Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, September 6, 2019

Sầu riêng Việt Nam sang Mỹ.



Subject:  Sầu riêng Việt Nam  sang Mỹ.



                                                            Sầu riêng Việt Nam sang Mỹ.



                                                            Trái sầu riêng được  đông lạnh nguyên trái vận chuyển bằng đường biển xuất cảng sang Mỹ.


            Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Vina T&T Group, cho biết: Trong tháng 8-2019, công ty đã xuất cảng hơn 300 tấn sầu riêng sang Mỹ. Hiện công ty tiếp tục chuẩn bị cho đơn hàng tiếp theo sang thị trường này.
            Trước đây, công ty cũng đã xuất cảng sầu riêng, nhưng vài năm trở lại đây với sức tiêu thụ quá lớn từ thị trường TC. Doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh với các thương lái TC, vì họ sang tận vườn, thu mua với giá cao nên các công ty xuất cảng không đủ nguồn cung cấp, và giá cao xuất sang Mỹ không có lợi nhuận.



Sầu riêng Việt Nam 'bơi' sang Mỹ, giá 185.000 đồng/kg - ảnh 1
Sầu riêng phải được  đông lạnh -18 độ C mới xuất cảng sang Mỹ.


            Năm nay, TC siết lại nhập cảng nông sản, nhất là tiểu ngạch, nên lượng sầu riêng xuất sang nước này giảm, giá sầu riêng trong nước cũng hợp lý ở mức khoảng 50.000 đồng/kg. Theo ông Tùng, với mức giá thu mua tại vườn khoảng 50.000 đồng/kg và nguồn cung cấp lớn thì Doanh nghiệp mới có thể xuất cảng.
            “Để sầu riêng xuất cảng sang Mỹ, sau khi thu mua trái tươi tại vườn, sầu riêng sẽ được đưa vào kho  đông lạnh với nhiệt độ cực lạnh tới… -40 độ C để bảo quản được lâu và bảo đảm chất lượng tốt nhất. Sau đó sầu riêng xuất cảng sang Mỹ sẽ chuyển vào các container lạnh được tiếp tục  đông lạnh ở nhiệt độ -18 độ C, vận chuyển bằng tàu biển, khoảng ba tuần sẽ có mặt tại Mỹ” – ông Tùng nói.



Sầu riêng Việt Nam 'bơi' sang Mỹ, giá 185.000 đồng/kg - ảnh 2
Để có nguồn hàng ổn định, bảo đảm chất lượng xuất cảng, sau khi thu mua tại vườn, sầu riêng sẽ được đưa ngay vào kho đông lạnh -40 độ C để bảo quản. 


            Theo ông Tùng, sầu riêng tới Mỹ sẽ được các nhà nhập cảng rã đông bán ra thị trường. Trái sầu riêng sau khi rã đông vẫn tươi ngon, bảo đảm  chất lượng, mùi vị như trái cây tươi. Được biết trái sầu riêng có giá bán lẻ tại siêu thị Mỹ khoảng 7-8 USD/kg (tương đương khoảng 161.000-185.000 đồng/kg).
                        QUANG HUY.




                                                                  Ăn, ngủ, làm giàu từ xoài Úc.



 

Từ hai bàn tay trắng, nhờ chịu khó học hỏi, đầu tư trồng xoài Úc, ông Bùi Sơn Hồng (60 tuổi, tổ dân phố Bãi Giếng 2, xã Cam Hải Tây, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã vươn lên làm giàu vài năm nay.



            Từ tay trắng vươn lên thành Tỷ phú:
            Những ngày cuối tháng 8/2019, đến thăm vườn trồng xoài Úc của ông Bùi Sơn Hồng (60 tuổi, tổ dân phố Bãi Giếng 2, xã Cam Hải Tây, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa), chúng tôi rất thích thú với những quả xoài Úc màu đỏ, vừa to, lại vừa tròn, sum xuê quả trong vườn của gia đình ông.
            Tiếp Phóng viên, ông Hồng kể: “Sau khi lập gia đình, tôi chẳng có gì ngoài hai bàn tay trắng và cuộc sống rất chật vật diễn ra nhiều năm. Hàng ngày, hai vợ chồng tôi phải bươn chải kiếm sống đủ thứ nghề để nuôi con. Sau khi tích góp được ít vốn, tôi thuê đìa nuôi tôm sú. Vụ đầu tiên, nhờ làm ăn thuận lợi và giá bán ra ổn định nên tôi đút túi trên 200 triệu đồng. Tưởng đâu vận may đến với gia đình tôi, tuy nhiên những vụ tiếp theo làm ăn không có lãi. Tạm gác giấc mơ làm giàu với con tôm, vợ chồng tôi kéo nhau lên bờ để đầu tư trồng xoài”.


khanh hoa: xay
                                                                                                                                                                                                            Ông Nguyễn Lai (phải)-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cam Lâm thăm vườn xoài chất lượng cao của vườn ông Hồng. Ảnh: DV.


            Ông Hồng chia sẻ: Do mới chân ước, chân ráo vào nghề trồng xoài nên ban đầu trồng các loại giống xoài canh nông, bồ trắng, bồ xanh… đến khi thu hoạch năng suất rất thấp, bán ra chỉ ba cọc ba đồng.
            “Không chịu đầu hàng trước khó khăn, tôi quyết định chuyển hướng sang đầu tư trồng giống xoài Úc chất lượng cao. Khi đã có quyết định chọ cây xoài Úc, việc đầu tiên tôi liền khăn gói vào các tỉnh miền Nam để học kỹ thuật trồng, chăm sóc, thực hiện các giai đoạn để xoài ra hoa, quả…”, ông Hồng nhớ lại.


.
khanh hoa: xay
                                                                                                                                                                                                                                                                        Giống xoài Úc không những cho năng suất cao mà màu sắc rất đẹp. Ảnh: DV.


            Chính tính chịu khó cần cù làm ăn, những quả ngọt lịm thật sự đã đến với gia đình ông Hồng, và giống xoài Úc này đã mang lại thu nhập khấm khá, lãi hàng trăm triệu đồng/năm. Từ diện tích ban đầu 1ha, đến nay ông Hồng đã nhân rộng được trên 3ha và áp dụng kỹ thuật sản xuất theo hướng VietGAP.
            Trong năm 2017, sản lượng xoài thu hoạch của gia đình ông Hồng đạt trên 25 tấn, với giá bán trung bình từ 50.000-60.000 đồng/kg, gia đình có lãi gần 400 triệu đồng. Hiện tại, vườn xoài Úc đang cho trái sum xuê rất bắt mắt và dự kiến khoảng 1 tháng nữa sẽ xuất bán ra thị trường.
            Không dừng lại ở việc trồng xoài Úc, nhận thấy thị trường tiêu thụ xoài có nhiều tiềm năng, ông Bùi Sơn Hồng đã mạnh dạn mở điểm kinh doanh và bao thầu sản phẩm xoài Úc của bà con nông dân địa phương và tiến hành vận chuyển xoài để cung cấp thị trường trong cả nước.


            Ăn, ngủ với xoài:
            Tâm sự với Phóng viên, Ông Hồng bộc bạch: “Cứ vào mùa thu hoạch xoài, vợ chồng tôi phải ăn ngủ hàng tháng trời với loại quả này. Để kịp chuyến hàng cung cấp cho khách, tôi phải thức trắng đêm đóng gói, vận chuyển xoài lên xe và cứ đến 4 – 5g sáng hôm sau mới dám rời vựa. Ngoài bao thầu, vận chuyển xoài ở địa phương,    thì hiện nay tôi còn vận chuyển bao thầu xoài của các tỉnh khác như: Đồng Nai, Tây Ninh, Đồng Tháp, Tiền Giang để xuất cảng sang thị trường  ngoại quốc”.
            Trung bình, mỗi ngày gia đình ông Hồng vận chuyển khoảng 3-4 chuyến xe vận tải xoài, mỗi chuyến trọng lượng khoảng 30 tấn, và mỗi năm gia đình ông có khoảng 300-400 xe  vận chuyển xoài xuất cảng.


khanh hoa: xay
                                                                                                                                                                                                                                                            Vườn xoài Úc của ông Bùi Sơn Hồng khoảng 1 tháng nữa sẽ cho thu hoạch. Ảnh: DV.


            Từ xuất cảng đến homestay:
            Nói về bí quyết làm ăn hiệu quả, ông Hồng cho biết thêm, trong chuyện làm ăn quan trọng nhất là chữ tín, và nhờ đó mà số lượng khách hàng đến với gia đình ngày càng đông hơn. Bên cạnh đó, phải biết tiết kiệm, không tiêu pha lãng phí, mỗi khi có cơ hội phải nắm bắt kịp thời, và bỏ vốn ra làm ăn, khả năng thành công sẽ cao hơn. Dự kiến, trong thời gian tới tôi sẽ thực hiện ý tưởng mở du lịch homestay trong vườn xoài để phục vụ cho du khách trong và ngoài nước.


khanh hoa: xay
                                                                                                                                                                                                                                                                                                Nhờ làm ăn có hiệu quả, ông Hồng đã tậu xe tiền tỷ. Ảnh: DV.


            Không những giỏi trong vấn đề làm kinh tế, bản thân ông còn tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động của địa phương, và các phong trào do Hội Nông dân phát động. Ngoài ra, ông Hồng còn tiên phong trong công tác hỗ trợ kinh phí cho trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn và chia sẻ kinh nghiệm làm ăn cho các hội viên, nông dân của địa phương.
            Trao đổi với Phóng viên, Ông Nguyễn Lai-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cam Lâm cho biết: Cây xoài là một trong những cây chủ lực của địa phương, và người dân thường trồng tập trung chính yếu tại xã Cam Hải Tây, Cam Hòa, Cam Thành Bắc, Cam Tân, thị trấn Cam Đức… Nhờ nhạy bén làm ăn, ông Bùi Sơn Hồng đã mở dịch vụ thu mua xoài của bà con, với giá cả ổn định hơn so với thị trường bên ngoài. Vựa thu mua xoài của gia đình ông đang là chỗ bao thầu nông sản tin cậy cho các vườn nông dân sản xuất xoài.
            “ Ông Hồng rất chịu khó, cần cù lao động và đam mê sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực. Đặc biệt, ông biết áp dụng thực hiện cho ra hoa trái vụ với những cây xoài Úc, nhờ đó khi thu hoạch bán giá thành cao hơn so với chính vụ”, ông Lai nhận xét
            Với thành công đạt được và những đóng góp của mình, năm 2018, ông Bùi Sơn Hồng đã được UBND tỉnh Khánh Hòa tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, và nhiều cấp tặng giấy khen vì thành tích kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững. Đặc biệt hơn, ông cũng là nông dân duy nhất của tỉnh Khánh Hòa vừa được bình chọn danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019”.


khanh hoa: xay
                                                                                                                                                                                                                                                                        Vườn của ông Hồng mang lại lãi từ 5-6 tỷ đồng/năm. Ảnh: DV.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            Hết.
Garanti sans virus. www.avast.com

__._,_.___

Posted by: van tran 

Lisa Phạm MỚI NHẤT 918 | Khai Dân Trí Mới Nhất Ngày 06|09 |2019| Tin 3 s...

Sunday, September 1, 2019

Nước mắm mùi thật và nước mắm mùi phụ gia.



Subject:  Nước mắm mùi thật và nước mắm mùi phụ gia.

                                                Nước mắm mùi thật và nước mắm mùi phụ gia.



                   Vũ Thế Thành.



          Hiệp hội Chế biến và xuất cảng thủy sản Việt Nam vừa chính thức có văn bản kiến nghị dừng ban hành TCVN 12607:2019 về Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia thực phẩm Vũ Thế Thành xung quanh vấn đề này.



Cá cơm Phú Quốc bắt lên muối ngay trên ghe, theo đúng tiêu chuẩn của Phú Quốc. Ảnh: Trần Việt Đức.


– Dự thảo TC VN 12607:2019 chỉ phân biệt nước mắm nguyên chất (chỉ có cá và muối) và nước mắm nói chung. Theo ông cách phân loại của dự thảo có hợp lý không?
           Nước mắm nói chung mà dự thảo phân loại là chỉ loại nước mắm có dùng phụ gia. Làm nước mắm phải mất từ tám tháng đến hơn cả năm mới ra được hương nước mắm đặc trưng. Lần rút đầu tiên là nước mắm nhỉ. Sau đó, người sản xuất lại cho nước muối vào thùng chượp để rút ra nước mắm thấp đạm hơn (từ 15 – 25 độ). Cứ thế cho vào, rút ra vài ba lần để rút cạn kiệt đạm và hương nước mắm.
          Nước mắm đạm cao (trên 30 độ) có độ mặn vừa phải, vì đạm cao và muối vừa phải đủ diệt vi khuẩn gây thối. Nhưng nước mắm thấp đạm (dưới 25 độ) phải có độ mặn cao, nếu không dễ bị hư thối. Để đáp ứng thị hiếu người dùng quen vị nhạt của nước mắm công nghiệp, nên nước mắm thấp đạm thường dùng thêm một chút đường hoá học che đi vị mặn, và có nơi cho thêm chất tạo vị. Dù có dùng thêm hai loại phụ gia, nhưng hương của loại nước mắm thấp đạm “cho vào rút ra” này tuyệt đối vẫn là hương tự nhiên.
          Còn nước mắm công nghiệp (tạm gọi là thế), mua nước mắm loại xoàng từ các nhà thùng làm gia công cho họ, bất kể hương vị ra sao. Về nhà máy, doanh nghiệp pha loãng ra nước mắm có độ đạm mong muốn, thường chỉ từ 10 – 12 độ đạm, rất thấp so với nước mắm “cho vào rút ra”. Sau đó, muốn ngọt dịu thì thêm đường hoá học. Muốn vị ngon thì thêm chất tạo vị. Muốn để lâu thì thêm chất bảo quản, do đó, nước mắm công nghiệp nhạt cỡ nào cũng không sợ hư thối. Muốn nước mắm có màu nâu cánh gián, hay hổ phách thì thêm phẩm màu. Muốn nước mắm rót ra trông sóng sánh thì thêm chất tạo sệt. Nhưng quan trọng là hương nước mắm, muốn hương nhân tạo kiểu gì cũng có, kể cả hương cá hồi như họ vẫn quảng cáo.
          Như vậy, có hai loại nước mắm dùng phụ gia:


                   1/ Loại nước mắm “cho vào kéo ra”, dùng hai loại phụ gia, nhưng vẫn là màu, là hương nước mắm tự nhiên, và:


                   2/ Loại nước mắm công nghiệp, xài tá lả phụ gia, từ hương nhân tạo, màu nhân tạo, vị nhân tạo, rồi chất bảo quản, rồi tạo nước mắm sóng sánh như thiệt…


          Trong khi, dự thảo TCVN 12607:2019 lại đồng hoá hai loại nước mắm này làm một, và gọi chung là nước mắm. Quê hương là mùi nước mắm, mà để nước có mùi tự nhiên chung một rọ với nước có mùi nhân tạo, thì có hợp lý không?


– Trả lời báo chí, ông Trần Văn Công (Phó Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), nói đã lấy ý kiến các cơ sở sản xuất nước mắm tên tuổi trong nước, trước khi đưa ra dự thảo. Nếu đã lấy ý kiến rồi thì hội thảo vừa rồi có ý nghĩa gì?
          Vấn đề là lấy ý kiến “doanh nghiệp tên tuổi” nào? Tôi nhấn mạnh, Dự thảo này chỉ có lợi cho nước mắm công nghiệp, nên không khó để biết họ hỏi ý kiến Doanh nghiệp nào. Hội thảo vừa rồi là do các Hội nước mắm địa phương, kể cả hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đồng tổ chức, mà sau cùng là kiến nghị ngưng ban hành dự thảo đó.
          Tôi được biết, ban tổ chức hội thảo có mời cục Chế biến của bộ Nông nghiệp, đại diện cơ quan soạn thảo, nhưng họ không tham dự. Bây giờ khi báo chí nêu ra, thì họ lại đưa ra những câu trả lời hết sức khập khiễng, mang tính… tự vệ, thay vì lắng nghe Doanh nghiệp và thảo luận thêm.


– Nước mắm Thái Lan với nước mắm truyền thống Việt Nam khác nhau như thế nào? Nếu khác nhau sao có thể có tiêu chuẩn Codex chung về hàm lượng histamin?
           Nước mắm Thái Lan hầu hết là nước mắm công nghiệp, chỉ khoảng 20 độ đạm trở xuống, và xài nhiều loại phụ gia, kể cả hương nước mắm nhân tạo. Codex quốc tế không biết gì về sản xuất nước mắm, nên giao cho Việt Nam và Thái Lan cùng biên soạn để Codex thông qua. Tiêu chuẩn này bất hợp lý khi đưa ra chỉ tiêu histamin trong nước mắm phải đưới 400ppm. Chỉ có nước mắm công nghiệp mới đáp ứng được chỉ tiêu histamin, vì nó được pha loãng. Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới sản xuất nước mắm cao đạm 30 – 43 độ, nên gặp khó khăn trong việc xuất cảng nước mắm truyền thống. Đầu năm 2018, Cục An toàn thực phẩm (bộ Y tế) tổ chức hội thảo về histamin trong nước mắm. Cục thừa nhận chỉ tiêu histamin như thế là không hợp lý, và hứa sẽ phối hợp, cùng nghiên cứu, vận động Codex quốc tế nới rộng chỉ tiêu histamin để Việt Nam có thể xuất khẩu nước mắm truyền thống.



Nước mắm Phú Quốc thực hành chế biến với những tiêu chuẩn khắt khe. Ảnh: Anh Tuấn.


– Có ông cán bộ tiêu chuẩn trả lời TCVN về nước mắm không bắt buộc. Đó có phải là cái bẫy?
          Bẫy hay không thì tôi không biết, nhưng có nhiều điều ẩn khuất cần làm rõ. TCVN không bắt buộc, nhưng là bước đệm để đưa đến quy chuẩn quốc gia về nước mắm, có tính pháp lý.  Những khuyến nghị về thực hành trong dự thảo có nhiều bất cập, chỉ thích hợp cho sản xuất nước mắm công nghiệp. Về chỉ tiêu histamin, tôi đề nghị có hội thảo khoa học cho rõ ràng, chứ không thể dựa vào tiêu chuẩn Codex. Nhưng quan trọng hơn, đó là cách phân loại nước mắm, đồng hoá nước mắm phụ gia mà còn giữ hương và màu nước mắm tự nhiên với loại nước mắm công nghiệp mà hương, màu, vị toàn là nhân tạo. Cũng vì cách phân loại này mà các nhà sản xuất nước mắm truyền thống cả hơn năm nay vẫn chưa thành lập được Hiệp hội. Nước mắm truyền thống sẽ còn lận đận rất nhiều.


– Ông có thể giải thích thêm về câu nói “Quê hương là mùi nước mắm”, sao không phải là vị nước mắm?
           Nước mắm là sản phẩm truyền thống có cả vài trăm năm nay rồi, từ Nam chí Bắc đều có những làng nghề chuyên làm nước mắm, chưa kể nước mắm nhà làm. Do thời tiết, khí hậu và nguồn nguyên liệu (cá) mỗi nơi mỗi khác, nên hương nước mắm không vùng nào giống vùng nào cả. Vì sao? Đó là do cách làm nước mắm khác nhau, do ông cha vùng đó nghĩ ra để thích nghi với điều kiện khắc nghiệt, rồi truyền lại cách làm cho con cháu. Miền Nam nắng nóng quanh năm, nguồn cá béo tốt, nên nước mắm có mùi dịu hơn. Còn miền Trung Bắc bộ như Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hoá, Hải Phòng… thì mấy tháng nóng, mấy tháng lạnh, họ phải đánh khuấy cá cho nát ra, dùng ít muối, nên lên men mạnh hơn, mùi nước mắm ra nặng hơn.


– Tôi cũng từng được ăn nước mắm “nhà làm” của Mỹ Thuỷ (Quảng Trị) – một làng mắm, theo chính quyền sở tại, có cách đây hơn 500 năm – tức là thời còn là đất Chăm, sau đó mới nhượng cho Việt Nam, màu nước vàng nhạt, mùi khăm khẳm, mặn vừa?
          Không thể nói mùi nước mắm vùng nào “thơm” hơn vùng nào cả. Dân vùng nào xài nước mắm vùng đó, xài từ hồi nhỏ, xài riết đâm ghiền mùi nước mắm quê mình. Xài nước mắm vùng khác họ chê nhạt mùi, nhưng dân vùng khác xài nước mắm của họ lại chê nặng mùi. Mùi nước mắm mỗi vùng miền khác nhau, gắn chặt với từng địa phương, nước mắm Nha Trang, nước mắm Cát Hải, nước mắm Mỹ Thúy… Chỉ cần ngửi mùi nước mắm là nhận ra được quê hương chòm xóm, nhận ra được ký ức tuổi thơ của mình.


                                                                                                                                                                                                                                                                                Hết.




__._,_.___

Posted by: van tran 

Lisa Phạm Khai Dân Trí 913 | Lisa Phạm Mới Nhất | Ngày 01 | 09 | 2019

Featured Post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

My Blog List