Đổi tiền lẻ cúng Tết
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2014-01-19
01192014-pence-ex-for-nyear.mp3
Tiền lẻ Trung quốc cũng được bầy tại đây để đổi
RFA
Hằng năm, cứ đến dịp lễ Tết thì hầu như khu vực chung quanh các
đền, miếu, chùa chiền trở nên chộn rộn và lộn xộn bởi nạn đổi tiền lẻ, đổi tiền số đẹp để cúng xin lộc hoặc nhờ thầy chứng giùm vào tờ tiền số đẹp lấy hên. Hầu như cả đất nước này đều lên cơn sốt đổi tiền lẻ cuối năm. Nhưng có lẽ, cơn sốt tiền lẻ ở Hà Nội vẫn nặng nhất và điển hình nhất. Một cơn sốt đi từ cõi dương cho đến cõi âm.
Chộn rộn, nhố nhăng
Một bạn trẻ tên Dương, sống ở Hà Nội, cho biết: “Khi mà người ta để rất nhiều tiền ở rất nhiều nơi, ở nhiều gốc cây, bát hương… Tiền đâu phải không quý? Tôi
thấy điều đó rất nhố nhăng.”
Dương nói thêm rằng không riêng gì
Tết năm nay, dường như từ lúc nhận biết được cuộc sống chung quanh đến nay, năm nào
cũng như năm nào, anh thấy người ta xúm xít ở một số nơi để đổi tiền lẻ vào cúng chùa,
cúng đền. Như ở đền Ngọc Sơn chẳng hạn, nhìn vẻ cổ độ và uy nghiêm của ngôi đền, hơn nữa nó được nhà nước quản lý chặt chẽ, ít ai nghĩ rằng những hoạt động mê tín dị đoan diễn ra ở đây. Thế nhưng vấn đề cầu lộc, xin tài, xin được thăng quan tiến chức diễn ra như cơm bữa, nó được ngụy trang bằng nhiều cách.
Thường thì người ta đến bưu điện hoặc ngân hàng để đổi tiền lẻ, giới quan chức, nhà giàu thì xem đồng 5000 là tiền lẻ, giới trung lưu thì tờ 1000 đồng, 2000 đồng được họ xếp vào diện tiền lẻ. Họ đổi một blog chừng 100 tờ như vậy và đến cúng thần thánh, thắp nhang, sau đó
mang nó bỏ vào thùng phước sương, bỏ xuống hồ Gươm và đốt đi một ít. Việc làm ấy được họ xem là tạo phước đức, tráo đổi tội lỗi và giải trừ những tội lỗi mà họ đã sai phạm trên dương gian. Hay nói
cách khác, đó là một kiểu hối lộ đối với thần chép tội ở âm ty, cho âm ty
tiền, âm ty sẽ bỏ lơ, không chép tội.
Một người khác, sống ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cho biết: “Họ hay đi đổi tiền lẻ để cúng Tết, cúng lễ các chùa, các nơi. Họ thả tiền đi để cầu tài, cầu lộc, đổi tiền lẻ để thu tiền lớn theo quan niệm ngoài Bắc. Cái đó dường như là một phong trào mê
tín dị đoan của những người làm ăn kinh tế. Họ đổi tiền lẻ để đi lễ rồi rải khắp nơi. Thật ra thì tiền đó cũng không đếm được, ở các chùa, các nơi thì nó vào tay
các trụ trì các chùa chiền, các đền, các nơi hết. Họ thì thật ra cũng chẳng có ý nghĩ về sá tội đâu, chủ yếu là cầu thăng quan tiến chức thôi, kiếm được nhiều tiền thôi. Nhất là các quan chức, họ không có nghĩ gì
về lỗi lầm, cầu nguyện gì về sá tội đâu, họ chẳng có hối hận đâu. Họ chủ yếu cầu cho họ giàu có, làm ăn
kinh tế. Gần như họ hối lộ thần thánh ấy!”
Một sạp nhỏ ở chùa Trấn Quốc, Hà Nội có dịch vụ đổi tiền lẻ. RFA
Cũng theo người này cho biết, hằng năm, vào dịp lễ Tết, số lượng tiền lẻ được đổi và cúng ở các đền đài, miếu mộ lên đến con số hàng tỉ đồng nếu như chỉ tính riêng thành
phố Hà Nội, còn tính trên cả nước, ông này ước lượng số tiền lên đến cả vài trăm tỉ. Và số tiền lẻ này được đổi bằng nhiều cách, đổi theo đường chính ngạch từ ngân hàng nhà nước cũng có, đổi theo đường dịch vụ cò ở trước cửa các lăng, đền, chùa chiền miếu mộ cũng có.
Nếu như đổi theo đường chính ngạch, không phải bù tỉ suất như đổi bên ngoài nhưng lại tốn quá nhiều thời gian, thường thì chỉ có quan chức và giới cò tiền lẻ mới đến ngân hàng mà đổi. Khi quan chức, kẻ có quyền thế đến ngân hàng đổi tiền lẻ, việc này diễn ra nhanh chóng
và thuận lợi. Còn giới cò cuốc đổi tiền lẻ mang ra thị trường bán lại cho khách phải ngồi đợi khá lâu, nếu người nào có quen biết, thân thuộc với nhân viên ngân hàng thì việc đổi tiền dễ hơn một chút. Vốn là người có thâm niên lâu năm trong nghề buôn bán tiền lẻ cúng thần thánh, cúng cô hồn nên ông biết khá rõ nỗi phiền hà khi đến ngân hàng.
Tỉ suất lòng thành
Một bạn trẻ tên Hiền, sống ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, than thở với chúng tôi rằng mỗi khi nhìn thấy cảnh lao nhao đổi tiền lẻ, tranh nhau chỗ cúng và vứt tiền lẻ, sau đó những người bảo vệ các khu danh lam,
đền miếu này lại tranh thủ ra dọn tiền, tranh ăn tranh
thua với những người đi ăn xin, Hiền thấy xấu hổ vì mình là người Hà Nội.
Bởi vì theo Hiền, vấn đề cúng kính, thắp nhang ở đền đài miếu mộ thể hiện nét văn hóa tâm
linh, thể hiện sự tín ngưỡng, kính trọng bề trên, bậc tiền hiền đã khai canh
khai khẩn ra vùng miền và sinh con đẻ cháu gắn kết trên vùng đất ấy. Nhưng một khi sự cúng kính, văn
hóa tín ngưỡng bị bóp méo, biến dạng, người ta thổi cái tâm tham
lam, cầu tài vào trong việc cúng kính và bê
nguyên thứ văn hóa hối lộ, đút lót, cửa quyền trên dương gian xuống âm ty, lên hồn thần thánh thì chẳng còn gì để bàn.
Hiền cho biết thêm là cô đi cũng khá nhiều nơi, đến thăm và thắp nhang khá nhiều khu đền đài, miến mộ. Việc thăm viếng, thắp nhang của Hiền không nhằm mục đích cầu cạnh bất kì điều gì, đơn giản là muốn biết, muốn hiểu rõ lịch sử của vùng miền nào đó, việc đầu tiên phải làm là đi viếng những đền miếu, bởi nơi đây lưu giữ nhiều linh khí, linh vật và những văn bản, kỉ yếu lịch sử, cô sẽ được đọc, được trải nghiệm ít nhiều chiều dài về lịch sử của nơi đó trong một sinh quyển tâm linh, hướng thượng.
Nhưng rất tiếc, lần nào đi thắp nhang, Hiền cũng ít nhiều thất vọng bởi cô luôn bị những hình ảnh đổi tiền lẻ, mua tiền lẻ, đốt tiền lẻ, dán tiền lẻ lên tượng thần thánh, thậm chí có người dán cả tiền lẻ lên mặt tượng để cầu lộc cầu tài. Hành động này không những xúc phạm đến thần thánh mà nó cho thấy một nền văn hóa từng được rêu rao là “đậm đà bản sắc dân tộc” đang hiện ra rất rõ nét, một nền văn hóa của lòng tham và tính ích kỷ, sự giả dối cũng như tính trí trá
không chừa bất kì một ai, kể cả thần thánh, ma quỉ cũng đều có thể bị người ta phỉnh phờ bằng mùi tiền. Điều này khiến cô thất vọng.
Mùa Tết sắp đến, song hành với những người lao động làm quần quật ngày đêm, những phu xe thức trắng đêm trong cái lạnh Hà Nội, chong mắt tìm một khách hàng nào
đó, những người bán hàng rong ngủ vật vạ hiên nhà để đỡ tốn tiền trọ, những dân oan nằm ngủ dưới gốc cây công viên,
ngửa mặt lên trời cầu nguyện ông xanh hãy thương tình, đoái hoài
và cứu rỗi gia đình họ được trả lại công bằng… Những người nhà giàu, vợ quan chức, thậm chí những quan chức cũng đang hối hả mua sắm vàng mã, tiền lẻ, thậm chí vàng dát mỏng gọi là vàng lẻ để cúng Tết cho thánh thần, ma quỉ.
Tất cả sự hối hả cuối năm đều cùng nhắm đến chung một mục tiêu, chén cơm và manh áo. Nhưng nếu như người nghèo cầu nguyện và bưng một chén cơm lưng nước mắt của đời cần lao thì người giàu, kẻ quyền thế lại cầu mong một chén cơm mà trong đó chứa cả quyền uy, sức mạnh thánh thần và chén cơm này được đặt trên đầu hàng triệu người nghèo.
Nhóm
phóng viên tường trình từ Việt Nam.