Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, April 29, 2017

Việt Nam thua Lào và Campuchia mọi mặt - Vì sao?




Tư tưởng Hồ Chí Minh. Tranh Babui.

Việt Nam thua Lào và Campuchia mọi mặt - Vì sao?

Cát Linh, phóng viên RFA
2017-04-28
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama (thứ 4 từ trái) và phu nhân thủ tướng Hunsen thăm một trường học ở Siem Reap vào ngày 21 tháng 3 năm 2015.
Cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama (thứ 4 từ trái) và phu nhân thủ tướng Hunsen thăm một trường học ở Siem Reap vào ngày 21 tháng 3 năm 2015.
AFP photo
Việt Nam thua Lào và Campuchia mọi mặt - Vì sao?
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa kết thúc chuyến thăm chính thức Campuchia và Lào từ ngày 24 đến 27 tháng 4, năm 2017.
Theo thông tin nhận được từ trong nước, rất nhiều hợp tác quan hệ song phương giữa Việt Nam, Lào và Campuchia được đánh giá tăng trưởng tốt trong vài năm qua. Tuy nhiên, theo những số liệu báo cáo do Ngân hàng thế giới – World Bank và Diễn đàn kinh tế Thế giới – WEF đưa ra cho thấy Việt Nam ngày càng thua Lào và Campuchia về mọi mặt.
Thậm chí, trong một bài viết đăng tải trên báo Một Thế giới viết rằng: “Việt Nam bị Lào, Campuchia vượt qua không còn là dự báo, không còn là nguy cơ nữa mà đã thành hiện thực và cái danh sách thua kém ngày càng dài ra.”
Kinh tế
Nói về báo cáo của các tổ chức tài chính thế giới liên quan đến mức tăng trưởng của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, từ Hà Nội đưa ra những điểm ông cho là đáng chú ý:
“Cái tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Campuchia và của Lào cao hơn Việt Nam những năm gần đây. Campuchia tăng trưởng khoảng 7 – 8%. Trong khi đó Việt Nam năm ngoái chỉ tăng 6,21%, quí 1 năm nay tăng 5%.
Cái thứ hai, số doanh nghiệp tư nhân của Campuchia thì cũng cao hơn Việt Nam.
Campuchia cũng ít, hay hầu như không có những doanh nghiệp nhà nước lớn như Việt Nam kinh doanh vào những lĩnh vực có tính chất thương mại.
Lào có nhiều tài nguyên, nhất là tài nguyên thuỷ điện. và Lào đang cố gắng hướng đến sự phát triển mạnh mẽ.”
Lào có nhiều tài nguyên, nhất là tài nguyên thuỷ điện. và Lào đang cố gắng hướng đến sự phát triển mạnh mẽ.
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Báo Một Thế Giới từng trích dẫn lời chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển – đánh giá về khả năng hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam so với Lào và Campuchia. Ông đã đưa ra một vài nhận định khá đồng thuận với Tiến sĩ Lê Đăng Doanh.
Điển hình là ở mô hình kinh tế, một vấn đề dẫn đến sự tụt hậu của Việt Nam. Ông Lưu Bích Hồ cũng nói rằng “doanh nghiệp tư nhân của Campuchia không bị trì trệ, và đặc biệt, Campuchia không có nhiều doanh nghiệp nhà nước nên họ không gặp trở ngại về hệ thống hành chính”. Ngược lại, theo ông, nguyên nhân chủ yếu của Việt Nam là do “bộ máy hành chính quá cồng kềnh và chậm chạp trong việc cải cách.”
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan hoàn toàn không phản biện vấn đề này. Bà chia sẻ ý kiến với báo trong nước rằng hoạt động kinh tế của Lào và Campuchia không xây dựng ở quy mô hoành tráng. Ngược lại, họ tập trung một số ít ngành có thế mạnh nên dẫn đến chất lượng hoạt động của doanh nghiệp tốt hơn Việt Nam.
Giáo dục dừng lại
Không phải chỉ riêng nền kinh tế, sự thụt lùi của Việt Nam so với Lào và Campuchia được báo chí trong nước nhắc đến ở nhiều dấu hiệu. Một trong những dấu hiệu đó nằm ở lĩnh vực giáo dục.
Tiến sĩ, nhà giáo Vũ Minh Giang đưa ra ý kiến về dấu hiệu tụt hậu giáo dục ở Việt Nam so với hiện tại và thập kỷ trước.
“Có một thời kỳ người ta đánh giá cao giáo dục Việt Nam thì lúc đó, tôi nghĩ rằng, những thành tựu của giáo dục Việt Nam tập trung ở cái giải quyết mặt bằng có tính đại trà.
Ví dụ từ một dân tộc mà số người không biết chữ rất đông, sau đó bằng nhiều chính sách có tính chất phổ cập thì người biết chữ gần như phổ cập toàn bộ thì đó là thành tích rất lớn của giáo dục Việt Nam.”
Với điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý rất khác nhau của các vùng miền trong xã hội Việt Nam, nhưng nền giáo dục Việt Nam đã tạo ra được một sự tương đối khá đồng đều, Nhà giáo Vũ Minh Giang đánh giá đó là một nỗ lực rất lớn.
Tuy nhiên, ông đưa ra phản biện về ý kiến nói rằng giáo dục Việt Nam đã tụt hậu so với các nước láng giềng từ sau khi giáo dục được phổ cập toàn bộ.
000_Hkg1070751-400.jpg
Một trung tâm mua sắm ở Vientiane, Lào vào ngày 29 tháng 2 năm 2008. AFP photo
“Những gì mà ngay cả thời kỳ gọi là phát triển mạnh ấy thì bây giờ không gọi là tụt hậu mà là vẫn duy trì như thế. Người ta gọi là dừng lại. Trong khi đó thì các nước xung quanh phát triển bắt kịp với chuyển biến nhanh của thế giới.”
Vào giữa năm 2016, Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh, với vai trò là diễn giả trong buổi toạ đàm tại trường Đại học Tôn Đức Thắng cho biết điều ông trăn trở nhất là nguồn nhân lực của Việt Nam không được đào tạo và sử dụng có hiệu quả. So sánh với hình thức thi cử của các nước khác, ông Vinh chỉ ra thể chế của giáo dục Việt Nam là “kiểm soát đầu vào chặt chẽ mà không xem xét kết quả”.
Nhận xét về điều này, nhà giáo, Tiến sĩ Vũ Minh Giang nói rằng hệ thống giáo dục đào tạo Việt Nam cần phải có những cải cách rất mạnh mẽ và cấp bách. Ông gọi vấn đề này là “Đổi mới căn bản toàn diện.”
Cái điều Việt Nam cần phải làm là cải cách thể chế, cải cách bộ máy, nghĩa là nhà nước làm những việc mà đích thị nhà nước làm có hiệu quả và cần thiết.
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Theo ông, giáo dục Việt Nam đã dừng lại quá lâu một phương thức tiếp cận mà cho đến bây giờ không phù hợp nữa, là tiếp cận nội dung, tức là dạy rất nhiều những kiến thức mà rồi kiến thức đó vận dụng vào xã hội khó khăn. Để tiếp cận nội dung thì học sinh phải học và nhớ rất nhiều. Hệ thống thi cử đánh giá thì cũng theo cách đó.
“Đấy là một hạn chế mà bây giờ đang bắt đầu công việc đổi mới không hề dễ chút nào, rất là khó khăn. Nó chuyển đổi hẳn sang một tiếp cận để người học được học phương pháp, học kỹ năng, học làm người và nhiều cái khác nữa. Bởi bây giờ, kiến thức thì người ta có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, học ở bất cứ đâu.”
Bên cạnh đó, ông ý kiến thêm, người học phổ thông ở Việt Nam còn nhiều hạn chế về định hướng ngành nghề tương lai. Ông nhận thấy sự học ở Việt Nam vẫn còn trong tư tưởng Đại học là con đường duy nhất nên tạo ra sự mất cân đối trong đào tạo.
Bên cạnh nền giáo dục có tính cách đại chúng, theo nhà giáo Vũ Minh Giang, cần phải có một cơ chế thu hút nhân tài, sử dụng tài năng.
“Việc tìm, phát hiện và đặc biệt sử dụng tài năng ở Việt Nam hiện nay vẫn còn đang nhiều cái chưa phù hợp, chưa thu hút tài năng. Nguồn nhân lực tài năng hiện nay đang tìm đường đi nơi này nơi khác, nên vẫn còn hiện tượng người ta hay gọi là chảy máu chất xám.”
Cải cách thể chế
Không thiếu những buổi toạ đàm, những ý kiến của chuyên gia, tiến sĩ trong nước bày tỏ lo ngại về lời cảnh báo Việt Nam thua kém Lào và Campuchia. Ông Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế vĩ mô – Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, trong lần trả lời báo trong nước vào năm 2016 cho biết giải pháp cần thiết theo ông là chính sách tiền tệ phải được cân bằng, giữ ổn định thành quả kinh tế vĩ mô. Nhưng quan trọng hơn hết là cải cách thể chế.
Đồng thuận với ý kiến này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói rằng Việt Nam cần phải xem xét thực hiện một số vấn đề liên quan đến thể chế.
Cái điều Việt Nam cần phải làm là cải cách thể chế, cải cách bộ máy, nghĩa là nhà nước làm những việc mà đích thị nhà nước làm có hiệu quả và cần thiết.
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
“Cái điều Việt Nam cần phải làm là cải cách thể chế, cải cách bộ máy, nghĩa là nhà nước làm những việc mà đích thị nhà nước làm có hiệu quả và cần thiết. Như chăm lo bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng, chăm lo giáo dục y tế. Còn các lĩnh vực thuần tuý thương mại như sản xuất bia nước ngọt thì nhà nước nên thoái vốn để tư nhân hoạt động có hiệu quả hơn.”
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói rằng những vấn đề này một lần nữa đã được đề cập trong nghị quyết 19 của năm nay. Kết quả thực hiện sẽ như thế nào, vẫn còn là câu hỏi chưa có đáp án đối với xã hội, người dân Việt Nam. Tuy nhiên, có  hai điều mà ai quan tâm đến tình hình tăng trưởng của đất nước cũng tìm hiểu được, đó là chiếc ôtô "Angkor EV 2014" lấy tên ngôi đền cổ Angkor của Campuchia được điều khiển bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số rađiô (RFID) có trang bị hệ thống GPS, có vận tốc tối đa 60km/giờ và do nhà sáng chế Nhean Phaloek, người Campuchia thiết kế.
Điều thứ hai, là câu nói nổi tiếng của ông Lý Quang Diệu, cố Thủ tướng Singapore từng nhận xét hàng: “Nếu có vị trí số một Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam.”

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Việt Nam thua Lào và Campuchia mọi mặt - Vì sao?




Tư tưởng Hồ Chí Minh. Tranh Babui.

Việt Nam thua Lào và Campuchia mọi mặt - Vì sao?

Cát Linh, phóng viên RFA
2017-04-28
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama (thứ 4 từ trái) và phu nhân thủ tướng Hunsen thăm một trường học ở Siem Reap vào ngày 21 tháng 3 năm 2015.
Cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama (thứ 4 từ trái) và phu nhân thủ tướng Hunsen thăm một trường học ở Siem Reap vào ngày 21 tháng 3 năm 2015.
AFP photo
Việt Nam thua Lào và Campuchia mọi mặt - Vì sao?
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa kết thúc chuyến thăm chính thức Campuchia và Lào từ ngày 24 đến 27 tháng 4, năm 2017.
Theo thông tin nhận được từ trong nước, rất nhiều hợp tác quan hệ song phương giữa Việt Nam, Lào và Campuchia được đánh giá tăng trưởng tốt trong vài năm qua. Tuy nhiên, theo những số liệu báo cáo do Ngân hàng thế giới – World Bank và Diễn đàn kinh tế Thế giới – WEF đưa ra cho thấy Việt Nam ngày càng thua Lào và Campuchia về mọi mặt.
Thậm chí, trong một bài viết đăng tải trên báo Một Thế giới viết rằng: “Việt Nam bị Lào, Campuchia vượt qua không còn là dự báo, không còn là nguy cơ nữa mà đã thành hiện thực và cái danh sách thua kém ngày càng dài ra.”
Kinh tế
Nói về báo cáo của các tổ chức tài chính thế giới liên quan đến mức tăng trưởng của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, từ Hà Nội đưa ra những điểm ông cho là đáng chú ý:
“Cái tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Campuchia và của Lào cao hơn Việt Nam những năm gần đây. Campuchia tăng trưởng khoảng 7 – 8%. Trong khi đó Việt Nam năm ngoái chỉ tăng 6,21%, quí 1 năm nay tăng 5%.
Cái thứ hai, số doanh nghiệp tư nhân của Campuchia thì cũng cao hơn Việt Nam.
Campuchia cũng ít, hay hầu như không có những doanh nghiệp nhà nước lớn như Việt Nam kinh doanh vào những lĩnh vực có tính chất thương mại.
Lào có nhiều tài nguyên, nhất là tài nguyên thuỷ điện. và Lào đang cố gắng hướng đến sự phát triển mạnh mẽ.”
Lào có nhiều tài nguyên, nhất là tài nguyên thuỷ điện. và Lào đang cố gắng hướng đến sự phát triển mạnh mẽ.
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Báo Một Thế Giới từng trích dẫn lời chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển – đánh giá về khả năng hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam so với Lào và Campuchia. Ông đã đưa ra một vài nhận định khá đồng thuận với Tiến sĩ Lê Đăng Doanh.
Điển hình là ở mô hình kinh tế, một vấn đề dẫn đến sự tụt hậu của Việt Nam. Ông Lưu Bích Hồ cũng nói rằng “doanh nghiệp tư nhân của Campuchia không bị trì trệ, và đặc biệt, Campuchia không có nhiều doanh nghiệp nhà nước nên họ không gặp trở ngại về hệ thống hành chính”. Ngược lại, theo ông, nguyên nhân chủ yếu của Việt Nam là do “bộ máy hành chính quá cồng kềnh và chậm chạp trong việc cải cách.”
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan hoàn toàn không phản biện vấn đề này. Bà chia sẻ ý kiến với báo trong nước rằng hoạt động kinh tế của Lào và Campuchia không xây dựng ở quy mô hoành tráng. Ngược lại, họ tập trung một số ít ngành có thế mạnh nên dẫn đến chất lượng hoạt động của doanh nghiệp tốt hơn Việt Nam.
Giáo dục dừng lại
Không phải chỉ riêng nền kinh tế, sự thụt lùi của Việt Nam so với Lào và Campuchia được báo chí trong nước nhắc đến ở nhiều dấu hiệu. Một trong những dấu hiệu đó nằm ở lĩnh vực giáo dục.
Tiến sĩ, nhà giáo Vũ Minh Giang đưa ra ý kiến về dấu hiệu tụt hậu giáo dục ở Việt Nam so với hiện tại và thập kỷ trước.
“Có một thời kỳ người ta đánh giá cao giáo dục Việt Nam thì lúc đó, tôi nghĩ rằng, những thành tựu của giáo dục Việt Nam tập trung ở cái giải quyết mặt bằng có tính đại trà.
Ví dụ từ một dân tộc mà số người không biết chữ rất đông, sau đó bằng nhiều chính sách có tính chất phổ cập thì người biết chữ gần như phổ cập toàn bộ thì đó là thành tích rất lớn của giáo dục Việt Nam.”
Với điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý rất khác nhau của các vùng miền trong xã hội Việt Nam, nhưng nền giáo dục Việt Nam đã tạo ra được một sự tương đối khá đồng đều, Nhà giáo Vũ Minh Giang đánh giá đó là một nỗ lực rất lớn.
Tuy nhiên, ông đưa ra phản biện về ý kiến nói rằng giáo dục Việt Nam đã tụt hậu so với các nước láng giềng từ sau khi giáo dục được phổ cập toàn bộ.
000_Hkg1070751-400.jpg
Một trung tâm mua sắm ở Vientiane, Lào vào ngày 29 tháng 2 năm 2008. AFP photo
“Những gì mà ngay cả thời kỳ gọi là phát triển mạnh ấy thì bây giờ không gọi là tụt hậu mà là vẫn duy trì như thế. Người ta gọi là dừng lại. Trong khi đó thì các nước xung quanh phát triển bắt kịp với chuyển biến nhanh của thế giới.”
Vào giữa năm 2016, Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh, với vai trò là diễn giả trong buổi toạ đàm tại trường Đại học Tôn Đức Thắng cho biết điều ông trăn trở nhất là nguồn nhân lực của Việt Nam không được đào tạo và sử dụng có hiệu quả. So sánh với hình thức thi cử của các nước khác, ông Vinh chỉ ra thể chế của giáo dục Việt Nam là “kiểm soát đầu vào chặt chẽ mà không xem xét kết quả”.
Nhận xét về điều này, nhà giáo, Tiến sĩ Vũ Minh Giang nói rằng hệ thống giáo dục đào tạo Việt Nam cần phải có những cải cách rất mạnh mẽ và cấp bách. Ông gọi vấn đề này là “Đổi mới căn bản toàn diện.”
Cái điều Việt Nam cần phải làm là cải cách thể chế, cải cách bộ máy, nghĩa là nhà nước làm những việc mà đích thị nhà nước làm có hiệu quả và cần thiết.
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Theo ông, giáo dục Việt Nam đã dừng lại quá lâu một phương thức tiếp cận mà cho đến bây giờ không phù hợp nữa, là tiếp cận nội dung, tức là dạy rất nhiều những kiến thức mà rồi kiến thức đó vận dụng vào xã hội khó khăn. Để tiếp cận nội dung thì học sinh phải học và nhớ rất nhiều. Hệ thống thi cử đánh giá thì cũng theo cách đó.
“Đấy là một hạn chế mà bây giờ đang bắt đầu công việc đổi mới không hề dễ chút nào, rất là khó khăn. Nó chuyển đổi hẳn sang một tiếp cận để người học được học phương pháp, học kỹ năng, học làm người và nhiều cái khác nữa. Bởi bây giờ, kiến thức thì người ta có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, học ở bất cứ đâu.”
Bên cạnh đó, ông ý kiến thêm, người học phổ thông ở Việt Nam còn nhiều hạn chế về định hướng ngành nghề tương lai. Ông nhận thấy sự học ở Việt Nam vẫn còn trong tư tưởng Đại học là con đường duy nhất nên tạo ra sự mất cân đối trong đào tạo.
Bên cạnh nền giáo dục có tính cách đại chúng, theo nhà giáo Vũ Minh Giang, cần phải có một cơ chế thu hút nhân tài, sử dụng tài năng.
“Việc tìm, phát hiện và đặc biệt sử dụng tài năng ở Việt Nam hiện nay vẫn còn đang nhiều cái chưa phù hợp, chưa thu hút tài năng. Nguồn nhân lực tài năng hiện nay đang tìm đường đi nơi này nơi khác, nên vẫn còn hiện tượng người ta hay gọi là chảy máu chất xám.”
Cải cách thể chế
Không thiếu những buổi toạ đàm, những ý kiến của chuyên gia, tiến sĩ trong nước bày tỏ lo ngại về lời cảnh báo Việt Nam thua kém Lào và Campuchia. Ông Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế vĩ mô – Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, trong lần trả lời báo trong nước vào năm 2016 cho biết giải pháp cần thiết theo ông là chính sách tiền tệ phải được cân bằng, giữ ổn định thành quả kinh tế vĩ mô. Nhưng quan trọng hơn hết là cải cách thể chế.
Đồng thuận với ý kiến này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói rằng Việt Nam cần phải xem xét thực hiện một số vấn đề liên quan đến thể chế.
Cái điều Việt Nam cần phải làm là cải cách thể chế, cải cách bộ máy, nghĩa là nhà nước làm những việc mà đích thị nhà nước làm có hiệu quả và cần thiết.
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
“Cái điều Việt Nam cần phải làm là cải cách thể chế, cải cách bộ máy, nghĩa là nhà nước làm những việc mà đích thị nhà nước làm có hiệu quả và cần thiết. Như chăm lo bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng, chăm lo giáo dục y tế. Còn các lĩnh vực thuần tuý thương mại như sản xuất bia nước ngọt thì nhà nước nên thoái vốn để tư nhân hoạt động có hiệu quả hơn.”
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói rằng những vấn đề này một lần nữa đã được đề cập trong nghị quyết 19 của năm nay. Kết quả thực hiện sẽ như thế nào, vẫn còn là câu hỏi chưa có đáp án đối với xã hội, người dân Việt Nam. Tuy nhiên, có  hai điều mà ai quan tâm đến tình hình tăng trưởng của đất nước cũng tìm hiểu được, đó là chiếc ôtô "Angkor EV 2014" lấy tên ngôi đền cổ Angkor của Campuchia được điều khiển bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số rađiô (RFID) có trang bị hệ thống GPS, có vận tốc tối đa 60km/giờ và do nhà sáng chế Nhean Phaloek, người Campuchia thiết kế.
Điều thứ hai, là câu nói nổi tiếng của ông Lý Quang Diệu, cố Thủ tướng Singapore từng nhận xét hàng: “Nếu có vị trí số một Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam.”

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday, April 27, 2017

'Đất đai là thiêng liêng đối với nông dân'

'Đất đai là thiêng liêng đối với nông dân'

  • 21 tháng 4 2017
Các đường dẫn bên ngoài này sẽ mở ở cửa sổ mới
Image result for PGS Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao
PGS Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao
"Rất nhiều tiếng nói mong muốn rằng chính quyền cần tiến hành đối thoại với người dân," Phó giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Giám đốc Viện Chính sách Pháp luật và Phát triển phát biểu trong chương trình Bàn tròn Thứ năm hôm 20/4 của BBC Tiếng Việt về chủ đề mâu thuẫn đất đai ở Đồng Tâm.
"Khái quát lên, tôi thấy xã hội đang rất lo lắng. Lo lắng cho bà con rất nhiều, lo lắng về sự quá khích, lo lắng về cách giải quyết vấn đề của chính quyền - liệu có thấu tình đạt lý, có thể giải quyết mâu thuẫn hiện đang căng thẳng như thế này không."
Việc ông Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về huyện Mỹ Đức cho thấy "dường như chính quyền cũng đang mong muốn giải quyết cái câu chuyện này", ông Hoàng Ngọc Giao nói, tuy nhiên nếu chính quyền thực sự muốn giải quyết vấn đề và đối thoại thực sự với dân, họ phải "xuống tận nơi gặp gỡ người dân ngay tại thôn, tại xã".

Lập luận 'đất đai là sở hữu toàn dân' là 'nguy hiểm'

PGS Hoàng Ngọc Giao cho rằng vấn đề đất đai ở Việt Nam không phải chỉ một sự việc ở Đồng Tâm, mà là "vấn đề mang tính chất về thể chế, rộng lớn hơn nhiều."
Theo đánh giá cá nhân của ông, "đây là vấn đề có ảnh hưởng đến sự tồn vong", khi mà nguồn gốc tham nhũng "đã từng được nhận diện,... được xác định là vấn đề đất đai".
Với việc để tình trạng tranh chấp đất đai như đang xảy ra tại Đồng Tâm, theo ông Hoàng Ngọc Giao, chính là tạo cơ sở để tham nhũng phá hoại mạnh hơn.
"Thứ nhất là tham nhũng phá hoại nhà nước, thứ hai nó phá hoại niềm tin của người dân với chính quyền, và thứ ba là tham nhũng làm đói nghèo hóa người dân."
Đề cập đến các vụ việc tranh chấp đất đai khác, như câu chuyện ở Tiên Lãng, Nam Vụ Bản v.v..., ông nói: "Bây giờ điểm nóng [Đồng Tâm] đã lên tới đỉnh điểm. Người dân biết là vi phạm pháp luật nhưng họ vẫn sống chết vì đất đai.

"Có một ý kiến trên mạng xã hội tôi xin chia sẻ: Quốc gia thì có đất đai, quốc gia có lãnh thổ, và lãnh thổ là thiêng liêng, là bất khả xâm phạm thì đối với người dân, đất đai với họ cũng là thiêng liêng, và người ta sẵn sàng sống chết vì mảnh đất đó.
"Điều này chính quyền nên lưu ý để nhận diện vấn đề một cách rộng hơn, sâu sắc hơn để thấy những nguy cơ về đất đai mà căn nguyên của nó là do chính quyền đưa ra lập luận cho rằng đất đai là sở hữu toàn dân. Mà đã là sở hữu toàn dân thì không phải là của ai cả, mà chỉ thuộc về những người có quyền, cái điều đó là rất nguy hiểm. Những người có quyền có thể ra văn bản ABCD để có lợi cho mình ở tất cả các cấp."
Ông cũng nhắc đến vụ tranh chấp đất đai ở Tiên Lãng, nơi chính quyền huyện đã ban hành những văn bản về đất đai sai với luật. Ông cho rằng điều đó xảy ra "nếu chúng ta còn để lại cái luận điểm này - đất đai là sở hữu của toàn dân."
Image result for 'Người dân theo cách mạng với khẩu hiệu "người cày có ruộng"' (Hình minh họa)
'Người dân theo cách mạng với khẩu hiệu "người cày có ruộng"' (Hình minh họa)

'Đừng lạm dụng khái niệm đất quốc phòng'

PSG Hoàng Ngọc Giao cho rằng việc chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục để quy định rằng đất đai do nhà nước quản lý và có thể thu hồi vì mục đích an ninh quốc phòng hay mục đích phát triển kinh tế là điều "rất nguy hiểm".
"Đất đai của bà con thì bị thu hồi với giá rẻ mạt. Sau khi giao cho doanh nghiệp, đất đai đó giá trị có thể tăng lên hàng ngàn lần. Điều đó là hoàn toàn bất công, không chỉ riêng câu chuyện về Đồng Tâm."
"Quay lại chuyện Đồng Tâm, tôi thấy một vấn đề thế này: chúng ta đừng nên lạm dụng khái niệm đất quốc phòng. Sân bay Tân Sơn Nhất - mới có vụ Bộ Quốc Phòng trao trả 27 ha trong đó có cả diện tích ở sân bay Tân Sơn Nhất, trao trả để quy hoạch lại sân bay. Đấy được gọi là đất quốc phòng nhưng lại được dùng làm sân golf.
"Chúng ta nên đặt câu chuyện là đất quốc phòng làm sân golf ở Mỹ Đức, trước đây không làm sân bay nữa mà lại giao lại cho Viettel. Viettel thực ra là doanh nghiệp thôi. Đất đó có được dùng để xây dựng nhà máy sản xuất xe tăng, sản xuất vũ khí hay là dùng vào mục đích kinh doanh của Viettel hay không? Không thể lạm dụng khái niệm đất quốc phòng để tùy tiện làm ảnh hưởng đến quyền đất đai của người nông dân được.
"Người nông dân đi theo cách mạng với khẩu hiệu 'người cày có ruộng'. Tôi mong muốn chính quyền nhớ lại khẩu hiệu này khi kêu gọi người nông dân theo cách mạng. Còn nếu không, rõ ràng là càng ngày càng nóng, càng ảnh hưởng đến vị trí này," ông Hoàng Ngọc Giao nói.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Những loài cây duy nhất cứu được miền ven biển VN


Những loài cây duy nhất cứu được miền ven biển VN

Erin Craig BBC Travel
  • 25 tháng 4 2017
Các đường dẫn bên ngoài này sẽ mở ở cửa sổ mới
Image result for Harald Franzen/©GIZ
 Harald Franzen/©GIZ

Mực nước biển dâng cao đang đe dọa nhấn chìm vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa chính của Việt Nam. Và điều duy nhất giúp cho vùng đất này chống chọi lại với nước biển là một loài cây.
Sắc màu Hội An trong một ngày u ám trông dịu lại như một bức tranh màu nước. Tôi dừng lại chụp hình cây Cầu Chùa màu đỏ (Cầu Nhật Bản, hay còn gọi là Lai Viễn Kiều), một điểm nhấn của thành phố.
Cây cầu nằm vắt ngang duyên dáng giữa những đám mây xám chì và dòng nước nhẹ trôi bên dưới, một ký ức từ thời những năm 1700 khi thành phố còn là một cổng giao thương quốc tế.
Khi cầm máy ảnh lên, tôi không tưởng tượng về bức tranh quá khứ mà chợt nghĩ tới một câu hỏi cho tương lai.
Việt Nam đang bị đe dọa. Mực nước biển dâng lên đang là mối đe dọa to lớn, hiện hữu với đất nước nằm bên bờ biển này. Trong chưa đầy 100 năm nữa, hầu hết vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở miền nam Việt Nam, vựa lúa khổng lồ của đất nước, có thể sẽ biến mất cùng lục địa Atlantis.
Bộ Tài nguyên và Môi trường ước tính rằng nước biển sẽ nuốt mất hơn một phần ba vùng này tính đến năm 2100, lẹm vào cả một phần Thành phố Hồ Chí Minh.
Nằm ở độ cao khá hơn so với Đồng bằng Cửu Long, Hội An được cho là sẽ đỡ hơn, nhưng không phải là miễn nhiễm khỏi nguy cơ này. Thành phố nằm ở nơi sông Thu Bồn đổ ra biển, và cư dân nơi này đã quen với việc phải đưa đồ đạc lên tầng trên trong những mùa nước lụt.
Với dự đoán về thời tiết khắc nghiệt và những nguồn lực hạn chế, Việt Nam không có nhiều lựa chọn.
Hồi 2015, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường khi đó, ông Nguyễn Minh Quang nói với báo giới rằng có lẽ điều tốt nhất có thể làm là trồng thêm rừng ngập mặn.
Image result for Harald Franzen/©GIZ
 Các khu rừng ngập mặn ở ven biển giúp chống xói mòn và giúp hạn chế tác hại của các trận bão
Các loài cây ngập mặn là siêu anh hùng trong thế giới thực vật. Chúng lớn lên ở các vùng đầm lầy dọc bờ biển: loại cây thân mảnh mọc rối vào nhau, có bộ rễ nhằng nhịt nửa nổi nửa chìm trong làn nước mặn đục. Bộ rễ của chúng giúp lọc nước biển và giúp giữ đất ở các vùng duyên hải bị xói mòn. Chúng cũng có thể tạo ra những rào chắn tự nhiên chống chọi lại các trận bão, bảo vệ đất nông nghiệp khỏi bị xâm mặn. Và trên hết, cây ngập mặn chính là bộ lọc khí quyển, giúp xử lý một lượng lớn chất carbon dioxide trong không khí.
"Lượng carbon tự nhiên được giữ lại trong hệ sinh thái ở rừng ngập mặn cao hơn gấp từ ba đến năm lần lượng khí mà các loại rừng khác xử lý được," Sigit Samito, nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Rừng Quốc tế và Đại học Charles Darwin tại Úc, xác nhận.
Tuy nhiên, Việt Nam đã mất đi quá nửa các rừng ngập mặn tự nhiên kể từ hồi thập niên 1940, chủ yếu do hoạt động nuôi trồng thủy sản và phát triển đô thị. Nó đặt ra câu hỏi cấp bách cho các nhà hoạt động vì môi trường trong các nền kinh tế đang phát triển: liệu nên lo cái ăn trước, chuyện hít thở sau hay không?
Dọn đất để nuôi tôm có thể đem lại cái lợi trước mắt. Nhưng những khu rừng nguyên vẹn sẽ đem lại những lợi ích vô cùng to lớn cho ngành đánh bắt thủy sản nói chung: với việc duy trì độ mặn ở mức kiểm soát được, các khu rừng ngập mặn sẽ đóng vai trò vô cùng to lớn trong đa dạng hóa sinh học, và điều đó sẽ giúp sinh sôi nảy nở thêm nhiều cá tôm cho con người đánh bắt.
"Ước tính giá trị các khu đầm lầy ngập mặn phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam tương đương tới 440 triệu đô la mỗi năm," Tiến sỹ Christian Henckes, giám đốc các chương trình khôi phục bờ biển tại Việt Nam của tổ chức Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit's (GIZ) nói.
Image result for Rễ cây ngập mặn có chức năng lọc nước biển và giúp phát triển đa dạng sinh học các loài cá, thủy sản
Rễ cây ngập mặn có chức năng lọc nước biển và giúp phát triển đa dạng sinh học các loài cá, thủy sản
Nhưng những con số lớn đó không có mấy ý nghĩa với những cộng đồng nhỏ ở địa phương. Cho nên các tổ chức quốc tế như GIZ muốn tìm cách để việc bảo tồn môi trường cũng đồng thời sẽ đem lại thu nhập cho dân địa phương.
Tại Hội An, nhóm có tên Mangroves for the Future (MFF - Rừng ngập mặn cho tương lai) đã đạt được những bước tiến dài trong việc đem lại các dự án bảo tồn tới địa phương.
MFF đã tích cực hoạt động ở Hội An kể từ 2013 trong nỗ lực nhằm biến nơi này thành địa điểm sinh thái, nhằm giúp bảo vệ rừng dừa nước vốn giúp Hội An được ngăn cách khỏi nước biển.
Dừa nước, còn được gọi là dừa Nipa, là một phần độc đáo của hệ sinh quyển rừng ngập mặn: chúng là loài cây duy nhất thuộc họ cọ thích nghi được với nước mặn vùng duyên hải. Tuy không hiệu quả như các loại rừng ngập mặn khác nhưng dừa nước cũng có tác dụng tốt trong việc lọc khí carbon dioxide và bảo vệ bờ biển khỏi các trận bão và tình trạng xói mòn. Phần thân trên của cây vươn lên khỏi mặt nước, tạo thành khu rừng dày đặc, nơi ngư dân có thể tới câu cá, mực.
Rừng dừa nước cũng là môi trường sinh sống của xã Cẩm Thanh, nơi ngư dân đi lại qua những rặng cây ngập nước bằng thuyền thúng.
Image result for Dừa nước là loại cây duy nhất thuộc họ cọ thích nghi được ở môi trường nước mặn
 Dừa nước là loại cây duy nhất thuộc họ cọ thích nghi được ở môi trường nước mặn
Ngày càng có nhiều du khách ưa đi chơi bằng thuyền thúng. MFF đã giúp Cẩm Thanh phát triển một chương trình du lịch sinh thái, đưa du khách đi cùng ngư dân tới thăm khu rừng trên các thuyền thúng.
Dự án đã giúp nâng cao nhận thức về môi trường sinh thái lẫn thu nhập cho người dân địa phương, khiến khu rừng trở nên có giá trị đối với tương lai kinh tế Cẩm Thanh.
Thế nhưng chương trình này chỉ dùng đến nam giới trong xã, mà các dự án thường tạo tác động to lớn hơn nhiều nếu như cả cộng đồng cùng có cơ hội tham gia. Cho nên MFF cũng đã tài trợ các khoản nhằm giúp phụ nữ địa phương biến nhà thành các địa điểm đón du khách nghỉ lại qua đêm theo mô hình sinh thái, eco-homestay.
Không phải nhà nào cũng đủ tiêu chuẩn để làm dịch vụ đón khách nghỉ qua đêm. Các quy định được đề ra một cách chặt chẽ, không chỉ vì mục đích bảo vệ môi trường mà cả bảo vệ văn hóa nữa.
Image result for Người dân địa phương đi lại trên mặt nước bằng những chiếc thuyền thúng
Người dân địa phương đi lại trên mặt nước bằng những chiếc thuyền thúng
Chẳng hạn như ít nhất phải có hai thế hệ cùng chung sống trong gia đình, nhằm giúp khách tới nghỉ tìm hiểu thêm được về văn hóa, lịch sử của công đồng thông qua việc chia sẻ những trải nghiệm sống. Du khách sẽ cùng gia đình lao động trên các cánh đồng, đi thuyền vào khu rừng dừa nước và tham dự các khóa học nấu ăn cùng các hoạt động khác của gia chủ.
Cũng giống như nhiều dự án địa phương khác, dự án trên chỉ có quy mô khiêm tốn. Hai gia đình đón khách nghỉ qua đêm đầu tiên bắt đầu hoạt động từ tháng Ba 2017, và sẽ có thêm hai gia đình nữa được cấp giấy chứng nhận trong thời gian tới.
Một trong những thách thức mà MFF đang phải đối diện trong quá trình nỗ lực bảo tồn môi trường là nhiều người dân Cẩm Thanh không cảm thấy điều này là cấp bách. Họ thường quan tâm nhiều hơn tới việc làm thế nào để duy trì được cuộc sống trước mắt cho gia đình. Mối đe dọa xa xôi trong vấn đề thay đổi môi trường, khí hậu khó là điều khiến họ thấy cần phải bận tâm tức thì.
"Mọi người nói rất nhiều về thay đổi khí hậu, nhưng mối đe dọa của nó thì lại không thật rõ rệt," bà Ngô Huyền Trân, giám đốc dự án thuộc Hội Phụ nữ Cẩm Thanh nói.

Tôi hỏi Samito và Henckes liệu rừng ngập mặn có phải là giải pháp cho cuộc khủng hoảng nước biển dâng cao ở Việt Nam hay không, hay đó chỉ là một biện pháp tạm thời. Không ai đưa ra câu trả lời rõ ràng, nhưng cả hai đều đồng ý rằng rừng ngập mặn là một phần trong lời giải cho bài toán này.
Tôi viết bài này ở Chùa Cầu, trong lúc nhìn những hạt mưa rớt xuống mặt nước bên dưới. Bên trong cây cầu, tôi thấy một đền thờ cúng vị Thần thời tiết. Tôi nghĩ về những khó khăn mà cộng đồng mong manh này phải đối diện với, về viễn cảnh rồi đây lịch sử, văn hóa nơi này có thể sẽ mất đi theo mức thủy triều dâng. Sẽ là một quá trình hàng chục năm trước khi có ai đó biết được những cơ hội của Việt Nam trong việc đối phó với nước biển.
Và tôi thầm cầu khấn với vị thần rằng xin cho cái nơi xinh đẹp này tiếp tục quyến rũ các du khách cùng những chiếc camera của họ trong vòng 100 năm nữa.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official26/3/2024

My Blog List