Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, December 5, 2013

VN 'cần hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân'


 

VN 'cần hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân'


Cập nhật: 14:42 GMT - thứ tư, 4 tháng 12, 2013



HSBC cảnh báo kinh tế Việt Nam có thể 'chỉ dịch chuyển ngang'

Ngân hàng HSBC kêu gọi Việt Nam kích thích tăng trưởng trong khu vực doanh nghiệp tư nhân, thuê đến 86% lực lượng lao động.

Theo báo cáo mới nhất của HSBC, công bố hôm 2/12, các doanh nghiệp tư nhân tạo việc làm cho phần lớn lực lượng lao động Việt Nam.

Các doanh nghiệp tư nhân thuê đến 86% lực lượng lao động Việt Nam, trong khi doanh nghiệp nhà nước chỉ mang lại 10% số việc làm.

Con số này đặt trong bối cảnh doanh nghiệp nhà nước chiếm 70% vốn đầu tư của toàn xã hội, 50% vốn đầu tư nhà nước, 60% tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% nguồn vốn ODA, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hồi 2011.

Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân vẫn gặp khó khăn trong khi kinh tế Việt Nam có nguy cơ "chỉ dịch chuyển ngang" trong nhiều năm tới nếu không có "tiến bộ đáng kể" trong giải quyết các vướng mắc của nền kinh tế, theo HSBC.

Theo Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến năm 2012, Việt Nam có gần 400 nghìn doanh nghiệp phá sản, chiếm hơn một nửa số doanh nghiệp được thành lập kể từ khi luật Doanh Nghiệp được ban hành.

Tình hình khó khăn của khu vực tư nhân tương phản với một số “siêu tập đoàn” nhà nước. Mặc dù tổng số nợ đã lên tới hơn 2 tỷ đôla, tập đoàn dầu khí Việt Nam (Petrolimex) vừa công bố lợi nhuận tăng hơn 60% so với năm ngoái.

Nhiều ‎chỉ trích rằng các tập đoàn nhà nước làm ăn không hiệu quả nhưng vẫn nhận được nhiều ưu đãi từ nhà nước, còn khu vực tư nhân thì phân biệt đối xử.

'Phải giải quyết rõ ràng'


HSBC nói hiện tại, kinh tế Việt Nam đang "dần đi vào ổn định" nhưng gọi đây là "sự ổn định mong manh", và rằng "không sớm thì muộn, những vướng mắc của nền kinh tế phải được giải quyết rõ ràng".

Báo cáo nhắc lại việc Quốc hội Việt Nam tái khẳng định tầm quan trọng của khối nhà nước, và vì thế HSBC lo ngại “tiến trình cải tổ sẽ chậm lại”.

“Nguy cơ tình hình kinh tế đình trệ khá cao nếu không thể đạt được những tiến bộ hơn nữa nhằm giúp đầu tư công hiệu quả hơn.”

Báo cáo nhấn mạnh các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sở hữu đa phần lực lượng lao động của đất nước (86%), trong khi khối Nhà nước chiếm 1/3 nền kinh tế lại chỉ sử dụng khoảng 10% lực lượng lao động.


Doanh nghiệp nước ngoài nói Việt Nam vẫn thiếu lao động trình độ cao

HSBC nói sức khỏe của khối tư doanh “rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong tương lai”.

Họ cũng nhận định khối doanh nghiệp nước ngoài hiện chỉ mới sử dụng 3,3% lực lượng lao động, mặc dù có nhu cầu về lao động tăng cao nhất.

“Một trong những vấn đề lớn nhất mà các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam phải đối mặt là những vướng mắc về việc cung cấp lao động trình độ cao,” theo báo cáo.

HSBC cho rằng mặc dù Việt Nam đang dành một ngân sách khá lớn cho giáo dục, nhưng chất lượng giáo dục “chỉ đứng ở hàng thấp nhất trong khu vực”.

Đa số sinh viên tốt nghiệp hàng năm “đều không làm những công việc liên quan đến ngành đào tạo cũng như có những kỹ năng đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu”.

Công bố của HSBC được đưa ra trong bối cảnh Việt Nam vừa mới thông qua Hiến pháp sửa đổi gây thất vọng cho nhiều người, theo đó vẫn coi kinh tế nhà nước là thành phần chủ đạo.

Viết trên BBC, cây bút Phạm Chí Dũng nói Việt Nam cần thừa nhận vai trò chủ đạo của kinh tế tư nhân để "giảm sự lỗ lãi, hoạt động kém hiệu quả lan truyền của các doanh nghiệp nhà nước".

'Muốn thấy bằng chứng'


Sự trì trệ trong việc cải cách kinh tế nhà nước của Việt Nam cũng làm các nhà tài trợ và đầu tư quốc tế không hài lòng.

Trong Diễn Đàn Doanh Nghiệp Việt Nam vừa khai mạc vào ngày 3/12, chủ tịch Phòng Thương Mại Mỹ ở Việt Nam Steven Winkelman cho rằng tham nhũng và mâu thuẫn lợi ích là thuộc tính của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam.

Ông này nói doanh nghiệp Mỹ "muốn thấy nhiều hơn bằng chứng cải cách" hệ thống quốc doanh.

Chủ tịch Phòng Thương Mại châu Âu, ông Preben Hjortlund thì cho biết các doanh nghiệp châu Âu, vốn đầu tư hơn 34 tỉ USD vào Việt Nam, cảm thấy "niềm tin suy giảm" vì thủ tục hành chính quan liêu và việc chậm cải cách trong doanh nghiệp nhà nước.

Ông kêu gọi chính phủ Việt Nam tập trung vào cải cách khu vực kinh tế nhà nước trong năm 2014, để giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài.

Đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng hơn 50% so với năm ngoái. Bình luận với BBC, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, trong các khu vực kinh tế trong nước, chỉ có FDI là "cỗ máy duy nhất" hoạt động hiệu quả.

"Hiện nay các doanh nghiệp FDI đã chiếm 65-68% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó các doanh nghiệp trong nước vẫn xuất khẩu các mặt hàng truyền thống như gạo, cà phê hạt, hột tiêu, chậm có thay đổi," ông cho biết.

 

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official 30/4/2024

My Blog List