ áp đặt nông thôn Bắc Việt Nam với khoảng 70% dân số, dưới quyền thống trị của CSVN,
    mở đầu cho kế hoạch áp đặt sự toàn trị của CSVN ở Bắc Việt Nam sau 1954, bằng việc cải cách công thương nghiệp ở thành phố, khóa sổ báo chí (vụ Nhân Văn Giai phẩm) và thanh trừng nội bộ đảng CSVN (Vụ án chống đảng), đi đến chỗ ổn định tuyệt đối Bắc Việt Nam, nhằm chuẩn bị tấn công Nam Việt Nam. 

    8.-  ĐOẠN KẾT CCRĐ: THỜI CƠ CHO LÊ DUẪN

    Trong khi đó, Lê Duẫn đứng đầu Trung ương cục miền Nam (đổi thành Xứ ủy Nam Bộ tháng 10-1954, rồi trở lại TƯCMN  tháng 1-1961).  Lê Duẫn đã dày công xây dựng cơ sở CS ở miền Nam trong thời gian chiến tranh (1946-1954).  Tuy nhiên, thành tích nầy không sáng chói bằng giới lãnh đạo CS ở miền Bắc.  Vì vậy sau năm 1954, Lê Duẫn  trốn lại ở miền Nam, quyết chí đánh miền Nam, vì nếu CSVN đánh miền Nam, thì quyền lãnh đạo chiến tranh chắc chắn phải vào tay Lê Duẫn.  Vì tham vọng quyền lực, nên Lê Duẫn nóng lòng đánh miền Nam, nhằm tạo hào quang cho chính mình. 

    Điểm đáng chú ý là tuy phản ứng của dân chúng đối với sự tàn bạo của cuộc CCRĐ năm 1956 bị dẹp yên, nhưng để lấy lòng dân chúng, hội nghị Trung Ương Đảng LĐ lần thứ 10 từ tháng 9 đến tháng 11-1956 quyết định Trường Chinh, trưởng ban chỉ đạo CCRĐ trung ương, rời chức tổng bí thư đảng LĐ tuy vẫn còn trong Bộ chính trị.  Hồ Chí Minh, chủ tịch đảng LĐ, kiêm nhiệm chức vụ nầy. 

    Lúc đó, Lê Duẫn đang nằm vùng ở miềnNam, không lãnh đạo CCRĐ giai đoạn 5 ở ngoài Bắc, không bị tai tiếng vì vụ CCRĐ, nên được gọi về Hà Nội ngày 4-7-1957, giữ chức ủy viên thường vụ bộ chính trị đảng LĐ, phụ tá cho Hồ Chí Minh.  Sau đó, đại hội III đảng LĐ từ 5-9 đến 10-9-1960 bầu Lê Duẫn làm bí thư thứ nhất (không phải là tổng bí thư) thay Trường Chinh.  Như thế có nghĩa là kết cục của CCRĐ năm 1956 tạo cơ hội cho Lê Duẫn thay Trường Chinh.  Nhờ đó Lê Duẫn thăng tiến nhanh chóng. 

    Ngày nay, một số người cho rằng việc CCRĐ do Hồ Chí Minh chủ trương, còn việc tấn công Nam Việt Nam do Lê Duẫn thúc đẩy, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp không muốn đánh Nam Việt Nam (?).  Xin lưu ý một điểm quan trọng: chủ trương tấn công Nam Việt Nam do chính Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đưa ra đầu tiên tại hội nghị Liễu Châu (Quảng Tây) từ 3 đến 5-7-1954 với thủ tướng Trung Cộng là Chu Ân Lai, trước khi hiệp định Genève được ký kết.  Lúc đó Lê Duẫn còn ở trong Nam và không tham dự hội nghị nầy.  Như vậy, không thể nói là Hồ Chí Minh không chủ trương tấn công Nam Việt Nam mà phải khẳng định chắc chắn rằng chủ trương tấn công miền Nam là do tham vọng của Hồ Chí Minh và toàn thể tập đoàn lãnh đạo CSVN, muốn thống trị toàn cõi Việt Nam.  Cấp bậc càng cao, trách nhiệm và tội lỗi càng nhiều.

    KẾT LUẬN

    Đặt các giai đoạn CCRĐ từ 1949 đến 1956 trong khung cảnh lịch sử, những điểm dễ thấy là: 1) Nội dung và phương pháp các giai đoạn CCRĐ do CS thực hiện thay đổi theo hoàn cảnh chiến tranh.  Lúc đầu (năm 1949), nhẹ nhàng để tăng gia lương thực nuôi quân, rồi khi CS siết chặt vùng cai trị, thì CCRĐ cứng rắn dần dần, và trở nên tàn bạo theo sự thành công của CS trên chiến trường.  Cuộc CCRĐ lên cực điểm dã man sau khi CSVN chiếm được miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Genèvengày 20-7-1954.  2) CCRĐ khốc liệt không phải chỉ do sự chỉ đạo và hỗ trợ của cố vấn Trung Cộng, mà do chính lãnh đạo CSVN tự ý muốn đẩy mạnh CCRĐ đến độ tàn bạo để thực hiện chủ quyền và chủ thuyết  CS.  3) CCRĐ nằm trong tiến trình của CSVN cải đổi nền nông nghiệp tư nhân tự do qua nông nghiệp chỉ huy của CS theo chủ trương “đất đai là tài sản của toàn dân do nhà nước quản lý”. 4) CCRĐ nhắm xóa bỏ hệ thống lãnh đạo xã thôn cũ và thay bằng lãnh đạo của CSVN. 5) CCRĐ cấp bách ổn định Bắc Việt Nam, để tiến hành chiến tranh xâm lăng Nam Việt Nam của giới lãnh đạo CSVN.  6)  Kết cục của CCRĐ đưa đến sự thoái lui tạm thời của Trường Chinh, lý thuyết gia hàng đầu của CSVN, tạo thời cơ cho Lê Duẫn tiến lên.    

    Cuối cùng, một kẻ giấu mặt trong CCRĐ là Trung Cộng.  Trung Cộng xúi giục CSVN thực hiện CCRĐ một cách tàn bạo, vì Trung Cộng ngầm chủ trương tàn phá Việt Nam.  Việt Nam càng bị tàn phá, càng yếu kém, thì càng có lợi cho Trung Cộng. 

    TRẦN GIA PHỤNG

    (Toronto, 23-9-2014).

    Featured Post

    🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

    My Blog List