Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, October 23, 2015

Người Sàigòn nửa đêm bơi bũm, lội nước về nhà .. thiệt là sung sướng đễ sinh sống trong thiên đàng XHCNVN ..


Thế người Việt tỵ nạn cs ỡ hãi ngoại thì sao? Có nên đem đôla về dâng cho chúng ..cùng bơi bũm, hụp lặn cho vui không?

From: Hien Do 


Người Sàigòn nửa đêm bơi bũm, lội nước về nhà .. thiệt là sung sướng đễ sinh sống trong thiên đàng XHCNVN ..

(TNO) Tối 22.10, cơn mưa lớn kéo dài khoảng 1 giờ đã làm một số tuyến đường ở TP.HCM ngập nặng, người dân rất vất vả lội nước về nhà lúc nửa đêm.

Nhiều người đi xe máy rất khổ sở khi đi qua đường Nguyễn Hữu Cảnh

Nhiều người đi xe máy rất khổ sở khi đi qua đường Nguyễn Hữu Cản
Người Sài Gòn nửa đêm lội nước về nhà - ảnh 2

Nhiều taxi sợ chết máy giữa dòng nên cố gắng rồ ga, chạy nhanh qua điểm ngập
Cơn mưa nặng hạt bắt đầu lúc 21 giờ 45, đến khoảng 30 phút sau tình trạng ngập nước bắt đầu xuất hiện và kéo dài đến gần nửa đêm.
Tại đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) tình trạng ngập kéo dài suốt con đường. Mực nước tại đây có chỗ lên đến đầu gối. Tuy đã gần nửa đêm, phương tiện ít di chuyển nhưng khi người dân đi đến đây gặp rất nhiều khó khăn.
Người đi xe máy từ hướng cầu Sài Gòn về trung tâm Q.1 phải chịu chung số phận đẩy bộ vì xe chết máy. Còn phía phần đường ngược lại người đi xe máy phải chạy lên vỉa hè để tránh nước ngập.
Một số người đi ngang qua đường Nguyễn Hữu Cảnh phải dựng xe vào lề, không dám di chuyển, chờ nước rút mới dám về nhà. Thậm chí có người phải gửi xe lại và đi bộ về nhà vì nước ngập làm xe không thể nổ máy.
Đoạn giao lộ Bạch Đằng - Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh) cũng ngập không kém; mực nước tại đây lên đến 30 - 40cm, khiến người dân gặp không ít khó khăn khi đi qua đây. Ngoài ra đường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thạnh) cũng xảy ra tình trạng ngập.
Người Sài Gòn nửa đêm lội nước về nhà - ảnh 3

Dưới chân cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh ngập sâu khiến ô tô cũng bị chết máy
Người Sài Gòn nửa đêm lội nước về nhà - ảnh 4

Một người dân phải gửi xe, lội nước về nhà

Người Sài Gòn nửa đêm lội nước về nhà - ảnh 5

Đường Nguyễn Hữu Cảnh như một con sông
Người Sài Gòn nửa đêm lội nước về nhà - ảnh 6Cây xăng trên đường Bạch Đằng chìm trong "biển nước"

Người Sài Gòn nửa đêm lội nước về nhà - ảnh 7Một người bán hàng ngủ ngay trong làn nước ngập lênh láng
Phạm Hữu

__._,_.___

Posted by: <vneagle_1


Hải sản khan hiếm do mất ngư trường vì Chệt chiếm hết

   From: Quyet Nong <
To: "vn-share-news
Sent: Thursday, October 22, 2015 8:42 AM
Subject: [VN-SHARE-NEWS] Hải sản khan hiếm vì mất ngư trường

Hải sản khan hiếm do mất ngư trường vì Chệt chiếm hết  

 Nghe Audio   Phần âm thanh 
Cá được bày bán tại một chợ quê
Cá được bày bán tại một chợ quê
 RFA

Người Việt Nam tồn tại được trong suốt quá trình kinh tế tập trung bao cấp, hợp tác xã là nhờ vào nguồn hải sản rẻ bèo, trong thời điểm mà mọi thứ lương thực đều hiếm hoi, chờ vào tem phiếu thì những con cá tươi được bán dạo giống như thức quà cứu rỗi cho sức khỏe. Hiện tại, khi mà mọi thứ thực phẩm đều có nguy cơ độc hại bởi yếu tố Trung Quốc ẩn chứa bên trong, hải sản lại một lần nữa thành thức quà cứu rỗi của trời đất ban cho người Việt Nam. Thế nhưng hải sản đang ngày càng khan hiếm bởi ngư trường Việt Nam đang thu hẹp một cách khủng khiếp.

Giá hải sản tăng vọt vì hiếm
Một ngư dân tên Sơn, ở huyện đảo Lý Sơn, chia sẻ: “Nhật Bản họ mua theo qui chuẩn, ví dụ như truốc đây họ mua tôm hùm mỗi ký hai con, bây giờ mua tôm hùm ba bi, tức là tôm hùm mỗi ký ba con. Cua đá thì bây giờ không còn nữa vì người ta bắt quá nhiều. Năm 2012 tôi đã mua với giá 220 ngàn đồng mỗi ký, bây giờ thì đắt loắm và không có để mua vì nhà nước cấm, có tổ chức đội bảo vệ để giữ tài nguyên. Nhưng nếu biết chỗ thì mua lậu vẫn có…”.

Ông Sơn tỏ ra chán nản khi đưa ra nhận định chẳng có nước nào giống như Việt Nam. Cái sự không giống ai này nằm ở chỗ là một nước có núi rừng và bờ biển chạy dọc theo quốc gia, hay nói cách khác là nguyên một quốc gia bờ biển nhưng lại có giá hải sản đắt hơn những nước như Trung Quốc hay Thái Lan, Phillipines, đây là một chuyện hết sức vô lý.

Theo ông Sơn, những loại hải sản tương đối quí như cá thu, cá ngừ đại dương, các loại mực ống và hải sâm, bào ngư hay cua biển đều có giá đắt hơn rất nhiều so với Singapore hay Thái Lan, Trung Quốc, thậm chí so với Lào, Campuchia. Đây là một chuyện hết sức khôi hài khi mà diện tích biển của những nước này nhỏ hơn Việt Nam nhiều lần và nguồn hải sản trên vùng biển thuộc chủ quyền của các nước này cũng không phong phú như Việt Nam.

Cũng công tâm mà nói thì hải sản tại Việt Nam trước đây ba năm còn rất rẻ, ví dụ như một ký lô cua đá ở Quảng Ngãi, Bình Định hay Quảng Nam đều dao động từ hai chục ngàn đồng đến ba chục ngàn đồng. Thế nhưng chưa đầy ba năm sau, mỗi ký lô cua đá tăng lên với giá dao động từ hai triệu đồng đến ba triệu đồng. Nghĩa là tăng lên một trăm lần so với giá trước đây.

Ông Sơn giải thích sở dĩ có chuyện giá tăng quá nhanh như vậy là vì ngư trường Việt Nam bị thu hẹp đến mức hay như toàn bộ hệ thống ngư dân đánh bắt xa bờ đều chuyển dần vào đánh bắt gần bờ và chuyển sang bắt của ở các hang đá, hốc đá trong các đảo gần đất liền. Và kiểu đánh bắt này nhanh chóng làm cho các loại hải sản gần bờ cạn kiệt, ngày càng hiếm hoi, giá thành liên tục tăng vọt. Khi giá thành tăng vọt lại kích thích người đánh bắt tiếp tục khai thác các bờ biển đến độ mọi thứ đều có nguy cơ tuyệt chủng.

Ông Sơn nói rằng nếu như các ngư trường ở Trường Sa, Hoàng Sa không bị Trung Quốc xâm chiếm, ngư dân Việt Nam không phải chịu cảnh mua phiếu đánh bắt với giá từ dao động từ hai ngàn đô la Mỹ đến năm ngàn đô la Mỹ từ phía Trung Quốc. Và giá phiếu này tùy thuộc vào công suất của tàu, có mua thì mới được phép đánh bắt và không bị đâm chìm tàu thì hải sản Việt Nam không đến nỗi đắt đỏ và khan hiếm như hiện nay.

Một gia đình trên đảo Lý Sơn đang làm sò lông  nấu cháo
Một gia đình trên đảo Lý Sơn đang làm sò lông nấu cháo. RFA

Ông Sơn khẳng định rằng trên ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa, mọi tàu đánh cá không bị hoặc chưa bị đâm chìm chỉ nằm trong các trường hợp đánh lén lút hoặc đã mua phiếu thông hành để đánh bắt từ phía Trung Quốc. Những tàu nào đánh bắt mà không mua phiếu thông hành của Trung Quốc thì chắc chắn sẽ bị họ đâm chìm tàu nếu họ gặp. Có một vấn đề mà ông Sơn cảm thấy nực cười là những tàu của ngư dân Trung Quốc đều được trang bị vũ khí và họ hành xử giống cướp biển với ngư dân Việt Nam, có rất nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam bị loại tàu này đâm phá, cướp bóc trên biển Đông.

Hải sản trên các bàn nhậu
Một ngư dân khác tên Tần, quê ở Nghĩa Hành, Quảng Ngãi, chia sẻ thêm: “Cá nhói xanh xương nè; rồi men biển: cá lạc, cá mú, chip chíp nữa, cái đó là nghêu sò sốc hến rồi. Ngon, mấy món này nhậu ngon lắm. Hồi xưa đánh bắt khó hơn giờ, chỉ có ghe đánh gần bờ, tàu giả thì đi xa một chút. Ngày xưa ghẹ dùng cho heo ăn nhiều lắm… Bây giờ thì có có mà ăn”.

Ông Tần nói rằng sở dĩ hải sản Việt Nam trở nên đắt đỏ là vì ngoài yếu tố ngư trường Việt Nam bị thu hẹp thì các loại hàng hóa trên thị trường Việt Nam, đặc biệt là lương thực, thực phẩm đều có nguy cơ độc hại bởi yếu tố Trung Quốc, từ cái bắp cải đến cái trứng gà, ký gạo hay cái đùi gà, chân gà, lòng heo… Tất cả đều có thể là hàng Trung Quốc.

Chính vì đụng tới thứ gì cũng có yếu tố Trung Quốc nên phần đông các bà nội trợ chọn hải sản để an toàn mặc dù hiện tại, đã có một số hải sản tẩm hóa chất nhằm giữ độ tươi lâu dài để bán từ ngày này sang ngày khác. Nhưng dù sao, với người nội trợ, từ con cá nục, cá cơm cho đến cá liệt, cá chim hay cá thu, cá cu đều là thứ hàng hóa vừa quí hiếm lại vừa an toàn.

Cùng tấm lý với các bà nội trợ, những ông đi nhậu cũng chọn hải sản làm mồi nhắm, các quán nhậu hải sản mọc lên như nấm sau mưa. Bởi hiện tại, đậy là loại dịch vụ hái ra tiền tại ba miền đất nước. Ví dụ như con cá nhám xanh xương, trước đây chừng mười năm thì người ta phơi khô để xay làm cám heo, trước đây năm năm thì người ta nấu tươi cho heo và xay làm thực phẩm để nuôi cá lóc, cá trê, còn ba năm trở lại đây cá nhám xanh xương trở thành món quí hiếm trên bàn nhậu. 

Mỗi con cá nhám xanh xương nước được bá với giá dao động từ một trăm ngàn đồng đến ba trăm ngàn đồng.

Các loại mực, hàu, chim chip, nghêu sò ốc hến đều là những món ngon trên bàn nhậu, cháo hàu, mực ống, cá thu là những món cận đặc sản biển. Những món như tôm hùm, cua đá tím hay cua biển càng xanh đều là những món chỉ có giới trọc phú, quan chức mới dám đụng tới, người bình dân không ai dám nghĩ đến chuyện nhậu các món này

Theo ông Tần, ngay cả con sứa biển, đây là thứ mà trước đây rẻ như bèo nhưng hiện tại, nó cũng được xếp vào nhóm hàng quí hiếm. Điều này chỉ cho thấy người Việt đang bị cạn kiệt nguồn hải sản theo thời gian và đến một lúc nào đó, hải sản trở thành thứ hàng hóa xa xỉ, không dám mơ tới đối với người Việt Nam. 

Suy cho cùng, kể từ sau năm 1975 đến nay, người Việt Nam đi từ đại hóa kinh tế tập trung bao cấp thiếu trước hụt sau cho đến thời kinh tế thị trường với đầy rẫy hàng hóa Trung Quốc độc hại và hầu như thời nào cũng có hải sản làm thức quà cứu rỗi. Nhưng với tình hình hiện tại, ngư trường Việt Nam bị thu hẹp bởi Trung Quốc xâm chiếm, không biết hải sản sẽ cứu người dân được bao lâu nữa?!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.





--
__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Thursday, October 22, 2015

Thoái vốn nhà nước, thủ tướng giúp đàn em “làm giàu nhanh”

Thoái vốn nhà nước, thủ tướng giúp đàn em “làm giàu nhanh”

Bùi Xuân Nhã

        Cùng tác giả:

         xem tiếp
Trải qua nhiều thăng trầm trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều tập đoàn, tổng công ty do nhà nước thành lập đã vỡ nợ hoặc sống lây lất trong cảnh nợ nần chồng chất. Hàng tỷ đô-la đã lọt vào túi các quan tham do tận dụng được kẽ hở của cung cách quản lý “cha chung không ai khóc” của những cán bộ đầu sỏ, nghèo kiến thức, nhưng giàu lòng tham và giảo hoạt.

Loay hoay trong nhiều đợt cải cách, sửa đổi, tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng đảng và nhà nước vẫn kiên quyết duy trì đường hướng “quốc doanh là chủ đạo” bằng cách nắm giữ độc quyền hầu hết những ngành sản xuất quan trọng trên cả nước. Một số các công ty cổ phần có vốn nhà nước, tuy có thể là những công ty hái ra tiền nhưng trong thực tế là những công ty làm ăn lời giả lỗ thật, nơi mà cán bộ quản lý tha hồ chia chác, tiêu xài hoang phí ngân sách đầu tư. Tuy bị buộc phải chạy theo kinh tế thị trường để tồn tại, nhưng tư duy kinh tế chỉ huy thời cộng sản còn sâu nặng trong não trạng hầu hết những người vạch ra chính sách làm nghèo đất nước, cố nắm giữ phần béo bở nhất cho đảng khai thác hưởng lợi.
Mới đây, dư luận không khỏi ngạc nhiên khi nghe báo chí trong nước loan tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã “chỉ đạo” cho Tổng công ty Đầu tư & Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) rút toàn bộ 45,1% vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) kể từ ngày 13/10.
Không chỉ có “con bò sữa” Vinamilk phải thoái vốn mà còn 9 công ty cổ phần lớn khác cũng nằm trong “Đề án tái cơ cấu” của SCIC, trong số đó có Công ty cổ phần viễn thông FPT; Công ty cổ phần FPT; Tổng công ty cổ phần Bảo Minh; Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc Gia v.v…
Truyền thông trong nước dự đoán là sau đợt thoái vốn này, Hà Nội có thể thu được 3, 4 tỉ đô-la. Hy vọng tràn trề rằng số tiền khổng lồ này bảo đảm đủ cho chính phủ bù đắp bội chi ngân sách năm 2015, trong khi đã có kế hoạch vay 30.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước và phát hành thêm 3 tỷ đô la cổ phiếu quốc tế. Nguồn vốn thu được cũng giúp Chính phủ có tiền để “cơ cấu” lại một số khoản nợ trong nước khoảng 2 tỉ đôla Mỹ sắp đáo hạn mà chưa có tiền thanh toán.
Đến đây không ai không thấy Hà Nội đang càng ngày càng sa lầy trong những con số nợ khổng lồ mà bản thân nền kinh tế èo uột của Việt Nam không kham nổi. Với sự chi tiêu hoang phí, bất cần hiệu quả kinh tế, Hà Nội coi việc đầu tư vào những công trình vô bổ là cách làm giàu nhanh chóng nhất cho cán bộ đảng viên. Từ đó thành phần này phải bám vào và bảo vệ đảng.
Nhưng đó cũng chỉ là mặt nổi của một tảng băng chìm. Câu hỏi đặt ra là tại sao "thoái vốn" tức là bán các công ty này cho tư nhân để chính phủ lấy tiền về trong lúc này? Phải chăng nhà nước bắt đầu nhận ra thế mạnh của vấn đề tư nhân hóa nền kinh tế để hội nhập vào thế giới? Xem ra vấn đề cốt lõi của quyết định thoái vốn không nằm trong suy nghĩ lạc quan đó.
Những tháng cuối năm 2015, Hà Nội ráo riết chuẩn bị cho đại hội đảng CSVN lần thứ 12. Bên cạnh việc gấp rút thay đổi nhân sự các cấp cùng phe cánh và lót ổ cho các thái tử đảng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn phải lưu tâm đến đông đảo đàn em sắp về hưu trước đại hội. Phải đền ơn đáp nghĩa những người đã giúp ông vượt qua biết bao cơn sóng gió trong nội bộ đảng cũng như tiếp tay ông thực hiện những mưu đồ mờ ám trong thời gian qua.

Trước hết, quyết định thoái vốn 10 tổng công ty hàng đầu của Nguyễn Tấn Dũng vấp phải lời cảnh cáo ngăn chận của chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi trả lời cử tri Sài Gòn về hiện tượng “một số cán bộ giàu lên rất nhanh, không biết bằng cách nào, trong lúc những vụ án tham nhũng lớn chưa được xử lý triệt để”. Đây là một kiểu ra đòn đánh phủ đầu của các phe cánh tìm cách triệt hạ nhau trước đại hội 12.

Thử hỏi hiện nay ai là người có khả năng tài chánh nhất để mua lại cổ phần trong các công ty mà chính phủ sẽ thoái vốn trong nay mai? Câu trả lời nhất định sẽ là: chỉ có cán bộ và thân nhân liên hệ, đặc biệt nhất thành phần cán bộ sắp nghỉ hưu mới làm được việc đó với sự sắp xếp của quyền lực bên trong.

Đây là cách mà Nguyễn Tấn Dũng trả ơn cho các cán bộ đàn em trong một thời gian dài đã tận tụy phục vụ mọi mặt cho thủ tướng. Đây cũng chính là lúc vây cánh của ông Dũng dù đã không còn trong bộ máy cầm quyền nhưng vẫn có thể tham gia hợp pháp vào việc kinh doanh. Họ sẽ tiếp tục hưởng lợi, mặt khác sẽ cung ứng tài chánh cho ông Dũng hối lộ, tạo thêm thế lực để giành được chiếc ghế cao nhất trong đảng trong những ngày sắp tới, trước các đối thủ trong đảng.
Cho dù có người chỉ nhìn thấy những nguyên nhân trước mắt của quyết định thoái vốn là do khó khăn tài chính, do bội chi ngân sách và nợ công gia tăng, nhưng bội chi ngân sách là chuyện thường ngày của một chính phủ giỏi nghề hoang phí.

Âm mưu của Nguyễn Tấn Dũng qua việc rút vốn giúp tay chân tiếp tục làm giàu mới là chuyện đáng nói. Nó rõ ràng cho thấy uy quyền của Dũng vẫn còn quá lớn. Từ sau Hội nghị trung ương 6 đến Hội nghị trung ương 11 vừa qua, Thủ tướng Dũng vẫn tỏ ra không hề nao núng trước các đối thủ, ngay cả khi sẽ có Hội nghị trung ương 13 và 14 trước giờ khai mạc đại hội 12 như một số lời đồn đoán.

Việc thủ tướng chuẩn bị tài sản cho đàn em để tiếp tục trận quyết đấu cho 5 năm tới còn hứa hẹn nhiều màn gay cấn mà hậu quả sẽ đào sâu thêm cái hố chia rẽ trong nội bộ đảng, vốn vẫn rộ lên và xì ra lung tung mỗi lần sắp đến đại hội đảng.

Bùi Xuân Nhã

Wednesday, October 21, 2015

Giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất giải thích chuyện sân bay TSN 'đội sổ'


  Giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất giải thích chuyện sân bay TSN 'đội sổ'

Lượng hành khách tăng mạnh liên tục khiến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất quá tải nghiêm trọng kéo dài, từ đó phát sinh nhiều vấn đề về chất lượng phục vụ hành khách.
Chiều 20/10, Cảng vụ hàng không miền Nam và các đơn vị liên quan tổ chức họp báo về thông tin trang web The Guide to Sleeping in Airports đánh giá sân bay Tân Sơn Nhất là 1 trong 10 sân bay tệ nhất châu Á.
Ông Đặng Tuấn Tú - Giám đốc Cảng hàng không Tân Sơn Nhất cho biết, The Guide to Sleeping in Airports đánh giá sân bay Tân Sơn Nhất làm mất lòng khách hàng chủ yếu về các vấn đề: hạ tầng xuống cấp, nhân viên vòi vĩnh tiền, wifi chập chờn, nhà vệ sinh bẩn, không có lựa chọn nhà hàng ăn uống…
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất bị liệt vào danh sách 10 sân bay tệ nhất châu Á năm 2015. Ảnh: Trường Nguyên.

Đặc biệt, trang này còn khuyến cáo hành khách khi đến Tân Sơn Nhất phải giữ kỹ tài sản giá trị, chỉ cầm trên tay một số tiền nhỏ...
Ông Tú cho rằng do sân bay quá đông, hàng nghìn người cùng truy cập thường xuyên khiến mạng wifi gặp sự cố là điều khó tránh khỏi.

Tuy nhiên, về vấn đề nhà vệ sinh bẩn và không có lựa chọn nhà hàng ăn uống, vị giám đốc cho rằng đánh giá chưa được khách quan. Chuyện cán bộ hải quan có hành vi vòi tiền thì lãnh đạo và camera giám sát chưa phát hiện nhân viên nào làm bậy.

Theo ông, nhân viên sân bay luôn cố gắng giữ gìn vệ sinh và các toilet luôn khá tốt. Việc nhà vệ sinh bị bẩn có thể nhất thời trong lúc cao điểm, nhân viên chưa kịp lau dọn chứ không phải thường xuyên.
Về lựa chọn nhà hàng, ông Tú khẳng định sân bay có nhiều quầy ăn uống chứ không chỉ một vài điểm như phản ánh của hành khách trên The Guide to Sleeping in Airports.
"Tân Sơn Nhất có một khu ẩm thực được bố trí ở tầng 3 gồm nhiều nhà hàng ăn uống với thực đơn phong phú. Có thể do chưa bố trí nhiều bảng chỉ dẫn nên hành khách không nắm được”, ông Tú nói.
Tuy nhiên, lãnh đạo sân bay thừa nhận những thiếu sót trên có thể xuất hiện vào một số thời điểm khiến hành khách không hài lòng.
Ngoài các vấn đề trên, ông cho biết thêm, sân bay hiện nay gặp một số khó khăn như bãi giữ xe thiếu chỗ trầm trọng và taxi hoạt động hỗn loạn.

“Bãi xe sân bay đã được cơi nới hết sức với hơn 4.000 chỗ nhưng vẫn không đủ, nhiều lúc quá tải phải từ chối xe của khách. Sắp tới bãi sẽ không nhận xe gửi qua đêm để giải quyết một phần tình hình và xây thêm khu mới”, giám đốc cảng hàng không Tân Sơn Nhất chia sẻ.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, ông Tú cho biết xuất phát từ việc sân bay bị quá tải trầm trọng, do lượng hành khách tăng trưởng quá nhanh, trong khi nơi này chưa được mở rộng, nâng cấp.

Vị lãnh đạo này dẫn chứng, năm 2014, sân bay đón hơn 22 triệu hành khách, năm 2015 dự kiến gần 26 triệu. Hai năm nữa thì sân bay có thể đạt ngưỡng "chịu đựng" đến 30 triệu hành khách.
Trong khi dự án nâng cấp sân bay giai đoạn 2020, mục tiêu 2030 mới chỉ đáp ứng 25 triệu và tăng diện tích thêm gần 8 ha thì không giải quyết được vấn đề.
Tình trạng taxi hoạt động ở sân bay còn lộn xộn. Ảnh: Trường Nguyên.
“Tân Sơn Nhất phải chịu đựng cảnh quá tải này ít nhất phải 8 năm nữa cho đến khi có sân bay Long Thành. Trong thời gian này, Cảng vụ hàng không miền Nam, lãnh đạo sân bay và các hãng hàng không cùng nhau cố gắng, nâng cấp dịch vụ cho hành khách trong mức tốt nhất có thể”, giám đốc cảng hàng không Tân Sơn Nhất nói.

Ông Trần Doãn Mậu - Giám đốc Cảng vụ hàng không miền Nam chia sẻ, với những thông tin từ The Guide to Sleeping in Airports đăng tải, phía Cảng cùng các đơn vị tiếp nhận trên tinh thần cầu thị, khắc phục những yếu kém tồn tại để nâng chất lượng dịch vụ.
“Tất cả mọi người đều phải cố gắng để năm sau Tân Sơn Nhất thoát khỏi danh sách những sân bay tệ nhất châu Á”, ông nói.

Việt Nam có 3 sân bay được đưa trang The Guide to Sleeping in Airports đưa vào đánh giá, xếp hạng hàng năm là Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng. Các tiêu chí khảo sát, đánh giá gồm: chất lượng dịch vụ khách hàng, mức độ sạch sẽ, tiện nghi, sự thoải mái của hành khách.

Năm nay, Tân Sơn Nhất đứng thứ 4 trong top 10 sân bay tệ nhất Châu Á cùng Kathmandu Tribhuvan (Nepal), Tashkent (Uzberkistan), Kabul Hamid Karzai (Afghanistan), Islamabad Benazir Bhutto (Pakistan), Quảng Châu (Trung Quốc), Chennai (Ấn Độ), Manila (Philippines), Dhaka Shahjalal (Bangladesh), Colombo (Sri Lanka).
Trong khi đó, Nội Bài (hạng 28) và Đà Nẵng (hạng 23) trong top 30 sân bay tốt nhất Châu Á.
Trường Nguyên
__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Radio TOAN DAN CƯU NUOC LỜI KÊU GỌI CỦA TRUNG TƯỚNG TRẦN VIỆT & TUYÊN BỐ CỦA DIÊN HỒNG THỜI ĐẠI

From: amiee hoang <
Date: Mon, Oct 19, 2015 at 9:30 AM
Subject: BẢN TIN : LỜI KÊU GỌI CỦA TRUNG TƯỚNG TRẦN VIỆT & TUYÊN BỐ CỦA DIÊN HỒNG THỜI ĐẠI
To: "8406news ." <


On Monday, October 19, 2015 2:47 AM, "Radio TOAN DAN CƯU NUOC  [PhoNang]" <> wrote:

 


LỜI KÊU GỌI CỦA TRUNG TƯỚNG TRẦN VIỆT & TUYÊN BỐ CỦA DIÊN HỒNG THỜI ĐẠI 
Video ​Tuyên Bố của Lực Lượng Quốc Dân 
Dựng Cờ Dân Chủ


Kính thưa Qúy Thính giả
Vì nhu cầu Phát Thanh về Quốc Nội
RADIO TOÀN DÂN CỨU NƯỚC
Phát Thanh từ 6 giờ sáng đến 18 giờ chiều Việt Nam
Kính Mời Qúy Vị
 vào những Link Dưới Đây 
Theo Dõi
RADIO TOÀN DÂN CỨU NƯỚC


Hoặc bấm vào Hình bên dưới 
TOANDANCUUNUOCVIETNAM
RADIO TIẾNG NÓI LỰC LƯỢNG QUỐC DÂN
Từ 18 giờ đến 6 giờ sáng giờ Việt Nam
Trân Trọng kính mời Qúy Vị Thính giả cùng theo dõi


Kính mời Qúy vị bấm vào hình logo dưới đây 
LucLuong-QuocDan-DungCo-DanChu

Lực Lượng Quốc Dân Dựng Cờ Dân Chủ
Khẩn thiết kêu gọi Qúy Tôn Trưởng, Đồng Bào, Chiến Hữu Trong và Ngoài Nước
Xin dành chút thời giờ qúy báu ký Thỉnh Nguyện Thư đến Tổng Thống Hoa Kỳ và Các Tổ Chức Quốc Tế Nhân quyền.
Đồng thanh lên án nhà cầm quyền Đảng CSVN, bắt giữ trái phép Ông Trần Anh Kim.
Hầu tạo nên mặt trận Pháp Đình tố cáo tội ác CSVN trước dư luận Quốc Tế
Kính thưa, chúng tôi đã thay đổi lign Petition để Qúy Đồng Hương dễ dàng ký tên


Qúy Tôn Trưởng Đồng Hương quan tâm nhưng không thể ký tên trực tiếp được, xin cho phép chúng tôi dùng email 
Chỉ cần nhận được sự ủy thác của Qúy Tôn Trưởng qua email chúng tôi sẽ ký thay cho Qúy vị
Chân thành tri ân sâu xa sự quan tâm của Qúy Tôn Trưởng cho Chiến Sĩ Nhân Quyền Trần Anh Kim

Trân Trọng
Lực Lượng Quốc Dân Dựng Cờ Dân Chủ
Phó Chủ Tịch
Trịnh Khả



Thông Tin Đầy Đủ 
Kính  Mời Quý Thân Hữu Tham Khảo Thêm Trên Các Trang Mạng:




+




__._,_.___

Posted by: "8406news ."

VÀO TPP:KINH TẾ VN BỊ TÊ LIỆT VÌ HÀNG NGOẠI




Vì sao vn lại nghèo và là quốc gia kém phát triển nhất không đóng góp được gì cho nền văn minh toàn nhân loại cái gì cả,(cnxh hiện tại là nền kinh tế thì trường )

Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học địa phương cho biết ông chưa từng đánh trượt sinh viên nào nhưng đã từng đánh trượt cả một lớp. Lớp đó kiên quyết cho rằng chủ nghĩa xã hội là hình thái tổ chức hoàn hảo, rằng xã hội không ai giàu và cũng không ai nghèo là một cách cân bằng tuyệt vời. 


Vì thế, vị giáo sư nói: “Được rồi, vậy lớp mình sẽ tiến hành một thí nghiệm về chủ nghĩa xã hội. Tất cả các điểm sẽ được tổng hợp lại và chia đều ra, mọi người sẽ nhận được điểm như nhau, vì thế không ai bị trượt và cũng không ai được A cả.” 


Sau bài kiểm tra đầu tiên, mức điểm trung bình cho cả lớp là B. Những sinh viên chăm rất buồn, còn những sinh viên lười rất mừng. 


Qua bài kiểm tra thứ hai, những sinh viên lười thậm chí còn lười hơn, còn những sinh viên chăm thì quyết định rằng họ cũng chỉ nên học ít thôi. Điểm trung bình cho bài lần hai là D! Không ai vui cả.
Đến bài thứ ba, điểm trung bình là F. Mức điểm không hề tăng lên, còn các cuộc cãi vã, buộc tội, nêu tên nổ ra, mọi người đều khó chịu và không ai muốn học để người khác có lợi. 


Đến bài cuối cùng, tất cả đều trượt, và ai cũng ngỡ ngàng. Giáo sư nói với họ rằng kiểu gì chủ nghĩa xã hội cũng khó thành hiện thực vì dù ý tưởng rất hấp dẫn và mọi người đều nỗ lực, nhưng khi đưa vào thực thi chẳng ai còn động lực để làm việc nữa. Không gì đơn giản hơn thế!


Cuối cùng ông tổng kết:
“Bạn không thể làm người nghèo giàu lên bằng cách khiến người giàu nghèo đi. Người không phải làm gì vẫn được hưởng trong khi người phải làm thì không được hưởng gì. Chính phủ không thể cho ai cái gì mà không lấy thứ đó từ người khác. Khi một nửa nhân dân thấy rằng họ không cần làm gì vì sẽ có nửa khác làm cho, còn nửa còn lại thì nghĩ họ làm cũng chẳng ích gì vì sẽ bị kẻ khác đoạt mất, đó chính là khởi đầu của kết thúc cho mọi quốc gia. 


Không ai có thể gia tăng sự giàu có bằng cách chia đều nó ra.
Đã gửi từ iPhone của tôi


Ngày 19-10-2015, vào lúc 01:27, Khai Vo khaivo43@yahoo.com [DienDanCongLuan] <DienDanCongLuan@yahoogroups.com> viết:

> <image.png>
__._,_.___

Posted by: Minh Pham 

Tuesday, October 20, 2015

NỢ CÔNG VƯỢT NGƯỠNG NGUY HIỂM VÀ ĐÁY MINH BẠCH - ĐỈNH THAM NHŨNG

NỢ CÔNG VƯỢT NGƯỠNG NGUY HIỂM VÀ ĐÁY MINH BẠCH - ĐỈNH THAM NHŨNG
(19 tháng 10 2015)
Vượt trên ngưỡng nguy hiểm!
Vào đầu tháng 10/2015, lần đầu tiên xuất hiện một báo cáo đáng giá lương tâm từ phía Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ kế hoạch đầu tư) về nợ công, khác hẳn thái độ cực kỳ ‘ngoan ngoãn’ của bộ này trước đây.

Báo cáo này ‘tính toán lại’ nợ công năm 2014: nếu tính thêm chi phí dự phòng nợ bất khả kháng là 5% nợ công trong nước thì sẽ là 66,4% GDP, chênh lệch tới 6,5 điểm phần trăm so với mức nợ công 59,9% GDP đã được các báo cáo của Chính phủ công bố.

Tỷ lệ mới về nợ công đã hiển nhiên vượt hơn ngưỡng nguy hiểm 65%.

Thế nhưng trong nhiều báo cáo gửi tới các kỳ họp Quốc hội gtrogn những năm gần đây, Chính phủ đều khẳng định nợ công vẫn ở mức an toàn. Một số chuyên gia ‘phản biện trung thành’ đã được xuất hiện trên truyền thông để trấn an giới phản biện độc lập và dân chúng khi cho rằng chẳng có gì đáng lo ngại về nợ công quốc gia.

Xu thế vay mượn ODA cũng vì thế càng trở nên ‘ăn của dân không chừa thứ gì’. Không chỉ dự án sân bay Long Thành 15 tỷ USD mà cả dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam cũng đang ngấp nghé con số 55 tỷ USD, chỉ chực chờ đổ ập lên đầu dân chúng núi nợ truyền kiếp không biết bao nhiêu đời con cháu.

Để có được con số nợ công trung thực hơn, Bộ kế hoạch đầu tư đã thay đổi cách tính, bổ sung 3 tiêu chí là nợ Ngân hàng Nhà nước, nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và nợ của tổ chức bảo hiểm và an sinh xã hội. Đây cũng là những tiêu chí không nằm trong Luật Quản lý nợ công 2009. Thế nhưng những tiêu chí này, đặc biệt là nợ của DNNN, lại là tiêu chuẩn bắt buộc của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Cần nhắc lại, từ năm 2011, một số chuyên gia phản biện độc lập đã báo động về tình hình nợ công quốc gia của VN. Ông Vũ Quang Việt, nguyên vụ trưởng tài khoản quốc gia, Cục thống kê của Liên hiệp quốc, đã tính toán số nợ của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước để từ đó đưa ra tỷ lệ nợ công quốc gia trên GDP lên đến 106%.
Chỉ đến năm 2014, vài chuyên gia và quan chức nhà nước mới chịu thừa nhận nợ công quốc gia có thể lên đến 98% GDP, tức ‘làm ra 100 đồng đã phải dành đến 98 đồng để trả nợ’.
Trong khi đó, giới lãnh đạo chính phủ vẫn cố ép tỷ lệ này chỉ ở mức 50-55% GDP.
Vào tháng 8/2015, khác với những lần trước khi thông báo về tình hình nợ công quốc gia được dẫn nguồn từ Chính phủ hoặc thậm chí cơ quan tuyên giáo, báo giới nhà nước lại đồng loạt phát tin ‘Việt Nam là quốc gia có rủi ro nợ công lớn nhất khu vực Đông Nam Á’ và ‘được’ Ngân hàng Bank of America (Mỹ) xếp hạng rủi ro thứ 12 trên thế giới.
‘Việt Nam không bao giờ vỡ nợ công’ thuộc loại tuyên bố ‘ấn tượng’ vô trách nhiệm nhất của giới quan chức VN cách đây không lâu. Thế nhưng đã quá chán ngán trước tình cảnh dối trá bất tận về thực trạng nợ công, nợ xấu, cộng thêm đòi hỏi ngày càng lớn về minh bạch tài chính ngân sách, báo chí nhà nước chỉ còn chờ những tổ chức phân tích tài chính có uy tín như Bank of America phát thông tin là lập tức xé rào dẫn lại.
Với con số nợ công mới 66,4%/GDP mà Bộ kế hoạch đầu tư đưa ra, kỳ họp quốc hội VN vào tháng 11/2015 sẽ có thể sôi động hơn chứ không thuần một chiều như trước đây. Có khả năng một số dân biểu sẽ phản bác báo cáo của Chính phủ và những dự án vay ODA với dự toán ‘theo kiểu ‘’giết sống’’ dân nghèo.
Tình hình nợ công tiếp tục dấn sâu vào vùng nguy hiểm cũng đang là hiện tượng tiếp biến mà rất có thể sẽ làm cho nền kinh tế VN lao vào vùng phá sản trong ít năm tới - không khác mấy trường hợp Achentina năm 2001.
Đáy minh bạch - đỉnh tham nhũng
Trên một bình diện khác, vào đầu tháng 9/2015, Tổ chức Đối tác Ngân sách quốc tế công bố Chỉ số công khai ngân sách mở của VN năm 2015 chỉ là 18 điểm trên thang điểm 100, thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 45 điểm. Chỉ số này thậm chí còn thấp hơn một điểm so với xếp hạng năm 2014.
Vụ việc quá đáng xấu hổ trên phải có căn nguyên của nó. Vào tháng 12/2014, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng 2014 (CPI 2014): VN đạt 31/100 điểm, đứng thứ 119 trên bảng xếp hạng toàn cầu và thứ 18 trên tổng số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong số chín quốc gia Đông Nam Á được đánh giá năm 2014, VN đứng thứ 6, chỉ xếp hạng trên Lào, Campuchia, và Myanmar. Trong lúc điểm số của VN không thay đổi trong một bảng xếp hạng về tham nhũng hàng năm, nhiều quốc gia láng giềng lại đang cải thiện kết quả CPI của họ.
Mức độ thiếu công khai, minh bạch về ngân sách VN luôn đứng gần chót bảng xếp hạng lại không gây ngạc nhiên với nhiều người, trong đó có Trưởng đại diện Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA), ông Mori Mutsuya. Trong nỗ lực tìm kiếm thông tin về ngân sách để phục vụ cho nghiên cứu gần đây về nợ công, nợ trong nước, nợ nước ngoài của VN mà JICA quan tâm, ông đã không khỏi thất vọng. Các số liệu ngân sách nhà nước mà Bộ Tài chính thường công khai trên cổng thông tin điện tử đã không thể hiện được gì nhiều.

Ở cấp địa phương, vấn đề công khai, minh bạch ngân sách còn tồi tệ hơn nhiều. Một khảo sát gần đây với hơn 1.100 người dân tại năm tỉnh là Bắc Giang, Hòa Bình, Nam Định, Quảng Trị và Bà Rịa - Vũng Tàu của năm tổ chức xã hội dưới sự bảo trợ của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho thấy điều đó.

Kết quả tham vấn tại Bắc Giang cho thấy, hơn 43% người dân được hỏi không biết rằng ngân sách được chi cho phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước; tới hơn 63% số người được hỏi không biết rằng ngân sách được chi trả nợ của nhà nước và chi viện trợ. Trong khi đó, có gần 43% người dân ở các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị, Vũng Tàu và Nam Định cho biết họ có nghe hoặc có nhìn thấy báo cáo thu - chi ngân sách của xã nhưng không nhớ hoặc không hiểu được những thông tin này.

Đặc biệt, chi đầu tư xây dựng cơ bản - thường chênh lệch tới 50% so với dự toán, vượt xa so với hướng dẫn về thông lệ tốt là duy trì chênh lệch chi tiêu ở mức không quá 5% dự toán. Bình quân các tỉnh miền núi phía Bắc chi cao hơn dự toán đến 42%, các tỉnh ở Tây Nguyên chi cao hơn 35%. Còn tại khu vực Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, mức chi bình quân cao hơn lần lượt là 7% và 9%.

Nhân nào quả nấy. Bội chi ngân sách nhà nước năm 2013 đã vọt lên 6,6% GDP, từ mức 5,3% GDP được phê duyệt trước đó.
Bản dự thảo đầu tiên của Luật Ngân sách nhà nước từng có điều khoản xử lý trách nhiệm cá nhân của những người chi tiêu sai NSNN. Tuy nhiên, nội dung này không còn xuất hiện trong luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp trước.
Hiển nhiên Tổ chức Minh bạch Quốc tế chẳng thiếu cơ sở khi cho rằng Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng của Việt Nam không thay đổi trong ba năm liên tiếp (2012- 2014), và tham nhũng trong khu vực công vẫn là một vấn đề nghiêm trọng của quốc gia.

Quy luật nghịch đảo cuối cùng đã được giới báo chí nhà nước thừa nhận: thu chi ngân sách càng kém minh bạch, tham nhũng càng ngập ngụa, nợ công càng rủi ro. Song nếu phải chờ cho đến khi Chính phủ VN phải thú nhận về hậu quả này, thì e rằng sẽ quá trễ để cứu vãn nền kinh tế chỉ còn da bọc xương.
Ai và cơ quan nào có thể khoan đến xương tủy sự thật về nợ xấu và nợ công, từ đây đến đại hội 12 của đảng cầm quyền?

Phạm Chí Dũng
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=216102&zoneid=97

Featured Post

Lisa Pham 15.04.2024

My Blog List