Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, October 29, 2015

Suy nghĩ về “lao động rẻ” ở Việt Nam

Suy nghĩ về “lao động rẻ” ở Việt Nam

Mặc Thủy

Bài báo “70% dân số Việt: ‘lao động rẻ’ là sự đau đớn” đăng trên mạng Vietnamnet ngày 21/10/2015 đã khiến cho dư luận nhớ đến bài “Việt Nam hãy học Ấn Độ xuất khẩu Thạc sĩ, Tiến sĩ?” đăng trên Báo Đất Việt vào đầu tháng 9/2015, nói lên thảm cảnh tương phản giữa đồng tiền và con người trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Đồng tiền lưu hành hiện nay được giữ nguyên từ đợt đổi tiền năm 1985, với tờ bạc cao nhất có mệnh giá 50 đồng. Đến năm 1994, tức 9 năm sau, tờ bạc có mệnh giá cao nhất được in ra là 50.000 đồng, và vào năm 2003 Việt Nam đưa vào sử dụng tờ bằng polymer, thì tờ bạc có mệnh giá cao nhất lên đến 500.000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 18 năm, nếu chỉ xét về mặt chữ số, thì tờ tiền mệnh giá lớn nhất Việt Nam đã tăng con số lên 10 ngàn lần, đồng nghĩa với giá trị của nó đã giảm đi với số lần tương ứng.

Tương tự với đồng tiền, giá trị của con người Việt Nam cũng không hơn bao nhiêu.

Trước khi theo chân Liên Xô đổi mới vào cuối năm 1986, CSVN đã coi lao động trí tuệ là những kẻ biếng nhác so với lao động cơ bắp, và một thời từng tìm cách xóa bỏ đội ngũ trí thức ra khỏi xã hội, bắt ép hòa mình vào lực lượng công nông.

Họ đảo lộn các thước đo giá trị xã hội, giá trị con người, giá trị học thức và giá trị khoa học… để thay thế bằng cái gọi là chủ trương Hồng hơn Chuyên, tôn vinh lao động cơ bắp của giai cấp công nông là đội tiên phong của xã hội.

Từ năm 1992, khi bắt đầu chính thức áp dụng kinh tế thị trường, CSVN nhận ra tầm quan trọng của đội ngũ trí thức, nên nới lỏng cánh cửa đại học và hé mở cơ hội học tập cho người dân. Tuy nhiên, sau hàng chục năm sống dưới khuôn khổ của xã hội chủ nghĩa, con người mang nặng tính “cơ hội”, nên sự vận hành nền kinh tế nói chung là dựa trên mánh múng hơn là trí tuệ.

Trong lãnh vực giáo dục, người ta đã chụp lấy thời cơ kiếm tiền, bằng việc mở trường khắp nơi, kêu gọi đào tạo tràn lan không căn cứ nhu cầu xã hội, khiến cả nước dư thừa cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ trong khi lại thiếu lực lượng công nhân. Nhưng trình độ cử nhân, kỹ sư của nước ta lại quá yếu, đến nỗi một cán bộ cao cấp Hà Nội đã phán rằng “kỹ sư Việt Nam không chế nổi một con ốc”.

Từ đó, để có việc làm nuôi sống bản thân, các cử nhân, kỹ sư… phải chấp nhận thi tuyển vào những vị trí công việc cơ bắp. Từ đó dẫn đến một hiện tượng đã trở thành phổ biến là các cử nhân, kỹ sư ra trường chỉ có giá trị làm công việc cơ bắp.

Đó là chưa nói hiện tượng bằng giả với mảnh bằng kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ giấy chiếm một số lượng không ít trong hàng ngũ gọi là trí thức. Điều này càng khiến giá trị của giới trí thức ngày một bị xã hội đánh giá thấp hơn.

Đương nhiên giá trị con người Việt Nam xuống thấp cỡ nào khó có thể định lượng như sự mất giá trị của đồng tiền hiện nay; nhưng nếu nhìn vào chính sách phát triển kinh tế của nhà cầm quyền CSVN, điều mà họ chỉ có thể khoe với thế giới là “lao động rẻ”.

“Hợp tác lao động” là nhóm từ được thịnh hành ở Việt Nam dưới thời khối Liên Xô còn tồn tại. Để trả nợ chiến tranh cũng như tìm công ăn việc làm cho một số người, Hà Nội đã đưa hàng trăm ngàn công nhân sang lao động tại Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu.

Sau đổi mới, để thu hút đầu tư từ các nước Nam Hàn, Tân Gia Ba, Hồng Kông, Nhật Bản vân, vân… Hà Nội quảng cáo “lao động rẻ” với việc phát triển những khu chế xuất ngay ở trong nước. Nhưng sự thu hút này chỉ kéo dài một thời gian vì các công ty ngoại quốc đầu tư cần tay nghề cao hơn nên Hà Nội lại phải tiếp tục chính sách “xuất khẩu lao động” sang nước ngoài.

Tính đến năm 2014, Việt Nam có khoảng 700 ngàn lao động làm việc tại bốn thị trường lớn là Đài Loan, Mã Lai, Hàn Quốc và Nhật Bản, với mức lương chỉ bằng ¼ thu nhập của người dân sở tại. Mặc dù yêu cầu chất lượng lao động cơ bắp của những nước này không cao, nhưng do chất lượng giáo dục đào tạo của Việt Nam quá kém cỏi, nên số lượng nhân lực đáp ứng được các tiêu chí về kỹ năng, kỷ luật, ngoại ngữ, sức khỏe… của nhà tuyển dụng thì lại không nhiều.

Để đối phó với thực trạng này, thay vì phải nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo, cũng như giảm thiểu những tiêu cực trong việc tuyển chọn, những người đóng vai trò cố vấn lại đề nghị một kiểu ứng phó không tưởng: Đó là ý tưởng xuất khẩu các Thạc sĩ, Tiến sĩ sang làm việc cơ bắp tại Nhật Bản, thay cho những nhân công lao động phổ thông hiện nay, nhằm giải quyết ít nhất được 2 tiêu chí đang bị than phiền là kỷ luật và ngoại ngữ.

Ý tưởng động trời này thể hiện một cái nhìn thiển cận, khi Hà Nội trực tiếp làm hạ thấp giá trị con người Việt đối với các quốc gia khác bằng việc đặt những nhân lực thuộc đội ngũ trí thức cao (được đào tạo trong thời gian nhiều năm) vào những công việc cơ bắp thông thường.

Tóm lại, hai bài báo đề cập bên trên cùng với chính sách lao động của Hà Nội hiện nay khiến cho những người quan tâm đến tương lai đất nước không khỏi đau lòng khi thấy rằng thực trạng mất giá của con người Việt qua hiện tượng “xuất khẩu lao động” hiện nay không khác gì sự mất giá của đồng tiền Việt.

Mặc Thủy
28/10/2015




Ngày thứ 3 người Sài Gòn vật lộn với triều cường



From: Hien Do
Sent: Wednesday, October 28, 2015 7:20 PM
Subject: 1 DĐKTTG Ngày thứ 3 người Sài Gòn vật lộn với triều cường


Ngày thứ 3 người Sài Gòn vật lộn với triều cường 

Tối 28/10, triều cường đạt đỉnh khiến nhiều khu vực ở TP HCM bị ngập nặng. Đây là ngày thứ 3 người dân phải chống chọi với hiện tượng thời tiết này.


Ngày thứ 3 người Sài Gòn vật lộn với triều cường
Từ 17h30, nhiều khu vực dân cư, tuyến đường trên địa bàn TP bị triều cường xâm nhập, gây ngập nặng. 
Ngày thứ 3 người Sài Gòn vật lộn với triều cường
Tại quận 8, Bình Tân, 6 nhiều tuyến đường nước ngập đến nửa bánh xe máy.

Ngày thứ 3 người Sài Gòn vật lộn với triều cường
Tại đường Hồ Ngọc Lãm (quận 8) đoạn dài hơn 1 km từ giao lộ Võ Văn Kiệt đến đường Phú Đinh mênh mông nước. Rất nhiều phương tiện chạy qua đây bị chết máy.
Ngày thứ 3 người Sài Gòn vật lộn với triều cường
Nhiều người chở theo hàng hóa phải bì bõm dắt xe trên đoạn đường dài để tìm nơi sửa. 

Ngày thứ 3 người Sài Gòn vật lộn với triều cường
Hai người phụ nữ phải nhờ thanh niên đẩy xe ra khỏi khu vực ngập nước.
Ngày thứ 3 người Sài Gòn vật lộn với triều cường
Người dân cắm nhiều cọc, cây xanh nhằm cảnh báo người đi đường tránh sụp vào ổ voi.

Ngày thứ 3 người Sài Gòn vật lộn với triều cường
Một công nhân phải bám vào đuôi xe tải để đề phòng vấp phải ổ voi khi di chuyển trên đường Hồ Ngọc Lãm lúc tan ca.
Ngày thứ 3 người Sài Gòn vật lộn với triều cường
Ôtô chạy nhanh tạo sóng đánh vào nhà nên nhiều hộ dân phải dùng tấm ván, bạt chắn nước.

Ngày thứ 3 người Sài Gòn vật lộn với triều cường
Khách phải ngồi giữa mênh mông nước để ăn cơm tối.
Ngày thứ 3 người Sài Gòn vật lộn với triều cường
Sạp trái cây của gia đình bà Hòa trong hẻm trên đường Hồ Ngọc Lãm, phường An Lạc, quận Bình Tân bị sóng nước làm đổ, các loại quả trôi lềnh bềnh. Theo người dân tại con hẻm này, đây là ngày thứ 3 họ phải chống chọi với triều cường vào buổi sáng sớm và chiều tối.

Ngày thứ 3 người Sài Gòn vật lộn với triều cường
Đến 20h cùng ngày, một số tuyến đường, hẻm nước bắt đầu rút dần. Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, đỉnh triều dâng cao lần lượt 1,54 m và 1,57 m trong các ngày 26 - 27/10 và đạt 1,6 m vào ngày 28 và 29/10. 



Lê Quân











__._,_.___

Posted by: <vneagle_1

Tuesday, October 27, 2015

Nỗi sợ hãi của Đảng và Nhà nước Việt Nam


Ni s hãi ca Đng và Nhà nước Vit Nam

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-06-06
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
namnguyen06062014.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
thien-an-mon-vne-305B.jpg
Bài báo đánh du 25 năm s kin Thiên An Môn trên báo mng VNExpress trước khi b g xung hôm 4/6/2014.
RFA Screen Capture

Trong bối cảnh Trung Quốc xâm lấn chủ quyền Việt Nam hạ đặt giàn khoan HD 981 đã hơn một tháng, ngày 4/6/2014 hàng loạt thông tin và hình ảnh kinh hoàng đánh dấu 25 năm sự kiện Thiên An Môn trên các báo mạng đã đồng loạt bị gỡ xuống.

Nhận định về sự kiện này, TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm chủtrương Diễn đàn Xã hội dân sự phát biểu:
“Rt ngc nhiên trong vic báo chí đưa tin v mt s thc đã xy ra đúng mt phn tư thế k và người ta không ba đt bt k cái gì, mà cnh sát tư tưởng  Vit Nam, tc bên tuyên giáo ca đng cng sn lnh cho các báo đã đăng phi rút bài đó xung. 

Điu đó chng t rng nhng thế lc trong Đng Cng sn Vit Nam còn gn rt cht vi Trung Quc. Tôi tin chc chn là h nghe theo lnh ca Bc Kinh đ h làm như vy.”

Thái độ của nhà cầm quyền VN

Tin ghi nhận các báo điện tử như VnExpress, Thanh Niên, Người Lao Động, Tiền Phong, Giáo Dục và nhiều trang mạng khác đã phải gỡ bỏ những bài về vụ thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989. Bức ảnh 200.000 người biểu tình đòi dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn đầy ấn tượng, hoặc hình ảnh hàng trăm xe tăng mở trận càn giải tán người biểu tình, hình ảnh xác người chết chồng chất trên xe tải, xe kéo, trên đường phố dường như đã chỉxuất hiện được trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó người đọc không còn truy cập được nữa.

Nhận định về sự kiện báo chí Việt Nam bị gỡ bài và hình ảnh vụthảm sát Thiên An Môn, nhà báo Nguyễn Quốc Thái nguyên Tổng Thư Ký báo Doanh Nghiệp từ Saigon phát biểu:
Sự kiện Thiên An Môn sau 25 năm được nhớ lại, nhắc lại và đưa trên báo chí và bị gỡ xuống là một điều cần phải suy nghĩ về sựchọn lựa và thái độ của nhà cầm quyền VN trong quan hệ với TQ. 

-Nguyễn Quốc Thái

“V Thiên An Môn là mt vết nhơ trong lch s ca Trung Quc. Nhng người Trung Quc t tế và có lương tâm khi nh li s kin này h đu xu h. Xu h vì văn minh ca loài người b chà đp, t do ca conngười đã b ph nh mt cách tàn t

Vic báo chí Vit Nam mà không đưa được lâu dài thi lượng v v Thiên An Môn, tôi nghĩ rng có th vì nhà cm quyn Vit Nam vn nói đó là tình hu ngh gia hai nước. Nhưng Th tướng Nguyn Tn Dũng đã nói là không th có s hu nghvin vông. S kin Thiên An Môn sau 25 năm được nh li, nhc li và đưa trên báo chí và b g xung là mt điu cn phi suy nghĩ v s chn la và thái đ ca nhà cm quyn Vit Nam trong quan h vi Trung Quc.”

Bên cạnh việc sợ mất lòng Trung Quốc, có những ý kiến cho rằng Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam lo ngại hình ảnh hàng trăm ngàn người biểu tình đòi dân chủ ở Thiên An Môn và bị đập tan bằng vũ lực, còn có thể tác động lên phong trào biểu tình vừa phản kháng Trung Quốc vừa đòi dân quyền ở Việt Nam. Nhà báo Nguyễn Quốc Thái nhận định:
“Ông nghĩ là nhng hình nh đó che du được nhân dân Vit Nam sao?Không mt t báo, không mt mng truyn thông nào đưa hình nh đó lênthì t 25 năm qua nhng hình nh đó vn không ri khi tâm trí ngườiVit Nam yêu t do và dân ch

Tôi không nghĩ đưa hình nh đó lên haykhông đưa hình nh đó lên là mt s la chn khôn khéo ca nhà cmquyn. Bi vì nhà cm quyn biết rng không th nào che du được hìnhnh bi tráng đó  qung trường Thiên An Môn cách đây 25 năm, nghĩ rngnhng hình nh đó được chuyn ti li trong lúc này thì không thích hpvi tình hình  Vit Nam. Tôi nghĩ suy nghĩ đó là mt suy nghĩ non nt.”

Không tuân thủ hiến pháp?

thien-an-mon-vne-250B.jpg
Màn hình sau khi chính quyền Việt Nam cho gỡ Bài báo đánh dấu 25 năm sự kiện Thiên An Môn trên báo mạng VNExpress hôm 4/6/2014. RFA Screen Capture.

Một ngày sau thời điểm 25 năm sự kiện Thiên An Môn mà báo chí bị gỡ bài, chiều 5/6/2014 Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế ở Hà Nội để cập nhật tình hình Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam kéo dài đã hơn 1 tháng. Người phát ngôn Lê hải Bình cho biết phía Trung Quốc vẫn tiếp tục và có hành vi hung hăng hơn và cũng đưa ra những luận điệu sai trái về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Tại cuộc họp báo, các giới chức Việt Nam đã trả lời vòng vo câu hỏi của các nhà báo nước ngoài, về việc chính quyền ngăn cản người dân biểu tình phản kháng Trung Quốc. Ông Lê Hải Bình phủ nhận việc này và nói rằng người dân Việt Nam hoàn toàn có quyền biểu thị lòng yêu nước của mình theo đúng qui định pháp luật. Khi được hỏi thế nào là biểu tình đúng pháp luật ông Lê Hải Bình nói rằng Việt Nam có những qui định pháp luật về biểu tình.

Nhận định về vấn đề vừa nêu TS Nguyễn Quang A từ Hà Nội phát biểu:
“S dĩ mà h phi nói lt léo như vy là vì h không dám tha nhn rng h không mun có bt k mt cuc biu tình nào. Trong khi quyn biu tình được hiến đnh rành rành t các Hiến pháp trước ch không phi cht Hiến pháp bây gi. Thay vì h phi ra Lut đ to điu kin chongười dân được biu tình mt cách văn minh thì h không làm như vy.

H ra mt Ngh đnh mà Ngh đnh y thc s là cm biu tình, h gi là t tp đông người. Như vy li hoàn toàn thuc v nhà cm quyn h đã coi thường người dân, coi thường quyn ca người dân. 

H đã không làm được chc năng chính ca h là tuân th Hiến pháp tuy rng còn chưa ra gì do chính h thông qua.”
Đáp câu hỏi của chúng tôi, nghĩ gì về những lời tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình xác định là nhà nước không cấm dân chúng biểu tình, khi mà cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc dự kiến vào ngày 18/1/2014 đã bị dẹp từ trong trứng nước.

 Nhà báo Nguyễn Quốc Thái thuộc nhóm nhân sĩ trí thức TP.HCM, người từng tham gia nhiều cuộc biểu tình phản kháng Trung Quốc và bị trấn áp phát biểu:
“Tôi không nhc đến ngày 18/1/2014 hôm đó không có mt cuc biu tình nào xy ra  Vit Nam, bi vì trước đó nhà nước đã dùng tt c cácphương tin truyn thông sn có trong tay và cơ quan an ninh khuyến cáonhân dân không xung đường vào ngày đó. Nhưng nhng cuc xung đường trước ngày 18/1/2014 và trong ba năm tr li đây không có mt cuc biu tình chng Trung Quc nào được lc lượng an ninh ca Vit Nam ym tr c. Chc ông có th nhìn thy cnh nhng người biu tình b đàn áp đánh đp, thm chí chưa đi biu tình cũng b đàn áp đánh đp như cá nhân tôi chng hn. Như vy nói không có đàn áp người biu tình là nói di nhân dân.

 Bi nhân dân h chng kiến nhng người xung đường b đàn áp, b đánh đy b bt gi, hà c gì phi chi nhng điu mình đã dám làm, thiếu mt s dũng cm đó là điu đáng khinh.”

Họ đã coi thường người dân, coi thường quyền của người dân. Họ đã không làm được chức năng chính của họ là tuân thủ Hiến pháp tuy rằng còn chưa ra gì do chính họ thông qua.
-TS Nguyễn Quang A

Tại cuộc họp báo ngày 5/6 tại Hà Nội, trả lời câu hỏi của hãng thông tấn nước ngoài là phía Việt Nam có kỳ vọng vào Mỹ sẽđóng vai trò hỗ trợ Việt Nam bảo vệ chủ quyền của mình. Người phát ngôn Lê Hải Bình đáp lời rằng: “Vic duy trì n đnh, an ninh và an toàn hàng hi ca khu vc là li ích, là nghĩa v ca tt c quc gia liên quan trong và ngoài khu vc.

M là cường quc ca thế gii, cùng vi cng đng quc tế, M cũng có tiếng nói nhn đnh an ninh khu vc. Chúng tôi mong mun M có hành đng mnh m hơn, đóng góp vào an ninh, an toàn hàng hi khu vc, gii quyết tranh chp ca khu vc thông qua lut pháp quc tế.”

Có mặt trong cuộc họp báo ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệmỦy ban Biên giới Quốc gia khi trả lời bao chí đã hàm ý cho thấy ít có khả năng Việt Nam khởi động biện pháp lý đối với Trung Quốc. Ông Hải nói các vụ kiện quốc tế đều rất phức tạp, nếu chủtàu Đà Nẵng kiện Trung Quốc là vụ án dân sự. Nhưng vụ giàn khoan liên quan đến chủ quyền, cần chọn phương án nào tối ưu nhất bảo vệ quyền lợi đất nước.

Nhận định về vấn đề vừa nêu, TS Nguyễn Quang A từ Hà Nội phát biểu:

“Cũng tương t như chuyn v Thiên An Môn, tôi nghĩ rng chc chnphi có ý kiến ca Bc Kinh thì người ta mi run s và người ta bo báochí phi rút xung. Có l cũng tương t như thế Bc Kinh như ông tướngVnh đã nói, Bc Kinh nhiu ln yêu cu Vit Nam là không được đưa rakin. Tôi không hiu gia Bc Kinh và Hà Ni có nhng điu gì ngm vinhau hay không và có th có cái gì đó mà h da là h s đưa ra, thì có thrt là mt mtVà chn ch ngày nào v vic khi kin Trung Quc thì Vit nam thc s đu hàng t ngày đó.

Công luận Việt Nam đang đặt câu hỏi với đảng Cộng sản và nhà nước về các biện pháp tiếp theo mà cho đến nay chưa hé lộ. Vì đã hơn 5 tuần lễ, Trung Quốc vẫn duy trì giàn khoan trong vùng biển chủ quyền Việt Nam, đã khoan thăm dò và dịch chuyển đến vị trí khác vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Người dân lo ngại nhịn nhục mãi, coi chừng chẳng còn tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển nào lành lặn mà chấp pháp trên biển.

Giới học giả và trí thức nói rằng, những biện pháp tiếp theo có gì bí mật đâu mà không thể công bố, hay nó cũng bí mật như thỏa thuận Thành Đô 1990 giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bí mật gì ghê gớm đến vậy, khiến Bộtrưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch lúc đó từng phải thốt lên: “Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự.”

Monday, October 26, 2015

TÓM TẮT NHỮNG BÀI NHẬN ĐỊNH VỀ CSVN & TPP


TÓM TẮT
NHỮNG BÀI NHẬN ĐỊNH VỀ CSVN & TPP

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 07.10.2015
Facebook : Phuc Lien Nguyen





Chúng tôi lần lượt viết và phổ biến những bài NHẬN ĐỊNH & ĐẤU TRANH cho TPP sau đây:

(Bài 1)           
TỰ DO MẬU DỊCH TPP:
ĐÂU LÀ NHỮNG ĂN THUA CHÍNH ?                                                                  

Đất nước đang ở thời kỳ đen tối nhất: Kinh tế bị phá sản do Tham nhũng, Lãng phí phát sinh từ chính Cơ chế Cộng sản; Biển đảo bị Trung quốc lấn chiếm; Trên đất liền, những nhượng địa cho Tầu đã lan ra khắp Lãnh thổ như hình da báo. Đảng CSVN bất lực giải quyết. Nhưng khi được tin TPP đàm phán xong, CSVN đã sử dụng TPP để lừa bịp dân, coi đây như một chiến thắng sẽ mang thịnh vương đến cho Quê Hương. Đây là cái nhìn chiến thuật Chính trị nhằm lừa Dân để tránh một cuộc tổng NỔI DẬY từ quần chúng. Chúng tôi viết bài này nhằm cho Dân biết rằng đây là một Hiệp Định Thương mại phải đặt khả năng phát triển Kinh tế lên hàng đầu mới mong gặt hái được những hiệu quả từ Hiệp Định. Dân chúng đừng vội nghe những tuyên truyền bịp bợm mang tính cách Chính trị mỵ dân của CSVN. Nếu CSVN coi TPP ở phương diện chiến thắng Chính trị của mình, thì chính Dân chúng đòi buộc CSVN phải thi hành những điều kiện gia nhập TPP mang tính cách Chính trị là phải thay đổi hẳn Thể chế cho phù hợp với Mô hình Kinh tế Tự do và Thị trường giống như 11 nước khác thuộc TPP.


(Bài 2)
TỰ DO MẬU DỊCH TPP:
KINH TẾ VN BỊ TÊ LIỆT VÌ HÀNG NGOẠI

Bài Nhận định này loại bỏ ra ngoài cái nhìn TPP mang mầu sắc Chính trị. Chúng tôi trình bầy những Lý thuyết có tính cách Giáo khoa về Phân phối Quốc tế Phát triển Sản xuất của mỗi Quốc gia cho có hiệu quả tối đa, rồi từ đó chúng ta mới có thể lựa chọn một đường lối Chính trị Thương mại (Politiques Commerciales) phù hợp cho mỗi giai đoạn Phát triển Kinh tế từng nước. Ba chủ trương Thương mại : (i) Tự do Mậu dịch (Libre Echange); (ii) Bảo hộ Mậu dịch, nhất là Bảo hộ những Kỹ nghệ đang phát (Protectionnisme des Industries naissantes); (iii) Tự túc (Autarcie), cả ba đều hữu ích cho mỗi giai đoạn Phát triển.

Dựa trên những nguyên tắc Mậu dịch vừa trình bầy, người ta có thể khẳng định tiên thiên những hệ quả sau đấy khi Việt Nam vào TPP:

=>       Những nước đã phát triển sản xuất như Hoa kỳ, Nhật, Úc châu, Gia Nã Đại, Tân Tây Lan, Tân Gia Ba không coi Việt Nam là một nước cạnh tranh với họ về hàng hóa, mà chỉ coi khối người gần 100 triệu dân VN là khối TIÊU THỤ hàng hóa và dịch vụ của họ.

=>       Khả năng phát triển nhanh nhất của Việt Nam là các Lãnh vực Nông nghiệp và Ngư nghiệp, nhưng CSVN đã cố tình quên đi các Lãnh vực này, chỉ chạy theo Lãnh vực gọi là “công nghệ” như May Mặc, Da Dầy… mà tài phiệt nước ngoài làm Chủ để dễ bề Tham nhũng và ăn Hối lộ nhanh chóng. Chính vì vậy mà theo nhận định của Bloomberg, khi vào TPP, Lãnh vực Nông nghiệp, Chăn nuôi của Việt Nam bị thiệt hại nặng nề nhất.

=>       Trong dài hạn, Kinh tế Việt Nam sẽ bị tê liệt vì hàng ngoại tự do đến từ 11 nước, nhất là từ những nước đã phát triển cao như Hoa kỳ, Nhật, Gia Nã Đại, Úc châu, Tân Tây Lan, Tân Gia Ba.


(Bài 3)
TỰ DO MẬU DỊCH TPP:
DÂN TỘC VN OÁN HẬN HAY CẢM ƠN OBAMA

Ý chí của Dân tộc Việt Nam khác với Ý muốn của đảng CSVN. Hoa kỳ đã thừa biết Ý chí của Dân tộc Việt Nam đã được bầy tỏ qua cuộc Di cư gần 1 triệu người năm 1954 từ Bắc vào Nam và qua cuộc Vượt biên sống chết tìm Tự do năm 1975. Dân Tộc Việt Nam không muốn sống cảnh nô lệ và bị bóc lột của đảng CSVN. Vì vậy sự oán hận hay cảm ơn TT.Obama tùy thuộc vào việc ông ủng hộ đảng CSVN giữ cái Cơ chế hiện hành để đè đầu bóp cổ Dân Tộc Việt Nam hay ông trợ lực Dân Tộc này đứng lên chôn vùi  Cơ chế CSVN hiện hành để có thể bắt đầu thăng hóa Xã hội và phát triển Kinh tế quốc dân.

=>       Dân Tộc Việt Nam Oán hận ông Obama

Dân Tộc VN oán hận ở những trường hợp sau đây:

* CSVN đang lo sợ bị quần chúng NỔI DẬY chôn vùi chúng đi. Nếu ông Obama giơ tay cứu vớt chúng như chúng đang ao ước để có thể kéo dài sự cướp bóc trên Dân Tộc, thì Dân Tộc này sẽ oán hận ông hết đời này sang đời kia.

* Một đám Việt gian bưng bô CSVN đang nằm tại Hoa kỳ mà TT.Obama đã từng coi như Đại diện cả khối người Việt tỵ nạn tại Mỹ, mời hỏi đến để tham khảo ý kiến trước ngày tiếp đón Nguyễn Phú Trọng. Nếu ông Obama sử dụng đám Việt gian bưng bô này cho giải pháp Hòa Hợp Hòa Giải với CSVN để kéo dài Cơ chế CSVN trên đầu Dân Tộc VN, thì Dân Tộc này từ quốc nội đến hải ngoại sẽ oán hận ông từ đời này đến đời kia.

* Hoa kỳ, một nước tiên tiến về Kỹ nghệ, sản xuất hàng hóa và dịch vụ đứng hàng đầu Thế giới và Việt Nam, một nước chưa phát triển, ở vào hạng chót Thế giới, cùng đứng chung trong một Hiệp Hội Tư do Mậu dịch TPP. Đây là điều trái ngược với Lý tưởng Tự do Mậu dịch và có thể hiểu rằng Hoa kỳ đi tìm 100 triệu dân VN tiêu thụ hàng hóa của mình, nghĩa là việc làm có tính cách một nước giầu mạnh bóc lột một nước còn nghèo yếu. Nếu ông Obama muốn sử dụng CSVN để bóp họng dân nghèo bán sức lao động với đồng lương rẻ mạt phục vụ cho tài phiệt Hoa kỳ và làm tê liệt Kinh tế quốc dân VN do tràn lan hàng ngoại, thì Dân Tộc VN sẽ oán hận ông từ đời này qua đời kia.

=>       Dân Tộc Việt Nam Cảm ơn ông Obama

Như ở đoạn trên chúng tôi đã nhắc ra là TT.Obama đã biết rõ Ý chí của Dân Tộc Việt Nam: chôn vùi hẳn Cơ chế CSVN. Ý chí đó chưa thực hiện được lúc này vì đảng CSVN quá tàn ác, sử dụng bạo lực đẫm máu đàn áp dân chúng. Chính vì vậy mà chúng tôi mong mỏi TT.Obama, nhân việc CSVN tha thiết vào TPP, dùng áp lực của Hiệp Hội Tự do Mậu dịch này ép buộc CSVN phải thay đổi tận căn nguyên Cơ chế độc tài độc đảng toàn trị của CSVN. Đây là điều đòi hỏi không phải là quá đáng, mà chính là phù hợp với lời tuyên bố long trọng của một vị Tổng Thống Hoa kỳ về những Điều kiện đặt ra cho mỗi Hội viên tương lai của Hiệp Hội TPP. Nhân cuộc Họp APEC tại Hạ Uy Di vào những ngày 12-13.11.2011, Tổng Thống Hoa kỳ Obama đã tuyên bố Điều kiện thứ nhất của một Hội viên TPP là:

“Tự do Kinh doanh, nghĩa là Dân chủ hóa Kinh tế; nghĩa là Chính trị không độc đoán nắm trọn Kinh tế nữa !”

Nếu TT.Obama tôn trọng chính lời mình nói ra và yêu cầu CSVN phải thực hiện cụ thể đòi hỏi ấy, thì Dân Tộc Việt Nam Cảm ơn ông từ đời này đến đời sau vậy.


(Bài 4)
TỰ DO MẬU DỊCH TPP:
ĐƯỜNG HƯỚNG MỚI ĐẤU TRANH CHO VIỆT NAM

Nói đường hướng MỚI đấu tranh có nghĩa là đã có đường hướng CŨ đấu tranh không còn có hiệu quả nữa, thậm chí có người còn lạm dụng đường cũ ấy cho quyền lợi cá nhân hay nhóm đảng mình. Chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh rằng lực lượng đấu tranh chính yếu là tại Quốc nội, còn Hải ngoại chỉ làm nhiệm vụ phục thuộc cho Quốc nội mà thôi:

=>       Hướng đấu tranh CŨ

* Hã dẹp bỏ việc lải nhải đấu tranh cho NHÂN QUYỀN.

Đã những chục năm trường rồi, người ta liên tục nêu hai chữ Nhân Quyền ra để đấu tranh từ Hải ngoại đến Quốc nội mà hiệu quả không đi đến đâu. CSVN còn đánh đĩ hai chữ Nhân Quyền để đánh lừa Quốc tế. Chính những nước lớn, biết rõ Trung quốc không tôn trọng Nhân quyền, nhưng bề ngoài nhắc ra hai chữ này làm kiểng che đây cho thực chất là ký những Hợp đồng cùng chia chác quyền lợi làm ăn chung với Trung quốc.

* Tiếp tay với CSVN để ru ngủ cuộc đấu tranh tại Quốc nội

Đây là thái độ của một số người tại Hải ngoại. Họ cắt nghĩa những chuyển biến Chính trị tương lai rất ăn khớp mà Hoa kỳ như nước tính toán an bài thay cho chúng ta. Họ đã làm cho Lực lượng đấu tranh tại Quốc nội trở thành ỷ nại, cứ nằm dưới gốc sung chờ sung rụng. Có thể coi đây là việc cùng với CSVN bắn hỏa mù để mỵ dân !

=>       Hướng đấu tranh MỚI

* Đấu tranh thiết thực cho quyền sống của Dân nghèo.

Cái Nhân Quyền CỤ THỂ và đứng hàng đầu các nhân quyền khác, đó là quyền sống của thân xác. Nói một cách cụ thể hơn nữa, đó là QUYỀN DẠ DẦY (Stomach Right). TPP là một Hiệp Hội về Thương mại chứ không phải là Hiệp Hội ái hữu, luân lý. Chúng ta phải đấu tranh để những quyền lợi tiền bạc đi về hướng nâng cao đời sống vật chất cho quần chúng, chứ không phải phục vụ cho Tham nhũng, Hối lộ của những đảng viên CSVN.

* Đòi hỏi CSVN phải thay đổi hẳn Cơ chế Chính trị từ căn nguyên.

Đây là đòi hỏi theo đúng điều kiện mà Tổng Thống Hoa kỳ Obama đã nêu ra cho những Hội viên của TPP. Việc vào TPP của Việt Nam mà không có thay đổi tận căn nguyên Chính trị độc tài độc đảng toàn trị, thì đó là điều phản bội lại chính Đất nước và Dân tộc Việt Nam vậy.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 07.10.2015
Facebook : Phuc Lien Nguyen
Chú thích :Một số người vì phe nhóm, đã cố tình viết lệch lạc về Lý Lịch của tôi, nên tôi xin phép cho ở đây cái Link Lý Lịch NGUYỄN PHÚC LIÊN như sau :  http://www.viettudan.net/36984/index.html



Featured Post

Bản Tin cuối ngày-18/11/2024

My Blog List