Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, April 1, 2017

Giáo phận Vinh -- Linh mục Anton Đặng Hữu Nam đã khẳng định “việc chính quyền có các hành vi ngăn cản quyền hiến định của người dân là một việc làm vi hiến và vi luật.”

 

  "tuyen do  [GoiDan]" <> wrote:

 
Linh mục Anton Đặng Hữu Nam đã khẳng định “việc chính quyền có các hành vi ngăn cản quyền hiến định của người dân là một việc làm vi hiến và vi luật.” Ông cũng nói việc nhà cầm quyền đàn áp người dân trong việc thực thi công lý, thực thi quyền công dân là “phi pháp, bất công, vô nhân đạo, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc”. Và rằng việc đàn áp đẫm máu người dân đi khiếu kiện là một “kịch bản” được nhà cầm quyền dàn dựng từ trước.
            
Customer Image Zoomed

Dân Làm Báo
Than huu
SAIGONcameback
Kinh chuyen tiep,

Giáo phận Vinh: Sẽ chống Formosa đến cùng để bảo vệ giống nòi và sự toàn vẹn lãnh thổ

\

CTV (Danlambao)
- Sáng ngày 19.03.2017, khoảng 6000 giáo dân đã tập trung tại Giáo xứ Song Ngọc hiệp thông dâng Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình, quốc thái dân an và cầu nguyện cho những nạn nhân của thảm họa môi trường do Formosa gây ra.

Các mạng xã hội ghi lại cảnh hàng trăm người xuất phát từ các Giáo xứ khác nhau như Phú Yên, Mành Sơn, Cẩm Trường… đổ về Song Ngọc. Họ đi bằng xe gắn máy mang theo cờ Giáo hội, cờ ngũ sắc, khẩu hiệu, loa phóng thanh và hát vang những bài ca yêu nước. Các khẩu hiệu được bà con giáo dân sử dụng là “Chúng tôi cần biển sạch”, “Trả lại Biển xanh cho chúng tôi”, “Formosa cút khỏi Việt Nam”, “Ai đã rước Formosa vào giết hại dân lành?”

Photo: Bạn đọc Danlambao

Photo: Bạn đọc Danlambao






























Vào đầu Thánh lễ, Linh mục Nguyễn Đình Thục nói: "... chúng ta cầu nguyện xin cho công lý được hiển trị và chế độ cộng sản sớm suy tàn....".

Tại buổi Thánh lễ, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam đã khẳng định “việc chính quyền có các hành vi ngăn cản quyền hiến định của người dân là một việc làm vi hiến và vi luật.” Ông cũng nói việc nhà cầm quyền đàn áp người dân trong việc thực thi công lý, thực thi quyền công dân là “phi pháp, bất công, vô nhân đạo, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc”. Và rằng việc đàn áp đẫm máu người dân đi khiếu kiện là một “kịch bản” được nhà cầm quyền dàn dựng từ trước.

Đặc biệt, Linh mục Đặng Hữu Nam khẳng định sẽ tiếp tục chống Formosa, kiện Formosa vì đó là việc làm được hiến pháp hiện hành bảo trợ và là việc phải làm để bảo vệ giống nòi, bảo vệ sự sống còn và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. 

Vị Linh mục này tuyên bố: “Nếu chính quyền tiếp tục ngăn cản chúng tôi di chuyển trên các phương tiện, chúng tôi sẽ đi bộ. Để tránh sự đàn áp và còn bị vu khống như ngày 14/2/2017, chúng tôi sẽ tự trói tay mình đi bộ đến Tòa án. Nếu chính quyền tiếp tục ngăn cản chúng tôi cách vi hiến và phi pháp, chúng tôi sẽ dành cho mình quyền khởi kiện, tố cáo chính quyền ra trước Tòa án Quốc tế”.

Anh Nguyễn Nhật Minh, một giáo dân tham dự Thánh lễ cầu nguyện và tham gia cuộc hành trình khiếu kiện cho chúng tôi biết: “Thánh lễ bắt đầu lúc 8 giờ. Có khoảng hơn 6 ngàn người từ nhiều Giáo xứ khác nhau đến tham dự. Đến khoảng 9 giờ thì kết thúc Thánh Lễ. Hiện tại (khoảng 9 giờ 30 phút), chúng tôi bắt đầu lên đường tới Tòa án thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Chúng tôi đi bằng xe gắn máy. Hiện con số đã lên tới hơn 7 ngàn người rồi.”

Photo: Bạn đọc Danlambao




















Khi được hỏi về động thái của nhà cầm quyền, anh Minh cho biết thêm: “Ngày hôm qua thì nhiều công an, mật vụ đã xâm nhập vào các Giáo xứ. Tuy nhiên, hiện tại chưa có hành động đàn áp nào”.

Theo Facebooker Bạch Hồng Quyền thì Công ty Formosa đã rào kín cổng, không cho công nhân vào làm việc. Công nhân chất vấn thì được trả lời "sợ dân Đông Yên lên biểu tình".

Trong một diễn biến khác tại Sài Gòn, theo cô Võ Hồng Ly thì ngay từ sáng, Nhà Thờ Đức Bà, chợ Bến Thành và hồ Con Rùa dày đặc an ninh sẵn sàng tác chiến. Có ít nhất 3 xe bus và nhiều xe đặc chủng được bố trí gần nhà thờ và đặc biệt là Hồ Con Rùa. Nhiều bạn trẻ có mặt nhưng bị xua đuổi và không thể tụ tập.

Chúng tôi sẽ theo dõi diễn biến và tiếp tục cập nhật thông tin hành trình đến Tòa án của giáo dân, ngư dân miền Trung đến quý độc giả.

Video: Bạch Hồng Quyền, Người Phú Yên, Tin mừng cho người nghèo

19/3/2017

CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

__._,_.___

Posted by: tran van

Nạn nhân Formosa trong tình cảnh ngặt nghèo



Nạn nhân Formosa trong tình cảnh ngặt nghèo

Gia Minh, RFA
2017-03-31
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Cảnh mua bán hải sản tại một cảng cá ở Đà Nẵng trước khi có thảm họa Formosa.
Cảnh mua bán hải sản tại một cảng cá ở Đà Nẵng trước khi có thảm họa Formosa.
AFP photo
Nạn nhân Formosa trong tình cảnh ngặt nghèo
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh xả hóa chất ra biển khiến cá, hải sản chết hằng loạt gây tác động nặng nề đến cuộc sống người dân sống ven biển các tỉnh miền Trung.
Sau cả năm chịu tác động, đến nay cuộc sống của họ ra sao?
Một người dân tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh vào chiều 30 tháng 3 cho Gia Minh biết về tình cảnh hiện nay của họ. Trước hết ông này thông tin về hành xử của chính quyền đối với người dân ra xã biểu tỉnh từ ngày 28 tháng 3:
Ba ngày vừa rồi thì trước hết có dân quân của xã cũng như công an xã đàn áp dân. Sau khi được tin như vậy bà con vào nhiều hơn, gây áp lực thì họ lẩn trốn. Dân chúng bây giờ rất phẫn nộ đợi Ủy ban nhân dân xã ra để hỏi. Và bây giờ họ lẩn trốn không ra gặp dân.
Bây giờ cuộc sống của người dân coi như là đói hẳn rồi. Giờ lấy gì mà ăn?  
- Người dân Thạch Bằng
Gia Minh: Lâu nay báo Nghệ an, báo Hà Tĩnh, Đài truyền hình Trung ương cho rằng người dân bị các linh mục ở Vinh kích động để đi biểu tình. Là người đang đòi hỏi quyền lợi thì ông thấy điều mà báo chí và truyền hình nhà nước nói ra sao?
Người dân Thạch Bằng: Thưa anh, hiện nay truyền hình nhà nước bảo vệ chính quyền chứ không bảo vệ cho người dân cho nên bây giờ nói sai lệch thông tin tất cả. Mong toàn thế giới hiểu cho rằng thông tin của nhà nước sai lệch, bóp méo sự thật.
Gia Minh: Suốt cả năm nay không có công ăn việc làm, không có kế mưu sinh thì làm sao mà sống được? Và mọi người có cách nào để mà tồn tại trong thời gian qua?
Người dân Thạch Bằng: Hiện nay người dân không có việc làm. Biển cả đi đánh bắt về không ai mua để ăn vì cũng sợ cho nên mất việc hoàn toàn, thất nghiệp. Nói chung, người đi biển cũng như người buôn bán tại chợ đi các tỉnh thì hiện nay đang bị thất nghiệp. Thời gian vừa qua có nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Bây giờ người dân trông chờ ở biển, trông chờ đi chợ, buôn bán… Các ngành nghề bị ‘dập tắt’ tất cả nên có nguy cơ dẫn đến tình trạng chết đói.
Trong xã Thạch Bằng, hiện nay người đông mà đất thì chật. Nếu mà chuyển đổi ngành nghề thì không có vì đất chật mà người thì đông.Vốn thì nhà nước nói cho vay nhưng cũng không có cho vay để phát triển các nghề nghiệp khác. Dân chúng tôi, riêng ở đây không có ngành nghề nào khác ngoài đi biển và buôn bán. Và bây giờ trông chờ ở biển bình yên và biển phải sạch thì mưu sinh của chúng tôi mới có được, cuộc sống mới bình yên.
Nghề nghiệp hiện nay đã là thất thu hoàn toàn. Bây giờ giới trẻ một số đã đi Thái Lan, Campuchia để kiếm việc làm.
- Người dân Thạch Bằng
Gia Minh: Thực tế lâu nay làm sao sống được khi không có gì để sống và lấy gì mà sống?
Người dân Thạch Bằng: Bây giờ cuộc sống của người dân coi như là đói hẳn rồi. Giờ lấy gì mà ăn?  Mọi người vay mượn kiếm kế để đủ sống hằng ngày. Bây giờ đang đi vay mượn. Anh thì mượn em; Em thì mượn chị; Chị thì mượn bác; Bác thì mượn cô… Anh em mình ở xa quê cung cấp về để anh em mình có cuộc sống tạm qua những ngày tháng vừa rồi.Tính đến nay, không có nghề nghiệp gì nữa thì có thể là chuyển di cư vào miền Nam hoặc là đi Thái Lan hay Campuchia làm ăn chứ ở đây không thể đảm bảo cuộc sống được.
Nghề nghiệp hiện nay đã là thất thu hoàn toàn. Bây giờ giới trẻ một số đã đi Thái Lan, Campuchia để kiếm việc làm. Và hiện nay tương lai ăn học của các em cũng không còn nữa. Cha mẹ không có tiền cung cấp cho con ăn học. Nguy cơ ảnh hưởng rất lâu dài sau nầy. Một số các em trung cấp, đại học đã bỏ học. Chương trình 3 năm mà mới học có 2 năm cũng đã bỏ. Và sẽ dẫn đến thất học hoàn toàn.
Gia Minh: Ngay sau khi thảm họa xảy ra thì có một số tổ chức cứu trợ. Vậy lúc nầy ông thấy chuyện cứu trợ có còn không?
Người dân Thạch Bằng: Khi bắt đầu chịu ảnh hưởng từ tháng 4 thì đến tháng 5 thì có một số hội Chữ Thập Đỏ, Địa phận Vinh rồi một số hội Bác Ái ở các vùng Sài Gòn ra. Tháng 5, tháng 6, các nhà Tình Thương cho mỗi gia đình từ 5 kilô gạo đến 1hoặc 2 yến. Cuộc sống từ tháng 4 cho đến tháng 8 cuộc sống cũng qua ngày được nhờ sự cứu trợ của các hội Chữ Thập Đỏ, của các ân nhân, của Mái ấm tình Thương; nhất là ở địa phận Vinh cũng như của các xứ ở gần tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đã cung cấp gạo cho bà con tạm ổn mấy tháng vừa qua. Bây giờ thì đã cạn kiệt cũng như địa phận Vinh cũng đã cạn kiệt, không có để mà cứu trợ cho dân.
Gia Minh: Cảm ơn ông rất nhiều về những thông tin mà ông vừa cho biết.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, March 31, 2017

Nhiều giới ở Việt Nam tiếp tục chết dần, chết mòn vì FTA

 

Nhiều giới ở Việt Nam tiếp tục chết dần, chết mòn vì FTA

Người Việt
clip_image002
Gian hàng bán trái cây trong một ngôi chợ ở Hà Nội. Trái cây Trung Quốc, Thái, Úc, New Zealand tràn lan nên nhiều nơi khiến nông dân Việt Nam phải đổ rau, củ, trái cây cho bò ăn. (Hình: Getty Images)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Cả doanh giới lẫn nông dân cùng điêu đứng vì hàng hóa và nông sản từ ngoại quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam sau khi hàng loạt Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) được ký kết thiếu suy xét.
Bộ Công Thương cho biết, hai tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập siêu khoảng $3.5 tỉ, trong đó có một điểm đáng chú ý là so với cùng kỳ năm ngoái, những loại hàng hóa cần kiểm soát và hạn chế nhập cảng đều tăng vọt. Ví dụ so với cùng kỳ năm ngoái, hàng tiêu dùng, rau, củ, trái cây tăng tới 67.1%; xe hơi dưới chín chỗ tăng 96.6%; sắt thép phế liệu tăng 153.7%.
Trong khi nông dân trên khắp Việt Nam liên tiếp đổ bỏ đủ loại rau, củ, trái cây, gia cầm, gia súc chết già cả vì hệ thống phân phối nôi địa quá tệ lẫn bị động trong xuất cảng thì đủ loại trái cây tương tự từ Trung Quốc, Úc, New Zealand, … ồ ạt đổ vào thị trường Việt Nam. Theo những gì mà FTA và Việt Nam ký thì từ 2015, rau, củ, trái cây từ Trung Quốc xuất cảng sang Việt Nam không phải trả thuế nhập cảng từ năm 2015. Sang năm, sẽ tới lượt rau, củ, trái cây của Úc, New Zealand,… hưởng thuế xuất nhập cảng là… 0%!
Năm nay, Trung Quốc vẫn là quốc gia dẫn đầu về kim ngạch nhập cảng của Việt Nam. Hai tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập cảng hàng hóa Trung Quốc chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch nhập cảng của Việt Nam. So với cùng kỳ năm ngoái, tỉ lệ kim ngạch nhập cảng hàng hóa Trung Quốc tăng thêm khoảng 24%.
Báo chí Việt Nam dẫn một phân tích của Tổng cục Hải quan cho thấy cơ cấu hết sức phi lý của hàng hóa nhập cảng. Chẳng hạn, tính từ đầu năm đến giữa tháng này, Việt Nam chi $133 triệu cho nhập cảng rau, củ, trái cây. Khoảng $90 triệu cho nhập cảng thịt. Khoảng $70 triệu cho nhập cảng các loại thực phẩm đã được chế biến. Khoảng $29 triệu cho bánh kẹo và các sản phẩm làm từ ngũ cốc…
Mục tiêu của FTA là mở cửa các thị trường cho hàng hóa lưu thông dễ dàng. Trong khi các quốc gia hoặc các khối quốc gia ký kết FTA để mở rộng thị trường xuất cảng cho hàng hóa của họ, tạo thêm việc làm cho dân chúng, gia tăng nguồn thu, lợi tức từ xuất cảng thì dường như Chính phủ Việt Nam ký kết các FTA chỉ nhằm khoe “bản lĩnh và năng lực” bởi đã… ký được nhiều FTA.
Khi gần như toàn bộ nguồn lực quốc gia được dồn cho hệ thống doanh nghiệp nhà nước, đã vừa nhỏ, vừa yếu lai phải gánh thêm đủ loại chi phí nên giá thành cao nên các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam không thể cạnh tranh với hàng hóa nhập cảng họ chết dần, chết mòn trong dòng lũ hàng hóa nhập cảng ngay tại “sân nhà.”
Trừ việc dùng các FTA mở toang cửa cho hàng hóa ngoại quốc tràn vào Việt Nam, đến nay, Chính phủ Việt Nam chưa làm bất cứ điều nào hữu ích để hàng hóa Việt Nam có thể dễ dàng xâm nhập các thị trường ngoại quốc.
Cảnh báo của nhiều chuyên gia kinh tế về việc ký quá nhiều FTA, bất chấp nội lực của Việt Nam đã kém lại thiếu chuẩn bị kỹ lưỡng, sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho kinh tế Việt Nam giờ đã trở thành một thảm họa thật sự.
Hồi đầu Tháng Mười Một năm ngoái, khi tường trình về ngân sách quốc gia với Quốc hội Việt Nam, Bộ trưởng Tài chính từng giải thích, một trong những lý do khiến bội chi trở thành trầm trọng là vì các nguồn thu giảm đáng kể và một trong những lý do khiến các nguồn thu giảm đáng kể là vì tác động của các FTA mà Việt Nam ký kết. Tính đến cuối Tháng Mười, thuế xuất – nhập cảng, một trong những nguồn thu quan trọng cho ngân sách của Việt Nam chỉ đạt được 65% mức dự trù.
Một số chuyên gia kinh tế từng than rằng, Việt Nam nhượng bộ rất nhiều để có thể ký kết các FTA nhưng các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ mới khai thác được FTA ký với Nam Hàn – khoảng 73% chứng nhận xuất cảng sang Nam Hàn được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên đa số doanh nghiệp được hưởng ưu đãi trong số 73% này là doanh nghiệp Nam Hàn đầu tư vào Việt Nam, chứ không phải doanh nghiệp Việt Nam!
Những chuyên gia kinh tế đó nhiều lần nêu thắc mắc là nếu doanh nghiệp Việt Nam không hưởng được chút lợi lộc nào thì đàm phán – nhượng bộ – ký kết các FTA để làm gì (?) nhưng không có viên chức hữu trách nào thèm trả lời!
Trong bối cảnh ngân sách thất thu trầm trọng, bội chi tăng nhanh và mạnh thành ra phải liên tục vay mượn thêm để chi tiêu, Bộ Tài chính Việt Nam đã ra lệnh cho ngành thuế phải… nỗ lực hơn nữa trong việc tận thu, các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã khốn khó lại càng khốn khó hơn. (G.Đ)
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Dân, góp tiền cứu dân. Kẻ cướp của dân, tàn sát dân

 

Dân, góp tiền cứu dân. Kẻ cướp của dân, tàn sát dân

Trần Phong Vũ - VNTB
Thực Hiện Bureau CTM Media - Á Châu -
27/03/2017

Hoàng Trung Hải và Nguyễn Phú Trọng
(VNTB) – Chúng tôi vừa đọc được hai bản tin từ quốc nội. Tin thứ nhất mang tiêu đề: “Linh mục Đặng Hữu Nam dùng tiền ở đâu để gây rối?” ghi ngày Thứ Năm 23-3. Tin thứ hai đề ngày hôm sau, Thứ Sáu 24-3-2017 có tiêu đề: “Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục với mưu đồ phản quốc, hại dân”.
Cả hai bản tin được cho biết là đã công bố rộng rãi cùng một lúc trên Facebook, trên Google và trên Twitter.
Cuối các bản tin không thấy danh tính người viết, chỉ ghi trống không “Nhóm Phóng viên”. Tuy vậy, không cần suy nghĩ nhiều, ai cũng thừa biết nó từ đâu đến.
Tuy là hai tin có vẻ như riêng biệt nhưng tựu trung đều quy vào một mục tiêu. Nó bổ túc lẫn cho nhau. Tin thứ nhất tố cáo trực tiếp Linh mục Đặng Hữu Nam nhận tiền để “gây rối”. (Mà lại nhận tiền từ Linh mục Lê Ngọc Thanh, phụ trách truyền thông và là một khuôn mặt nổi trội thuộc Dòng Chúa Cứu Thế vốn là mũi nhọn rất đáng sợ mà đảng và nhà nước CSVN muốn nhổ bỏ từ lâu mà chưa nhổ được. Tin thứ hai kéo thêm Linh mục Nguyễn Đình Thục vào chuyện nhận tiền “gây rối” nhưng với tội danh rõ ràng, cụ thể và nghiêm trọng hơn: “mưu đồ phản quốc, hại dân”. Dĩ nhiên với ác ý. Ngoài chủ trương khích động, lung lạc dư luận chung vốn hiền lảnh, nhẹ dạ vì bị bưng bít thông tin, họ còn nhắm chuẩn bị cho một dự mưu. Dự mưu ấy là gì sẽ được bàn sau.
Bản tin đầu post nguyên văn biên nhận viết tay của Linh mục quản xứ Phú Yên nhận mấy trăm triệu tiền đồng của bà con ở quốc nội, một số Úc kim, Mỹ kim và Âu kim của những “khúc ruột ngàn dặm” từ ba lục địa Úc, Mỹ và Âu châu gửi về, đóng góp phần mình cùng bà con trên quê hương để cùng chung tay gửi tới Dòng Chúa Cứu Thế. Sau đó được Linh mục Lê Ngọc Thanh chuyển cha Nam hỗ trợ chương trình “Ủng hộ Phú Yên đi khiếu kiện Formosa và đi tìm công lý đến cùng”. (Khi scan biên nhận viết tay này, do căn tính gian dối của cộng sản, kẻ đưa tin đã cố tình thu hẹp lại khiến người đọc không thấy rõ mục tiêu giúp các nạn nhân “đi khiếu kiện Formosa).
“Hóa đơn nhận tiền tài trợ của Đặng Hữu Nam” trong bản tin nhà nước. Nguồn: THNA


Người đọc cũng dễ nhận ra dụng ý bất lương của người viết bản tin khi thay thế hai từ “biên nhận” bằng hai từ “hóa đơn” được dùng trong lãnh vực kinh doanh, mua bán.
Dù sống xa đất nước nhưng tôi tin biên nhận viết tay của Linh mục Đặng Hữu Nam là có thật và chuyện Linh mục Lê Ngọc Thanh DCCT chuyển số tiền “Hồ”, tiền Úc, Mỹ, Âu kim cho Linh mục quản xứ Phú Yên cũng không sai. Và một điều hiển nhiên quan trọng khác là tất cả những ngân khoản này đều gom góp lại từ hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn tấm lòng VN từ quê hương khốn khó tới bốn phương trời hải ngoại.
Đây là một việc làm chính danh, công khai giữa thanh thiên bạch nhật.
Sau vụ Formosa nhận tội gây ô nhiễm môi trường biển ngày 30-6 năm 2016 và sau khi đảng và nhà nước CSVN đơn phương nhận ngân khoản 500 triệu MK nói là bồi thường thiệt hại của công ty này, bất chấp ý kiến của các nạn nhân, tiếp theo là những hành vi khuất tất trong việc đền bù cho các nạn nhân, danh tính của hai Linh mục Nam, Thanh và rất nhiều giáo sĩ Công giáo đã được bà con từ khắp các tỉnh thị tới những vùng sâu vùng xa, kể cả khối người Việt tị nạn rải rác trên khắp thế giới biết đến. Và dĩ nhiên chuyện trợ giúp phương tiện tài chánh cho những cá nhân, tập thể đấu tranh chống lại chế độ tham tàn bạo ngược trên quê hương không còn là chuyện phải che giấu.
Cần minh định một sự thật không thể phủ nhận
Để kiến tạo một quốc gia hùng cường, tiến bộ và xây dựng một thể chế tự do, dân chủ, ngoài vấn đề nhân sự không thể không nói tới tiền bạc. Cũng thế, để triệt hạ một chế độ bạo tàn, gian ác, những người làm chính trị, những tổ chức đấu tranh cũng rất cần tới những hỗ trợ về phương tiện tài chánh, nhất là từ phía người dân. Riêng hoàn cảnh Việt Nam ngày nay, sự yểm trợ tinh thần cũng như vật chất của đồng bào quốc nội và tập thể người Việt tị nạn ở hải ngoại là một điều đương nhiên và vô cùng cấp thiết. Chính vì nhận định như vậy nên trong một đoạn trên chúng tôi đã minh danh nói thẳng suy nghĩ của mình về một điều lâu nay mọi người thường tỏ ra úy kỵ. Đó là:
“… biên nhận viết tay của Linh mục Đặng Hữu Nam là có thật và chuyện Linh mục Lê Ngọc Thanh DCCT chuyển số tiền “Hồ”, tiền Úc, Mỹ, Âu kim cho Linh mục quản xứ Phú Yên hẳn cũng không sai”.
Trộm nghĩ: khi tập đoàn bán nước trắng trợn dùng tiền thuế của đồng bào để nuôi công an, cảnh sát cơ động, dung dưỡng bọn du đãng đàn áp đám đông Dân Oan, các nạn nhân Formosa trong vụ xả thải độc dược gây thảm họa cá chết hàng loạt dọc theo bờ biền bốn tỉnh miền Trung… thì chuyện người dân đứng lên chống lại bắt buộc phải xảy ra. Và họ cần gì, trông đợi điều gì, nếu không là sự đáp ứng rộng rãi tinh thần tương thân, tương ái của những người cùng chung huyết thống để có phương tiện tiếp tục con đường đấu tranh gian khó chống lại kẻ nội thù “hèn với giặc, ác với dân”.
Những trải nghiệm cụ thể
Sau đây là vài sự kiện điển hình người viết những giòng này đích thân chứng kiến về diễn trình những nỗ lực của tập thể người Việt Nam tị nạn ở hải ngoại, nói riêng tại Hoa Kỳ, đã bày tỏ tình liên đới với những thành phần yêu nước, dám chấp nhận nguy hiểm, kể cà tù đày, chết chóc để chống lại tập đoàn tham nhũng, bất tài, bán nước trên đất nước ta, không phải bây giờ mà từ hàng chục năm qua.
1/ Sau nhiều thập niên âm thầm tiết kiệm, cắt bớt những ăn tiêu xa phí, từng nhóm nhỏ đã chắt chiu từng đồng cents gửi qua dịch vụ chuyển tiền hoặc qua những người thân về thăm quê hương trao tay trợ giúp trong muôn một những gia đình có con em bị chế độ khủng bố, đàn áp hoặc bị kêu án tù chỉ vì tội yêu nước.
2/ Trong vòng mấy năm gần đây, cụ thể là từ sau tháng 5-2014 khi Tàu cộng ngang nhiên điều giàn khoan HD 981 vào sâu vùng đặc quyền kinh tế của ta, … tiếp theo là vụ công ty Formosa xả thải hóa chất cực độc xuống Vũng Áng gây thảm họa cá chết phơi trắng bãi biển bốn tình miền Trung… khiến cả trăm ngàn đồng bào từ Bắc chí Nam phẫn khích xuống đường bày tỏ tinh thần yêu nước. Những tiếng kêu gào thống thiết của các nạn nhân từ quốc nội vang lên thấu tận trời xanh, một lần nữa đã thức tỉnh tình liên đới trách nhiệm của mọi người Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước.
Trong khi hàng trăm hàng ngàn cá nhân và các nhóm nhỏ vẫn âm thầm tiếp tục thực hiện công cuộc cứu trợ lẻ tẻ như từ trước tới nay… thì đã có những sáng kiến công khai hóa việc hỗ trợ cao trào đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ và tự do trên quê hương. Lý luận được đưa ra: đây là một việc làm chính đáng trước lương tâm nhân loại, không cần che giấu. Và chính những tổ chức, những cá nhân đấu tranh đang trực diện với chế độ bạo tàn Hànội –trong số có các chức sắc, các nhà lãnh đạo các tôn giáo- cũng không ngần ngại dương danh dưới ánh sáng mặt trời bất chấp những lời cảnh cáo, hăm dọa và những hành vi khủng bố, đàn áp, gây đổ máu của công an, cảnh sát cơ động và những thành phần du thủ du thực được thuê mướn. Những cá nhân, tập thể đấu tranh này đã hiên ngang đối mặt với nhà nước. Và khi bị bắt, bị bạo hành, bị thẩm cung họ cũng thẳng thắn nhìn nhận là họ chiến đấu vì dân, vì nước và coi việc nhân những hỗ trợ, giúp đỡ về tinh thần và vật chất của người dân khắp nơi là điều chính đáng, không hề sai trái.
Để bảo vệ tính cách minh bạch của viêc làm này, đồng thời để tạo niềm tin, gần đây nhiều tổ chức hỗ trợ phi lợi nhuận đã chính thức ra đời. Thí dụ quỹ “Yểm trợ Nhân quyền & Tù nhân lương tâm”, “Quỹ yểm trợ pháp lý cho những nạn nhân nghèo khiếu kiện tập đoàn Formosa phá hoại môi trường biển” v.v… được thành lập tại Mỹ thời gian qua và được đặt dưới sự giám sát của chính quyền địa phương. Việc gửi tiền về trợ giúp thường được thực hiện công khai dưới ba hình thức. Qua các địch vụ chuyển tiến. Qua ngân hàng hoặc do những người về thăm quê hương mang theo.
Nhìn vào kinh nghiệm Đông Âu thế kỷ trước
Sự tan vỡ của hệ thống chư hầu cộng sản Đông Âu kéo theo sự sụp đổ tan tành vô phương cứu vãn của cái nôi chủ nghĩa Mác-xít/Lê-nin-nít là Liên Bang Xô Viết cuối thập niên 80 thế kỷ trước do nhiều nguyên nhân cộng lại. Trước hết là do nguyên lý bất biến của lịch sử. Khi tội ác của các cơ chế quyền lực đã tới mức bất trị khiến lòng dân chán ngán thì chuyện sụp đổ là chuyện đương nhiên. Thứ hai là sự giác ngộ của chính những thành phần trong nội bộ đảng và nhà nước. Nói theo TBT Nguyễn Phú Trọng là phong trào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hàng ngũ đảng viên và viên chức nhà nước.
Cuối cùng, một nguyên nhân không kém phần quan trọng mang tính quyết định là nguồn tiếp trợ lớn lao về phương tiện, tiền bạc không giới hạn từ các cộng đồng di dân hoặc tị nạn của các quốc gia này ở nước ngoài, cụ thể là từ Pháp, Anh, Do Thái và nhất là Hoa Kỳ. Cùng với những dụng cụ truyền thông, ấn loát, số tiền từ hải ngoại đổ vào Liên xô và các chư hầu Đông Âu trong thập niên 80 lên tới hàng chục hàng trăm tỷ đô la. Chỉ riêng cộng đồng người Mỹ gốc Ba Lan ở Chicago, Nữu Ước đã chuyển về giúp Công đoàn Đoàn kết Ba Lan nhiều tỷ Mỹ kim mỗi năm và những dụng cụ ấn loát để giúp in báo, truyền đơn và các biểu ngữ, khẩu hiệu kêu gọi toàn dân đứng dậy. Giới quan sát quốc tế cho rằng nếu quân cờ domino Ba Lan không chuyển động để ngã xuống đầu tiên kéo theo các quốc gia lân bang, sẽ không có biến cố bất ngờ trên toàn cõi Đông Âu và Liên xô. Mà nói tới Ba Lan người ta không thể không nghĩ tới vai trò then chốt của cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị. Những cuộc thăm viếng trong ba lần liên tiếp và những bài giảng thuyết thắm được tình yêu nước, yêu thương con người của vị Giáo Hoàng gốc Ba Lan đã thổi vào tâm hồn cả triệu đoàn viên Công đoàn Đoàn kết do Lech Walesa lãnh đạo một xung lực mới. Ngoài ra uy tín của vị lãnh đạo tinh thần tối cao Giáo hội Công giáo hoàn vũ khi ấy cũng là nguyên động lực thúc đẩy các tín hữu Ba Lan, Tiệp, Nam Tư, Lỗ Ma Ni, Liên Xô đang sống lưu vong ở nước ngoài nhiệt thành hỗ trợ tinh thần và vật chất cho cao trào đấu tranh giải thể các chế độ động tài cộng sản.
Đấy chính là bằng chứng hùng hồn cho thấy việc đồng bào ở quốc nội và bà con trong các cộng đồng Việt Nam tị nạn cộng sản trên thế giới gom góp phương tiện, tài vật trợ giúp cao trào đấu tranh chống chế độ độc tài bán nước hiện nay là chính đáng.
Tại sao là hai LM Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục?
Hơn ai hết công an, mật vụ CS biết rằng trong cuộc đấu tranh chống chế độ lâu nay, ngoài các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng, Sàigòn và Thái Hà, Hànội còn có rất nhiều Linh mục triều đáng cho họ quan tâm. Nhưng nếu bắc lên bàn cân phải nói hai cha Nam và Thục đã trở thành biểu tượng điển hình nhờ tinh thấn dấn thân, lòng can đảm, ý chí quyết liệt và thái độ tận tụy hết lòng phục vụ giáo dân, đồng bào và đất nước. Riêng LM Đặng Hữu Nam đã hai lần vất vả hướng dẫn cả ngàn giáo dân Phú Yên đi Kỳ Anh, Hà Tĩnh nạp đơn khiếu kiện Formosa. Dù chưa thành công vì thái độ gian ngoan, xảo trá của nhà cầm quyền và những hành vi dàn áp thô bạo của công an, cảnh sát cơ động, nhưng ông đã nhận được sự quý mến và ngưỡng phục không chỉ của giáo dân mà còn cả các cộng đồng tôn giáo bạn. Lời nguyền sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ công lý và sự thật của cha cho đến nay vẫn còn vang vọng trong tâm trí mọi người.
Phần Linh mục Nguyễn Đình Thục không chỉ giới hạn những hoạt động tranh đấu cho nhân quyền và công lý trong phạm vi quốc nội mà ông còn tìm cách sang tận Đài Loan, quê hương của những kẻ đã hủy hoại môi trường biển, để cùng Linh mục Nguyễn Văn Hùng nêu vấn đề với các cơ quan lập pháp và hành pháp tại đây.
Với LM Ng.V. Hùng, cha Thục (giữa) gặp DB Tô Thị Phần. Ảnh: internet

Trong bản tin hôm 23-3, đề cập nhân thân cha Thục, với giọng điệu kẻ cả, vô học, người đưa
tin để trong khung mấy chi tiết sau đây.
Ngoài mấy chi tiết về việc cha Thục noi gương cha Nam hướng dẫn giáo dân Song Ngọc đi khiếu kiện Formosa, “chống đối lực lượng chức năng”, bịa chuyện “dư luận bất bình cha Thục kích động đám đông gây rối”, y cố tình bỏ quên sự kiện cha qua Đài Loan gặp gỡ DB họ Tô và các giới chức hai ngành lập pháp và hành pháp địa phương.
Sự “chiếu cố” đặc biệt đôi với hai LM lần này biểu thị hai mục tiêu trước mắt. Thứ nhất, khi nêu lên chuyện “nhận tiền để gây rối” với “bằng chứng” là bản viết tay của LM Nam nhận tiền từ LM Thanh, họ muốn răn đe những Linh mục khác. Thứ hai, chuẩn bị dư luận trong ngoài để, nếu điều kiện cho phép sẽ tuy tố hai cha ra tòa xét xử.
Lời bình của truyền thông nhà nước: “Hai kẻ chủ chăn biến thái Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam kích động, xúi giục người dân lương thiện đi vào con đường phạm pháp”. Ảnh: THNA


Đấy là chuyện ngày mai. Trước mắt. chiêu bài trưng bằng chứng về chuyện LM Đặng Hữu Nam hay bất cứ ai nhận sự giúp đỡ, hỗ trợ phương tiện tiền bac của đồng bào ruột thịt trong và ngoài nước để tiếp tục con đường đấu tranh cho quyền sống, quyền làm người có tự do, nhân phẩm… không còn có tác dụng gì nữa. Nó đã trở thành chuyện của những kẻ cố đấm ăn xôi.
Dù biện minh cách nào thì những trạng từ “kích động”, “gây rối”, “chống đối cơ quan chức năng nhà nước” lúc này không còn che đậy được bộ mặt thật của một chế độ phi nhân, tác ác, công khai bán nước và làm tôi mọi cho Tàu cộng.
Nam California một ngày hạ tuần tháng 3 năm 2017
Xin Giúp Chúng Tôi CHIA XẺ XA THÊM

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, March 29, 2017

Việt Nam trên Con đường tơ lụa

 


Việt Nam trên Con đường tơ lụa | Chân Trời Mới Media

Par Bureau CTM Media - Âu Châu
Cho đến thời điểm này, việc đàm phán TPP chưa có bất kỳ tiến triển nào có thể tạm coi là sáng sủa kể từ khi Tổng...
Việt Nam trên Con đường tơ lụa

Bạch Hoàn - Fb. Bạch Hoàn
Thực Hiện Bureau CTM Media - Âu Châu -
27/03/2017

Cho đến thời điểm này, việc đàm phán TPP chưa có bất kỳ tiến triển nào có thể tạm coi là sáng sủa kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi hiệp định thương mại này. TPP – sân chơi có những quốc gia văn minh, từng được kỳ vọng là chuyến tàu cuối đưa Việt Nam (VN) đi đến thịnh vượng, bây giờ vô vọng. VN – một nền kinh tế hiệu suất đầu tư kém, công nghiệp tồi tàn, khả năng cạnh tranh yếu ớt, tăng trưởng kinh tế kém chất lượng, tương lai sẽ về đâu?
Trong bối cảnh đó, từ năm 2012, cuộc phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, với mục tiêu đưa Trung Quốc (TQ) trở thành trung tâm của thế giới đã được khởi động. Chủ nghĩa ái quốc của Giang Trạch Dân đã được thay thế bằng Chủ nghĩa dân tộc Đại Hán của Tập Cận Bình.
Con đường nào cho VN?
Hôm qua, VN là một trong những thành viên tham dự Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2017, tổ chức tại tỉnh Hải Nam, TQ. Một trong bốn vấn đề được đưa ra bàn luận tại diễn đàn này là sáng kiến “Một con đường, Một vành đai” (OBOR). OBOR là công cụ về mặt kinh tế mà TQ sử dụng để hiện thực hoá giấc mơ Trung Hoa vĩ đại, từng bước thực hiện tham vọng TQ bá chủ thế giới.
Hàng loạt chuyên gia kinh tế, thời gian qua đã bàn luận về sự lựa chọn của VN trước OBOR, đặc biệt là khi TPP rơi vào tuyệt vọng. Bài viết này sẽ đưa ra vài suy nghĩ vụn vặt của người viết về OBOR và VN.
1.   Công cụ kinh tế cho khát khao chính trị
Trước tiên phải nói về OBOR. Sáng kiến OBOR được Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đưa ra vào nằm 2014. OBOR còn được hiểu là Vành đai kinh tế con đường tơ lụa trên biển và trên bộ kết nối Châu Á và Châu Âu. OBOR sẽ tạo ra một khu vực kinh tế rộng lớn nhất thế giới bao gồm 31 nước tham gia với 4,4 tỷ dân và GDP là 21.000 tỷ USD.
Để tỏ rõ quyết tâm, TQ ngay lập tức bơm một lượng tiền khổng lồ cho 2 tổ chức định chế, gồm: Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (50 tỷ USD) và Ngân hàng Phát triển mới (41 tỷ USD). Các định chế tài chính này xây dựng kế hoạch các khoản cho vay, danh mục các dự án nước ngoài, chủ yếu cho vay phát triển cơ sở hạ tầng như cảng biển, giao thông đường bộ, đường sắt… đối với các nước nằm trên con đường tơ lụa.
Đặc biệt, lãi suất mà TQ sẽ cho các nước tham gia vào Con đường tơ lụa của mình chỉ dao động từ 4-5%/năm, thấp hơn rất nhiều so với cam kết của TQ khi kêu gọi các nước tham gia thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). TQ cam kết lợi nhuận cho các nước tham gia thành lập AIIB hàng năm là 15%/năm trên số tiền tham gia ban đầu.
Mặc dù vẻ bề ngoài là chiếc áo kinh tế nhưng thực chất OBOR bao hàm 4 yếu tố : Chính trị – Kinh tế – Văn hóa – Xã hội. Ẩn sau việc hỗ trợ tài chính để giúp các nước tham gia OBOR phát triển hạ tầng, tăng trưởng kinh tế, TQ muốn dùng sức mạnh kinh tế để chi phối chính trị – văn hóa – xã hội các nước tham gia.
OBOR còn giúp TQ giải quyết một số vấn đề lớn:
– Chuyển giao các công nghệ, thiết bị, máy móc lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.
– Tiêu thụ hàng hóa, nguyên liệu kém chất lượng, hàng tồn kho.
– Lan tỏa văn hóa TQ tại các nước tham gia OBOR.
– Giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng tồn tại suốt nhiều năm qua. Nhiều dự báo cho thấy, trong vòng 2 thập kỷ nữa, TQ dư thừa 30 triệu đàn ông.
OBOR là một cuộc chơi lớn, một sân chơi lớn do TQ bày ra và đương nhiên TQ là người đưa ra luật chơi. Không thấy có bất kỳ thông tin nào về một hiệp định chung, luật chơi chung nào giữa các quốc gia trong cuộc chơi này. Các nước muốn tham gia vào cuộc chơi buộc phải tuân thủ theo những điều kiện do TQ đưa ra. Thông qua đàm phán song phương với TQ, mỗi quốc gia có thế mạnh riêng, có vị trí khác nhau sẽ hưởng lợi ích hoàn toàn khác nhau.
OBOR là chính sách ngoại giao đương đại mà TQ sẽ theo đuổi trong 10-15 năm tới với tham vọng biến Trung Quốc thành một cường quốc, một bá chủ mới của thế giới. Trước một sân chơi lớn như OBOR, hơn nữa nằm trên con đường tơ lụa, vành đai kinh tế, VN liệu có đứng ngoài cuộc chơi?
Nhiều chuyên gia kinh tế, nhiều nhà hoạch định chiến lược đã phân tích, đánh giá và đưa ra những nhận định khuyến cáo. Đa phần đều mong muốn VN tham gia vào sân chơi lớn, chạy trên con đường tơ lụa nhưng cần hết sức thận trọng.
Vậy VN có nên tham gia OBOR hay không? Cho đến bây giờ, câu hỏi này đã lạc hậu. Tôi nghĩ khác các chuyên gia kinh tế. Nhiều thông tin cho thấy, thực chất VN đã đặt chân vào OBOR, đã tham gia cuộc chơi kinh tế phục vụ cho tham vọng chính trị này từ rất lâu rồi. Chân đã nát bấy, máu chảy đầm đìa vì cắm đầu, cắm cổ chạy trên con đường tơ lụa trải đầy đinh.
2.   Tập tễnh, xiêu vẹo…
Hạ tầng yếu kém là một trong những lực cản làm giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh nền kinh tế của VN. Để phát triển kinh tế, ước tính đến năm 2020, VN cần tới 480 tỉ USD, một con số khổng lồ.
Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Thực tế, VN và TQ đã có sự ký kết hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng. Đã có nhiều dự án hạ tầng dùng nguồn vốn vốn vay từ TQ với khoản vay lớn. VN đã vay vốn TQ để làm tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông và Ga Hà Nội- Nhổn. Tuyến CL-HĐ vay TQ 419 triệu USD, đến nay chậm tiến độ 4 năm, dự kiến đưa vào hoạt động vào tháng 9-2017, vốn đầu tư tăng 250 triệu USD. Tuyến đường sắt Ga Hà Nội – Nhổn mới thực hiện được 30% khối lương, dự kiến 2021 mới hoàn thành và vốn dự kiến cũng sẽ tăng 393 triệu USD, tương đương hơn 50% so với dự toán ban đầu. Chưa biết chất lượng ra sao, khả năng hoàn vốn và trả nợ thế nào khi đưa vào khai thác hai dự án trên.
Tôi có cuộc trao đổi khá sâu với một quan chức. Vị này nói rằng, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện các dự án ở VN thực chất làm trì hoãn sự kinh tế và bất ổn xã hội. Họ kéo dài thời gian thực hiện, làm vốn tăng, gây ô nhiễm, tạo bức xúc trong dư luận, bất đồng trong xã hội.
Thực tế đã cho thấy, nhiều dự án vay vốn hoặc có sự tham gia của các đối tác TQ thường không mang lại hiệu quả kinh tế, thậm chí còn làm cho nền kinh tế càng chậm phát triển, nợ công tăng cao, gây bức xúc trong xã hội.
Thế nhưng, Bộ Tài chính đang tỏ ra hồ hởi khi cách đây mấy ngày AIIB tuyên bố cho VN vay vốn đầu tư xây dựng hạ tầng với một điều kiện về mặt kinh tế không thể dễ dãi hơn, đó là Chính phủ VN không cần bảo lãnh. AIIB là định chế tài chính phục vụ cho Con đường tơ lụa của Trung Quốc. Theo các anh chị, có bữa tiệc nào miễn phí cho VN hay không?
Về Văn hóa – Xã hội, các dự án có vốn vay của TQ, lien quan đến TQ thường kéo theo số lượng lớn công nhân và chuyên gia người TQ đến sinh sống và làm việc. Tại dây bắt đầu hình thành xóm, làng người TQ. Formosa Hà Tĩnh cũng có một khu dành riêng cho người TQ, Đà Nẵng tích cực xây dựng khu phố TQ, Quảng Nam, Cà Mau và ngay ở Hà Nội cũng có. Người Trung Quốc xuất hiện ở khắp nơi.
Sự giao lưu giữa người VN và TQ ngày càng gắn kết. Chính sự giao thoa và kết hợp này đã tạo ra những đứa trẻ mang hai dòng máu, một thế hệ trẻ VN mới. Trong những năm gần đây, số lượng người TQ kết hôn và có con với người Việt gia tăng đáng kể. Theo số liệu thống kê, đến đầu năm 2015, 120.000 phụ nữ Việt đã lấy chồng TQ (bao gồm cả Đài Loan – TQ). Đến ngày hôm nay, tôi dám chắc chắn con số đã hơn rất nhiều. Theo chiều hướng này thì không biết 10 – 20 năm nữa, VN sẽ ra sao, văn hóa chúng ta sẽ thế nào?
Đừng quên, một trong những vấn đề mà OBOR đặt ra chính là yếu tố nhân dân.
3.   Trên con đường tơ lụa…
VN đang đói vốn để phát triển hạ tầng. Có một nguồn vốn ưu đãi từ TQ để xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, đương nhiên sẽ có những lợi ích thiết thực. Nhưng, từ ngàn năm nay, tham vọng bành trướng của TQ chưa khi nào dừng lại. Cân nhắc giữa cái được và cái mất trong câu chuyện kinh tế đầy màu sắc chính trị này, thì cái mất nhiều hơn.
Campuchia là quốc gia được Trung Quốc rót vốn đầu tư mạnh mẽ. Đến giờ, sự phụ thuộc của Campuchia vào TQ là không thể chối cãi. Hình ảnh của Campuchia trên bàn ngoại giao khu vực ngày càng đi xuống. Vì lợi ích kinh tế của mình, quốc gia này phải bảo vệ cho lợi ích TQ.
Nếu nói đó là lựa chọn của Campuchia thì vẫn còn nhiều ví dụ khác cho thấy, các quốc gia trong khu vực lo lắng trước tham vọng bành trướng của TQ. Cảnh giác với TQ, Myanmar đã cho ngưng các dự án hạ tầng liên quan tới nguồn vốn từ TQ. Một dự án đường sắt mà TQ muốn thông qua đó để kết nối đến Ấn Độ Dương với vốn đầu tư 20 tỉ USD, hay dự án đập thuỷ điện phía Bắc Myanmar do TQ đầu tư 3,6 tỉ USD đã bị Myanmar hoãn lại.
Còn VN thì sao? Để chạy thật nhanh trên con đường tơ lụa trải đầy đinh này, theo các anh chị, chúng ta sẽ phải làm sao? Tôi nghĩ, phải mua dép cao su.
Xin Giúp Chúng Tôi CHIA XẺ XA THÊM

·  
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

My Blog List