Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, August 14, 2015

Tại Sao Trung Quốc Phá Giá Đồng Nhân Dân Tệ?


Tại Sao Trung Quốc Phá Giá Đồng Nhân Dân Tệ?

Trung Điền

        Cùng tác giả:

         xem tiếp
Liên tiếp trong ba ngày Thứ Ba (11/8), Thứ Tư (12/8), và Thứ năm (13/8), Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã phá giá đồng nhân dân tệ mà họ gọi là hạ mức “trung bình chính thức” xuống 1,9, 1,6% và 1,1%. Trên thị trường hối đoái, đồng nhân dân tệ đã giảm 4.4% chỉ trong vòng 3 ngày.

Theo các nhà phân tích về kinh tế, tài chánh quốc tế cho rằng việc nhà cầm quyền Bắc Kinh phải lấy biện pháp phá giá đồng nhân dân tệ vào lúc này là để cứu nền sản xuất đang bị đình đốn một cách bất thường. Theo báo cáo thì sản xuất trong các tháng qua giảm 8%.
Từ năm 1980 đến nay, nền kinh tế của Trung Quốc phát triển nhờ dựa vào gia công để xuất khẩu hàng hóa là chính, còn tiêu thụ trong nước phải nói là rất yếu. Chính vì lý do đó mà Trung Quốc đã thu hút đầu tư gia công và trở thành “công xưởng” của thế giới.

Từ khi Tập Cận Bình được đưa lên vị trí lãnh đạo số 1 của Trung Quốc vào mùa Thu năm 2013 - nắm 4 chức vụ cao nhất cùng một lúc gồm Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch quân ủy trung ương, Chủ tịch hội đồng phát triển kinh tế quốc gia - đã có hai chính sách đầy hoang tưởng:

Thứ nhất là thiết lập một số định chế kinh tế và tài chánh như cái gọi là ‘một vành đai, một con đường’, tức là xây dựng vành đai kinh tế qua con đường tơ lụa trên đất liền và con đường tơ lụa trên biển; “Tân Ngân Hàng Phát Triển” của nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi); “Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu” (AIIB). Qua những định chế này, Trung Quốc sẽ vươn lên trở thành trung tâm địa chính trị thế giới, cạnh tranh với Hoa Kỳ giành vị trí số 1. Việc Trung Quốc gia tăng bành trướng và quân sự hóa Biển Đông hiện nay là nằm trong ý đồ nói trên.

Thứ hai là xây dựng Trung Quốc thành một “xã hội khá giả”, với đích nhắm là GDP vào năm 2020 gấp đôi GDP năm 2010 (39,8 ngàn tỷ nhân dân tệ tương đương 6 ngàn tỷ Mỹ Kim). Năm 2010 là năm mà kinh tế Trung Quốc qua mặt Nhật Bản, đứng thứ 2 Thế giới. Để đạt mục tiêu này, từ đại hội 18 vào cuối năm 2012, Tập Cận Bình thay đổi mô hình kinh tế từ “lấy đầu tư và xuất cảng làm chính” chuyển sang mô hình “lấy động lực sáng tạo mới làm chính”. Tức là chuyển từ gia công xuất khẩu sang gia tăng tiêu thụ nội địa. 

Nền kinh tế của Trung Quốc hiện đang nằm trong giai đoạn gia tăng tiêu thụ nội địa là chính. Cho nên, sau thị trường địa ốc là thị trường cổ phiếu được thổi lên, Bắc Kinh khuyến khích dân Tàu nhảy vào chơi cổ phiếu và đẩy cho thị trường chứng khoán chỉ có lên mà không xuống, nhằm kích thích nền kinh tế tiêu thụ lan rộng trên toàn quốc.
Vài năm trước đây, thị trường chứng khoán Trung Hoa đã lên vùn vụt do Bắc Kinh vừa khuyến khích, vừa tạo điều kiện dễ dãi cho dân Tàu vay mượn, thế chấp để nhảy vào đầu tư cổ phiếu. Cuối cùng, thị trường chứng khoán sụp đổ, khiến cho dân Tàu mất toi 3 ngàn tỷ Mỹ Kim vào đầu tháng 7 vừa qua.

Thực tế phát triển trong nhiều năm qua tại Trung Quốc liên tục suy giảm rất lớn. GDP năm 2010 đạt 13,4% nhưng đến năm 2013 chỉ đạt 7,7%, năm 2014 đạt 7,4%, 6 tháng đầu năm 2015 đạt 7%, dự kiến cả năm 2015 sẽ chỉ đạt 6,8%. Trong tháng 7 vừa qua, mọi chỉ số về kinh tế đều cho thấy nền kinh tế của nước này suy thoái hơn là dự kiến và có thể đang lâm vào tình trạng giảm phát. Mức xuất cảng so với 12 tháng trước sụt 8,3% thay vì sụt 1,5% như dự báo. Mức nhập cảng (để cung ứng cho sản xuất) cũng giảm. Tám năm trước, thời Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo, cả hai đều đã liên tục cảnh báo về nền kinh tế “bốn không” của Trung Quốc: không cân xứng, không phối hợp, không công bằng và không bền vững. Đến nay thì tất cả đều bộc lộ.

Ngoài ra, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đã làm nảy sinh hai vấn đề lớn trong xã hội: tình trạng phân hóa giàu nghèo trong người dân diễn ra rất trầm trọng, đặc biệt là ngay trong những thành phố lớn và nhiều vấn nạn xã hội bùng phát rộng lớn do tình trạng phát triển không đồng đều giữa các địa phương, đặc biệt là các tỉnh nằm sâu trong Nội Lục như Vân Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu quá nghèo.

Những khó khăn kinh tế cùng với sự sụp đổ thị trường chứng khoán hồi tháng 7/2015 đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của dân Tàu.
Song song, trong những tháng gần đây, thị trường nội địa Trung Quốc không còn là miền đất hứa. Theo tin tức thì số doanh thu của các công ty xe hơi quốc tế tại Trung Quốc giảm đáng kể. Số xe hơi bán ra liên tiếp sụt giảm từ 17 tháng qua. Trong tháng 7 giảm 6.6% so với cùng thời gian này năm ngoái. 

Các hãng xe BMW (Đức) hay Nissan (Nhật) đã phải giảm giá xe và bắt đầu tái cơ cấu lại số lượng sản xuất cho thị trường Hoa Lục. Trung Quốc cũng là nơi tiêu thụ nguyên liệu nhiều nhất thế giới chiếm 50% lượng than toàn cầu, 50% quặng đồng hay 11% dầu mỏ; nhưng nay số lượng tiêu thụ tại Trung Quốc suy giảm gây thiệt hại cho nhiều quốc gia như Brazil giảm 20% hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, kế đến là Nga, Úc, Chí Lợi vân vân… Nhưng quan trọng hơn cả là do chất lượng quá kém, gây ra vấn đề sức khoẻ cho người tiêu thụ, nhiều quốc gia trên thế giới đã hạn chế nhập cảng hàng hóa từ Trung Quốc, đã tạo ra nhiều khốn đốn cho những công ty sản xuất tại Hoa Lục. 

Chính trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và để cứu các công ty sản xuất xuất khẩu, Bắc Kinh đã lấy biện pháp phá giá đồng nhân dân tệ mà trước đây nhất quyết không chịu làm dù bị Hoa Kỳ áp lực rất nặng. Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế cho rằng việc phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc nằm ở khoảng 3% chưa có tác động gì lớn đến các công ty. Muốn có ảnh hưởng, theo Ngân Hàng DBS Singapore thì việc phá giá thích hợp là 10-30%, và phải duy trì trong một năm thì xuất khẩu mới bắt đầu cho thấy có sự thay đổi.

Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu thì biện pháp phá giá đồng nhân tệ của Bắc Kinh sẽ có tác động tốt cho những công ty xuất khẩu hàng may mặc, xe hơi hay các nhà bán lẻ nước ngoài có nguồn cung cấp hàng rẻ tiền từ Trung Quốc. Trong khi đó, những nhà nhập khẩu hàng vào Trung Quốc, những công ty đang nợ bằng ngoại tệ và phải chi trả tiền để mua nhiên liệu bằng đồng Mỹ Kim.

Điều đáng chú ý là việc phá giá đồng nhân dân tệ đã có những tác động xấu lên khu vực kéo theo sự xuống giá hàng loạt của một số đồng tiền tệ ở Á Châu.
Riêng Việt Nam, sáng ngày 12/8, Ngân hàng Nhà nước CSVN đã ra thông báo cho biết là việc điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ có tác dụng tiêu cực lên nền kinh tế Việt Nam. CSVN đã phá giá đồng bạc mà họ gọi là “điều chỉnh nâng biên độ tỷ giá USD/VND lên gấp đôi từ 1% đến 2%”. Hiện nay một đồng Mỹ Kim đổi từ 21.240 đồng đến 22.106 đồng Việt Nam.

Tóm lại, với những diễn tiến dẫn đến việc Bắc Kinh phải phá giá đồng nhân dân hiện nay cho thấy là chính sách cai trị của Tập Cận Bình trong 2 năm (2013 – 2015) có vấn đề. Sự phá giá này có thể dẫn đến một cuộc rối loạn tiền tệ do cuộc chay đua phá giá giữa các quốc gia Á Châu để cạnh tranh sản xuất xuất cảng.

Trung Điền
Ngày 13/8/2015


Một quốc gia... không chịu phát triển

Một quốc gia... không chịu phát triển

Tư Thẳng

Bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế trong nước, trong khi tham gia Hội nghị kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức ngày 8/8/2015 vừa qua tại Đà Nẵng, đã thuật lại một “nhận xét vui” của một số viên chức Ngân Hàng Thế Giới: “Trên thế giới gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng Việt Nam có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước…không chịu phát triển!”

Quả thật đây là một "mô hình kỳ lạ nhất thế giới", nhưng phải nói ngay nhận xét trên không “vui” chút nào mà ngược lại, những người đang nắm quyền điều hành nền kinh tế đất nước phải cảm thấy… nhục.

Nhục vì những con số thống kê trên giấy trắng mực đen cho thấy trong vòng 20 năm qua, đầu tư nước ngoài, vốn vay ODA đổ vào Việt Nam gần 90 tỷ đô-la. Đây là một con số mơ ước cho một nước chậm phát triển vừa thoát khỏi tình trạng chiến tranh. Đó là chưa kể một lượng kiều hối khổng lồ của người Việt từ khắp nơi trên thế giới đổ về dưới mọi hình thức. Số kiều hối này mỗi năm mỗi tăng, năm 2014 đã lên đến trên 10 tỷ.

Thế nhưng với những thuận lợi hiếm có, suốt 40 năm qua nền kinh tế Việt Nam vẫn đi vào con đường èo uột, thậm chí dù được bơm rất nhiều viện trợ từ các định chế tài chánh quốc tế. Trong 20 năm là thành viên của Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (ASEAN), với bộ máy tuyên truyền rầm rộ về những quả đấm thép, những tập đoàn kinh tế hùng mạnh, Việt Nam cho đến nay vẫn chưa ra khỏi nhóm 4 nước lạc hậu nhất của tổ chức này.

Để trả lời câu hỏi tại sao Việt Nam… không chịu phát triển, người ta có thể kể ra rất nhiều nguyên nhân, trong đó trầm trọng nhất là tham nhũng. Nhưng xét cho cùng, tham nhũng cũng chưa phải là nguyên nhân cốt lõi của sự tụt hậu triền miên. Bất quá nó cũng chỉ như “ngứa ghẻ” như lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng than thở trong dịp tiếp xúc với nhân dân thủ đô cách nay một năm!

Tai họa nằm ở đây. Chế độ chính trị Việt Nam lấy tư tưởng Mác-Lê làm kim chỉ nam, tôn thờ học thuyết đấu tranh giai cấp làm chân lý và cưỡng bách nhân dân Việt phải theo. Cái chân lý tối mò ấy đặt căn bản trên sự độc quyền tuyệt đối của đảng Cộng sản.

Cán bộ đảng viên học tập và thấm nhuần lý thuyết chủ nghĩa Mác: xã hội không đứng yên một chỗ mà luôn luôn vận động, thay đổi để tiến lên. Chính những mâu thuẫn và đối nghịch trong xã hội sẽ đưa đến những thay đổi và phát triển tốt hơn.

Nhưng nói thì hay, những người Cộng sản đã mâu thuẫn ngay trong hành động. Trong chính trị, đảng Cộng sản chỉ đi lên bằng một chân, không chấp nhận chia sẻ quyền lực, không công nhận sinh hoạt nghị trường. Từ lâu, Hà Nội đã lập đi lập lại nhiều lần: không chấp nhận đa nguyên đa đảng. Và mới đây nhất tại đại hội lần thứ 10 của Hội Nhà Báo quốc doanh Việt Nam ngày 9/8, ông Nguyễn Phú Trọng một lần nữa lên gân chỉ đạo báo chí nhà nước “cần tỉnh táo trước thông tin lợi dụng dân chủ đòi đa nguyên đa đảng”.

Chính trị độc quyền đi đôi với kinh tế chỉ huy, nên chỉ có thể xây dựng và lèo lái xã hội trong tinh thần bao cấp. Hiện tượng đói nghèo lạc hậu của xã hội miền Bắc khi cộng sản nắm quyền cho thấy sự sai lầm của mô hình này. Sau năm 1975, nó còn kéo dài sự què quặt dở sống dở chết cho tới năm 1986 để bước vào thời kỳ gọi là đổi mới, nhờ học được những bài học sơ đẳng về kinh tế thị trường.

Đổi mới nhưng để giữ thế độc quyền, chế độ đưa ra mô hình “kinh tế thị trường” kèm theo cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Thế nên trong 20 năm qua, thực tế cho thấy những gì Việt Nam đạt được là nhờ vào kinh tế thị trường, tức kinh tế tư bản. Không thành tựu nào mang dấu ấn của kinh tế chỉ huy. Nhưng người ta luôn luôn nghe lãnh đạo cộng sản phát biểu: “Kinh tế quốc doanh là chủ đạo”.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi cho đến thế kỷ 21 Việt Nam vẫn còn lẹt đẹt chạy đua cùng Lào – Miên và Miến!

Chính vì không nhìn thấy độc quyền trong chính trị và kinh tế của lý thuyết Mác-Xít là nguyên nhân cốt lõi của sự trì trệ, lạc hậu nên Việt Nam cứ mãi mãi chấp nhận là một nước…không chịu phát triển!

Tư Thẳng



Tuesday, August 11, 2015

Đồng rouble của Nga lại mất giá

Đồng rouble của Nga lại mất giá

  • 10 tháng 8 2015
Đồng rouble của Nga xuống thấp nhất từ 5 tháng qua vào ngày đầu tuần vì giá dầu sụt và Trung Quốc nhập khẩu ít đi, theo Reuters hôm 10/8/2015.

Một đôla Mỹ nay đổi được 64,42 rouble và đây là giá thấp nhất từ 5 tháng qua của đồng nội tệ Nga vốn liên tục tụt giá từ hai tháng qua.

Theo Reuters, tiền Nga phụ thuộc vào giá dầu Brent và mặt hàng này cũng mất giá 0,3% hôm thứ Hai, xuống còn 48,45 USD một thùng dầu thô.
Ngoài ra, các chỉ số kinh tế Trung Quốc yếu hơn cũng khiến Nga bị ảnh hưởng vì Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính các nguyên liệu thô từ Nga.

Trong tháng 7, xuất khẩu của Trung Quốc giảm đi 8,3% cho thấy sản xuất cũng giảm và nhu cầu dầu khí nước này nhập từ Nga không cao bằng trước đó.
Gần đây nhất, Tổng thống Vladimir Putin ký nghị định cho thiêu hủy hàng thực phẩm nhập từ Liên Hiệp Châu Âu, gây ra giận dữ trong dân chúng.
Từ một năm qua, Nga đã cấm hầu hết sản phẩm tươi từ các nước áp đặt trừng phạt với Nga vì việc sáp nhập Crimea.
Từ ngày nghị định mới có hiệu lực hôm 6/8, những ai vẫn tích trữ thực phẩm bị cấm sẽ bị tịch thu và tiêu hủy.


Thứ Năm tuần qua, Nga nói giới chức đã thu giữ 436 tấn các loại thực phẩm và hủy đi 320 tấn, gồm các sản phẩm sữa của Đức và thịt của Ý.
Dù các quan chức Nga trấn an dư luận vốn lo ngại về xu hướng xấu trong nền kinh tế từ nhiều tháng qua, một số tờ báo phê phán Điện Kremlin về chính sách kinh tế vĩ mô.

Chẳng hạn Dmitriy Oreshkin trên trang Yezhednevnyy Zhurnal 07/08 viết rằng:
"Mọi nhà kinh tế chuyên nghiệp đều hiểu ông Putin đang đưa quốc gia vào ngõ cụt. Đầu tiên là hướng đưa kinh tế vào lấy thu nhập từ nguyên liệu thô, sau đó là cuộc phiêu lưu ở Ukraine, và nay là sự chuyển hướng sang Bắc Kinh đúng vào lúc Trung Quốc bắt đầu khủng hoảng..."

Nhìn Putin Ra Nguyễn Tấn Dũng

Tư Thẳng

        Cùng tác giả:

        xem tiếp
Theo kết quả thăm dò vừa được Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center) đưa ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin là nhân vật được sự ủng hộ mạnh mẽ nhất tại Việt Nam, và dĩ nhiên tại nước Nga.

Đây là một kết quả đáng tin, so với những gì diễn ra trong thời chiến tranh lạnh. Trong nhiều chục năm liền, lãnh đạo cộng sản Bắc Việt đã nhồi nhét cho nhân dân họ một hình ảnh “Liên Xô vĩ đại” cao tận cung trăng. Ngay cả trăng Liên Xô cũng tròn hơn trăng Mỹ! Đồng hồ Liên Xô cũng chạy tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ, tuy phải mang tới tiệm sửa liên miên.

Họ ca tụng Liên Xô là thành trì cách mạng, đã hào hiệp viện trợ súng đạn cho họ làm tên lính xung kích ở Đông Nam Á.
Có lẽ cho đến ngày nay, não trạng ấy vẫn còn ghi đậm nét tôn thờ và được thể hiện trong cuộc thăm dò của PEW. Ngay cả sau năm 1975, Liên Xô vẫn còn là một thành trì vững chắc cho Hà Nội dựa vào, cho tới khi thành trì ấy đổ nhào vào năm 1991.

Nhưng Vladimir Putin là ai mà cuộc thăm dò của PEW cho thấy trong 40 quốc gia trên thế giới, Việt Nam lại có đến 70% những người được hỏi, tin là Putin đã có những quyết định đúng đắn trong các vấn đề thế giới?
Xuất thân từ tổ chức KGB (Ủy ban An ninh Quốc Gia), sĩ quan Putin được Tổng thống Yeltsin chỉ định làm thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga vào tháng 8 năm 1999. Bốn tháng sau, khi Boris Yeltsin từ chức, Putin lại được chỉ định làm tổng thống tạm quyền và thắng cử nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2000.

Kể từ đó, ngôi sao Putin lên như diều gặp gió trên chính trường nước Nga thời hậu cộng sản, nhờ vào tài làm xiếc của mình. Cùng với Thủ tướng Dmitry Medvedev, họ trở thành cặp bài trùng thay bậc đổi ngôi trong hai chức vụ tổng thống và thủ tướng ngay trên đầu dân Nga.
Putin đang ở trong nhiệm kỳ tổng thống thứ ba của mình và tham vọng của ông ta chưa dừng lại ở đó, thậm chí có người còn sánh ông với một Sa hoàng kiểu mới.

Thành tích gần đây nhất của Putin là dùng vũ lực sáp nhập phần lãnh thổ Crimea của Ukraina, gây ra một cuộc khủng hoảng chưa biết khi nào mới chấm dứt.
Một số lãnh đạo CSVN đã rất ngưỡng mộ thành tích tráo trở ấy của Putin, từ đó họ trực tiếp tạo ấn tượng cho quần chúng về “người hùng” nước Nga yêu nước và bách chiến bách thắng.

Một nước Việt Nam trì trệ, độc tài hướng dẫn cho nhân dân mình ngưỡng mộ Putin cũng không phải là một điều đáng ngạc nhiên.
Trong hàng chục nước gọi là “đối tác chiến lược” của Việt Nam, Nga được xếp vào loại đối tác thượng hạng, chẳng những về phương diện quân sự mà còn kinh tế, một đồng minh thân thiết trong thời chiến tranh đến lúc hòa bình.
Có lúc ở Việt Nam, đi “hợp tác lao động” Liên Xô trong một thời gian dài là niềm mơ ước lớn lao của hàng trăm ngàn thanh niên. Cho dù là hợp tác bán sức người để đổi lấy mớ đồng rúp còm chỉ lưu hành được trong khối xã hội chủ nghĩa anh em.

Tiếc thay mối quan hệ “chiến lược” ấy cũng chỉ có đi mà không có lại. Nó thực sự chẳng đem lại cho Việt Nam một vị trí vững mạnh hơn về an ninh hay thịnh vượng hơn về kinh tế. Ngày nay Việt Nam vẫn tiếp tục mua vũ khí của Nga như những món hàng thượng thặng chỉ đem lại những mối lợi kết sù cho các công ty quốc phòng, sân sau của các lãnh đạo đảng.
Trong cương vị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện nay, không phải ông không học được một điều gì đó nơi người đứng đầu nước Nga. Ông Dũng cũng không phải là không nghĩ tới một lúc nào đó sẽ tóm thâu quyền lực đảng và chính quyền trong tay. Và tiếp tục thống trị Việt Nam mập mờ trong tình trạng độc tài pha màu dân chủ. Đó là cái não trạng lý tưởng cần tiêm nhiễm cho người dân trong một chế độ mang danh cải cách nhưng nhuốm đầy tính bạo lực, phi dân chủ.

Mặt khác trong bối cảnh o ép mọi mặt của Trung Cộng, phải chăng Hà Nội cũng muốn chọn con đường an toàn hơn cho tương lai, né tránh phần nào cuộc tranh chấp giữa hai thế lực Mỹ và Trung Cộng.
Do vậy, kín đáo tuyên truyền việc xích lại gần Nga hơn cũng là chuyện hợp lý với 70% số người Việt Nam được khảo sát trả lời tin tưởng ở Putin. Hà Nội không hề bỏ qua “yếu tố Nga” trong khi hoạch định chính sách đối với Trung Cộng và Hoa Kỳ.
Tuy nhiên 70% số người được hỏi chẳng phải là 70% của dân số Việt Nam. Vì vậy nếu nhìn vào “Sa hoàng” Putin mà thấy Nguyễn Tấn Dũng thì thật là tai hại cho tương lai dân tộc!
Tư Thẳng


Monday, August 10, 2015

Con đường thoát của Nguyễn Tấn Dũng: xóa sổ đảng cộng sản


 

Con đường thoát ca Nguyn Tn Dũng: xóa s đng cng sn


Minh Đàm (Danlambao) - Tình hình chính trường Việt Nam hiện nay trông có vẻ rất phức tạp nhưng kỳ thực rất đơn giản trong việc giải quyết. 

Mọi việc đang nằm trong tay người đang nắm quyền lực! Đảng CSVN giờ chỉ là cái xác sống mà một số ít người u-mê-lú-lẫn đang cố chống đỡ cho khỏi ngã. Điển hình cho nhóm người này là TBT Nguyễn Phú Trọng. Kẻ thức thời là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã biết lợi dụng cái xác sống đảng CSVN để thâu tóm quyền lực và lợi ích. 

Dân Việt ngày nay thì như lục bình trôi...


Tổng thống Hoa Kỳ Obama, hay nói chung là nước Mỹ, với triết lý chỉ có lợi ích là vĩnh viễn, sau thất bại tại năm 1975, vẫn muốn can dự vào Việt Nam nhưng với thái độ dè dặt.

Tàu cộng, kẻ xâm lăng truyền thống, đã thành công trong việc biến đảng CSVN thành tay sai đắc lực cho mưu đồ bành trướng lãnh thổ. Giờ đây, “đảng ta” đã sáng mắt sáng lòng thì đã muộn.

Để giữ “đảng”, dù có phải khom lưng trước cha ông Tàu cộng “đảng ta” cũng cam lòng. Và kẻ thức thời đã âm thầm thâu tóm quyền lực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (NTD) đang nắm trong tay quyết định lịch sử. Trong thâm tâm, NTD vẫn không muốn khai tử “đảng” vì vẫn muốn đó là cái bệ đứng vững chắc. NTD lại đang muốn “xoay trục” sang phương Tây bằng cách tham gia Hiệp định TPP để củng cố quyền lực, mưu đồ một quyền lực chính trị mới - độc tài trên “nền” “đảng”. Hoa Kỳ muốn VN trở thành tiền đồn ngăn cản sự bành trướng thế lực của Tàu Cộng sẽ tích cực đưa VN tham gia TPP bất kể vấn đề nhân quyền (vì vấn đề nhân quyền tại VN không phải là lợi ích của Mỹ).

Tuy nhiên, thời thế đã không còn được như ý.

Lợi ích của NTD và phe nhóm đe dọa tiến trình bành trướng của Tàu Cộng, làm yếu đi vai trò tay sai đắc lực của đảng CSVN, do đó, Bắc Kinh đã phải hành động.

Sau một loạt những vụ thủ tiêu đối thủ chính trị, đến Phùng Quang Thanh - tay sai của “đảng” tay sai của Bắc Kinh - thì NTD đã phải tạm dừng vì Bắc Kinh đã có thông điệp.

Lúc này, NTD đang trong thế ngàn cân treo sợi tóc. Nếu không nhanh chóng và dứt khoát quyết định xóa sổ đảng Cộng sản, nghiêng hẳn về thế giới tự do, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm đầu thì con cờ Phùng Quang Thanh sẽ được Bắc Kinh dựng dậy xử ngược lại NTD (ứng với lời sấm truyền “Mã đề, Dương cước anh hùng tận!”).

Không kỳ vọng Hoa Kỳ ủng hộ việc thành lập một chính phủ lưu vong của những nhân vật bất đồng chính kiến, xã hội dân sự để đấu tranh về Việt Nam. Nước Mỹ, chỉ khi thấy một VN thoát xác mới thực sự nhận làm đồng minh chiến lược.

Quyết định sinh tử đang thuộc về kẻ đang nắm thực quyền - Thủ tướng đương chức Nguyễn Tấn Dũng! Thời gian dành cho ông không còn nhiều!

 
Sài Gòn, Ngày 5 Tháng 8 Năm 2015

__._,_.___

Posted by: truc nguyen <

Sunday, August 9, 2015

- Ai “dung dưỡng” cho Tiếp Viên Hàng Không VC buôn lậu?


 - Ai “dung dưỡng” cho Tiếp Viên Hàng Không VC buôn lậu?

-Kòn ai nữa !! Đó là tên bộ trưỡng GTVT Đinh La Thông.

-Hãy treo kỗ tên nầy là xong ngay !!!

MT


Ai “dung dưỡng” cho tiếp viên hàng không buôn lậu?

Vụ cơ trưởng và tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt vì vận chuyển vàng trái phép vào Hàn Quốc cho thấy kỷ luật, kỷ cương ở hãng hàng không này dường như đang bị buông lỏng.

Đua nhau “dính chàm” Phi công, tiếp viên của Vietnam Airlines vốn được xem là một công việc danh giá, không phải “ước là được” nên năm 2009 khi một viên phi công của hãng này bị bắt ở Nhật Bản vì mua hàng ăn cắp và “tuồn” về Việt Nam theo đường hàng không, dư luận hết sức bất ngờ và choáng váng. Viên phi công này sau đó bị phạt 30 tháng tù treo.

 Những tưởng đây là “gương tày liếp”, nào ngờ, chưa đầy 01 năm sau tháng 6/2010, cơ quan chức năng Australia lại công bố bắt giữ 7 tiếp viên của Vietnam Airlines để điều tra nghi vấn liên quan việc vận chuyển một số điện thoại iPhone và iPad từ nước này về Việt Nam. Năm sau (2011), tiếp viên Thái Anh Tiến của hãng hàng không này lại bị khởi tố cùng người mẫu Vĩnh Thụy do liên quan đến đường dây buôn lậu hàng điện tử, ngoại tệ từ nước ngoài về TP HCM.

 Cũng trong năm 2011, Hải quan sân bay Incheon - Seoul (Hàn Quốc) phát hiện 20 lượng vàng trong hành lý xách tay của 3 tiếp viên Vietnam Airlines chuẩn bị xuất về Việt Nam. “Ngựa quen đường cũ”, năm 2013, hiện tượng phi công, tiếp viên hãng hàng không Quốc gia buôn lậu trên các chuyến bay quốc tế tiếp tục nở rộ. Đỉnh điểm là vụ việc tiếp viên Bùi Ngọc Tuấn bị công an Hà Nội bắt tạm giam để điều tra về hành vi buôn lậu. 

Trên chuyến bay từ Paris về Nội Bài, lực lượng an ninh sân bay đã phát hiện tiếp viên Bùi Ngọc Tuấn mang theo 50 chiếc điện thoại iPhone 5S trong hành lý mà không làm thủ tục khai báo. Toàn bộ số điện thoại iPhone 5S kể trên đều còn nguyên hộp, chưa qua sử dụng. Tháng 9/2013, tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc cũng bị nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp trị giá 125.000 Yen trên chiếc xe buýt chở phi hành đoàn từ một khách sạn ở Osaka đến sân bay quốc tế Kansai. Nữ tiếp viên này bị cáo buộc theo yêu cầu của một phụ nữ người Việt 30 tuổi ở Nhật, đã bị truy tố vì mua hàng ăn cắp.

 Ngày 24/3/2014, cảnh sát Nhật Bản bắt giữ nữ tiếp viên này và cáo buộc cô xách lô hàng lậu trị giá 3 triệu Yen lên máy bay và nhận tiền công vận chuyển từ tháng 6/2013. Sự việc đã khiến văn phòng của Vietnam Airlines ở Tokyo bị lục soát và 5 nhân viên khác cũng phải đến sở cảnh sát trình diện. Cuối tháng 2/2014, một nữ tiếp viên nữa của Vietnam Airlines bị cáo buộc tương tự khi bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật. 

Mới đây nhất, ngày 10/3/2015, sau khi hoàn thành chuyến bay từ Hà Nội đến sân bay quốc tế Gimhae (Pusan), một cơ trưởng và một tiếp viên VNA đã bị phát hiện giấu 6kg (mỗi thỏi vàng là 1kg) dưới đế giày khi đi qua hệ thống máy dò kim loại của sân bay. Như vậy, chỉ tính những thông tin được báo chí công bố rộng rãi thì từ năm 2009 tới nay, Vietnam Airlines đã để xảy ra tới 8 vụ bê bối liên quan tới đội ngũ phi công và tiếp viên của hãng này.

Những câu hỏi nhức nhối Không thể im lặng trước thông tin dày đặc trên báo quốc tế và trong nước về vụ “buôn lậu vàng”, ngày 16/4/2015, Vietnam Airlines phải lên tiếng xác nhận việc cơ trưởng và tiếp viên bị bắt giữ tại Hàn Quốc là có thật. Theo đó, trên chuyến bay VN 426 khởi hành từ Hà Nội đi Pusan ngày 10/3/2015; hai nhân viên của Hãng là cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng (sinh ngày 20/11/1980, số bằng lái 29836, ngày cấp 31/3/2010) và tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong, đã mang theo vàng và không khai báo, sau đó bị hải quan tại sân bay Gimhae, Pusan, Hàn Quốc bắt giữ. Vụ việc như “giọt nước tràn ly”, khiến dư luận hết sức bức xúc về tư cách đạo đức của những người làm việc cho hãng hàng không quốc gia. TS Trần Đình Bá – Hội viên hội Khoa học Kinh tế Việt Nam đặt câu hỏi: Vì sao Vietnam Airlines mang thương hiệu quốc gia lại giáo dục, quản lý nhân viên lỏng lẻo đến vậy, tới mức để liên tiếp xảy ra những hành vi buôn lậu liều lĩnh, bất chấp luật pháp, danh dự như thế? 

Không chỉ có vậy, nhìn vào chuỗi sự việc, dư luận còn đặt dấu hỏi : Ai đã dung dưỡng cho vấn nạn này, Cục Hàng không Việt Nam ở đâu khi bê bối liên tiếp xảy ra, vụ sau lớn hơn vụ trước mà không có “thuốc đặc trị”? Và câu trả lời dường như cũng hé mở ở ngay chính những thông cáo báo chí phát đi từ cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. 

Cụ thể, ngày 15/4/2015, khi báo chí trong nước và quốc tế đưa tin vụ buôn lậu vàng, sau 1 tháng xảy ra sự vụ, Cục Hàng không Việt Nam mới phát đi thông cáo báo chí với nội dung hết sức thụ động, cho thấy đơn vị này chỉ nắm được thông tin qua báo chí. “Theo báo cáo của Vietnam Airlines, nhà chức trách Hàn Quốc vẫn chưa có thông tin chính thức cho phía Việt Nam. 

Hiện nay, Cục Hàng không Việt Nam đang tiếp tục phối hợp với Vietnam Airlines theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến liên quan đến sự việc nêu trên”, thông cáo nêu rõ. Ngày hôm sau, 16/4, Cục này mới phát thông cáo báo chí cho hay: đã yêu cầu Vietnam Airlines khẩn trương kiểm tra, rà soát và triển khai các biện pháp hiệu quả để tránh tái diễn hành vi lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép tài sản, hàng hóa, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam trước ngày 21/04/2015. 

Cục Hàng không Việt Nam cũng yêu cầu Cảng vụ hàng không miền Bắc tiến hành rà soát quy trình kiểm tra, đảm bảo an ninh hàng không đối với người ra vào khu vực hạn chế nhằm phát hiện những kẽ hở mà các đối tượng có thể lợi dụng để buôn lậu và vận chuyển trái phép tài sản, hàng hóa vào khu vực sân bay và lên tàu bay. Vậy là, sau 8 vụ buôn lậu đình đám, Cục Hàng không mới thấy đó là “vấn đề cấp bách”, chả khác gì “mất bò mới lo làm chuồng”. 

Còn Vietnam Airlines, sau mỗi vụ tiếp viên bị cáo buộc buôn lậu đều "đăng đàn" trả lời báo chí: sẽ hợp tác với cơ quan điều tra, không bao che cho bất cứ cá nhân nào nhằm ngăn chặn các trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai, thế nhưng các vụ buôn lậu tương tự vẫn ngày càng tăng lên. “Độ trễ” của Cục Hàng không cộng với việc buông lỏng kỷ cương của hãng hàng không quốc gia chính là “dư địa” để những thói hư, tật xấu của đội ngũ phi công, tiếp viên có đất để phát triển. 

Sau ngày 21/4 tới đây, chắc chắn những giải pháp "ngăn ngừa tiếp viên, phi công buôn lậu" sẽ được công bố nhưng cho dù giải pháp như thế nào, nếu không “nhìn thẳng vào sự thật" trên để có thuốc trị đúng “bệnh”, liệu có còn vụ buôn lậu thứ 9, thứ 10 hay thứ n hay không? Câu trả lời xin để ngỏ và gửi tới Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, vị tư lệnh ngành nổi tiếng với những hành động quyết liệt, không dung túng cho những sai phạm, quan liêu, trì trệ…


__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Sự trừng phạt cũa HK & Tây phương đã làm cho nước Nga phãi tăng thêm 3 triệu người Nga nghèo khỗ.


Sự trừng phạt cũa HK & Tây phương đã làm cho nước Nga phãi tăng thêm  3 triệu người Nga nghèo khỗ.

(Bãn tiếng Việt zưới là zo máy Google zịch thuật)
hãy xem bãn chính tiếng Anh tiếp theo đó


Sụt giảm của Nga đẩy 3.000.000 nghèo

By Ivana Kottasovaivanakottasova

Nga chủ ngân hàng: Xử phạt đau us  
Ngân hàng Nga: Trừng phạt làm tổn thương chúng  
Sau nhiều năm càng giàu hơn, hàng triệu người Nga đang trượt trở lại vào cảnh đói nghèo.  
Số người Nga đang sống dưới mức 9.662 rúp ($ 169) một tháng - chuẩn nghèo chính thức - đã tăng tới gần 23 triệu vào cuối tháng Ba, theo số liệu chính thức.
Đó là ba triệu so với năm ngoái, khi sự kết hợp của các biện pháp trừng phạt của phương Tây và giá dầu sụt giảm gây ra một cuộc suy thoái mạnh.
Phó Thủ tướng Olga Golodets nói với truyền hình Nga vào tuần trước rằng tình hình đã trở nên "quan trọng."

Một sự sụp đổ trong giá trị của đồng rúp gửi lạm phát tăng cao - giá cả tăng với tốc độ hàng năm là 16% trong quý đầu tiên của năm 2015.
Điều đó cũng có nghĩa là kiểm tra lương của Nga mua ít hơn rất nhiều so với họ đã làm cách đây một năm. Mùa thu hàng năm trong tiền lương thực tế là 14% trong tháng và 7% trong tháng Sáu.
Cú sốc đến sau nhiều năm tăng trưởng được thúc đẩy bởi ngành công nghiệp dầu đang bùng nổ của Nga.  
Trong suốt 15 năm lãnh đạo của Vladimir Putin, Nga thấy tỷ lệ nghèo chính thức của nó giảm dần xuống 11% vào năm 2014.
Xu hướng này đã bị đảo ngược - 16% người Nga hiện nay đã chính thức nghèo. Và không có kết thúc trong tầm nhìn cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine, những đau khổ là lẽ sẽ không giảm sớm.
Biện pháp trừng phạt của phương Tây qua sáp nhập của Nga Crimea, và hỗ trợ cho phiến quân ly khai ở miền đông Ukraine, đã được mở rộng đến năm 2016 vào tháng trước.
Liên quan: 1,8 tỷ biến mất trong chương trình không gian của Nga
Sự sụt giảm về mức sống đã buộc Nga phải cắt giảm chi tiêu - bán lẻ đã giảm xuống 9,4% trong tháng Sáu, sau khi trượt mỗi tháng trong năm nay.
Nhìn chung, nền kinh tế Nga đã giảm 2,2% trong quý đầu tiên. IMF hy vọng nó sẽ co lại 3,8% trong năm nay, và hơn 1% trong năm 2016.
Ngân hàng và các công ty của Nga đã bị cắt đứt từ nguồn tài trợ của châu Âu, và xuất khẩu vũ khí Nga đang bị cấm ở phía tây. Cấm đi lại và đóng băng tài sản đã được áp dụng đối với hàng chục quan chức Nga cũng như một số công ty.
Thương mại với Liên minh châu Âu - đối tác lớn nhất của Nga - đã giảm hơn một phần ba trong hai tháng đầu năm 2015. Thủ tướng Dmitry Medvedev ước tính trừng phạt Nga sẽ chi phí $ 106.000.000.000 thông qua năm 2015.  
Nga đã trả đũa bằng cách cấm nhập khẩu thực phẩm phương Tây, nhưng động thái phản ứng ngược, đẩy giá lên gần 21% trong tháng Sáu.

Russia's slump pushes 3 million into poverty

By Ivana Kottasova   @ivanakottasova
Russian banker: "Sanctions hurt us"

After years of getting richer, millions of Russians are now sliding back into poverty.

The number of Russians living on less than 9,662 rubles ($169) a month -- the official poverty line -- surged to nearly 23 million at the end of March, according to official data.
That's three million more than last year, when the combination of Western sanctions and tumbling oil prices triggered a sharp recession.
Deputy Prime Minister Olga Golodets told Russian TV last week that the situation was becoming "critical."
A collapse in the value of the ruble sent inflation soaring -- prices rose by an annual rate of 16% in the first quarter of 2015.
That in turn means Russian pay checks buy a lot less than they did a year ago. The annual fall in real wages was 14% in May and 7% in June.
The shock comes after years of growth fueled by Russia's booming oil industry.
During 15 years of Vladimir Putin's leadership, Russia saw its official poverty rate drop steadily to 11% in 2014.
That trend has been reversed -- 16% of Russians are now officially poor. And with no end in sight to the crisis in Ukraine, the misery is unlikely to ease soon.
Western sanctions over Russia's annexation of Crimea, and its support for separatist rebels in eastern Ukraine, were extended until 2016 last month.
The fall in living standards has forced Russians to slash spending -- retail sales dropped 9.4% in June, after sliding every month this year.
Overall, the Russian economy shrank by 2.2% in the first quarter. The IMF expects it to contract by 3.8% this year, and by more than 1% in 2016.
Russian banks and companies have been cut off from European funding, and Russian arms exports are banned in the west. Travel bans and asset freezes have been imposed against dozens of Russian officials as well as some companies.
Trade with the European Union -- Russia's biggest partner -- fell by more than a third in the first two months of 2015. Prime Minister Dmitry Medvedev estimates sanctions will cost Russia $106 billion through 2015.
Russia has retaliated by banning Western food imports, but the move backfired, driving prices up nearly 21% in June.
      

__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày 13/4/2024

My Blog List