Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, October 5, 2013

FAO: Giá lương thực toàn cầu giảm liên tục từ đầu năm


FAO: Giá lương thực toàn cầu giảm liên tục từ đầu năm


RFA 04.10.2013


Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


000_Hkg7908823-305.jpg

Lúa chín vàng trên một cánh đồng ở Việt Nam

AFP photo

Chỉ số giá lương thực toàn cầu giảm mạnh tháng thứ 5 liên tiếp, như vậy sau chín tháng,chỉ số này đã giảm hơn 5% kể từ đầu năm.

Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO) vừa công bố số liệu trên.

Chỉ số giá lương thực là thước đo sự thay đổi hàng tháng về giá cả quốc tế một giỏ hang gồm ngũ cốc, hạt có dầu, sản phẩm sữa, thịt và đường.

Theo nhận xét của FAO chỉ số này sụt giảm nhìn chung phản ánh nguồn cung ứng lương thực thuận lợi trong thời gian sắp tới đặc biệt là trong 2 mặt hàng gạo và bắp.

Theo dự báo của các chuyên gia, tổng sản lượng lương thực toàn cầu năm nay sẽ ở mức 2,5 tỷ tấn, thấp hơn một chút so với dự báo ban đầu.

Cũng tin liên quan, số liệu từ Liên Hiệp Quốc cho hay trong vòng 2 năm qua, trên thế giới,cứ 8 người thì có 1 người bị thiếu ăn. Như vậy, trong giai đoạn 2011 đến 2013, cả thế giới đã có tới gần 850 triệu người bị đói.

Những quan lớn bị trộm ‘khoắng’ két tiền tỷ, vàng trăm lượng


 

Những quan lớn bị trộm ‘khoắng’ két tiền tỷ, vàng trăm lượng


zlodziej1

Thời gian gần đây, nhiều gia đình quan chức bị trộm “viếng thăm”, lấy đi nhiều tài sản có giá trị, có khi lên tới hàng tỷ đồng.

Dư luận đang xôn xao về vụ trộm “viếng thăm” nhà Phó Giám đốc Sở Tài chính Bình Định rinh két sắt.

Sáng 10/9, lợi dụng lúc chủ nhà đi vắng, kẻ trộm phá cửa đột nhập vào nhà ông Trần Cang, Phó Giám đốc Sở Tài chính Bình Định (ở đường Phan Huy Chú, phường Lý Thường Kiệt, TP. Quy Nhơn), lấy đi két sắt và nhiều tài sản giá trị khác.

Đến trưa, khi gia đình về thì phát hiện đồ đạc trong nhà bị lục tung, còn két sắt cũng biến mất, nạn nhân đã báo cho cơ quan chức năng. Ước tính tổng giá trị tài sản bị mất khoảng 500 triệu đồng. Đây không phải lần đầu tiên trộm đột nhập vào nhà các quan chức.

Trộm 57 lượng vàng trong nhà cán bộ tỉnh

Trước đó, sáng ngày 3/7, Công an TP. Vinh (Nghệ An) đã bắt ba nghi can trộm 57 lượng vàng và 50 triệu đồng tại nhà một cán bộ văn phòng UBND. Các nghi can gồm: Phan Xuân Nam (14 tuổi, trú tại thị trấn huyện Nam Đàn); Lữ Văn Sang (14 tuổi, trú xã Mậu Đức, huyện Con Cuông); Nguyễn Cao Cường (18 tuổi, trú tại phường Hồng Sơn, TP. Vinh).

Theo đó, ngày 25/6, nhóm đối tượng này đã đột nhập gia đình bà Trần Thị Anh Đào (53 tuổi, trú tại P.Hưng Dũng, TP. Vinh) cạy tủ, két sắt để trộm số tài sản nêu trên. Được biết, bà Đào là cán bộ văn phòng UBND tỉnh Nghệ An (chồng bà Đào nguyên cảnh sát giao thông thuộc Công an tỉnh Nghệ An, đã về hưu).

Giám đốc Sở Tài chính Kon Tum bị mất trộm 3 tỷ

Công an TP. Pleiku (Gia Lai) vừa bắt khẩn cấp Nguyễn Quốc Nam (21 tuổi), Lê Đình Trung (24 tuổi), Nguyễn Mạnh Quân (23 tuổi) và Lê Đình Đạt (21 tuổi, cùng trú tại phường Yên Đỗ, TP. Pleiku), do liên quan đến vụ trộm cắp số tài sản có trị giá khoảng 3 tỷ đồng tại nhà bà Trần Thị Xuân Lan (Trưởng phòng Tổ chức, Cục Thuế tỉnh Gia Lai) và chồng là Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum.

Theo lời khai ban đầu của các nghi can, cuối tháng 12/2012, sau nhiều lần thăm dò, rình rập, biết bà Trần Thị Xuân Lan ở số nhà 117 Cao Bá Quát, phường Yên Đỗ, TP. Pleiku có nhiều tài sản có giá trị, nên cả bọn lên kế hoạch trộm tài sản. Lợi dụng gia đình bà Lan đi vắng, các nghi can trên và một người tên Thuận dùng kìm cộng lực phá khóa, cạy cửa nhà lục lọi lấy trộm nhiều tài sản.

Theo cơ quan công an, phía bị hại cho biết tài sản bị mất gồm 63 lượng vàng SJC, nữ trang, dây chuyền vàng; lắc, nhẫn đeo tay tổng cộng 15 chỉ vàng, 1 máy vi tính hiệu HP, 1 sừng bò tót, 1 khẩu súng điện… với tổng giá trị hơn 3 tỷ đồng.

Đột nhập nhà trưởng BQLDA khoắng 1,5 tỷ

Tháng 2/2013, trộm đột nhập nhà riêng ông Phạm Minh Tú, Trưởng Ban quản lý dự án huyện Đông Hải (Bạc Liêu), ở thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai (Bạc Liêu) lấy trộm tài sản với trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng trong két sắt. Theo trình bày của ông Tú, tài sản trên gồm 1 tỷ đồng tiền mặt của nhiều doanh nghiệp gửi để qua Tết nộp ngân sách; 4.000 USD của cha mẹ vợ ông Tú và tiền, vàng là tài sản của gia đình.

Ban chuyên án phát hiện với thủ đoạn trên, bọn trộm đột nhập nhà ông Tú có liên quan đến hàng loạt vụ trộm trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh… Điểm đáng chú ý là chúng chỉ tìm đến nhà cán bộ khá giả hoặc tiệm vàng để trộm. Sau khi có chứng cứ, ban chuyên án đã bắt Quách Văn Chiến (21 tuổi), Trần Văn Giàu (34 tuổi) và Lê Nhựt Cường (31 tuổi), cùng ngụ TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng về hành vi trộm cắp tài sản.

Nhà Phó ban chống tham nhũng tỉnh bị trộm ôtô

Ngày 18/10/2012, ngôi biệt thự của ông Đồng Xuân Thọ (Phó Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Đồng Nai) tại phường Bửu Hòa, TP. Biên Hòa cũng bị trộm ‘viếng thăm’ và lấy chiếc Toyota Altis trị giá trên 800 triệu đồng của gia đình.

Trước đó, tối 17/10/2012, tài xế lái chiếc xe ô tô trên cho xe vào gara, để toàn bộ giấy tờ và chìa khóa trên xe rồi đi ngủ. Theo khai báo của gia chủ, tên trộm đã cắt khóa cổng căn biệt thự, vào khu vực nhà để xe ở sảnh trước ngôi biệt thự, đánh xe đi mất.

Nhà cán bộ thuế bị trộm hơn 6 tỷ đồng

Ngày 5/12/2011, bà Phạm Thị Thanh Loan (SN 1962, kế toán trưởng Trung tâm Dạy nghề huyện Bình Chánh, vợ ông Trương Công Chiến – SN 1960, Đội trưởng Đội Đăng ký trước bạ thuộc Chi cục Thuế quận Bình Tân, TP.HCM) đi làm về thì phát hiện cửa bên hông nhà bị cạy bung nên gọi điện cho chồng về nhà để kiểm tra.

Sau khi vào nhà, vợ chồng ông Chiến phát hiện két sắt đặt trong phòng ngủ bị cạy phá, toàn bộ tài sản bên trong đã bị trộm. Theo trình báo của nạn nhân, tài sản bị mất gồm 10 lượng vàng SJC, 2 bông tai hột xoàn, 1 nhẫn kim cương, 6.000 USD, 12 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 5 tỷ đồng đứng tên bà Loan… , tổng trị giá hơn 6 tỷ đồng.

Tên trộm chuyên khua khoắng nhà quan chức

Hồi tháng 6/2013, TAND Đà Nẵng đã xét xử Đặng Ngọc Tân – thủ phạm đột nhập tư gia của hàng chục đại gia, quan chức ở Đà Nẵng, ăn trộm hơn 10 tỷ đồng.

Từ tháng 3/2008 đến 30/4/2011, Tân và Phước đã thực hiện 45 vụ trộm cắp tài sản, trong đó trót lọt 36 vụ, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Mục tiêu của chúng là những gia đình có của ăn của để tại Đà Nẵng.

Chẳng hạn, tối 6/10/2010, Tân được Phước chở đến nhà bà Phạm Thị Ngọc (vợ ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam) trên đường Núi Thành. Tân vượt rào sắt, dùng xà beng cạy cửa gỗ và lấy đi một chiếc hộp đựng 110 lượng vàng SJC.

Tối 10/3/2010, Tân cùng Phước đến nhà ông Hoàng Dương Việt Anh (con trai nguyên chủ tịch UBND Đà Nẵng) lấy trộm 6 dây chuyền vàng, 7 lắc đeo tay, 22 nhẫn, 1.500 USD cùng 250 triệu đồng. Tổng giá trị tài sản ước tính trên 600 triệu đồng nhưng Tân nói với Phước là không lấy được gì.

Tối 22/9/2010, Tân và Phước tiếp tục đột nhập nhà bà Lê Thị Thủy (Phó chánh văn phòng Công ty truyền tải điện lực 2, phụ trách miền Trung), chồng bà Thủy là Giám đốc công ty, ăn trộm 12 dây chuyền vàng, 13 nhẫn, 8 lắc, 9 mặt dây chuyền vàng, tổng số tiền hơn 600 triệu đồng…

Hạnh Nguyên (VietNamNet)


 

Dịch vụ "Chim phóng sanh"


Dịch vụ "Chim phóng sanh"


Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2013-10-04

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


034_1627039-305.jpg

Một người đang phóng sinh chim tại một ngôi chùa ở Việt Nam trong ngày rằm.

AFP photo

 

Những con chim tự do trên bầu trời, bỗng dưng một ngày nào đó, chúng bị sa vào bẫy, bị nhốt vào lồng, thi thoảng người ta tưới nước lên chúng, gọi là tắm cho mát, rồi sau đó mang đến trước cổng chùa để chờ một ai đó phát tâm từ bi mà mua đi phóng sanh. Những con chim nhỏ tội nghiệp này trở nên nhút nhát, khờ khạo và ngơ ngác khi được phóng sanh. Chúng không biết mình phải bay đi đâu và cũng không biết rằng để bị bắt và để được thả, đôi cánh nhỏ của chúng, sinh mạng của chúng phải chở cả giấc mộng áo cơm của nhân quần.

Chim tự chui vào lồng

Có thể nói rằng khắp các chùa Việt Nam, nơi nào có phóng sanh thì nơi đó có chim, cá, rùa… bị bắt mang về để phóng sanh. Đặc biệt, trước sân chùa Bà ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cảnh mua bán chim phóng sanh diễn ra chộn rộn nhất. Cả môt sân chùa toàn mùi hương và mùi lông chim, phân chim bốc lên, không tài nào ngồi quá mươi phút ở đây.

Một người bán chim tên Hưng, là thành viên lâu nay của nhóm chim phóng sanh ở chùa Bà chia sẻ với chúng tôi là ông đã làm nhà, mua xe máy và nhiều thứ cần thiết trong gia đình nhờ vào chim phóng sanh. Và mỗi ngày, ông bán được từ 20 con đến 100 con chim ổ già, chim di. Tùy vào khách sộp hay khách bình dân, giá mỗi con chim dao động từ 5 ngàn đồng đến 25 ngàn đồng. Ngày nào ông cũng ngồi bán ở đây, một mình ông làm dịch vụ này lo cho cả gia đình, ông ngồi bán từ 7h sáng đến 6h chiều.

Chúng tôi lấy làm lạ vì nếu như một mình ông làm dịch vụ này thì lấy đâu ra thời gian để đi bẫy chim về bán và nếu như ông mua lại chim của người khác bẫy thì mua với giá bao nhiêu để có thể bán dao động từ 5 ngàn đồng đến 25 ngàn đồng mỗi con. Khi nghe chúng tôi đặt câu hỏi về vấn đề mình thắc mắc, có vẻ như ông Hưng không vui, ông nói lảng sang chuyện khác và tìm cách thoái thác, không nói chuyện với chúng tôi nữa. Chúng tôi tiếp tục trò chuyện với những người bán chim khác và được biết là mức lợi nhuận từ chim phóng sanh không phải là thấp nhờ vào bầy chim mồi của họ. Nhưng vẫn chưa giải quyết được thắc mắc.

Một người bẫy chim tên Hồ, đứng phía ngoài cổng chùa, bị nhóm bên trong loại khỏi cuộc, không cho vào bán, cho chúng tôi biết rằng ông đi bẫy gần một tuần mới được ngót nghét trăm con, bây giờ nếu bán cho quán nhậu thì chúng phải chết, mà ông thì nghèo quá, không đủ dũng khí để thả bầy chim, thôi thì tìm người có lòng từ tâm họ mua thả, được cả một công đôi chuyện. Nhưng đến đây gặp tình hình này, chắc là phải bán cho quán nhậu.

Ông Hồ lắc đầu chua chát, nói thêm rằng ông đã đứng ở cổng chùa cả buổi và ngộ ra một điều là thà tự tay ông phóng sanh hoặc bán cho quán nhậu để bầy chim được chết một lần, như vậy sẽ đỡ đau khổ cho chúng hơn. Ông Hồ tiết lộ thêm là tất cả những bầy chim phóng sanh ở chùa đều rất khờ khạo và bị nghiện một số chất, trong đó có cả thuốc phiện loại nhẹ. Bầy chim đã được cho ăn thức ăn khác thường, cho uống nước đường và bả thuốc phiện, chúng đâm ra nghiện loại thức uống này nên khi được thả ra khỏi lồng, cách gì chúng cũng tìm mùi của chiếc lồng để chui vào lại. Chính vì thế, mỗi bầy chim có thể được thả cả vài trăm lần trong một năm. Chuyện con người phóng sanh đối với chúng chỉ là chuyện thả ra khỏi lồng để đi tắm nắng gì đó rồi chúng lại quay vào lồng để được uống thức uống đã nghiện.

Lúc ông Hồ kể chuyện này, bên trong sân chùa, có một người đàn ông mập mạp, trán hói và ăn mặc sang trọng, có dáng dấp quan chức đang cầm chiếc lồng chim nâng ngang trán để cầu nguyện điều gì đó, chừng mươi phút, ông này mở cửa lồng và thả chim ra ngoài. Bầy chim được thả ra không vội bay đi, chúng túa ra khắp sân chùa đứng tắm nắng và lượm những hạt gạo trong đám gạo muối vãi cô hồn vương vất khắp sân.

Ai phóng sanh?

chim-phong-sanh-o-san-chua-ba-250.jpg

Chim phóng sinh bày bán ở sân chùa Bà. RFA photo

Một Phật tử chia sẻ với chúng tôi: “Phóng sanh là tạo cho người ta một cái thiện tánh. Chứ thực ra nó cũng có cái hay và không hay. Hay là người họ bỏ tiền ra để chuộc sự sống của loài vật.

Không hay là người bán họ tội lỗi, họ cố bắt để bán lấy tiền cho người phóng sanh. Cho nên cái phóng sanh nó có lợi nếu như theo Đức Phật tức là bất khả tư nghì. Theo đạo Phật tức là làm mà đừng nghĩ đến nguyên nhân. Giống như Đức Phật đã dạy tam thực dục, không nghe, không thấy,không biết. Không nghe tiếng khóc, không nghe tiếng kêu, không nghe tiếng la. Không thấy tức là không thấy người ta giết. Không biết tức là không biết đồ vật đó là cái gì. Cho nên phóng sanh cũng vậy. Có người họ thấy con chim bị bắt, bị nhốt khổ quá, họ bỏ tiền ra mua rồi phóng sanh. Người này được phước. Nhưng người đi bắt thì rước cái tội về mình, sau này có những cái không hay với bản thân. Thường thường người phóng sanh đôi khi thấy con cá ở dưới ao nó mắc kẹt, người ta vớt con cá ra rồi đưa xuống sông thả lại. Như vậy thì cái phước lớn hơn và cũng không mang nghiệp như những người bán. Phóng sanh được cái là nó tạo từ Phước, tức là nó tạo cho con người cái từ tâm…”

Phần lớn những người đến phóng sinh ở chùa đều là người buôn bán và vợ các quan chức, thậm chí các quan chức đến chùa để phóng sinh, xin lộc cũng không phải ít. Chùa Bà vồn nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng trong việc vay lộc, hằng năm, nhất là dịp đầu năm, khách thập phương kéo về đây để mua một nhành hoa vào cúng bên trong chánh điện và cầu xin Bà ban cho lộc làm ăn. Sau khi cúng kính, khách lại rút một nhành hoa trong độc bình mang về, gọi là vay lộc Bà để làm ăn, năm sau sẽ quay trở lại để trả lộc năm cũ và tiếp tục vay lộc năm sau.

Trong dịp Tết, mỗi ngày có đến vài ngàn lượt khách đến chùa Bà để vay lộc. Thường, những người nghèo có niềm tin vào việc vay lộc rất sâu, họ thành kính mua hương đèn, hoa quả đến cúng và vay lộc, còn giới nhà giàu, quan chức thì chuộng việc phóng sanh, sau đó cúng lễ rình rang rồi mới vay lộc.

Một người tên Loan, bán chim phóng sanh lâu năm ở sân chùa Bà chia sẻ với chúng tôi rằng cô vẫn biết làm công việc của cô là trái với đạo lý luân thường, và nếu thật sự Bà linh thiêng thì Bà sẽ giận vì chuyện này. Nhưng cô vẫn hy vọng bề trên tha thứ cho cô vì cơm áo gạo tiền, đó cũng là cái lộc, cô chỉ nuôi một bầy chim, làm mồi, rồi nhờ vào lộc bà xui khiến, những quan chức và nhà giàu đến mua để thả.

Vì dù sao, theo như quan niệm của Loan, làm quan chức ở đất nước này, chẳng ông nào, bà nào mà không có tội, không mang một vết chàm nào đó trong linh hồn. Chính vì thề, việc cô bán bầy chim đã huấn luyện cho họ đến phóng sinh hằng ngày, suy cho cùng, đó cũng là liều thuốc chữa bệnh cho tâm hồn méo mó của giới nhà quan. Điều này chí ít cũng giúp họ hướng thiện đôi chút.

Và, suy cho cùng, điều cô Loan nói cũng có cái lý riêng của cô. Vấn đề là cái lý này như thế nào. Vì trong một đất nước có văn hóa, ít tham nhũng, tệ nạn quan liêu ít, thì cái lý của người dân cũng phát triển tỉ lệ, cũng là cái lý có văn hóa, có suy tư. Còn ở một đất nước nghèo nàn lạc hậu, tham nhũng, bất đạo, cái lý của người dân cũng dựa trên nền tảng bất đạo này mà phát triển.

Tin, bài liên quan



 

Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn lâm nguy


 

Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn lâm nguy


Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-10-04

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


namnguyen10042013.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh

000_Hkg8682851-305.jpg

Một cánh đồng lúa ở ngoại thành Hà Nội hôm 11 tháng 6 năm 2013.

AFP

 

Tam nông Nông nghiệp Nông dân Nông thôn trong tình trạng báo động là sự kiện được trình bày với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, khi ông làm việc với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chiều 2/10 ở Hà Nội.

Nông dân chán ruộng, bỏ ruộng


Theo báo điện tử Dân Việt, các lãnh đạo của Hội Nông dân Việt Nam trình bày rằng: Nông dân hiện có nhiều cái nhất, như thiệt thòi nhất, nghèo nhất, thu nhập thấp nhất trong khi sản xuất, đời sống lại đối mặt với quá nhiều rủi ro, bấp bênh, phập phù. Tình trạng nông dân bỏ ruộng, chán ruộng rất đáng lo ngại.

Trả lời Nam Nguyên, Bà Phạm Chi Lan nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ nhận định về những vấn đề chủ yếu, cần chú tâm khi tái cơ cấu nông nghiệp, cải thiện đời sống nông dân. Đó là vấn đề người nông dân không thực sự làm chủ ruộng đất của mình do Hiến pháp qui định đất đai sở hữu toàn dân, cũng như nhu cầu bức thiết phải tổ chức lại sản xuất. Bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh:

“Nếu như trong trường hợp không thể sửa được Hiến pháp và Luật Đất đai lần này theo hướng công nhận quyền sở hữu tư nhân của nông dân đối với đất đai nông nghiệp, thì ít nhất cũng phải đảm bảo quyền sử dụng của họ dài hạn thay vì 20 năm như trước lên 50 năm. Thứ hai phải bảo đảm quyền sử dụng đó là quyền được luật pháp công nhận như là một quyền tài sản và đã là quyền tài sản thì là bất khả xâm phạm. Ai muốn sử dụng tài sản của họ kể cả Nhà nước thì phải mua chứ không phải thu hồi. Vì vậy cho nên trong Hiến pháp điều qui định vể đất đai cũng như Luật Đất đai phải rất chú trọng điều về thu hồi đất.”

Lâu nay nhiều khi nông dân bị những sức ép này khác khiến họ không có được quyền tự chủ bao nhiêu và vì vậy trên mảnh đất.
-Bà Phạm Chi Lan

Theo lời bà Phạm Chi Lan, Nhà nước thu hồi đất vì mục tiêu quốc phòng thì điều đó có thể hiểu được, người dân kể cả những người nông dân có thể chấp nhận được. Nhưng Nhà nước lại muốn giữ quyền của mình kể cả thu hồi đất vì các dự án kinh tế xã hội thì là điều mà rất nhiều ý kiến không đồng tình, kể cả ý kiến của đại biểu Quốc hội. Vì qui định như vậy nó sẽ quá rộng và sẽ gây ra tình trạng bao nhiêu người có thể nhân danh Nhà nước mà lấy lại đất của nông dân. Nếu còn điều đó thì sẽ rất khó cho người nông dân yên tâm với đất đai lâu dài được. Bà Phạm Chi Lan tiếp lời:

“Đấy là vấn đề thiết yếu nhất, còn thứ hai về tổ chức sản xuất nông nghiệp thì phải tổ chức lại trên cơ sở tôn trọng quyền tự chủ của nông dân trên mảnh đất của họ, hoặc là trong các công việc canh tác của họ và tăng cường đầu tư hỗ trợ đối với nông dân. Chứ còn lâu nay nhiều khi nông dân bị những sức ép này khác khiến họ không có được quyền tự chủ bao nhiêu và vì vậy trên mảnh đất của mình thì rốt cục những năm gần đây cho thấy là thu nhập của nông dân cứ sa sút đi và thậm chí bây giờ tình trạng bỏ ruộng đang tràn lan.”

Thật ra tình trạng tam nông tụt hậu, nông dân nghèo hoàn nghèo trong khi gạo, cá tôm xuất khẩu chục tỷ USD mỗi năm, có thể đã phải được báo động từ nhiều năm trước, nếu Hội Nông dân VN và Mặt trận Tổ quốc làm đúng vai trò phản biện, giám sát của mình, thay vì làm kiểng và nói theo Đảng, như cách nói của Giáo sư Tương Lai tại Hội nghị Trung Ương MTTQVN lần thứ 6 vừa qua.

Báo cáo của Trung ương Hội Nông dân VN vẽ ra một bức tranh u tối của nông nghiệp, nông dân nông thôn. Đó là nông dân sản xuất qui mô nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo cao, mức thu nhập tăng chậm hơn tăng vật giá; tình hình nông dân mất đất, chán ruộng, bỏ ruộng; những bất cập trong quản lý liên quan đến nông dân như đất đai, vốn tín dụng, vật tư nông nghiệp, việc làm, chất lượng và thị trường nông sản.

000_Hkg9006656-250.jpg

Một cánh đồng ở ngoại thành Hà Nội hôm 18 tháng 9 năm 2013. AFP PHOTO.

Đồng bằng sông Cửu Long khu vực cung cấp 90% gạo xuất khẩu của cả nước, nơi cuộc sống được cho là dể thở hơn người làm lúa miền Trung, miền Bắc. Nhưng nông dân cũng gặp muôn vàn khó khăn, những người sống được nhờ cây lúa chỉ là thiểu số. Một Nông dân Cần Thơ tâm sự:

“Theo như em nghĩ mấy ổng ăn ngủ tối ngày không quan tâm đến người dân không thấy cái khổ của người dân. Mấy doanh nghiệp lớn xuất khẩu gạo con ông cháu cha nhiều lắm, đâu có ai làm hai lúa đi trồng lúa đâu.”

Người nông dân này tính toán lời lỗ của người trồng lúa khá rành mạch, nếu hộ nào nhiều đất làm giỏi thì còn có chút đồng lời chứ người ít đất rất khó trang trải cuộc sống.

“Chi phí đầu vào từ lúa giống, tiền làm đất, vật tư nông nghiệp phân thuốc, gặt đập liên hợp sau thu hoạch cộng các cái luôn 1 công tầm cắt 1.296 m2 mất ba triệu đồng vị chi 1 mẫu tầm lớn 12.960 m2 chi phí 30 triệu, trên dưới một triệu đồng tùy theo phát sinh như vấn đề dậm lúa. Những người làm được 6 tấn lúa tươi thì lỗ nặng luôn không có đường… còn em làm hơn 9 tấn lúa tươi một mẫu lớn thì trừ chi phí 30 triệu cũng còn được chục triệu.”

Hội Nông dân làm nhiệm vụ chính trị?


Hội Nông dân Việt Nam là một thành viên của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, nhưng cũng như cơ quan cấp trên của nó không được người dân hoặc nông dân đánh giá cao. Mặc dù người nông dân nào có nơi cư trú hợp lệ đều trở thành hội viên Hội Nông dân Việt Nam, đóng một khoản hội phí và được cấp thẻ hội viên. Thay vì phải phản biện việc thực hiện chính sách nông nghiệp không mang lại hiệu quả từ nhiều năm qua, hoặc phải lên lên tiếng về những oan sai đất đai như vụ người nông dân nổi dậy Đoàn Văn Vươn, vụ Văn Giang Ecopark, nhưng đến nay Trung ương Hội đứng cuối sổ báo cáo bức tranh tam nông u tối.

Nếu Nhà nước thực thi điều 69 Hiến pháp cho phép công dân có quyền tự do lập hội, thì loại tổ chức mang tính hình thức như Hội Nông dân Việt Nam không có lý do tồn tại. Thay vào đó là hội, là nghiệp đoàn của những người sản xuất theo ngành nghề thực sự lo lắng cho quyền lợi nông dân.

Hội Nông dân Việt Nam làm nhiệm vụ chính trị tổ chức quần chúng ủng hộ chính quyền trong việc xây dựng xã hội, còn sản xuất ngành nghề thì họ không thể lo nổi.
-Ông Nguyễn Vịnh

Ông Nguyễn Vịnh, một người trồng cà phê ở Tây nguyên cũng là nhà tư vấn của nông dân sản xuất tiêu và cà phê nhận định:

Hội Nông dân Việt Nam là một tổ chức chính trị mang tính xã hội rộng rãi chứ không phải một hiệp hội sản xuất, cái đó khác nhau về bản chất. Hội Nông dân Việt Nam làm nhiệm vụ chính trị tổ chức quần chúng ủng hộ chính quyền trong việc xây dựng xã hội, còn sản xuất ngành nghề thì họ không thể lo nổi.

Từ tháng 6 vừa rồi, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu nông nghiệp với mục tiêu phát triển bền vững và tăng thu nhập cho nông dân. Nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Việt Nam dường như chưa thấy được lối ra trong tình hình bế tắc khủng hoảng hiện nay. Tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, theo hướng có lợi cho nông dân sau 25 đổi mới sẽ vẫn là một chặng đường dài ở Việt Nam. Tổ chức lại sản xuất để thực hiện theo chuỗi ngành hàng từ nông dân tới chế biến kinh doanh tiêu thụ xuất khẩu phải mất rất nhiều năm dù thành công.

Theo nhận định của TS Phạm Văn Tấn chuyên gia công nghệ sau thu hoạch ở TP.HCM, trước mắt để giữ cho nông dân có dân có thu nhập cần chú ý một số vấn đề. Ông nói:

“Để có thể phát triển bền vững một sản phẩm nông nghiệp, hay một ngành nông nghiệp nói chung thì phải có thị trường. Tất cả các đối tác trong chuỗi ngành hàng đó phải căn cứ vào nhu cầu thị trường để sản xuất ra hàng hóa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Có như thế thì mới nâng cao được thu nhập của nông dân nói riêng và các đối tác trong chuỗi cung ứng nói chung. Để làm được việc này thì Nhà nước cần có sự hỗ trợ hơn nữa trong việc củng cố và phát triển hệ thống thông tin thị trường sản phẩm nông nghiệp. Thông tin thị trường phải được cập nhật thường xuyên và từng đối tác trong chuỗi cung ứng kể cả nông dân phải được tiếp cận.”

Câu chuyện tam nông với nhiều vấn đề đáng lo tiềm ẩn sự nguy hiểm,  được Trung uơng Hội Nông Dân báo cáo lên lãnh đạo cấp trên là ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, tân Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ông Nguyễn Thiện Nhân trong buổi làm việc ngày 2/10/2013 tại Trung ương hội Nông dân VN đã nhấn mạnh tới vai trò phản biện giám sát của Mặt trận Tổ Quốc cũng như Hội Nông dân. Các tổ chức này hầu như né tránh trước các vấn đề lớn gây bức xúc trong xã hội trong nhiều năm qua.

Được biết, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc vào ngày 5/9 tại Hà Nội, trước sự hiện diện của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một diễn giả là GS Tương Lai nói rằng, chỉ khi nào đảng Cộng sản thay đổi nhận thức về vai trò, về sứ mệnh của Mặt trận thì lúc ấy Mặt trận Tổ quốc mới thôi đóng vai trò cây kiểng làm dáng, mà là phong trào hoạt động thực sự của một tổ chức xã hội dân sự rộng lớn như nó cần phải có.

Tin, bài liên quan



__._,_.___

Friday, October 4, 2013

Mưa lớn kéo dài, TP. Saigon lại ‘mênh mông’ nước


From: Hien DoVan <
To:
Sent: Thursday, 3 October 2013 10:08 PM
Subject:  Sài Gòn lại mênh mông nước sau cơn mưa kéo dài

 

 

Mưa lớn kéo dài, TP. Saigon lại ‘mênh mông’ nước


  •  
  •  Hàng loạt tuyến đường tại TP.Saigon ngập nặng sau cơn mưa lớn, kéo dài vào chiều 2.10.

Theo ghi nhận của chúng tôi, vào khoảng 16 giờ cùng ngày, trên các tuyến đường Tân Kỳ Tân Quý, Hòa Bình, Trường Chinh (Q.Tân Phú và Q.Tân Bình)… đều ngập nước, gây khó khăn cho xe cộ qua lại.

Tại khu vực P.15 (Q.Tân Bình), nhiều tuyến đường như Khuông Việt, Thoại Ngọc Hầu và các con hẻm nhỏ bị ngập nặng. Nhiều đoạn trên các tuyến đường này ngập sâu cả mét khiến hàng loạt xe cộ bị chết máy.

Nhằm tránh những tuyến đường ngập nước, người dân dồn sang các tuyến đường: Lạc Long Quân, Tân Kỳ Tân Quý, Âu Cơ… (thuộc khu vực các Q.Tân Bình và Tân Phú) khiến những tuyến đường này bị kẹt xe nghiêm trọng; hàng dài xe máy, xe buýt, ô tô nhích từng chút một.

Đến khoảng 18 giờ, khi lực lượng CSGT đến hiện trường phân luồng giao thông, tình trạng kẹt xe mới được cải thiện.

Ông Hoàng Minh Giám, Phó giám đốc Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, cho biết mưa lớn chiều 2.10 có lượng mưa khoảng 130 mm và xảy ra trên diện rộng ở TP.HCM.

Mưa lớn, TP.HCM ngập nước như lũ
  miền Trung 1


Đường Hòa Bình bắt đầu từ 16 giờ, nước ngập sâu

 


Người dân khốn khổ vượt qua khu vực ngập nước
Mưa lớn, TP.HCM ngập nước như lũ miền Trung 3
Mưa lớn, TP.HCM ngập nước như lũ miền Trung 4
Mưa lớn, TP.HCM ngập nước như lũ miền Trung 5
Rất nhiều xe chết máy
Mưa lớn, TP.HCM ngập nước như lũ miền Trung 6
Nhiều đoạn đường nước ngập sâu
Mưa lớn, TP.HCM ngập nước như lũ miền Trung 7
Học sinh, sinh viên sau giờ tan học phải lội nước để lên được xe buýt
Mưa lớn, TP.HCM ngập nước như lũ  miền Trung 8
Mưa lớn, TP.HCM ngập nước như lũ miền Trung 10
Mưa lớn, TP.HCM ngập nước như lũ miền Trung 11
Mưa lớn trùng với giờ cao điểm buổi chiều khiến giao thông tại nhiều tuyến đường kẹt cứng

CÔNG SẢN VIỆT NAM HÀNH HUNG NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN TẠI NỘI BÀI!!!



 

10 toi ac cua dang cong san viet nam - Ten commentaries on


Communist Party of Vietnam



 

Chửi bọn Công An cộng sản



 

chửi đảng cộng sản sinh ra ngành công an khốn nạn cướp



 

Tuổi nhỏ nhưng ước mơ không nhỏ


 

http://static.panoramio.com/photos/large/58526719.jpg


Tuổi nhỏ nhưng ước mơ không nhỏ


Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-10-03

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


Phương Uyên và bạn bè ngay sau khi được trả tự do

Phương Uyên và bạn bè ngay sau khi được trả tự do

RFA


Nhiều người tỏ ra lạc quan về sự trưởng thành và lớn mạnh của thành phần được cho là ưu tú ở Việt Nam như Nguyễn Phương Uyên- Đinh Nguyên Kha sau khi hai sinh viên này bị bắt và kết án tù vì hành động yêu nước, lên tiếng chống đảng viên tham nhũng, chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam.

Thành phần ưu tú

Có thể nói nhiều người lâu nay có những cái nhìn bi quan về thế hệ trẻ hiện nay đều tỏ ra ngạc nhiên khi họ theo dõi tin tức về phiên xử sơ thẩm hai sinh viên trẻ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha hồi ngày 16 tháng 5 vừa qua, cũng như phiên phúc thẩm diễn ra ba tháng sau đó.

Những phát biểu trước tòa của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha cho rằng họ không chống Nhà Nước mà chỉ chống lại đảng cộng sản qua những thành phần tham nhũng làm hại cho đất nước. Nguyễn Phương Uyên tại phiên xử phúc thẩm yêu cầu phải xử đúng người, đúng tội và không được ‘cào bằng’ giữa Nhà nước với đảng.

Ngay trước phiên xử phúc thẩm, một trí thức cao tuổi ở Việt Nam là ông Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung Tâm Minh Triết Việt tại Hà Nội lên tiếng khen ngợi hai sinh viên này cho rằng cần phải tuyên dương những hoạt động của họ thay vì phải bỏ tù vì họ là những thành phần ưu tú trong xã hội hiện nay:

Trước hết đó là hai người trẻ ưu tú của đất nước, họ là hai người trong số những người trẻ ưu tú hiện đang xuất hiện. Chúng tôi rất kính phục và đánh giá rất cao tình cảm, cái hoài bão và chí khí của họ đối với dân, với nước. Chúng tôi- thế hệ già rất khen ngợi, rất hoan nghênh, rất khâm phục...

ông Nguyễn Khắc Mai

Trước hết đó là hai người trẻ ưu tú của đất nước, họ là hai người trong số những người trẻ ưu tú hiện đang xuất hiện. Chúng tôi rất kính phục và đánh giá rất cao tình cảm, cái hoài bão và chí khí của họ đối với dân, với nước. Chúng tôi- thế hệ già rất khen ngợi, rất hoan nghênh, rất khâm phục và cũng có sự cảm kích và biết ơn.

Thiểu số tiên phong

Trong xã hội nào cũng thế, thành phần ưu tú không thể là số nhiều được, mà đó chính là những tinh hoa như nhận định của ông Nguyễn Khắc Mai như sau:

Tuổi trẻ biểu tình phản đối Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa, Trường Sa. AFP

Tuổi trẻ biểu tình phản đối Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa, Trường Sa. AFP

Thật ra xã hội nào, đời nào cũng có phân tầng: có nhóm ưu tú nhất cỡ khoảng 5,10,20%; có lớp trung gian bình thường và có lớp lạc hậu, rất lạc hậu- ăn chơi, sa đọa… Xưa cũng thế, mà nay cũng thế. Từ đời Lý- Trần đã có chuyện này. Đến thời Lê- Trịnh cũng có chuyện này; thời Pháp thuộc cũng có chuyện này; trong chính thể Việt Nam Cộng Hòa cũng có sự phân tầng ấy, rồi trong chế độ xã hội chủ nghĩa miền Bắc cũng có phân tầng ấy. Phân tầng ấy là tất yếu, nhưng ai sẽ là mũi nhọn. Sức phát triển đọng lại nơi nhóm phần trăm ưu tú ấy. Quốc gia nào muốn phát triển cần phải vun xới cho phần tử ưu tú đó phát triển, xuất hiện đĩnh đạc, đàng hoàng.

Thế hệ trẻ bây giờ họ ít quan tâm đến tình hình đất nước, họ quan tâm đến những thứ vì lợi ích cá nhân, chứ ít quan tâm đến tình hình chính trị đất nước, mà chỉ có một số rất nhỏ trong số lượng thanh niên rất lớn trong đất nước hiện nay

Gió Lang Thang

Một blogger trẻ với biệt danh Gió Lang Thang, người lâu nay tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền quyền con người và đấu tranh chống lại những hành xử phi pháp của cơ quan công quyền cũng thừa nhận bản thân bạn hiện là thiểu số trong xã hội; tuy nhiên đây là thiểu số có vai trò tích cực giúp xã hội phát triển. Bạn trình bày:

Thế hệ trẻ bây giờ họ ít quan tâm đến tình hình đất nước, họ quan tâm đến những thứ vì lợi ích cá nhân, chứ ít quan tâm đến tình hình chính trị đất nước, mà chỉ có một số rất nhỏ trong số lượng thanh niên rất lớn trong đất nước hiện nay ( quan tâm mà thôi). Tôi nghĩ trong bất cứ xã hội nào cũng có những người dám đi đầu tiên, những ngọn cờ đầu để những người khác có thể nhìn mà đi theo. Và những người đi đầu tiên, tiên phong cố gắng làm hết sức mình để đánh động làm cho những người khác đang thờ ơ, đang vô cảm hiểu ra vấn đề là họ phải làm gì và đang mất những quyền gì; mà những quyền đó lẽ ra dĩ nhiên họ phải có.

Blogger nữ trẻ khác có nhận xét về các bạn đồng trang lứa và cho biết lý do vì sao bạn tham gia các hoạt động lên tiếng vì quyền con người ở Việt Nam:

Bản thân em trước đây cũng không biết gì đâu; cũng như các bạn trẻ khác học xong ra làm được gì với những điều đã học. Em cũng muốn mình có cuộc sống no ấm thôi chứ không nghĩ mình sẽ lên tiếng… Thế nhưng từ khi gia đình của em trực tiếp bị những áp bức, bất công, em thấy mình không làm gì sai hết, hoàn toàn đúng sự thật như vậy. Đúng sự thật nhưng lại bị áp bức, lại bị không cho nói. Không chỉ những người có quyền có chức bị đụng chạm đến quyền lợi của họ mà họ áp bức; ngay cả những người dân bình thường không bị gì, không ảnh hưởng gì khi mình lên tiếng cũng khuyên mình đừng nên làm những vấn đề như vậy, đừng nên đi theo con đường như vậy. Khi thấy hầu hết, rất ít người đứng về phía mình, nên em rất bức xúc; em thấy cần phải nói lên những điều gì mà em chứng kiến, em thấy chứ không nói điều gì xa xôi hết!

Em cũng muốn mình có cuộc sống no ấm thôi chứ không nghĩ mình sẽ lên tiếng… Thế nhưng từ khi gia đình của em trực tiếp bị những áp bức, bất công, em thấy mình không làm gì sai hết, hoàn toàn đúng sự thật như vậy. Đúng sự thật nhưng lại bị áp bức, lại bị không cho nói

Một Blogger nữ

Có thể thấy rằng số người trẻ tham gia lên tiếng đòi hỏi các quyền căn bản của con người lâu nay bị chính quyền Việt Nam đàn áp, tước đoạt này càng thêm đông. Hồi trung tuần tháng 7 vừa qua, xuất hiện Tuyên bố 258 của Mạng lưới Blogger Việt Nam yêu cầu chính quyền Việt Nam phải sửa đổi điều 258 của Bộ Luật Hình sự mà bị cho được sử dụng để bắt bớ những người dám công khai nói lên những tiếng nói khác biệt  với quan điểm của đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam. Trong số những người ký tên đa phần là các blogger trẻ tuổi.

Không chỉ những người lớn tuổi đi trước khen ngợi hành động dũng cảm của các bạn trẻ đó, mà nhiều người ở nước ngoài như giáo sư Jonathan London, hiện đang giảng dạy tại Đại học Thành phố Hong Kong vừa qua cũng có bài viết về họ trên trang mạng của ông.

Vị giáo sư này cho rằng ông từng được gặp những người trẻ biết lo lắng cho đất nước và suy nghĩ nghiêm túc về những ý kiến mà đảng Cộng sản Việt Nam chưa chấp nhận và gạt phăng đi.

Đó là ý kiến yêu cầu phải tổ chức trưng cầu dân ý về một hiến pháp mới của Việt Nam, phải tam quyền phân lập, phải đa nguyên đa đảng để cho đất nước phát triển…

Những bạn trẻ dù thuộc thiểu số như Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã bị bắt, bị kết án và tù đày. Một số khác thường xuyên bị theo dõi, sách nhiễu, đánh đập…như trường hợp gần đây nhất của một nhóm các bạn tập trung học tiếng Anh bị đưa về phường làm việc rồi bị thu hết các dụng cụ cá nhân…

Tuy nhiên, những bạn chọn con đường đấu tranh cho biết họ không hề sợ những gian nguy ấy.

Tin, bài liên quan



__._,_.___

Featured Post

Lisa Pham Vlog -25/4/2024

My Blog List