Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, December 20, 2014

Bỏ tiền ‘chạy việc’ sau tốt nghiệp?


Bỏ tiền ‘chạy việc’ sau tốt nghiệp?

Diệu HươngGửi cho BBC từ London
·         19 tháng 12 2014

Chưa kịp mừng vui vì có được tấm bằng giỏi của trường Đại học Sư phạm trong tay, Minh lại đối mặt với gánh nặng thất nghiệp khi gia đình không có mối quan hệ trong ngành cũng như 300 triệu VNĐ để giúp sinh viên vừa tốt nghiệp như cô được đứng lớp ở một trường THCS với mức lương 2 triệu VNĐ một tháng.
Có chăng trường hợp của Minh không phải là duy nhất khi hàng vạn sinh viên ra trường mỗi năm phải ‘chạy vạy’ xin việc nếu có nguyện vọng xin việc vào các công ty nhà nước, mà điển hình rõ ràng nhất tồn tại trong ngành giáo dục, ngân hàng, hàng hải, hoá dầu.
Đầu tư cho tấm bằng đại học đã là chuyện không đơn giản, nhất là đối với con em những gia đình không khá giả, hay khó khăn hơn nữa với sinh viên diện vay tiền ngân hàng để đóng học phí. Sau khi ra trường, con đường tìm việc đối với họ khó khăn hơn nhiều lần khi không có sự hỗ trợ của gia đình về mối quan hệ trong ngành nghề mà mình yêu thích hay một khoản tiền lớn đi kèm.
Để có việc ‘dễ dàng hơn’, ‘chi phí’ cho từng ngành nghề ở mỗi khu vực được cho là khác nhau. Không ai khác, những cựu sinh viên đang mỏi mắt tìm việc trong thị trường hiện nay là người nắm thông tin này rõ nhất.
Thực tế chứng minh rằng để xin việc vào các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thực thi pháp luật, dịch vụ công, quản lý hành chính, những bộ máy được hưởng lương từ ngân sách nhà nước như giáo dục, hải quan hay y tế,... sinh viên có năng lực, bằng cấp thôi là chưa đủ.
Để trở thành nhân viên hải quan cảng Hải Phòng hưởng mức lương tối thiểu 1.115.000 VNĐ một tháng, Đạt, sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý đã chấp nhận bỏ ra 900 triệu, người được hỏi cũng xác nhận rằng con số này có thể dao động từ 900 triệu đến 1 tỉ 200 triệu VNĐ, trước khi theo học nghiệp vụ, ‘tùy vào mối quan hệ với các lãnh đạo trong ngành’.
Anh cho hay ‘nhân viên hải quan có cơ hội tiếp xúc nhiều với hàng hóa’, sẽ có thêm ‘các nguồn thu khác’ nên người muốn làm ngành này cũng phải ‘đầu tư cao hơn’ khi khả năng ‘thu hồi vốn’ là ‘trong tầm tay’.
Hay như trường hợp của Thư, dù đã qua vòng phỏng vấn, cũng vẫn phải nộp 200 triệu để được vào làm kĩ thuật viên Tập đoàn dầu khí hưởng lương 30 triệu một tháng hay Bình bỏ ra 400 triệu để làm việc ở phòng kế toán.
Ba trường hợp kể trên là ví du điển hình trong vô vàn những ví dụ khác, khắc họa thực trạng chung của xã hội, nói như Minh, cựu sinh viên Đại Học Sư phạm Hà Nội là ‘ra trường bây giờ muốn có việc làm phải biết điều, biết thích nghi mới mong có hợp đồng hay vào biên chế’.

Hưởng thụ an nhàn

Do đâu những sinh viên này chấp nhận bỏ ra một số tiền lớn ban đầu để tìm việc trong doanh nghiệp nhà nước, cũng đồng nghĩa với ‘làm không lương trong vòng nhiều năm’?

Đạt cho hay nghề của anh ‘an nhàn và ổn định lắm’, lại có thêm nhiều ‘khoản khác’ nên sẽ ‘nhanh chóng giàu có mà không phải lo nghĩ nhiều’.
Có phải một bộ phận không nhỏ những người trẻ hiện nay đã sớm hình thành tâm lý ỷ lại, sống dựa dẫm, muốn giàu sang nhanh chóng nhưng lại lười lao động, tìm công việc ‘an nhàn và ổn định lắm’, ‘mức lương chính và phụ cao’, thay vì tìm kiếm ngành nghề phù hợp với đam mê và sở thích cá nhân để được cống hiến và sáng tạo?

Rất khó cống hiến

Quay trở lại trường hợp của Minh, vì không có đủ số tiền để ‘chạy vạy’, cô phải làm nhiều việc trái ngành nếu không muốn thất nghiệp để chờ cơ hội kiếm đủ số tiền 300 triệu VNĐ.
Vậy là sau bao năm đèn sách trên giảng đường đại học, giấc mơ làm giáo viên của Minh cũng đành hoãn lại.
Minh cho hay một số người bạn của cô lựa chọn học cao lên bậc thạc sỹ, tiến sỹ để ‘né thất nghiệp’, tìm kiếm cơ hội khác, thế nhưng thành phần tìm được công việc như mong muốn trong số này cũng không nhiều.
Người người chạy việc, nhà nhà chạy việc, thế nên đây đã trở thành một quy tắc ngầm đối với bất kể ngành nào có sự góp mặt của yếu tố nhà nước.
Nhìn vào báo cáo quý 1 năm 2014 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Việt Nam ghi nhận tình trạng thất nghiệp ở nhóm lao động trình độ chuyên môn ngày càng tăng, cụ thể có 79.100 người có trình độ cao đẳng bị thất nghiệp, 162.400 người có trình độ từ đại học trở lên bị thất nghiệp.
Biết được thực tế, để tồn tại trong môi trường lao động khắc nghiệt như hiện nay, ‘nguồn nhân lực của đất nước’ cũng chỉ biết ‘sống chung với lũ’ , có người chấp nhận và hùa theo, coi việc bỏ tiền ra là đáng làm, cũng có người tìm cách thích nghi hay tìm cơ hội làm việc khác.
Suy cho cùng, để có công việc như mong muốn, được đóng góp cho xã hội, phát huy được sáng tạo và nâng cao kĩ năng mà vẫn không đánh mất bản thân không phải là chuyện dễ dàng.
Họ, những người trẻ đầy nhiệt huyết trước ngưỡng cửa lập nghiệp, đang trở thành ‘nạn nhân’ hay ‘kẻ tiếp tay’ cho một tệ nạn trên thị trường lao động Việt Nam?
Tác giả đã phỏng vấn các bạn nêu trên trong bài nhưng xin không nêu cả họ tên vì lý do tế nhị.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Vì ai mà nước Nga khốn đốn?

 

Vì ai mà nước Nga khốn đốn?

Đoàn Xuân Lộc gửi cho BBC từ Anh quốc
clip_image002
Nhận về Crimea nay không còn là niềm vui cho dân Nga


Sau khi cho sáp nhập Crimea, ông Vladimir Putin nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân Nga. Mới cách đây chỉ khoảng hai tháng, theo một cuộc thăm dò của Trung tâm Levada ở Moscow, có đến 88% người Nga được hỏi tín nhiệm ông.

Nhưng nay mọi chuyện đã khác. Crimea không còn là điều để người dân Nga vui mừng. Mối bận tâm của họ lúc này là làm sao đối phó với những khốn đốn vì giá cả tăng vọt, đồng rúp mất giá.

Đối diện với những khó khăn ấy – như Lev Gudkov, người đứng đầu Trung tâm Levada nhận định, được tạp chí Time trích dẫn hôm 16/12/2004 – họ không còn mặn mà với những hành động của ông tại Crimea và Ukraine và sẽ quay lưng lại với ông.
Có thể chính ông Putin cũng nhận ra rằng ông đang phải trả giá cho những hành động kiêu căng, toan tính sai lầm của mình ở Crimea và Ukraine. Chiếm được Crimea, nhưng ông và nước Nga lại mất nhiều thứ khác.

Kinh tế trượt dốc
Là một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào việc xuất khẩu dầu khí (chiếm đến 68% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga năm 2013), giá dầu quốc tế sụt giảm kỷ lục trong những tháng qua đã tác động xấu lên nền kinh tế Nga.

Nhưng có thể nói việc ông bất chấp luật pháp quốc tế sáp nhập Crimea và gây bất ổn tại miền Đông Ukraine là yếu tố quan trọng đưa đẩy nền kinh tế Nga đến tình trạng điêu đứng ngày hôm nay.

Nghĩ rằng mình có nhiều dầu khí, các nước châu Âu lại cần đến nguồn năng lượng từ Nga và vì vậy không dám có các biện pháp cứng rắn với Moscow, ông Putin đã phớt lờ những kêu gọi, chỉ trích, đe dọa từ các nước châu Âu và Mỹ. Ông đã cho quân vào Crimea và thôn tính vùng tự trị này của Ukraine.

Không chỉ truyền thông và người dân Nga mà một vài tờ báo ở Việt Nam như Tiền Phong cũng khen ngợi hành động đó của ông, cho rằng ông đã thắng các nước phương Tây ‘trong trận chiến Crimea, rộng hơn là Ukraine’.

clip_image004
Báo Việt Nam từng khen 'trận pháp' của ông Putin có thể làm Phương Tây 'mẻ trán'
Bài viết có tựa đề ‘Trận pháp Putin’ của Tiền Phong còn cho rằng trừng phạt kinh tế nếu làm Nga “vỡ đầu” thì nó cũng làm phương Tây “mẻ trán”.

Nhưng ông và những người ủng hộ ông đã toan tính sai. Các nước châu Âu – đặc biệt Đức, một nước thường được coi là đồng minh của Nga trong Liên hiệp châu Âu (EU) – đã quyết định tiến hành hàng loạt các biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Và đến giờ, chưa rõ các nước EU có ‘mẻ trán’ hay không, lệnh trừng phạt mà các nước phương Tây tiến hành đối với những người thân cận của ông Putin và nhiều lĩnh vực kinh tế khác của Nga – như tài chính, ngân hàng, năng lượng – đã và đang làm họ và nền kinh tế Nga nói chung ‘vỡ đầu’.

Hơn nữa, sự trừng phạt đó của các nước phương Tây cũng trói buộc ông Putin và giới lãnh đạo Nga, khiến họ khó tìm được một giải pháp, liều thuốc linh nghiệm nào để chữa lành vết thương càng ngày càng nghiêm trọng của kinh tế Nga.
Chẳng hạn, dù đã tìm mọi cách – trong đó có việc Ngân hàng Trung ương Nga tăng mạnh lãi suất – để nhằm bảo vệ đồng rúp, ngăn chặn lạm phát, đồng tiên Nga cứ tiếp tục mất giá, làm phát cứ leo thang.

Như tựa đề của bài viết ‘Putin Can’t Bully or Bomb a Recession’ trên tờ Daily Beast hôm 16/12, ông Putin có thể dùng sức mạnh quân sự ngạo mạn thách thức phương Tây, đe dọa, lấn chiếm các nước láng giềng, ông không thể dùng ‘bom’ chấm dứt sự khốn đốn kinh tế – thậm chí nguy cơ suy thoái, khủng hoảng kinh tế – mà nước Nga đang phải đối diện.
Không chỉ nền kinh tế Nga mà ngay cả bản thân ông Putin cũng đang phải đương đầu với không ít khó khăn.

Minh họa cho bài viết có tựa đề ‘Russia: A wounded economy’ trên The Economist hôm 22/11/2014, là một con gấu nâu đang lủi thủi, nặng nề lê bước trên tuyết và càng đi, nó càng để lại sau đó nhiều dấu chân thấm máu.
Hình ảnh đó mô tả khá rõ không chỉ sự khốn đốn của kinh tế Nga hiện tại mà còn cả sự đơn độc, thất bại và nhiều vết thương khác mà ông Putin đang phải chịu đựng.

Mất nhiều thứ khác
Trong những năm qua, ông Putin nhận được sự ủng hộ của người giới tài phiệt và người dân Nga chỉ vì kinh tế Nga phát triển, họ kiếm được nhiều tiền, đời sống của họ được cải thiện.

clip_image006

Nhưng với việc đồng rúp mất giá kỷ lục (thấp nhất kể từ năm 1998 – khi Nga khủng hoảng tài chính), giờ mọi chuyện trở nên khốn đốn với giới kinh doanh và người dân Nga.
Một bài viết của Ivana Kottasova đăng trên CNN Money hôm 16/12/2014 cho rằng trong năm 2014, giới thân hữu tài phiệt của ông Putin đã mất hơn 50 tỷ USD.
Khi kinh doanh thua lỗ, cuộc sống bấp bênh, người Nga sẽ không còn tín nhiệm ông Putin và quay lưng lại với ông.

Trong bài ‘Putin watches Russian economy collapse along with his stature’ trên tạp chí Time hôm 16/12/2014, Simon Shuster cho rằng không chỉ kinh tế Nga đang suy sụp mà hình tượng của ông Putin cũng đang dần dần sụp đổ.

Tương tự một bài viết Timothy Heritage của Reuters hôm 17/12/2014 cũng cho rằng cuộc khủng hoảng đồng rúp hiện tại có thể làm lung lay quyền lực của ông Putin.

Trên phương diện quốc tế, ông Putin bị cô lập, coi thường. Không lâu sau khi can thiệp vào Crimea, Nga đã bị loại khỏi nhóm 8 nước công nghiệp hàng đầu. Vào những cuộc gặp quan trọng – như tại Thượng đỉnh G20, Brisbane, Úc mới đây – ông Putin bị các lãnh đạo phương Tây né tránh hay công khai chỉ trích.

Là một người độc đoán và tham quyền, nhưng luôn tỏ vẻ dân chủ và luôn tìm mọi cách để đánh bóng tên tuổi, củng cố vị thế, tính chính danh của mình, chắc chắn ông Putin cảm thấy khó chịu, mất mặt khi bị coi thường, khinh rẻ như vậy.

Sự chao đảo về kinh tế hiện tại của Nga cũng có thể đe dọa sự tồn tại của Liên minh kinh tế Âu-Á (Eurasian Economic Union, EEU) non trẻ mà Nga mới ký kết với Belarus và Kazakhstan vào tháng Năm năm nay.

Là người coi sự sụp đổ của Đế chế Nga và chuyện Liên Xô tan rã là hai thảm họa của thế kỷ 20, ông Putin luôn có tham vọng thiết lập một khối các quốc gia Á-Âu chịu sự kiểm soát của Moscow giống như Liên Xô trước đây.

EEU – một dự án mà ông theo đuổi từ nhiều năm nay – được coi là bước đầu để ông thực hiện tham vọng ấy. Trước đây Ukraine được coi là nền tảng để Nga thiết lập EEU. Sau khi Nga thôn tính Crimea và gây bất ổn ở miền Đông Ukraine, việc Kiev quay trở lại quỹ đạo của Nga giờ càng xa vời.

Thực ra ngay từ khi thành lập, giới nghiên cứu đều cho rằng EEU sẽ rất khó – nếu không muốn nói là không thể thành công – vì EEU được xây trên nền tảng không bền vững.

clip_image008
Ngoài việc tìm cách thiết lập, mở rộng EEU, từ năm 2013 Nga còn muốn xúc tiến các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh thuế quan (CU) và Ấn Độ, Mông Cổ, New Zealand, Israel và Việt Nam.

Nhưng theo Stanislav Secrieru, các cuộc thương thảo FTA giữa CU và các nước này chẳng có tiến bộ gì nhiều. New Zealand đã ngừng đàm phán với CU sau khi Nga thôn tính Crimea.
Được biết hôm 15/12/2014, Việt Nam đã kết thúc đàm phán FTA với Liên minh thuế quan (CU) và dự kiến sẽ tiến hành ký kết FTA với EEC (Eurasian Economic Commission) do Nga đứng đầu vào đầu năm tới.

Nhưng trong bối cảnh CU and EEC còn non yếu, có nguy cơ thất bại và Nga phải đối diện với khủng hoảng kinh tế, không biết hiệp định này có được áp dụng và mang lợi gì cho Việt Nam hay không?

Riêng đối với ông Putin, trước sự khốn đốn của kinh tế Nga và trong tình cảnh ông bị Mỹ và các nước phương Tây khác cô lập, trừng phạt, có thể nói từ khi lên nắm quyền vào năm 2000, chưa bao giờ ông phải đối diện nhiều nhiều khó khăn như ngày hôm nay.

Tại ông mọi đàng?
Trong bài diễn văn trước Quốc hội Nga hôm 04/12/2014 và trong cuộc gặp báo chí quốc tế hôm nay (18/12/2014), ông Putin cho rằng Mỹ và các nước phương Tây luôn tìm cách kìm kẹp, muốn tiêu diệt Nga, và việc Nga can thiệp vào Ukraine chỉ là cái cớ để họ làm điều đó.
Nhưng như bài ‘Putin’s people’ trên The Economist hôm 13/12/2014, cách nói đó của ông Putin không còn thuyết phục người dân Nga và họ cũng cảm thấy chán khi nghe mãi những điều đó.

clip_image009
Không biết hiệp định tự do với Liên minh thuế quan của Nga làm lợi gì cho Việt Nam hay không?
Khi loan báo có thêm những biện pháp trừng phạt mới đối với Nga hôm 16/12/2014, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã nhấn mạnh rằng sự rối loạn kinh tế hiện tại của Nga hoàn toàn do ông Putin gây nên.

Và có thể, hơn ai hết, ông cũng hiểu rằng chính ông – hay chính những hành động của ông đã đẩy nước Nga vào tình cảnh cô lập, bế tắc và khốn đốn hôm nay.
Bài ‘A Wounded Economy’ trên trang The Economist viết ông Putin cũng phải hiểu rằng ông phải trả giá cho những hành động của mình. Xâm chiếm một quốc gia khác, thế giới sẽ có hành động chống lại ông.

Bài viết ấy cũng cho rằng nếu ông biết dành thời gian củng cố nền kinh tế Nga, thay vì chỉ đi lo làm giàu cho người thân, bạn bè của mình, ông Puttin không yếu thế như vậy ngày hôm nay.

Bài tổng hợp gửi về Diễn đàn BBC thể hiện cách nhìn của tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc từ Anh.
Đ.X.L.


media

Trụ sở Tòa án Trọng tài Thường trực, La Haye, Hà Lan(wikipedia.org)

Hai ngày sau khi hết thời hạn dành cho Trung Quốc để trả lời Philippines trong đơn kiện đường lưỡi bò tại Biển Đông, vào hôm qua, 17/12/2014, Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration) đã chính thức yêu cầu Manila cung cấp thêm luận chứng bằng văn bản. Tòa án đồng thời cho biết đang xem xét đề nghị của Hà Nội yêu cầu bảo vệ các quyền lợi của Việt Nam trong vụ việc.

Trong một bản thông cáo báo chí về « Thủ tục trọng tài giữa Cộng hòa Philippines và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa », Tòa án Trọng tài Thường trực, trụ sở tại La Haye (Hà Lan), đã kỳ hạn cho Philippines là từ nay cho đến ngày 15/03/2015 phải cung cấp thêm luận chứng bằng văn bản liên quan đến một số vấn đề cụ thể. 

Dù bị Trung Quốc nhiều lần phủ nhận vai trò trong việc phán xử về tranh chấp ở Biển Đông, Tòa án Trọng tài Thường trực vẫn tiếp tục yêu cầu Bắc Kinh phải trả lời các luận điểm mới của Manila trước ngày 16/06/2015. 

Liên quan đến Việt Nam, Tòa án Trọng tài Thường trực xác nhận là đã nhận được bản tuyên bố lập trường của Việt Nam đối với vụ kiện do Philippines khởi xướng nhắm vào Trung Quốc, cùng với yêu cầu quan tâm đến quyền lợi của Việt Nam. Văn kiện này đã được Tòa án chính thức nhận được ngày 05/12 vừa qua. 

Trong bản thông cáo báo chí, Tòa án Trọng tài Thường trực cho biết : « Tòa án trọng tài hiện nay đang tham khảo ý kiến các bên tham gia vụ kiện về một bản "Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam lưu ý Tòa án trong Thủ tục trọng tài giữa Cộng hòa Philippines và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" được phòng Đăng bạ nhận được ngày 05/12/2014. »

Lời lẽ trên đây có nghĩa là Tòa án Trọng tài Thường trực đã chính thức yêu cầu Philippines và Trung Quốc trả lời các yêu cầu của Việt Nam liên quan đến vụ kiện.

Bản tuyên bố lập trường của Việt Nam về vụ kiện Trọng tài Biển Đông đã được Việt Nam gởi đến Tòa án Thường Trực La Haye ngày mồng 5/12, nhưng chỉ được phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam loan báo công khai hôm 11/12. 

Theo giới phân tích bản tuyên bố của Việt Nam gởi đến Tòa án Trọng tài Thường trực về vụ kiện của Philippines nhắm vào Trung Quốc đã phản ánh rõ rệt lập trường của Việt Nam : Đó là công nhận thẩm quyền của Tòa án Trọng tài trong việc xem xét vấn đề Biển Đông, đối lập hẳn với quan điểm của Trung Quốc, từ trước đến nay vẫn luôn luôn phủ nhận thẩm quyền của Tòa. 

Bản tuyên bố của Việt Nam gởi đến Tòa án La Haye cũng thể hiện lập trường ủng hộ Philippines một cách rõ rệt và công khai nhất từ ngày Manila khởi xướng vụ kiện.

Mặt khác, Việt Nam cũng phản bác lập luận về chủ quyền lịch sử của Trung Quốc tại Biển Đông, được Bắc Kinh nhắc lại trong bản Tuyên bố Lập trường về vụ kiện ngày 07/12. Việt Nam nhấn mạnh trở lại rằng các yêu sách phản ánh qua bản đồ "đường đứt đoạn" hoàn toàn phi pháp.



Không thể có dân giàu nước mạnh với chế độ CS!


Không thể có dân giàu nước mạnh với chế độ CS!















Hãy hiểu chính xác về CS:

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, thì VN chúng ta là một nước nghèo nàn và lạc hậu, nhưng ngoài đường chúng ta thấy ghi các biểu ngữ: “Nước VN giàu mạnh, công bằng và văn minh”! Có thật nước VN chúng ta giàu mạnh, công bằng và văn minh không? Tất cả chúng ta đã tự thấy rồi! Chúng ta đừng “mơ ngủ” để cho CS lừa bịp nữa! Chúng ta phải biết từ trong căn nguyên, chế độ CS không chủ trương dân giàu, nước mạnh, mà chủ trương “bần cùng hóa” và “ngu dân” để dễ cai trị. Muốn cứu nước và cứu mình, thì tất cả chúng ta phải có những hiểu biết căn bản về CS, và những nhận định chân xác về thực trạng đất nước chúng ta.

Điều kiện để một đất nước có thể trở nên giàu mạnh, là phải có một đội ngũ tài giỏi để điều hành đất nước, và họ phải có cái tâm kèm theo cái tài. Đất nước ta đang không có điều kiện đó, và tương lai cũng khó có!

Những “chủ nhân tương lai” của đất nước:

Đó là những người trẻ hôm nay. Nhưng những người trẻ đó hiện tại ra sao, để chúng ta “trông cây biết quả”?

Nếu tiếp xúc nhiều với giới sinh viên VN hiện tại, chúng ta sẽ thấy hết sức ngỡ ngàng khi nhận biết về thực trạng của họ: nghèo nàn về trí tuệ, bạc nhược về tinh thần, không định hướng, không có lý tưởng! Trong khi nền giáo dục cũ của miền Nam là đào tạo nên những con người “tài đức song toàn”, những con người biết tự tin, tự lập, những con người phải có lý tưởng để vươn tới, thì ngày nay sản phẩm của nền giáo dục XHCN lại là những con người trái ngược hẳn! Từ đó, khó mà kỳ vọng vào giới trẻ ngày nay, trong vai trò người chủ của đất nước mai sau! 

Chúng tôi không “vơ đũa cả nắm”, nhưng hầu hết là như thế! Nếu không sa vào việc ăn chơi, sa đọa (thành phần con nhà giàu), thì ngược lại, cái nghèo khó túng thiếu làm cho sinh viên bạc nhược về cả thể xác lẫn tinh thần! Họ không dám bàn đến chính trị, xã hội, vì không quan tâm, hay sợ hãi! Quan sát trong trường học, hay trong một giảng đường, hầu hết SV giống như một bè rau muống, trôi nổi bềnh bồng, không gốc rễ, không nhành lá, không bám chắc vào đâu cả, để mà phát triển, mà sinh hoa trái. Các em sống cậy nhờ gia đình, hay vớ được việc gì thì làm việc ấy, miễn có đồng tiền để sống qua ngày, mặc dù đồng tiền của họ kiếm ra có khi chẳng trong sạch gì, ví dụ nghề “dư luận viên” cũng có nhiều SV tham gia! Ngày mai ra sao không biết, đến đâu hay đến đó. 

Nói về “lý tưởng” đối với họ thật là chuyện viển vông! Những SV có cha mẹ để dựa, thì tương lai để cho cha mẹ lo. Những người phải tự lực thì chẳng có ai hướng dẫn về tinh thần để biết định hướng cuộc sống, nên họ như bèo dạt mây trôi! 

Hỏi về kiến thức của họ mới thật là thảm hại! Chúng tôi có dịp trao đổi với một nhóm sinh viên đã ra trường, tức là những “trí thức trẻ”, mà họ không biết gì về thực trạng xã hội xung quanh, không biết tại sao đồng tiền bị mất giá, chẳng hiểu “lạm phát” là gì! Được hỏi về lạm phát, cậu SV trả lời rất cụ thể: thí dụ em có 100.000đ, em có thể sống được 1 ngày, khi lạm phát sẽ chỉ còn sống được nửa ngày! Nhưng giải thích từ ngữ “lạm phát” thì không giải thích được! Hỏi sao vậy, họ nói thầy giáo trong trường không giảng, còn thày không giảng vì “nhạy cảm”, sợ đụng đến... chính quyền sẽ bị mất điểm! 

Nếu hỏi thêm về lịch sử, thì những SV này không hề biết Ải Nam Quan nay ở đâu, mà cũng chẳng thèm thắc mắc. Nói về việc Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, cậu SV cũng không biết HS-TS nằm ở đâu, TC chiếm hồi nào! Còn về công hàm Phạm Văn Đồng, về hội nghị Thành Đô, về đảng CS thì họ lại càng không biết, và không cần biết, vì không muốn phiền phức, do nhà nước cấm! Ở trong lớp nếu ai đặt ra một thắc mắc về tình hình đất nước, về nhân quyền, thì trước hết là thày sẽ dẹp, và cả hội trường sẽ phản đối, họ chỉ học những gì thày giảng, và thày chỉ giảng theo nhà nước, SV học được gì thì không cần biết! Mai mốt muốn tiến thân thì nhà giàu đã có cha mẹ mua chức, mua bằng, kẻ nghèo thì “phấn đấu vào đảng” ắt sẽ kiếm ra tiền! Còn nói đến việc TC chiếm nước, thì được trả lời là “làm gì có!”, “đã có chính quyền lo”! Hỏi về những sự việc xảy ra chung quanh, như dân oan mất đất, người biểu tình yêu nước chống TC xâm lăng thì... hoàn toàn không biết! Những tên tuổi như Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, LS Lê quốc Quân, Mẹ Nấm, Phạm Thanh Nghiên… đối với hầu hết SV và giới trẻ VN, thì hoàn toàn lạ hoắc, không hề có trong đầu của họ!

Với một nền giáo dục què quặt và gian manh cố tình của CS, SV ra trường kiến thức thì trống rỗng, nhận định thì mơ hồ nếu không nói là dốt đặc, cái tâm thì không có, toàn những kẻ chỉ muốn ăn chực nằm chờ người khác giúp cho, thử hỏi nước ta sẽ giàu, dân ta sẽ mạnh bằng cách gì đây? Còn với người bình dân chân lấm tay bùn, hay những người lao động phải chúi đầu vào sinh kế, họ còn biết được điều gì ngoài sự lầm than cơ cực, và lầm lũi sống qua ngày!

Thực tế xã hội hôm nay: 

- Về tinh thần: Xã hội VN chúng ta đang công bằng, văn minh và đạo đức như thế này đây: bảo mẫu trấn cháu bé 18 tháng vào phi nước; “cô giáo như mẹ hiền” xách chân cháu bé lên, đánh rơi cháu xuống đất rồi đạp lên đến bể tim; học sinh quan hệ tình dục trong lớp thản nhiên; nhà sư giết tình nhân rồi vùi chôn trong sân chùa; nhà sư chụp ảnh khỏa thân với người mẫu trần truồng định tung lên mạng với tựa đề: “thoát y để thiền”; giáo dục nhà trường thì dùng xảo ngôn, gương sống của người đi trước thì gian tham vô đạo, thầy giáo mua dâm học trò, thậm chí hiệu trưởng còn làm “tú bà” để bán học trò cho kẻ mua dâm lấy tiền! Nền giáo dục như thế nào mà biến con người trở thành mất nhân tính, lệch lạc và đồi trụy đến như thế, VN tự cổ chí kim chưa hề có! Như vậy nhà trường là nơi sản sinh ra quỷ ma chứ có phải là lò đúc nhân tài để làm chủ đất nước đâu, mà nước mạnh dân giàu?CS đã hủy hoại con người, và tương lai của dân tộc VN!

- Về vật chất: theo nhận định của các tổ chức quốc tế một cách vô tư công bằng, thì VN là một đất nước nghèo nàn và lạc hậu vào bậc nhất thế giới, chỉ ngang bằng Bắc Hàn, còn thua cả Campuchia và Lào về cả thu nhập bình quân đầu người và sự tự do dân chủ, chưa dám nói tới Thái Lan, thì phải đợi nửa thế kỷ nữa mới bằng họ bây giờ, trong khi trước năm 1975, ba nước lân bang này còn kém xa miền Nam VN! Đã từng có những đánh giá: VN tụt hậu cả hàng trăm năm” từ khi có CS! Như vậy CS có mặt đã không xây dựng phát triển đất nước, mà chỉ phá hoại và làm cho đất nước thụt lùi hàng trăm năm, trong khi trước đó, miền Nam VN đã từng là Hòn Ngọc Viễn Đông, hơn hẳn các nước vùng Đông Nam Á, nhưng sau khi CS cưỡng chiếm thì trở thành lạc hậu, đói nghèo hơn mọi nước trong khu vực! Đừng thấy một số nhỏ người có tài sản hay làm ăn khấm khá mà hiểu lầm rằng CS muốn dân giàu, đó chỉ là vì xã hội VN ngày nay có khác: một số có thân nhân ở nước ngoài giúp, một số lợi dụng lúc CS buộc phải “mở cửa” về kinh tế mà ráng làm ăn, còn đa phần là do “miêu duệ”, hay nhờ vào quen biết, thế thần, cơ hội mà thu tóm được của cải, tài sản!

Không lạ gì điều đó, nếu chúng ta chịu khó nghĩ kỹ về bản chất và chủ trương của CS:

- CS chủ trương chuyên chính vô sản, tức là sẽ tiến đến một xã hội vô sản, mọi người đều như nhau, không ai được quyền có tài sản, trừ đảng viên CS, những kẻ lãnh đạo. Người dân ai có tư hữu cũng sẽ bị cướp, bị san bằng. Chúng ta từng thấy những từ ngữ thường được dùng trong chế độ CS là “đánh tư sản”, “diệt tư bản”..., những từ này không hề có trong chế độ tư bản, tự do. CS coi tư sản là kẻ thù, chỉ có vô sản mới là đối tượng ưu ái của chế độ CS, như vậy ở đâu ra dân giàu? Dân nghèo thì làm sao học hành, phát triển, làm sao có trí thức mà xây dựng đất nước? Khi làm chủ miền Bắc, CS đã “vô sản hóa” người dân bằng cuộc “cải cách ruộng đất”, biến mọi người thành bần cùng, khố rách áo ôm, và đưa các thành phần “bần cố nông” lên lãnh đạo đất nước! Khi cưỡng chiếm được miền Nam, việc đầu tiên của CS là “đánh tư sản”, đánh bằng cách tịch thu hết mọi tài sản của những công kỹ nghệ gia, những nhà kinh doanh, kể cả trường học, bệnh viện, rồi đối với dân thì “đổi tiền” nhiều lần, từ tiền triệu đổi thành tiền đồng, mà đồng tiền mới cũng không tăng giá trị! Họ cho đó là thành công của “cách mạng”, khi kéo được những người làm ăn kinh doanh giàu có xuống thành vô sản đồng đều, chứ không khuyến khích những người làm ăn chân chính này để họ góp phần phát triển đất nước. Vì thế nên trước 1975, miền Nam đã từng sản xuất được xe hơi, mà sau 40 năm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, một con ốc vít cũng không làm nổi! Như vậy chẳng phải là thụt hậu thì là gì? CS vừa chủ trương bần cùng hóa người dân, vừa chủ trương ngu dân!

- Trong chế độ CS, trí thức bị coi là thành phần “phản động”, là kẻ thù cần phải tiêu giệt. Mao Trạch Đông, ông cố của CS Tàu đã nói: “trí thức không bằng cục phân”! Trong chế độ CS, những người trí thức đi theo CS cũng bị khử trừ vì không được tin tưởng. Còn nhớ rõ khi CS chiếm miền Nam, chúng tôi là những giáo sư cũ của Sài Gòn (nay gọi là giáo viên), khi đi dạy học bao giờ các thày cô cũng phải ăn mặc tề chỉnh, nam GS thì quần tây, áo sơ mi bỏ trong quần, thắt “cà vạt”, nữ thì mặc áo dài, không ai mặc áo thun, quần jean đến trường, càng không thể mặc đồ bà ba ngắn củn mà đứng trước học sinh, SV. Ấy thế mà khi thấy giáo viên miền Nam mặc áo dài, cái áo truyền thống VN, mà đám cán bộ miền Bắc mới vào hăm he hấm hứ, kêu chúng tôi lại và nói với giọng đầy căm tức: “các đồng chí giờ này còn giữ tác phong tiểu tư sản, tư tưởng không chịu biến chuyển!”. Họ có vẻ thù địch với sự lịch sự văn minh lắm thì phải! Chỉ có những thành phần khố rách áo ôm, những kẻ vô sản chuyên chính mới là thành phần nòng cốt. Như vậy mà nước mạnh được sao? Lấy ai để điều hành, để xây dựng đất nước? CS chỉ đề cao giai cấp công nông. Những người nông dân, công nhân không phải thành phần trí thức, mà nếu có những người trí thức lãnh đạo công, nông dân, CS cũng kỳ thị và tìm cách loại trừ! Bây giờ trong hàng ngũ lãnh đạo CS có rất nhiều kẻ có bằng thạc sĩ, tiến sĩ, nhưng tuyệt đại đều là bằng giả, bằng mua; rất nhiều kẻ giàu có, nhưng đó là những kẻ giàu vì tham nhũng, bóc lột, chứ không kẻ nào là có tài, và tạo ra sản nghiệp bằng khả năng chân chính của họ. Giàu do chức quyền, giàu do con ông cháu cha CS. Những tư bản đỏ là chính đám này, làm giàu bất chính bằng tham nhũng, bóc lột, bán nước! Còn người dân thì không được quyền tư hữu, nếu có thì trước sau gì cũng bị moi móc, bị đánh tư sản, bằng cách này cách kia, bị gán tội này tội nọ, để san bằng mọi người thành vô sản. Vì thế, có những nhận định chí lý, chính xác: “Chế độ Tư bản có thể không công bằng trong việc phân chia lợi tức, tài sản, nhưng chế độ CS thì tuyệt đối công bằng trong việc phân phối sự nghèo nàn, đói rách, ngu muội và lạc hậu” cho mọi người như nhau!

Việc này được chứng minh bằng thực tế: không một nước CS nào trên thế giới đã tạo được một xã hội giàu mạnh, công bằng và văn minh, kể cả Nga là cái nôi của CS. Vì thế toàn bộ thế giới CS đã đồng loạt sụp đổ, mà nguyên nhân chính là sự đói nghèo đưa đến sự bất mãn của toàn dân. Ngày nay còn lại 4 tên CS là Tàu, Việt Nam, Cu Ba và Bắc Hàn, thì cả 4 “thiên đường XHCN” này đều được đói nghèo, ngu muội, lạc hậu ngự trị. Có thể nhiều người sẽ nói TC là nước giàu, nhưng không phải, chỉ có thành phần lãnh đạo giàu thôi, còn dân TC thì đại thể là nghèo nàn và lạc hậu, cũng giống như VN, có khi còn tệ hơn. Bắc Hàn và Cu Ba cũng từng đi van nài ăn xin cơm gạo của cả thế giới!

Để kết luận, nếu chúng ta muốn cho dân giàu nước mạnh, thì chỉ có một cách làphải hết cộng sản!, vì CS chủ trương vô sản chuyên chính, lấy đâu ra giàu? Giàu và mạnh phải hiểu là chỉ dành cho chính quyền, họ vừa giàu tiền của, vừa có sức mạnh để trấn áp những thế lực chống lại họ, để họ tồn tại mà cỡi đầu dân, mà vơ vét. Dân phải nghèo, phải ngu mới dễ cai trị, nắm dân là nắm cái bao tử của dân thì mới chắc! Đói rách lấy đâu ra sức mà chiến đấu? Ngu muội thì đầu óc đâu mà mưu tính chống lại được CS? Muốn xã hội văn minh, dân giàu nước mạnh, thì chỉ có chế độ tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền, và nền kinh tế tư bản mà thôi. Hãy xem CS sợ hãi tự do, nhân quyền như thế nào! Hãy xem họ đánh giá các ý kiến xây dựng, đòi cởi mở của 61 đảng viên “trí thức CS” của họ là gây rối, làm mất uy tín của Đảng, để thấy họ sợ gì và muốn gì! Dân giàu, nước mạnh không phải mục tiêu của CS! Chỉ có đảng CS là được quyền giàu và mạnh mà thôi! 









Tiền Nga rơi tự do, Matxcơva vô kế khả thi


Tiền Nga rơi tự do, Matxcơva vô kế khả thi
media 
Bảng yết giá rúp tại Matxcơva. Ảnh ngày 16/12/2014REUTERS/Maxim Zmeyev

Tiền rúp của Nga tiếp tục mất giá so với đô la và euro. Trong đêm ngày 15/12/2014 Ngân hàng trung ương Nga can thiệp mạnh, nâng lãi xuất chỉ đạo từ 10,5 % lên 17% nhưng chỉ có tác động tạm thời. 

Đến buổi trưa 16/12/2014 đồng rúp lại rớt giá và kéo theo sàn giao dịch RTS đi xuống 10%.

Từ đầu năm đến nay, tiền Nga bị mất 50% giá trị so với đô la Mỹ theo số liệu chính thức, 97% theo giới doanh nghiệp Nga, và đã biến thành mồi ngon của cơn biến động.

Giới kinh tế Nga bi quan, dân chúng hốt hoảng, buôn bán ế ẩm, trong khi chính quyền Putin gần như bó tay.

Vào trưa nay, đồng tiền Nga rơi xuống mức kỷ lục mới : 80 rúp đổi một đô la và 100 rúp đổi một euro tức là mất thêm 20% trị giá, sau khi bị mất 10% ngày hôm qua. Từ Matxcơva, thông tín viên Hoàng Dung tường thuật :

« Đồng tiền bị mất giá liên tục, không có điểm dừng và không có dự đoán được với vận tốc chóng mặt…. »

Thông tín viên Hoàng Dung từ Maxtcơva16/12/2014Nghe


Tác động kéo từ giá dầu giảm

Tác động kéo từ giá dầu giảm

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-12-19

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
namnguyen12192014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Hkg10129722-622.jpg
Ảnh minh họa chụp tại TPHCM hôm 14/12/2014.
AFP


Việt Nam có thể chịu tác động kép nếu giá dầu thô năm 2015 tiếp tục đứng ở mức thấp như hiện nay. Ngày 17/12/2014, lần đầu tiên Ngân Hàng Nhà nước họp với ba bộ là bộ Kế hoạch Đầu tư, bộ Tài chính, bộ Công thương và vấn đề tác động của giá dầu đến khai thác dầu thô và tăng trưởng kinh tế là nội dung ưu tiên bàn thảo.

Tác động tích cực mức chi tiêu của dân

Bên cạnh việc giảm thu ngân sách 2015 một cách đáng kể, VnExpress trích lời TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright ở Saigon nhận định rằng, giá dầu giảm chắc chắn tác động tích cực đến mức chi tiêu của hộ gia đình và sản xuất của doanh nghiệp, vì thu nhập của người dân tăng lên. Tuy nhiên chuyên gia này đặt vấn đề là giá cả ở các thị trương hàng hóa khác có linh hoạt biến động theo giá dầu hay không.
Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành ở Hà Nội từng cho rằng việc giảm giá dầu thô trên thế giới làm cho Việt Nam bị hụt nguồn thu trong khi nền kinh tế lại không hưởng được tác động tích cực do giá dầu và sản phẩm từ dầu hạ giảm.
Ở Việt Nam mặc dù giá dầu thô thế giới giảm như thế nhưng dầu bán ra cho dân chúng tiêu dùng không giảm tương đồng. Đó là vấn đề quản lý giá cả ở Việt Nam không đi cùng với sự biến động dầu thô trên thế giới.
-Bùi Kiến Thành

“Đối với các nước mà việc quản lý giá dầu tiêu dùng hay các sản phẩm phụ của dầu một cách thông thoáng hơn thì là một việc khác. Còn ở Việt Nam mặc dù giá dầu thô thế giới giảm như thế nhưng dầu bán ra cho dân chúng tiêu dùng không giảm tương đồng. Đó là vấn đề quản lý giá cả ở Việt Nam không đi cùng với sự biến động dầu thô trên thế giới. Vì vậy sức lan tỏa từ giá dầu thô hạ xuống đối với kinh tế Việt Nam còn rất hạn chế, bao nhiêu phụ phẩm từ dầu về Việt Nam nó không giảm trực tiếp đối với vấn đề giá dầu thô giảm xuống.”

Theo TS Đỗ Thiên Anh Tuấn và VnExpress, giá hàng hóa tăng khi giá xăng dầu tăng, nhưng khi giá giảm thì việc giảm giá của các mặt hàng khác rất chậm. Ông kêu gọi chính phủ phải đảm bảo việc điều chỉnh giá xăng dầu trong nước linh hoạt hơn trước những thay đổi của giá xăng dầu thế giới.

Cùng về vấn đề này, Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long chuyên gia thị trường và giá cả từ Hà Nội nhận định:
“Đặc biệt đối với người tiêu dùng cần phải lưu ý là thường thường có xu hướng khi giá thế giới giảm, hoặc những mặt hàng tác động từ giá thế giới giảm làm cho giá thành sản phẩm của những doanh nghiệp giảm thì doanh nghiệp ít khi giảm giá bán, mà chỉ khi dưới áp lực thực sự mạnh của công luận của cơ quan chức năng hoặc của người tiêu dùng. Thí dụ vừa rồi giá xăng dầu giảm tới 10 lần nhưng ngành vận tải thực chất không giảm mà cuối cùng cơ quan chức năng buộc ép thì họ mới giảm. Đó là một khuynh hướng của Việt Nam, cho nên trước thực trạng đó tôi nghĩ là cơ quan chức năng phải vào cuộc và đặc biệt phải có những biện pháp chế tài hết sức mạnh mẽ.”

Giảm thu ngân sách

Giá dầu thô thế giới hiện giao động quanh mức 60 USD/thùng trong khi  chi phí khai thác dầu thô ở Việt Nam là từ 30 đến 70 USD/thùng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi đầu tháng 12 đã chỉ đạo xem xét ngừng khai thác ở các mỏ dầu có chi phí cao xuất khẩu không có lời.
000_Hkg4614188.jpg
Một trạm bán xăng dầu tại Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây.

Trở lại phiên họp của Ngân hàng Nhà nước và ba bộ hữu quan, Thời báo Kinh tế Việt Nam bản điện tử đưa tin, năm 2014 Việt Nam khai thác được trên 15 triệu tấn dầu thô. Bộ Kế hoạch Đầu tư đặt vấn đề là với mức giá thành như vừa nêu và khuynh hướng giá dầu thấp trên thế giới, thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng khai thác trong thời gian tới và cơ cấu lại các mỏ.

Các chuyên gia của nhà nước hiện đang cân nhắc với các dự báo trái chiều. Giá trị dầu thô khai thác chiếm tỷ trọng khoảng 10% tổng sản phẩm nội địa GDP, theo Bộ Kế hoạch Đầu tư nếu giảm 30% sản lượng thì sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế, tăng trưởng GDP có thể suy giảm từ 0,8 điểm phần trăm đến 1,2%. Tuy vậy theo mô hình dự báo, nếu giá xăng dầu trong nước giảm 10% thì chi phí sản xuất giảm 0,57%, chỉ số giá tiêu dùng CPI giảm 0,55% và kinh tế tăng thêm 0,91%.

Ngoài ra, tổng thu ngân sách quốc gia năm 2015 có thể bị sụt giảm nghiêm trọng. Dự toán ngân sách 2015 dựa trên sản lượng dầu thô khai thác bình thường với giá dầu 100 USD/thùng; các chuyên gia của Bộ Kế hoạch Đầu tư đã tính toán là nếu giá dầu giảm 1 USD/thùng thì ngân sách hụt thu 1.000 tỷ đồng; nếu giá dầu trung bình trong năm 2015 là 70 USD/ thùng thì tổng thu ngân sách giảm 30.000 tỷ đồng. Tuy vậy cho tới nay các chuyên gia chưa tính phần thu ngân sách bị hụt thêm nữa, tùy thuộc sản lượng khai thác dầu bị cắt giảm như thế nào. Đó là chưa kể giảm thu từ thuế nhập khẩu xăng dầu và các sản phẩm từ dầu như phân bón, nguyên liệu chất dẻo khi giá nhập khẩu rẻ hơn.

Vừa rồi giá xăng dầu giảm tới 10 lần nhưng ngành vận tải thực chất không giảm mà cuối cùng cơ quan chức năng buộc ép thì họ mới giảm. Đó là một khuynh hướng của Việt Nam.
-Ngô Trí Long

Tuy khai thác được 15 triệu tấn dầu thô, nhưng năm 2013 Việt Nam nhập khẩu khoảng 12 triệu tấn xăng dầu cho tiêu dùng. Ngoài việc hụt thu ngân sách từ giá dầu xuất khẩu giảm, bên cạnh đó cần phải tính tới khoản thu ngân sách từ thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ, thuế trị giá gia tăng hàng nhập khẩu và hàng loạt phí nằm trong mỗi lít xăng dầu. Ở phần nhập khẩu nếu giá giảm một nửa thì thuế thu được cũng giảm một nửa.


Theo VnExpress TS Đỗ Thiên Anh Tuấn khuyến nghị Chính phủ Việt Nam phải thắt lưng buộc bụng trước viễn cảnh hụt thu từ dầu thô. Việt Nam có thể gặp nhiều rủi ro khi giá dầu giảm mạnh trong bối cảnh thu ngân sách và phát triền kinh tế vẫn lệ thuộc vào khai thác tài nguyên. Không loại trừ việc Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế để bù vào phần thiếu hụt ngân sách. Tuy vậy TS Đỗ Thiên Anh Tuấn cho rằng Việt Nam cần tính tới khả năng có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ trong tương lai hay không. Theo nhận định của ông, nhiều Tập đoàn kinh tế Nhà nước không có sản phẩm bán được ra thị trường nước ngoài để có nguồn thu ngoại tệ, trừ việc khai thác tài nguyên xuất khẩu.

Theo TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, cần khuyến khích người dân chi tiêu trong bối cảnh giá dầu hạ giảm. Chính phủ nên có chính sách ưu đãi để khuyến khích họ chi tiêu; đồng thời giúp đỡ cộng đồng doanh nghiệp phục hồi sản xuất, thực hiện các chính sách ưu đãi thuế.
Trong phiên họp lần đầu tiên giữa Ngân hàng Nhà nước và ba bộ Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Công thương để triển khai Quy chế phối hợp trong quản lý điều hành vĩ mô hôm 17/12, theo báo mạng VnEconomy Bộ Kế hoạch Đầu tư đề nghị các Bộ phối hợp tính toán  tác động giá dầu thô đến nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới và có phương án để bù đắp lại các khoản thiếu hụt ngân sách.

Theo các chuyên gia, Chính phủ Việt Nam có thể tăng thuế nhập khẩu xăng dầu để bù một phần hao hụt và không loại trừ việc phát hành trái phiếu quốc tế mặc dù sẽ tạo áp lực tăng nợ công. Tuy vậy, nếu tăng thuế nhập khẩu xăng dầu và các sản phẩm từ dầu thì sẽ có thể làm mất tác dụng tích cực của giá dầu thấp đối với sản xuất và tiêu dùng. Còn phát hành thêm trái phiếu quốc tế thì lại không bảo đảm khả năng trả nợ.

Nhiều ý kiến cho rằng, Chính phủ Việt Nam buộc phải thắt lưng buộc bụng, giảm chi tiêu, quyết liệt hủy bỏ hoặc đình hoãn những dự án không thực sự cần thiết. Các chuyên gia nhấn mạnh, Chính phủ có thể phối hợp cả ba biện pháp vừa nêu để cùng lúc áp dụng. Tuy vậy ngay chính những chuyên gia này cũng nghĩ rằng, chuyện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lắng nghe đề nghị của họ là điều khó có thể xảy ra và nếu Thủ tướng gặp may thì cuộc khủng hoảng giá dầu hạ giảm sẽ qua đi, để kinh tế Việt Nam 2015 thoát cảnh bị vùi dập.

Viết tiếp vụ 300 công nhân ngừng việc ở Hải Phòng: Người đình công bất ngờ bị đuổi việc



Một số người lao động bị Cty Environstar sa thải sáng 18.12.


Hoàng Hoan (Lao Động Online) - Như Lao Động đã đưa tin, ngày 17.12, hơn 300 công nhân (CN) của Cty TNHH Environstar (đóng tại xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng) đã ngừng việc tập thể để kiến nghị Cty về việc thống nhất trả lương cho NLĐ theo thời gian hay trả lương theo sản phẩm, cùng các kiến nghị khác về chất lượng bữa ăn, nhà ăn, nhà để xe…

Hành xử trên cả luật pháp

Sáng 18.12, PV Báo Lao Động có mặt tại cổng Cty TNHH Environstar. Tại đây, có mặt Trưởng phòng nhân sự của Cty - ông Trang - cùng với 2 nhân viên của Cty đang làm thủ tục cho CN ký giấy xin nghỉ việc, đồng thời viết giấy hẹn ngày công nhân được lĩnh lương.

Chị Hoàng Thị Nhinh - CN tổ 1 của bộ phận may - nước mắt lăn trên má, cho biết: Sáng 17.12, đang làm việc bình thường thì thấy Cty nói lên họp. Tại phòng họp của Cty có bà Lê Thị Huyền - Phó Tổng GĐ, ông Quảng - trợ lý sản xuất và một người khác bên Công an huyện Thủy Nguyên cùng đại diện một số CN. Lúc đó, bà Huyền nói, ai có ý kiến gì thì cứ phát biểu, kiến nghị. Biết được tâm tư, nguyện vọng của hầu hết các CN nên chị đã mạnh dạn đứng lên phát biểu về những kiến nghị, mong muốn của anh chị em là: Trong năm 2015, mức lương cơ bản được Chính phủ tăng, do đó, nếu Cty tính lương theo thời gian thì cũng phải tăng lên theo quy định, còn nếu tính lương theo sản phẩm thì phải tăng đơn giá lên, vì đơn giá hiện tại, theo nhiều CN, là quá thấp. Trong cuộc họp, bà Huyền có nói ai muốn vào làm ngay thì vào, không thì sáng hôm sau (18.12), đi làm cũng được và muốn kiến nghị gì thì viết đơn gửi Cty. Chiều tối đó, chị đã viết đơn với chữ ký của nhiều CN để kiến nghị các nội dung đã trình bày lúc sáng cho chị tổ trưởng.

"Sáng 18.12, tôi vẫn vào làm bình thường. Nhưng đến khoảng 10h sáng, trợ lý sản xuất Cty đã gọi tôi ra ngoài và nói rằng “Em không thích hợp để làm việc ở Cty. Em chính thức bị đuổi việc”, đồng thời yêu cầu tôi ra cổng Cty, sẽ có bộ phận nhân sự làm việc. Tại cổng Cty, ông Trang yêu cầu tôi phải ký vào đơn xin nghỉ việc thì mới được nhận phiếu hẹn trả lương số ngày làm việc trong tháng 12, vào ngày 20.1.2015. Nếu em từ chối ký đơn xin nghỉ việc sẽ không được lĩnh tiền lương đã làm việc. Em chưa bao giờ thấy uất ức như vậy, vì cách hành xử bất chấp quy định luật pháp của Cty ” - chị Nhinh uất ức bật khóc.

Tương tự chị Nhinh, chị Trịnh Hồng Nhung - CN bộ phận may - cũng đã phát biểu kiến nghị trong cuộc họp của Cty sáng 17.12. Sáng 18.12, lúc đang làm việc, chị cũng bị trợ lý sản xuất gọi ra ngoài, thông báo bị đuổi việc. Hàng chục chị em khác cũng đã bị gọi ra ngoài, thông báo bị đuổi việc vì đã tham gia ngừng việc, hoặc có ý kiến phát biểu, kiến nghị trong cuộc họp với lãnh đạo Cty.

Nói một đằng, làm một nẻo

Ngoài việc đuổi những công nhân tham gia ngừng việc tập thể, theo phản ánh của CN, Cty này mới thành lập vào tháng 10.2014, vì nhà ăn chật hẹp, thiếu bàn ghế nên gần nửa số CN phải ngồi bệt ăn cơm, ngay cạnh phòng vệ sinh. Bữa ăn trưa chất lượng thức ăn dở. Lúc mới vào làm, trưởng phòng nhân sự thông báo, CN sẽ được bình bầu xếp loại A, B, C, sẽ có trợ cấp chuyên cần và xăng xe, nhưng khi vào làm, CN không được hưởng. Không những thế, CN thường xuyên phải tăng ca đến 21h, làm cả chủ nhật, nhưng thu nhập thấp.

Theo phản ánh của một số CN, khi vào làm việc tại đây, họ được hứa hẹn môi trường làm việc tốt, lương cao vì là Cty của Mỹ đầu tư. Tuy nhiên, khi vào làm mới biết, mọi chế độ đều không như lời hứa. Thậm chí một số CN đã phải mất chi phí mới được vào làm việc.

Sáng 18.12, PV Báo Lao Động đã trực tiếp gặp ông Trang - Trưởng phòng nhân sự - đề nghị được liên hệ để làm việc với lãnh đạo Cty, thì ông này nói rằng đang bận, không liên hệ được. Khi PV gặp gỡ, trao đổi với các CN, ông Trang đã yêu cầu bảo vệ ra xua CN, không được tụ tập ở cổng Cty. PV vào cổng Cty, đề nghị lần nữa được trao đổi, ông Trang cho bảo vệ đuổi phóng viên ra ngoài và nói “không làm việc”.

Ông Nguyễn Trần Lanh - Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên - khi nghe thông tin về việc trên, cho biết “sẽ cho phòng chuyên môn kiểm tra và giải quyết vụ việc”.

Hoàng Hoan

Featured Post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

My Blog List