Nhật Bản muốn truyền đi 2 thông điệp: Đoạt vĩnh viễn đảo
Senkaku nếu TQ đánh chiếm; có thể cắt đứt tuyến đường hàng hải ra vào Thái Bình
Dương của TQ.
Ngày 1 tháng 11, tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho hay: "Căn cứ vào luật pháp quốc tế tiến hành cảnh giới, theo dõi thông thường không có bất cứ vấn đề gì, hoàn toàn không thể hiểu được sự phản đối của Trung Quốc".
Ông Onodera cho rằng, ông không hiểu được sự phẫn nộ của Trung Quốc đối với việc tàu chiến, máy bay Nhật Bản xâm nhập khu vực diễn tập của Quân đội Trung Quốc trước đó. Nhưng, trong cùng một ngày, Nhật Bản điều động 15% tổng binh lực của Lực lượng Phòng vệ (34.000 quân) tiến hành tập trận đoạt đảo quy mô lớn.
Theo các phương tiện truyền thông quốc tế, đây là hành động ứng phó với tình hình đảo Senkaku. Một đài truyền hình của Anh cho rằng, Lực lượng Phòng vệ tiến hành diễn tập quân sự truyền đi hai thông điệp lớn: Cho dù Quân đội Trung Quốc xâm phạm đảo Senkaku, chúng tôi cũng có thể đoạt lại; thông qua triển khai tên lửa đất đối hạm, chúng tôi có thể cắt đứt tuyến đường hàng hải của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.
Trong khi đó, bài viết cho rằng, tổ chức diễn tập quy mô lớn sẽ gây lo ngại cho dư luận về khả năng chung sống giữa Nhật-Trung trong thời đại mới đối đầu cứng rắn. Đài phát thanh YTNNam Hànngày 1 tháng 11 cho rằng, cùng với không khí "sẵn sàng chiến đấu" giữa Trung-Nhật ngày càng tăng, đảo Senkaku đang vượt qua bán đảo Triều Tiên, trở thành thùng thuốc súng hàng đầu Đông Bắc Á.
Tập trận đại quy mô đoạt lại đảo
Trước khi diễn tập, Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố quy mô của cuộc diễn tập từ ngày 1 đến ngày 18 tháng 11 năm 2013, cho biết: "Khoảng 34.000 quân tham gia, 2 khu vực tác chiến lớn là Kyushu, Okinawa, máy bay chiến đấu F-2, tàu khu trục được điều động, 3 quân chủng lục, hải, không quân phối hợp diễn tập phòng thủ và đổ bộ lên đảo, đồng thời có bắn đạn thật".
Đài truyền hình Anh cho rằng, tuy đảo Okidaito, nơi diễn ra cuộc tập trận đổ bộ đoạt đảo của Lực lượng Phòng vệ cách đảo Senkaku rất xa, nhưng Bắc Kinh hiểu thâm ý Tokyo nhằm vào đối tượng diễn tập đổ bộ của Lực lượng Phòng vệ chính là đảo Senkaku.
Tờ "Daily Telegraph" Anh ngày 1 tháng 11 cho rằng, cuộc diễn tập lần này đã được tổ chức công phu, trước khi tập trận, khẩu chiến giữa Nhật-Trung bất ngờ leo thang, máy bay quân sự Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản gần đây liên tục trong 3 ngày cất cánh ứng phó với máy bay quân sự Trung Quốc, phát biểu nhằm vào Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cũng đã tăng thêm một bậc, tuyên bố: Trung Quốc đang đe dọa hòa bình khu vực.
Các quan chức quốc phòng Nhật Bản cân nhắc triển khai hỏa tiễn đối hạm Project 88 tầm phóng 150 km ở đảo Ishigaki (cũng có người suy đoán là đảo Miyako), trong khi đó đảo này cách đảo Senkaku không đến 100 km.
Đài truyền hình Anh cho rằng, Nhật Bản thông qua cuộc diễn tập quân sự lần này truyền đi một thông điệp cứng rắn với Trung Quốc: "Chúng tôi sẽ phòng thủ những hòn đảo này, cho dù chúng bị các anh xâm lược, chúng tôi sẽ đoạt lại chúng bất cứ giá nào !".
Thông điệp cứng rắn thứ hai của cuộc diễn tập quân sự cũng quan trọng: Thông qua triển khai những hỏa tiển đối hạm này, các anh sẽ hiểu rõ, nếu Nhật-Trung trở nên đối đầu, các anh đi qua những tuyến đường này sẽ rất khó khăn.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt ngày 1 tháng 11 trả lời tờ "Thời báo Hoàn Cầu" cho rằng, truyền thông Nhật Bản cho biết, Nhật sẽ triển khai tên lửa chống hạm Project 88 ở đảo Miyako, tên lửa này có tầm phóng 150 km, trong khi đó, độ rộng của eo biển Miyako chỉ 250 km.
Nếu Nhật Bản triển khai tên lửa này ở hai bờ eo biển, một trong những tuyến đường hàng hải chính ra vào Thái Bình Dương của Hải quân Trung Quốc đối mặt với rủi ro bị phong tỏa hoàn toàn.
Tờ The Diplomat Nhật Bản có bài viết nhan đề "Thủy quân lục chiến tương lai của Nhật Bản tổ chức diễn tập đổ bộ quy mô lớn", cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố thẳng rằng, mục đích diễn tập phòng thủ đảo là ngăn chặn Trung Quốc xâm phạm đảo Senkaku.
Bài viết còn cho biết, tháng 11 hàng năm Nhật Bản đều sẽ tiến hành diễn tập đổ bộ quy mô lớn tương tự, quy mô tham gia diễn tập năm 2011 đạt 35.000 quân. Tháng 11 năm 2012, Nhật-Mỹ từng tiến hành diễn tập quân sự liên hợp, nhưng do lo ngại gây kích động Trung Quốc quá mức nên hủy bỏ nội dung tác chiến đổ bộ lên đảo. Nhưng năm nay (2013), Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ độc lập tiến hành diễn tập, Tokyo đã triển khai nội dung tác chiến đổ bộ lên đảo.
Lý Kiệt cho rằng, Nhật Bản luôn hy vọng một khi đảo Senkaku nổ ra xung đột, Nhật Bản có thể được Mỹ tiến hành việc động binh, nhưng đến nay, thái độ của Washington có vẻ chỉ cung cấp hỗ trợ tình báo, khí tài QS và hậu cần cho Nhật Bản, Mỹ sẽ không trực tiếp xuất quân, vì vậy, Nhật Bản phải tự mình kiểm tra năng lực độc lập đoạt đảo.
Tờ The Diplomat cho rằng, lực lượng tham gia chính của cuộc diễn tập lần này là đơn vị WAIR (JGSDF Western Army Infantry Regiment), một LLĐB giỏi phòng thủ đảo nhỏ và tác chiến tinh nhuệ. Đơn vị WAIR lấy căn cứ Sasebo ở Nagasaki làm trụ sở, Lực lượng này chính là tiền thân của Thủy quân lục chiến tương lai Nhật Bản.
Tờ "Asahi Shimbun" cho biết, Đại cương Phòng vệ mới sắp được Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố vào tháng 12 năm nay, chính thức lấy 700 binh sĩ từ đơn vị WAIR để thành lập trung đoàn đổ bộ, trong tương lai quy mô lực lượng này sẽ tăng quân số 3.000 người.
Tờ Diplomat còn cho biết, một đơn vị trực thuộc của WAIR hầu như hàng năm đều đến San Diego tham gia diễn tập quân sự Mỹ-Nhật, học hỏi kỹ xảo tác chiến của Thủy quân lục chiến Mỹ. "Chương trình học" của họ ngày càng phức tạp, đến nay còn bao gồm nội dung tác chiến đổ bộ hoàn chỉnh.
Lực lượng WAIR Army Infantry Regiment tiền thân của TQLC Nhật tương lai thực tập tác chiến với TQLC Mỹ tại
Camp Pendleton Marine Corps base, California, 13,01, 2013. (Kyodo News)
Tờ "Thời báo Hàn Quốc" có bài viết
nhan đề "Nếu như Trung-Nhật bước vào chiến tranh" cho rằng, "Nhật
Bảntự tin họ có thể giành thắng lợi".
Các quan chức của họ cho rằng, tuy tổng binh lực của Quân đội Trung Quốc gấp 10 lần Lực lượng Phòng vệ (2.240.000/ 230.000), nhiều con số khác của Quân đội Trung Quốc cũng chiếm ưu thế như số lượng tàu chiến hải quân (1.090/ 143), số lượng máy bay chiến đấu (620/ 250), số lượng tàu ngầm hạt nhân (8/ 0), nhưng binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Nhật luôn tự hào là một trong những lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới, trong lịch sử, truyền thống lực lượng này đã từng trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu như chiến tranh Thái Bình Dương thời Đệ II Thế Chiến, cùng những chương trình tập trận thường xuyên với đồng minh Hoa Kỳ hiện nay
Tờ "Thời báo Hàn Quốc" cho rằng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện nay có cách nhìn về chính họ rất giống với quân đội Thiên Hoàng khi tập kích Trân Châu Cảng vào năm 1941.
Các quan chức của họ cho rằng, tuy tổng binh lực của Quân đội Trung Quốc gấp 10 lần Lực lượng Phòng vệ (2.240.000/ 230.000), nhiều con số khác của Quân đội Trung Quốc cũng chiếm ưu thế như số lượng tàu chiến hải quân (1.090/ 143), số lượng máy bay chiến đấu (620/ 250), số lượng tàu ngầm hạt nhân (8/ 0), nhưng binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Nhật luôn tự hào là một trong những lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới, trong lịch sử, truyền thống lực lượng này đã từng trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu như chiến tranh Thái Bình Dương thời Đệ II Thế Chiến, cùng những chương trình tập trận thường xuyên với đồng minh Hoa Kỳ hiện nay
Tờ "Thời báo Hàn Quốc" cho rằng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện nay có cách nhìn về chính họ rất giống với quân đội Thiên Hoàng khi tập kích Trân Châu Cảng vào năm 1941.
Ngày 5-11, Nhật báo Yomiuri Shimbun dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết, Nhật Bản đang cân nhắc tăng cường hạm đội tàu khu trục Aegis của nước này từ 6 chiếc hiện nay lên 8 chiếc để đối phó với những mối đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên cũng như những căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc.
Theo nhật báo trên, chính phủ nước này đã bắt đầu kế hoạch chuẩn bị để chế tạo thêm hai chiếc tàu khu trục Aegis mới được trang bị tên lửa đánh chặn hiện đại.
Nhật Bản hy vọng sẽ đưa kế hoạch này vào một chương trình phòng thủ cơ bản mới, sẽ được thông qua vào cuối năm nay. Dự kiến, hai tàu khu trục mới này có thể được triển khai trong vòng 10 năm tới, nhật báo Yomiuri Shimbun cho biết.
Hiện tại, Nhật Bản đang sở hữu sáu chiếc tàu thuộc 2 lớp tàu khu trục Kongo và Atago được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, sử dụng tên lửa SM-2 và SM-3 do Mỹ phát triển.
Bộ quốc phòng nước này cho rằng việc tăng cường quy mô của hạm đội là một lựa chọn đang được cân nhắc thuộc một phần của kế hoạch đánh giá chương trình quốc phòng của chính phủ.
"Chúng tôi đang cân nhắc việc tăng cường hạm đội tàu chiến Aegis", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nhật Bản Tsuyoshi Hirata cho biết.
Theo nhật báo Yomiuri Shimbun, Nhật Bản muốn tăng cường đội tàu chiến Aegis là vì sự phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đã trở thành một mối đe dọa cận kề đối với an ninh của Nhật Bản và đặc biệt là mối đe dọa từ Trung Quốc cũng ngày càng gia tăng xung quanh vùng biển phía tây nam của Nhật Bản, khi hai nước đang có những tranh chấp đối với chuỗi đảo Senkaku trên biển Hoa Đông.
Nhật báo này nhấn mạnh rằng việc chế tạo các tàu Aegis mới này không chỉ để chống lại tên lửa đạn đạo của Trung Quốc, mà còn nhằm tăng cường khả năng giám sát và theo dõi của Nhật Bản, nếu họ có thể thực sự triển khai được tàu chiến Aegis trang bị một hệ thống radar hiện đại thường trực tới các khu vực xung quanh quần đảo phía tây nam này.