Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, October 10, 2015

Obama: ‘Không để TQ viết luật chơi mậu dịch’


Obama: ‘Không để TQ viết luật chơi mậu dịch’

6 tháng 10 2015

Thỏa thuận mậu dịch lớn nhất trong nhiều thập niên đã đạt được vào hôm thứ Hai, đánh dấu sự kết thúc của 5 năm đàm phán
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) cắt giảm thuế quan thương mại và thiết lập các tiêu chuẩn chung trong dậu dịch cho 12 nước trong khu vực vành đai Thái Bình Dương, trong đó có Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Giới ủng hộ nói rằng thỏa thuận này có thể trị giá nhiều tỷ đô la cho các nước liên quan, nhưng giới chỉ trích nói thỏa thuận được đàm phán bí mật và thiên vị cho với các tập đoàn lớn.
Thỏa thuận này chi phối khoảng 40% nền kinh tế thế giới và được ký kết sau năm ngày đàm phán ở Atlanta tại Hoa Kỳ.
Mặc dù có thành công từ các cuộc đàm phán, thỏa thuận này vẫn còn phải được quốc hội từng nước thành viên phê chuẩn.
Thỏa thuận này khởi đầu giữa bốn nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký cách đây 10 năm.
Nay thỏa thuận có ảnh hưởng tới khoảng 800 triệu dân ở 12 nước.
Nhật Bản được xem là nước gặt hái những lợi ích kinh tế rất lớn từ thỏa thuận này, trong khi TPP là một bước đi chiến lược quan trọng của Hoa Kỳ.

'Thắng lợi lớn'

Chúng ta không thể để cho các quốc gia như Trung Quốc viết ra luật lệ của nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta nên viết ra luật lệ, mở thị trường mới cho sản phẩm của Mỹ trong khi thiết lập các tiêu chuẩn cao để bảo vệ cho người lao động và giữ gìn môi trường. Barack Obama
Đối với Tổng thống Barack Obama, thỏa thuận này là một thắng lợi lớn.
Ông nói: “Thỏa thuận này tạo sân chơi công bằng cho người nông dân, chủ trang trại của chúng ta, và các nhà sản xuất bằng cách loại bỏ hơn 18.000 loại thuế mà các nước đánh vào những sản phẩm của chúng ta".
Nhưng Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, một ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ, nói: "Wall Street và các tập đoàn lớn khác đã giành chiến thắng một lần nữa."
Ông cho biết thỏa thuận này sẽ làm mất việc làm ở Hoa Kỳ và tác động tiêu cực tới người tiêu dùng và rằng ông sẽ "làm tất cả những gì có thể để đánh bại thỏa thuận này" trong Quốc hội Hoa Kỳ.
Trung Quốc đã không tham gia vào thỏa thuận này, và chính quyền Obama đang hy vọng sẽ buộc Bắc Kinh phải chấp nhận hầu hết các tiêu chuẩn TTP đặt ra.
Ông nói: "Khi có nhiều hơn 95% khách hàng tiềm năng của chúng ta sống bên ngoài biên giới của chúng ta, chúng ta không thể để cho các quốc gia như Trung Quốc viết ra luật lệ của nền kinh tế toàn cầu.
"Chúng ta nên viết ra luật lệ, mở thị trường mới cho sản phẩm của Mỹ trong khi thiết lập các tiêu chuẩn cao để bảo vệ cho người lao động và giữ gìn môi trường."
Nhiều người trong cộng đồng doanh nghiệp tại Hoa Kỳ cảm thấy mối lợi thực sự của TPP sẽ nhiều hơn khi mở ra cho các nước khác tham gia, đặc biệt là Trung Quốc.
Các nước thành viên hiện này gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Japan, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ US và Việt Nam.

TPP chi phối 40% mậu dịch toàn cầu và ảnh hưởng 800 triệu dân tại 12 nước.

Nhưng một số nước có khả năng tham gia gồm Nam Hàn, Đài Loan, Philippines, và Colombia.
Trung Quốc nói họ chấp nhận bất kỳ cơ chế nào theo qui định của WTO mặc dù không bày tỏ ý định tham gia TPP.
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc gọi TPP là “một trong những thỏa thuận mậu dịch tự do chính cho khu vực châu Á Thái Bình Dương”, theo một thông cáo của Tân Hoa Xã.
"Trung Quốc hy vọng thỏa thuận TPP và các cơ chế mậu dịch tự do khác trong khu vực sẽ bổ trợ cho nhau và góp phần làm tăng mậu dịch, đầu tư và kinh tế cho châu Á Thái Bình Dương,” thông cáo nói.
Vào hôm thứ Ba, Thủ tướng Nhật mô tả thỏa thuận này báo hiệu một “thế kỷ châu Á Thái Bình Dương mới” nhưng nói thêm rằng sẽ có ý nghĩa chiến lược nếu Trung Quốc tham gia trong tương lai.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào hôm thứ Hai nói với các phóng viên thỏa thuận là một "kết cục quan trọng không chỉ đối với Nhật Bản mà còn cho tương lai của khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
Trả lời báo giới sau khi kết thúc đàm phán TPP, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng nói:
Trung Quốc hy vọng thỏa thuận TPP và các cơ chế mậu dịch tự do khác trong khu vực sẽ bổ trợ cho nhau và góp phần làm tăng mậu dịch, đầu tư và kinh tế cho châu Á Thái Bình Dương Bộ Thương mại Trung Quốc
“Việt Nam là nước kém phát triển nhất trong nhóm 12 nước tham gia TPP, nhưng chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ vượt qua mọi khó khăn để làm tròn trách nhiệm và quyền hạn của mình.
“Nếu chúng tôi quyết định tham gia vào những gì đã chấp nhận khi đàm phán thì tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ ứng xử theo đúng những cách thức của các thành viên trong khối TPP,” ông Hoàng nói.
Thỏa thuận này đánh dấu việc cải thiện điều liện lao động trong các nước thành viên theo đó chính phủ các nước này có thể khiếu nại các nước trong khối TPP trong trường hợp không tuân thủ các điều kiện đã thống nhất khi đàm phán.
Trước đây thỏa thuận mậu dịch của Hoa Kỳ chỉ cho phép khiếu nại khi các nước không tuân thủ điều kiện chính nước đó đặt ra hoặc theo tiêu chuẩn lao động quốc tế mà thôi.
Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) ra tuyên bố nói: "Thỏa thuận này sẽ khiến lĩnh vực tư nhân được tiếp cận nhiều hơn tới các thị trường chủ chốt, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, và giúp thiết lập hạ tầng cung ứng then chốt, qua đó tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đem lại công ăn việc làm và thu nhập tốt hơn cho người lao động Việt Nam."










__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Người Việt CS đang chia rẽ vì TPP

Người Việt CS đang chia rẽ vì TPP

Nam Nguyên
2015-10-09

Đại diện 12 nước tham gia đàm phán TPP tại Atlanta, Mỹ ngày 5/10/2015
Đại diện 12 nước tham gia đàm phán TPP tại Atlanta, Mỹ ngày 5/10/2015
 AFP

Dư luận báo chí tuần này đã có những ngày đầy phấn khởi với việc đàm phán TPP kết thúc. Nhưng khi dư âm các cuộc họp báo ở Atlanta Hoa Kỳ đã lắng xuống, cũng là úc báo chí Việt Nam chuyển tải những bất đồng sâu sắc, nếu không nói là chia rẽ về việc nhà nước hầu như chấp nhận mọi điều kiện, để được tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.
Nếu như các giới chức chính phủ đánh giá tích cực về việc Việt Nam sẽ tăng Tổng sản phẩm nội địa GDP thêm hàng chục tỷ USD kể từ 2020, thì báo Thế giới Tiếp thị ngày 7/10/2015 đưa lên mạng bài viết với tựa bài mang tính vừa hài hước vừa mỉa mai “Đón TPP: Vui sao nước mắt lại trào”. Nếu chúng tôi nhớ không lầm thì đây cũng là một câu trong một bài nhạc đỏ phổ biến sau ngày 30/4/75 ở miền Nam Việt Nam.
Chúng tôi xin trích một đoạn nhiều ý nghĩa trong bài viết trên Thế giới Tiếp thị:
“Với hơn 54 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên, theo con số mới nhất của tổng cục Thống kê, sinh kế của nhiều người sẽ được cải thiện khi TPP mở ra cánh cửa xuất khẩu rất lớn của một thị trường chiếm đến 40% GDP toàn cầu. Dệt may chẳng hạn, hiện có đến hơn 6.000 doanh nghiệp, với lực lượng lao động lên đến hơn 2,5 triệu người. Những con số xuất khẩu hàng chục tỉ USD đang làm rất nhiều người loá mắt, nhất là trong ngành dệt may, da giày, nông sản.
Đằng sau những con số tỉ đô đó là phần nhập khẩu đã ăn gần như trọn. Phần doanh nghiệp Việt Nam được hưởng chỉ là những đồng tiền gia công ít ỏi. Phần lời, theo một chuyên gia của ngành dệt may, chủ yếu ăn vào những đồng lương ít ỏi của công nhân, vì “nếu trả lương sòng phẳng thì làm giỏi lắm thì chỉ có huề vốn”.
Tác giả bài viết trên Thế giới Tiếp thị phê phán chính sách của Nhà nước là chậm chạp, trong khi áp lực của các FTA (Thỏa thuận thương mại tự do) thì đang đè nặng. Tờ báo mô tả điều gọi là sự hối hả của khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI đổ vào Việt Nam, còn các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tư nhân, đang chật vật trước một nền kinh tế khó khăn, đối mặt với các vấn đề thuế phí bên trên, lương tối thiểu bên dưới.
Bài báo cũng so sánh hai hình ảnh tương phản, các nước thành viên khác trong TPP thì cố gắng tìm mọi cách để bảo vệ các nhà sản xuất của họ. Còn Việt Nam thì chú ý tới lợi ích xuất khẩu, đến doanh nghiệp nhà nước, đến công đoàn. Tác giả bài báo cũng mô tả về điều gọi là, khối doanh nghiệp dân doanh có vẻ bị lãng quên.
Ở kết đoạn kết, tác giả bài báo trên Thế giới Tiếp thị điện tử thể hiện cách mô tả đầy cảm xúc, hiếm thấy trên các bài viết về kinh tế: “Những màu hồng đang đang ngự trị như tám năm trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Và rồi, theo thời gian, sắc hồng nhạt phai để lộ ra những khoảng đen và sắc xám. Và giọt nước mắt mừng vui trào ra trong khoảnh khắc ‘chiến thắng’ của TPP, biết đâu lại là dòng nước mắt tuôn rơi tủi hổ khi một lần nữa để cơ hội vụt bay, còn lại vô vàn thách thức.”
Bài viết trên Thế giới Tiếp thị được ghi nhận như là một điển hình của khuynh hướng hoài nghi về những lợi ích khi Việt Nam tham gia TPP. Tác giả bài báo không đề cập tới một khía cạnh đáng chú ý liên quan tới cải cách thể chế chính trị mà Việt Nam cam kết, trong các chương liên quan đến quyền cơ bản của người lao động, nói rộng ra là tự do nghiệp đoàn, tự do lập hội. Hoặc cam kết về tính công khai minh bạch, tạo sân chơi bình đẳng giữa Doanh nghiệp nhà nước và các thành phần doanh nghiệp khác.
Phải nhìn nhận khuynh hướng hoài nghi về tăng xuất khẩu dệt may một cách kỳ diệu trong TPP là rất có cơ sở. Hiện nay hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ chịu thuế nhập khẩu trung bình khoảng 17%. Khi TPP có hiệu lực mức thuế này có thể giảm tới 0%, nhưng điều kiện để được hưởng miễn thuế quan thì hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ, Nhật Bản hay các nước TPP khác phải đáp ứng điều kiện khó nuốt đó là nguyên tắc tính từ sợi. Sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải được sản xuất từ sợi và vải tại Việt Nam hoặc nội khối TPP. Theo thông tin chính thức thì TPP dành cho Việt Nam cơ chế “nguồn cung thiếu hụt” cho phép sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực. Thông tin chưa nói rõ thời gian chuyển tiếp là bao lâu và với tỷ lệ sợi và vải sản xuất bên ngoài TPP là bao nhiêu.

Về vấn đề liên quan, TS Lê Đăng Doanh khi trả lời RFA đã nhận định:
SB: “Việc TPP yêu cầu có hàm lượng sợi trong TPP khoảng 70%, tôi không rõ là Việt Nam có thỏa thuận được điều kiện nào thuận lợi hơn hay không. Nhưng với tình hình như vậy thì tôi nghĩ nó cũng có cái lý của nó, đó là TPP muốn Việt Nam xuất khẩu hàng do Việt Nam sản xuất chứ không phải xuất khẩu hộ hàng của Trung Quốc. Vì vậy Việt Nam đang cố gắng nâng cao hàm lượng nội địa, thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài và đấy là những thách thức, nhưng thách thức đó nếu được xử lý tốt thì có thể trở thành những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam”

Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 24,5 tỷ USD nhưng chủ yếu là may gia công với nguyên liệu nhập từ Trung Quốc ít nhất 70%. Phần còn lại là từ Hàn Quốc, Đài Loan hay một số quốc gia khác mà chủ đơn hàng chỉ định nhà cung cấp.

Trước đây trong một cuộc phỏng vấn của chúng tôi ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM loại trừ khả năng Việt Nam nhập bông từ Mỹ về để kéo sợi và dệt vải vì giá thành sẽ rất cao. Tuy rằng cũng có thể nhập bông từ Trung Quốc, Ấn Độ hay Indonesia về để kéo sợi và dệt vải tại Việt Nam nhưng đó mới chỉ là một vế. Việt Nam chưa thể trong một sớm một chiều có đủ các nhà máy kéo sợi, nhà máy dệt vải, nhuộm và hoàn tất cho khối lượng xuất khẩu lớn lao của mình. 

Ông Diệp Thành Kiệt nhận định rằng, Nếu danh mục thiếu hụt tạm thời các bên thỏa thuận là 5 năm, thì trong kịch bản lạc quan, trong thời gian ấy có thể khá đủ để ngành dệt may tìm những nhà đầu tư hoặc tự đầu tư để có thể bù đắp được 70% sự thiếu hụt. Còn trong kịch bản thứ hai, mọi việc tiến hành chậm trễ thì chỉ có thể đáp ứng 30% vải phục vụ cho yêu cầu TPP.  Ông Diệp Thành Kiệt tiếp lời:
SB: “ Đáp ứng những kịch bản như thế nào thì nó còn tùy thuộc nhiều yếu tố mà không phải chỉ giải quyết riêng vấn đề sợi; mà còn phải giải quyết được khâu dệt vải và khâu nhuộm. Theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam thì hiện nay với vải nội địa khâu nhuộm cũng chỉ đáp ứng 80%. Rõ ràng đây là một bài toán về mặt vĩ mô, cân đối giữa năng lực của kéo sợi, năng lực dệt vải và năng lực nhuộm, khá hóc búa cho các nhà điều hành ở tầm vĩ mô của ngành dệt may Việt Nam.”
Trong số những bài báo quan ngại về điều gọi là “lợi thì có lợi nhưng răng không còn” sau khi TPP có hiệu lực, dự kiến năm 2018, trang mạng Xã Luận. com có bài đặt tựa cũng đặc biệt không kém. Đó là “lo tảng đá làm trĩu cánh chim đại bàng.” Trang thông tin điện tử này đã phỏng vấn chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành và tờ báo đã lời ông để đặt tựa cho bài viết.

Ông Bùi Kiến Thành là một chuyên gia Việt Kiều có uy tín hiện sống và làm việc trong lĩnh vực tài chính ở Hà Nội. Ông Thành bày tỏ lo ngại sâu xa về hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh của Việt Nam, cũng như thủ tục hành chính nhiêu khê sẽ giống như tảng đá làm trĩu cánh con đại bang. Ông nói, nền kinh tế Việt Nam dù có phát triển nhưng vẫn như vận động viên thiếu dinh dưỡng, đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm. Trong TPP Việt Nam là đối tác của những nước tư bản hàng đầu, thậm chí có những luật chơi của họ mình còn chưa được biết, chưa được học.

Ông Bùi Kiến Thành nhận định rằng, khi áp dụng TPP doanh nghiệp Việt Nam có thể sẽ chết ngay trên sân nhà, vì hàng hóa ngoại nhập tràn vào mà các doanh nghiệp nội địa không có khả năng cạnh tranh.

Ông Bùi Kiến Thành cũng kết luận một cách đầy lo ngại trên trang điện tử Xã Luận. com, TPP là cơ hội cực kỳ quan trọng của Việt Nam, nhưng phải có nội lực thì mới làm được. Việt Nam vào TPP thì phải thay đổi tư duy rõ ràng. Ông Thành nhấn mạnh Việt Nam khi đã hội nhập sâu thì không có cách để quay lại khi thấy mình yếu thế.

Nhiều chuyên gia cả trong ngoài chính phủ đều kêu gọi Việt Nam đổi mới lần thứ hai một cách tích cực, và phải cải cách đồng bộ kinh tế lẫn chính trị thì mới có thể phát triển kinh tế bền vững.
__._,_.___

Posted by: ly vanxuan

Cựu Bộ trưởng Thương mại: TPP có thể gây thiệt hại lớn cho Việt Nam

Cựu Bộ trưởng Thương mại: TPP có thể gây thiệt hại lớn cho Việt Nam 

Sản phẩm nông nghiệp là lĩnh vực dễ bị tổn hại từ TPP, lĩnh vực này chưa được sự bảo vệ của nhà nước (theo ông Lê Văn Triết).

Trà Mi-VOA
09.10.2015 

Việt Nam được xem là nước hưởng lợi nhiều nhất trong Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương vừa hoàn tất giữa 12 quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, nhưng một cựu Bộ trưởng Thương mại của Việt Nam cho rằng Việt Nam có thể bị nhiều thiệt hại rất lớn từ TPP nếu không cấu trúc lại nền kinh tế.

Nguyên Bộ trưởng Thương mại Lê Văn Triết nói Việt Nam còn nhiều mặt chưa sẵn sàng cho TPP và cần phải phấn đấu rất nhiều.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ tối 9/10 bàn về những mặt lợi-hại của TPP đối với thực trạng kinh tế Việt Nam hiện nay, ông Triết cũng khuyến cáo rằng cơ cấu kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam cần phải chuyển hóa kịp thời vì không phù hợp với TPP cũng như xu hướng kinh tế thế giới trong thời đại toàn cầu hóa.

Ông Lê Văn Triết: Việt Nam có thuận lợi ở chỗ các xuất phát điểm thấp. Giao tiếp với thị trường toàn cầu hóa, Việt Nam hưởng lợi nhiều hơn ở chỗ kinh tế chưa được mở rộng và được lợi từ các cắt giảm thuế cùng những ưu đãi mà tự do hóa thương mại đem lại.

VOA: 11 nước còn lại trong khối TPP, họ có lợi gì khi bắt tay TPP với Việt Nam?
Ông Lê Văn Triết: Họ cũng có những thuận lợi trong giao tiếp, trao đổi thương mại với Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng nhân cơ hội đó sẽ có nhiều lợi ích, tiếp nhận được những thuận lợi trong quan hệ buôn bán với các nước vì ngoài vấn đề thương mại còn có đầu tư và nhiều lĩnh vực khác. Việt Nam có được hưởng những lợi ích đó hay không còn tùy thuộc vào khả năng chuyển hóa để thực hiện TPP thế nào, chứ không phải chỉ được hưởng lợi.

VOA: Nếu không linh hoạt chuyển hóa kịp thời, những cái hại trông thấy từ TPP đối với Việt Nam là gì?

Việt Nam có được hưởng những lợi ích đó hay không còn tùy thuộc vào khả năng chuyển hóa để thực hiện TPP thế nào, chứ không phải chỉ được hưởng lợi.

Ông Lê Văn Triết.

Ông Lê Văn Triết: Có nhiều cái thiệt, thiệt rất lớn. Ví dụ như hiện nay Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều trong buôn bán với nước ngoài. Thứ hai, Việt Nam chưa có những thể lệ, chính sách, cơ chế kể cả trong vấn đề thuế và các vấn đề khác để có thể triển khai thực hiện được. Việc này Việt Nam chưa phải là đã sẵn sàng. Bất lợi thứ ba, Việt Nam đang bị lệ thuộc nhiều trong quan hệ thương mại với một số nước trong đó có láng giềng gần. Bây giờ bước ra khỏi cái đó là một điều khó đối với Việt Nam, phải có quá trình, phải có hoạt động tích cực về mặt pháp lý, chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, và ứng phó với thị trường. Những việc này Việt Nam còn phải phấn đấu rất nhiều.

VOA: Theo ông, lĩnh vực nào trong nền kinh tế Việt Nam sẽ được lợi nhiều nhất từ TPP và lĩnh vực nào bị tổn thương, thiệt hại nhiều nhất?
Ông Lê Văn Triết: Lĩnh vực được hưởng lợi là gia công hàng xuất khẩu như may mặc. Nếu khéo léo và làm tốt, Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc chế tạo một số mặt hàng phục vụ cho ngành thông tin, điện tử. Cái bất lợi của Việt Nam là phụ thuộc nguyên liệu nước ngoài nhiều quá. Lâu nay một số nước đang chạy đua nhau xây các cơ sở chế tạo các nguyên liệu, phụ liệu bán cho Việt Nam để được hưởng lợi khi Việt Nam xuất khẩu sang các nước TPP. Như vậy, họ được lợi còn Việt Nam cuối cùng chỉ được cái là gia công thôi. Lĩnh vực dễ bị tổn hại từ TPP là các sản phẩm nông nghiệp. Lĩnh vực này chưa được sự bảo vệ của nhà nước từ nhiều năm trước đây. Do đó, khi Việt Nam mở cửa đưa nhiều mặt hàng vào với thuế suất bằng không thì việc này tác động đến nông dân nhiều nhất.

VOA: Cần các bước nào cụ thể, cấp bách để Việt Nam có thể bước vào TPP được lợi hoàn toàn, tránh rủi ro?

Ông Lê Văn Triết: Cái đó có nhiều vấn đề lớn lắm, đi từ cấu trúc lại nền kinh tế của Việt Nam. Nhìn vào sự phát triển kinh tế của các nước, từng ngành kinh tế, từng lĩnh vực mặt hàng thì Việt Nam có nhiều cái chưa hòa mình với dòng chảy thương mại thế giới. Cho nên, cấu trúc lại nền kinh tế, cấu trúc lại thể chế pháp lý, thủ tục, chính sách. Đó là những vấn đề rất lớn hiện giờ.

 Đó là về mặt nhà nước. Về mặt doanh nghiệp, sự am hiểu về thể chế, luật lệ và hiệp định liên quan đến thương mại, đầu tư thế giới thì Việt Nam xưa nay chưa phải là nước có nhiều kinh nghiệm, doanh nghiệp Việt Nam chưa được dàn dựng để có thể nhảy vào chiến trường dễ dàng như một số nước. Hơn nữa, cấu trúc nền kinh tế Việt Nam khi bước vào TPP cũng có nhiều cái phải thiết kế lại cho phù hợp. Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam hiện giờ chưa phù hợp với TPP.

VOA: Những điểm nào được xem là chưa phù hợp? Có phải ông muốn nói tới mô hình kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa?

Ông Lê Văn Triết: Cái đó thật là một vấn đề lớn. Ngoài ra, anh cần phải hiểu các nước có gì để anh mua mà không phải sản xuất và hiểu các nước cần gì để anh sản xuất. Đó là những vấn đề cũng khá lớn. Thú thật là tôi cũng không hiểu ‘xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’ nghĩa là gì. Tôi nói thật. Bởi vì theo tôi hiểu, khái niệm kinh tế thị trường hoàn toàn khác với khái niệm kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hai cái này không phải cứ khớp lại bằng lời nói thì nó hình thành trên thực tế được đâu. Bản chất kinh tế thị trường khác với bản chất kinh tế xã hội chủ nghĩa. Không ai nói được cho rõ nó [kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa] là cái gì.

Chính vì đặt ra kinh tế thị trường, nó phù hợp với luật phát triển của xã hội loài người và luật phát triển của người sản xuất cho nên ‘Đổi mới’ thành công. Nhưng sau này lại thay đổi thành ‘kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’, rồi sau đó lại thêm ‘có sự quản lý của nhà nước’ nữa. Cái đó nó làm cho mọi việc rối ra.
Ông Lê Văn Triết.

VOA: Khi đưa ra định nghĩa này, có phải Việt Nam muốn theo kinh tế thị trường nhưng vẫn còn nuối tiếc cái gọi là ‘xã hội chủ nghĩa’, không muốn rời xa nó?

Ông Lê Văn Triết: Vấn đề này thì nó hơi đau đầu.
VOA: Theo ông, nên chăng cởi bỏ hẳn lớp áo cũ ‘xã hội chủ nghĩa’ để hoàn toàn đi theo mô hình mới là kinh tế thị trường?
Ông Lê Văn Triết: Bây giờ tôi cũng không thể nói là nên bỏ như thế nào. Việc này đòi hỏi phải xem lại trên thế giới, coi những nước họ làm kinh tế xã hội chủ nghĩa có nước nào làm thành công hay không. Tất cả những chuyện đó cần phải nghiên cứu.
VOA: Trong con mắt người từng đứng đầu Bộ Thương mại Việt Nam, ông thấy mô hình kinh tế thị trường hay mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa ưu điểm hơn?

Ông Lê Văn Triết: Cuộc ‘Đổi mới’ của Việt Nam năm 1986, khởi đầu tại Hội nghị Trung ương lần thứ 6 cũng như sang Đại hội đảng lần thứ 6 đều xác định mô hình kinh tế khởi xướng cho ‘Đổi mới’ chính là kinh tế thị trường chứ không có nói ‘theo định hướng xã hội chủ nghĩa’. 

Chính vì đặt ra kinh tế thị trường, nó phù hợp với luật phát triển của xã hội loài người và luật phát triển của người sản xuất cho nên ‘Đổi mới’ thành công. Nhưng sau này lại thay đổi thành ‘kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’, rồi sau đó lại thêm ‘có sự quản lý của nhà nước’ nữa. Cái đó nó làm cho mọi việc rối ra.

VOA: Xin chân thành cảm ơn cựu Bộ trưởng Thương mại Lê Văn Triết đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này.

http://www.voatiengviet.com/content/cuu-bo-truong-thuong-mai-tpp-co-the-gay-thiet-hai-lon-cho-viet-nam/2998478.html


VN:. . . CHỚ VỘI LẠC QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH TPP.

 
From: 'Duy Nguyen' via VN-SHARE-NEWS
Sent: Friday, October 9, 2015 5:19 AM
Subject: [VN-SHARE-NEWS] [NQDuy] Bài mới " CHỚ VỘI LẠC QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH TPP"
 

Quý bạn đọc thân mến,
Bài mới xin gởi đến quý vị rất mong được phổ biến rộng rãi.
Nguyễn Quang Duy
VN:. . . CHỚ VỘI LẠC QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH TPP.
Nguyễn Quang Duy
Nếu Việt Nam không thay đổi thể chế để có những cải cách toàn diện và sâu rộng, thì gia nhập TPP Việt Nam cũng chỉ hưởng lợi theo cách người làm công hưởng lợi từ các ông chủ Mỹ Nhật trả cho.

Luật chơi mới
Ngày 5-10-2015, Hoa Kỳ và 11 quốc gia khác đã kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hiệp định sẽ xóa bỏ các loại thuế và rào cản đối với hàng hóa, dịch vụ xuất nhập cảng giữa 12 quốc gia thành viên, tạo ra một thị trường với những tiêu chuẩn chung về tài chính, đầu tư, dịch vụ, thuế má, thủ tục hành chính, thông tin, sở hữu trí tuệ quyền lao động, phẩm chất hàng hóa, an toàn thực phẩm, thuốc men, quyền người tiêu dùng, ...

Các thỏa thuận sẽ được đưa ra Quốc Hội mỗi nước thảo luận thông qua hay phủ quyết. Khi đã gia nhập các quốc gia thành viên phải thay đổi luật pháp cho thích hợp và sẽ không được đề ra các chính sách mới đi ngược với luật chơi chung TPP.

Mười hai quốc gia ký thỏa thuận TPP chiếm 40% tổng GDP toàn cầu. Đại Hàn, Colombia, Costa Rica, Nam Dương, Đài Loan, Thái Lan, cũng đã bày tỏ ý định tham gia.
Việc thương thảo bắt đầu từ 2005 do bốn nước Tân Tây Lan, Tân Gia Ba, Chí Lợi, và Brunei khởi xướng, Hòa Kỳ chỉ tham gia vào giữa năm 2009 nhưng đã nhanh chóng trở thành quốc gia dẫn đầu và TPP trở thành chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ.
Chiến lược xoay trục tự do kinh tế TPP không khác gì chiến lược tự do hàng hải Hoa Kỳ đã đeo đuổi từ ngày lập quốc. Các quốc gia thành viên sẽ từng bước phá bỏ biên giới kinh tế, chấp nhận luật chung để thiết lập một khu vực tự do mậu dịch. Về lâu dài luật này sẽ trở thành luật kinh tế thế giới buộc các quốc gia khác muốn cạnh tranh đều phải tuân theo.

Viễn ảnh Việt Nam khi gia nhập TPP
Trong 12 nước Việt Nam là nước chậm phát triển nhất vì vậy được ước tính sẽ là quốc gia có lợi nhất khi gia nhập TPP.

Theo thông tin chính thức các ngành dệt may, giày dép, hải sản sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Đặc tính các ngành này là thu dụng nhân công thiếu chuyên môn, năng suất lao động kém và lương ít.

Còn các ngành khác nhất là công nghiệp sẽ khó cạnh tranh với các quốc gia thành viên khác. Các doanh nghiệp tư nhân thiếu khả năng cạnh tranh sẽ phải đóng cửa. Các doanh nghiệp nhà nước cũng phải cải cách hay đóng cửa.

Đầu tư từ các quốc gia thành viên khác sẽ gia tăng. Các công ty may mặc, giầy dép, lắp ráp gia công của Mỹ, Nhật ở Trung cộng sẽ dời sang Việt Nam nơi có nhiều lợi nhuận cho công ty và cũng có lợi hơn cho hai nước Hoa Kỳ và Nhật.
Từ khi Việt Nam mở cửa năm 1986 thay vì thực hiện những cải cách vi mô tăng khả năng cạnh tranh, Việt Nam chủ yếu vẫn phát triển dựa trên lao động thiếu tay nghề chuyên môn.
Gia nhập TPP, Việt Nam sẽ khó trợ giúp các kỹ nghệ non trẻ đòi hỏi lao động với chuyên môn cao, năng suất lao động cao, đồng lương cao và đời sống công nhân nhờ thế khá hơn.
Nói cách khác việc gia nhập TPP sẽ khó cho Việt Nam thoát khỏi một nền kinh tế gia công dựa trên lao động thiếu chuyên môn. Nhưng về lâu dài khi giá lao động tăng đến mức bảo hòa Việt Nam sẽ mất đi lợi thế này.
Tháo rỡ hàng rào quan thuế đồng nghĩa với việc giảm giá hàng nhập cảng từ các quốc gia thành viên, nhưng lợi ích từ hàng nhập rẻ tiền vẫn chỉ dành riêng cho những người giàu có.

Công Đoàn Độc Lập
Hai tổ chức công đoàn lớn ở Hoa Kỳ là AFL-CIO và Communications Workers of America đã cùng hằng trăm dân biểu Hoa Kỳ đồng tuyên bố Việt Nam không hội đủ tiêu chuẩn để tham gia Hiệp Định Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vì Việt Nam không tôn trọng quyền tự do lập công đoàn.
Cần hiểu rõ họ ngăn chặn Việt Nam gia nhập TPP không phải vì quyền lợi của người công nhân Việt Nam, mà vì họ muốn giảm thiểu ảnh hưởng từ việc bóc lột lao động tại Việt Nam, tạo công bằng cạnh tranh và giữ công việc cho công nhân tại Hoa Kỳ.
Chính vì vậy phía Hoa Kỳ mạnh mẽ đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng quyền và điều kiện lao động của công nhân qua việc hình thành công đoàn độc lập.
Trong buổi họp báo ngày 5-10-2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết các điều kiện về lao động trong Hiệp Định TPP dựa trên tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam là thành viên của ILO nên sẵn sàng đáp ứng tất cả các yêu cầu này.
Hiệp định TPP là luật chơi mới nhưng khi chơi không phải mọi thành viên đều chủ trương tuân thủ hay chơi đẹp. Việt Nam đã là thành viên của ILO từ những năm 1950 câu trả lời của ông Hoàng cho thấy sự kỳ vọng vào công đoàn độc lập rất dễ trở thành thất vọng.
Với luật chơi mới có thể Hoa Kỳ sẽ “ép” được Việt Nam cho thành lập các công đoàn “độc lập”, nhưng vẫn chỉ hình thức.
Thực tế người công nhân Việt Nam rất ít hiểu biết về quyền lao động, phong trào công nhân còn rất yếu tự phát, không tổ chức, không người lãnh đạo. Cần một thời gian dài có chiến lược tốt, chiến thuật hay và tích cực vận động thì may ra mới có thể thành lập công đoàn và hoạt động được.

Theo Mỹ thoát Trung
Việc gia nhập Hiệp Định TPP sẽ gắn bó Việt Nam với Hoa Kỳ về mặt kinh tế, nhưng thoát Trung về mặt kinh tế không phải là một việc dễ làm.
Điện lực là một thí dụ điển hình. Điện là nguồn năng lượng cần thiết cho việc phát triển công nghiệp gia tăng xuất cảng. Đáng tiếc Việt Nam vẫn phải tiếp tục nhập điện từ Trung cộng .

Việc Việt Nam lệ thuộc vào nguồn điện Trung cộng môt phần vì Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vẫn độc quyền mua bán, phân phối nguồn điện nên hoạt động thiếu hiệu quả. Muốn thoát khỏi lệ thuộc nguồn điện Trung cộng , Việt Nam cần cải cách vi mô, cần thay đổi cách quản lý và điều hành thị trường điện theo đúng các quy luật kinh tế thị trường.

Các đập các nhà máy sản xuất điện nội địa thường do Trung cộng xây dựng với thiết bị, kỹ thuật và chuyên gia Trung cộng. Muốn thoát khỏi lệ thuộc kỹ thuật Trung cộng, Việt Nam cần có chiến lược mở cửa hướng đến các kỹ thuật từ các quốc gia khác.

Muốn thực hiện được hai thay đổi trên hay thoát Trung về điện lực cần có ý chí chính trị cao một điều mà Việt Nam chưa có được. Đây chỉ là một thí dụ còn hằng ngàn thứ khác Việt Nam cần thay đổi.

Tóm lại nếu không thay đổi thể chế để có những cải cách toàn diện và sâu rộng Việt Nam sẽ không bao giờ đuổi kịp 6 quốc gia Đông Nam Á, gia nhập TPP có chăng chỉ giúp Việt Nam không bị Cam Bốt và Lào bỏ rơi.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne Úc Đại Lợi
9-10-2015


__._,_.___

Posted by: <vneagle_1


Friday, October 9, 2015

Dân ngu tin theo bọn quan tham ô bán nước Bảo tàng hơn 2,000 tỉ hay là 2 kỹ



From: van tran vantran4444
Sent: Friday, October 9, 2015 12:00 PM
Subject: 1 DĐKTTG Viện Bảo tàng hơn 2.000 tỉ đồng , xem chỉ mất hơn… 30 phút !
 
Subject:  Viện Bảo tàng hơn 2, 000 tỉ đồng hay là 2 kỹ, xem chỉ mất hơn… 30 phút !
    Bảo tàng hơn 2,000 tỉ hay là 2 kỹ, xem chỉ mất hơn … 30 phút !



              Sáng nay vợ chồng con gái rủ đi xem BẢO TÀNG HÀ NỘI ( BTHN )       - Ờ nhỉ, BTHN là một trong những công trình to lớn chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, được khánh thành từ tháng 10/2010, mà mình chưa đến chiêm ngưỡng, thật là thiếu sót. Nghe nói công trình Chào mừng trọng điểm này được xây dựng trên diện tích hơn 5.000m2, liền với Trung tâm Hội nghị Quốc gia, với mức đầu tư là 2.300 tỉ đồng…


       Nhìn bên ngoài, BTHN là một khối kiến trúc đồ sộ, màu xám, hình kim tự tháp lộn ngược, hơi khó coi ! Nhưng địa thế và cảnh trí chung quanh thật tuyệt vời: rộng rãi, thoáng đãng, cây cối xanh tươi…
       Bảo tàng lớn và đầu tư đắt đến vậy mà vào cửa miễn phí, thật ưu việt tuyệt vời !  Vào cửa thấy dăm bẩy nhân viên bảo vệ mặc đồng phục, ngồi túm tụm. Thấy khách vào một anh đứng lên nhắc nhở: túi xách phải gửi vào ngăn tủ, 2 tầng hầm, không được xuống.  Tầng Một chưa trưng bầy; phải xem từ tầng Hai, lên tầng  Bốn …

       Vào bên trong, không có cảm giác Kim tự tháp lộn ngược, trái lại thấy rất thoải mái. Con rể bảo: vòng tròn ở giữa và đường lên xoáy tròn giống với một Bảo tàng ở Mỹ. Mình thấy đường lên không phải là các bậc thang, mà dốc thoai thoải rất hay, xe lăn người khuyết tật đi được và khách thăm đi thoải mái… Mấy đứa trẻ con đang chạy lên, chạy xuống rất khoái chí, không sợ hẫng chân, té ngã …

       Đáng buồn là BTHN cũng mắc HỘI CHỨNG XÂY XONG KHÔNG BIẾT LÀM GÌ như Văn miếu Vĩnh Phúc, và Hà Tĩnh !  5 năm rồi mà cái vỏ bề ngoài trông thật đồ sộ, nhưng  cái ruột bên trong lại rất lèo tèo,  nhiều hiện vật không có bảng chữ chú thích, không có người thuyết minh. Tầng nào cũng chỉ thấy mấy anh bảo vệ ngồi ngáp vặt (chắc cũng “đói”). Hiện vật thời Lý, Trần, Lê rất lèo tèo; hình như những gì khai quật được ở di tích Hoàng thành Thăng Long không thuộc về BTHN (?). Cũng không rõ BTHN trưng bày theo những chủ đề gì, thấy có gian đồ gốm, chủ yếu từ thế kỷ 17 – 18, rồi một ít đồ đồng, đồ gỗ… Hiện vật thời thuộc Pháp phong phú hơn, nhưng không có tranh họa , tranh vẽ, và  các tượng điêu khắc của trường Mỹ thuật Đông Dương, hay là các Bản đồ về Hà Nội. Thời hiện đại hầu hết là các hình  ảnh, mà toàn các hình ảnh quen thuộc đã xem trên các  sách, báo, triển lãm nhiều rồi… Tóm lại, chỉ lướt qua hơn nửa giờ đã xem hết BTHN, chẳng có gì để xem, để nghe , để ngắm nhìn , để chiêm ngưỡng mê mải như các bảo tàng khác.

       Thấy mình có vẻ ngao ngán, chán nản , thất vọng , một anh thanh niên hỏi, bác thấy BTHN thế nào?  - Phí quá! Lãng phí quá! Thế là cậu ta xưng là Phóng Viên  chương trình Vì An ninh, Đài truyền hình Hà Nội, xin được Phỏng Vấn . Mình tặc lưỡi đáp: Ừ Phỏng Vấn  thì Phỏng Vấn . Mình bảo, Hà Nội có một bảo tàng cũng là xứng đáng, nhưng bỏ ra mấy ngàn tỉ đồng, xây trông thấy rõ to tát, qua 5 năm rồi mà cái ruột, cái hồn bên trong lèo tèo, lộn xộn thế này thì thật xấu hổ quá xá !
       – Còn lãng phí  , phí tiền , uổng công  thì sao hả bác?
       – Lãng phí thứ nhất là tiền của. Mấy ngàn tỉ bỏ vào đây, không biết hao hụt mất bao nhiêu , các cán bộ xơi xặc , đớp nuốt hết bao nhiêu !!!! ..... Nếu tiết kiệm có thể xây được thêm bệnh viện, trường học… Thứ hai là, lãng phí không khai thác phục vụ nhân dân. BTHN, nghìn năm Thăng Long nghe hấp dẫn quá, mà hôm nay chủ nhật, số khách đến thăm viếng lại chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay,  phần lớn là trẻ con 5- 7 tuổi được bố mẹ dẫn dắt  đến đây để… chạy nhẩy! Lãng phí thứ ba là :  Nuôi cả bộ máy quản lý cái BTHN to thế này, mỗi ngày phục vụ hơn chục người khách thăm mà ai cũng… thất vọng , chán nản .... Vậy có ích gì ??!?…
       Khi thuyết minh dự án, người ta nói đây sẽ là Bảo tàng đẳng cấp quốc tế, xứng tầm… Cũng giống y như Trường Đại học đẳng cấp quốc tế, phi trường Long Thành sẽ đạt đẳng cấp quốc tế, là Trung tâm  vận  chuyển quốc tế… Người ta chỉ quen mơ mộng , nghĩ tưởng có mỗi cái vỏ thật tráng lệ bên ngoài , nhiều nghìn tỉ đồng, còn cái ruột thì rỗng tuếch, như những bộ óc thiết  lập và duyệt dự án! Đẳng cấp quốc tế cái vỏ ngoài !!
       Các đầu óc , trí óc khỉ , vượn , đười ươi chỉ biết và chỉ muốn tự hỡm mình phô trương khoác lác , bọn họ không cần biết đến những điều thiệt hại khủng khiếp kinh hoàng cho nhân dân , nợ nần quốc gia chồng đống cao như núi, mà nhân dân phải gánh chịu !!!!!!!!  Tương lai con cháu và nhân dân phải oằn lưng trả nợ "khủng" !!! .






              Nhưng khách thăm được một chút an ủi là bên ngoài BTHN, ở hành lang bên phải có đến mấy chục cửa hàng đồ cổ, đồ cũ khá  hấp dẫn. Lúc ra đó, mình bảo con rể, đây mới là BTHN ! Cậu ta cười và khoe, trong BTHN cũng có một hiện vật rất hay, là có một lá đơn viết tay của một người dân phố Khâm Thiên (thời bao cấp) gửi Công an phường, xin được sửa chữa chiếc xe đạp để có phương tiện làm ăn (!).
       Ở phía bên trái BTHN có một quán giải khát khá lịch sự mà không đắt. Ngồi nhâm nhi ly cà phê ngắm quang cảnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia với những cây xanh, hồ nước dưới nắng thu vàng đìu hiu .......

       Xin nói thầm với các bạn có con nhỏ, lúc rỗi, đưa con vào BTHN cho chúng chạy nhảy rất tuyệt vời, vì trong bảo tàng rất rộng rãi, thoáng đãng, yên tĩnh, máy điều hòa không khí mát lạnh, ánh đèn sáng dịu, đường lên dốc thoai thoải, chạy rất khoái, nhà vệ sinh đã bắt đầu xuống cấp, nhưng các cháu dùng thoải mái… Đặc biệt, các chú bảo vệ ngồi buồn, thấy có trẻ con đến nô đùa cũng đỡ hiu quạnh, nên không… ghét bỏ, dọa dẫm trẻ con như ở những nơi công cộng khác! Các bạn cứ thử xem có đúng không nhé. Hy vọng ngày càng đông các cháu đến chơi đùa, để Hà Nội có lý do xin “chuyển đổi mục đích sử dụng” thành  Nhà Văn hóa nhi đồng Hà Nội.
Theo Dân luận.
                      ***    Bảo Tàng Hà Nội ngu ngơ , 
                              Trẻ con chạy nhảy , vui chơi suốt ngày !!!!!!!!!!
  
__._,_.__
.
http://geo.yahoo.com/serv?s=97359714/grpId=89868255/grpspId=1705043457/msgId=35520/stime=1440518973
http://y.analytics.yahoo.com/fpc.pl?ywarid=515FB27823A7407E&a=10001310322279&js=no&resp=img

--
__._,_.___
View attachments on the web




Posted by: <vneagle_1

Thursday, October 8, 2015

TPP: Cú sốc dịch chuyển lao động chăn nuôi


TPP: Cú sốc dịch chuyển lao động chăn nuôi

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-10-07
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
10072015-vn-wuold-sacri-its-anim-husban-in-tpp.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Caytrongvatnuoi.com
Hàng triệu lao động trong ngành chăn nuôi gia cầm, heo, trâu bò của Việt Nam sẽ gặp cú sốc chuyển dịch nghề nghiệp, khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP dự kiến có hiệu lực từ 2018. Nam Nguyên tìm hiểu vấn đề này.
Khu mậu dịch tự do lớn nhất thế giới được thiết lập qua Hiệp định xuyên Thái Bình Dương TPP, trong tương lai đem lại cho Việt Nam nhiều hy vọng và những thách thức to lớn. Những con số đẹp như mơ được chính phủ Việt Nam công bố, như tăng GDP Tổng sản phẩm nội địa thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và tăng 33,5 tỷ USD vào năm 2025.
Lợi và hại của TPP
Ngay sau khi TPP hoàn tất đàm phán giữa 12 quốc gia thành viên hôm 5/10 tại Atlanta Hoa Kỳ, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đại diện Chính phủ Việt Nam đã họp báo và nhìn nhận khi TPP có hiệu lực, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ là lĩnh vực gặp nhiều khó khăn nhất.
Trả lời Nam Nguyên vào tối ngày 6/10, TS Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương từ Hà Nội nhận định là, nhìn tổng thể TPP có rất nhiều tác động tích cực đối với Việt Nam trên cả ba khía cạnh xuất khẩu, tăng trưởng GDP, đầu tư và đặc biệt tác động đến quá trình cải cách mà Việt Nam đang thực hiện và muốn đẩy lên ở mức mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, không phải lĩnh vực kinh tế nào ở Việt Nam cũng được hưởng. TS Võ Trí Thành nhấn mạnh:
Gắn với các tác động tích cực ấy cũng hàm nghĩa về lao động và dịch chuyển lao động, sẽ có rất nhiều công ăn việc làm có thể là hàng triệu công ăn việc làm mới được tạo ra cho những ngành Việt Nam có lợi thế. Đây cũng là một cách để thu hút lao động từ các lĩnh vực khác, có thể chịu những tác động tiêu cực TPP như là ngành chăn nuôi
TS Võ Trí Thành
“ Gắn với các tác động tích cực ấy cũng hàm nghĩa về lao động và dịch chuyển lao động, sẽ có rất nhiều công ăn việc làm có thể là hàng triệu công ăn việc làm mới được tạo ra cho những ngành Việt Nam có lợi thế. Đây cũng là một cách để thu hút lao động từ các lĩnh vực khác, có thể chịu những tác động tiêu cực TPP như là ngành chăn nuôi. Thứ hai nữa rất quan trọng là sự dịch chuyển sang lĩnh vực công nghiệp chế biến này, tạo điều kiện rất tốt cho Việt Nam tiến hành cải cách cơ cấu cho Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, mà ở đó vẫn còn khoảng 47% lực lượng lao động và năng suất tương đối là thấp…”
Theo ghi nhận của Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, qui mô ngành chăn nuôi hiện vào khoảng hơn 17 triệu hộ, bao gồm gần 11 triệu hộ chăn nuôi gà vịt, 4 triệu hộ chăn nuôi heo và khoảng 2,5 triệu hộ chăn nuôi trâu bò. Trong số này chỉ có 23.000 hộ là chăn nuôi trang trại có áp dụng một phần hoặc toàn phần chăn nuôi theo công nghiệp hiện đại.
Trên thực tế ngành chăn nuôi Việt Nam đã gặp khó khăn và bế tắc từ lâu rồi. Chăn nuôi trâu bò thì không cần bàn vấn đề xóa sổ, vì năm 2014 Việt Nam đã nhập khẩu tới 115.000 trâu bò từ Úc để xẻ thịt. Còn lại là chăn nuôi heo, gà là lĩnh vực chịu nhiều ảnh hưởng nhất vì không có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.
Không phải tới khi đàm phán TPP chung cuộc được thông qua hôm 5/10 ở Atlanta, thì sự báo tử của ngành chăn nuôi mới được đề cập tới. Cuộc khủng hoảng của ngành chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung được giới chuyên môn cho là hậu quả của tư duy tiểu nông, làm ăn nhỏ lẻ tự phát, không thể áp dụng khoa học công nghệ và tuân thủ đúng đắn các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việt Nam mỗi năm lại phải nhập từ 3 đến 4 tỷ USD bắp, đậu nành và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi (Screenshot Nghề Nông)
Việt Nam mỗi năm lại phải nhập từ 3 đến 4 tỷ USD bắp, đậu nành và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi (Screenshot Nghề Nông)
Ngoài ra theo các chuyên gia, chính sách đất đai chia nhỏ hàng chục triệu mảnh, vấn đề sở hữu toàn dân mù mờ và sự qui hoạch thiếu viễn kiến, còn khiến cho Việt Nam tuy sản xuất rất nhiều gạo để bán với giá rẻ, nhưng đồng thời mỗi năm lại phải nhập từ 3 đến 4 tỷ USD bắp, đậu nành và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi. Đây chính là hậu quả đau đớn nhất làm cho giá thành chăn nuôi ở Việt Nam rất cao không thể cạnh tranh với láng giềng, chưa nói tới công nghiệp chăn nuôi hiện đại của các nước phát triển như Hoa Kỳ, Canada, New Zealand, Australia, các nước này cũng là thành viên TPP.
Thực trạng của ngành chăn nuôi
Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, là doanh nhân từng có trại nuôi 20 ngàn con heo và 1 triệu con gà ở Đồng Nai, đã kể lại kinh nghiệm đắng cay của hoạt động chăn nuôi. Ông nói:
“Tôi làm trong ngành chăn nuôi nhiều năm, thứ nhất là về năng suất tại Việt Nam rất thấp kém. Ở trong nghề chúng tôi xác định là năng suất ở Việt Nam chỉ bằng 25% đến 30% của thế giới, so sánh với nền sản xuất cao như nước Mỹ thì bằng 30%. Như vậy không thể tồn tại được. Vấn đề thứ hai, tất cả những nguyên vật liệu cơ bản như bắp, đậu nành là hai nguyên liệu chính sản xuất thức ăn chăn nuôi thì đều nhập khẩu từ nước ngoài, từ Mỹ và Nam Mỹ là chính. Từ đó dẫn tới giá thành rất là cao. Ngoài ra con giống cũng phải nhập khẩu, những chất phụ gia thuốc thú y…cũng đều nhập khẩu hết cho nên giá thành chăn nuôi Việt Nam gần như cao nhất thế giới. Tính cạnh tranh hầu như không có và khi hội nhập  nếu nói xóa xổ thì quá đáng nhưng thiệt hại rất nặng nề.”
Bức tranh tổng thể về sự thiệt hại của ngành chăn nuôi Việt Nam thật ra khá phức tạp. Hiện nay giá trị ngành chăn nuôi được cho là trên 10 tỷ USD, nhưng một báo cáo cho thấy chỉ riêng về thị phần gà công nghiệp trên cả nước, các hộ nông dân chỉ chiếm 3%, nhập khẩu 25% trong khi một nhóm nhỏ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đã thống lĩnh tới 72% thị phần
Bức tranh tổng thể về sự thiệt hại của ngành chăn nuôi Việt Nam thật ra khá phức tạp. Hiện nay giá trị ngành chăn nuôi được cho là trên 10 tỷ USD, nhưng một báo cáo cho thấy chỉ riêng về thị phần gà công nghiệp trên cả nước, các hộ nông dân chỉ chiếm 3%, nhập khẩu 25% trong khi một nhóm nhỏ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đã thống lĩnh tới 72% thị phần.
Hội nhập TPP với thuế nhập khẩu dự kiến bằng 0 cho các mặt hàng thịt gà, heo, trâu bò, trâu bò sống hay sản phẩm sữa, sẽ nhanh chóng thu hẹp ngành chăn nuôi Việt Nam, chỉ tồn tại một bộ phận nhỏ sản xuất những sản phẩm được ưa chuộng như gà ta, gà vườn, gà lông màu dành cho giới trung lưu. Trên thực tế người nông dân Việt Nam chăn nuôi nhỏ lẻ, theo kiểu để dành, nuôi để cải thiện thu nhập gia đình chứ họ không thực sự sống bằng nghề chăn nuôi. Một số nông dân khác làm công cho các công ty chăn nuôi nước ngoài mà điển hình là CP Thái Lan, công ty này từng có thời gian chiếm 50% thị phần trứng gà, 30% thịt gà công nghiệp và 7% thịt heo của cả nước.
Hàng triệu hộ gia đình Việt Nam phải bỏ nghề chăn nuôi là điều khá chắc chắn. Nhưng bên cạnh người nông dân, chính các đại gia nước ngoài hoạt động chăn nuôi ở Việt Nam như CP Thái Lan, Japfa Indonesia, Emnivest của Malaysia mới là đối tượng chịu tác động tiêu cực lớn nhất khi TPP hiệu lực.

__._,_.___


Việtnam cs: nên học kái hay cũa người ta thay vì nói fét.
From: Mai Anh Linh
Date: 2015-09-29
Subject: [School Lunch in Japan - It's Not Just About Eating! Giờ ăn trưa của học sinh Nhật
 
 Dạy cả cách ăn cách ở từ bé như thế này  nên​ dân Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ​!​
Lunch in Japan - It's Not Just About Eating!




Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List