Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, May 16, 2015

Thượng viện Mỹ tháo gỡ rào cản về TPP cho Tổng thống Obama

 
Đăng ngày 15-05-2015

Thượng viện Mỹ tháo gỡ rào cản về TPP cho Tổng thống Obama

media
Chủ tịch Thượng viện Mỹ, Mitch McConnell, sau phiên biểu quyết tại Quốc hội, Washington, ngày 14/05/2015.REUTERS/Jonathan Ernst

Thượng viện Hoa Kỳ hôm 14/05/2015 đã đồng ý mở đầu việc thảo luận dự luật trao thêm quyền thương lượng về thương mại cho Tổng thống Barack Obama, vượt qua trở ngại từ những người bảo thủ trong phe Dân chủ chống đối Hiệp định TPP.

Các thượng nghị sĩ Mỹ đã bỏ phiếu thông qua việc bàn bạc về dự luật quyền đàm phán nhanh (TPA), với 65 phiếu thuận và 33 phiếu chống. Phe Dân chủ đa số chống đối lại Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Washington đang thương lượng với 11 quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Bernie Sanders, ra tranh cử sơ bộ với bà Hillary Clinton trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, cho rằng đây là « Một hiệp định thương mại tai hại ». So sánh với Hiệp định Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1994, ông cảnh báo việc các tập đoàn đa quốc gia sẽ đóng cửa các nhà máy ở Mỹ, chuyển dịch sang các nước có tiền lương thấp. Nhưng TPP là vấn đề ưu tiên trong chính sách kinh tế của Tổng thống Barack Obama nhằm hỗ trợ các nhà xuất khẩu Mỹ. Mười hai quốc gia đang thương thuyết TPP chiếm khoảng 40% tổng sản phẩm nội địa toàn thế giới.

Để có thể hoàn tất TPP trước khi kết thúc nhiệm kỳ, ông Obama muốn Quốc hội thông qua dự luật quyền đàm phán nhanh (TPA). Đúng ra mọi hiệp định thương mại đều phải được Quốc hội thông qua, nhưng dự luật này giảm bớt quyền hành của lập pháp : Quốc hội chỉ có thể biểu quyết thuận hay chống TPP đã được chính phủ thương thuyết xong, mà không thể sửa đổi nội dung.

TPA sẽ được áp dụng cho mọi hiệp định do Tổng thống đương nhiệm và người kế nhiệm đàm phán cho đến năm 2018 hoặc có thể đến 2021. Như vậy hiệp định đang được thương thảo với Liên Hiệp Châu Âu (TTIP) cũng có thể theo thể thức này.

Tuần tới Thượng viện sẽ thảo luận về dự luật đàm phán nhanh, nếu được thông qua sẽ đưa sang Hạ viện, nơi phe Cộng hòa chiếm đa số. Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner tuyên bố : « Thương mại nhiều hơn có nghĩa là nhiều việc làm hơn cho người Mỹ ». Trước đó Thượng viện Hoa Kỳ cũng đã thông qua hai dự luật liên quan đến thương mại quốc tế.
Dự luật thứ nhất được thông qua với 78/20 phiếu, hệ thống hóa việc kiểm soát hải quan và biên phòng. Trong đó có một điều khoản bị Nhà Trắng chỉ trích, buộc chính quyền đối phó với các nước dùng mánh khóe trợ giá cho hàng xuất khẩu sang Mỹ - một biện pháp nhắm vào Trung Quốc và Nhật Bản. Dự luật thứ hai gia hạn mức thuế quan ưu đãi cho hơn 160 nước, đặc biệt là Châu Phi hạ Sahara và Haiti, cho đến năm 2025.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Khách hàng biễu tình phản đối ngân hàng VC "Vietcombank" quỵt nợ khách hàng


 VC bank "Vietcombank", cướp tiền cũa ông Nguyễn Thanh Giang: một nhân vật bất đồng quan điễm với CS.  
  
From: "Quocgia Vietnam
Sent: Friday, May 15, 2015 7:28 PM
Subject: Fw: Biểu tình phản đối ngân hàng Vietcombank quỵt nợ khách hang   

Khách hàng biễu tình phản đối ngân hàng VC "Vietcombank" quỵt nợ khách hàng

Ngày 12/5/2015, một số nhân vật tranh đấu tại Hà Nội đã kéo đến trụ sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương (Vietcombank) – chi nhánh Thanh Xuân để yêu cầu trả lại tiền cho khách hàng.


Những người biểu tình giơ cao biểu ngữ ‘Vietcombank quỵt tiền khách hàng’ ngay trước trụ sở chi nhánh ngân hàng Vietcombank tại địa chỉ số 448 - 450 Nguyễn Trãi - Phường Thanh Xuân Trung - Quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội.


Nguyên nhân dẫn đến cuộc biểu tình xuất phát từ việc Vietcombank ngang ngược phong tỏa tài khoản của ông Nguyễn Thanh Giang, một nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng tại Hà Nội.


Bắt đầu từ năm 2011, ngân hàng này đột nhiên từ chối để ông Nguyễn Thanh Giang rút tiền với lý do thực hiện theo sự chỉ đạo của bộ công an cộng sản.
Từ đó đến nay, ông Giang đã nhiều lần trực tiếp đến ngân hàng này yêu cầu hoàn trả lại số tiền trong tài khoản, nhưng không được đáp ứng.


Quá bất bình trước hành vi trên, nhiều người đã kéo đến trụ sở Vietcombank để biểu tình, đòi lại công bằng cho ông Nguyễn Thanh Giang, đồng thời tố cáo những việc làm bất minh của ngân hàng này.
















__._,_.___

Posted by: <vneagle_1


Friday, May 15, 2015

Cuộc chiến chống tham nhũng ở VN ‘phá sản hoàn toàn’

Cuộc chiến chống tham nhũng ở VN ‘phá sản hoàn toàn’

Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, nguyên thư ký tòa soạn báo Thanh Niên
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, nguyên thư ký tòa soạn báo Thanh Niên

14.05.2015
Một nhà báo từng nắm giữ chức vụ quan trọng đã nhận định như vậy với VOA Việt Ngữ, sau khi cựu tổng biên tập báo Người cao tuổi bị khởi tố về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258 Bộ luật hình sự.
Báo chí trong nước đưa tin, ông Hoa bị cơ quan điều tra cáo buộc “đã có hành vi viết, duyệt cho đăng trên báo Người cao tuổi một số bài báo có nội dung sai sự thật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của một số tổ chức, công dân”.
Người ta không tin vào chuyện đảng cộng sản đứng ra phát động chống tham nhũng, chống lại các cán bộ, đảng viên của mình, bởi vì phần lớn, chính do mấy ông nhận xét, đều tham nhũng hết.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, nguyên thư ký tòa soạn báo Thanh Niên, cho VOA Việt Ngữ biết rằng dư luận đang “xôn xao về chuyện này”.
“Dư luận phản ứng rất mạnh về việc khởi tố ông bởi vì ông Kim Quốc Hoa là một trong những tổng biên tập đã dũng cảm chiến đấu chống lại tệ nạn tham nhũng, do đích thân ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư phát động. Ông Hoa là người hưởng ứng chuyện này nhưng giờ lại bị cách chức và khởi tố. Đây là  một đòn giáng vào chuyện chống tham nhũng mà chính đảng phát động. Ông Kim Quốc Hoa khi đăng một loạt những bài báo các quan chức về hưu, các quan chức đầu tỉnh mà có tài sản lớn, thì đã được sự đồng tình của dư luận. Nhưng mà bây giờ ông bị khởi tố, thì xem như chuyện chống tham nhũng phá sản hoàn toàn. Người ta không tin vào chuyện đảng cộng sản đứng ra phát động chống tham nhũng, chống lại các cán bộ, đảng viên của mình, bởi vì phần lớn, chính do mấy ông nhận xét, đều tham nhũng hết. Dư luận bên ngoài đang xôn xao về chuyện này”.

Trước khi quyết định khởi tố được đưa ra ngay tại nhà riêng của ông Hoa hôm 12/5, hồi tháng Hai, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức cuộc họp báo sau khi kết thúc thanh tra đột xuất báo Người Cao Tuổi.
Bộ này sau đó ra thông báo việc đề nghị cách chức Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa và chuyển hồ sơ sang sang Bộ Công an điều tra, xử lý đối với “11 bài viết có dấu hiệu tội phạm.”
Truyền thông trong nước đưa tin, một trong các bài báo này có tựa đề “Chống tham nhũng: khi trao “vũ khí” cho bọn biến chất” bị cáo buộc đã “cắt xén câu nói của Tổng bí thư [Nguyễn Phú Trọng], dẫn đến sai sự thật, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến uy tín của Ðảng và cá nhân Tổng bí thư, gây tâm lý hoang mang, suy giảm niềm tin trong cán bộ, đảng viên”.
Sau kết luật của Bộ Thông tin và Truyền thông, báo Người cao tuổi đã cho đăng một bài viết “phản pháo” về “nhiều sai phạm nghiêm trọng của đoàn thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông”.
Về việc sử dụng điều 258 từng áp dụng cho nhiều nhà bất đồng chính kiến đối với ông Hoa, blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận định đây là điều “rất lạ”.
Cựu nhà báo này nói:
“Cái điều 258 là cái điều anh em chúng tôi cực lực phản đối. Những người tiến bộ trong nước, anh em trí thức và các lực lượng của các phong trào cực lực phản đối, và đã có nhiều kiến nghị để đòi xóa bỏ điều 258 này. Cái này nó ảnh hưởng tới hoạt động dân chủ của người dân, những quyền tự do dân chủ mà hiến pháp đã ghi như tự do làm báo, tự do ngôn luận, tự do biểu tình, tự do lập hội, tự do tất cả, nhưng mà lại đưa ra điều 258, điều nói là lợi dụng quyền tự do thì không hiểu là lợi dụng cái chỗ nào để mà làm hại nhà nước. Đó là cái điều rất mơ hồ, và có thể bắt được bất kỳ ai, nhất là lực lượng trên báo lề dân, tức là báo “lề trái”. Còn với báo “lề đảng”, báo chí nhà nước, thì đây hình như là ông tổng biên tập đầu tiên bị khởi tố theo điều này. Đây là chuyện rất lạ và người ta không hiểu vì sao lại như vậy”. 
Trong khi đó, hôm qua, Ủy ban Bảo vệ Ký giả quốc tế lên tiếng nói rằng các cáo buộc nhắm vào ông Hoa “đánh dấu xu hướng sử dụng luật lệ để chà đạp các nhà báo điều tra vấn đề tham nhũng nhạy cảm ở Việt Nam”.
Tổ chức này cũng kêu gọi Hà Nội “hủy bỏ các cáo cáo buộc sai trái và cho phép truyền thông đóng vai trò kiểm tra mà không lo sợ bị trả thù”.
Trong những năm gần đây, Người Cao Tuổi đã đăng những bài viết nêu ra tình trạng tham ô trong chính quyền. Một số bài báo cáo buộc các cựu quan chức cấp cao có dính líu trong những vụ bê bối tham nhũng.

Thóp Đảng Trong Tay Dân

. Đinh Tấn Lực

Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này” – Trương Tấn Sang (Sợ trù úm khi tố cáo tham nhũng thì đất nước này ra sao? 17/10/2012).

Chuyện gì đã xảy ra gần đây?

Thời sự nóng suốt từ tiết mạnh đông tới gần hạ chí.

Tạm kể 4 sự kiện điển hình:

Đối phó với phong trào phản đối chặt hạ Cây xanh Hà Nội, giới cai trị xứ này đã ra tay trả thù hàng loạt, tiêu biểu là các FBker nạn nhân Gió Lang Thang, Sơn Tiến, Hà Thanh và Tuyen Chí Nguyen. Động thái trù úm cá nhân và phi nhân tính nhất là trường hợp của nạn nhân thứ tư vừa kể, với chứng tích trọng thương suýt chết của một cuộc mưu sát, nếu không nói là truy sát.

Đối phó với hoạt động của những tập thể xã hội dân sự ngày càng gây thêm sự quan tâm của dư luận thế giới, giới cai trị xứ này đã lập chốt canh phòng/đe doạ/cấm đoán/ngăn cản/chận đường từng nhân sự của các nhóm xã hội dân sự đó trong việc tiếp xúc với báo giới hay chính giới nước ngoài. Thậm chí, tự tiện vi phạm luật pháp trong các chỉ thị cấm xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu của họ.

Đối phó với một trong các tập thể hoạt động xã hội dan sự đó là Nhóm Vận Động Văn Đoàn Độc Lập, giới cai trị xứ này đã chỉ đạo cho Hội Nhà Văn gạch tên hơn 20 nhân sự trong nhóm vận động đó ra khỏi danh sách đại biểu của hội.

Đối phó với thiện ý làm vệ sinh toàn đảng của Tổng biên tập của báo Người Cao Tuổi, giới cai trị kém vệ sinh kia đã phóng tay bắt giam và khởi tố ông Kim Quốc Hoa về tội tố cáo tham nhũng, nhưng dưới tội danh chính thức có đánh số 258. Trong lúc tay tham nhũng gần nhất bị đưa ra ánh sáng công luận là Trần Văn Truyền thì lại được an thân.

*

Chuyện gì sẽ xảy ra sắp tới?

Đánh tét đầu một FBker để nhiều Fbkers khác sợ hãi mà nhũn tay gõ phím và chùn chân xuống đường chăng? Hay, chỉ khiến cái tập thể không thể bịt miệng bưng tai đó cùng lắng nghe tiếng máu sủi tăm dồn dập của nhau mà càng gắn bó, khắng khít và thương yêu nhau hơn gấp bội? Hay, chỉ giúp tăng tốc cho mấy bức ảnh máu me ghê rợn đó chạy quanh thế giới nhanh hơn cả điều người ta có thể nghĩ về mức độ tàn ác hay quy mô tội ác của đảng và nhà nước xứ này? E rằng đảng cần tiếp cận FB & chịu khó đọc báo ngoài luồng lẫn ngoài nước nhiều hơn nữa, thay vì chỉ nghe lũ CAM/DLV báo cáo.

Xúi Hội Nhà Văn gạch tên những nhà văn không chịu uốn cong ngòi bút, cho họ sợ mà xa lánh Văn Đoàn Độc Lập chăng? Hay chỉ khiến họ dễ dàng dấy lên một làn sóng mới, hiểm nghèo hơn cả làn sóng nắm chặt tay nhau thành một tập thể hoạt động Xã hội Dân sự lúc đầu? E rằng đảng cần phải đo lại khoảng cách giữa làn sóng Ly khai hội với Ly khai đảng. Không xa lắm đâu.

Móc túi ra thêm một bản án 258 cho một tổng biên tập muốn làm vệ sinh cả đảng, để đe cho hàng vạn tấm thẻ nhà báo khác phải chảy nhão như sáp chạm nhiệt chăng? Thế, đảng nào đã nhiều lần giết dê tham nhũng tế thần trấn an, từ Dương Chí Dũng cho tới Phạm Quý Ngọ? Hay, gần gạnh nhất là phải trảm ngay tay đại gia lấp sông Đồng Nai bằng đất đá nhiễm Dioxin?

Đảng sợ gì mà phải giết dê tế thần? Để giữ yên lòng dân? Không chắc! Bởi quanh đây mù khói. Để giữ ổn định chính trị? Như đã từng giữ ổn định tham nhũng trong ba năm qua, và giữ luôn cả mồm miệng của một tay nguyên chánh thanh tra chính phủ từng nắm cả núi hồ sơ đen của trung ương đảng? Hay, để giữ bí mật quốc gia, giữ bí mật cái tập quán gian tham vô đối biến thành truyền thống XHCN mà chẳng ai trên hành tinh này còn chút mơ hồ? E rằng đảng cần đốt đuốc đi tìm những chiêu thức mới hơn cái bí kíp lăng ba vi bộ đã xài nhẵn vốn.

Đảng biết không thể trù úm cả dân tộc, và nói thẳng ra điều đó, là tốt. Nhưng vẫn chưa đáng mừng bằng chính dân tộc này đã nắm thóp đảng và biết rất rõ rằng chẳng cách nào đảng có thể trù úm cả dân tộc.

Thế cờ/cục diện đã đổi khác xa đận nhân dân còn ngáy ngủ trong đêm trước của internet.

Thời ngang dọc (và tha hồ ngang ngược) của dàn báo quốc doanh đã qua rồi. Giờ, cả Tuyên giáo lẫn Truyền thông của đảng đã vỡ trận đến mức tê liệt. Nhân dân nắm cả thóp đảng, về hàng loạt thất bại kinh tế-xã hội-ngoại giao-giáo dục-y tế-tài chính-quốc phòng, với hàng loạt phản ứng đối phó chữa cháy chắp vá tuỳ tiện và liên tục.

Thảm hại dường nào những phản ứng thụ động vừa lúng túng trong chủ trương chính sách; vừa bi hài quanh năm thi đua “phát biểu ấn tượng”; vừa tô đậm tập quán sứ quân mới như một tiếng thở dài: trên bảo dưới không nghe; vừa tréo ngoe về cách vận hành ngay trong trung ương; vừa hiển thị rõ nét những chiêu thức đấu đá chí tử trên sân thượng BCT; vừa bóc vỏ hiện tượng ra sức cướp giật địa bàn của nhau giữa các địa phương; vừa phô trương mặt trái các đường dây chung chi mua bán chức quyền; vừa lắp bắp về các sân bay của giặc ở Trường Sa; vừa ấp úng về sự thật những âm mưu trong Hội Nghị Thành Đô; lại vừa tuyên chiến với nhân dân, theo kiểu “11 tháng 5: Ngày Của Bọn Khủng Bố Đò”…

Chưa bao giờ mức độ phẫn hận của nhân dân lên cao như đã dâng tràn trong thời gian qua và chẳng có chỉ dấu dừng lại.

Những dòng máu che kín khuôn mặt FBker Tuyen Chí Nguyen càng nung nấu thêm sự phẫn hận đó sục sôi trong chiếc nồi súp-de han rỉ XHCN.

*

Ổn định chính trị để giữ đảng?
Nghe như có tiếng nghiến răng đồng loạt đâu đó của mấy chục triệu người.

13/5/2015 – Mấy ý rời tản mạn lúc quá cảnh ngang không phận sông Hàn.

Blogger Đinh Tấn Lực


Hệ quả khi TPP bị Thượng viện Mỹ cản trở?


Hệ quả khi TPP bị Thượng viện Mỹ cản trở?

·         13 tháng 5 2015
Dự luật quyền đàm phán nhanh lẽ ra sẽ cho phép Tổng thống Barack Obama xúc tiến đàm phán về TPP với các nước châu Á
Thượng viện Mỹ hôm 12/5 vừa bỏ phiếu chống lại việc thảo luận dự luật đàm phán nhanh (TPA), lẽ ra cho phép Tổng thống Barack Obama xúc tiến nhiều thỏa thuận thương mại quan trọng, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Trả lời BBC ngày 13/5, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, từ California, nói quyết định của Thượng viện Mỹ là 'thất bại nhỏ của Tổng thống Barack Obama' và là "thất bại lớn" của nước Mỹ.
Ông cũng cho rằng Hoa Kỳ đang đối mặt với "mâu thuẫn nội bộ" và "không có tầm nhìn chiến lược".
Dự luật, vốn lẽ ra cho phép chính phủ Tổng thống Barack Obama sớm chốt lại đàm phán TPP với nhiều quốc gia châu Á, nhận được 52 phiếu thuận, 45 phiếu chống.
Dự luật cần đủ 60 phiếu thuận để vượt qua được vòng bỏ phiếu ở Thượng viện để đưa ra thảo luận tại Quốc hội.
BBC: Ông có thể giải thích rõ hơn về TPA và nguyên nhân dẫn đến quyết định của Thượng viện Hoa Kỳ hôm 12/5?

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa: Từ năm 1974 thì Hoa Kỳ có một đạo luật cho phép bên hành pháp thảo luận đàm phán về các hiệp ước thương mại theo thủ tục nhanh gọn.
Sau khi đàm phán xong trọn gói thì mới trình cho Quốc hội, thay vì để cho Quốc hội kiểm soát và xem xét từng chút một trong tiến trình đàm phán.
Điều ngạc nhiên là người ta cho là dự luật sẽ gặp khó khăn ở phía Hạ, vì phải đạt được ủng hộ từ đa số, tức là 218 dân biểu.
Một số đảng viên Cộng hòa thì họ đồng ý với nguyên tắc tự do thương mại, nhưng không muốn trao quá nhiều quyền cho Tổng thống Barack Obama vì ông đã sử dụng quyền hành pháp trong một số lĩnh vực khác.
Vì vậy, nhiều người cho rằng trở ngại là sẽ từ phía Hạ viện.
Nhưng Thượng viện bất ngờ kèm vào dự luật đó 3, 4 điều kiện khác nhau và cuối cùng thì TPA bên Thượng viện không đạt được 60 phiếu và bị bác.

Đây là thất bại trước mắt là cho Tổng thống Barack Obama. Ngay cả lãnh đạo đảng Cộng hòa cũng không ngờ phía Dân chủ gài vào các thủ tục lắt léo như vậy.
Điều này làm đình hoãn việc thảo luận dự luật TPA. Và nếu khai thông được TPA thì mới khai thông được TPP.
Có thể trong vài ngày tới tại Hoa Kỳ sẽ có những trận đánh tương tự trong nội bộ của phe Cộng hòa lẫn Dân chủ tại Thượng viện.
Nhìn toàn cảnh thì người ta thấy là hiệp ước TPP rất quan trọng cho Hoa Kỳ và 11 quốc gia đã tham gia thảo luận hơn 20 vòng đàm phán và sắp sửa kết thúc.
Thế nhưng nội bộ nước Mỹ lại cãi nhau vì những lý do cục bộ, làm người ta thấy nước Mỹ không lãnh đạo được nền kinh tế toàn cầu và các vấn đề lớn.
Trong khi đó Trung Quốc cũng có một dự án tương tự và kêu gọi 15 quốc gia tham gia với họ.
Đây là thất bại nhỏ của ông Barack Obama, nhưng là thất bại lớn của nước Mỹ.
Rõ ràng là nước Mỹ không có một tầm nhìn chiến lược.

BBC: Trong số các thượng nghị sỹ Dân chủ bỏ phiếu chống hôm 12/5 có cả những người ủng hộ chính sách thương mại của ông Obama. Theo ông thì việc này thể hiện điều gì?


Ông Nguyễn Xuân Nghĩa: Mỗi từng nhóm có các lý do cục bộ của họ để bảo vệ cử tri, những người bỏ phiếu cho họ và bảo vệ cho việc tái tranh cử cho tương lai chứ không nhìn xa.
Ông Obama đã gọi điện thoại từng người một, vận động trong suốt tuần qua mà vẫn không xong.
Nội bộ Đảng Dân chủ có những chuyện phân hóa như vậy, vì mỗi người chỉ nhìn thấy khía cạnh của mình.
Người ta cho rằng hiệp định như vậy sẽ dẫn đến việc gia tăng các khoản đầu tư ra ngoài, làm người Mỹ mất công ăn việc làm.

Đó là nhìn nhận sai về kinh tế thuần túy.
Nước Mỹ đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất và cũng nhận đầu tư từ nước ngoài nhiều nhất.
Đa số đầu tư của Mỹ ra nước ngoài không phải đi tìm nhân công rẻ ở các nước nghèo mà là ở những nước như Nhật Bản, vốn có môi trường đầu tư thông thoáng, có thị trường phát triển.
Các hãng Hàn Quốc hay Nhật Bản khi đầu tư vào Hoa Kỳ cũng không đi tìm nhân công rẻ nên lý luận đó là sai và phản tiến hóa.
Nước Mỹ không có tầm nhìn lớn và không giải quyết được vấn đề khá chiến lược.
Trong khi đó, Hoa Kỳ cũng yêu cầu Việt Nam phải thay đổi về điều kiện lao động, vấn đề nhân quyền và công đoàn tự do.
Thế nhưng chính thay đổi từ Đảng Dân chủ đang làm cho những đòi hỏi đó trở nên vô nghĩa.
Một trong các yêu cầu với Việt Nam khi gia nhập TPP là đảm bảo quyền lợi cho người lao động và cho phép công đoàn độc lập được hoạt động
BBC: Trở lại vấn đề Việt Nam. Trong một phát biểu gần đây ông Obama đã nói Việt Nam sẽ bị loại khỏi TPP nếu không đáp ứng được các yêu cầu được quy định, trong đó có công đoàn tự do. Ông nghĩ như thế nào về khả năng đáp ứng từ phía Việt Nam?

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là rất khó.
Có thể họ sẽ thoái thác, đưa ra một số điều kiện như khi thương thuyết để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, xin hoãn ít lâu và tìm cách luồn lách.
Giờ đây khi thấy Hoa Kỳ gặp khó khăn trở ngại trong nội bộ về TPA để đi đến TPP thì tôi cho rằng những thành phần bảo thủ ở Hà Nội đang thấy rất mừng.

BBC: Ông có nghĩ TPP có thể được chốt lại trong năm nay như nhiều giới chuyên gia đã nhận định?

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa: Nước Mỹ đang gặp nhiều khó khăn bên trong và chưa có được sự nhất trí.
Ngay sau khi nhìn thấy sáng kiến của 4 nước ban đầu thì Tổng thống Bush đã chụp lấy và khai thác ngay. Trong khi đó, ông Obama do dự suốt 9 tháng sau khi nhậm chức mới thấy được lợi ích của nó để bắt đầu thúc đẩy.
Ông Obama đã đặt ra tiêu chí là năm 2010-2011, vậy mà giờ đến 2015 rồi vẫn không thành.
Cái quan trọng nhất là gây thất vọng cho phía Nhật Bản, là một đối tác lớn và có nhiều ảnh hưởng về kinh tế tại vùng Đông Á.

Không hiểu từ giờ tới cuối năm họ có giải quyết được vấn đề đó hay không.
Ông Obama muốn là 20/5 đã có thể đưa TPA ra thảo luận và thông qua tại cả Thượng viện và Hạ viện.
Tôi cho rằng hy vọng này sẽ bất thành vì nơi dễ là Thượng viện mà còn có trục trặc, thì huống hồ Hạ viện.
Thế nên có thể tiêu chí hoàn tất TPP trong năm nay theo tôi là sẽ tiếp tục bị đình hoãn, và điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, danh dự và quyền lợi của nước Mỹ.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Ý kiến: 'Cần cho doanh nghiệp phá sản'


Ý kiến: 'Cần cho doanh nghiệp phá sản'

Luật sư Ngô Ngọc TraiGửi tới BBC Tiếng Việt từ Hà Nội
·         14 tháng 5 2015

Sáng 13/5 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo ‘Góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật doanh nghiệp và hoàn thiện pháp luật về đầu tư kinh doanh’.
Một câu hỏi được đặt ra trong suốt buổi hội thảo là làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh?

Cùng một vấn đề

Cũng hôm 13/5 báo Tuổi trẻ đưa tin Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương đã công bố cuộc vận động ‘Hiến kế đổi mới cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển doanh nghiệp và kinh tế đất nước’.
Mục đích cuộc vận động là nhằm phát huy trí tuệ, sức sáng tạo của cán bộ, người lao động trong xã hội, góp ý tưởng đột phá, tạo động lực phát triển doanh nghiệp và kinh tế đất nước.
Hai sự kiện này tuy khác nhau nhưng có chung một vấn đề là tìm giải pháp giúp thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Nếu ví doanh nghiệp như một cái cây thì môi trường pháp lý doanh nghiệp chính là khoảnh đất nơi gieo trồng. Cái cây chỉ phát triển lớn mạnh khi chất đất màu mỡ nhiều dinh dưỡng.

Câu hỏi đặt ra là lâu nay hệ thống các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đã thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động chưa?
Đây là vấn đề đã được quan tâm từ lâu và thực tế nhiều chướng ngại pháp lý đã được tháo gỡ, nhiều quy định pháp luật tiến bộ đã được áp dụng tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh.
Nhưng có một vấn đề mặc dù cũng đã được chỉ ra từ lâu song lại không được đánh giá đúng mức tính nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp, làm mất đi sự lành mạnh của môi trường đầu tư kinh doanh.
Vấn đề được chỉ ra dưới đây giống như vi chất dinh dưỡng còn thiếu khiến cho cái cây doanh nghiệp phát triển méo mó ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lớn mạnh.

Vòng lao lý

Có một sự thật là doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam lâu nay rất khó thoát ra khỏi một vướng mắc pháp lý.
Đầu tiên phải kể đến là thủ tục phá sản doanh nghiệp. Mấy năm qua đã có hàng trăm nghìn doanh nghiệp đóng cửa dừng hoạt động nhưng thử hỏi có bao nhiêu doanh nghiệp làm thủ tục phá sản?
Một bài báo trên báo Tuổi trẻ có tiêu đề ‘Rất ít doanh nghiệp yêu cầu tuyên bố phá sản’ cho biết:
"Có một sự thật là doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam lâu nay rất khó thoát ra khỏi một vướng mắc pháp lý"
"Ngày 13-9-2013, Tòa án nhân dân tối cao trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật phá sản sửa đổi. Một trong những điểm đáng ngạc nhiên là sau chín năm thi hành luật (từ năm 2004 đến 2013), có hàng trăm ngàn doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể nhưng mới chỉ có 83 doanh nghiệp được tòa án tuyên bố cho phá sản."
Cụ thể hơn bài báo cho biết: Riêng trong năm 2012 số doanh nghiệp dừng hoạt động và giải thể là 54.261 (có 44.906 doanh nghiệp dừng và 9.355 giải thể) nhưng trong chín năm thi hành Luật phá sản tòa án thụ lý tổng số 336 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản.
Đã ra quyết định mở thủ tục phá sản 236 trường hợp, trong đó tòa quyết định tuyên bố phá sản 83 trường hợp, còn 153 vụ việc chưa ra quyết định tuyên bố phá sản. Con số này được cho là bất thường so với thông lệ quốc tế.
Như thế có thể thấy số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục phá sản rất ít ỏi so với tổng số doanh nghiệp đóng cửa dừng hoạt động.

Phá sản để giải thoát

Trong khi thủ tục phá sản thực ra là chế định pháp lý tiến bộ giúp giải thoát trách nhiệm cho các doanh nhân khỏi các vướng mắc pháp lý, làm sạch bản thân khỏi các khoản nợ để có một khởi đầu mới.
Nhưng lâu nay ở Việt Nam mọi người nhìn sai về tình trạng phá sản cho đó có dấu hiệu tội phạm. Trong khi sự phá sản bản chất là mất khả năng trả nợ khi đến hạn và nghĩa vụ trả nợ đơn thuần chỉ là quan hệ pháp luật dân sự.
Trong quan hệ pháp luật dân sự thì khi hết tài sản không còn gì nữa thì con nợ cũng được giải thoát trách nhiệm, chứ không lẽ bắt họ làm nô lệ?
Chúng ta thấy là có rất nhiều bản án tuyên người này phải trả tiền cho người kia nhưng do không có tiền để trả thì cũng thôi chứ cơ quan thi hành án có bắt bỏ tù được ai đâu?
Cho nên thủ tục phá sản là nhằm giải thoát cho những người không còn khả năng trả nợ, bạch hóa và chấm dứt các mối quan hệ tài sản, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên liên quan.
Hình sự hóa các vụ án kinh tế không phải là điếu hiếm hoi tại Việt Nam
Lâu nay mọi người cũng sai khi cho rằng ai bị phá sản là kém, sẽ bị mất uy tín danh dự. Mọi người không hiểu rằng hoạt động đầu tư kinh doanh vốn dĩ mang trong nó bản chất của sự rủi ro.
Không có gì đảm bảo được khi kinh doanh đều phải thành công sinh lời. Người thất bại trong kinh doanh là do tính toán không hết các yếu tố của thị trường vốn dĩ rất nhiều.
Nhưng cho dù thất bại thì họ cũng là người dũng cảm khi mạo hiểm sử dụng đồng vốn của mình. Khát vọng sinh lời xét tổng thể thì nó có ích lợi cho xã hội hơn là không làm gì cả.
Cho nên phá sản không có gì là xấu.
Ngược lại khi một doanh nghiệp bị thiệt hại do một doanh nghiệp khác phá sản cũng phải chấp nhận vì đó là quy luật công bằng của thị trường.
Doanh nghiệp bị thiệt hại cũng phải chịu sự rủi ro từ chính hoạt động đầu tư kinh doanh của mình vì đã đánh giá không đúng về năng lực của đối tác và diễn biến của thị trường.
Nếu nhận thức như vậy từ cả hai phía thì sẽ thấy chỉ có lợi khi một doanh nghiệp hoàn tất việc phá sản.
Được giải thoát khỏi những dây nhợ trói buộc người ta sẽ có sinh khí để có một khởi đầu mới.

Nan đề tòa án

Tòa án Việt Nam thay vì là một giải pháp tháo gỡ thì ngược lại nó lại là nỗi tai ương mà doanh nghiệp không muốn dính vào.

Thủ tục tư pháp thay vì là một phương thức bênh vực quyền lợi thì lại là mối rắc rối khiến doanh nghiệp hoảng sợ.
Người ta đã nói đến nhiều về tình trạng thời gian giải quyết án kéo dài, tình trạng làm tiền vòi vĩnh của các cán bộ tư pháp, và sự yếu kém ở khâu thi hành án.
Tháng 2/2014 Thời báo kinh tế Việt Nam Vneconomy có bài: ‘Thu hồi nợ: Vì sao xã hội đen ăn đứt thi hành án?’
Bài báo cho biết Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã khảo sát cho kết quả khiến nhiều người giật mình.
Đó là tỷ lệ thành công khi thuê xã hội đen thu hồi nợ cao đến 90% và thời gian chỉ từ 15 đến 30 ngày, trong khi đó nếu sử dụng phương án khởi kiện tại tòa và cơ quan thi hành án thì hiệu quả thu hồi chỉ khoảng 50% và thời gian kéo dài tới... 400 ngày.
Ngoài ra khi khởi kiện tại tòa án chủ nợ phải bỏ ra khoản chi phí bằng 20 - 30% khoản nợ và chưa kể tiền lót tay và các khoản chi phí không chính thức khác.
Những số liệu trên chỉ mang tính tham khảo nhưng đã cho thấy hệ thống tòa án không phải là nơi để doanh nghiệp và doanh nhân cậy nhờ khi có vướng mắc pháp lý.

Giải pháp cho doanh nghiệp

Những vướng mắc pháp lý là những mối dây nhằng nhợ rối mù trói buộc doanh nghiệp và doanh nhân.
Chính nó là nguyên nhân ngáng trở sự phát triển lành mạnh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp và doanh nhân không thể hoạt động và phát triển lành mạnh khi các mối quan hệ pháp lý về tài sản, các quyền và nghĩa vụ dân sự không được giải quyết dứt điểm mà cứ bị đeo nặng bên mình.
Khi hệ thống quy định pháp lý chưa thông suốt khiến cho dòng chảy các mối quan hệ quyền và nghĩa vụ bị ách tắc.
Cũng có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp và doanh nhân khi đưa ra lưu thông đã ở vào tình trạng bấp bênh không có khả năng được bảo vệ.
Khi mất niềm tin thì thị trường co cụm lại. Và đó là nguyên nhân khiến doanh nghiệp không thể lớn mạnh.
Người ta đã nói nhiều về một nền kinh tế thị trường phải được tương hợp với một hệ thống pháp luật bảo vệ tài sản.
Và vấn đề của doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam hiện nay là sớm được thoát ra khỏi các mối vướng mắc về pháp lý, đó chính là cách bảo vệ tài sản cho họ.
Nay để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, thay vì kỳ vọng đến sức sáng tạo hay ý tưởng đột phá thì ngược lại nên nhìn vào những vấn đề cũ đã được chỉ ra.
Từ đó đánh giá đúng mức tính nghiêm trọng của nó và dành nguồn lực thích đáng để giải quyết cho dứt điểm.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, một luật sư ở Hà Nội.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày 13/4/2024

My Blog List