Xin đừng bắt nông dân làm chỗ dựa
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-02-04
2014-02-04
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của
Bạn
- Email
Người nông dân Việt Nam gánh chịu đủ mọi thiệt thòi
AFP
Nông dân làm không đủ ăn nhưng thường được nhà nước ví von là chỗ dựa cho nền kinh tế. Nông dân và
chuyên gia nói gì về hy vọng nâng cao thu nhập cho 50 triệu người làm nghề nông.
Người nông dân đang bị vắt chanh bỏ vỏ
Theo TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm trị sự Diễn đàn Xã hội Dân sự, thật không có gì chua chát hơn khi nói người làm nông nghiệp và nông thôn là trụ đỡ nền kinh tế những lúc khó khăn.
“ Sở dĩ người Việt Nam còn gắn bó với nông thôn vì khi
mất việc làm ở thành phố người ta vẫn quay về nông thôn. Không
còn cách gì khác người ta quay về làm ruộng, trồng cây hoặc nuôi gia súc để kiếm ăn. Đấy là một việc cực chẳng đã thì họ phải làm như vậy, họ còn có một nơi chốn để trở về. Hiểu theo nghĩa như vậy thì nông thôn có thể xem là trụ đỡ nhưng thực sự đó là tai họa, bởi vì không còn
cách để sinh nhai nên họ đành phải về đấy, gia đình họ hàng làng xóm có
thể là nơi giúp cho người ta không phải bơ vơ ngoài vỉa hè. Nếu hiểu theo nghĩa trụ đỡ như thế thì tôi nghĩ rất là đáng buồn.”
Sở dĩ người VN còn gắn bó với nông thôn vì khi
mất việc làm ở TP người ta vẫn quay về nông thôn. Không
còn cách gì khác người ta quay về làm ruộng, trồng cây hoặc nuôi gia súc để kiếm ăn.
TS Nguyễn Quang A
“Lúc đầu đổi mới mở ra, đầu tư của nhà nước tập trung cho nông nghiệp là nhiều, trong nông nghiệp chủ yếu tập trung cho thủy lợi rất là lớn.
Nông dân chiếm một lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, họ đã nỗ lực để nuôi sống được cả một đất nước 90 triệu dân và còn làm
ra các sản phẩm xuất khẩu với số lượng rất lớn. Nếu lấy mốc thời gian trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì tổng mức đầu tư vào nông nghiệp đã giảm gần một nửa trong những năm gần đây. Phải chăng nhà nước đối xử bất công với trụ đỡ của nền kinh tế. Phải chăng nhà nước đã buông rơi nông nghiệp - nông sản cũng như để cho nông dân tự bươn chải. Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang nhận định;
Một nông dân gánh rơm dưới một áp phích quảng cáo của những máy bay Boeing
777 mà hãng hàng không Việt Nam gần đây đã mua hàng
tỷ đô la. AFP
Nhưng mà nông nghiệp đâu chỉ có vấn đề thủy lợi, nếu gắn với phát triển nông thôn thì nó
còn nhiều vấn đề khác. Từ nhu cầu mở rộng, yêu cầu nó cao hơn, người ta mới nhìn lại và thấy rằng đầu tư của nhà nước như vậy là thấp. Lúc đó yêu cầu xây dựng phát triển nông thôn, hội nhập kinh tế thế giới thì phải tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm kinh doanh, nó đòi hỏi đầu tư toàn diện và ở một chiều cao chiều sâu, lúc bấy giờ người ta coi lại thì thấy chính phủ đầu tư cho nông nghiệp là thấp. Người ta nói như vậy là đúng.”
Tái cơ cấu đối với nông nghiệp dù là trên giấy tờ cũng bị nhà nước để rơi lại sau cùng, phải mãi đến tháng 7/2013 Thủ tướng Chính phủ mới phê duyệt đề án tái cơ cấu của Bộ NN-PTNT theo chủ đích nâng cao thu
nhập cho nông dân. Đề án này cũng gây
nhiều tranh luận trên các diễn đàn, bởi vì điều gọi là không thể xóa bài làm lại, khi ruộng đất đã được phân chia nhỏ lẻ manh mún, nông
dân mạnh ai nấy làm.
“Cánh đồng lớn” nói thì dễ, thực hiện thì rất khó
Tổ chức lại sản xuất theo hướng đặt nông dân vào vai
trò trung tâm của chuỗi sản xuất là điều nói thì dễ nhưng thực hiện thì rất khó. Cho đến nay việc thực hiện tái cơ cấu của Bộ NN-PTNT hầu như chỉ dừng lại ở một chủ trương đã cũ, thay vì khẩu hiệu “Cánh đồng mẫu lớn” trong trồng lúa thì nay gọi là “Cánh đồng lớn”. Nông dân làm theo hợp đồng với doanh nghiệp để có thu nhập tốt hơn.
Tuy nhiên cánh đồng lớn chỉ đạt thành công ở một vài mô hình của tư nhân và diện tích còn giới hạn. Mấu chốt của cánh đồng lớn là giảm chi phí sản xuất, sản phẩm đồng nhất, phẩm chất được kiểm soát để tiêu thụ với giá cao hơn. Tuy nhiên, sẽ có bao nhiêu
doanh nghiệp dám đầu tư vào cánh đồng lớn, khi mà thị phần xuất khẩu gạo nằm trong tay các Tổng công ty Nhà nước đến 60%-70% và các
nhà buôn có độc quyền này chỉ thích buôn bán xuất khẩu theo kiểu ăn chênh lệch giá.
Hiện nay những mô hình như Đồng Tháp đang làm,
người ta cố gắng tiến tới những cánh đồng liên kết, trong đó tổ chức lại sản xuất theo qui mô lớn, đòi hỏi phải có sự liên kết của nông dân tự nguyện tham gia
bà Phạm Chi Lan
Trong xu hướng cải cách chung, bà
Phạm Chi Lan chuyên gia kinh tế ở Hà Nội kêu gọi công khai minh bạch trong thương mại và tôn trọng điều kiện và yêu cầu của thị trường, đặc biệt trong tiêu thụ xuất khẩu nông sản. Đối với hy vọng cải cách trong nông
nghiệp, bà Phạm Chi Lan nhận định:
Thế kỷ 21, vẫn con trâu đi trước cái cầy theo sau...AFP
“Hiện nay những mô hình như Đồng Tháp đang làm,
người ta cố gắng tiến tới những cánh đồng liên kết, trong đó tổ chức lại sản xuất theo qui mô lớn, đòi hỏi phải có sự liên kết của nông dân tự nguyện tham gia. Trong khi tham gia vào liên kết đó, người nông dân sẽ được biết, được thông tin cả những vấn đề về thị trường nữa, để mà có thể chủ động và có quyết định đối với thị trường, họ sẽ được gắn gần gũi hơn với thị trường với các quyết định về kinh doanh nữa, chứ không phải chỉ là người sản xuất thuần túy không thôi.”
Bằng với kinh nghiệm của một người từ nông dân đi lên tới chức Chủ tịch tỉnh, ông Nguyễn Minh Nhị cho thấy bài toán hết sức nan giải của Việt Nam nếu muốn “đổi đời” cho nông dân.
“Sẽ phải giải quyết đồng bộ nhiều chuyện lắm, thứ nhất phải làm sao tích tụ đất đai, một người phải canh tác nhiều héc-ta. Bây giờ anh lãi 50% hay 100% nhưng anh làm có nửa héc-ta thì chẳng nhằm gì so với 4 năm nhân khẩu trong gia đình.
Trước hết đất đai phải nhiều thì lợi tức mới cao. Thứ hai là tổ chức làm sao từ khâu giống, nước, phân tới khâu thu hoạch phải bảo đảm giá thành thấp và đầu ra bảo đảm tiêu thụ ở mức ổn định và bảo đảm có lợi tức. Đó là hai điều kiện bản thân của nông nghiệp.
Sẽ phải giải quyết đồng bộ nhiều chuyện lắm, thứ nhất phải làm sao tích tụ đất đai, một người phải canh tác nhiều héc-ta...Thứ hai là tổ chức làm sao từ khâu giống, nước, phân tới khâu thu hoạch phải bảo đảm giá thành thấp và đầu ra bảo đảm tiêu thụ ở mức ổn định
ông Nguyễn Minh Nhị
Tái cơ cấu nông nghiệp là câu chuyện của nhà nước, đối với nông dân họ chỉ có những ước mong đơn giản và cụ thể. Ý kiến của một nông dân ở vựa lúa xuất khẩu đồng bằng sông Cửu Long có thể là mong muốn chung của hầu hết những ngưới trồng lúa:
“ Qua năm Giáp Ngọ này ‘mã đáo thành
công’, nông dân hy vọng lúa gạo bán có giá, thu
nhập cao lên, chi phí đầu vào hạ xuống. Nếu nhà nước muốn hỗ trợ cho nông dân thì
tôi nghĩ có một điều nông dân rất mong đợi là giá bán vật tư nông nghiệp đầu vào xin miễn thuế giá trị gia tăng, miễn thuế đầu vào thì nông dân
giảm được 10% giá vật tư đầu vào như vậy nông dân lời được 10% trong đó rồi.”
Qua tiếp xúc với chúng tôi, nhiều nông dân mong muốn đổi đời cho con em mình một cách rõ rệt là sẽ không phải tiếp tục đời nông dân như cha ông. Đó không chỉ là là một sự thật cay đắng mà chính là một trong các lời giải cho tái cơ cấu nông nghiệp. Bên cạnh việc tổ chức lại sản xuất, khi nào nhà nước chưa thể chuyển dịch cơ cấu lao động, rút giảm tỷ lệ đáng kể lao động trong nông nghiệp để lợi nhuận đầu người trong nông nghiệp cao hơn, thì khi ấy chưa thể nói gì về việc tăng thu nhập cho nông dân.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.