Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, October 3, 2015

Tiến sỹ Alan Phan và làm ăn ở Việt Nam

 

Tiến sỹ Alan Phan và làm ăn ở Việt Nam

Bùi Văn Phú Gửi cho BBC từ Hoa Kỳ
  • 13 tháng 9 2015

Tiến sỹ Alan Phan kể lại các chuyện làm ăn ở Việt Nam

Không ít người Mỹ gốc Việt đã về Việt Nam làm ăn. Có người thành công, nhưng đa số thất bại. Thất bại không nói ra, nhưng thành công cũng không ai khoe vì không biết có bền lâu.
Tiến sĩ Alan Phan thì khác. Ông đã trải nghiệm mấy chục năm trên thương trường quốc tế, từ châu Mỹ, châu Phi sang châu Á với thất bại cũng như thành công và những kinh nghiệm làm ăn đã được ông ghi lại qua mười một đầu sách.
Hai tác phẩm mới nhất là “Doanh nhân Việt trong thế trận toàn cầu” (600 trang, Nxb Người Việt) và “42 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc” (316 trang, Nxb Người Việt) – gồm nhiều bài đã đăng trên Blog gocnhinalan.com – được ra mắt tại hội quán báo Thằng Mõ ở San Jose vào trưa Chủ nhật 23/8.
Trên 100 khách đã đến tham dự, trong đó có nhiều doanh nhân vùng Vịnh San Francisco như ông David Dương, Tổng giám đốc California Waste Solution; ông Trần Hồng Phúc Chủ tịch Phòng Thương mại Việt Nam Oakland; ông Đỗ Vẫn Trọn của Truyền hình Viên Thao; ông Nguyễn Xuân Nam của TV và báo Calitoday; ông Huỳnh Lương Thiện của Tuần báo Mõ SF.
Ngoài ra còn có cựu phó thị trưởng Madison Nguyễn, kĩ sư Đỗ Thành Công và ủy viên giáo dục Vân Lê, là ba ứng viên cho chức Dân biểu Tiểu bang Địa hạt 27 vào năm tới.
Còn lại đa số là các bạn trẻ, trong đó có những sinh viên du học đến từ Việt Nam.

Tình hình còn mù mờ

Bài nói chuyện của Tiến sĩ Alan Phan xoay quanh thương trường Việt Nam và những cơ hội. Theo ông, đầu tư đòi hỏi sự chuyên nghiệp, kế hoạch và tùy thuộc nhiều vào nhà nước, trong khi kinh doanh là môi trường hoạt động thoáng hơn và dễ thành công hơn.
Ông mô tả: “Việt Nam là một môi trường giới hạn, không phải muốn gì thì làm nấy. Tình hình còn mù mờ. Xã hội Việt Nam so với Mỹ thì thật là bát nháo và hỉ nộ ái ố hơn. Không ở đâu buồn cười như ở Việt Nam. Mở tờ báo ra đọc là thấy đính chính tôi không bị bắt. Như mới đây ông Trần Phương Bình của Đông Á Ngân hàng phải lên tiếng. Rồi ông Đặng Thành Tâm cũng lên tiếng đính chính là chưa bị bắt.”
Câu nói vui đùa của Tiến sĩ Alan: “Tôi cũng đính chính với các bạn đây là tôi không bị bắt” đã đem đến cho khách dự một tràng tiếng cười.
Theo ông, nhiều người Việt hải ngoại về Việt Nam có những lí do riêng, gái gú cũng có, kỉ niệm ngày xưa cũng có, thắng cảnh đẹp cũng có. Quê hương cũ có một sự quyến rũ nào đó.
Nếu đó là một nơi có thể sống được, kiếm được tiền thì rất thoải mái. Ở đó có những niềm vui và những điều tiêu cực. Nhưng nói chuyện làm ăn là cần có sự may mắn và phải có quan hệ.
“Nếu về làm ăn tôi khuyên là người độc thân, về đó gặp con cán bộ là kết hôn ngay vì quan hệ rất quan trọng trong làm ăn được thua ở Việt Nam. Phải có người chống lưng, có gốc rễ.”
Ở Mỹ khách hàng là số một, còn ở Việt Nam, theo quan sát của ông: “Khách hàng là quan chức nhà nước. Nếu mấy ông đó thích thì sẽ bán được nhiều hàng, làm ăn lên rất lẹ. Nếu mấy ông không thích thì ô hô ôm passport lo chạy về Mỹ.”
Nội bộ lãnh đạo với tranh giành phe nhóm cũng ảnh hưởng lớn đến kinh doanh. Mình đứng về phiá thua thì coi như không còn gì.
Tiến sĩ Alan nhắc đến sự kiện ông Hà Văn Thắm là phe của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, khi ông Hùng mất thế thì giá cổ phiếu Ocean Group của công ti do ông Thắm điều hành đang từ 100 nghìn đồng rớt xuống 1 nghìn, ngân hàng bị nhà nước mua lại với giá coi như số không.
Ông cũng tiết lộ nhà nước theo dõi một thương gia nước ngoài về làm ăn rất lâu và rất sâu vì chính bản thân bị moi ra chuyện quan hệ với một thiếu nữ Trung Quốc ông quen đã lâu, giờ không còn nhớ mà họ vẫn để ý.
Nói đến các khu vực kinh doanh có triển vọng, theo nhận định của Tiến sĩ Alan thì đó là IT và nông nghiệp.
IT không cần hạ tầng cơ sở và thành phần trẻ có đam mê và ao ước làm được cái gì đó tốt đẹp cho thương hiệu Việt Nam thay vì cứ sao chép hay ăn cắp bản quyền.
Ông nói: “Phát triển IT vì quan cán bộ ngu lắm, email không biết, software nói với mấy ông ấy như nói với vịt. Ít hạ tầng cơ sở nên mấy ông ấy không kiếm tiền được.”
IT khó kiểm soát vì tài khoản có thể đặt ngoài Việt Nam, tránh được bộ máy hành chánh chỉ đòi tiền. IT cần đột phá, sáng tạo, không cần gia truyền hay cổ truyền, tư duy luỹ tre làng bị gạt qua một bên. Đây là con đường mới cho giới trẻ, thời trang đối với Việt Nam nên họ rất hâm mộ.
Còn nông nghiệp, ngày nay không phải là sản xuất mà là tìm kiếm được thị trường. Nông phu tranh nhau đi chăn nuôi, trồng trọt nhưng tìm được thị trường rất khó vì nếu mình bán rẻ 10%, nước khác bán rẻ 20% hay 30% thì không thể cạnh tranh nổi.
Nhiều nước đã có sản xuất qui mô, công nghệ cao trong khi Việt Nam chưa đạt tới trình độ đó thì cũng khó cạnh tranh. Để tìm được thị trường cần có hàng đặc thù, trong khi nhà nước không giúp gì được vì chỉ lo “hành dân là chính”, vì thế giới trí thức có thể làm được việc này. Sau đó phải có trung gian tiếp thị, về mặt này người Việt ở hải ngoại đóng góp vai trò quan trọng.
Như người Tàu họ có chuỗi dây phân phối rất hữu hiệu. Nhưng nay với công nghệ thông tin, vai trò của người trung gian cũng đang giảm đi, thông tin về mặt hàng có thể tìm thấy trên mạng.
Đó là những lí do tại sao Tiến sĩ Alan Phan nhấn mạnh đến hai khu vực IT và nông nghiệp để Việt Nam có thể cạnh tranh và có những tiến bộ hơn về kinh tế.
Vì sao lại là hai khu vực đó. Theo ông, với dân số hơn 90 triệu, xã hội Việt Nam ngày nay gồm những nhóm sau:
1/ Những người của thế giới kỹ thuật số, họ sống xa lánh hoàn toàn với thế giới bên ngoài, biết được những thứ mà dân thường không biết, họ khao khát có tiến bộ cho đất nước. Số người này khoảng 6 triệu.
2/ Nông dân từ 30 đến 40 triệu, chỉ lo kiếm sống và mong muốn đời sống được cải thiện một chút.
3/ Quan chức cán bộ, hơn 3 triệu. Đối với những người này, cứ trả lương cho họ nằm nhà là tốt nhất cho dân.
4/ Thành phần còn lại là những người không làm mà vẫn ăn, suốt ngày đi nhậu rồi về nhà đánh vợ, ù lì đến độ không còn chút hy vọng gì vào đám người này.
Vì thế tạo cơ hội phát triển cho hai thành phần IT và nông dân sẽ là những mũi nhọn đưa kinh tế Việt Nam đi lên.
Là người với nhiều kinh nghiệm làm ăn trên thương trường quốc tế, ông cũng đã đầu tư vào Việt Nam 2 triệu đô-la và mất hết. Những năm qua Tiến sĩ Alan Phan làm tham vấn hướng dẫn cho doanh nhân Việt biết cách làm ăn theo lối Mỹ.
Tuy nhiên, trong nhiều cuộc phỏng vấn ông đã nói bạo khiến quan chức nhà nước không vui: “Mình nhìn sao nói vậy nên có hơi sốc với nhiều người nên bây giờ nhà nước không cho tôi có những phát biểu trực tuyến nữa. VTV có phỏng vấn tôi 30 phút, sau khi cắt xén đi còn chừng 5 phút.”
Ông nói:
“IT không cần nhiều cơ sở hạ tầng. Mấy ông quan chức rất khôn lanh, xây cầu đường, tượng đài họ chia nhau được. Mức độ trù phú của miếng bánh cắt riết mà cái bánh ngày càng nở ra. Người ta đang ăn ngon thế này thì sao đòi được. Được cái mấy ông chỉ đi vay, rồi ăn bớt ăn xén cái đó. Dân mình chịu nợ thôi. Mà tính quịt là muôn đời của người Việt Nam. 15 năm sau có nước nào đòi nợ thì chỉ còn cái quần cụt thì không có gì để đòi được nữa.”
Ông kể, một quan chức cao cấp nói thằng nào ngu cho vay thì mình cứ lấy tiền đó mình sài. Người dân họ không biết, cứ để cho dân uống bia tự do là thoải mái rồi, họ không thắc mắc gì.
Về những người từ Mỹ về đầu tư, nhắc đến ông David Dương, Tiến sĩ Alan Phan phát biểu:
“Tôi nghe ông về xử lí rác thì tôi thích thú lắm. Mong ông xử lí rác ở Ba Đình thì ông lại xử lí rác ở đâu Đa Phước. Mong một ngày ông sẽ đưa Ba Đình vào đống rác của ông ấy”. Hội trường òa lên những tiếng cười.
Tiến sĩ Alan Phan du học Mỹ từ năm 1963, năm 1968 ông về nước và đã làm chủ nhiều công ti thời Việt Nam Cộng hòa với số công nhân lên đến 18 nghìn.
Năm 1975 ông ra nước ngoài, có lúc điều hành công ti trên sàn chứng khoán với tài sản 700 trăm triệu đô-la. Cuộc đời nhiều thăng trầm và nay đã 70 tuổi, với tài sản chắc cũng vài chục triệu đô-la.
Nhưng nếu gặp ông ngoài đường, qua trang phục ông mặc hôm ra mắt sách, với áo vét quần jean thùng thình, không cà-vạt, đi giầy Ba-ta. Có ai biết ông là một doanh nhân triệu phú.
Bài đã đăng trên trang blog riêng của tác giả và được một số trang web tiếng Việt đăng lại.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Bờ biển Việt Nam đang rơi dần vào tay TC.



Bờ biển Việt Nam đang rơi dần vào tay TC.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam:
2015-09-30.

09302015-cn-own-mny-stratg-coast-area-in-vn.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Không được để phố biển Đà Nẵng trở thành phố Tàu !
Không được để phố biển Đà Nẵng trở thành phố Tàu !
Báo Đời Sống Pháp Luật.

Biển Việt Nam đang ngày càng hẹp dần bởi đường lưỡi bò của TC, đây là câu chuyện có thể nói rằng hiện tại, hiếm có ai là không biết chuyện này. Nhưng, bờ biển Việt Nam đã và đang rơi dần vào tay TC, người Tàu Khựa có mặt trên toàn bộ các bãi biển đẹp của Việt Nam, và nơi nào họ xây dựng, nơi đó bị sóng xâm thực nặng nề, điều này cũng giống như nơi nào có mặt người TC trên dãy Trường Sơn, nơi đó trở nên trơ trọi.
Chuyện này có vẻ như không mấy ai được biết, ngoại trừ các quan chức chóp bu Việt Nam thôi .



Thế thân vạc.


Một người đàn ông tên Hiệu, sống ở thành phố Đà Nẵng, chia sẻ: “Bắt đầu qua Phạm Văn Đồng, đầu tiên là khu ông Thanh giao cho các ủy viên xây vila, nghỉ dưỡng vậy đó. Người Hà Nội họ vào đây mua đất nhiều lắm. Từ Phạm Văn Đồng chạy thẳng ra Furama, dân Hà Nội mua với giá cao lắm. Mà tui nghĩ sau lưng họ phải là người Tàu Phù,  bởi vì người Hà Nội đứng tên nhưng người TC mở sóng bạc, mở dịch vụ… Khu An Thái cũng có thể nói là cái rốn có nhiều người TC !”.

Theo ông Hiệu, chỉ riêng thành phố Đà Nẵng nơi ông ở, cái nơi được xem là tiến bộ nhất về vấn đề vệ sinh môi trường và văn minh thành phố. Nhưng đó chỉ là bề ngoài, chứ trong thực tế, nếu xét theo chiều sâu về văn hóa, chính trị và xã hội, đây cũng là thành phố có người Tàu Khựa mua đất theo dạng núp bóng người Việt Nam khá nhiều.

Các chiêu thức núp bóng của người Tàu cũng có lúc khá tinh vi nếu như đó là một tập đoàn kinh tế, hoặc là ông chủ lớn, phần còn lại, những ông chủ TC rất dễ dàng mua đất ở Việt Nam bởi dường như họ đã có một kế hoạch từ rất lâu, mà người Việt không nhìn thấy, hoặc nhà cầm quyền đã nhìn thấy nhưng bỏ lơ, xem như không có gì cả .

Nói về cách núp bóng đơn giản nhất, ông Hiệu cho rằng: chính những cuộc hôn nhân xuyên lục địa, các cô gái lấy chồng Đài Loan, hoặc lấy chồng TC là cầu nối cho chuyện này.

Một người Tàu Khựa muốn mua đất tại Việt Nam để kinh doanh làm ăn một cách ung dung, ăn trên ngồi trốc, việc đầu tiên là anh ta tìm cách cưới một cô gái Việt Nam thuộc diện nghèo, ít chữ nghĩa, gia đình và họ hàng cô ta nghèo, ít chữ nghĩa thì càng tốt.



Rất nhiều khác sạn lớn ở Đà Nẵng, chủ là người Tàu
Rất nhiều khách sạn lớn ở Đà Nẵng, chủ là người Tàu !


Sau khi cưới, chú rể sẽ cho gia đình vợ một số tiền khá lớn, và sai vợ giúp đỡ những gia đình bà con để tạo tình cảm, tạo mối dây ràng buộc. Sau khi cặp vợ chồng Việt – Tàu này đã bén rễ trong dòng tộc, họ hàng. Anh chồng người Tàu sẽ đi tiếp bước thứ hai, rủ gia đình phía vợ kinh doanh làm ăn, điều kiện anh ta đặt ra là phía vợ phải vào làm những chức danh trong công ty của anh ta, chính cô vợ sẽ làm chủ mảnh đất và nhà cửa. 

Cách này, chỉ cần kéo dài cuộc hôn nhân càng lâu thì càng có lợi, nếu cô vợ giở quẻ, hai bên ly hôn, chú rể Tàu cũng lấy lại được 50% tài sản sau khi thực hiện một số việc, vì đây là tài sản của hai vợ chồng tạo ra, sau khi đăng ký kết hôn theo luật hôn nhân Việt Nam hiện hành.

Thường thì những mảnh đất mà chú rể người Tàu chọn mua, sau đó chỉ thị gia đình vợ đến mua là những mảnh đất nằm dọc bờ biển, mua để xây dựng khách sạn cao cấp, nhà nghỉ sinh thái, và sòng bạc, hoặc nhà hàng, quán nhậu. 

Và có vẻ như các chú rể người Tàu sau khi kinh doanh, chỉ huy cho họ hàng bên vợ thực hiện những gì anh ta muốn, anh ta đạt được mục đích khá tốt, và chưa có cặp nào ly dị, nghĩa là người Tàu  vẫn cứ làm chủ trên đất Đà Nẵng dài dài. Cách thứ hai, theo ông Hiệu, đó là thế chân vạc trong chính trị, trong kiểu mua đất này, phải có trung tâm đầu não. 

Thường thì một số tay tài phiệt người TC đã được ủy nhiệm sang Việt Nam để làm mưa làm gió. 

Ông Hiệu nói rằng: sở dĩ ông dám khẳng định họ đã có ủy nhiệm là do khi sang Việt Nam, hầu như không có bất kỳ sự quen biết nào ở địa phương, nhưng họ lại tha hồ tác oai tác quái, ngồi trên đầu các ông chủ Việt Nam luôn. 

Bởi đã có một thế chân vạc quyền lực đủ vững chãi để họ có thể làm bất cứ chuyện gì.

Thế chân vạc mà ông Hiệu muốn nói đến ở đây chính là một ông chủ người TC được ủy nhiệm, một quan chức cấp trung ương, và một ông chủ Việt Nam. Ông chủ TC sẽ đứng ra đầu tư tiền bạc, đứng sân sau làm đạo diễn, ông chủ Việt Nam sẽ đứng tên trong dự án, và để bảo đảm ông chủ Việt Nam không quỵt tiền của ông chủ Tàu, phải có một quan chức cấp trung ương đứng sau lưng ông chủ TC để chống lưng, lo mọi việc.



Những bảng quảng cáo bằng tiếng Tàu tràn ngập đường phố


Một khi thế chân vạc này đã vào nề nếp, và hoạt động thì mọi chuyện sẽ mau chóng tạo mưa tạo gió trên đất Việt Nam. Ông Hiệu cho rằng: hiện tại, có rất nhiều tập đoàn kinh tế, đặc biệt là một vài tập đoàn khách sạn nổi tiếng do người Việt làm chủ trên danh nghĩa nhưng trên thực tế, ông chủ đích thực của nó là người Tàu .



Bờ biển đang hẹp dần.


Một người dân Hà Tĩnh, đang làm ăn, kinh doanh tại Đà Nẵng, không muốn nêu tên, chia sẻ thêm: “Người TC họ sang Việt Nam thuê đất ngon hết rồi, họ thuê lâu dài. Mình cạnh tranh không nổi đâu, vì mình chỉ đủ tiền thuê ngắn hạn, chừng hai năm. Nếu năm thứ hai mà mình ăn nên làm ra, tạo được thương hiệu thì họ lại lấy đất, TC lại nhảy vào thuê… Mình không chịu nổi đâu !”.
Vị này cho rằng: từ Hà Tĩnh cho đến Quảng Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, đều có người TC làm ăn, kinh doanh và tạo ảnh hưởng không nhỏ ở đây. Nói rộng ra, hầu hết các tỉnh có bờ biển tại Việt Nam đều có những cái vòi bạch tuộc TC thò sang để làm mưa làm gió. Và nơi nào họ xây dựng, làm ăn, nơi đó tất nhiên phải có những sự xảy ra đáng tiếc.

Nếu không phải là sự xảy ra đáng tiếc về con người như:  tai nạn lao động, người lao động bị ép giờ làm việc, ép tiền công, và ăn uống thiếu thốn… thì cũng là chuyện cứ nơi nào có người Tàu thì y như rằng sau đó không bao lâu, hàng loạt tệ nạn xã hội vây bủa khu vực đó, và nhiều thế hệ bị sa đọa, trở thành tay chân cho người TC trong các đường dây xã hội đen. 

Đương nhiên là các thành phần người Việt Nam hư hỏng, hoặc một số quan chức địa phương rất sùng bái những ông chủ người TC.

Và có một chuyện lạ là khu vực bờ biển nào có người TC xây dựng thì liền sau đó không lâu, bờ biển bị xâm thực nặng nề. Hầu hết các vùng bờ biển trên cả nước đều bị như thế, không riêng gì miền Trung.

Hiện tại, bờ biển trên cả nước đã có mặt các ông chủ người TC núp bóng người Việt Nam để mua đất, làm ăn kinh doanh. Và nơi nào họ đến làm ăn, nơi đó trở thành một biệt khu, và là một ẩn số về tai họa lâu dài cho người Việt Nam.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.





.






__._,_.___

Posted by: Yen Tran 

Trung Cọng Bắt Đầu Thôn Tính Việt Nam Từ Đà Nẵng - Chặt Lìa Bắc Nam?


 From: Quyet Nong <
To: "vn-share-news
Sent: Monday, September 28, 2015 9:29 AM
Subject: [VN-SHARE-NEWS] Trung Quốc Bắt Đầu Thôn Tính Việt Nam Từ Đà Nẵng - Chặt Lìa Bắc Nam?


Trung Cọng Bắt Đầu Thôn Tính Việt Nam Từ Đà Nẵng - Chặt Lìa Bắc Nam?







Người nói tiếng Trung Quốc ồ ạt mua đất ven bin Đà Nng?

TT - Ông Nguyễn Điểu, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP Đà Nẵng, vừa lên tiếng cảnh báo hiện tượng người nước ngoài núp bóng người Việt mua lại nhiều lô đất ven biển trên địa bàn.
Thông tin tại hội nghị Thành ủy Đà Nẵng, ông Điểu cho biết: Sở Tài nguyên - môi trường vừa gửi hồ sơ qua Sở Kế hoạch - đầu tư để xem xét cẩn trọng nguồn gốc các doanh nghiệp do người Việt đứng tên sang nhiều lô đất ở các quận ven biển Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà, nhưng sau lưng là những người nước ngoài.

Những vụ chuyển nhượng này thông qua rất nhiều cấp, thực hiện thỏa thuận với nhà đầu tư, các chủ nhà đất của dân, các chủ khách sạn... Đó là hoạt động chuyển nhượng đất đai cho người nước ngoài, chủ yếu là người nói tiếng Trung Quốc. 
Dải đất được chính quyền Đà Nẵng cảnh báo đang có hiện tượng người nước ngoài đứng sau lưng người Việt để mua đất - Ảnh: Hữu Khá

“Điều này tiềm ẩn nguy cơ rất lớn. Chúng tôi đã nhiều lần báo cáo” - ông Điểu nói.

Liên quan đến vụ việc, ông Trần Thọ - bí thư Thành ủy Đà Nẵng - cho rằng việc người nước ngoài đứng sau lưng người Việt để mua đất là chuyện cực kỳ nguy hiểm, đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng lưu ý thường xuyên kiểm tra, có biện pháp phù hợp, xử lý đúng quy định pháp luật.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, khu vực mua bán đất có yếu tố nước ngoài xảy ra tại dải đất sát với sân bay Nước Mặn (quận Ngũ Hành Sơn). Nơi đây thường xuyên có đông đảo người nước ngoài đến du lịch, cư trú.

Vừa qua có 13 lô đất được chuyển nhượng có dấu hiệu do người nước ngoài bơm tiền cho người Việt mua đất, trong đó một số trường hợp đang làm thủ tục xây dựng nhà công trình để kinh doanh.

Ngoài ra, một số nhà hàng, khách sạn ven biển đã xuất hiện tiếng Trung to tướng bên cạnh tiếng Việt để lôi kéo khách.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Lan, một chuyên gia bất động sản ở Đà Nẵng, cho biết theo Luật đất đai năm 2013, người nước ngoài không được phép nhận quyền sử dụng đất tại VN. Luật nhà ở (có hiệu lực từ ngày 1-7-2015) chỉ cho phép người nước ngoài được mua nhà tại VN với thời hạn sở hữu tối đa là 50 năm. Do vậy, việc người nước ngoài mua bán đất, dù dưới hình thức núp bóng người Việt, cũng là hành vi vi phạm pháp luật.

Trong khi đó, dù cho rằng rất khó xử lý về mặt pháp luật do người Việt vẫn đứng tên trên giấy tờ sang nhượng đất đai, nhưng theo luật sư Lê Cao (Công ty luật hợp danh FDVN), chuyện người Trung Quốc núp bóng người Việt mua đất ven biển Đà Nẵng là vấn đề cần phải cảnh giác bởi liên quan đến chuyện an ninh quốc phòng ở các vị
trí trng yếu ven bin.

Theo ông Cao, để ngăn chặn hiện tượng người nước ngoài núp bóng mua đất tại các khu vực nhạy cảm này, chính quyền cần kiểm soát về mặt con người, trong đó giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh ở các công trình, khu đất này. Đặc biệt là phải giám sát, kiểm soát được nguồn lao động mà chủ cơ sở sử dụng, nắm được người chủ thật sự họ

đang làm gì đó.

Hữu Khá

_________

Lời bình TS Nguyễn Xuân Diện: Trung Quốc đã đặt xong từ lâu căn cứ quân sự tại khu Hoàng Đạt, chạy dọc bờ biển và song song với sân bay Nước Mặn rồi. Đây là điểm ngắn nhất, theo đường chim bay ra tới quần đảo Hoàng Sa - quần đảo của VN bị Trung Quốc cướp năm 1974, trong sự đồng lõa của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Chiếm được vị trí yết hầu Đà Nẵng, chặt lìa Việt Nam làm hai, lúc đó chỉ còn đặt nền cai trị, hoàn thành Hội nghị Thành Đô 1990.

Thực ra, việc bán Đà Nẵng đã xong từ lâu! Nay, hiện thực hóa và công khai hóa việc bán nước để dò lòng dân thôi. Dốt như Tễu chỉ quanh quẩn ao làng còn biết vậy!








Người nói tiếng Trung Quốc ồ ạt mua đất 
ven biển Đà Nẵng?

26/09/2015 11:20 GMT+7
TT - Ông Nguyễn Điểu, giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP Đà Nẵng, vừa lên tiếng cảnh báo hiện tượng người nước ngoài núp bóng người Việt mua lại nhiều lô đất ven biển trên địa bàn.
             
          

Nghe đọc bài: Người nói tiếng Trung Quốc ồ ạt mua đất 
ven biển Đà Nẵng?
Dải đất được chính quyền Đà Nẵng cảnh báo đang có hiện tượng người nước ngoài đứng sau lưng người Việt để mua đất - Ảnh: Hữu Khá
Dải đất được chính quyền Đà Nẵng cảnh báo đang có hiện tượng người nước ngoài đứng sau lưng người Việt để mua đất - Ảnh: Hữu Khá
Thông tin tại hội nghị Thành ủy Đà Nẵng, ông Điểu cho biết: Sở Tài nguyên - môi trường vừa gửi hồ sơ qua Sở Kế hoạch - đầu tư để xem xét cẩn trọng nguồn gốc các doanh nghiệp do người Việt đứng tên sang nhiều lô đất ở các quận ven biển Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà, nhưng sau lưng là những người nước ngoài.
Những vụ chuyển nhượng này thông qua rất nhiều cấp, thực hiện thỏa thuận với nhà đầu tư, các chủ nhà đất của dân, các chủ khách sạn... Đó là hoạt động chuyển nhượng đất đai cho người nước ngoài, chủ yếu là người nói tiếng Trung Quốc.
“Điều này tiềm ẩn nguy cơ rất lớn. Chúng tôi đã nhiều lần báo cáo” - ông Điểu nói.
Liên quan đến vụ việc, ông Trần Thọ - bí thư Thành ủy Đà Nẵng - cho rằng việc người nước ngoài đứng sau lưng người Việt để mua đất là chuyện cực kỳ nguy hiểm, đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng lưu ý thường xuyên kiểm tra, có biện pháp phù hợp, xử lý đúng quy định pháp luật.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, khu vực mua bán đất có yếu tố nước ngoài xảy ra tại dải đất sát với sân bay Nước Mặn (quận Ngũ Hành Sơn). Nơi đây thường xuyên có đông đảo người nước ngoài đến du lịch, cư trú.
Vừa qua có 13 lô đất được chuyển nhượng có dấu hiệu do người nước ngoài bơm tiền cho người Việt mua đất, trong đó một số trường hợp đang làm thủ tục xây dựng nhà công trình để kinh doanh.
Ngoài ra, một số nhà hàng, khách sạn ven biển đã xuất hiện tiếng Trung to tướng bên cạnh tiếng Việt để lôi kéo khách.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Lan, một chuyên gia bất động sản ở Đà Nẵng, cho biết theo Luật đất đai năm 2013, người nước ngoài không được phép nhận quyền sử dụng đất tại VN. Luật nhà ở (có hiệu lực từ ngày 1-7-2015) chỉ cho phép người nước ngoài được mua nhà tại VN với thời hạn sở hữu tối đa là 50 năm. Do vậy, việc người nước ngoài mua bán đất, dù dưới hình thức núp bóng người Việt, cũng là hành vi vi phạm pháp luật.
Trong khi đó, dù cho rằng rất khó xử lý về mặt pháp luật do người Việt vẫn đứng tên trên giấy tờ sang nhượng đất đai, nhưng theo luật sư Lê Cao (Công ty luật hợp danh FDVN), chuyện người Trung Quốc núp bóng người Việt mua đất ven biển Đà Nẵng là vấn đề cần phải cảnh giác bởi liên quan đến chuyện an ninh quốc phòng ở các vị 
trí trọng yếu ven biển.
Theo ông Cao, để ngăn chặn hiện tượng người nước ngoài núp bóng mua đất tại các khu vực nhạy cảm này, chính quyền cần kiểm soát về mặt con người, trong đó giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh ở các công trình, khu đất này. Đặc biệt là phải giám sát, kiểm soát được nguồn lao động mà chủ cơ sở sử dụng, nắm được người chủ thật sự họ 
đang làm gì ở đó.
HỮU KHÁ


Ai đã “rước” một công ty TQ trá hình vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng?

Lê Anh Hùng

Trong 90 triệu người Việt chắc không ai muốn bị ám ảnh bởi ý nghĩ ĐCSVN là bán nước, hoàn toàn không. Nhưng những sự thật như thế này thì dân chúng chẳng biết đường nào giải thích. Nếu tính từ việc bán rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, những trụ sở cực kỳ hệ trọng ủy thác cho TQ xây như trụ sở Bộ Công an trên đường Phạm Văn Đồng Hà Nội, cho đến những khu “nhượng địa” 50-70 năm như Vũng Áng, hay Đà nẵng (bài dưới đây) thì rõ ràng, “hầm chông” của bạn vàng cắm lên mình Tổ quốc mỗi ngày đang một lan rộng dần.
Để giữ được niềm tin cho dân, câu trả lời thiết thực nhất chỉ có thể là một chủ trương xuyên suốt, thể hiện bằng những đối sách nhất quán từ trên xuống dưới, để chặn đứng ngay lập tức âm mưu “tằm ăn dâu” hung hiểm kia, cũng như vô hiệu hóa rốt ráo những “cái bẫy” có thể đã giăng lên mà chưa biết khi nào sẽ sập.

Bauxite Việt Nam
Công ty Hoa Tây Trung Quốc đang thực hiện giai đoạn hai của dự án.
Tháng 6/2006, Bộ Kế hoạch – Đầu tư chính thức cấp giấy phép đầu tư cho dự án khu du lịch và giải trí quốc tế đặc biệt tại Đà Nẵng cho Công ty Silver Shores, một Cty Mỹ ở California, tổng vốn đầu tư 160 triệu USD.
Với hai giai đoạn đầu tư, Cty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores, pháp nhân thực hiện dự án, được giao ngót 1km dọc theo bờ biển Sơn Trà – Điện Ngọc, nay là đường Võ Nguyên Giáp. Nếu tính  khoảng cách trung bình từ đường Võ Nguyên Giáp đến bờ biển là 300m thì diện tích đất mà chủ đầu tư được giao phải lên tới 30ha.
30ha đất, chạy dọc theo 1km bờ biển, toạ lạc ở trung tâm một thành phố quan trọng bậc nhất như Đà Nẵng, đối diện với sân bay Nước Mặn… rõ ràng đây là một địa điểm hết sức nhạy cảm về an ninh – quốc phòng.
Ngay từ giai đoạn khởi công, dự án này đã có nhiều khuất tất, mờ ám, khiến dư luận rất lo ngại. Tất cả các khâu của dự án, từ thiết kế, thi công, giám sát đều do nhà thầu Trung Quốc đảm trách. Người Việt Nam không được phép bén mảng vào trong khu vực thi công; ô tô của người Việt Nam chở vật liệu xây dựng cho công trình cũng phải dừng lại và đổ hàng ở cổng. Các toà nhà được đúc bằng bê tông cực kỳ kiên cố, không phải xây bằng gạch thường.
‘Tiểu quốc’ Silver Shores của Đại Hán ở Đà Nẵng (ảnh: Lê Anh Hùng)

Hiện nay, “nhà đầu tư” Silver Shores đang thực hiện giai đoạn hai của dự án. Và, giống như giai đoạn 1, tất cả các khâu của dự án, từ thiết kế, thi công, giám sát cũng đều do người Trung Quốc đảm trách. Nhà thầu thi công là Cty TNHH Hoa Tây Tứ Xuyên, một Cty con của Cty Hoa Tây Trung Quốc.
Cty Hoa Tây Trung Quốc đang thực hiện giai đoạn hai của dự án.

Người Trung Quốc đang làm gì bên trong bức tường rào và cánh cổng im lìm trên khu đất mặt biển dài 1km và rộng 30ha ngay trung tâm Đà Nẵng?

Không chỉ là chủ đầu tư của dự án hết sức nhạy cảm nói trên, Cty Silver Shores còn nhắm đến nhiều vị trí nhạy cảm khác mà báo chí đã nêu: tham gia góp vốn vào dự án khu nghỉ dưỡng World Shine trên đèo Hải Vân (nay đã tạm dừng trước sự phản đối gay gắt của dư luận); xin thực hiện dự án tàu lặn đáy kính ngắm san hô tại khu vực bán đảo Sơn Trà (1 trong 3 vị trí phòng thủ quan trọng nhất khu vực Đà Nẵng là Hải Vân – Sơn Trà – Phước Tường), dự án “Khu ký túc xá cho nhân viên Silver Shores” (nằm giữa hai trận địa pháo phòng không của thành phố), dự án “Khu phức hợp bến cảng du thuyền trên sông Hàn” tại khu vực cảng cá Thuận Phước (cũ) thuộc phường Thuận Phước (quận Hải Châu), dự án “Tàu lặn đáy kính ngắm san hô tại khu bán đảo Sơn Trà và mở rộng phạm vi du thuyền 20 hải lý”, dự án “Chuyên canh rau sạch” tại thôn Cẩm Toại Tây (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang; nằm trên đường rút lui chiến lược quốc phòng), v.v.
Một trong những khách sạn của người Trung Quốc nằm đối diện khu du lịch Silver Shores trên đường Võ Nguyên Giáp, Đà Nẵng

Hai bên con đường mang tên Võ Nguyên Giáp, ngay trước mặt sân bay Nước Mặn, đang dần trở thành một “đặc khu Trung Quốc”
Những người lái xe taxi trước sòng bài cho chúng tôi biết, các khu đất đối diện với khu du lịch và sòng bài Silver Shores bên kia đường Võ Nguyên Giáp đều đã được bán cho người Trung Quốc. Trong tương lai, nơi đây sẽ hình thành một khu phố Tàu, hay đúng hơn là một “đặc khu Trung Quốc” giữa lòng thành phố Đà Nẵng.
Đến đây thì có lẽ ngay cả những ai ngây thơ nhất cũng phải đặt câu hỏi: Vậy Silver Shores là Cty của Mỹ hay của Trung Quốc?
Theo trang Bizapedia và trang BusinessesCalifornia thì Silver Shores Ltd. được thành lập ngày 22/11/2004 tại California; địa chỉ: 1440 142Nd Ave,, San Leandro Ca 94578; hiện đã giải thể. Trụ sở chính của Cty: Unit D, 12/F., Seabright Plaza, 9-23 Shell Street, North Point, Hong Kong, China 94578.
Trang California Corporates cho biết Silver Shores Ltd. được đăng ký thành lập ngày 22/11/2004; địa chỉ: 1440 142Nd Ave,, San Leandro Ca 94578; Cty mẹ là Silver Shores Ltd., tại địa chỉ Unit D, 12/F., Seabright Plaza, 9-23 Shell Street, North Point, Hong Kong, China 94578.
Theo trang AMFIBI thì Cty Silver Shores Ltd. ở California có doanh thu hàng năm từ 725.000 – 750.000USD, với số nhân sự dao động từ 1–4 người.
Trang Buzzfile cho biết nhân sự của Silver Shores Ltd. gồm… 2 người.
Như vậy, có thể khẳng định Silver Shores Ltd. ở California (Hoa Kỳ) là một Cty ma của Trung Quốc, không điện thoại, không email, không website, và đã biến mất sau khi hoàn thành “sứ mạng” của mình.
Việc các ông chủ Tàu cố che dấu lai lịch Trung Quốc của Silver Shores rõ ràng là để dễ bề nhắm đến những vị trí nhạy cảm về an ninh – quốc phòng ở Đà Nẵng nhiều năm qua.
Chưa hết, mặc dù từng thành lập chi nhánh ở Mỹ và là chủ đầu tư của những dự án hàng trăm triệu USD ở Việt Nam, song Cty Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông lại không có website riêng cũng như bất cứ thông tin gì trên mạng. Thông tin duy nhất mà chúng tôi tìm thấy liên quan đến cái tên Silver Shores tại Hồng Kông nằm ở trang Hong Kong Company List và trang Hong Kong Company Directory; nhưng đây lại là Silver Shores International Limited., chứ không phải Silver Shores Ltd., và thời điểm đăng ký thành lập là ngày… 26/9/2013. Thông tin đó được hai trang mạng trên lấy từ chuyên trang Integrated Companies Registry Information System (Hệ thống Thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Hợp nhất) nằm trong website của Companies Registry (Cơ quan Đăng ký Doanh nghiệp) thuộc Đặc khu Hành Chính Hồng Kông:
Ảnh chụp thông tin về Cty “Silver Shores International Limited” trên website của Cơ quan Đăng ký Doanh nghiệp Hồng Kông

Như vậy, Silver Shores Ltd. ở Hồng Kông (Trung Quốc), Cty mẹ của Silver Shores Ltd. ở California (Hoa Kỳ), cũng là Cty ma nốt. Đằng sau chúng rõ ràng là những bàn tay đạo diễn mờ ám.
Điều tra nguồn gốc một Cty không phải là điều gì đó quá khó khăn, nhất là với một bộ máy quản lý nhà nước khổng lồ, một lực lượng “an ninh nhân dân” hùng hậu mà năng lực điều tra thuộc loại “hàng đầu thế giới” như ở Việt Nam. Vậy nên việc nhà chức trách Việt Nam dễ dàng để lọt lưới một Cty ma, và dĩ nhiên chưa bao giờ hoạt động trong những ngành đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và năng lực quản lý như khách sạn/khu nghỉ dưỡng cao cấp và đặc biệt sòng bài, là điều hết sức khó hiểu.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Ai là đã “rước” một Cty Trung Quốc trá hình và mờ ám vào cắm chốt những vị trí hiểm yếu ở Đà Nẵng?[i] Quan trọng hơn, hiểm hoạ mang tên “Silver Shores” kia cần phải được ngăn chặn và loại trừ như thế nào?
_________
Ghi chú:
[i] Silver Shores nhận được sự ưu ái đặc biệt không chỉ của chính phủ mà cả lãnh đạo Tp Đà Nẵng.
Dự án này được giao đất sử dụng trong vòng 70 năm, vượt quá 20 năm so với quy định của Luật Đất đai 2003.
Ngày 14/4/2014, trong buổi làm việc với Đảng bộ, chính quyền Tp Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét để Đà Nẵng mở rộng thêm bàn chia bài ở khu du lịch quốc tế Silver Shores.
Tháng 9/2012, trong một buổi làm việc với Cty Silver Shores, ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã “đề nghị UBND Tp Đà Nẵng tổ chức một cuộc họp liên ngành thuế, tài chính và UBND Thành phố, nhằm tìm ra hướng giải quyết tốt nhất” cho khoản nợ thuế lên tới 28 tỷ VNĐ của Silver Shores. Người đứng đầu Tp Đà Nẵng thậm chí còn phát biểu: “Các ngân hàng cứ yên tâm cho Silver Shores vay tiền để họ triển khai thật tốt giai đoạn II. Khi Dự án hoàn thành thêm 1.000 phòng, kết hợp với khu vui chơi có thưởng, khách du lịch sẽ ào ào kéo đến chơi, nghỉ dưỡng…thì sợ gì thiếu tiền để trả.”
Khách sạn/khu nghỉ dưỡng cao cấp và đặc biệt sòng bài là những ngành kinh doanh có tính đặc thù rất cao. Vì vậy, đằng sau các dự án đầu tư trong các lĩnh vực này thường là những thương hiệu lớn với bề dày kinh nghiệm lâu năm thì mới có thể tồn tại được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Xem ra, giống như dự án Formosa Hà Tĩnh, một doanh nghiệp Trung Quốc chưa từng sản xuất thép lại được giao một phần lãnh thổ bằng 1,2 lần diện tích Macao ở vị trí cực kỳ xung yếu trong 70 năm để… sản xuất thép, “vũ khí cạnh tranh” quan trọng nhất của Silver Shores ở Việt Nam cũng chính là những quan chức hoặc đã bán linh hồn cho quỷ, hoặc đã mờ mắt vì tiền.
L.A.H

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 



__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Featured Post

Lisa Pham 15.04.2024

My Blog List