Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, February 21, 2015

Sự thật nào đang diễn ra trong cung đình Việt Nam?

Sự thật nào đang diễn ra trong cung đình Việt Nam?

Sao Băng, viết từ Hà nội
2014-12-29

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Trang blog Chân Dung Quyền Lực tố cáo ông Nguyễn Xuân Phúc
Trang blog Chân Dung Quyền Lực tố cáo ông Nguyễn Xuân Phúc
 RFA screen capture


Ngày 5/1, Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam nhóm họp Hội nghị thứ 10, tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với 16 Ủy viên Bộ Chính trị và chốt lại nhân sự cấp cao cho bộ máy Nhà nước khóa tới.
Hội nghị này được kéo lùi so với thời điểm dự kiến ban đầu khoảng một tháng và cũng trong khoảng thời gian kéo lùi này, dư luận trên mạng xã hội “thưởng thức”những “bữa tiệc”được cho là mở màn một cuộc tranh chấp quyền lực khốc liệt chuẩn bị diễn ra ở Ba Đình, bởi những “tay súng” không chuyên.
Nổi bật nhất trong đó là blog có tên “chân dung quyền lực”, tập trung đánh vào một Phó Thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam, người đang là ứng cử viên số một cho ghế Thủ tướng nhiệm kỳ tới bắt đầu từ năm 2016, ông Nguyễn Xuân Phúc, bằng một loạt bài với những tiêu đề rất giật gân, nhưng nội dung không có gì đặc biệt và cũng không có gì gây sốc, lại còn tỏ ra khá ngây ngô trong viêc lắp ráp các sự kiện, hình ảnh khiến cho chiến dịch “lột tả” chân dung quyền lực này, càng lúc càng giống như màn hài kịch, thua xa cả về đẳng cấp lẫn trí tuệ của trang “quan làm báo” từng xuất hiện vào tháng 5/2012, thời điểm Đảng cộng sản Việt Nam muốn huy động tổng lực để kỷ luật ông Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng.
Nhưng như thế cũng đủ cho giới truyền thông trong nước gần như nín lặng, với tâm lý lo sợ đó là cuộc chiến của các ông lớn giành ghế trước Đại hội 12,  dây vào không phải đầu cũng phải tai. Chính nghĩa là điều đươc họ xếp xuống ưu tiên sau cùng trong các nhiệm vụ cần thực hiện của báo chí nhà nước. Tổng biên tập của các tổng biên tập, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban tuyên giáo Trung ương, ông Đinh Thế Huynh, còn đang mải hân hoan với chức vụ cao hơn, và như theo thông lệ trong cung đình cộng sản, thân ai nấy lo.
Không khó để đoán ra người đứng sau blog “chân dung quyền lực” là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhóm lợi ích của ông, đối tượng trực tiếp bị đe dọa miếng ăn một khi ông Nguyễn Xuân Phúc nắm quyền. Bởi ông Dũng chưa từng ưa vị cấp phó là người kế nhiệm mình trong tương lai. Sự lành lặn và may mắn của ông Phúc khiến ông này luôn là cái gai trong mắt thượng cấp.
Song ông Nguyễn Tấn Dũng đã đi vào những ngày cuối cùng trong cuộc đời làm chính trị của mình và có lẽ cũng không còn nhiều tâm trí cho sát phạt. Với hai quy chế mới đề ra trong Đảng từ đầu nhiệm kỳ 11, là danh sách ứng cử viên Bộ Chính trị phải do chính Bộ Chính trị đề ra cho Trung ương bỏ phiếu chứ không có chuyện “nhẩy dù” vào giữa Đại hội và Trung ương Đảng khóa cũ sẽ bỏ phiếu cho nhân sự Trung ương Đảng khóa mới, thì ông Dũng không còn cơ hội nào.
Bởi hồi Hội nghị Trung ương 6, diễn ra vào tháng 10/2012, gần như 100% Bộ Chính trị đã thống nhất kỷ luật ông Dũng vì những cáo buộc “mắc sai lầm nghiêm trọng liên quan đến bản thân và gia đình”. Theo quy tắc của Đảng, đã bị kỷ luật, thì không còn trong diện quy hoạch.
Cùng với đó, sự kiện cựu Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, tay chém giết số một của Thủ tướng Dũng, dù đã an hưởng tuổi già, vẫn bị truy bức trả lại nhà và lăng nhục trên toàn hệ thống truyền thông nhà nước, là một tấm gương tày liếp cho những Ủy viên Trung ương đương nhiệm còn đang lưu luyến với ông Dũng.
Tất cả những điều đó cho thấy, mặc dù trong suốt thời gian qua, Thủ tướng Dũng nổ như súng liên thanh trên truyền hình Việt Nam và trong những lần tiếp khách quốc tế, ông ngồi dạng chân hết cỡ như để cố khoe một thứ rất to của mình, như khoe thứ quyền lực vô biên của ông bao trùm bộ máy công quyền từ trung ương đến địa phương, thì vẫn không giấu được ánh mắt đã bạc nhược và mái tóc chỉ một ngày không nhuộm cũng bạc trắng chân.
Trong hai nhiệm kỳ làm Thủ tướng, điều tốt đẹp duy nhất mà ông Dũng làm được cho dân là lệnh bắt buộc toàn dân phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy hồi 2007. Điều tốt đẹp cuối cùng lúc này mà ông đang cố làm, là vớt vát chút danh dự cuối cùng. Tất cả những chân rết phụng sự Thủ tưởng Dũng như Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh, Nguyễn Chí Vịnh…đều không có trong danh sách quy hoạch ủy viên Bộ Chính trị cho khóa tới.
Như vậy, có thể thấy rằng không có sự thật nào “đáng sợ” về một cuộc chiến đang diễn ra trong cung đình Việt Nam, bởi vì những kẻ cần ra đi chắc chắn đã phải ra đi. Tất cả đều đã an bài. Có một hay mười các blog như “chân dung quyền lực” thì cũng không làm nên một bất kỳ nhiễu loạn nào mà nhiều người đã vội hình dung sẽ giống như thời kỳ vỡ trận ở Đại hội 11.
Đó là thành công duy nhất mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm được trong nhiệm kỳ làm Tổng Bí thư của mình. Song với việc nhắm ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Hà Nội kế vị chỉ vì muốn lưu truyền yếu tố Bắc Kỳ, ông Trọng và sự trong sạch của ông, với tiếng lú mà ông không phủ nhận, sẽ bị người đàn em này sớm đổ xuống sông xuống biển.
Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục đứng trước bờ vực suy thoái, ngay cả khi ĐH 12, không khó để dự báo, diễn ra suôn sẻ, thành công.
Sao Băng
29/12/2014


​1-​ Em tập làm văn .

Ngây thơ không chỗ nào chê !



Tình hình kinh tế chính trị VN năm 2015?

Tình hình kinh tế chính trị VN năm 2015?

Mặc Lâm, RFA
2015-02-20

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Phong van TS Pham Chi Dung ve Kinh te Chinh tri Viet Nam nam 2015.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Hkg9227512.jpg
Ảnh minh họa chụp một con đường ven sông Sài Gòn, hướng về trung tâm TPHCM hôm 19/11/2013.
 AFP
Trong những ngày đầu năm mới Ất Mùi, chúng tôi hỏi chuyện Tiến sĩ  Phạm Chí Dũng, một chuyên gia kinh tế và cũng là nhà báo tại Việt Nam về các biến chuyển của tình hình chính trị và kinh tế trong năm 2014 sẽ kéo dài và ảnh hưởng đến năm 2015 như thế nào?

Hy vọng năm mới

Mặc Lâm: Thưa Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, trong năm nay 2015, dấu hiệu nào ông thấy rằng sẽ là nguồn hy vọng cho một biến chuyển có thể gây ảnh hưởng tới nếp nghĩ hay hành động của các viên chức chính phủ?
TS Phạm Chí Dũng: Hôm qua tôi có nghe một người bạn kể một câu chuyện như thế này. Người bạn của tôi có một người bạn là nhà báo, một nhà báo lớn mà tôi xin phép không tiện nói tên, cách đây hai năm nhà báo ấy từ chối đăng một bài của Le Monde tại vì cho rằng bài của Le Monde là khác với đảng cộng sản nên không dám đăng. Nhưng mà chỉ cách đây có mấy ngày thôi bạn của tôi gặp người bạn nữ nhà báo ấy còn nói thẳng rằng cần phải bỏ Điều 4 Hiến Pháp.
Nói ra như vậy đó là một minh chứng để cho thấy rằng không phải chỉ trong giới đấu tranh chính trị, nhân quyền mà kể cả những người trong nội bộ nhà nước hiện nay đã có những chuyển biến rất khác so với trước đây và tôi cho đó là những động thái, động lực chính để xoay chuyển đảng cầm quyền hiện nay. Nó bắt buộc thay đổi sang một xu thế mới ít nhất phải có một số cải cách nhất định nếu không muốn nói thay đổi về mặt bản chất.
Không phải chỉ trong giới đấu tranh, mà cả những người trong nội bộ nhà nước hiện nay đã có những chuyển biến rất khác so với trước đây, và đó là những động thái, động lực chính để xoay chuyển đảng cầm quyền hiện nay.
TS Phạm Chí Dũng, TP.HCM
Điều đó cũng liên quan đến những vấn đề mà như anh Mặc Lâm và tôi thường xuyên trao đổi là vấn đề đối thoại. Năm nay sẽ diễn ra một năm đối thoại tưng bừng kỷ niệm 20 năm quan hệ bình thường hóa Việt Mỹ. Có thể kể cả về việc TPP được ký kết sau gần 10 năm đàm phán.
Cũng có thể đánh dấu một bước chuyển biến lần đầu tiên Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đặt chân lên Hoa Kỳ và cho đến cuối năm không loại trừ là Tổng thống Obama trong chuyến sang châu Á trước khi chấm dứt nhiệm kỳ có thể sẽ đặt chân đến Việt Nam.
Cho nên trong các yếu tố đối thoại như vậy cộng với những vấn đề như hiệp định FTA với Liên minh châu Âu sẽ làm cho Việt Nam có cái gì đó xao lãng những việc như điều 4 hiến pháp. Tôi cũng hy vọng rằng những dấu nhấn hay những tiền lệ như “Chân dung quyền lực” sẽ là mầm mống đầu tiên làm cho những người trong đảng họ nhìn ra rằng đảng bây giờ không phải như đảng trước đây.
Mặc Lâm: Ông Trọng được xem là người rất thiên về Trung Quốc liệu chấp nhận đi Mỹ có làm cho vị trí của ông ấy dưới mắt Bắc Kinh sẽ xấu đi hay không? Trong tình hình phe Trung Quốc còn khá mạnh như bây giờ Tiến sĩ có thể dự báo được hay không?
TS Phạm Chí Dũng: Hoàn toàn có thể dự báo được vì trước đây những người trong đảng họ không đặt vấn đề đi Mỹ. Bản thân họ không tha thiết với vấn đề đi Mỹ còn bây giờ một vế đối kháng chính là vấn đề đi Mỹ. Mặc dù một số tờ báo nhà nước vừa rồi khá là kênh kiệu cho rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chọn đi Mỹ hay chọn đi Trung Quốc? Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa rồi đã đề đạt và nhắc lại việc Tổng bí thư Trọng đi Mỹ đó là bình luận và phân tích của Giáo sư Carl Thayer.
Động thái thúc đẩy chuyến đi Mỹ của Tổng bí thư Trọng từ phía Việt Nam kỳ này cho thấy rằng có một sự cân bằng hơn so với sự gần như mất cân bằng trước đây trong mối quan hệ giữa Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ.
 Việt Nam đã đến lúc không thể đi giây cả hai nước song song với nhau mà dần dần phải thỏa mãn những điều phương Tây và Mỹ đặt ra.
TS Phạm Chí Dũng
Tôi cho rằng đó là một tín hiệu, một dấu hiệu khá là sắc bén để cho thấy rằng Việt Nam đã đến lúc không thể đi giây cả hai nước song song với nhau mà dần dần phải thỏa mãn những điều phương Tây và Mỹ đặt ra, đặc biệt trong bối cảnh Tổng thống Obama đã cứng cỏi tuyên bố rằng Mỹ có thể làm những điều mạnh mẽ đối với quốc gia nào không nghe lời họ.

Kinh tế quyết định Chính trị

Mặc Lâm: Tiến sĩ vừa nói có một tín hiệu tốt trong việc nhìn nhận lại mối quan hệ giữa ba nước làm cho tôi liên tưởng tới việc báo chí Việt Nam trong những ngày trước tết đã đồng loạt đi những bài kỷ niệm cuộc chiến Biên giới phía Bắc vào ngày 17 tháng Hai vừa qua. Phải chăng có sự cho phép ngầm nào đó trong nội bộ đảng vốn rất sợ phật lòng Trung Quốc?
TS Phạm Chí Dũng: Năm nay nếu mà so với năm trước, sự lên tiếng của truyền thông nhà nước đối với cuộc chiến biên giới vào năm 1979 và lên án Trung Quốc vẫn  không được bao nhiêu. Có, nhưng chưa hơn được bao nhiêu, có lẽ chỉ nhích hơn được 5%. Chỉ có một ít bài viết hay trong khi đó đại đa số báo nhà nước gần như im lặng, tuyệt đối im lặng cho nên tôi nghĩ vấn đề này không khí đổi mới và cởi mở dân chủ hơn trong việc phản kháng với Trung Quốc vẫn chưa thật sự rõ nét ở Việt Nam.
Có lẽ phải chờ trong thời gian tới nếu thật sự ông Trọng quyết định đi Mỹ và kết quả chuyến đi được coi là tốt đẹp thì hy vọng ngày 17 tháng Hai năm sau thì vấn đề cuộc chiến biên giới có thể được nêu một cách rõ nét hơn.
Mặc Lâm: Riêng về lĩnh vực kinh tế TS có nghĩ rằng đây là động lực rất lớn thúc đẩy những quyết định chính trị của ông Tổng bí thư hay không, Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế Việt Nam rất khó khăn trong lĩnh vực nợ xấu ảnh hưởng lớn đến ngân sách trong năm 2015?
TS Phạm Chí Dũng: Chắc chắn. Triết học kinh tế và triết học Mác Lê vẫn xác định kinh tế quyết định chính trị. Năm 2015 là năm mà kinh tế Việt Nam tiếp tục khó khăn, bất chấp những báo cáo luôn tô hồng của chính phủ về GDP về nợ công vẫn an toàn và nợ xấu giảm sút.
Thực ra nợ xấu không có gì thay đổi như là một chuyên gia về ngân hàng là ông Bùi Kiến Thành nhận xét là tất cả đều trên giấy tờ thôi. Tất cả những việc được coi là giảm nợ xấu nó chỉ là trên giấy tờ và Công ty quản lý tài sản quốc gia nếu có mua được nợ xấu thì cũng không biết giải quyết như thế nào, không thể bán được nợ xấu.
Năm 2015 là năm mà kinh tế Việt Nam tiếp tục khó khăn, bất chấp những báo cáo luôn tô hồng của chính phủ.
TS Phạm Chí Dũng
Anh thấy rồi hai năm qua gần như không bán được nợ xấu, không có ngân hàng nước ngoài nào gọi là xếp hàng mua nợ xấu của Việt Nam. Thời gian gấp gáp lắm rồi và theo yêu cầu chỉ đạo của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến cuối năm phải giảm nợ xấu. Đó là quyết tâm trên giấy tờ còn có giảm được nợ xấu hay không thì vẫn chưa biết.
Theo những thông tin mà tôi nhận được nợ xấu hoàn toàn chưa giảm được 1% nào cả. Điều đó sẽ gây tác động lớn lên kinh tế Việt Nam. Ảnh hưởng nặng nề nguồn thu ngân sách, duyệt chi ngân sách và nhiều vấn đề như là truy tiền lương chứ đừng nói tăng lương cho cán bộ công nhân viên chức. Có nhiều nơi khá là trầm buồn so với cái tết năm trước, mặc dù cái tết năm trước đã rất buồn. Đó là vấn đề lương thưởng tết của cán bộ viên chức rất khó khăn.
Ví dụ như cơ quan cũ của tôi là Viện Nghiên cứu và Phát triển. Những cái tết trước họ nhận được từ 15 tới 20 triệu đồng thưởng tết cho mỗi đầu người năm nay khi tôi về thăm lại cơ quan cũ thì người ta nói cho tôi biết với vẻ hết sức bức xúc, năm nay chỉ có được hai triệu mốt thôi, tức là hai triệu một trăm ngàn, cộng với tiền một triệu hai trăm ngàn đồng cùa UBND thành phố cho, như vậy mỗi người được tất cả là ba triệu ba thôi.
Mặc Lâm: Xin cám ơn TS Phạm Chí Dũng.



Friday, February 20, 2015

WB liệt 8 dự án ở VN vào 'danh sách đen'

 

WB liệt 8 dự án ở VN vào 'danh sách đen'

·         11 tháng 2 2015
Việt Nam hiện là một trong các đối tác vay vốn lớn nhất của Ngân hàng Thế giới
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố 8 dự án sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam bị liệt vào 'danh sách đen' do chậm trễ về giải ngân và tiến độ thực hiện.
"Số lượng các dự án trong danh sách đen tăng lên, và các dự án này diễn biến ngày càng chậm”, ông Keiko Sato, giám đốc mảng đầu tư của WB được Thời báo Kinh tế Sài Gòn (TBKTSG) dẫn lời nói tại một cuộc họp ở Hà Nội hôm 9/2.
Một trong các dự án được nêu tên bao gồm dự án Giao thông đô thị TP.Hà Nội, với thời gian bị đưa vào danh sách đen là 60 tháng.
Dự án này chỉ mới giải ngân được 30%, trong khi đã thực hiện được 7 năm, TBKTSG cho biết.
Tiếp theo là dự án Hiện đại hóa quản lý thuế, chỉ mới giải ngân được 2% trong gần 7 năm, bị đưa vào danh sách đen trong 34 tháng.
Một dự án khác là Dự án Phát triển năng lượng tái tạo, giải ngân được 29% trong hơn 5 năm, bị đưa vào danh sách đen trong 27 tháng.
Các dự án còn lại bao gồm dự án Hiện đại hóa khu vực tài chính và quản lý thông tin, Đại học Việt Đức, Hỗ trợ quản lý rác thải, Quản lý rác thải công nghiệp và Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án, theo TBKTSG.
Tuy nhiên, theo báo cáo được công bố hôm 4/2 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc giải ngân ODA tại Việt Nam đang có "những cải thiện đáng kể".
Theo đó, giải ngân ODA trong năm 2014 đã đạt 5,6 tỷ đôla, cao hơn 9% so với năm 2013.

Đây cũng là mức cao nhất từ trước đến nay, theo kết luận báo cáo được truyền thông trong nước dẫn lại.
Việt Nam hiện là một trong các đối tác vay vốn lớn nhất từ WB, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ và châu Phi, với tổng cộng 52 dự án tính trong năm 2015 và tổng mức vốn cam kết 9,7 tỷ đôla.

Đứng thứ nhì về tham nhũng

Trước đó, trong một báo cáo hồi cuối tháng Một, WB cho biết Việt Nam xếp thứ nhì trong danh sách đối tác vay vốn của ngân hàng này về tham nhũng.
Với 189 khiếu nại về tham nhũng, Việt Nam chỉ xếp sau Ấn Độ, với 306 khiếu nại.
Số vốn liên quan tới các khiếu nại này tại Việt Nam lên đến 11,3 tỷ đôla, theo WB.
Các lĩnh vực có khiếu nại bao gồm giao thông vận tải, thông tin truyền thông, nông nghiệp, cấp nước, năng lượng.
"Có thể con số này chưa phản ánh hết hoàn toàn sự thật, nhưng là điều đáng suy ngẫm", ông Anders Hjorth Agerskov, đại diện của WB, nói tại hội nghị công bố báo cáo ở Hà Nội.
Cũng tại buổi họp này, Phó tổng thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng được báo trong nước dẫn lời cho biết Việt Nam đã nhận khoảng 80 tỷ đôla vốn ODA trong 30 năm qua.
"Đây thường là những dự án lớn, phức tạp về kỹ thuật, thực hiện trong thời gian dài với nhiều bên liên quan, vì thế dễ xảy ra các hành vi tham nhũng, gian lận”, ông Lượng được dẫn lời nói.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Các tập đoàn đa quốc gia : Trung Quốc không còn là thiên đường


Đăng ngày 19-02-2015

Các tập đoàn đa quốc gia : Trung Quốc không còn là thiên đường

media
Khói mù ô nhiễm tại Bắc Kinh ngày 04/03/2014.REUTERS/Jason Lee/Files
Luật lệ không minh bạch, kiểm duyệt Internet và ô nhiễm môi trường, ba điểm tối làm môi trường đầu tư vào Trung Quốc ngày càng kém hấp dẫn. Chủ đề này được nhật báo Công giáo La Croix hôm nay 19/02/2015 đề cập đến qua bài viết đề tựa « Trung Quốc không còn là thiên đường của các công ty đa quốc gia nữa ».
« Thời vàng son cho các tập đoàn đa quốc gia đã chấm dứt » là đánh giá của phân nửa doanh nghiệp Châu Âu tại Trung Quốc, khi trả lời bảng thăm dò hàng năm của Phòng Thương mại Châu Âu ở Bắc Kinh. Tình hình này cũng tương tự từ phía đồng nghiệp Hoa Kỳ. Năm 2014, tăng trưởng Trung Quốc chỉ đạt 7,4%, kém nhất từ 24 năm qua. Niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài cũng suy giảm theo.

Luật lệ không minh bạch
Theo La Croix, nỗi bất bình hàng đầu của các doanh nghiệp Châu Âu là môi trường luật lệ Trung Quốc, bị xem là quá mập mờ, kém minh bạch, và quá thiên vị cho các doanh nghiệp trong nước. Việc tập đoàn Qualcomn của Mỹ, chuyên sản xuất các con chíp điện tử cho các loại điện thoại thông minh, bị kết án phạt chỉ làm củng cố thêm cảm giác này.
Tập đoàn Qualcomm bị tuyên phạt 6 tỷ nhân dân tệ (tương đương với 860 triệu euro) với tội danh « lạm dụng vị trí thống trị », một án phạt chưa từng có. Trước đó, một loạt các tập đoàn nước ngoài đã bị đặt vào vòng điều tra như Mercedes, BMW hay như Microsoft.

Trước mật độ tấn công dày đặc, phòng thương mại Châu Âu bày tỏ sự nghi ngờ về tính khách quan của chính quyền Bắc Kinh, cho rằng có sự « phân biệt đối xử » trên thị trường Trung Quốc, dù rằng chính quyền nước này trấn an là sẽ điều tra cả các doanh nghiệp trong nước.

Kiểm duyệt Internet gây bất an cho doanh nghiệp
« Vạn Lý Trường Thành tin học », biệt danh của kiểm duyệt Internet, cũng gây ra nhiều vấn đề cho các doanh nghiệp nước ngoài, vốn dĩ quá quen thuộc với các công cụ làm việc phương Tây như Google chẳng hạn. 

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp Trung Quốc, phải dùng đến các trình duyệt trả tiền cho phép lẩn tránh được nạn kiểm duyệt bằng cách kết nối vào những mạng tư nhân ảo. Tuy có hiệu quả nhưng đường truyền cũng khá chậm. 86% doanh nghiệp Châu Âu phàn nàn các hoạt động kinh doanh của họ đã bị đình đốn do những hạn chế và tình trạng kết nối chậm.
Kiểm duyệt Internet cũng gây lo sợ cho các doanh nghiệp. 60% doanh nghiệp Mỹ cho rằng rủi ro các dữ liệu nhạy cảm bị đánh cắp tại Trung Quốc cao hơn rất nhiều so với những nơi khác. Kết quả là 13% doanh nghiệp Mỹ khẳng định đã đình các dự án đầu tư dự kiến vào nghiên cứu và phát triển trong năm 2014.

Ô nhiễm môi trường làm nản lòng nhiều chuyên gia nước ngoài
Điểm đen cuối cùng và cũng làm điểm mới đầu tiên trong thăm dò của Phòng Thương mại Hoa Kỳ từ 17 năm qua là vấn đề ô nhiễm môi trường. Đại đa số các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc (53%) cho biết gặp khó khăn trong việc tuyển người đến làm việc tại cường quốc kinh tế hàng đầu Châu Á. Con số này tại Phòng Thương mại Châu Âu còn cao hơn lên đến 68%.
1/3 doanh nghiệp Châu Âu cho biết ô nhiễm môi trường đã làm tăng vọt chi phí tuyển dụng, do các ứng viên muốn có những khoản bù đắp. Nhất là tại các khu vực Bắc Kinh, Nam Kinh hay THượng Hải, khoảng 60% doanh nghiệp nước ngoài tại đây đều đề cập đến khó khăn này.

Can thiệp quân sự vào Lybia : Nên hay không nên ?
Về đề tài chống khủng bố, La Croix có bài trình bày các ý kiến đối lập nhau về việc « Nên hay không nên can thiệp quân sự vào Lybia ». Tranh luận bùng phát do việc hôm thứ Tư 18/02/2015, Ai Cập đề nghị quốc tế can thiệp quân sự vào Lybia trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Theo bên thuận, thì hiện Ai Cập đang bị kềm tỏa giữa mối họa thánh chiến từ phía Đông trên bán đảo Sinai và phía Tây từ lãnh thổ Lybia. Do đó, Ai Cập cho rằng nên dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí để các nước láng giềng có thể giúp chính phủ Lybia củng cố quyền lực. Bởi vì, từ hồi mùa hè rồi, thủ đô đất nước rơi vào tay lực lượng tự vệ Hồi giáo cực đoan Fajr Libya, chính phủ buộc phải tỵ nạn về Tobrouk.

Alain Rodier, Trung tâm nghiên cứu về tình báo Pháp (CF2R) cho rằng, tổ chức Nhà nước Hồi giáo đang lan rộng tầm ảnh hưởng tại Lybia. Quốc tế cũng đã không làm tròn trọng trách kể từ cuộc can thiệp quân sự vào nước này năm 2011. Nhưng « nếu để cho tình hình thêm tồi tệ có lẽ sẽ là một trong số giải pháp tệ hại nhất. Một chính sách can thiệp có thể tạo nên hình thức một sự ủng hộ nào đó cho đội quân của tướng Hafta ».

Một quan điểm cũng được Nigeria đồng chia sẻ. Bộ trưởng Nội vụ và An ninh Nigeria không tin vào các giải pháp chính trị do bởi xã hội Lybia quá bị chia rẽ và sự lớn mạnh của các nhóm thánh chiến.
Về phía chống, đứng đầu là các cường quốc phương Tây, nghĩ rằng cần phải có một giải pháp chính trị hòa bình. Một số quốc gia Hồi giáo lập luận là chính hành động can thiệp quân sự năm 2011 là nguồn cội của sự bất ổn hiện nay tại Lybia. Do đó, theo nhận định của ông Ali Bensaad, Viện nghiên cứu về thế giới Ả Rập và Hồi giáo, « một hành động can thiệp mới có lẽ sẽ là một thảm họa, do liên kết xã hội tại Lybia quá ư là phức tạp ».

Debaltseve thất thủ: Nỗi cay đắng của binh sĩ Ukraina
Trở lại với Châu Âu, báo chí Pháp hôm nay tiếp tục cập nhật tình hình khủng hoảng tại Ukraina. Le Figaro đưa tít trên trang nhất : « Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Kiev thất thủ một thành trì nữa tại Donbass ».

Theo nhật báo, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gây mọi áp lực trong những giờ gần đây « không phải để yêu cầu phe nổi dậy thân Nga phải tuân thủ lệnh ngừng bắn, mà để khuyến khích binh sĩ Ukraina hạ vũ khí và nhường chỗ lại cho phe nổi dậy. Một thông điệp tương tự đã được gởi đến binh sĩ của Kiev dưới dạng truyền đơn rải trên vùng Debaltseve. Đài truyền hình Nga hôm qua cho thấy phe ly khai thân Nga kéo cờ Novorossia ở trung tâm thành phố, một đơn vị hành chính của đế chế Nga được thành lập vào cuối thế kỷ XVIII, trải dài từ vùng biển Azov cho đến châu thổ Danube ».

Tương tự, Libération cũng nhận thấy « Tại Ukraina, bất chấp lệnh ngừng bắn, phe ly khai thân Nga vẫn tấn công ». Được ký kết cách đây một tuần, nhưng thỏa thuận đình chiến chưa bao giờ được tôn trọng. Hôm qua, dưới áp lực của phe ly khai thân Nga, các binh sĩ Ukraina buộc phải bỏ rơi các vị trí của mình tại Debaltseve, sau 10 ngày chiến đấu kịch liệt. Tờ báo cho rằng, Debaltseve thất thủ, vi phạm lệnh ngừng bắn ngay khi có hiệu lực, cho phép phe thân Nga chiếm giữ được một vị trí chiến lược tại đông Ukraina.

Kiev hay sự tìm kiếm bản sắc
Thế nhưng đối với nhật báo La Croix, cuộc chiến tại Ukraina còn là một thời cơ thuận lợi làm nảy nở một thế hệ nhà văn mới. Trên trang « Sách và Ý tưởng », La Croix nhận thấy « Tại Ukraina, một thế hệ nhà văn mới định hình ».
Người ta khám phá ra nhiều tác giả mới đến từ Kiev, và tác phẩm của họ bắt đầu xuất hiện trên các gian hàng sách tại Pháp. Một trong số các nhà văn được biết đến, Andrei Kourkov vừa cho phát hành « Journal de Maidan » (tạm dịch là Nhật ký Maidan), kể lại chuyện thường nhật trong suốt quá trình diễn ra các cuộc biểu tình tại Kiev mùa đông 2013-2014.

La Croix cho rằng tại Ukraina, các nhà văn luôn có nhiệm vụ bảo vệ sự sống còn nền văn hóa Ukraina. Trong quá khứ, việc viết sách bằng chính ngôn ngữ Ukraina bản thân nó cũng từng là một cuộc chiến, do bởi ngôn ngữ này đã bị cấm dưới đế chế Sa hoàng.

Đến điều tra tại Ukraina, La Croix nhận thấy các sách tinh thần yêu nước ngày càng gây được tiếng vang trong các tiệm sách. Tờ báo viết : « Trong thời buổi chiến tranh, chưa bao giờ độc giả lại mua sách tiểu thuyết lịch sử, hồi ức và tiểu sử có liên quan đến quá khứ đất nước nhiều đến như thế ». Trong số các tiểu sử hiện có Stepan Bandera đang được ưa chuộng nhất. La Croix cũng không quên lưu ý là đối với một số người đây là một anh hùng dân tộc của Ukraina thế kỷ XX, nhưng với số khác, nhân vật này là một kẻ phát xít.

Châu Á đón năm con Dê
« Châu Á đón năm mới con Dê » tuy không có xuất hiện trên các mặt báo giấy, nhưng trên trang mạng các báo Pháp cũng có một số bài viết. Đáng chú ý là bài viết trên Le Monde, mục blog đề tựa « Tết nguyên đán tại Trung Quốc : một sự di chuyển khổng lồ ».

Ngoài việc đăng chùm ảnh không khí chuẩn bị Tết tại đất nước đông dân nhất hành tinh, tác giả bài viết cho biết hơn 250 triệu Trung Quốc hôm qua đã dùng đủ mọi phương tiện, đường bộ, đường sắt hay hàng không để về sum họp với gia đình và đón mừng năm mới. Tác giả phải thốt lên « Một sự di chuyển khổng lồ tại một đất nước có đến 1,3 tỷ dân ».

Các con số đưa ra chứng minh tầm cỡ của hiện tượng : 295 triệu vé tàu và 42 triệu vé máy bay (tương đương với 20.000 chuyến bay mỗi ngày) đã được bán ra trong những tuần gần đây. Đó là chưa tính đến 3,2 tỷ chuyến đi bằng đường bộ bất kể đó là xe ô-tô cá nhân hay phương tiện công cộng, kể cả xe gắn máy.

Về phần những ai không thể về được với gia đình, họ trao đổi với người thân bằng thư nhắn, chủ yếu qua mạng WeChat. Dịch vụ thư tín phổ biến nhất tại Trung Quốc hy vọng ghi nhận được khoảng 10 triệu tin nhắn/ phút trong khoảng thời gian từ 22g cho đến thời khắc giao thừa.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Rau rẻ như bèo, nông dân 'bỗng dưng muốn khóc'


Rau rẻ như bèo, nông dân 'bỗng dưng muốn khóc'

Hai ngày nữa là Tết nhưng nhiều người dân trồng rau ở Hà Nội như Đông Anh, Từ Liêm và Hoài Đức lại 'bỗng dưng muốn khóc' vì rau rẻ cho không ai lấy, chỉ 500 đồng/kg.

Bỏ cho thối

Có mặt tại ruộng rau, bác Đinh Thị Hoa (xã Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội) nghẹn ngào cho biết, từ hai tuần trở lại đây rau rẻ như cho, chả ai mua nên chán không muốn thu hoạch, để lại ruộng hoặc nhổ bỏ bón vào các loại cây trồng khác.
Trồng rau có thâm niên nhưng với bác Hoa, chưa năm nào giá rau lại rẻ lâu như năm nay, đặc biệt là cải Đông Dư: “Hai tuần trước nhiều nhà trồng cải Đông Dư đều chỉ được giá 500 đồng/kg, nhiều nhà bỏ thối không thèm thu hoạch”. Và chiều 28 Tết, bác cùng con trai lại đi nhặt cải Đông Dư để bán dù đã bị vàng đi vơi nửa, chỉ mong nhặt nhạnh được ít tiền tiêu Tết
“Cả gánh rau 40kg cồng kềnh như thế này mà được 20.000 thôi. Chồng tôi cứ bảo để đó bỏ đi nhưng tôi tiếc công, cắt bán được đồng nào hay đồng ấy”, bác Hoa chia sẻ.
Bác Đinh Thị Hoa bên ruộng rau để thối vì giá rẻ như bèo.
Bác Đinh Thị Hoa bên ruộng rau để thối vì giá rẻ như bèo.
Không chỉ cải Đông Dư mà các loại rau như rau cải cúc, cải ngồng, cải ta, súp lơ, rau xà lách,… từ hai tuần trở lại đây đều chung “số phận” giá rẻ như bèo. Với giá rau hiện tại thì “làm bị lỗ, không đủ tiền vốn, giống.
“Cách đây 1-2 tuần giá 1 cây súp lơ to hơn 1kg chỉ 1.000 đồng. Các loại rau khác thì dao động 1.000-2.000 đồng là cùng, su hào 500 đồng/củ. Nói chung thu hoạch mà chỉ muốn khóc vì rau rẻ quá”, bác Hoa nói.
Dù hiện tại, giá rau cũng chưa “khấm khá” hơn vì vẫn chỉ 500-2.000 đồng một củ su hào, súp lơ, rau cải ngồng thì đã nhỉnh hơn chút vì nhiều người dân chọn mua dịp Tết.
Rau rẻ, nhiều người nông dân bên Đông Anh (Hà Nội) từ vài năm nay quay sang thâm canh trồng các loại hoa. Dù không có rau thu hoạch đợt rẻ như bèo này, nhưng bác Nguyễn Văn Tâm (Đông Anh) vẫn không lấy làm vui bên ruộng hoa cúc nở đẹp nhưng bán không được giá cao.
“Như hoa cúc này tôi mua giống đã 2.000 đồng/bông, công chăm sóc phải hơn 70 ngày và cộng tiền các loại vào nếu không bán được 4.000 đồng thì coi như hòa vốn. Vậy mà hoa năm nay rẻ hơn mọi năm. Mong kiếm được vài triệu tiêu Tết mà xa vời quá”, bác Tâm chia sẻ.

Tết còn xa lắm

Với những người nông dân như bác Nguyễn Văn Tâm, bác Đinh Thị Hoa thì Tết như vẫn còn xa lắm: “Giá rẻ như thế này thì gia đình chúng tôi không có Tết. Tiền bán rau thế này không mua nổi gì”.
Bác Đinh Thị Hoa mặt buồn rười rượi khi gánh rau 40kg bác Đinh Thị Hoa chỉ bán được 20.000 đồng.
Bác Đinh Thị Hoa mặt buồn rười rượi khi gánh rau 40kg bác Đinh Thị Hoa chỉ bán được 20.000 đồng.
Còn với bác Nguyễn Thị Hiền (Hoài Đức) có ba sào rau gồm cải cúc, súp lơ và su hào, ngân ngấn nước mắt cho biết: “Chưa năm nào 28, 29 Tết mà giá rau lại thê thảm như năm nay. Một cái bắp cải to, một củ su hào, một mớ rau cải cúc giá chỉ có 2.000 đồng”.
“Nhớ lại có năm rét, rau không nhiều bán 7.000- 10.000 đồng/mớ mà thèm. Năm nay thì chả có Tết rồi, cả mấy trăm củ su hào mới đủ mua cân thịt bò”, bác Hiền nói.
Bác Nguyễn Thị Tâm (xã Tiền Yên, Hoài Đức) thì buồn rầu bên ruộng xà lách, rau cải ngọt cho biết: “Rau thì năm nay rẻ quá, so với thịt cá thì đúng là một trời một vực. Sao giá không lên cho người dân được nhờ”.
Và với nhiều người trồng rau, Tết chưa về. “Làm gì đã có tiền mua thịt bò, thịt lợn và bánh kẹo. Cứ phải chiều 30 tôi mới đi sắm Tết”, bác Nguyễn Thị Linh, bán rau ở chợ Sấu (Hoài Đức) cho biết.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday, February 19, 2015

Xuân Ất Mùi 2015: Chúc Mừng Năm Mới – Happy New Year



Xuân Ất Mùi 2015: Chúc Mừng Năm Mới – Happy New Year

 Mâm cúng Giao thừa ngoài trời.
















Lê Thiên (Danlambao) - Năm Ất Mùi 2015 đang đến. Người Việt trong nước cũng như hải ngoại rộn rịp chuẩn bị đón chào Xuân Con Dê. Năm nào cũng vậy, cứ mỗi lần vào Tết Nguyên Đán, báo chí Việt Nam khắp nơi lại đưa ra hình ảnh một trong 12 Con Giáp (Chuột, Trâu, Cọp, Mẹo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Heo – Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) kể nhiều chuyện liên quan đến con Giáp liên quan.

Năm nay, năm Ất Mùi, mừng Tết Con Dê, thiên hạ lại ồ ạt múa bút, tán chuyện CON DÊ. Con Dê trong lịch sử. Con Dê trong ẩm thực. Con Dê trong đời sống. Và cả con Dê trong tiếu lâm, trong câu đối… Rồi thì xem tử vi, tính tuổi Mùi – tuổi Con Dê làm ăn ra sao, vận mạnh đi về đâu? Thậm chí có người chịu khó lục lọi cả Kinh Thánh để tìm cho được Con Dê!

Một nét văn hóa Xuân đặc thù có lâu đời tại Việt Nam là sáng tác câu đối Tết. Nhưng dường như ngày nay tại Việt Nam, hình ảnh các cụ đồ mài miệt viết câu đối trên mấy vỉa phố đông người có phần thưa thớt hơn nhiều so với thời xa xưa. Ở hải ngoại, hình ảnh ấy càng hiếm hoi hơn (hầu như không còn thấy diễn ra nữa). Tuy nhiên, trên báo chí, câu đối Tết vẫn không thiếu. 

“MÙI mẽ chi mà vểnh sợi râu DÊ”?

Tại Việt Nam có ông Hà Sĩ Phu chuyên sáng tác nhiều câu đối Tết đặc sắc, trong đó tác giả “khéo léo vận dụng các đặc trưng của ngôn ngữ như từ láy, từ đồng âm dị nghĩa kết hợp với tên mười hai con giáp, tạo một món quà xuân mang phong vị châm biếm, hài hước sâu sắc” tặng độc giả khắp nơi. Chẳng hạn để kết thúc năm CON NGỰA chuyển sang năm CON DÊ, Hà Sĩ Phu đã ra câu đối:

Hết khoe MÃ một thời, 
NGỌ ngoạy lắm cũng ra vành móng NGỰA!
Còn xuất DƯƠNG mấy độ, 
MÙI mẽ chi mà vểnh sợi râu DÊ?

Mã, ngựa, ngọ (đều là NGỌ), rồi dương, dê, mùi (đều là MÙI), và cả móng ngựa, râu dê... đều được triệt để khai thác ngữ nghĩa. Chỉ với hai mươi sáu chữ trong 4 câu mà tác giả “tạo được đôi liễn vừa thâm thúy, vừa hoạt kê, làm cho không khí tết như ấm lên cho dù thiếu hẳn tràng pháo truyền thống” và dù nó tiềm ẩn chút hương vị đắng đót.

Hai vế đối trên rõ ràng gói gọn cái kết thúc dở khóc dở cười đầy mai mỉa của bọn quan lại VN tham nhũng hống hánh tác oai tác quái cùng đám “đại gia” dựa vào thế lực đảng quan làm giàu bất chính và phô trương sự giàu có của mình trên mồ hôi, nước mắt và máu của người dân thấp cổ bé miệng: Cả quan chức lẫn “đại gia” dựa vào nhau chỉ cốt vắt máu dân trên nguyên tắc “hai bên cùng có lợi”. Họ có biết đâu rằng “NGỌ ngoạy lắm cũng ra vành móng NGỰA! MÙI mẽ chi mà vểnh sợi râu DÊ”? NGỌ ngoạy – Móng NGỰA! Rồi MÙI mẽ - Râu DÊ! Một lối chơi chữ tượng thanh, tượng hình tuyệt diệu kết thành lối ví von đầy mai mỉa khiến cả lũ quan lại gian ác lẫn bọn trọc phú bất lương đều đau hơn hoạn! Ôi! “Rằng hay thì thật là hay, Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!”

Ngoài những nét vui Xuân, thưởng Xuân nhộn nhịp nêu trên, những ngày đầu Xuân còn sáng rực hoa Xuân, nào đào, nào mai, nào cúc cùng hằng hà các loài hoa xuân muôn màu bên cạnh những mâm ngũ quả hấp dẫn. Từ đó, tiếng cười, tiếng hát càng làm nức lòng người thưởng Xuân! Vô số những khúc hát mừng Xuân rộn rã vang lên, thấm sâu vào lòng người mà những bài Đón Xuân và Ly Rượu Mừngcủa Phạm Đình Chương là những nhạc phẩm kiệt tác tiêu biểu, đặc biệt trong những ngày đầu Xuân Âm Lịch. 

Về bài Happy New Year.

Riêng mỗi dịp đầu năm dương lịch, người ta ai cũng thấy lòng mình rộn lên niềm phấn chấn khi nghe đâu đó vang lên bài ca Happy New Year của ban nhạc ABBA. Bài Happy New Year không ngời nhanh chóng trở thành bài ca bất hủ, chẳng phải chỉ vào dịp đầu năm dương lịch, mà còn thâm nhập vào cả Tết Âm Lịch, khiến nó nhanh chóng trở thành bài ca Mừng Xuân thấm vào lòng người dân Việt, để rồi nó không thể thiếu trong các Tết Âm Lịch hòa chung với các bài hát Xuân Việt Nam khác, cả ở hải ngoại lẫn trong nước. 

Trong bài báo ngày áp Tết Ất Mùi 2015 (18/02/2015) dưới nhan đề “5 bài hát về Tết được giới trẻ yêu thích nhất”, báo Kiến Thức (từ Việt Nam) nhìn nhận bàiHappy New Year của ban ABBA được xếp hàng đầu (số 1) trong 5 bài hát về Tết được giới trẻ yêu thích nhất. (4 bài sau là các bài hát Tết của Việt Nam).

Tờ Kiến Thức nhìn nhận: “Ca khúc ‘bất hủ’ của nhóm nhạc Thụy Điển - ABBA không chỉ được người dân, giới trẻ Việt mà gần như tất cả mọi người trên thế giới đều biết đến. Dù là một ca khúc có phần lời rất buồn nhưng ‘Happy New Year’ vẫn là ca khúc không thiếu không nghe trong dịp Tết đến, xuân về.”

Tác giả bài báo nhận xét: “Lắng nghe ‘Happy New Year’ của ABBA là thấy Tết, dù thực chất là một bài hát buồn nhưng phần giai điệu của ‘siêu phẩm’ này vẫn khiến người người cảm nhận được không khí rộn ràng của năm mới. Dễ hiểu vì đây lại là ca khúc được nghe và yêu thích nhất dịp Tết”. 

Chúng tôi không nghĩ bài Happy New Year là “một bài hát buồn” như Báo Kiến Thức nhận xét. Nếu buồn thì làm sao “giai điệu của ‘siêu phẩm’ này vẫn khiến người người cảm nhận được không khí rộn ràng của năm mới”?

Nội dung, ý nghĩa và giai điệu của bài Happy New Year.

Happy New Year của ban nhạc ABBA có một điệp khúc đơn sơ nhưng thấm thía:

Happy new year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbor is a friend
Happy new year
Happy new year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I.

Chúc mừng năm mới
Chúc mừng năm mới
Chúc cho chúng ta có một viễn ảnh
Về một thế giới mà hàng xóm là thân hữu
Chúc mừng năm mới
Chúc mừng năm mới
Chúc tất cả chúng ta có nhiều hi vọng, ý chí nỗ lực
Nếu chúng ta không thế thì sẽ gục ngã và diệt vong
Anh và em.

Giai điệu bài hát làm rung động con tim mỗi người chúng ta. Ý nghĩa thâm thúy của Lời Chúc Tân Xuân càng làm cho cõi lòng chúng ta thêm rạo rực, háo hức, để chúng ta sẵn sàng mở rộng vòng tay nhân ái với tha nhân. Lời cầu chúc nói lên nỗi ước mơ hơn hẳn một giấc mơ (dream). Chính xác nó là một viễn ảnh (vision), kêu gọi cùng xây dựng một thế giới hòa bình hạnh phúc trong đó người lân cận là bạn hữu

Câu chúc trong bài ca phản ánh phần nào Lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng Thánh Luca “yêu mến người lân cận như chính mình” (Lc.10, 27). Lời ca trong Happy New Year chỉ mong “người lân cận” được coi là “bạn hữu”, chứ chưa đạt tới mức coi nhau như “chính mình” theo lời Chúa truyền dạy. Dù sao ít ra, nếu con người trên trái đất này không đối xử với nhau được như với chính mình thì cũng phải coi nhau là bằng hữu thì thế giới mới mong thoát khỏi hận thù, ganh ghét, đố kỵ, chia rẽ, giết hại lẫn nhau. 

Vì vậy, lời chúc Happy New Year – Chúc Mừng Năm Mới hay Năm Mới Hạnh Phúc được lặp đi lặp lại trong bài ca là một lời chúc chân thật và cũng rất thực tế, lời chúc mang cho con người âm hưởng của niềm hy vọng, mà nếu con người không “sẵn lòng cố gắng” đón nhận, e không tránh khỏi “gục ngã và diệt vong”.(1)

Đây không phải là một biểu thị của tâm lý bi quan, mà chính là một lời nhắc nhớ mỗi dịp đầu năm rằng, nếu con người mỗi năm không vượt qua chính mình để xích lại gần gũi hơn với người lân cận, để coi nhau là bạn thay vì là đối xử với nhau như thù địch, là kẻ xa lạ, thì con người sẽ gục ngã và thế giới sẽ rơi vào họa diệt vong

Năm mới, một cơ hội cảnh tỉnh, một dịp để lên tiếng báo động nếu con người cầu chúc cho nhau “Năm Mới hạnh phúc” mà không thật lòng mang niềm hạnh phúc bền lâu đến cho nhau, thì lời cầu chúc chỉ là những lời môi miệng dối trá mà thôi.

Báo Cộng Sản Việt Nam xuyên tạc.

Ngoài nhận xét của báo Kiến Thức mới ngày 18/02/2015 đã nêu trên, chúng ta còn nhớ tới lời phê phán của 2 báo khác thuộc luồng báo đảng trong nước. Đó báo Giáo Dục Việt Nam (28/01/2014) và tờ VN Express ngày 10/02/2013.

+ Báo Giáo Dục Việt Nam

Happy New Year! Một lời chúc Năm Mới đầy tình người như vậy, thế nhưng có người lại cho đó là lời chúc đầy bi quan. Cụ thể, năm ngoái, ngày 28/01/14, tờGiáo Dục Việt Nam đã có bài viết dưới nhan đề “Nếu dịch nghĩa toàn bộ ca khúc, sẽ không thấy ‘bóng dáng’ của năm mới” để “cảnh giác” giới trẻ trong nước về bàiChúc Mừng Năm Mới – Happy New Year của nhóm ABBA, dù bài này tồn tại và lưu truyền khắp hoàn vũ đã trên dưới 40 năm qua, từ trước năm 1979 khi mà bài ca được “lọt” vào trong nước Việt Nam, lưu hành chui trong giới trẻ, qua mặt sự kiểm soát và kiểm duyệt nghiêm nhặt của Ban Tư tưởng đảng. 

Mặc dầu nhìn nhận "Happy New Year từ lâu đã trở thành ca khúc bất hủ và trở thành bài hát được người Việt Nam nghe nhiều nhất mỗi dịp năm mới”, tác giả bài báo đã viện dẫn ý kiến của ai đó (vô danh) “cho rằng nếu dịch nghĩa toàn bộ ca khúc, sẽ không thấy ‘bóng dáng’ của năm mới. Có chăng, nó chỉ là những lời tự an ủi, động viên tạm bợ rằng những điều tồi tệ có lẽ sẽ qua để nhường chỗ cho mọi thứ tốt đẹp.”

Một lối diễn dịch ấu trĩ đầy thiên kiến và hoàn toàn vô căn cứ! Đâu có lời lẽ nào trong ca khúc Happy New Year cho thấy đó là “những lời tự an ủi”, hay “động viên tạm bợ”. Toàn là những lời chúc chân thành – cầu mong rằng sau niềm vui mừng đầu Năm Mới, con người đừng quên trao cho nhau lời chúc “Hạnh phúc”, đừng để lời chúc ấy mất ý nghĩa, mất sức sống vì hận thù, chia rẽ và chiến tranh như đã từng xảy ra trong quá khứ: Thập niên 1970 trở về trước, Miền Nam Việt Nam gánh chịu một cuộc chiến cốt nhục tương tàn do CS Miền Bắc phát động, theo chỉ thị và với vũ khí của Cộng sản quốc tế, cụ thể là chỉ thị của Stalin và Mao Trạch Đông cùng súng ống, đạn dược và đủ thứ chiến cụ từ Liên Xô và Trung Cộng!? 

Còn bảo rằng không thấy ‘bóng dáng’ của năm mới trong bài Happy New Year thì đó là nói ngoa, nói bừa, hoặc là nói do dốt nát ấy thôi: Bóng dáng của năm mới nổi bật rõ ràng trong tiếng nhạc, tiếng hát và lời ca, giai điệu đến nỗi mỗi khi bài hát vừa cất lên là trái tim con người cũng rộn ràng mừng vui, ngập tràn nguồn hứng khởi Happy New Year. Nếu không vậy thì thử hỏi cái gì làm cho "Happy New Year từ lâu đã trở thành ca khúc bất hủ và trở thành bài hát được người Việt Nam nghe nhiều nhất mỗi dịp năm mới”, như chính tác giả bài báo thừa nhận???

+ Báo VN Express.

Trước đó một năm, vào ngày 10/02/2013, trên tờ VN Express cũng đã xuất hiện bài viết của Hoàng Trọng Thảo dưới nhan đề “'Happy New Year' (ABBA) là bài hát đen đủi ngày Tết”. Tác giả phán chắc nịch: “Giai điệu thì cũng tươi vui đấy, nhưng thật ra lời bài hát thì khá buồn, đặc biệt có những ca từ mang tính xúi quẩy, đen đủi cho năm mới, ví dụ như "tôi và bạn cảm thấy thất bại và buồn chán" (me and you, feeling lost and feeling blue), hay "bạn và tôi, chúng ta có thể nằm xuống và chết" (we might as well lay down and die You and I). Đây là lối trích dẫn gian trá hết sức vô liêm sỉ và ngu xuẩn. 

Hãy đặt câu ca vào đúng ngữ cảnh (mạch văn) của nó, sẽ hiểu được ý lời ca không phải như Hoàng Trọng Thảo diễn dịch: 

Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue
It's the end of the party
Now's the time for us to say...

Anh và em
Chúng ta ngồi đây,
Cảm thấy lạc lõng và buồn bã 
Khi bữa tiệc đã tàn
Nhưng đây là thời khắc để chúng ta nói... 

Chúng tôi lặp lại: “Nhưng đây là thời khắc để chúng ta nói...” – Nói gì nếu không phải nói lại lời chúc “Happy new year/Happy new year…. You and I. Năm mới hạnh phúc Năm mới hạnh phúc... Anh và em.” Rõ ràng, lời ca có ý khích lệ chúng ta dù “chúng ta ngồi đây, cảm thấy lạc lõng và buồn bã” vì thế giới vẫn chưa hết hận thù, chưa hết giết nhau, nhưng đây vẫn là thời khắc tốt đẹp nhất, thuận lợi nhất để chúng ta cùng hát lên lời chúc lẫn nhau thân tình và vui tươi: “HappyNew Year, Happy New Year….” Năm mới hạnh phúc! Năm mới hạnh phúc!

Hãy thôi chia rẽ, thôi hận thù, thôi giết hại nhau! Cầu chúc và ước vọng! Một ước vọng hết sức chính đáng và cấp bách, chứ đâu là một tỏ lộ bi quan! 

Gợi nhắc lời chúc Merry Christmas (Mừng Lễ Giáng Sinh).

Một tuần lễ trước ngày đầu Năm Mới, Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ (và cả thế giới không có đức tin Kitô giáo) hoan hỉ mừng Lễ Giáng Sinh 2014. Đâu đâu cũng vang lên những ca khúc Mừng “Merry Christmas”. Tiếng đàn hòa chung tiếng hát, tiếng chuông rộn rã. Ngay tại Vatican, Thủ đô của Giáo Hội, bầu khí Lễ Chúa Giáng Sinh càng tưng bừng. 

Vậy mà, trong Thông Điệp mừng Chúa Giáng trần, thông điệp Urbi et Orbi (Thông điệp cho Thành phố và cho Thế Giới) vừa rồi (25/12/2014), trong khi “Chúc mừng Giáng sinh cho mọi người”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã không ngần ngại kêu lên: “Thế giới có quá nhiều nước mắt trong mùa Giáng Sinh này, cùng với những giọt nước mắt của Chúa Giêsu Hài Đồng.” 

Rồi ngài “Cầu xin quyền năng của Chúa Kitô, mang đến tự do và sự phục vụ lẫn nhau, được cảm nhận trong nhiều con tim đang bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, khủng bố và chế độ nô lệ.” ĐTC cũng cầu “xin cho sự hiền lành trong quyền năng chí thánh này lấy đi sự chai cứng của con tim rất nhiều người nam nữ đang đắm mình trong những sự thế gian và trong sự thờ ơ.” Cuối cùng ĐTC tiếp tục tha thiết“cầu xin cho quyền năng cứu độ của Chúa biến vũ khí thành lưỡi cày, biến hủy diệt thành sáng tạo, biến lòng thù hận thành tình yêu và sự dịu dàng.” Để rồi chúng ta có thể kêu lên trong hân hoan “Chính mắt con đã được thấy ơn cứu độ của Chúa.” 

Ai bảo đó là bi quan? Là đen đủi? Là xúi quẩy? Không! Đó là lời mời gọi khẩn thiết gởi đến tất cả những người thiện tâm! 

Là cộng sản, làm sao có được thiện tâm? 

Người cộng sản chỉ có thể trở thành người thiện tâm khi nào họ đủ can đảm từ bỏ cái đảng quái ác của họ mà thôi! Bao lâu chưa là người thiện tâm, bấy lâu đám chóp bu cầm quyền CSVN còn ác tâm với dân mình, với những người thiện tâm đấu tranh cho quyền con người, cho chính nghĩa dân tộc, cho chủ quyền quốc gia, cho tự do dân chủ.

Hoàng Trọng Thảo có đọc kỹ và nghe rõ không lời ca trong bài Happy New Yearrằng: May we all have our hopes, ourwill to try/ If we don't we might as well lay down and die/ You and I - Chúc tất cả chúng ta có nhiều hi vọng, ý chí nỗ lực/Nếu chúng ta không thế thì sẽ gục ngã và diệt vong/Anh và em.” Tại sao lại chơi trò lưu manh cắt xén đi những vế chính, từ chính của lời ca (chúng tôi in đậm trên đây) để làm lệch đi ý nghĩa sâu sắc của câu ca? Đích thị là một hành vi gian trá bộc lộ thủ thuật tuyên truyền xuyên tạc cố hữu của cái gọi là “phẩm chất đạo đức cách mạng” nơi con người Cộng sản! Chỉ với mục đích lôi giới trẻ Việt Nam ra khỏi bầu khí tưng bừng Happy New Year, bởi lẽ Happy New Year là một nhạc phẩm ngoại lai, nó không là thiên tài của ta, nó không ngợi ca “ơn bác, ơn đảng” và nhất là nó không “Mừng đảng” trước rồi hãy “Mừng Xuân” sau như đảng dạy! 

Xuân Ất Mùi 2015, hòa chung niềm vui xuân cùng bà con đồng hương xa quê, chúng tôi xin nói lên đây lời “Happy NewYear – Chúc Mừng Năm Mới” cho mọi người, mọi nhà và cùng đồng thanh vang lên lời ca Happy New Year, cầu xin Thượng Đế ban hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. 

Tại hải ngoại, chúng ta đang sống và trải nghiệm “sự thịnh vượng” của thế giới tự do, chúng ta không quên cầu chúc bà con chúng ta trong nước sớm thoát khỏi nanh vuốt của “lũ si ngốc” tự cho mình là đỉnh cao, thỏa mãn với những bước đi chệch choạc và thụt lùi của chúng trước sự thăng hoa của nền văn minh nhân loại. 

Chúng ta cầu nguyện cho mọi người cùng hưởng một Năm Mới Hạnh Phúc và cùng bà con trong nước tiếp tục mạnh mẽ kiên trì đấu tranh cho một Việt Nam văn minh, tự do, dân chủ và phú cường. Ở đó nhân phẩm, nhân quyền và công bằng xã hội phải được tôn trọng một cách triệt để! Từ đó, bài ca Happy New Year sẽ thật sự đầy ý nghĩa và làm cho cõi lòng người Việt Nam trên quê hương thật sự hạnh phúc./. 

(Ngày áp Tết Ất Mùi)





Mâm cúng Giao thừa ngoài trời.

 

Chào Nguyên Xuân

















Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Tóc xanh dù có phai màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng

Xin chào nhau giữa lúc này
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên bờ nước có bóng ta bên người

Xin chào nhau giữa bàn tay
Có năm ngón nhỏ phơi bày ngón con
Thưa rằng những ngón thon thon
Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau

Xin chào nhau giữa làn môi
Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
Thưa rằng bạc mệnh xin kham
Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây

Xin chào nhau giữa bụi đầy
Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu
Hỏi rằng: người ở quê đâu?
Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà

Hỏi rằng: từ bước chân ra
Vì sao thấy gió đàn xa dặm dài?
Thưa rằng: nói nữa là sai
Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào

Hỏi rằng: đất trích chiêm bao
Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng: ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân.





Người trồng hoa, bán hoa khóc ròng vì hoa tết ế không người mua

Tin và ảnh: Thành Hoa
Phóng to

Thu nhỏ

Add to Favorites

In bài

Gửi cho bạn bè
(TBKTSG Online) - Buôn bán ế ẩm, lỗ vốn, hoa, cây cảnh phải đổ bỏ... là cảnh tượng của những người bán hoa trưa nay tại các chợ hoa trên địa bàn thành phố HCM. Đúng 12 giờ trưa nay 18-2, ngày 30 Tết, là thời điểm cuối cùng cho họ phải thu dọn trả lại mặt bằng cho thành phố dọn dẹp chuẩn bị đón năm mới. Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi nhìn cảnh những giỏ hoa bị xúc lên xe rác chở đi đổ.
Anh Nguyễn Thanh Sang, ở Sa Đéc, Đồng Tháp một chủ vườn trồng hoa và bán hoa tại Công viên 23/9 hơn 10 năm nay cho biết, năm nay hoa bán không được, giá lại rẻ, phải đổ bỏ hết hơn 500 giỏ hoa vì thế tiền công chăm sóc, phân bón, vận chuyển… coi như đổ xuống sông xuống biển. Gia đình anh 11 người đã phải lên Sài Gòn từ ngày 21 âm lịch tới nay để trực bán, thức đêm thức hôm vậy mà vẫn không bán được.
“Tới 12 giờ trưa nay còn hơn 500 giỏ định chuyển ra ngoài bán tháo kiếm tiền xe về quê trả lại mặt bằng cho thành phố nhưng không chuyển kịp đành phải bỏ đi chứ không biết làm sao” anh Sang nói.
Tương tự ông Phúc, ở Củ Chi, TPHCM, một tiểu thương chuyên bán hoa tết cho hay, “năm nay lỗ nặng, bán đổ bán tháo được đồng nào hay đồng đó”.
Ông Phúc lấy hoa cúc mâm xôi tại nhà vườn ở Đồng Tháp với gia 70 nghìn/cặp, tiền vận chuyển lên Sài Gòn 7 triệu một chuyến nhưng mấy ngày đầu không bán được, hôm nay 30 tết phải bán hạ giá 10 nghìn/giỏ. Vậy mà cũng bán không hết…
alt
Nước mắt của các nhà vườn cũng là những người bán hoa tại chợ hoa Công viên 23/9 trưa nay, 18/2 khi hết thời gian được bán hoa tại chợ này

alt
Hàng trăm giỏ hoa đã mất biết bao công sức chăm bón bị xúc đổ lên xe rác

alt
Tức giận vì không bán được, không để người khác có cơ hội hôi của, chủ bán hoa đã đập nát từng giỏ

alt
Những chậu hoa bị đập nát

Từ sáng sớm nay hoa, cây cảnh đã bắt đầu hạ giá bán xổ để thanh lý hết hàng trước khi về quê ăn tết, tại bến Bình Đông người đi mua đông như hội

alt
Để thu hút người mua nhiều chủ bán hoa đã treo bảng giảm giá còn tặng thêm khi mua

alt
Lấy tại nhà vườn 70 nghìn/cặp, nhưng trưa nay ông Phúc (người chỉ tay), ở Củ Chi bán giá 10 nghìn/giỏ vẫn không thể bán hết hoa

alt
50 nghìn/ chậu mai vẫn không có khách nào ghé mua

alt
Khi thời gian hết nhiều tiểu thương phải cắt cành, xổ chậu chuyển về

alt
Cũng có người đập bỏ tất cả cho một năm làm ăn không may mắn trước khi bước sang năm mới

alt
Bà Năm (ảnh) là chủ nhà số 461 đường Bình Đông, quận 8 là chủ cho thuê chỗ bán hoa nhưng do thấy tiểu thương không bán được bà ra phụ bán giúp, giá 1 chậu vạn thọ 15 nghìn đồng

alt
Mới hôm qua những quả bưởi hồ lô có chữ nổi được bán với giá hơn 400 nghìn/cặp, vậy mà hôm nay giá chỉ 100 nghìn/ba trái bà Nguyễn Thị Tuyến, ở Hậu Giang cho biết



Featured Post

Bản Tin cuối ngày-18/11/2024

My Blog List