Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, December 20, 2014

Tác động kéo từ giá dầu giảm

Tác động kéo từ giá dầu giảm

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-12-19

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
namnguyen12192014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Hkg10129722-622.jpg
Ảnh minh họa chụp tại TPHCM hôm 14/12/2014.
AFP


Việt Nam có thể chịu tác động kép nếu giá dầu thô năm 2015 tiếp tục đứng ở mức thấp như hiện nay. Ngày 17/12/2014, lần đầu tiên Ngân Hàng Nhà nước họp với ba bộ là bộ Kế hoạch Đầu tư, bộ Tài chính, bộ Công thương và vấn đề tác động của giá dầu đến khai thác dầu thô và tăng trưởng kinh tế là nội dung ưu tiên bàn thảo.

Tác động tích cực mức chi tiêu của dân

Bên cạnh việc giảm thu ngân sách 2015 một cách đáng kể, VnExpress trích lời TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright ở Saigon nhận định rằng, giá dầu giảm chắc chắn tác động tích cực đến mức chi tiêu của hộ gia đình và sản xuất của doanh nghiệp, vì thu nhập của người dân tăng lên. Tuy nhiên chuyên gia này đặt vấn đề là giá cả ở các thị trương hàng hóa khác có linh hoạt biến động theo giá dầu hay không.
Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành ở Hà Nội từng cho rằng việc giảm giá dầu thô trên thế giới làm cho Việt Nam bị hụt nguồn thu trong khi nền kinh tế lại không hưởng được tác động tích cực do giá dầu và sản phẩm từ dầu hạ giảm.
Ở Việt Nam mặc dù giá dầu thô thế giới giảm như thế nhưng dầu bán ra cho dân chúng tiêu dùng không giảm tương đồng. Đó là vấn đề quản lý giá cả ở Việt Nam không đi cùng với sự biến động dầu thô trên thế giới.
-Bùi Kiến Thành

“Đối với các nước mà việc quản lý giá dầu tiêu dùng hay các sản phẩm phụ của dầu một cách thông thoáng hơn thì là một việc khác. Còn ở Việt Nam mặc dù giá dầu thô thế giới giảm như thế nhưng dầu bán ra cho dân chúng tiêu dùng không giảm tương đồng. Đó là vấn đề quản lý giá cả ở Việt Nam không đi cùng với sự biến động dầu thô trên thế giới. Vì vậy sức lan tỏa từ giá dầu thô hạ xuống đối với kinh tế Việt Nam còn rất hạn chế, bao nhiêu phụ phẩm từ dầu về Việt Nam nó không giảm trực tiếp đối với vấn đề giá dầu thô giảm xuống.”

Theo TS Đỗ Thiên Anh Tuấn và VnExpress, giá hàng hóa tăng khi giá xăng dầu tăng, nhưng khi giá giảm thì việc giảm giá của các mặt hàng khác rất chậm. Ông kêu gọi chính phủ phải đảm bảo việc điều chỉnh giá xăng dầu trong nước linh hoạt hơn trước những thay đổi của giá xăng dầu thế giới.

Cùng về vấn đề này, Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long chuyên gia thị trường và giá cả từ Hà Nội nhận định:
“Đặc biệt đối với người tiêu dùng cần phải lưu ý là thường thường có xu hướng khi giá thế giới giảm, hoặc những mặt hàng tác động từ giá thế giới giảm làm cho giá thành sản phẩm của những doanh nghiệp giảm thì doanh nghiệp ít khi giảm giá bán, mà chỉ khi dưới áp lực thực sự mạnh của công luận của cơ quan chức năng hoặc của người tiêu dùng. Thí dụ vừa rồi giá xăng dầu giảm tới 10 lần nhưng ngành vận tải thực chất không giảm mà cuối cùng cơ quan chức năng buộc ép thì họ mới giảm. Đó là một khuynh hướng của Việt Nam, cho nên trước thực trạng đó tôi nghĩ là cơ quan chức năng phải vào cuộc và đặc biệt phải có những biện pháp chế tài hết sức mạnh mẽ.”

Giảm thu ngân sách

Giá dầu thô thế giới hiện giao động quanh mức 60 USD/thùng trong khi  chi phí khai thác dầu thô ở Việt Nam là từ 30 đến 70 USD/thùng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi đầu tháng 12 đã chỉ đạo xem xét ngừng khai thác ở các mỏ dầu có chi phí cao xuất khẩu không có lời.
000_Hkg4614188.jpg
Một trạm bán xăng dầu tại Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây.

Trở lại phiên họp của Ngân hàng Nhà nước và ba bộ hữu quan, Thời báo Kinh tế Việt Nam bản điện tử đưa tin, năm 2014 Việt Nam khai thác được trên 15 triệu tấn dầu thô. Bộ Kế hoạch Đầu tư đặt vấn đề là với mức giá thành như vừa nêu và khuynh hướng giá dầu thấp trên thế giới, thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sản lượng khai thác trong thời gian tới và cơ cấu lại các mỏ.

Các chuyên gia của nhà nước hiện đang cân nhắc với các dự báo trái chiều. Giá trị dầu thô khai thác chiếm tỷ trọng khoảng 10% tổng sản phẩm nội địa GDP, theo Bộ Kế hoạch Đầu tư nếu giảm 30% sản lượng thì sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế, tăng trưởng GDP có thể suy giảm từ 0,8 điểm phần trăm đến 1,2%. Tuy vậy theo mô hình dự báo, nếu giá xăng dầu trong nước giảm 10% thì chi phí sản xuất giảm 0,57%, chỉ số giá tiêu dùng CPI giảm 0,55% và kinh tế tăng thêm 0,91%.

Ngoài ra, tổng thu ngân sách quốc gia năm 2015 có thể bị sụt giảm nghiêm trọng. Dự toán ngân sách 2015 dựa trên sản lượng dầu thô khai thác bình thường với giá dầu 100 USD/thùng; các chuyên gia của Bộ Kế hoạch Đầu tư đã tính toán là nếu giá dầu giảm 1 USD/thùng thì ngân sách hụt thu 1.000 tỷ đồng; nếu giá dầu trung bình trong năm 2015 là 70 USD/ thùng thì tổng thu ngân sách giảm 30.000 tỷ đồng. Tuy vậy cho tới nay các chuyên gia chưa tính phần thu ngân sách bị hụt thêm nữa, tùy thuộc sản lượng khai thác dầu bị cắt giảm như thế nào. Đó là chưa kể giảm thu từ thuế nhập khẩu xăng dầu và các sản phẩm từ dầu như phân bón, nguyên liệu chất dẻo khi giá nhập khẩu rẻ hơn.

Vừa rồi giá xăng dầu giảm tới 10 lần nhưng ngành vận tải thực chất không giảm mà cuối cùng cơ quan chức năng buộc ép thì họ mới giảm. Đó là một khuynh hướng của Việt Nam.
-Ngô Trí Long

Tuy khai thác được 15 triệu tấn dầu thô, nhưng năm 2013 Việt Nam nhập khẩu khoảng 12 triệu tấn xăng dầu cho tiêu dùng. Ngoài việc hụt thu ngân sách từ giá dầu xuất khẩu giảm, bên cạnh đó cần phải tính tới khoản thu ngân sách từ thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ, thuế trị giá gia tăng hàng nhập khẩu và hàng loạt phí nằm trong mỗi lít xăng dầu. Ở phần nhập khẩu nếu giá giảm một nửa thì thuế thu được cũng giảm một nửa.


Theo VnExpress TS Đỗ Thiên Anh Tuấn khuyến nghị Chính phủ Việt Nam phải thắt lưng buộc bụng trước viễn cảnh hụt thu từ dầu thô. Việt Nam có thể gặp nhiều rủi ro khi giá dầu giảm mạnh trong bối cảnh thu ngân sách và phát triền kinh tế vẫn lệ thuộc vào khai thác tài nguyên. Không loại trừ việc Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế để bù vào phần thiếu hụt ngân sách. Tuy vậy TS Đỗ Thiên Anh Tuấn cho rằng Việt Nam cần tính tới khả năng có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ trong tương lai hay không. Theo nhận định của ông, nhiều Tập đoàn kinh tế Nhà nước không có sản phẩm bán được ra thị trường nước ngoài để có nguồn thu ngoại tệ, trừ việc khai thác tài nguyên xuất khẩu.

Theo TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, cần khuyến khích người dân chi tiêu trong bối cảnh giá dầu hạ giảm. Chính phủ nên có chính sách ưu đãi để khuyến khích họ chi tiêu; đồng thời giúp đỡ cộng đồng doanh nghiệp phục hồi sản xuất, thực hiện các chính sách ưu đãi thuế.
Trong phiên họp lần đầu tiên giữa Ngân hàng Nhà nước và ba bộ Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Công thương để triển khai Quy chế phối hợp trong quản lý điều hành vĩ mô hôm 17/12, theo báo mạng VnEconomy Bộ Kế hoạch Đầu tư đề nghị các Bộ phối hợp tính toán  tác động giá dầu thô đến nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới và có phương án để bù đắp lại các khoản thiếu hụt ngân sách.

Theo các chuyên gia, Chính phủ Việt Nam có thể tăng thuế nhập khẩu xăng dầu để bù một phần hao hụt và không loại trừ việc phát hành trái phiếu quốc tế mặc dù sẽ tạo áp lực tăng nợ công. Tuy vậy, nếu tăng thuế nhập khẩu xăng dầu và các sản phẩm từ dầu thì sẽ có thể làm mất tác dụng tích cực của giá dầu thấp đối với sản xuất và tiêu dùng. Còn phát hành thêm trái phiếu quốc tế thì lại không bảo đảm khả năng trả nợ.

Nhiều ý kiến cho rằng, Chính phủ Việt Nam buộc phải thắt lưng buộc bụng, giảm chi tiêu, quyết liệt hủy bỏ hoặc đình hoãn những dự án không thực sự cần thiết. Các chuyên gia nhấn mạnh, Chính phủ có thể phối hợp cả ba biện pháp vừa nêu để cùng lúc áp dụng. Tuy vậy ngay chính những chuyên gia này cũng nghĩ rằng, chuyện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lắng nghe đề nghị của họ là điều khó có thể xảy ra và nếu Thủ tướng gặp may thì cuộc khủng hoảng giá dầu hạ giảm sẽ qua đi, để kinh tế Việt Nam 2015 thoát cảnh bị vùi dập.

Viết tiếp vụ 300 công nhân ngừng việc ở Hải Phòng: Người đình công bất ngờ bị đuổi việc



Một số người lao động bị Cty Environstar sa thải sáng 18.12.


Hoàng Hoan (Lao Động Online) - Như Lao Động đã đưa tin, ngày 17.12, hơn 300 công nhân (CN) của Cty TNHH Environstar (đóng tại xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng) đã ngừng việc tập thể để kiến nghị Cty về việc thống nhất trả lương cho NLĐ theo thời gian hay trả lương theo sản phẩm, cùng các kiến nghị khác về chất lượng bữa ăn, nhà ăn, nhà để xe…

Hành xử trên cả luật pháp

Sáng 18.12, PV Báo Lao Động có mặt tại cổng Cty TNHH Environstar. Tại đây, có mặt Trưởng phòng nhân sự của Cty - ông Trang - cùng với 2 nhân viên của Cty đang làm thủ tục cho CN ký giấy xin nghỉ việc, đồng thời viết giấy hẹn ngày công nhân được lĩnh lương.

Chị Hoàng Thị Nhinh - CN tổ 1 của bộ phận may - nước mắt lăn trên má, cho biết: Sáng 17.12, đang làm việc bình thường thì thấy Cty nói lên họp. Tại phòng họp của Cty có bà Lê Thị Huyền - Phó Tổng GĐ, ông Quảng - trợ lý sản xuất và một người khác bên Công an huyện Thủy Nguyên cùng đại diện một số CN. Lúc đó, bà Huyền nói, ai có ý kiến gì thì cứ phát biểu, kiến nghị. Biết được tâm tư, nguyện vọng của hầu hết các CN nên chị đã mạnh dạn đứng lên phát biểu về những kiến nghị, mong muốn của anh chị em là: Trong năm 2015, mức lương cơ bản được Chính phủ tăng, do đó, nếu Cty tính lương theo thời gian thì cũng phải tăng lên theo quy định, còn nếu tính lương theo sản phẩm thì phải tăng đơn giá lên, vì đơn giá hiện tại, theo nhiều CN, là quá thấp. Trong cuộc họp, bà Huyền có nói ai muốn vào làm ngay thì vào, không thì sáng hôm sau (18.12), đi làm cũng được và muốn kiến nghị gì thì viết đơn gửi Cty. Chiều tối đó, chị đã viết đơn với chữ ký của nhiều CN để kiến nghị các nội dung đã trình bày lúc sáng cho chị tổ trưởng.

"Sáng 18.12, tôi vẫn vào làm bình thường. Nhưng đến khoảng 10h sáng, trợ lý sản xuất Cty đã gọi tôi ra ngoài và nói rằng “Em không thích hợp để làm việc ở Cty. Em chính thức bị đuổi việc”, đồng thời yêu cầu tôi ra cổng Cty, sẽ có bộ phận nhân sự làm việc. Tại cổng Cty, ông Trang yêu cầu tôi phải ký vào đơn xin nghỉ việc thì mới được nhận phiếu hẹn trả lương số ngày làm việc trong tháng 12, vào ngày 20.1.2015. Nếu em từ chối ký đơn xin nghỉ việc sẽ không được lĩnh tiền lương đã làm việc. Em chưa bao giờ thấy uất ức như vậy, vì cách hành xử bất chấp quy định luật pháp của Cty ” - chị Nhinh uất ức bật khóc.

Tương tự chị Nhinh, chị Trịnh Hồng Nhung - CN bộ phận may - cũng đã phát biểu kiến nghị trong cuộc họp của Cty sáng 17.12. Sáng 18.12, lúc đang làm việc, chị cũng bị trợ lý sản xuất gọi ra ngoài, thông báo bị đuổi việc. Hàng chục chị em khác cũng đã bị gọi ra ngoài, thông báo bị đuổi việc vì đã tham gia ngừng việc, hoặc có ý kiến phát biểu, kiến nghị trong cuộc họp với lãnh đạo Cty.

Nói một đằng, làm một nẻo

Ngoài việc đuổi những công nhân tham gia ngừng việc tập thể, theo phản ánh của CN, Cty này mới thành lập vào tháng 10.2014, vì nhà ăn chật hẹp, thiếu bàn ghế nên gần nửa số CN phải ngồi bệt ăn cơm, ngay cạnh phòng vệ sinh. Bữa ăn trưa chất lượng thức ăn dở. Lúc mới vào làm, trưởng phòng nhân sự thông báo, CN sẽ được bình bầu xếp loại A, B, C, sẽ có trợ cấp chuyên cần và xăng xe, nhưng khi vào làm, CN không được hưởng. Không những thế, CN thường xuyên phải tăng ca đến 21h, làm cả chủ nhật, nhưng thu nhập thấp.

Theo phản ánh của một số CN, khi vào làm việc tại đây, họ được hứa hẹn môi trường làm việc tốt, lương cao vì là Cty của Mỹ đầu tư. Tuy nhiên, khi vào làm mới biết, mọi chế độ đều không như lời hứa. Thậm chí một số CN đã phải mất chi phí mới được vào làm việc.

Sáng 18.12, PV Báo Lao Động đã trực tiếp gặp ông Trang - Trưởng phòng nhân sự - đề nghị được liên hệ để làm việc với lãnh đạo Cty, thì ông này nói rằng đang bận, không liên hệ được. Khi PV gặp gỡ, trao đổi với các CN, ông Trang đã yêu cầu bảo vệ ra xua CN, không được tụ tập ở cổng Cty. PV vào cổng Cty, đề nghị lần nữa được trao đổi, ông Trang cho bảo vệ đuổi phóng viên ra ngoài và nói “không làm việc”.

Ông Nguyễn Trần Lanh - Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên - khi nghe thông tin về việc trên, cho biết “sẽ cho phòng chuyên môn kiểm tra và giải quyết vụ việc”.

Hoàng Hoan

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List