Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, June 11, 2015

20 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc ‘bốc hơi’ ở Việt Nam?

20 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc ‘bốc hơi’ ở Việt Nam?

Xe chở hàng đi qua cửa khẩu Tân Thanh với Trung Quốc ở tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.
Xe chở hàng đi qua cửa khẩu Tân Thanh với Trung Quốc ở tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam.
09.06.2015
Một đại biểu quốc hội hôm qua, 8/6, đã làm nóng nghị trường với bài phát biểu về quan hệ thương mại Việt - Trung, trong đó có nêu ra việc 20 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam đã bị “bốc hơi”.
Ông Mai Hữu Tín cho rằng số liệu thống kê hai nước từ trước tới nay luôn chênh lệch theo hướng ngày càng bất lợi cho Việt Nam.
Nếu theo số liệu của cơ quan thống kê Trung Quốc, năm 2014 Việt Nam đã nhập siêu từ Trung Quốc hơn 63 tỷ đôla, chứ không phải 43 tỷ đôla như Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố.
Đại biểu tới từ tỉnh Bình Dương nói:

"Một con số khổng lồ. Nói rõ hơn, chỉ riêng năm 2014, hơn 20 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lọt vào lãnh thổ Việt Nam không qua ghi nhận của các cơ quan chức năng Việt Nam, tức không hề chịu thuế, không phải qua các hàng rào quản lý kỹ thuật của Việt Nam và tha hồ tung hoành, cạnh tranh không công bằng với hàng hóa từ các nguồn khác, nhất là hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam".
Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, và người dân Việt Nam đang mua hàng hóa của Trung Quốc và trả lương nuôi công nhân Trung Quốc trong khi đó công nhân Việt Nam rất khó khăn, và rất khó có thể vượt qua những thử thách trong thời gian tới đây...
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh.
Trong khi đó, dù thừa nhận con số nhập siêu 20 tỷ đôla của Việt Nam từ Trung Quốc mà “không ai biết” như ông Trí nêu ra, nhưng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói rằng sự chênh lệch này là do cách thống kê dữ liệu xuất-nhập giữa các nước khác nhau và do ngành hải quan quản lý chưa tốt việc gian lận thương mại.
Nhận định về thông tin mà một số tờ báo trong nước cho rằng đã làm “chấn động” dư luận, tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho VOA Việt Ngữ biết rằng thông tin mà đại biểu quốc hội Mai Hữu Tín đưa ra “không phải mới”.
“Phía Trung Quốc đã công bố và so sánh với số liệu của Việt Nam. Tiến sỹ Vũ Quang Việt cũng đã đối chiếu số liệu của Trung Quốc với Việt Nam và đã phát hiện từ năm 2012 rằng hai bên đã có khoản chênh lệch. Điều ông Mai Hữu Tín làm rất rõ và nêu bật lên là tại sao lại có khoản chênh lệch đó, và khoản chênh lệch đó đặc biệt đối với nhập khẩu. Như vậy là Việt Nam đã nhập siêu khoảng 20 tỷ đôla, và khoản đó nhân lên với số tỷ giá thì đó là một khoản tiền khổng lồ. Vì vậy cho nên là phát biểu của ông Mai Hữu Tín là phát biểu rất là tích cực, đã gây một tiếng vang lớn và tôi rất hoanh nghênh phát biểu đó”.

Số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam trong các năm gần đây cho thấy, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc ngày càng tăng, từ 12,4 tỷ đôla năm 2010 lên 16,3 tỷ đôla năm 2012 và lên đến 29 tỷ đôla trong năm 2014. 
Chỉ riêng năm 2014, hơn 20 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lọt vào lãnh thổ Việt Nam không qua ghi nhận của các cơ quan chức năng Việt Nam, tức không hề chịu thuế, không phải qua các hàng rào quản lý kỹ thuật của Việt Nam và tha hồ tung hoành, cạnh tranh không công bằng với hàng hóa từ các nguồn khác, nhất là hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
Đại biểu Mai Hữu Tín cho biết.
Còn theo đại biểu Mai Hữu Tín năm 2014, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc là 43,8 tỷ đôla, cao hơn so với con số 29 tỷ đôla mà Việt Nam công bố,  có nghĩa là nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần 38% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, không chỉ là 30% theo con số công bố của phía Việt Nam.
Tiến sỹ Doanh nhận định rằng sự mất cân đối trong giao dịch thương mại Việt-Trung là một việc “rất nghiêm trọng” đối với Việt Nam. Ông nói tiếp:
“Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, và người dân Việt Nam đang mua hàng hóa của Trung Quốc và trả lương nuôi công nhân Trung Quốc trong khi đó công nhân Việt Nam rất khó khăn, và rất khó có thể vượt qua những thử thách trong thời gian tới đây. Vì vậy, việc hàng Trung Quốc chiếm tỷ lệ quá lớn như vậy và có thể xâm nhập thị trường Việt Nam một cách quá dễ dàng như vậy thì đã đến lúc, theo như phát biểu của Đại biểu Mai Hữu Tín, cần phải có một sự trấn chỉnh và xem xét lại rất nghiêm túc tình hình này”.
Về khoản chênh lệnh khổng lồ trên, ông Trí được báo chí trong nước trích lời nhận định rằng chiếc áo giáp bảo vệ thị trường Việt Nam “đang rách trong giao dịch thương mại với Trung Quốc”.
Việc Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam thừa nhận có chênh lệch trong thống kê dữ liệu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đã khiến giới quan sát nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam “bị chi phối ngầm” vì chính phủ "không nắm được thực trạng phát triển kinh tế".



Có hay không nền kinh tế ngầm với TQ?


Có hay không nền kinh tế ngầm với TQ?

·         9 tháng 6 2015
Giới chuyên gia cho rằng chênh lệch trong thống kê nhập siêu với Trung Quốc là do tình trạng buôn lậu qua các đường tiểu ngạch
Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam vừa thừa nhận có chênh lệch trong thống kê dữ liệu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trong khi đó, giới chuyên gia cho rằng chênh lệch trong thống kê cho thấy chính phủ "không nắm được thực trạng phát triển kinh tế", khiến nền kinh tế bị chi phối ngầm.

Trước đó, trong buổi họp Quốc hội hôm 8/6, đại biểu Quốc hội Bình Dương, ông Mai Hữu Tín, được các báo trong nước dẫn lời nói chênh lệch con số thống kê xuất-nhập giữa Việt Nam và Trung Quốc rất cao và "cho thấy khuynh hướng ngày càng bất lợi cho phía Việt Nam".
Ông Tín dẫn ví dụ nói trong năm 2014, Việt Nam ghi nhận số liệu nhập khẩu từ Trung Quốc thấp hơn 20 tỷ đôla so với số liệu từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, ông cũng đặt nghi vấn về tình trạng xuất khẩu lậu từ Việt Nam sang Trung Quốc, bất chấp chính sách ưu đãi thuế.
Ông cho rằng đây có thể là các mặt hàng bị cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu phải chịu thuế, như tài nguyên khoáng sản của Việt Nam.
Thông tấn xã Việt Nam cùng ngày 8/6 dẫn lời Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói chênh lệch này là do "cách thống kê dữ liệu giữa các nước khác nhau" và do "ngành hải quan quản lý chưa tốt việc gian lận thương mại".

"Thế giới quy định xuất theo giá FOB (tức miễn trách nhiệm trên boong tàu), trong khi nhập thì theo giá CIF (bao gồm tiền hàng, bảo hiểm, vận chuyển đến cảng)", ông Vinh cho biết.

"Hàng Việt Nam đưa vào mỗi nước không tính giá trị xuất khẩu qua đường tiểu ngạch ... nhưng phía Trung Quốc lại không tính con số đó".
Bên cạnh đó, cách tính thuế khác nhau nên cách tính giá trị hải quan giữa các nước cũng khác nhau, ông Vinh nói thêm.
Thoát khỏi media player
null

"Không nắm được thực trạng"

Trả lời BBC ngày 9/6, Tiến sỹ Trần Đình Thiên, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương, cho rằng chênh lệch trong số liệu thống kê xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc cho thấy nhà chức trách "không nắm được đích xác thực trạng phát triển kinh tế của mình".
"Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thừa nhận là có một lượng giao thương không được thống kê, như vậy không phải là Việt Nam hoàn toàn không biết", ông nói.
"Nhưng khi không thống kê được, tức là anh chỉ biết là nhiều hơn hay ít hơn thực tế, chứ không biết đích xác là bao nhiêu".
"Điều này dẫn tới sai sót trong đánh giá thực lực, không tốt cho hoạch định chính sách".

Ông Thiên cho rằng điều này là do hai nguyên nhân chính:
"Thứ nhất là thống kê của Việt Nam chưa được đầy đủ như của Trung Quốc, thứ hai là việc buôn lậu tiểu ngạch qua đường biên giới không được thống kê", ông nói.
"Thực ra thì giao thương qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc từ xưa nay vẫn có và người ta không đánh giá cao lắm, cho nên biết là vậy nhưng vẫn để trao đổi bình thường"
"Thế nhưng vì bỏ qua cái nhỏ dẫn đến sơ suất cái lớn, vì vậy tôi nghĩ nên có kiểm điểm lại".

"Việc kiểm soát biên giới Việt Nam cần phải phân cấp cho địa phương thì mới tốt hơn được, chứ hiện nay toàn những cửa khẩu quốc gia, kể cả những cửa khẩu tiểu ngạch, vì vậy quản lý không được linh hoạt và chặt chẽ."

"Tôi nghĩ đầu tiên là phải nhìn về phía Việt Nam, phải tăng cường quản lý giám sát. Chính vì mình sơ suất nên người ta lợi dụng."
"Đây là câu chuyện mang tính thị trường rất cao, không quản lý được thì họ sẽ lợi dụng, cơ chế quản lý của Việt Nam phải hiệu quả hơn."
"Tôi nghĩ là sắp tới sẽ có những chính sách khắc phục điều này."
Thoát khỏi media player
null

'Biết nhưng không cứng rắn'

Trả lời BBC cũng trong ngày 9/6, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành đồng ý với ý kiến của đại biểu Mai Hữu Tín về việc chênh lệch trong thống kê xuất khẩu là do một số mặt hàng xuất từ Việt Nam sang Trung Quốc bao gồm cả tài nguyên khoáng sản của Việt Nam.

"Vấn đề xuất khẩu tài nguyên thì mọi người đều thấy, đều biết," ông nói.

"Quản lý nhà nước thế nào mà để hàng chục nghìn tấn than đá từ Việt Nam sang Trung Quốc trên tàu ngoài biển mà hải quân hay hải quan không thấy được."
"Các tài nguyên khác như khoáng sản đồng, sắt, cũng vậy, trong khi vận chuyển bằng những phương tiện rất lớn."
"Những chuyện đó hiển nhiên nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước biết, nhưng không có những động thái cứng rắn."
Ông Thành cho rằng sự thiếu sót trong thống kê và quản lý khiến nền kinh tế Việt Nam bị chi phối và gây bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước.

"Điều này tác động rất lớn trong giao thương Trung Quốc, không thấy được bộ mặt thật trong vấn đề giao thương giữa hai nước," ông nói.

"Việt Nam mua trang thiết bị của Trung Quốc rất nhiều và thường là những thiết bị mà các nhà máy của họ không còn dùng nữa, nhập những công nghệ phế thải khiến sản phẩm chất lượng không tốt, giá cao không cạnh tranh được với nước ngoài mà chỉ trong nước thôi."
"Việc mua bán khoáng sản và những hàng hóa khác với Trung Quốc qua đường lậu thì điều kiện giao thương không tối ưu, bị áp những điều kiện hoàn toàn bất lợi."

"Nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc thì giá rẻ, không qua hải quan, khi đưa ra thị trường tiêu dùng giá rất rẻ, mặt hàng trong nước không cạnh tranh nổi, nên một số mặt hàng bị Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường đến 100%."
"Những hàng hóa Trung Quốc xuất sang Việt Nam cũng rất độc hại như lương thực, đồ chơi trẻ em, không kiểm soát được vì không qua kênh chính thức."

"Thuốc lá bán trên chợ không qua các đường chính thức nhưng vẫn bán trước mặt các cơ quan quản lý nhà nước, hay như thuốc trừ sâu độc hại vẫn không có ai kiểm soát."
"Đây không phải là vấn đề kinh tế mà là vấn đề môi trường và sức khỏe của cả một dân tộc đối mặt với nguy hiểm."

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, June 10, 2015

Trịnh Vĩnh Bình (Người Việt tại Hòa Lan) kiện chính phủ CSVN đòi 1 tỷ USD

 
Kính thưa quý vị,

Đã chạy trốn Việt cộng rồi mà còn đem tiền về hợp tác với việt cộng làm ăn,..thì có bị Việt cộng đập cho mất nhà mất cửa cũng đáng cái đời

Đã biết bao nhiêu con thiêu thân, nghe lời dụ của Việt cộng, chạy theo đống tiền, chạy theo danh vọng, làm ra vẻ ta đây là người từ thiện,... rồi chết thê thảm..với thằng Việt cộng..

Trịnh Vĩnh Bình là một trong những người Tàu do Việt cộng đưa đi vượt biên bán chính thức ..., và cũng là một trong những người bỏ hàng ngũ người vượt biên đầu tiên, đem tiền về chắc chắn phải nuôi Việt cộng mới được VC cho làm ăn.

Nay vì Việt cộng chơi tay trên như bản tính côn đồ của chúng, bị mất nhà mất cửa, cho nên mới la làng lên ....là đi kiện Việt cộng. 

Tại sao trong thời kỳ Việt cộng chiếm nhà cướp của của Trịnh Vĩnh Bình, của đồng bào Miền Nam mà không đi kiện để bây giờ lại kiện Việt cộng khi chúng cướp hết tài sản do chúng cho phép Trịnh Vĩnh Bình làm ăn.

Tưởng rằng đi kiện Việt cộng vì chúng bán đất bán đai của nhân dân cho Tàu cộng, tưởng rằng đi kiện bản chất vô nhân đạo của chúng, tưởng rằng đi kiện Việt cộng vì chúng đàn áp Dân oan, bắt nhốt người bất đồng chính kiến, cầm Tù Cha Lý, nhạc sĩ Việt Khang, .... thì còn nên lên tiếng ủng hộ, khuyến khích...

Đằng này chỉ vì lợi ích cá nhân, đã nhẫn tâm rời bỏ háng ngũ người Việt tỵ nạn về hòa hợp, hợp tác với Việt cộng làm ăn, chỉ lo làm giàu làm đầy cái túi tiền, thỏa mãn tính tham lam, ,...nay bị Việt cộng nó bịp nó lừa, nó lấy hết tài sản ,...thì ráng mà chịu, đáng cái đời vì ham cái lợi trước mắt, nghe theo lời đường mật của Việt cộng. 

Hà cớ gì mà la làng...Có sức ăn, có sức cuối lòn với Việt cộng, rồi bị Việt cộng ăn cướp...thì cắn răng mà chịu.
Cá nhân Trịnh vĩnh Bình có ăn thì có chịu đã đành, nay lại có người chạy theo.

Rồi dường như để kéo thêm sự ủng hộ của bà con, bài báo còn ghi thêm rằng, nếu thắng kiện, sẽ dành một số tiền còn lại ,....làm việc từ thiện?????!!!
Cũng lại bịp nữa rồi. Cũng lại làm " TỪ THIỆN ''.

Biết bao nhiêu người lấy danh nghĩa làm từ thiện rồi??? Bà con chưa sáng mắt sao?
Nay lại thêm một người đòi làm từ thiện nữa nếu như thắng kiện. Ôi chao sao mà hai chữ '' TỪ THIỆN ''  dễ làm cho người ta xìu lòng quá vậy?

Mới đây, bà con lên tiếng gay gắt về những người tỵ nạn chạy về Việt Nam làm ăn với việt cộng, nay mấy ông lại ca tụng việc này. Lạ thật!

Đối với thẳng Việt cộng, 1 tỷ đô La có ăn thua gì nó mà đòi đánh sập việt cộng để vô tình ủng hộ  và khuyến khích người Việt tỵ nạn về hợp tác với việt cộng như trường hợp của Trịnh vĩnh Bình.

Đau thiệt.


katumtran
Paul Van:
Trịnh Vĩnh Bình (Người Việt tại Hòa Lan) kiện chính phủ CSVN
đòi 1 tỷ USD

Huỳnh Bá Hải (Danlambao) - ...Tổ hợp luật sư của ông Trịnh Vĩnh Bình kỳ này cũng là các luật sư từng giúp cho tỷ phú dầu mỏ của Nga là ông Khodorkovsky. Thuận lợi cho ông Bình và tổ hợp Luật sư của ông là chính Tòa án Quốc tế này đã tuyên án chính phủ Nga phải có nghĩa vụ bồi thường 50 tỷ USD cho ông Khidorkovsky. Lần này cùng với các hiệp ước thương mại giữa Việt Nam và Hoà Lan cùng với án lệ có sẵn thì phía Việt Nam thua kiện là rất cao...

*

Một nguồn tin thân cận cho chúng tôi biết là ông Trịnh Vĩnh Bình chính thức đưa chính phủ Việt Nam ra Tòa án Trọng tài Quốc tế ở Den Haag-The Hague (Tiếng Anh) hay La Haye (Tiếng Pháp) - Hoà Lan.

Vụ kiện chính thức khởi hành vào tháng 1.2015. Ngày 30.4.2015 phía Tòa án Quốc Tế đã chính thức gởi lệnh thông báo đến nhà nước Việt Nam vào đúng ngày đảng cộng sản ăn mừng 40 năm cưỡng chiếm Miền Nam. Người đứng tên là ông Trịnh Vĩnh Bình, mang quốc tịch Haà Lan. Nội dung đòi chính phủ Việt Nam với các liên can trực tiếp là Bộ kế hoạch đầu tư và UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phải bồi thường cho ông 1 tỷ USD vì đã trắng trợn vi phạm cam kết mật giữa ông và phía chính phủ Việt Nam vào năm 2005.

Trịnh Vĩnh Bình
Ông Trịnh Vĩnh Bình sinh năm 1947. Ông đến Hoà Lan tỵ nạn  và vào năm 1987 ông đã đem 3,5 triệu USD về Việt Nam đầu tư. Ban đầu ông đã rất thành công và nâng tổng số tài sản đầu tư lên đến 30 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó nhà nước Việt Nam đã tịch thu tài sản của ông và đem ông ra xét xử 2 cấp sơ thẩm kết án 13 năm tù qua phúc thẩm giảm xuống 11 năm tù. Sau khi bị giam tù ông tìm cách trốn qua Cambodia và về Hoà Lan kiện ra một Trung tâm trọng tài quốc tế tại Stockholm, Thụy điển đòi bồi thường 100 triệu USD vào năm 2005. Cầm chắc thất bại nên phía Việt Nam chọn hòa giải ngay với các cam kết:

A. Phía Việt Nam có các nghĩa vụ:

1. Bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh Bình 15 triệu (mười lăm triệu) USD là tiền chi phí đi kiện số tiền này giao ngay trong năm 2005

2. Phía Việt Nam trao trả toàn bộ tài sản ở VN cho ông Trịnh Vĩnh Bình bao gồm phân xưởng, nhà kho, đất đai bất động sản. Việc trao trả tài sản chậm nhất vào năm 2012.

3. Phía Việt Nam cho ông Trịnh Vĩnh Bình ra vào Việt nam tự do để làm từ thiện.

B. Phía ông Trịnh Vĩnh Bình:

Có nghĩa vụ giữ kín cam kết mật nói trên không được tết lộ cho bất cứ cơ quan truyền thông nào. 

Cho đến hết năm 2014 thì phía Việt Nam chỉ thực hiện được 2 việc là trả 15 triệu USD tiền mặt cho ông Bình. Không như nhiều nguồn tin nói là trả 150 triệu. Và cho ông vào ra Việt Nam làm từ thiện ở bãi biển tại Tuy Hòa- Phú Yên. Còn chuyện trao trả tài sản thì chưa trả bất cứ động sản hay bất động sản nhà kho phân xưởng nào cho ông Trịnh Vĩnh Bình.

Thấy việc cam kết ban đầu bị vi phạm ông Trịnh Vĩnh Bình lần này nhờ đến một Tòa án quốc tế can thiệp.

Tổ hợp luật sư của ông Trịnh Vĩnh Bình kỳ này cũng là các luật sư từng giúp cho tỷ phú dầu mỏ của Nga là ông Khodorkovsky.

Thuận lợi cho ông Bình và tổ hợp Luật sư của ông là chính Tòa án Quốc tế này đã tuyên án chính phủ Nga phải có nghĩa vụ bồi thường 50 tỷ USD cho ông Khidorkovsky. Lần này cùng với các hiệp ước thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan cùng với án lệ có sẵn thì phía Việt Nam thua kiện là rất cao.

Không như giải pháp im lặng như cam kết bị Việt Nam trắng trợn vi phạm. ông Trịnh Vĩnh Bình có hứa dùng 90% tiền được sau khi trừa các chi phí vụ kiện sẽ được dùng từ thiện, hoạt động nhân đạo hay giúp các nạn nhân của chế độ cộng sản đi kiện ra các tòa án quốc tế đòi bồi thường, việc hỗ trợ bao gồm tư vấn cả tiền bạc nhằm giúp cá nạn nhân lấy lại công lý cho mình. Không loại trừ khả năng một số tiền sẽ được giúp các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. 

Ban đầu tổ hợp Luật sư muốn ông Bình khóa toàn bộ vụ việc cho họ nhưng ông chọn phương án đồng hành cùng họ.

Chuẩn bị cho tiến trình vụ kiện có thể lâu dài hay bị nhà nước Việt Nam cho người đi ám sát ông Trịnh Vĩnh Bình thì ông Bình cũng đã hoàn tất lập chúc thư thừa kế vụ kiện cho các thừa kế của ông ngõ hầu theo đuổi vụ việc đến cùng. Nguồn tin cho hay là ông Bình được chính Tòa án quốc tế khuyến cáo không nên quay về Việt Nam lúc này, ông cũng tuyên bố sẽ không về Việt Nam cho đến khi công lý thực thi hoàn toàn cho ông.

Trong vài ngày tới các cơ quan truyền thông tại Hòa Lan và EURO-zone sẽ thông báo tin này trên các phương tiện truyền thông nhằm khuyến cáo Việt kiều cân nhắc khi về Việt Nam đầu tư làm ăn.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi vụ kiện khi nó bị nhà nước Việt Nam chà đạp trắng trợn các cam kết do chính họ đặt bút ký kết.



__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Tuesday, June 9, 2015

Báo động thâm hụt thương mại với TQ


https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhitOoyyYT7kOuljP9a3FbaUZ2G1-onoopL-eYRzw3CyK9gwc_idIIQR-IL4H70CkKlGqhgCly8JI5bppjOL9knHmoXBk_blr4zhCedgze8RuSBVoxB8ZR4rUsmn_-8H32Z5Zi18RDNcYYE/s1600/Babui-Bao+cao+Ni+ngay+mai+co+bieu+tinh-danlambao.jpg

Báo động thâm hụt thương mại với TQ

  • 8 tháng 6 2015
http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2015/01/09/150109063220_china_vegetable_market_624x351_reuters.jpg
Việt Nam nhập siêu khổng lồ từ Trung Quốc
 
Đại biểu Quốc hội cho hay thâm hụt thương mại Việt-Trung năm 2014 theo phía Trung Quốc là 43,8 tỷ đôla, gấp rưỡi con số Việt Nam công bố.

Tiến sỹ kinh tế Mai Hữu Tín, đại biểu tỉnh Bình Dương, sáng thứ Hai 8/6 đã có bài phát biểu được báo chí Việt Nam mô tả là "chấn động nghị trường", trong đó ông nói về "một nền kinh tế ngầm" trong giao thương với Trung Quốc.

Ông Tín nói đang có sự chênh lệch đáng kể giữa số liệu thống kê của Việt Nam với con số mà phía Trung Quốc đưa ra.

Ông được báo Lao Động dẫn lời nói: "Chênh lệch này cho thấy khuynh hướng ngày càng bất lợi cho phía Việt Nam".
Thí dụ trong năm ngoái, theo phía Trung Quốc, Việt Nam xuất sang nước này 19,4 tỷ đôla hàng hóa, cao hơn con số của Việt Nam trên 30%.

Thế nhưng cũng theo thống kê của Trung Quốc, Việt Nam nhập của nước này 63,7 tỷ đôla hàng hóa, cao hơn đến 45% so với công bố của phía Việt Nam.

Ông được dẫn lời nói: "Có nghĩa là riêng 2014, thâm hụt thương mại Việt Nam với Trung Quốc là 43,8 tỷ đôla, cao hơn rất nhiều so với con số 29,8 tỷ mà chúng ta công bố. Một khoản chênh lệch gần 15 tỷ đôla".

"Cũng có nghĩa là nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới 38% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chứ không phải là 30% như con số chúng ta công bố."

'Kinh tế ngầm'

Ông Mai Hữu Tín, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, phân tích rằng sự khác biệt về thống kê giữa các nước là "bình thường, do sự khác biệt về thống kê tỷ giá, về chi phí vận chuyển, bảo hiểm…"

Tuy nhiên, nếu tính tới tất cả các yếu tố, vẫn có một sự chênh lệch khó giải thích trong con số của hai bên, thí dụ như trong ngân sách xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, mà ông Tín cho rằng nằm trong số hàng hóa Việt Nam xuất khẩu lậu sang nước láng giềng.

"Tại sao lại có xuất khẩu lậu trong khi chúng ta hết sức khuyến khích xuất khẩu với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu có thuế suất bằng 0% và doanh nghiệp xuất khẩu được hoàn thuế giá trị gia tăng?"

Theo vị đại biểu này, giải thích hợp lý kế tiếp chỉ có thể là: Đó là loại mặt hàng Việt Nam cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu phải chịu thuế.
"Theo tôi, đó là tài nguyên khoáng sản của Việt Nam."
Một thực trạng nữa là số liệu nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, phía Việt Nam ghi nhận thấp hơn số liệu từ phía Trung Quốc vào khoảng 20 tỷ đôla chỉ tính riêng trong năm 2014.

Ông Mai Hữu Tín cho rằng đó là 20 tỷ đôla hàng hóa Trung Quốc lọt vào Việt Nam không qua ghi nhận của các cơ quan chức năng.
Theo ông, "nền kinh tế ngầm" này đang gây rất nhiều nguy hiểm, đặc biệt là gây áp lực lên tỷ giá đồng nội tệ của Việt Nam.
"Nếu sử dụng số liệu xuất nhập khẩu với Trung Quốc theo số liệu của phía Trung Quốc thì chúng ta chưa từng xuất siêu kể từ năm 2012- 2014 như đã công bố, mà tiếp tục nhập siêu trong suốt 20 năm qua với con số nhập siêu 2014 lên đến 13 tỷ đôla."

Ông Tín được dẫn lời nói: "Một nền kinh tế quốc gia dù mở hay hội nhập đến thế nào cũng cần có một tấm áo giáp bảo vệ hiệu quả và vững chắc để bảo đảm sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp và bảo vệ người tiêu dùng".
"Có vẻ như với chúng ta, chiếc áo giáp này đang rách, nếu như không nói rách càng nhiều trong giao dịch với phía Trung Quốc."



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tâm sự chát đắng của đôi vợ chồng hai lần cho con vì đói



https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEheNANxzTSQzt_i9yb58cy4VDglhnT9ZGKsTpyjKfdJhn3bSKYS2nq1JMbOQ629DfX2sWiJADJbzXA11cgr8wuWF6t9QahyLzdC0Ae1BsXF-rPP9xfMTelUIAzdsU8kuQhl2n1Yex45XuE/s1600/40+n%C4%83m+qu%C3%A1+%C4%91%E1%BB%A7+ch%E1%BB%AF+nh%E1%BA%ADt+n%C3%A2u.jpg


Tâm sự chát đắng của đôi vợ chồng hai lần cho con vì đói

(LĐĐS) - Số 21 THẠCH CẨM KỲ  - 7:0 AM, 07/06/2015
  • FACEBOOK


  • BẢN IN
Bên trong căn nhà đơn sơ của gia đình chị Tẩm.

Vượt gần 100km từ Hà Nội lên thị trấn Cao Phong, băng qua một quãng đường hơn 4km dốc ngoằn ngoèo vắt qua núi, chúng tôi mới đến được xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong, Hòa Bình). Ở cái thôn nghèo, bé nhỏ nằm trên đỉnh núi này vừa xảy ra một chuyện “động trời”: Cho con vì đói.

Cái đói, cái nghèo và đông con đã đẩy không ít cặp bố mẹ trẻ ở những xã miền núi phải cho đi khúc ruột, máu mủ do mình sinh ra. Không ai có thể ngờ rằng, chính điều này đã tiếp tay cho những kẻ buôn người.

Họ xin thì cho
Nắng như đổ lửa, ngoài đường không một bóng người, người dân bản Mường đang vật vã trốn nắng dưới những sàn nhà, bên những con suối đang dần cạn nước, xóm Mừng hiện ra trước mắt tôi là những căn nhà sàn bé nhỏ, nằm vắt vẻo, cheo leo bên sườn núi. Trưởng thôn Bùi Văn Lịnh cho biết, cả thôn có 48 hộ thì đến 18 hộ thuộc diện hộ nghèo, kinh tế chủ yếu dựa vào dăm sào đất vườn trồng ngô, khoai, sắn. Nhiều hộ dân không có ruộng để trồng lúa. Nói về cuộc sống của bản làng nơi đây, ông Lịnh ngắn gọn: Nghèo, nghèo lắm.

Theo giới thiệu của ông Lịnh, tôi tìm đến nhà chị Bùi Thị Tẩm - một trong những hộ gia đình nghèo nhất thôn - người đã cho đi hai đứa con do mình dứt ruột sinh ra. Ông Lịnh bảo: “Vợ chồng cô chú ấy là người thật thà, nghèo đến cùng cực, nhiều bữa cả gia đình phải nhịn đói vì không có gạo ăn, dù được cấp trên hỗ trợ nhưng không thấm vào đâu, đói quá nên họ cho đi đứa con của mình chứ không phải bán đâu”.

Căn nhà sàn nơi gia đình chị Tẩm sinh sống nằm ngay bên con đường liên thôn. Trong căn nhà chỉ rộng chừng 20m2, trống huơ, trống hoác không có gì giá trị ngoài một chiếc tivi màu 14 inch đã cũ. Chị Tẩm (SN 1987), quen và yêu anh Bùi Văn Thành (SN 1985, ở Kim Bôi). Sau hai năm yêu đương, anh chị quyết định đến với nhau. Đám cưới xong, anh Thành chuyển về nhà chị Tẩm ở rể theo đúng phong tục, họ sinh liền tù tì 4 người con (3 trai, 1 gái). Các đây 2 năm, vợ chồng chị Tẩm được địa phương cấp đất, cấp nhà để lên xóm Mừng sinh sống, phát triển kinh tế.

Thấy có khách lạ, chị Tẩm vội xua tay: “Hết con rồi, bữa nay không đẻ nữa nên không có con để cho đâu. Về đi”. Phải giải thích mất một lúc, nhờ hàng xóm nói thêm, vợ chồng chị Tẩm mới mở cửa cho khách vào nhà. Người phụ nữ bé nhỏ, ốm yếu, cao chỉ khoảng 1,3m, rón rén rót nước mời khách. Trong căn nhà lợp fibrô-ximăng nóng hầm hập, hai vợ chồng chị Tẩm liên tục kéo áo lau mồ hôi rồi ái ngại nhìn khách.

Lên vùng kinh tế mới, vì không có ruộng, không nghề ngỗng gì nên cuộc sống vợ chồng họ chỉ dựa vào vài sào đất trồng ngô, cái nghèo cứ mãi đeo bám. Sau mỗi mùa trồng ngô, trồng sắn, chị Tẩm ở nhà trông con, chăm vài con gà, con vịt, còn anh Thành ai thuê gì làm nấy, lúc thì đi phụ hồ, lúc lên rừng chặt củi về bán, lúc xuống núi lang thang đi trồng mía thuê. Hai năm trước, khi vừa lên vùng kinh tế mới, cũng là lúc chị Tẩm hạ sinh được đứa con thứ 3, cậu con trai kháu khỉnh vừa chào đời thì có người quen giới thiệu đến xin về. Đó là một gia đình ở Kim Bôi cưới nhau 10 năm nhưng không có con.

Đang lúc đói kém, lại không biết có đủ sức để nuôi con không nên vợ chồng chị Tẩm đã đồng ý cho đi đứa con thứ 3 của mình. Chị Tẩm nhớ lại: “Họ tìm đến nhà nhiều lắm, nghe họ kể không có con nên mình thấy thương thương, nhà mình cũng đã có hai đứa con, một trai một gái, thế là được rồi nên mình đồng ý cho người ta thôi. Họ xin thì cho, chứ sợ đói quá không nuôi được”. Vừa cho con đi được một thời gian thì chị Tẩm lại tiếp tục mang bầu đứa con thứ 4. Biết hoàn cảnh gia đình chị Tẩm khó khăn, đã một lần phải cho con, nên rất nhiều người tìm đến xin.

Lần này, Lý Thanh Tôn (34 tuổi, một người hàng xóm) giới thiệu, đó là một đôi vợ chồng đã cưới nhau hơn 7 năm nhưng chưa có con. Biết chị Tẩm vừa sinh thêm được cậu con trai nên họ muốn xin về nuôi. “Nghe họ gọi điện lên khóc lóc, van xin nên mình thương lắm. Lúc đó, mình nghĩ thôi thì cho người ta đi, biết đâu con mình về đấy lại được sung sướng. Mình có bảo họ lên nhà để chơi rồi thăm cháu, nhưng họ bảo xa quá không lên được”, chị Tẩm nhớ lại.

Tháng 10.2014, đúng như giao hẹn, sau khi cậu con trai thứ 4 được hơn 4 tháng tuổi, vợ chồng chị Tẩm bế con theo người hàng xóm, bắt xe ôtô đưa con xuống Hà Nội để cho. “Lúc xuống Hà Nội, có mấy người đàn ông ra nhận con, họ ít nói lắm, chỉ cảm ơn mấy câu rồi mang con đi, họ đưa cho vợ chồng mình một cái túi màu đen, với mấy trăm nghìn để bắt xe về quê, mình nhìn vào túi thấy một cái khăn nên tưởng họ tặng khăn với áo quần. Về nhà, mở ra thấy có 16 triệu đồng”, chị Tẩm kể.

Căn nhà nơi gia đình chị Tẩm sinh sống. 
Đau xót khi biết bị lừa
Những tưởng đứa con đó sẽ đến được gia đình tử tế, giàu có để được sống sung sướng, không ngờ cậu con trai thứ 4 của họ đã bị bọn buôn người bán sang Trung Quốc.
Thiếu tá Nguyễn Tuấn Dũng - Phó trưởng Công an huyện Cao Phong - cho biết, qua nắm bắt tình hình, theo dõi và điều tra, Công an huyện Cao Phong đã triệt phá được đường dây buôn bán người và bắt những đối tượng đã mua con của vợ chồng chị Tẩm bán sang Trung Quốc. Hiện vụ việc đang được mở rộng điều tra.

Theo đó, các đối tượng đều quê ở Bắc Giang do Lê Ngọc Luân (45 tuổi, trú thị trấn Kép, Lạng Giang) cầm đầu, cùng các đối tượng Đoàn Văn Phương (42 tuổi, trú tại Lạng Giang), Nguyễn Thị Chiến (43 tuổi, trú tại Yên Thế) và Hoàng Văn Kết (35 tuổi, trú tại Lục Ngạn). Theo lời khai ban đầu, đối tượng Lê Ngọc Luân có một thời gian đi làm ăn tại Trung Quốc, tại đây Luân có quen một người phụ nữ tên Đáng và đang có nhu cầu mua trẻ sơ sinh.

Khi về nước, Luân đã bàn với Phương, Chiến, Kết tìm mua trẻ em bán kiếm lời. Qua quen biết với Lý Thanh Tôn, biết gia đình chị Tẩm có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng đã lợi dụng để xin cháu bé đưa đi bán. Cũng theo lời khai của các đối tượng, sau khi nhận được cháu bé, chúng bắt xe lên Móng Cái, Quảng Ninh, sau đó nhờ người dẫn sang Quảng Tây (Trung Quốc) và bán cháu bé được 20.200 nhân dân tệ (tương đương 70 triệu đồng) và chia nhau tiêu xài.
Sau khi biết đứa con mình dứt ruột đẻ ra bị các đối tượng lừa xin để đưa đi bán, vợ chồng chị Tẩm không khỏi đau xót, tinh thần suy sụp. “Đứa con thứ 3 lâu lâu họ còn đưa đến nhà mình chơi, lúc nào nhớ mình tự đi gặp cháu được, còn đứa thứ 4 giờ không biết sống chết ra sao”, chị Tẩm buồn giọng.

Chị có nhớ tên cháu không?
- Không. Lúc mới sinh vợ chồng mình cũng đặt cho cháu một cái tên nhưng giờ quên mất rồi.

Tại sao biết không đủ điều kiện để nuôi mà anh chị vẫn sinh thêm con?
- Tại vì lỡ rồi nên sinh chứ vợ chồng mình cũng không muốn vì lúc đó mình đã có 2 đứa con, đứa con trai đã học lên lớp 1 rồi, còn đứa con gái cũng đã biết tự đi chơi được rồi.

Thế anh chị có định sinh thêm con nữa không, nếu tiếp tục “lỡ” thì có nuôi không hay là cho người khác?
- Mình không sinh nữa vì nhà mình nghèo quá, sợ không nuôi nổi, đợt này cán bộ đến tuyên truyền nhiều nên vợ mình đang kế hoạch để không mang bầu. Nếu lỡ mang bầu thì mình sẽ không cho ai nữa đâu, sợ họ lừa mang đi bán.

…Bữa trưa hôm ấy, chị Tẩm dọn cơm ra mời khách, bữa cơm của họ đơn giản đến khó tả, một nồi cơm trắng, một đĩa măng rừng luộc chấm với nước mắm. Nhìn cả gia đình họ cặm cụi ăn, nhìn hai đứa con gầy xanh xao, quần áo rách rưới mà tôi không thể cầm lòng. “Anh chị có nhớ con không?”, tôi gặng hỏi thêm một câu.“Có chứ. Mình buồn lắm, thương con lắm, nhưng không làm sao được. Chỉ mong công an họ sớm tìm thấy cháu để mình xin về nuôi. Giờ mình hối hận lắm, thà mình đói mình khổ chứ đưa con cho người ta bán mình đau đớn lắm”, chị Tẩm nghẹn lời.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Monday, June 8, 2015

Vay 5 tỷ USD/năm: Nợ công sắp chạm trần vẫn không dừng lại


Bộ tài chính CSVN loan báo là phải trả tiền lời hàng năm cho Ngân Hàng thế giới là 88 ngàn tỉ (khoảng 5 tỉ US dollars, xin đọc bản tin dưới đây)... nhưng chúng ta cần biết rõ là, CSVN thâu tiền đủ mọi phương diện: từ thu thuế của dân, tiền lao động, tiền viện trợ, đến tiền bán tài nguyên,,, vẫn không trả nợ nổi, hàng năm nợ nần vẫn gia tăng.  


Do đó, tiền người Việt gửi về chính là tiền mà CSVN dùng để trả tiền lời cho những món nợ khổng lồ... Nếu không có người Việt gửi tiền về, CSVN sẽ không có tiền trả tiền lời, và sẽ bị xụp đổ như Đông Âu và Liên Bang Sô Viết trước đây...  Chính người Việt hải ngoại đã nuôi CSVN hơn 40 năm qua bằng ngoại tệ gửi vào VN, du lịch VN, mua hàng hoá CSVN... 


Người Việt hải ngoại cần phải cảnh giác, không phải là trung tâm trợ cấp đều đặn cho người trong nước mà chỉ nên giúp đỡ khi cần thiết, tuyệt đối không ủng hộ những cơ quan thiện nguyện, nhân đạo, tôn giáo,,, vì càng giúp đỡ, CSVN càng tạo những tệ đoan như áp lực thân nhân, đập phá chùa chiền, nhà thờ... làm đủ mọi cách để tạo những tệ đoan khiến người Việt hải ngoại gửi tiền về giúp đỡ, và kết quả là CSVN có ngoại tệ để trả tiền lời hàng năm là 5 tỉ US dollars


Vay 5 tỷ USD/năm: Nợ công sắp chạm trần vẫn không dừng lại

10 năm trở lại đây, Việt Nam vay khoảng 4-5 tỷ USD/năm. Nợ công gần chạm trần cho phép trong khi sức ép trả nợ ngày càng lớn. Thế nhưng, Bộ Tài chính khẳng định đó là điều không thể tránh khỏi.

Biết trước mà không tránh được
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Giống như chấp nhận sống chung với lũ, Bộ Tài chính mới đây đánh giá: nợ công đang tăng nhanh, chưa bền vững, quản lý phân tán, sử dụng dàn trải.... Và nợ công có quy mô lớn là điều không thể tránh khỏi, bởi nguồn lực hạn chế, vẫn cần phải đi vay.
Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính cho biết, 10 năm trở lại đây, chúng ta vay mỗi năm khoảng 4-5 tỷ USD. Sau năm 2020, việc đi vay mượn với ưu đãi của nước ngoài sẽ giảm dần do Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình.

Dù nợ công đã tiến sát ngưỡng an toàn mà Quốc hội cho phép nhưng an toàn nợ công thể hiện ở việc chúng ta có khả năng thu xếp, bố trí để chi trả hay các khoản vay hay không?
Trên thực tế, con số nợ công ngày càng phình to với các cách tính khác nhau vẫn là điều rất đáng lo ngại.

Năm 2014, tổng vốn vay nợ công cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội đã huy động 627,8 nghìn tỷ đồng, bằng 60,3% GDP. Đây cũng là năm mà nợ công Việt Nam tăng mạnh nhất trong dự kiến 10 năm 2011-2020 của Bộ Tài chính.

Con số nợ công ngày càng phình to với các cách tính khác nhau vẫn là điều rất đáng lo ngại.
Năm nay, nợ công đã được dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên mức 64% GDP và sẽ chạm sát trần vào năm 2016 với tỷ lệ 64,9% GDP. Sau đó, từ năm 2017, nợ công sẽ giảm dần để đến năm 2020 xuống mức 60,2% GDP.

Trên thực tế, nếu theo Chiến lược nợ công quốc gia của Việt Nam, chúng ta đã tiêu gần hết dư địa quy mô an toàn nợ công và sắp chạm trần sớm hơn 5 năm, bởi 65%/GDP ngưỡng an toàn là quy định cho năm 2020.

Tính theo USD, nợ công của Việt Nam hiện vào khoảng 84,9 tỷ USD. Trung bình mỗi người dân đang gánh hơn 937 USD tiền nợ.

Nhóm nghiên cứu của Học viện Chính sách và phát triển, Bộ Kế hoạch đầu tư trước đây đã cho hay, nếu tính thêm 5 khoản nợ phải trả của Ngân sách và chi phí dự phòng thì con số nợ công sẽ thêm 7-8% so với con số chính thức trên đây.
Chưa kể, rủi ro nợ công còn đến từ các khoản nợ tự vay của các DNNN, lên tới cả 1,1 triệu tỷ đồng. Nếu các DNNN này yếu kém, không trả được thì Chính phủ sẽ buộc phải trả thay.

Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Quản lý nợ vẫn cho rằng, không thể tính nợ DNNN vào nợ công vì như vậy sẽ bất bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác. Khi chuyển sang cơ chế thị trường và theo Luật doanh nghiệp, các DNNN phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động của mình.

Việt Nam trả nợ đúng hạn
Theo ông Long, "Việt Nam đang làm tốt nghĩa vụ trả nợ, nợ đến hạn đều được trả đúng hẹn".
Nợ công gần chạm trần cho phép trong khi sức ép trả nợ ngày càng lớn.

Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước vẫn dưới ngưỡng không quá 25% theo quy định, năm 2014 là 13,8%; năm 2015 dự kiến khoảng 16,1%.
Song, theo nhóm chuyên gia kinh tế trên, nếu nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ bao gồm cả các khoản vay về cho vay lại, thì tỷ lệ này đã vượt trần" từ lâu. 

Năm 2014, tỷ lệ này là 25,92% và năm 2015 sẽ phải là 31,75% tổng thu ngân sách

Còn nếu tính tỷ lệ tổng nghĩa vụ trả nợ công trên thu ngân sách thì các tỷ lệ trả nợ còn lớn hơn nữa, năm 2013 là 33,39%, năm 2014 là 38,07% và năm nay sẽ lên tới con số 45,02%.

Cục trưởng Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoại lý giải, 40% khoản vay về, được ngân sách phân bổ lại cho các dự án, các đối tượng khác. Các chủ đầu tư được vay lại sẽ phải có trách nhiệm trả nợ nên không thể tính vào khoản chi trả nợ trực tiếp từ ngân sách.

Trước áp lực trả nợ ngày càng lớn và phải giảm dần đảo nợ, Bộ Tài chính đã ngừng phát hành Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn ngắn hạn mà chỉ phát hành kỳ hạn từ 5 năm.

Song, về lâu dài, Học viện Chính sách và phát triển đã khuyến nghị rằng, phải giải quyết nhanh nợ xấu trong ngân hàng, sử dụng hiệu quả đồng vốn vay thì mới mong nợ công bền vững.

Đặc biệt, nhóm này đã đề nghị nên thoái vốn Nhà nước để giảm số nợ công trên.

Theo tính toán, tỉ lệ lãi suất bình quân của tổng nợ công là 4,7%/năm, tổng số lãi và phí phải trả 1 năm là gần 88 ngàn tỷ. Vốn chủ sở hữu của Nhà nước trong các DNNN là 1.116 ngàn tỷ.

Nếu trong năm 2015 - 2017, Chính phủ thoái 50% vốn trong DNNN, khoảng 560 ngàn và với tỷ lệ vốn hóa trên thị trường chứng khoán bình quân bằng tỷ lệ vốn hóa hiện nay của các DNNN (2,55 lần mệnh giá) thì Nhà nước sẽ thu về được khoảng 1,43 triệu tỷ VND. Số tiền này sử dụng cho đầu tư phát triển thay cho việc vay nợ với mức ước bình quân 238 ngàn tỷ/năm theo dự kiến 2015-2020.

Như vậy, Chính phủ chỉ phải vay nợ khoảng 67 ngàn tỷ/năm, tương đương 3,5 tỷ USD, giảm chi phí trả lãi vay, đảm bảo nợ công an toàn, bền vững dưới 65%/GDP như quy định.

Theo Phạm Huyền
Vietnamnet

__._,_.___

Posted by: Luong Nguyen


 

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgEhybgy5_yHAv8xhuMrIbx2QtcFYAioFlbiXwK8sBTFwSeX0wOe8tBuTXKip4bkdMFHVJpmC62psVQZEVqkfG51fYgXRxsPiiJqrPYhBLpoeKY-DSjWWqEEZJPWso2Ym-3h-f5IAJEPETW/s1600/DAT+CUA+ONG.jpghttp://i415.photobucket.com/albums/pp239/nhacyeuem/babui_062010_5.jpg

Chủ Nhật, ngày 22 tháng 2 năm 2015

CẬN CẢNH HÌNH ẢNH NHÀ RIÊNG ÔNG NÔNG ĐỨC MẠNH

Bản tin của báo Tiền Phong hé lộ cuộc sống xa hoa và kém văn hóa của ông Nông Đức Mạnh - nguyên Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2 nhiệm kỳ), nguyên Chủ tịch Quốc hội Nước CH XHCN Việt Nam (2 nhiệm kỳ). Những hình ảnh tư gia ông Mạnh đang gây bão cư dân mạng. 

Hơn nữa, ông này là người dân tộc Tày nước Việt Nam, vậy mà trong nhà ông ta không còn chút gì của dân tộc Kinh nữa, chứ đừng nói đến dấu vết gì của dân tộc Tày. Một con người thất cước với quá khứ và nòi giống, mất liên lạc với tổ tiên và quay lưng với văn hóa dân tộc như thế này, lại có đến 10 năm đứng đầu một đảng cầm quyền và 10 năm nữa đứng đầu Quốc hội thì làm sao mà văn hóa đất nước không bị tha hóa, mai một, lai căng, hỗn loạn!

Xem hình ảnh, thấy xót xa quá! Một người như thế này mà nó đứng làm "vua" của một nước 90 triệu dân trong vòng 20 năm thì thật khốn nạn cho dân tộc này!

Ban Bí thư T.Ư Đoàn chúc Tết 
nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Phương Hiếu
Báo Tiền Phong
16:39 ngày 19 tháng 02 năm 2015

TPO - Sáng mùng 1 Tết Ất Mùi (19/2), Ban Bí thư T.Ư Đoàn do Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh dẫn đầu tới thăm, chúc Tết các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và thắp hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại số nhà 30 Hoàng Diệu (Hà Nội).

Cùng đi với đoàn có các đồng chí nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn như ông Vũ Trọng Kim, hiện là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Ông Hoàng Bình Quân, Trưởng Ban Đối ngoại T.Ư Đảng.

Đoàn tới thăm, chúc Tết nguyên Tổng Bí thư T.Ư Đảng Đỗ Mười; Nguyên Tổng Bí thư T.Ư Đảng Lê Khả Phiêu; Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh; Nguyên Tổng Bí thư T.Ư Đảng Nông Đức Mạnh và thắp nhang tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng của Người ở số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội).Thay mặt tuổi trẻ cả nước, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh chúc các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và tiếp tục chỉ đạo, gắn bó với sự nghiệp cách mạng của nước nhà nói chung và phong trào thanh thiếu niên nói riêng. Dịp này, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh báo cáo kết quả công tác năm 2014 với nhiều thành tích nổi bật của tuổi trẻ cả nước, đặc biệt là có nhiều phong trào, chương trình đưa thanh niên phát triển tại các vùng biên giới, hải đảo; Đoàn tiếp tục giáo dục, dẫn dắt thanh niên cả nước đi theo con đường lãnh đạo của Đảng.
[lược một đoạn - TỄu's Blog]

Chùm ảnh đoàn tới thăm, chúc Tết nguyên Tổng Bí thư T.Ư Đảng Nông Đức Mạnh.
.
Đoàn tới thăm, chúc Tết nguyên Tổng Bí thư T.Ư Đảng Nông Đức Mạnh. Ảnh: Ngọc Thắng.
.
 
Nguyên Tổng Bí thư T.Ư Đảng Nông Đức Mạnh trò chuyện với các đồng chí Bí thư thứ nhất 
các thời kỳ. Ảnh Hoàng Long.

 
Nguyên Tổng Bí thư T.Ư Đảng Nông Đức Mạnh trò chuyện với Trưởng Ban Đối ngoại T.Ư Đảng Hoàng Bình Quân. Ảnh: Ngọc Thắng.
________________
Cư dân mạng đã tìm thêm được các bức ảnh cận cảnh tư dinh ông Mạnh Mượt:
(Có lẽ ảnh chụp lúc tòa nhà đang hoàn thiện) 
 Vợ chồng Ông Nông Đức Mạnh nhận quà từ tay Nguyễn Đắc Vinh


Đây là nơi đặt làm ghế: Quảng Đông - Trung Quốc

Giá mỗi chiếc ghế là 380 đến 400 USD





____________

Ghi chú: Báo Tiền Phong đã gỡ mấy hình ảnh trên để thay bằng hình ảnh khác, có lẽ là họ không muốn dân nhổ vào mặt Cựu Tổng bí thư ngay trong những ngày đầu năm.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 


Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/12/2024

My Blog List