Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, November 9, 2013

Dân tố bị công an đánh hội đồng


 

Dân tố bị công an đánh hội đồng


Cập nhật: 16:20 GMT - thứ sáu, 8 tháng 11, 2013



Ông Trương Văn Dũng (phải) nói ông đang phải nằm nhà vì gãy xương

Một công dân ở Hà Nội vừa kể chuyện ông bị nhiều công an phường Thụy Khuê, Hà Nội đánh tới gãy xương.

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



Trả lời phỏng vấn BBC qua điện thoại hôm 8/11, một ngày sau khi Việt Nam gia nhập Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác, ông Trương Văn Dũng nói ông bị gần 10 công an còng tay và đánh hội đồng trong đồn công an phường Thụy Khuê.

Vụ việc xảy ra khi ông Dũng định chụp lại những hình ảnh mà ông nói cho thấy cách hành xử "thô lỗ" của công an với người dân tới đòi lại một số tài sản mà họ cho rằng công an đang giữ hồi cuối tháng 10.

Công an phường Thụy Khuê từ chối cung cấp thông tin qua điện thoại và người trực ban Nguyễn An Huy cũng không nói ai phụ trách việc phát ngôn của công an phường.

Ông Dũng nói ông đã bị công an "đánh" bốn lần từ trước tới nay trong đó có lần ông bị chảy máu đầu ở trại giam Lộc Hà khi đi biểu tình chống Trung Quốc.

'Gãy ba xương sườn'


Trong vụ mới nhất xảy ra hôm 25/10, ông Dũng nói khi đó ông cùng một người bạn tới công an Thụy Khuê để đòi lại chăn chiếu, gạo và nồi niêu ông và bạn bè đã mang tới cho những người H'Mong từ bốn tỉnh Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Cạn và Tuyên Quang về Hà Nội biểu tình.


Ông Dũng từng bị đánh chảy máu đầu khi biểu tình chống Trung Quốc hồi tháng 6

Những người H'Mong này đã bị công an bắt đi đêm 23, rạng ngày 24/10 và tất cả các vật dụng mà ông Dũng và bạn bè giúp họ cũng bị tịch thu.

Ông Dũng nói công an đã có lời lẽ "thô lỗ" và "xấc xược" khiến ông lấy máy ảnh ra để ghi lại.

Công an Thụy Khuê cấm ông Dũng chụp nhưng ông nói tại phường không có biển 'cấm chụp ảnh'.

"Sau đó tôi bảo họ cướp máy ảnh của tôi thì đôi bên lời qua tiếng lại và họ dùng số đông người bắt tôi và anh Thiện Nhân vào và cùm chân hai chúng tôi lại và họ đánh.

"Bản thân tôi sau đó họ đưa lên tầng hai và họ tiếp tục họ tra tấn, họ đánh.

"Bản thân tôi cái hậu quả là bị gãy ba xương sườn."

Ông Dũng nói ông đã đi chụp X quang và qua kết luận của bệnh viện ông mới biết bị gãy xương.

Khi được hỏi ông bị hành hạ ra sao, ông Dũng nói:

"Khi chúng tôi phản đối dữ dội thì họ tháo cùm chân chúng tôi ra, họ xích tay lại và lôi lên tầng hai của công an phường Thụy Khuê.

"Họ xích hai tay tôi ra đằng sau và họ lồng vào ghế tựa cá nhân...hầu như tay tôi bất khả kháng và họ đứng họ đá vào hai bên mạng sườn."

'Chối leo lẻo'


Ông Dũng cũng nói ông có những video quay cảnh công an "hốt" những người H'Mong về Hà Nội biểu tình và sẽ đưa những hình ảnh này ra công luận.

"Hiện tại bây giờ, nỗi sợ nhất của họ đối với chúng tôi là đông người là một, cái đoàn kết là hai và những hình ảnh chụp được [về] những tội ác của họ nên họ tìm mọi cách họ triệt tiêu."

Ông Trương Văn Dũng

Nhà hoạt động từ Hà Nội cũng nói thêm dân từ hơn 60 tỉnh thành đã đổ về Hà Nội để khiếu kiện, có những người trong hàng chục năm qua.

Ông Dũng nói đây là hậu quả của chính quyền "độc đảng" và bình luận:

"Hiện tại bây giờ, nỗi sợ nhất của họ đối với chúng tôi là đông người là một, cái đoàn kết là hai và những hình ảnh chụp được [về] những tội ác của họ nên họ tìm mọi cách họ triệt tiêu.

"Kể cả những bằng chứng rõ ràng như video nổi tiếng nhất là vụ đạp [vào mặt anh Nguyễn] Chí Đức ở biểu tình chống Trung Quốc là một.

"Cái thứ hai là cái đàn áp, đánh hai nhà báo ở đợt trấn áp, cướp đất ở Văn Giang.

"Nhưng cuối cùng họ vẫn có những điều họ chối leo lẻo."

 

 


 

 

__._,_.___

Kinh tế VN và các 'mảng sáng tối'


 

Kinh tế VN và các 'mảng sáng tối'


Cập nhật: 13:47 GMT - thứ năm, 7 tháng 11, 2013



Ngành ngân hàng tại VN đang giải quyết nhiều tỉ đôla nợ xấu.

Quỹ đầu tư Franklin Templeton Investment tại Việt Nam nói bây giờ là thời điểm tốt để các hãng chuyên mua bán công ty đầu tư vào Việt Nam với dự đoán rằng cải cách tài chính và tiền tệ sẽ có kết quả trong khoảng từ 3-5 năm tới.

Giá bán công ty thấp, ngân hàng thiếu vốn cho vay và môi trường doanh nghiệp được cải thiện có nghĩa rằng giới đầu tư vào cổ phiếu có cơ hội để mua các công ty tại Việt Nam trước khi nền kinh tế phục hồi, Avinash Satwalekar, Tổng giám đốc điều hành Vietcombank Fund Management, liên doanh của Templeton với Vietcombank nói.

Các bài liên quan



Chủ đề liên quan



“Thời điểm tốt nhất để đầu tư là khi nước còn đang vẩn đục” Satwalekar được Bấm Bloomberg dẫn lời trong cuộc phỏng vấn tại Singapore vào hôm qua.

Ông Satwalekar từ chối nói cụ thể về dự án nào họ sẽ huy động vốn đầu tư mà chỉ nói các khu vực hấp dẫn là nông nghiệp, bán lẻ, giáo dục, thực phẩm và đồ uống.

“Thỏa thuận mua có kích cỡ trong khoảng 5-15 triệu USD nhưng chúng tôi không nhắm tới các công ty lớn bởi đó là các công ty đa phần là doanh nghiệp có vốn nhà nước”.

Chính phủ Việt Nam vào tháng này nói kinh tế sẽ tăng trưởng dưới 5.5% vào năm nay.

Nhà chức trách dự báo sẽ có tăng tín dụng tới 14% vào năm sau trong khi một công ty quản ly tài sản có thể mua tới 150 ngàn tỉ đồng (7.1 tỉ USD) nợ xấu ngân hàng vào cuối năm 2014.

Trong khi đó ông Luke Pais từ ban tư vấn kinh doanh vốn cổ phần của công ty tư vấn Ernst & Young nói rằng “Người ta vẫn đang đợi và chờ.

"Nhưng chắc chắn là số lượng thỏa thuận đã và đang tăng và người ta đang dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu thị trường”.

Các hãng mua bán công ty chi 287 triệu đôla mua cổ phần trong 5 giao dịch vào năm nay, theo Preqin Ltd., một công ty nghiên cứu có trụ sở tại London và đây là số lượng thỏa thuận lớn nhất trong 5 năm qua và lớn nhất về giá trị giao dịch kể từ 2006.

'Tư nhân tốt hơn quốc doanh'



Lạm phát từng là quan ngại lớn nhất của VN trong năm 2012

Trong khi đó tạp chí Bấm The Diplomat vào tuần này cho rằng giải quyết yếu kém về tài chính của Việt Nam là nhiệm vụ đáng kể đối với chính phủ nước này.

Tạp chí này dẫn chiếu tới vụ Vinashin ngập lụt khoảng 4 tỉ đôla nợ xấu mặc dù Việt Nam sẽ đi vay 626 triệu đôla bằng việc phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh tại Thị trường Chứng khoán Singapore để giúp trả nợ cho các chủ nợ nước ngoài.

Vinashin mới đây được đổi tên thành Shipbuilding Industry Corporation (SBIC), với mô hình tổng công ty và phải cơ cấu lại 234 công ty thừa hưởng từ Vinashin thông qua bán tại sản, sáp nhập và hoán đổi cổ phần để trả nợ.

Tạp chí này dẫn chiếu tới số liệu của Bộ Tài chính Việt Nam nói hai phần ba doanh nghiệp tại Việt Nam thua lỗ tính riêng trong năm nay.

Ông Hoàng Quang Phòng, Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), được dẫn lời nói "Doanh nghiệp muốn cơ quan thuế đưa ra lộ trình cải cách hành chính để tạo môi trường kinh doanh tự do hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”.

"Họ là những người dường như dành nhiều thời gian để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ hơn là dành thời gian để nghiên cứu các tài khoản lỗ lãi của các công ty nhà nước được bao cấp đến tận răng"

"Vấn đề cho ông Phòng và ông thủ tướng, những người mà quan hệ gần cận với các doanh nhân tham nhũng được ghi nhận rõ, là doanh nghiệp tư nhân chịu sự can thiệp ít hơn của chính phủ lại làm ăn khấm khá hơn," trang The Diplomat viết.

“Doanh nghiệp tư nhân thường làm ăn tốt hơn tại các nước khác, nơi báo chí được tự do đưa tin về kinh tế và chuyện làm ăn mà không bị cản trở bởi những người gác cửa của chính phủ. Đây là những người thường dành nhiều thời gian để giam giới chỉ trích hơn là để chú ý đến tài khoản lỗ lãi của các doanh nghiệp nhà nước được bao cấp tận răng.

Tạp chí này cũng phê phán một dự thảo nghị định cấm người nước nước ngoài mở tại khoản tiết kiệm bằng ngoại tệ tại Việt Nam để khống chế người nước ngoài gửi tiền của họ từ tài khoản nước ngoài vào tài khoản tại Việt Nam để tận dụng lãi suất tiền gửi cao hơn tại Việt Nam.

“Điều chướng tai gai mắt là ở chỗ mục đích của dự thảo nghị định này là để tạo áp lực lên thị trường ngoại hối tại Việt Nam vào thời điểm mà chính thị trường này đang khan hiếm.”

Chưa kể, trang The Diplomat cho rằng "Hành động này sẽ né tránh các luật được áp dụng trong kế hoạch đưa Việt Nam vào WTO".

The Diplomat chỉ trích chính phủ Việt Nam nhắm vào nhà báo nói lên sự thật bởi họ đưa tin về các chính trị gia dễ nóng mặt đã tạo ra mớ bòng bong ngân sách nhưng lại cho rằng chỉ có lãnh đạo mới được quyền bày tỏ ‎quan điểm và hành động mà thôi.

Theo luật Việt Nam, nói khác ý trên là điều không được chấp nhận và người nói có thể bị đi tù, bài báo nhận định.

 

Thành phố gây khó cho người nhập cư


 

Thành phố gây khó cho người nhập cư


Anh Vũ, thông tín viên RFA
2013-11-04

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


000_Hkg8718969-305.jpg

Người dân lưu thông trên một con đường mới mở rộng ở Hà Nội hôm 21/6/2013

AFP photo

Thời gian qua, một số thành phố lớn đã đưa ra các quy định để hạn chế người nhập cư. Điều đó đã cản trở những người lao động nghèo tới để kiếm sống. Nhưng ít tai biết đây là vấn đề vi phạm Hiến pháp và là vi phạm quyền con người.

Vi phạm Quyền con người


Xu hướng một số đông người lao động nghèo từ ngoại tỉnh do công việc làm ruộng ở nhà không đủ sống nên phải ra thành phố kiếm ăn đang trở nên phổ biến. Ở Việt nam tuy đã có Luật Cư trú, song bộ luật này còn nhiều điểm hạn chế và đây là một điều đã gây không ít khó khăn cho những người lao động từ ngoại tỉnh đến các thành phố để kiếm sống. Việt Nam cũng là một trong số ít nước trên thế giới mà ở đó người dân khi có nhu cầu sống tại những nơi khác, thì họ phải đăng ký và được chính quyền cho phép để được cư trú.

Việc này chỉ đáp ứng được một yêu cầu là yêu cầu quản lý nhà nước, mà hầu như chưa quan tâm đến quyền lợi của người dân. Từ Hà nội, Cựu chiến binh Nguyễn Anh Dũng, nguyên giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Hà nội cho chúng tôi biết:

"Theo quy định của nhà nước Việt nam hiện nay người dân sống ở đâu phải đăng ký hộ khẩu, thì trong đó quy định hộ khẩu KT1, KT2 là đối với những người có hộ khẩu chính thức. Còn những người tạm trú thì có thời hạn. Nhưng mà đối tượng này không có tiền, do đó họ chủ yếu tá túc có tính chất thời vụ, có thể thuê tạm một nơi nào đó rất rẻ mạt để kiếm ăn. Cái chính sách của nhà nước đưa ra nhằm hạn chế việc nhập cư thì đây là một biện pháp tình thế. Thực tế ra mà nói, ngăn cản thì họ sẽ không ngăn cản nổi, vì số người lao động là số đông. Cho dù nhà nước có cấm đi chăng nữa thì người ta vì mưu sinh vẫn cứ phải ồ ạt đổ về thành phố thôi.”

Trước hiện tượng xã hội này, các thành phố lớn như Hà nội, Đà nẵng, Sài gòn… đã ban hành các quy định nhằm “siết” nhập cư. Trong đó có những yêu cầu như: người nhập cư phải chứng minh đã sinh sống trên 3 năm, có diện tích nhà ở bình quân đầu người là 15 m2 v.v... , trong khi mức bình quân ở Hà nội chỉ là 6,5 m2/người. Không những thế, chính quyền đang gia tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người nhập cư trái phép v.v...

Trong khi những cư dân có hộ khẩu ở các thành phố có quyền sở hữu tài sản và được tiếp cận với trường học và dịch vụ y tế công. Ngược lại những người nhập cư lại không được hưởng và bị coi như công dân hạng 2. Họ phải trả gấp đôi chi phí điện nước vì không được hưởng một số ít chính sách trợ cấp, mà theo quy định đòi hỏi phải có hộ khẩu. Đây là những việc làm vi phạm pháp luật Việt nam và Công ước quốc tế về Quyền con người.

Việc hạn chế người nhập cư bằng các chính sách như phải có diện tích bình quân trên đầu người là bao nhiêu, thì đó là việc vi phạm quyền con người.
- Ông Lê Thăng Long

000_Hkg8846488-250.jpg

Người dân lướt web tại một quán cà phê vỉa hè ở Hà Nội hôm 01/8/2013. AFP photo

Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Phượng quê ở Thái bình, đang làm việc ở Khu công nghiệp Bắc Thăng long cho biết cuộc sống tại thành phố cũng không dễ dàng gì:

"Tháng thu nhập chỉ được 6 triệu hay hơn 6 triệu một tý thôi, nếu hai vợ chồng sống chưa có con thì còn có thể sống được. Giờ nếu có con thì phải thuê cái phòng rộng hơn, khi mà cho con xuống đây thì phải có bà nội hay bà ngoại xuống trông đỡ nữa. Cộng với tiền mua sữa thì không đủ… ”

Tương tự, anh Nguyễn Văn Thoa ở Hoàng hóa, Thanh hóa đang đứng chờ việc ở chợ lao động chợ Bưởi, Hà nội nói về khó khăn của người lao động ngoại tỉnh cho biết:

“Nguồn thu nhập của gia đình chủ yếu chỉ có chồng đi làm thôi. Mà chồng ra đây đi làm thất nghiệp thì cô con gái đói rồi. Học hành chi phi thì nhiều, thậm chí nhiều lúc trong nhà không có tiền được khoảng ba tạ lúa thì bán bớt đi. Rồi mình lại ăn bớt đi, thịt không có thì rau với nước mắm qua ngày là xong.”

Cơ hội cho tham nhũng


Từ Sài gòn trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thăng Long người khởi xướng phong trào Con đường Việt nam cho chúng tôi biết: "Việc hạn chế người nhập cư bằng các chính sách như phải có diện tích bình quân trên đầu người là bao nhiêu, thì đó là việc vi phạm quyền con người. Và điều này một mặt chỉ có các quan chức, những người có tiền ở các địa phương có thể nhập cư vào các thành phố. Một mặt đã làm hạn chế những người nghèo, những người đang cần phải có những điều kiện để làm việc ở thành phố để có thể có cái cuộc sống của mình. Theo tôi đây là sự vi phạm quyền con người, vì theo các Công ước quốc tế về Quyền con người, thì mọi người dân có quyền sống, quyền di chuyển và cư trú bất kỳ ở đâu. Và Hiến pháp Việt nam cũng quy định những điều này.

Tương tự, họ phải đối mặt với sự phân biệt đối xử do quan chức địa phương thường đổ lỗi cho họ về tình trạng tội phạm và vệ sinh môi trường ngày càng xấu đi. Song ngược lại nếu họ “biết điều” với những người quản lý thì sẽ mặc nhiên được bỏ qua. Cựu chiến binh Nguyễn Anh Dũng cho biết:

“Cái chính sách họ đưa ra, ví dụ tạm trú là một năm, cho hạn một năm thôi hết lại xin lại, thì thực ra đây là một kẽ hở cho tham nhũng phát triển. Bởi vì nếu tôi là một ông A, nếu tôi xin tạm trú một năm. Hết một năm rồi, tôi chứng minh – chưa biết chứng minh hay không, nhưng tôi muốn ở lại thì thủ tục đầu tiên là tôi phải hối lộ. Đây là một kẽ hở rất lớn để cho cái cơ quan đăng ký hộ khẩu người ta làm tiền.”


Cái chính sách họ đưa ra, ví dụ tạm trú là một năm, cho hạn một năm thôi hết lại xin lại, thì thực ra đây là một kẽ hở cho tham nhũng phát triển.
- Ông Nguyễn Anh Dũng

Trong khi hiện nay, ở những phần còn lại của đất nước, người nhập cư chỉ cần chứng minh là họ đã sống ở đâu đó chỉ một năm để xin cấp hộ khẩu thường trú ở đó. Điều đó cho thấy sự bất cập không đáng có của chính sách quản lý hộ khẩu ở Việt nam hiện nay. Ông Lê Thăng Long cho biết:

“Theo tôi với sự phát triển của thế giới hiện nay thì chúng ta không cần duy trì việc quản lý hộ khẩu nữa. Vừa rồi Quốc hội và các tổ chức liên quan cũng đã trao đổi về cái vấn đề hiện nay là một người dân có rất nhiều giấy tờ để quản lý mình. Và nó gây ra những cái nhũng nhiễu, những cái cản trở cho việc cải cách hành chánh của Việt nam. Mà từ đó nó cản trở sự phát triển của đất nước, đồng thời tạo điều kiện cho các quan chức tham nhũng.”

Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của ông Hồ Chí Minh có viết rằng:“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

Vậy mà đã hơn 68 năm qua đất nước đã độc lập, thống nhất song nó vẫn chưa trở thành hiện thực.


Đời sống hiện nay của người Thượng VN tại Mỹ


 

Đời sống hiện nay của người Thượng VN tại Mỹ


Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-11-08

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


thanhtruc11082013.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh

nguoi-thuong-1-305.jpg

Các thiếu nữ người Thượng Tây Nguyên Việt Nam tại North Carolina, Hoa Kỳ, ảnh chụp trước đây.

RFA

 

Nhiều ngàn người Thượng ở Tây Nguyên, Việt Nam, bỏ chạy qua Campuchia vì sợ bị bắt giữ và bị cấm đạo, không dễ dàng hòa mình ngay vào cuộc sống mới khi sang định cư tại Hoa Kỳ. Nhưng có một điều không thể chối cãi là họ được tự do nhóm họp để cầu nguyện, thờ phượng và phát triển đời sống tâm linh như mơ ước khi bỏ trốn ra khỏi nước.

Không sợ khổ, chỉ sợ phải bỏ đạo


Sau tháng Tư 1975, một số ít người Thượng vùng Cao Nguyên Trung Phần dạt sang Hoa Kỳ theo làn sóng di tản, được đưa về tiểu bang North Carolina, nơi có phong thổ và khí hậu tương đối giống vùng núi rừng của Việt Nam.

Tháng Hai năm 2000, sau cuộc biểu tình rầm rộ đòi đất và đòi tự do tôn giáo của các dân tộc Tây Nguyên, hàng ngàn người Thượng lại băng rừng vượt núi sang Campuchia lánh nạn. Họ được Cao Ủy Liên Hiệp Quốc ở Campuchia cấp qui chế tị nạn.

Đến tháng Sáu 2002, Hoa Kỳ cho phép gần một nghìn người Thượng về định cư tại các thành phố Raleigh, Charlotte và Greensboro thuộc tiểu bang North Carolina. Đây là đợt định cư nhân đạo lớn nhất trong lịch sử tiếp nhận người tị nạn của North Carolina nói riêng.

Mỹ là nước có tự do tôn giáo, cho nên số đồng bào Thượng qua đây gồm Tin Lành và Công Giáo thì họ thoát khỏi kềm kẹp về vấn đề tôn giáo, nhất là phía Tin Lành.
-Ông Ron Nay

Tính đến lúc này, số người Thượng qui tụ về Notrh Carolina khoảng hơn 12.000. Từ hoàn cảnh sống vốn không mấy dễ chịu khi còn ở trong nước, những người ra đi vẫn cả quyết họ không sợ khổ sợ đói mà chỉ sợ phải bỏ đạo theo lệnh của chính quyền. Ông Ron Nay, giám đốc tổ chức Bảo Vệ Nhân Quyền Cho Người Miền Núi ở Raleigh, North Carolina, cho biết:

“Người Thượng ở Hoa Kỳ, cả Tin Lành và Công Giáo, được tự do thờ phượng Chúa. Mỹ là nước có tự do tôn giáo, cho nên số đồng bào Thượng qua đây gồm Tin Lành và Công Giáo thì họ thoát khỏi kềm kẹp về vấn đề tôn giáo, nhất là phía Tin Lành. Cuộc sống hàng ngày họ làm vất vả nhưng họ an nhàn về vấn đề tinh thần.

Đúng ra ở North Carolina thì Tin Lành nhiều hơn Công Giáo, đương nhiên số nhà thờ Tin Lành cũng đông hơn, bởi vì nhà thờ nào quá trên hai ba trăm thì đương nhiên phải mở nhà thờ khác, tất cả cùng một chí hướng là thờ phượng Chúa, thế thôi. Còn bên Công Giáo thì nhóm chung với người Mỹ, tuy nhiên cũng giảng theo tiếng mẹ đẻ của họ.”

Bà Key Rebold, chuyên viên cố vấn về vấn đề thổ dân, phụ trách Kế Hoạch Phát Triển Cho Người Thượng trong tổ chức Nhân Quyền Cho Người Miền Núi, nói bằng vào kinh nghiệm bao năm làm việc với người Thượng ở North Carolina, bà có thể xác nhận cộng đồng người Thượng theo đạo Tin Lành ở North Carolina là một tập thể lớn:

“Có thể nói không phải là tất cả nhưng rất đông người Thượng là tín đồ Tin Lành thuần thành. Nhiều người chăm đi nhà thờ, nhiều nhóm cùng một bộ tộc thì họp nhau lại thành một nhà nguyện riêng.”

nguoi-thuong-2-250.jpg

Người Thượng Tây Nguyên Việt Nam tại North Carolina, Hoa Kỳ, ảnh chụp trước đây. RFA PHOTO.

Đối với người Thượng, đức tin và sự thờ phượng là một sinh hoạt quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày:

“Nhiều nhóm Tin Lành có mục sư riêng của họ, đó là những người được đi học Kinh Thánh ở đây hoặc đã từng là nhà truyền đạo bên Việt Nam, thâm chí một vài người còn được đi học về thần học ở Hoa Kỳ. Đó là chưa kể một số nhà thờ Tin Lành của người Thượng còn có mối liên kết chăt chẽ với những tổ chức Tin Lành lớn và hoạt động tích cực trong nước Mỹ.

I think an interesting phenomenon

Thiết tưởng điểm đặc biệt và đáng chú ý nơi người Thượng theo đạo Tin Lành mà tôi nhận thấy là đức tin của họ gần như gắn kết với nguồn gốc bộ tộc. Thí dụ những nhóm Tin Lành người J’rai, người Ê Đê hay người K’hor tự hình thành một nhà thờ cho bộ tộc của mình. Cũng có trường hợp các nhóm bộ tộc khác nhau tổ chức gây quĩ và trong mấy năm đã xây được một nhà nguyện lớn với một cộng đoàn hoạt động tích cực.”

Không dễ hòa nhập


Xây dựng một cuộc sống bình thường cho đồng bào Thượng ở North Carolina không dễ dàng, bà Key Rebold giải thích tiếp, đa số trình độ học vấn không cao, đi làm với đồng lương ít ỏi, nhưng chính những sinh hoạt đức tin và tôn giáo mang họ về với thực tế của cuộc sống mới:

“Tôi đã thấy nhiều người không ngần ngại đóng góp cho nhà thờ, Giáng Sinh hay Phục Sinh là những buổi lễ qui tụ cả ngàn người Thượng, họ từ nhà thờ ở Charlotte ở Greensboro kéo xuống Raleigh để gặp nhau và cùng cầu nguyện, rồi thì người từ Raleigh hay Charlotte lại kéo về Greensboro ngày hôm sau trong những buổi lễ tương tự và ngược lại. Người Thượng theo đạo Tin Lành gắn bó với đức tin và nhà thờ của họ như vậy đấy.”

Nhờ sự nâng đỡ, khuyến khích và yêu thương của vị chủ chăn đó, những người giáo dân trong đó có lòng yêu thương và họ mở rộng tâm hồn để đến với cộng đồng người dân tộc.
-LM Trần Công Vang

Đối với người Thượng theo Thiên Chúa Giáo, tự do thờ phượng là liều thuốc cứu rỗi họ. Từ thành phố Raleigh, North Carolina, linh mục Trần Công Vang, người sáng lập tổ chức Việt Tộc, khẳng định:

“Một trong những nâng đỡ cần thiết cho đồng bào là đời sống tâm linh. Người Ê Đê, người J’rai, người B’nar, người K’hor, người Mạ, người Lạch qua bên này buôn làng không còn nữa, họ sống rải rác lẫn lộn với người Mỹ người Spanish người Việt thì còn chăng điểm tựa là đời sống tâm linh, nhà thờ là nơi chốn để về, để chia sẻ, để nâng đỡ nhau.

Ngay ở Charlotte có một số anh chị em họ đi với cộng đoàn Việt Nam, một số anh chị em đi lễ Mỹ ở nhà thờ Saint Patrick, và rải rác một số ở vùng Greenboro thì tới dự lễ chung với anh chị em địa phương hoặc là Mỹ hoặc là Việt.”

Riêng tại Raleigh, từ năm 2010, nhận thấy nơi đây có một cộng đồng người Công giáo J’rai và B’nar khá đông, giám mục William của nhà thờ Saint Joseph đã vận động đưa linh mục Trần Công Vang về Raleigh:

“Đức ông William rất thương đồng bào dân tộc, vì thế ông tìm cách đưa mình về để từ đó lập nên một cộng đồng anh chị em người J’rai với thánh lễ riêng cho họ, nó bắt đầu thành hình như vậy cũng trên ba năm rồi.”

Ba năm qua, người Thượng ở Raleigh và những vùng phụ cận đi nhà thờ Saint Joseph, dự Thánh lễ và hát Thánh ca bằng tiếng J’rai hoặc tiếng B’nar:

“Nhờ sự nâng đỡ, khuyến khích và yêu thương của vị chủ chăn đó, những người giáo dân trong đó có lòng yêu thương và họ mở rộng tâm hồn để đến với cộng đồng người dân tộc. Điều đo quan trọng lắm.”

Nơi nào có vị chủ chăn thương quí con chiên, bất kể màu da và nguồn gốc, nơi đó cộng đồng anh chị em người Thượng dễ hội nhập và mau trưởng thành hơn. Đó là trường hợp may mắn của người Thượng theo Thiên Chúa Giáo ở Raleigh, North Carolina, linh mục Trần Công Vang kết luận.

Tin, bài liên quan


Tiền dân bay theo bụi đỏ tây nguyên

Việt Nam trở lại cách xử bắn hành quyết tử tù


 

Việt Nam trở lại cách xử bắn hành quyết tử tù


RFA
2013-11-08

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


Chính phủ VN yêu cầu Quốc Hội cho phép sử dụng phương cách hành quyết bằng đội xử bắn cho tới năm 2015.  .

Báo chí VN hôm nay loan tin này, cho biết thêm việc Liên hiệp Âu châu EU cấm xuất khẩu lọai hóa chất dùng để hành quyết khiến VN gặp khó khăn khi tìm thuốc để chích cho tử tù.

Bà Isabelle Arradon, Phó Giám đốc đặc trách Á Châu-Thái Bình Dương của Tổ chức Ân xá Quốc tế bày tỏ thất vọng khi VN lại tìm cách hành quyết tội nhân, dù bằng cách tiêm thuốc hay dùng tới phương cách mà chính chính phủ VN cho là vô nhân đạo.

Theo bà Arradon thì tình hình khan hiếm thuốc chích hành quyết hiện giờ là cơ hội để nhà cầm quyền VN chứng tỏ với thế giới lời cam kết VN đối xử nhân đạo với tù nhân cũng như dẹp bỏ án tử hình.

Theo viên chức này thì án tử hình không ngăn chận được tội ác, mà hình thức tối hậu của nó là hình phạt tàn ác, vô nhân và vi phạm nhân quyền căn bản, quyền sống của con người.

Khuynh hướng tòan cầu đang rời bỏ án tử hình khi đại đa số chính phủ công nhận rằng phương cách này không hiệu quả trong việc ngăn chận tội ác.  Tổ chức Ân xá Quốc tế chống lại án tử hình trong mọi hòan cảnh.

Chính phủ VN yêu cầu Quốc Hội cho phép sử dụng phương cách hành quyết bằng đội xử bắn cho tới năm 2015.  .

Báo chí VN hôm nay loan tin này, cho biết thêm việc Liên hiệp Âu châu EU cấm xuất khẩu lọai hóa chất dùng để hành quyết khiến VN gặp khó khăn khi tìm thuốc để chích cho tử tù.

Bà Isabelle Arradon, Phó Giám đốc đặc trách Á Châu-Thái Bình Dương của Tổ chức Ân xá Quốc tế bày tỏ thất vọng khi VN lại tìm cách hành quyết tội nhân, dù bằng cách tiêm thuốc hay dùng tới phương cách mà chính chính phủ VN cho là vô nhân đạo.

Theo bà Arradon thì tình hình khan hiếm thuốc chích hành quyết hiện giờ là cơ hội để nhà cầm quyền VN chứng tỏ với thế giới lời cam kết VN đối xử nhân đạo với tù nhân cũng như dẹp bỏ án tử hình.

Theo viên chức này thì án tử hình không ngăn chận được tội ác, mà hình thức tối hậu của nó là hình phạt tàn ác, vô nhân và vi phạm nhân quyền căn bản, quyền sống của con người.

Khuynh hướng tòan cầu đang rời bỏ án tử hình khi đại đa số chính phủ công nhận rằng phương cách này không hiệu quả trong việc ngăn chận tội ác.  Tổ chức Ân xá Quốc tế chống lại án tử hình trong mọi hòan cảnh.

__._,_.___

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày 13/4/2024

My Blog List