Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, December 6, 2013

Nhật Bản và ASEAN đàm phán về thỏa thuận trao đổi ngoại tệ


 

CHÂU Á - 

Bài đăng : Thứ năm 05 Tháng Mười Hai 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 05 Tháng Mười Hai 2013

Nhật Bản và ASEAN đàm phán về thỏa thuận trao đổi ngoại tệ


Bộ trưởng Tài chính Nhật Taro Aso (T)

Bộ trưởng Tài chính Nhật Taro Aso (T)

DR

Thanh Hà  RFI


Một tuần trước hội nghị Nhật Bản –ASEAN, Tokyo bắt đầu đàm phán với 5 nước trong vùng Đông Nam Á về một thỏa thuận trao đổi ngoại tệ. Mục tiêu đề ra nhằm giới hạn những rủi ro trong tình trạng khẩn cấp.


Một quan chức Nhật Bản cho biết hôm nay, Tokyo đang thảo luận cùng với 5 nước Đông Nam Á gồm Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan và Singapore nhằm khởi động lại hoặc để tiến tới một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương giữa Nhật Bản với từng quốc gia một.

Hiện tại Nhật đã có một thỏa thuận song phương với Indonesia (trị giá 12 tỷ đô la), một với Philippines (6 tỷ đô la). Nhưng Tokyo đang muốn nâng mức các thỏa thuận nói trên.

Kể từ sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998, Nhật Bản đã nỗ lực xây dựng một loạt các hiệp ước hoán đổi tiền tệ đa phương. Sáng kiến này mang tên gọi « Sáng kiến Chiang Mai », bao gồm 10 nước trong Hiệp hội ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc cùng Nhật Bản.

Hội nghị Nhật Bản –ASEAN khai mạc tại Tokyo vào tuần tới, từ ngày 13 đến 15/12/2013. Một cuộc điều tra gần đây cho thấy, ASEAN trở thành địa điểm đầu tư số 1 của các doanh nghiệp Nhật Bản. Căng thẳng trong quan hệ Nhật - Trung đã kéo dài từ 15 tháng qua khiến Trung Quốc kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản.

 

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm đuổi học sinh viên Nguyễn Phương Uyên


Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm đuổi học sinh viên Nguyễn Phương Uyên


Nguyễn Tường Thụy


Ngày 29/11/2013, Trường ĐHCNTP TP HCM ra quyết định buộc thôi học đối với sinh viên Nguyễn Phương Uyên.

Lý do họ đưa ra là Phương Uyên đã vi phạm pháp luật của nước CHXHCNVN.

Căn cứ họ ra quyết định là qui chế đối với học sinh sinh viên, bản án phúc thẩm ngày 16/8/2013 xử Phương Uyên 3 năm tù treo và công văn của Vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chưa rõ bản qui chế đối với học sinh sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn của Vụ công tác HS, SV như thế nào nhưng khả năng nếu trường ĐHCNTP có căn cứ đúng thì qui chế của Bộ GD và ĐT còn khắc nghiệt hơn cả Bộ luật hình sự vì theo bộ luật hình sự, nhiều trường hợp bị án tù, sau khi ra tù có thể bị đình chỉ đảm nhiệm chức vụ từ 1- 5 năm, chứ không cấm vĩnh viễn.

Luật thi hành án hình sự không hề có điều khoản nào cấm người đang thi hành án treo tiếp tục học tập. Ngược lại còn bỏ ngỏ khả năng họ có thể được theo học phổ thông, đào tạo nghề. Điều 65, khoản 3 qui định:

Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó.

Trong khi đó, quyết định của trường ĐHCNTP TP HCM buộc thôi học đối với Nguyễn Phương Uyên là vĩnh viễn.

Đây là một quyết định vô nhân đạo, nhằm bịt kín tương lai của sinh viên Nguyễn Phương Uyên khi cuộc đời của Uyên tất cả còn ở phía trước, mặc dù không biết Phương Uyên có ý định theo học nữa hay không.

clip_image002

clip_image004

5/12/2013

N.T.T.

(Văn bản do gia đình cung cấp)


__._,_.___

Hiến pháp mới: Cơ hội cuối không thể cứu vãn!


 

http://www.danchimviet.info/show_image_trnsHover.php?filename=/2013/12/hien-phap-xhcn.jpg&cat=1&pid=81855&cache=false


Hiến pháp mới: Cơ hội cuối không thể cứu vãn!


Phạm Chí Dũng


Hãy mở tiệc ăn mừng!


Không thể tôn bật cho cơ hội cuối cho một triều đại, bản Hiến pháp mới 2013 lại tôn tạo cơ hội duy nhất còn lại cho các nhóm lợi ích kinh tế để tiếp tục trục lợi trên đầu người dân.

Tạm gác lại sự bất hòa khôn tả giữa giới bất đồng chính kiến và đảng về điều 4 hiến pháp hay những chủ đề cực kỳ nhạy cảm về chính trị, đã không một nội dung sống còn nào với xã hội và dân sinh được thay đổi trong hiến pháp mới so với hiến pháp 1992. Ít nhất, “kinh tế quốc doanh chủ đạo” và “thu hồi đất đối với các dự án kinh tế – xã hội” vẫn tượng trưng cho tiêu điểm của một não trạng bảo thủ đến mức cực đoan dành cho những người đã bầu ra Quốc hội.

Được hưởng gấp đôi ưu thế về tài sản cố định, dễ dàng hơn hẳn trong tiếp cận vốn vay giá rẻ, ưu đãi quá lớn về chính sách độc quyền và cả về “cơ cấu nhân sự”, các doanh nghiệp nhà nước đã chỉ tạo ra sản phẩm xã hội bằng 2/3 khối doanh nghiệp tư nhân. Không những thế, nhiều tập đoàn và tổng công ty nhà nước từ nhiều năm qua đã gây nên một cơn “xả lũ giết dân” ghê gớm với hậu quả lỗ lã từ đầu tư trái ngành cùng gánh nặng sơn hà về nợ nần luôn chồng chất trên bờ vai gày mòn của đất nước.

Không thể đồng pha hơn, các nhóm lợi ích kinh doanh bất động sản có thể lập tức mở tiệc ăn mừng ngay sau khi đại đa số nghị sĩ bấm nút duy trì cơ chế thu hồi đất đối với “các dự án kinh tế – xã hội” – một hành động không còn đếm xỉa đến đại đa số người dân, những người đã, đang và sẽ rơi vào cảnh màn trời chiếu đất vì bị đẩy đuổi khỏi nơi chôn rau cắt rốn với giá đền bù rẻ mạt.

Nếu tư tưởng “kinh tế quốc doanh chủ đạo” trong chừng mực nào đấy vẫn chỉ là một tiêu cực gián tiếp đối với đời sống người dân, thì toàn bộ công đoạn thu hồi đất ở và đất canh tác lại đã kiến tạo không thể thành công hơn một tầng lớp dân oan hiện đại và gây nên vô số cuộc biểu tình lớn nhỏ, trong đó có cả những cái chết oan khuất của người đòi đất.

Thường chỉ sử dụng 1/3 diện tích đất dự án cho mục tiêu ban đầu là “phát triển xã hội”, các chủ đầu tư dự án đã kịp phân lô bán nền ngay từ khi người dân còn chưa kịp di dời. Số tiền đền bù cho người dân, hoàn toàn gắn bó môi răng với tình trạng tương tự trong xã hội Trung Quốc, luôn chỉ bằng 1/10 – 1/20 giá bán “đất sạch” trên thị trường.

98% bỏ phiếu thuận – tỷ lệ tâm lý học và xã hội học quá vô thức này đã phản ứng rất đúng cái logic im lặng sâu kín của giới dân biểu thời nay: họ đã không nói trong nhiều kỳ họp quốc hội, họ lại tiếp tục im lặng trước những bất công trong bản hiến pháp mà họ là một thành tố cùng tác nhân; và cuối cùng, họ nhẫn tâm đi ngược lại lợi ích của người dân mất đất.

Tâm lý chán chường “nói không để làm gì” hoặc tâm trạng sợ sệt mơ hồ từ bao nhiêu năm qua đã kiến thiết một thế cam chịu chưa từng thấy nơi nghị trường – một tâm thế không khó tìm trong quá nhiều triều đại lịch sử Việt Nam với điểm đáy vào thời Lê mạt.

Nếu cả những vấn đề thiết thân với quyền lợi nhân dân như đền bù và thu hồi đất đai cũng không còn làm lay động tâm can của tuyệt đại đa số các đại biểu quốc hội, bài học lịch sử lớn nhất có thể rút ra chính là Quốc hội đã trở nên vô hiệu đối với dân chúng. Nói cách khác, cơ quan dân cử cao nhất này đã không còn “của dân, do dân và vì dân” nữa.

Một bản hiến pháp được xem là “nối tiếp niềm vui cùng việc Nhà nước Việt Nam vào Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc”, nhưng đã thất bại đầy cay đắng và phẫn nộ trong lòng dân chúng.

Tất cả đã chấm hết! Không còn gì cứu vãn nổi cho một triều đại!

Không thể cứu vãn!

Phía trước là cái gì? Nền kinh tế đang oằn mình trong cơn ung thư nợ xấu giai đoạn cuối, với 70% trong đó thuộc về khối đại gia bất động sản. Tất cả các dự án đã triển khai và đang chịu cảnh tồn kho như núi, những dự án chưa triển khai và cần phải thu hồi đất nhanh chóng để bán tống bán tháo nhằm trả nợ… đều sẽ được giới lợi ích nhà đất kết hợp với các nhóm thân hữu chính trị tạo nên những chính sách cực kỳ “nhất quán” để tạo ra những thuận lợi không thể tốt đẹp hơn cho quyền lợi của họ.

Hiến pháp – văn bản có tính pháp lý cao nhất của quốc gia – chính là khung vải để nặn vẽ bức tranh quyền lợi sống còn ấy. Sau khi hiến pháp không thay đổi chút nào về vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh và cơ chế thu hồi đất, những tập đoàn sâu ruột như Điện lực Việt Nam và Xăng dầu Việt Nam vẫn có thể ung dung tiếp tục chiến dịch tăng giá “bù lỗ vào dân”.

Với 118.000 tỷ đồng nợ ngân hàng và với “quyết tâm” đến năm 2017 phải hoàn thành chiến dịch bù lỗ, EVN lại vừa được Chính phủ thông qua một quyết định cho phép tăng giá mỗi năm 2 lần. Cho dù quyết định này là “EVN không được tăng giá quá 10%/lần”, nhưng ai cũng hiểu là cơ chế tăng giá định kỳ hàng năm sẽ được đẩy cao trên 20% – một con số quá đủ để kích phát lạm phát và trút toàn bộ gánh nặng giá cả tiêu dùng lên đầu các tầng lớp dân chúng, giới công – viên chức và toàn thể lực lượng vũ trang.

Vơ vét, vơ vét và vơ vét – đó là “sứ mệnh” và cũng là cơ hội cuối cùng, là tất cả những gì mà các nhóm lợi ích sẽ mặc tình hành xử với dân tộc trong những năm tháng tới – thời kỳ cuối cùng của một triều đại đặc trưng bởi ích lợi nhóm.

Không dừng lại ở bất kỳ giới hạn đạo lý nào, chủ thuyết của giới lợi ích sẽ là tìm mọi cách để 90 triệu dân Việt nam phải trả nợ và làm giàu cho họ.

Dư luận về “Phải chăng Quốc hội cũng là một nhóm lợi ích?” trước khi hiến pháp mới được thông qua đã tỏ ra có lý, thậm chí có lý một cách sâu sắc. Bất chấp rất nhiều ý kiến tâm huyết “còn nước còn tát” của giới trí thức, người dân và báo chí về những chủ đề dân sinh, người ta đều phải tự hiểu là không phải tự nhiên Ủy ban thường vụ quốc hội quyết liệt giữ một bản hiến pháp cố thủ đến mức nhà văn Võ Thị Hảo phải đặc tả như “ngày tang khốc cho dân tộc”.

Cỗ xe hiến pháp đang kéo chế độ chính trị trượt dần rồi lao nhanh xuống vực thẳm trong tương lai không quá xa xôi. Tương lai đó sẽ không phải là sự phản ứng thuần túy của nhóm “Kiến nghị 72” hay những trí thức trong đảng, mà sẽ được chung quyết bởi thế cùng đường của dân chúng – những đám đông ngày càng đông hơn của các nạn nhân về thu hồi đất, giá cả, môi trường và rất có thể cả giới hưu trí khi phải đối mặt với thảm họa vỡ quỹ lương hưu. Đó chính là những tác nhân mà sẽ có thể hình thành và kết tụ với nhau để tạo nên một sự đảo lộn, dù đó chỉ là sự đảo lộn tự phát.

Với bản hiến pháp mới, chế độ chính trị cầm quyền ở Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt với một tình thế hết sức nguy hiểm. Sự bất mãn của nhiều tầng lớp nhân dân, vốn đã tích tụ và đang tích lũy đủ dày, sẽ có quá nhiều cơ hội để bùng phát thành tia lửa và dẫn đến những đám cháy.

“Bất ổn xã hội” – cụm từ đang được các báo cáo của đảng và chính quyền buộc phải thừa nhận, sẽ không còn êm ả như những gì đang cố phủ dụ dân chúng, mà sẽ mau chóng trở thành cơn khủng hoảng xã hội lan rộng và dữ dội.

Biện chứng lịch sử, nói theo triết thuyết của giới triết gia cộng sản, sẽ ứng nghiệm vào những thời điểm mà sự chuyển hóa bùng nổ khủng hoảng xã hội lên đến mức không còn nằm trong giới hạn “biểu tình ôn hòa”. Chỉ mới mấy năm trước, người ta đã chứng kiến không ít hình ảnh tương tự ở Ai Cập, Tunisie, Lybia.

Với bản hiến pháp 2013 như một trong những nguồn cơn sâu xa và trực tiếp, hãy coi chừng hỗn loạn xã hội – một tâm tưởng không hề mong muốn – rất có thể sẽ xảy ra ở Việt Nam và làm đảo lộn chân đứng chính trị chỉ trong ít năm tới.

P. C. D.

Tác giả trực tiếp gửi cho BVN

 

 

Fwd: Dân Sài Gòn bây giờ quá khổ! Tại ai ?


 

 

Date: Mon, 2 Dec 2013 08:56:25 -0500
Subject: Fwd: Dân Sài Gòn bây giờ quá khổ! Tại ai ?
From: paul.van3060

Lãnh đạo Đảng và nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã làm gì với số ngoại tệ khổng lồ trên MƯỜI TỶ ĐÔ LA hàng năm từ khắp các nguồn viện trợ quốc tế, từ những đồng tiền của người ty nạn Cộng Sản VN tại hải ngoại gữi về?

Xin đồng hương hưởng ứng "Lời Kêu Gọi" đình chỉ du lịch, ngưng gữi tiền về Việt Nam; xin đồng bào ruột thịt khổ cực, lầm than ở quê nhà dưới ách thống trị của Cộng Sản độc tài, tham ô, nhủng lạm, cướp đoạt tài sản của dân hãy đứng lên phản kháng, đấu tranh  vì quyền Dân Tộc Tự Quyết, vì Dân Chủ, Tự Do ấm no, hạnh phúc.

:

From: Muc Tran
Date: December 1, 2013, 6:14:59 PM PST
To: undisclosed-recipients:;
Subject: Dân Sài Gòn bây giờ quá khổ! Tại ai ?

Cơn mưa lớn vào chiều 28/11 đã làm nhiều tuyến đường chìm trong nước, người dân Sài Gòn tiếp tục phải bì bõm lội nước trong mùa khô.


Dân Sài Gòn bây giờ quá khổ!

Hàng loạt tuyến đường trên địa bàn TP.HCM như Đồng Đen, Bàu Cát, Âu Cơ (Q.Tân Bình); Tân Hóa, An Dương Vương (Q.6); Hòa Bình, Khuông Việt (Q.11)… tiếp tục điệp khúc mưa là ngập.

 

Một chủ xe hủ tiếu vừa đẩy ra đường Hòa Bình để bán đến đêm nhưng cơn mưa lớn kéo dài làm con đường này chìm trong nước đành ngồi thẫn thờ nhìn người qua lại.

 

Nước càng dâng cao, không thể ngồi chờ, 2 vợ chồng xe hủ tiếu đành phải đẩy xe về.

 

Các quán nước tạm bên con đường này cũng dọn hàng sớm.

 

Gia đình cửa hàng điện thoại che chắn khi nước đen bắt đầu dâng lên.

 

Cửa hàng bên cạnh cũng chịu chung số phận.

 

Ngoài đường, các phương tiện xe cộ vượt qua đoạn ngập nước.

 

Xe chết máy thì đành dắt bộ.

 

Tấp vào chỗ cao để chạy tiếp nhưng cũng không thoát.

 

Hàng hóa trên chiếc xe máy của người đàn ông này bị dính nước đen hôi thối.

 

Những người không quen đường Hòa Bình rất dễ bị té ngã khi đi trúng vào gờ vỉa hè. Trong ảnh: 2 người chở nhau trên xe máy ngã nhào.

 

Trong khi đó một cô gái cũng bị té khi vấp phải ổ trâu trước cổng công viên Đầm Sen khiến nhiều người hốt hoảng.

 

Chạy lên vỉa hè cũng không thoát khỏi ổ trâu, ổ voi trên con đường nổi tiếng mưa là ngập - đường Hòa Bình.

 

Học sinh cấp 3 ỉu xìu lội nước về nhà.

 

Bánh xe đạp bị mắc vào xe máy.

 

Các em học sinh cấp 2 thì khoái chí khi được lội nước giữa mùa khô ở Sài Gòn.

 

Trẻ nhỏ cùng người lớn vượt qua biển nước đen.

 

Thanh niên bán dạo đĩa nhạc mạo hiểm vượt qua đường ngập trong khi nhạc vẫn mở vang.

 

Nhiều khách du lịch nước ngoài chụp ảnh Sài Gòn ngập nước để làm kỷ niệm.

 

Khách đừng chờ xe buýt giữa dòng nước đen.

 

Rất nhiều xe bị chết máy.

 

Bãi giữ xe công viên Đầm Sen đầy nước.

 

Trong khi đó đường Tân Hóa cũng bị ngập nặng. Ổ voi, ổ trâu khiến nhiều người bị té ngã.

 

Mưa lớn và ngập đường vào giờ cao điểm khiến đường Hồng Bàng hướng về Q.6 bị kẹt xe nghiêm trọng.

Lê Quân

 

'Bỏ Đảng là một cú sốc rất lớn'


 

'Bỏ Đảng là một cú sốc rất lớn'


Cập nhật: 20:32 GMT - thứ sáu, 6 tháng 12, 2013


Blogger Nguyễn Lân Thắng

Ông Nguyễn Lân Thắng cho rằng cần cảm thông với những người đang 'lưỡng lự'

Bỏ Đảng đồng nghĩa với thừa nhận sai lầm hay tiếp tục ở lại đang là một cuộc đấu tranh tư tưởng và nội tâm rất lớn trong nhiều gia đình của các Đảng viên, trong đó có 'gia đình tôi', theo chia sẻ của kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, thành viên Mạng lưới những người viết blog Việt Nam.

Theo ông Lân Thắng, người sinh trưởng trong một gia đình trí thức có nhiều người gắn bó và đóng góp với Đảng Cộng sản ở Việt Nam, những người còn chưa thể công khai tuyên bố ly khai đảng cộng sản cần nhận được sự cảm thông của cộng đồng và xã hội.

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 06/12/2013 từ Hà Nội nhân sự kiện một quan chức cao cấp của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, luật gia Lê Hiếu Đằng và Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, nhà nghiên cứu kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, vừa ly khai Đảng, ông Lân Thắng nói:

"Tôi nghĩ rằng sự đấu tranh tâm lý để có một quyết định ra khỏi Đảng đó là một quyết định rất lớn," blogger này phân tích.

"Thế nhưng bây giờ nếu họ tuyên bố một cách công khai, chính thức việc ra khỏi Đảng là một cú sốc rất lớn và thực sự là họ cũng rất là xấu hổi. Bởi vì họ phải thừa nhận những sai lầm của mình"

Ông Lân Thắng dẫn lại quan niệm của một quan chức trong ngạch giảng dạy và tuyên huấn quân sự của Đảng, Đại tá, Phó Giáo sư Trần Đăng Thanh, cho rằng các đảng viên cần trung thành với đảng vì lý do 'bảo vệ sổ hưu' như một lực cản.

Nhưng theo nhà hoạt động sinh năm 1975, còn có một lực cản rất lớn khác làm những ai đang cân nhắc bỏ Đảng phải tính tới.

"Theo như cách hiểu của ông Trần Đăng Thanh, cũng một phần tâm lý là bảo vệ sổ hưu, ông nói.

"Nhưng mà tôi nghĩ một phần sâu thẳm hơn ở sâu thẳm những người đảng viên kỳ cựu là họ rất khó vượt qua mình."

"Bởi vì cả cuộc đời của họ, họ hy sinh cho lý tưởng cộng sản, họ hy sinh thực sự cả sinh mạng của mình cho Đảng cộng sản."

Mặc cảm 'xấu hổ'


Theo ông Thắng, một hậu duệ của gia đình Nguyễn Lân, những Đảng viên này đang chịu một mặc cảm tâm lý 'xấu hổ' khi nhìn lại quá khứ hợp tác và phục vụ cho Đảng.

Blogger Nguyễn Lân  Thắng

Ông Thắng (trái) rút ra các nhận xét từ quan sát chính gia đình ông và nhiều gia đình trí thức, đảng viên khác

Blogger nói thêm: "Thế nhưng bây giờ nếu họ tuyên bố một cách công khai, chính thức việc ra khỏi Đảng là một cú sốc rất lớn và thực sự là họ cũng rất là xấu hổi,

"Bởi vì họ phải thừa nhận những sai lầm của mình, vì vậy tôi nghĩ việc đánh giá người ta có dám tuyên bố ly khai ra khỏi Đảng một cách công khai hay không thì mình cần phải có một cái nhìn khách quan và nhân văn."

Theo ông Thắng cộng đồng và xã hội cần phải có sự 'thông cảm chứ không nên chỉ trích những người Đảng viên mà người ta chưa dám ra'.

Ông giải thích thêm về nguyên nhân tâm lý ở những trường hợp này:

"Bởi vì có những người ngoài chuyện cá nhân, họ còn vướng víu rất nhiều vào vấn đề con cái họ còn ở trong hệ thống nhà nước,

"Và cái việc bố mẹ mà làm thì họ rất sợ ảnh hưởng đến công việc của con cái."

Khi được hỏi căn cứ vào đâu mà blogger đi đến nhận định quan sát này, ông Thắng cho hay đây là trải nghiệm ngay chính từ những trăn trở bản thân và từ trong gia đình của ông.


Ông nói: "Tôi rút ra được điều đó từ quan sát từ chính gia đình tôi, cũng như là từ những gia đình xung quanh mà tôi biết, những gia đình trí thức, cũng như những gia đình có Đảng viên có cống hiến cho Cách mạng."

Ông Thắng sinh trưởng trong gia đình tộc họ 'Nguyễn Lân', với ông nội của ông là một giáo sư, học giả thuộc thế hệ 'tiền bối' trong lĩnh vực văn hóa, cổ học.

Ông có cha mẹ và nhiều người chú, bác, anh chị em họ hàng v.v... là các nhà khoa học có tiếng trong cả nước, có người là quan chức quan trọng, có người là Đại biểu Quốc hội.

Mâu thuẫn 'lý tưởng'


Ông giải thích với BBC về quyết định không lựa chọn con đường phục vụ Đảng và nhà nước như một số thành viên khác trong gia đình.

"Thực ra có thể con đường đi của tôi khác với những người ở trong gia đình, thế nhưng tôi không bao giờ có ý oán trách gì, bởi vì mỗi người có một hoàn cảnh, mỗi người có một sự lựa chọn cá nhân, và mình cũng phải thông cảm với điều đó."

Gia đình Giáo sư Nguyễn Lân

Ông Nguyễn Lân Thắng sinh ra trong một gia đình có nhiều người đỗ đạt và phục vụ cho Đảng và chính quyền

Nhà hoạt động vì nhân quyền nói khi đi theo con đường đã chọn, ông luôn sẵn sàng cho 'mọi điều có thể xảy ra'.

"Hiện tại tôi không nghĩ một điều gì quá hai tháng, bởi vì tình hình ở Việt Nam rất là bất ổn và mình vẫn chưa biết chắc được như thế nào," ông Thắng nói.

"Thế nhưng những công việc mà tôi làm nó cũng xuất phát từ tiếng gọi của lương tâm và tôi cứ làm thôi, còn sự bất trắc có thể đến với tôi bất kỳ lúc nào. Và tôi đã chuẩn bị tinh thần để đón những điều xấu nhất có thể xảy ra."

Nhà hoạt động trên mạng xã hội cũng chia sẻ rằng sự khác biệt giữa ông và nhiều thành viên khác trong gia đình về chính kiến và sự nghiệp là một 'mâu thuẫn về mặt lý tưởng.

"Tôi nghĩ đây không phải là một mâu thuẫn trực tiếp, mà đây là một mâu thuẫn về mặt lý tưởng, thực ra ở trong gia đình tôi, tất cả mọi người cũng vẫn rất tôn trọng tôi, những công việc mà tôi làm,

"Có thể có những người cũng không đồng ý đâu, nhưng họ không bao giờ có một chỉ trích trực tiếp những vấn đề của tôi."

'Tổn thất to lớn'


"Chưa ai biết điều gì xảy ra ở phía trước với bối cảnh của Việt Nam như hiện nay, tình hình sẽ còn thay đổi rất mạnh và rất nhiều. Và mọi việc sẽ không chỉ dừng lại ở đây"

Nhận định với BBC hôm thứ Sáu về tác động của việc hai ông Lê Hiếu Đằng và Phạm Chí Dũng rời bỏ Đảng, ông Thắng nói.

"Tôi nghĩ Đảng chưa bao giờ ở tình thế hiểm nghèo như thế này bởi những người trí thức tương đối có tiếng tăm, tương đối có uy tín ở trong xã hội, mà bây giờ họ tuyên bố ly khai khỏi Đảng, một cách chính thức,

"Đây là một tổn thất vô cùng lớn về mặt tính chính danh của Đảng, lúc này uy tín của Đảng không còn gì nữa, thực sự không còn gì nữa."

Blogger cũng tiên đoán về một phong trào ly khai Đảng ở Việt Nam có thể xảy ra trong thời gian tới đây:

"Hành động của ông Lê Hiếu Đằng và ông Phạm Chí Dũng có thể cũng dẫn đến một phong trào ly khai khỏi Đảng một cách ồ ạt, diễn ra với một số lượng lớn, và lúc đó sự cầm quyền của Đảng sẽ bị lung lay một cách rất dữ dội."

'Chưa ai biết điều gì xảy ra ở phía trước với bối cảnh của Việt Nam như hiện nay, tình hình sẽ còn thay đổi rất mạnh và rất nhiều. Và mọi việc sẽ không chỉ dừng lại ở đây," ông nhấn mạnh.

 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/4/2024

My Blog List