"Chiến tranh dầu
hoả"? Ai thắng ai bại?
Việt-Long-
RFA
2014-12-19
2014-12-19
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Trong khi cả thế giới
trông đợi và tin chắc Tổ chức Các quốc gia Xuất khẩu Dầu hỏa, OPEC, sẽ ghìm đà
xuất khẩu dầu khí để vực giá dầu lên giữa thời kỳ xuống giá mạnh, thì tại hội
nghị Vienna hôm 27 tháng 11, ngày Thanksgiving của Mỹ, Á Rập Saudi bất ngờ bác
bỏ đề nghị của các nước trong OPEC và không giảm mức xuất khẩu, cố tình dìm giá
dầu xuống thêm nữa.
Nhìn qua báo chí quốc tế ta thấy những tít như :"Chiến
tranh dầu hỏa giữa Á Rập Saudi với Iran và Nga", "Liệu Á Rập Saudi có
làm kỹ nghệ dầu hỏa của Mỹ mất ngôi hoàng đế không?", rồi thì "Nga đã
thua trận chiến kinh tế với phương Tây", và lại còn "Giá dầu lao
xuống vực có phải là hình thức chiến tranh bí mật của Mỹ đánh Nga không?".
Ý kiến nào là đúng?
Thực ra lối chạy tít
của báo chí ngày nay thường làm nổi bật những điều được khán thính giả quan tâm
để thu hút sự chú ý. Điều đáng lưu ý trong vấn đề này là không phải chỉ một
mình nước Nga bị đẩy tới bờ vực khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế, mà cả
những nước OPEC cũng lao đao chực ngã nhào khi giá dầu xuống mất hơn một nửa.
Iran, Venezuela, Libya, Algeria đều hoảng hốt vội vã tìm đường thoát.
Thêm vào
danh sách vừa kể còn có cả Hoa Kỳ, khi một số công ty khai thác dầu hỏa đá
phiến nội địa đã phải hoạt động cầm chừng, công nhân bị nghỉ việc tạm, sau một
thời gian đã thật năng động để sản xuất ồ ạt, được coi là qua mặt cả Á Rập
Saudi về sản lượng. Trong tháng 11 khi dầu bắt đầu xuống giá giới chuyên môn và
báo chí Mỹ đã kêu oai oái, đòi Tổng thống Obama phải gọi là "có biện
pháp" với Á Rập Saudi. Như vậy có thể nói chiến dịch dìm giá dầu xuống vực
là "cuộc chiến tranh bí mật" của Mỹ để đưa Nga vào khủng hoảng tiền
tệ và kinh tế được chăng?
Cái được cái mất của Mỹ
“Chiến tranh bí mật”
thì chỉ là cách nói thậm xưng cho giật gân, nhưng điều thú vị là khi người Mỹ
đòi ông Obama có biện pháp với Á Rập Saudi thì Tổng thống Mỹ dường như chỉ cười
cười và hành động cầm chừng, gần như chẳng làm gì đáng kể với Á Rập Saudi. Trong
khi đó thì nhiều báo đài ở Mỹ
giải thích rằng nếu Mỹ có bị “trúng đạn” thì chỉ có ngành khai thác và sản xuất dầu khí đá phiến là bị thương tạm thời, trong khi nền sản xuất hùng mạnh của Hoa Kỳ rất đa dạng, các ngành sản xuất khác bên cạnh sản xuất dầu đá phiến đều hưởng lợi không ít khi giá dầu thô trên thế giới giảm đến một nửa như vậy. Người ta còn dự kiến nền sản xuất của Mỹ sẽ bùng lên mạnh mẽ thêm nữa nhờ “dịp may” giá dầu giảm này. Bên cạnh đó, đô la là đơn vị tiền tệ dùng để tính giá dầu, nên dầu xuống có nghĩa là đô la lên giá.
Chỉ đơn cử một ví dụ:
sáng nay, thứ tư, một chuyên viên kinh tế Mỹ trả lời phỏng vấn truyền thanh của
đài WTOP nói rằng qua sang năm mỗi người Mỹ sẽ tiết kiệm được từ 1 ngàn đô la
trở lên tiền xăng chạy xe, để tiêu xài vào các việc khác. Điều đó có nghĩa là
nền kinh tế Mỹ dựa vào sức tiêu thụ sẽ có thể bùng phát trong tình trạng thị
trường dầu khí như hiện nay. Thêm vào đó khi gía xăng xuống mạnh, mọi ngành sản
xuất kỹ nghệ và tiểu công nghiệp cũng như kinh doanh đều có lợi không ít. Tính
chung, tuy ngành dầu đá phiến có tổn thất nhưng chịu đựng được, nền tieền tệ và
kinh tế Mỹ vẫn hưởng lợi đậm trong khi kinh tế, tiền tệ của Nga bắt đầu bước
vào khủng hoảng. Bên cạnh đó những nước gọi là sống nhờ sản xuất dầu hỏa đều
rơi vào tình trạng kinh tế bi đát nếu chưa phải là trên bờ vực khủng hoảng.
Và những nước đó như
Nga, Iran, Venezuela đều là những nước chống Mỹ. Nặng nhất là nước Nga,vì Nga
dự toán ngân sách 2015 dựa trên căn bản hạch toán giá dầu 107 đô la một
thùng, đến hôm qua 16 tháng 12,2014, nó chỉ còn 56 đô la và còn xuống nữa
(giá cuối ngày 18/12 là 54,11 đô la/ thùng). Rõ ràng Nga đã mất trắng gần
50% ngân sách trong vài tuần lễ. Ngân hàng Trung ương Nga họp qua đêm và
quyết định tăng lãi suất căn bản thêm 6, 5% lên thành 17% hầu vực giá đồng rúp
đang rơi tự do. Sáng hôm sau người ta thấy dân Nga xếp hàng rút tiền ra khỏi
các máy ATM. Đó là dấu hiệu khủng hoảng tiền tệ thường thấy xưa nay ở nhiều
nước trên thế giới.
Tại sao không giảm lãi
suất mà lại tăng lãi suất trong một hành động giống như chống đỡ trong tuyệt
vọng? Phó thống đốc ngân hàng Trung ương Nga Sergei Shvetsov có tâm tình ở chỗ riêng tư với phóng viên báo The Guardian rằng
ngân hàng đáng lẽ không nên đẩy nền kinh tế đến bờ vực suy thoái sâu xa hơn bằng cách tăng lãi suất, nhưng trong lúc đồng rúp khủng hoảng như vậy
giới ngân hàng không thể ngồi yên mà phải làm một điều gì đó. Nhưng qua hôm
sau, thứ năm 18 tháng 12, tiền rúp lại xuống giá thêm nữa.
Vì thế, khi đô la lên
giá, rúp xuống giá, dầu khí xuống giá, kẻ được là Mỹ, người thua là Nga, nên
mới có cái tít giựt gân “chiến tranh bí mật” của Mỹ hại Nga. Gọi là
“chiến tranh bí mật” có lẽ vì trận tấn công tiền tệ và kinh tế không phải do Mỹ
phát động, mà là do Á Rập Saudi tung ra nói là để đánh Mỹ! Á Rập Saudi công
khai tuyên bố trong hội nghị OPEC là không thể để Hoa Kỳ chiếm ngôi vị vua dầu
hoả nhờ dầu đá phiến! Rõ là công khai chống Mỹ.
Mục tiêu chính
Nhưng đằng sau lời
tuyên bố công khai đó, Hoàng gia Á Rập Saudi không thể không tính tới hậu quả,
hay thành quả, của chính sách ghìm giá dầu đối với Nga, Iran, Syria, cùng một
số quốc gia Hồi giáo khác “sống bằng dầu hỏa”, nhưng đều là những đối thủ chính
trị và tôn giáo của Á Rập Saudi, trong khi Venezuela là nước giương cao lá cờ
đầu chống Mỹ ở châu Mỹ La tinh, nếu không kể Cuba lâu nay đã im tiếng (và vừa
nối lại bang giao với Mỹ vào hôm thứ tư ngay trong lúc bài này lên màn ảnh
RFA).
Vì thế khó nói rằng Á
Rập Saudi chỉ nhắm Hoa Kỳ, như nhiều người Mỹ và người chống Mỹ kêu gào. Đó là
một một đòn chiến lược rất cao cường để dập các đối thủ ấy, phần đông cũng là
đối thủ của Hoa Kỳ. Còn chuyện Mỹ bị thiệt hại, thì điều đó người Mỹ gọi là
collateral damage, tổn thất liên đới, chịu “vạ lây” nhưng được mối lớn gấp bội.
Và quả thật Mỹ đã đạt
mối lớn đó, và đẩy Nga xuống vực. Mỹ có thể mất ngôi vua dầu hỏa thế giới,
nhưng đã nổi danh là một dân tộc thực dụng, ngôi vua chẳng có nghĩa gì với
người Mỹ nếu người ta chiếm được mối lợi ích chiến lược nào lớn hơn, chẳng cần
ngôi vị vua quan nào cả. Chỉ có một điều làm cân bằng bớt cái thắng lợi chiến
lược đó ít nhiều, là trong số những khối kinh tế lớn tiêu thụ dầu khí và hưởng
lợi lớn, có châu Âu, Nhật Bản và cả Trung Quốc.
Giả thuyết cho rằng
Mỹ-Á Rập Saudi ngầm bắt tay đóng kịch trong màn diễn “chiến tranh bí mật” nhưng
lộ liễu này không phải là không có cơ sở.
Vì ai mà
nước Nga khốn đốn?
Đoàn Xuân Lộc Gửi cho BBC từ Anh quốc
- 18 tháng
12 2014
Nhận về Crimea nay không
còn là niềm vui cho dân Nga
Sau khi cho sáp nhập Crimea,
ông Vladimir Putin nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân Nga. Mới cách đây
chỉ khoảng hai tháng, theo một cuộc thăm dò của Trung tâm Levada ở Moscow, có
đến 88% người Nga được hỏi tín nhiệm ông.
Nhưng nay mọi chuyện đã
khác. Crimea không còn là điều để người dân Nga vui mừng. Mối bận tâm của họ
lúc này là làm sao đối phó với những khốn đốn vì giá cả tăng vọt, đồng rúp mất
giá.
Đối diện với những khó
khăn ấy – như Lev Gudkov, người đứng đầu Trung tâm Levada nhận định, được tạp
chí Time trích dẫn hôm 16/12/2014 – họ không còn mặn mà với những hành động của
ông tại Crimea và Ukraine và sẽ quay lưng lại với ông.
Có thể chính ông Putin
cũng nhận ra rằng ông đang phải trả giá cho những hành động kiêu căng, toan
tính sai lầm của mình ở Crimea và Ukraine. Chiếm được Crimea, nhưng ông và nước
Nga lại mất nhiều thứ khác.
Kinh tế trượt dốc
Là một nền kinh tế phụ
thuộc chủ yếu vào việc xuất khẩu dầu khí (chiếm đến 68% tổng kim ngạch xuất
khẩu của Nga năm 2013), giá dầu quốc tế sụt giảm kỷ lục trong những tháng qua
đã tác động xấu lên nền kinh tế Nga.
Nhưng có thể nói việc
ông bất chấp luật pháp quốc tế sáp nhập Crimea và gây bất ổn tại miền Đông
Ukraine là yếu tố quan trọng đưa đẩy nền kinh tế Nga đến tình trạng điêu đứng
ngày hôm nay.
Nghĩ rằng mình có nhiều
dầu khí, các nước châu Âu lại cần đến nguồn năng lượng từ Nga và vì vậy không
dám có các biện pháp cứng rắn với Moscow, ông Putin đã phớt lờ những kêu gọi,
chỉ trích, đe dọa từ các nước châu Âu và Mỹ. Ông đã cho quân vào Crimea và thôn
tính vùng tự trị này của Ukraine.
Không chỉ truyền thông
và người dân Nga mà một vài tờ báo ở Việt Nam như Tiền Phong cũng khen ngợi
hành động đó của ông, cho rằng ông đã thắng các nước phương Tây ‘trong trận
chiến Crimea, rộng hơn là Ukraine’.
Báo Việt Nam từng khen
'trận pháp' của ông Putin có thể làm Phương Tây 'mẻ trán'
Bài viết có tựa đề ‘Trận
pháp Putin’ của Tiền Phong còn cho rằng trừng phạt kinh tế nếu làm Nga “vỡ đầu”
thì nó cũng làm phương Tây “mẻ trán”.
Nhưng ông và những người
ủng hộ ông đã toan tính sai. Các nước châu Âu – đặc biệt Đức, một nước thường
được coi là đồng minh của Nga trong Liên hiệp châu Âu (EU) – đã quyết định tiến
hành hàng loạt các biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Và đến giờ, chưa rõ các
nước EU có ‘mẻ trán’ hay không, lệnh trừng phạt mà các nước phương Tây tiến
hành đối với những người thân cận của ông Putin và nhiều lĩnh vực kinh tế khác
của Nga – như tài chính, ngân hàng, năng lượng – đã và đang làm họ và nền kinh
tế Nga nói chung ‘vỡ đầu’.
Hơn nữa, sự trừng phạt
đó của các nước phương Tây cũng trói buộc ông Putin và giới lãnh đạo Nga, khiến
họ khó tìm được một giải pháp, liều thuốc linh nghiệm nào để chữa lành vết
thương càng ngày càng nghiêm trọng của kinh tế Nga.
Chẳng hạn, dù đã tìm mọi
cách – trong đó có việc Ngân hàng Trung ương Nga tăng mạnh lãi suất – để nhằm
bảo vệ đồng rúp, ngăn chặn lạm phát, đồng tiên Nga cứ tiếp tục mất giá, làm
phạt cứ leo thang.
Như tựa đề của bài viết
‘Putin Can’t Bully or Bomb a Recession’ trên tờ Daily Beast hôm 16/12, ông
Putin có thể dùng sức mạnh quân sự ngạo mạn thách thức phương Tây, đe dọa, lấn
chiếm các nước láng giêng, ông không thể dùng ‘bom’ chấm dứt sự khốn đốn kinh
tế – thậm chí nguy cơ suy thoái, khủng hoảng kinh tế – mà nước Nga đang phải
đối diện.
Không chỉ nền kinh tế
Nga mà ngay cả bản thân ông Putin cũng đang phải đương đầu với không ít khó
khăn.
Minh họa cho bài viết có
tựa đề ‘Russia: A wounded economy’ trên The Economist hôm 22/11/2014, là một
con gấu nâu đang lủi thủi, nặng nề lê bước trên tuyết và càng đi, nó càng để
lại sau đó nhiều dấu chân thấm máu.
Hình ảnh đó mô tả khá rõ
không chỉ sự khốn đốn của kinh tế Nga hiện tại mà còn cả sự đơn độc, thất bại
và nhiều vết thương khác mà ông Putin đang phải chịu đựng.
Mất nhiều thứ khác
Trong những năm qua, ông
Putin nhận được sự ủng hộ của người giới tài phiệt và người dân Nga chỉ vì kinh
tế Nga phát triển, họ kiếm được nhiều tiền, đời sống của họ được cải thiện.
Nhưng với việc đồng rúp
mất giá kỷ lục (thấp nhất kể từ năm 1998 – khi Nga khủng hoảng tài chính), giờ
mọi chuyện trở nên khốn đốn với giới kinh doanh và người dân Nga.
Một bài viết của Ivana
Kottasova đăng trên CNN Money hôm 16/12/2014 cho rằng trong năm 2014, giới thân
hữu tài phiệt của ông Putin đã mất hơn 50 tỷ USD.
Khi kinh doanh thua lỗ,
cuộc sống bấp bênh, người Nga sẽ không còn tín nhiệm ông Putin và quay lưng lại
với ông.
Trong bài ‘Putin watches
Russian economy collapse along with his stature’ trên tạp chí Time hôm
16/12/2014, Simon Shuster cho rằng không chỉ kinh tế Nga đang suy sụp mà hình
tượng của ông Putin cũng đang dần dần sụp đổ.
Tương tự một bài viết
Timothy Heritage của Reuters hôm 17/12/2014 cũng cho rằng cuộc khủng hoảng đồng
rúp hiện tại có thể làm lung lay quyền lực của ông Putin.
Trên phương diện quốc
tế, ông Putin bị cô lập, coi thường. Không lâu sau khi can thiệp vào Crimea,
Nga đã bị loại khỏi nhóm 8 nước công nghiệp hàng đầu. Vào những cuộc gặp quan
trọng – như tại Thượng đỉnh G20, Brisbane, Úc mới đây – ông Putin bị các lãnh
đạo phương Tây né tránh hay công khai chỉ trích.
Là một người độc đoán và
tham quyền, nhưng luôn tỏ vẻ dân chủ và luôn tìm mọi cách để đánh bóng tên
tuổi, củng cố vị thế, tính chính danh của mình, chắc chắn ông Putin cảm thấy
khó chịu, mất mặt khi bị coi thường, khinh rẻ như vậy.
Sự chao đảo về kinh tế hiện
tại của Nga cũng có thể đe dọa sự tồn tại của Liên minh kinh tế Âu-Á (Eurasian
Economic Union, EEU) non trẻ mà Nga mới ký kết với Belarus và Kazakhstan vào
tháng Năm năm nay.
Là người coi sự sụp đổ
của Đế chế Nga và chuyện Liên Xô tan rã là hai thảm họa của thế kỷ 20, ông
Putin luôn có tham vọng thiết lập một khối các quốc gia Á-Âu chịu sự kiểm soát
của Moscow giống như Liên Xô trước đây.
EEU – một dự án mà ông
theo đuổi từ nhiều năm nay – được coi là bước đầu để ông thực hiện tham vọng
ấy. Trước đây Ukraine được coi là nền tảng để Nga thiết lập EEU. Sau khi Nga
thôn tính Crimea và gây bất ổn ở miền Đông Ukraine, việc Kiev quay trở lại quỹ
đạo của Nga giờ càng xa vời.
Thực ra ngay từ khi
thành lập, giới nghiên cứu đều cho rằng EEU sẽ rất khó – nếu không muốn nói là
không thể thành công – vì EEC được xây trên nền tảng không bền vững.
Ngoài việc tìm cách
thiết lập, mở rộng EEU, từ năm 2013 Nga còn muốn xúc tiến các hiệp định thương
mại tự do (FTA) giữa Liên minh thuế quan (CU) và Ấn Độ, Mông Cổ, New Zealand,
Israel và Việt Nam.
Nhưng theo Stanislav
Secrieru, các cuộc thương thảo FTA giữa CU và các nước này chẳng có tiến bộ gì
nhiều. New Zealand đã ngừng đàm phán với CU sau khi Nga thôn tính Crimea.
Được biết hôm
15/12/2014, Việt Nam đã kết thúc đàm phán FTA với Liên minh thuế quan (CU) và
dự kiến sẽ tiến hành ký kết FTA với EEC (Eurasian Economic Commission) do Nga
đứng đầu vào đầu năm tới.
Nhưng trong bối cảnh CU
and EEC còn non yếu, có nguy cơ thất bại và Nga phải đối diện với khủng hoảng
kinh tế, không biết hiệp định này có được áp dụng và mang lợi gì cho Việt Nam
hay không?
Riêng đối với ông Putin,
trước sự khốn đốn của kinh tế Nga và trong tình cảnh ông bị Mỹ và các nước
phương Tây khác cô lập, trừng phạt, có thể nói từ khi lên nắm quyền vào năm
2000, chưa bao giờ ông phải đối diện nhiều nhiều khó khăn như ngày hôm nay.
Tại ông mọi đàng?
Trong bài diễn văn trước
Quốc hội Nga hôm 04/12/2014 và trong cuộc gặp báo chí quốc tế hôm nay
(18/12/2014), ông Putin cho rằng Mỹ và các nước phương Tây luôn tìm cách kìm
kẹp, muốn tiêu diệt Nga, và việc Nga can thiệp vào Ukraine chỉ là cái cớ để họ
làm điều đó.
Nhưng như bài ‘Putin’s
people’ trên The Economist hôm 13/12/2014, cách nói đó của ông Putin không còn
thuyết phục người dân Nga và họ cũng cảm thấy chán khi nghe mãi những điều đó.
Không biết hiệp định tự
do với Liên minh thuế quan của Nga làm lợi gì cho Việt Nam hay không?
Khi loan báo có thêm
những biện pháp trừng phạt mới đối với Nga hôm 16/12/2014, chính quyền Tổng
thống Barack Obama đã nhấn mạnh rằng sự rối loạn kinh tế hiện tại của Nga hoàn
toàn do ông Putin gây nên.
Và có thể, hơn ai hết,
ông cũng hiểu rằng chính ông – hay chính những hành động của ông đã đẩy nước
Nga vào tình cảnh cô lập, bế tắc và khốn đốn hôm nay.
Bài ‘A Wounded Economy’
trên trang The Economist viết ông Putin cùng phải hiểu rằng ông phải trả giá
cho những hành động của mình. Xâm chiếm một quốc gia khác, thế giới sẽ có hành
động chống lại ông.
Bài viết ấy cũng cho
rằng nếu ông biết dành thời gian củng cố nền kinh tế Nga, thay vì chỉ đi lo làm
giàu cho người thân, bạn bè của mình, ông Puttin không yếu thế như vậy ngày hôm
nay.
Bài
tổng hợp gửi về Diễn đàn BBC thể hiện cách nhìn của tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc từ
Anh.
Người Việt ở Nga khi
đồng Rúp rớt giá
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2014-12-18
2014-12-18
Bảng điện
tử hiển thị tỷ giá đồng rúp với đồng Đôla Mỹ và đồng Euro hôm 17/12/2014
Your browser does not support the audio element.
Người Việt sinh sống ở Nga, từ dân buôn bán, người đi làm, những
vị cao tuổi, các bà nội trợ, tất thảy không tranh khỏi cơn sốc mất giá đồng
Rúp. Từ Moscow, ông Dũng, chuyên kinh doanh áo quần trẻ em với
những mặt hàng đánh từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Việt Nam, cho biết ngán
ngẩm là từ người Việt bây giờ nói với nhau khi thấy đồng Đô La nhảy vọt từng
ngày so với đồng Rúp:
Tôi vừa đi kiểm tra toàn bộ khu vực trung tâm của Moscow này, thực
chất là nhìn bảng điện tử đấy, nhìn Đô nó nhảy mà chóng mặt, hoảng hết. Bản
thân tôi thấy Đô nó nhảy là choáng luôn, 84 rúp mới được một đô la. Ngán ngẩm
hết cả, trước đó chỉ có 32 thôi.
Chưa hết, ông Dũng nói tiếp, hiện đang có lời đồn đãi trong giới
buôn bán chạy chợ người Nga cũng như người Việt là rồi đồng Rúp sẽ còn rớt giá
không phanh trong thời gian tới:
Đồng Rúp thí dụ tờ 100 thì bây giờ đánh bay đi một số là chỉ còn
khoảng 10. Chẳng hạn trước kia anh có 100 đồng thì bây giờ anh chỉ còn có 10
đồng. Người ta đang dự đoán đấy, còn bà con giờ cũng chỉ thở hắt ra thực chất
không biết là tình hình nó như thế nào.
Được hỏi tới về ảnh hưởng của đồng Rúp mất giá đối với bản thân,
ông Dũng trả lời công việc buôn bán làm ăn của ông bị tác động rất nhiều:
Riêng đối với tôi thì nó ảnh hưởng quá nhiều, kinh tế trước kia
của tôi chẳng hạn có ba phần thì bây giờ còn mỗi một phần. Tôi buôn bán đồ trẻ
con, hàng thì đa chủng loại, hàng Trung Quốc, hàng Thổ Nhĩ Kỳ, hàng Ấn Độ, hàng
Việt Nam, hàng xưởng may bên này tự sản xuất lấy.
Thực chất bây giờ đồng Đô nó nhảy khủng khiếp, từ sáng tời giờ nó
nhảy chóng mặt luôn, bà con bây giờ coi như đang nằm chờ xem sự xoay vần nó ra
làm sao. Hai nữa bây giờ nó lại rơi vào tầm cuối năm. Ảnh hưởng quá đi chứ vì
thực chất trước kia mình có 10 đồng thì bây giờ mình chỉ có 4 đồng, qui ra Đô
thì nó quá là ảnh hưởng. Nói chung Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ sang làm
việc ở Nga này thì người ta qui bằngĐô La hết, do đó nó ảnh hưởng cực kỳ
lớn, tức là bà con mất phải hai phần ba rồi.
Bà Bình, vừa là người đi buôn mà cũng là nội trợ, nói về giá cả
thực phẩm từ khi đồng Rúp tiếp tục mất giá :
Trước là 32, một 100 Đô La là 3.200 Rúp, mà bây giờ nó lên tới 84,
thì 100 đô là 8.400 Rúp, tăng lên hai lần rưỡi cơ. Ví dụ như chúng tôi
vào siêu thị của Nga thì tăng không đáng kể đâu, có những loại tăng 10%
hay 5% thôi chứ không nhiều.
Còn người Việt Nam mình ra mua những hàng Việt Nam, gọi
là hàng xách tay sang, đồ ăn đồ uống rau củ quả tất cả các loại hoa quả
đều lên giá theo đồng đô. Ví dụ trước là 400 Rúp một cân nhưng bây giờ theo
đồng đô là nó lên 600, lên 700.
Tôi vừa đi kiểm tra toàn bộ khu vực trung tâm của Moscow này, thực
chất là nhìn bảng điện tử đấy, nhìn Đô nó nhảy mà chóng mặt, hoảng hết.
- Ông Dũng, Moscow
- Ông Dũng, Moscow
Đương nhiên cái khó về đồng tiền cũng hạn chế sự tiêu pha của các
bà nội trợ mà có đầu óc buôn bán và tính toán, bà Bình giải thích
tiếp:
Biết là khó khăn rồi, tôi cũng là người buôn bán chứ tôi có phải
không là người buôn bán đâu. Khó khăn là thế này, đồng tiền khó thì đi
chợ người ta mua hàng nó ít đi. Người ta đi mua ít thì người bán hàng, trước
bán khoảng 100 mặt hàng, bây giờ người ta mua ít thì chỉ 50 mặt hàng thôi
mà thuế thì cũng như thế, tức là mức thu nhập của người ta nó kém đi.
Làm thì phải lấy hàng về lúc đầu, lấy hàng thì bằng đồng Rúp mà
bán ra rồi thu về cũng bằng đồng Rúp. Bây giờ thu vào đồng Đô thì nó bị như
thế. Nếu đồng tiền của Nga mà sử dụng trong nước Nga thì không ảnh hưởng
gì cả. Từ khi Đô còn 32 thì tôi cũng còn tiền Rúp tôi để đây nhưng tôi cũng
không sử dụng đến. Tới khi thấy nó lên thì tôi cứ chờ cho nó xuống nhưng nó
không xuống. Đến hôm mà tôi mua Đô vào là nó đã 54.1 mà trước chỉ giá 32
thôi. Ảnh hưởng là những người muốn thu tiền Đô gởi về Việt Nam hoặc là những
người đánh hàng từ Việt Nam hay đánh hàng từ Tàu sang. Đúng là mất, trước kia
về được 10.000 thì bây giờ về chỉ được 5.000 thôi.
Ở Nga năm 2014 này nó thế thôi, chứ còn những năm trước kia ấy,
những người làm ở Nga này tiền mà gởi về Việt Nam có khi còn nhiều hơn hơn ở
bên Mỹ. Tất cả trước giờ năm 2014 này là căng nhất.
Người dân chao đảo
So với người chỉ đi làm việc trong công sở như chị Lan Hương, định
cư tại Moscow đã 26 năm và hoàn toàn không buôn bán thì tình trạng tỷ giá
Rúp trên Đô La bắt đầu trượt mạnh từ tháng trước khiến ai nấy dù biết mà vẫn
cảm thấy vô cùng bị chao đảo:
Bảng niêm yết giá ngoại tệ đối với đồng rúp của Nga bên ngoài một
văn phòng giao dịch tại Moscow ngày 12 tháng 12 năm 2014. AFP photo
Thực ra đầu năm nó chỉ trượt rất ít và nó không làm cho người ta
cảm thấy được ảnh hưởng của nó đối với đời sống. Nhưng mà nó làm cho người ta
phải suy nghĩ và hết sức lo âu bắt đầu từ tháng Mười Một đến nay,
khi mà Ngân Hàng Trung Ương quyết định thả nổi đồng Rúp cho nó bơi tự do
thì từ đó đến nay đồng Rúp mất giá rất nhanh. Mỗi ngày trượt đi mấy Rúp,
như hôm qua là trượt 10% và hôm nay trượt 30% là kỷ lực từ xưa đến nay.
Tình trạng căng thẳng hiện nay có lẽ là chỉ so sánh được với tình
trạng gọi là “default” của nước Nga hồi năm 1998 mà thôi. Trong mấy tháng qua
và đặc biệt trong mấy ngày qua cái biến đổi của đồng Rúp quá mạnh, nó làm người
ta chóng mặt. Từ sáng đến giờ thôi đồng Rúp đã mất giá khoảng 30%
rồi.
Về giá cả thực phẩm, chị Lan Hương dự đoán , sẽ tăng liên hoàn
trong thời gian tới:
Tất cả đồ dùng sinh hoạt cũng như thực phẩm ăn uống của Nga chủ
yếu nhập từ nước ngoài về, cho nên việc thay đổi tỷ giá đồng Rúp và Đô La này
chắc chắn trong thời gian tới nó sẽ thay đổi liên hoàn và nhưvậy sang năm
mới thì giá cả sẽ đắt đỏ lên trông thấy.
Chẳng hạn lúc trước đi chợ cho cả gia đình thì hết khoảng 4.000
Rúp, bây giờ cũng chỗ thực phẩm đó là 5.000 Rúp rồi. Như vậy thực phẩm tăng giá
khoảng 25%.
Đó là giá thực phẩm mà người ta còn đương đầu được, còn giá dược
phẩm tức thuốc men khi đau ốm thì khỏi nói:
Nhìn vào giá thuốc thì mới gọi là tăng tất nhiều . Lúc trước chỗ thuốc
đó mua bảy tám trăm Rúp thì bây giờ nó lên vào khoảng hơn 1.000 hoặc 1.500 Rúp
rồi.
Thành ra vào thời điểm này là phải giám tối đa những chi phí không
cần thiết, chỉ chủ yếu dành cho những chi phí quan trọng mà không thể
thiếu được hàng ngày như thực phẩm, tiền cho con cái đi học, hoặc là tiền thuốc
vân vân... khi bị hắt hơi sổ mũi mà cần phải mua.
Cuộc sống bây giờ quay chung quanh những cái thay đổi nó quá
là nhanh và bất ngờ như vậy thì nó ảnh hưởng đến tâm lý rất nhiều.
Có người, dù đã quen nếp sống và những thăng trầm của nước Nga từ
thời bao cấp sang thời kinh tế thị trường, cũng ưu tư không kém trước sự mất
giá không gượng được của đồng Rúp. Nhà báo Nguyễn Minh Cần, sống tại Nga
tròn 50 năm, chia sẻ rằng tình trạng kinh doanh buôn bán khó khăn hiện
giờ không chỉ thuần là vì trở ngại kinh tế:
Phải nói thật là sau vụ sát nhập Crimea vào nước Nga rồi chuyện thanh
lấp các nước gọi là Cộng Hòa Nhân Dân ở miền Đông Ukraina rồi gây chiến
tranh ở đấy vân vân, cộng thêm với những sự trừng phạt của Hoa Kỳ và của
Châu Âu thì người ta cảm thấy rõ ràng tình trạng đồng Rúp đi xuống rất rõ rệt.
Tình hình bây giờ rất nghiêm trọng, đồng Rúp tuột gía không phanh
ảnh hưởng rất nhiều đến việc làm của anh chị em. Đối với các anh chị em buôn
bán hoặc có cơ sở may họ phải mua nguyên liệu bằng đồng Đô La, phải trả cho
công nhân bằng Đô La, cho nên anh chị em kêu ghê lắm. Kinh doanh bị ngưng trệ
rất trầm trọng, đấy là tình hình trong cộng đồng người Việt mình ở đây.
Đã về hưu và hiện đang lãnh tiền hưu trí, đồng Rúp xuống giá làm
lợi tức của ông Nguyễn Minh Cần cũng không khỏi bị thiệt thòi:
Trong mấy tháng qua và đặc biệt trong mấy
ngày qua cái biến đổi của đồng Rúp quá mạnh, nó làm người ta chóng mặt. Từ sáng
đến giờ thôi đồng Rúp đã mất giá khoảng 30% rồi.
- Chị Lan Hương, Moscow
- Chị Lan Hương, Moscow
Trước đây tiền hưu của chúng tôi nếu so với đồng Đô La thì được
khoảng 500USD. Bây giờ đồng Rúp tụt xuống, mà chúng tôi không được thêm tiền
hưu gì cả, cho nên nó còn 250 Đô La thôi. Ngay bản thân đời sống của
những người Nga mà sống bằng lương hưu thì lúc này thật là khó khăn.
Không phải chúng tôi mà ngay cả những nhà kinh doanh loại trung và loại
nhỏ người ta cũng tìm cách chạy khỏi nước Nga. Người ta bán nhà, bán cơ sở để
đi ra nước ngoài, một hiện tượng rất rõ ràng.
Chính quyền thủ đô Moscow vừa loan báo là bắt đầu năm 2015, khoảng
28 bệnh viện trong thành phố sẽ đóng cửa, gần 2000 nhân viên y tế sẽ mất việc,
bất kể ba lần tổ chức biểu tình để phản đối:
Cái đó ảnh hưởng đến người già của chúng tôi rất nhiều. Không
phải vì Moscow thừa bệnh viện đâu. Tôi có đi bệnh viện tôi biết là biết bao
nhiêu người nằm ở hành lang, tức là bệnh viện nó chật đến như thế. Bây giờ giảm
bớt đi thì nhiều người già họ nói rằng hay là chính sách người ta muốn người
già sớm chết đi để nhẹ gánh cho nhà nước. Cái tình trạng đồng Rúp nó ảnh hưởng
đến toàn bộ như thế.
Điều sau rốt nhà báo Nguyễn Minh Cần muốn chia sẻ là ngoài dự tính
cắt giảm ngân sách y tế và giáo dục, rồi đây chính phủ Liên Bang Nga sẽ còn đưa
ra nhiều quyết định ông cho là đáng tiếc, thí dụ việc đóng cừa một
công trình nhân văn và lịch sử đáng giá của quốc gia, Viện Hàn Lâm Khoa
Học Nga:
Vào cuối năm thì người ta bàn tán xôn xao về vấn đề đó rất nhiều.
Viện Hàn Lâm Khoa Học của nước Nga đã có lịch sử trên 300 năm, thành tựu của nó
cũng rất lớn. Sang năm 2015 sẽ không còn tồn tại Viện Hàn Lâm Khoa Học
của nước Nga nữa. Đó là cái có thể nói rất khủng khiếp đối với các nhà
khoa học.
Vừa rồi là câu chuyện người Việt ở nước Nga thời bão giá, đồng Rúp
xuống thấp tới mức gây sốc kể từ 26 năm qua.
Người Nga trong cơn 'hoảng loạn' mua sắm
Người dân Nga đã đổ xô tới các siêu thị, cửa hàng khuân về đủ các mặt hàng từ đồ điện tử gia dụng, hàng nội thất cho đến xe hơi... tranh thủ mức giá hời trong lúc đồng ruble lao dốc so với các ngoại tệ mạnh trên thế giới.
Người dân chen chúc mua sắm
sau khi nhiều cửa hàng thông báo sắp tăng giá các mặt hàng để kịp với tốc độ
biến động tỉ giá. Giá trị đồng ruble đã lao dốc tới 20% trong ngày 16/12,
xuống mức thấp kỷ lục mọi thời đại.
|
Siêu thị nội thất Ikea đông
chặt khách hàng trong ngày 17/12. Một số chi nhánh đã buộc phải đóng cửa sau
khi Ikea thông báo bắt đầu tăng giá kể từ 18/12.
|
Trong khi đó, Apple ngừng
mọi hoạt động bán hàng online với lý do họ không thể định giá cho iPhone,
iPad và các sản phẩm khác khi tỉ giá biến động quá nhanh.
|
Dòng người xếp hàng dài chờ
thanh toán tại một siêu thị của Ikea trước khi giá tăng.
|
Nhiều siêu thị, cửa hàng đã
đạt doanh số bán hàng kỷ lục.
|
Đồng ruble rơi xuống mức
thấp kỷ lục mọi thời đại là 85 ruble mới đổi được một USD hôm 16/12.
|
Người mua sắm rời cửa hàng
ở Moskva, ai cũng tay xách nách mang.
|
Giá dầu liên tục phá đáy,
cùng với các lệnh trừng phạt của EU và Mỹ, cũng đã gây áp lực ghê gớm lên thị
trường chứng khoán Nga, gây ra cơn hoảng loạn trong các nhà đầu tư quốc tế.
|
Ngân hàng Trung ương Nga đã
tăng mạnh lãi suất cơ bản lên 17% trong nỗ lực hỗ trợ đồng ruble, nhưng sau
đó, đồng nội tệ Nga tiếp tục rơi tự do.
|
Tổng thống Vladimir Putin
đang đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất trong ba nhiệm kỳ lãnh
đạo nước Nga.
|
Không chỉ có hàng hoá rẻ, mà nhiều dịch vụ như
khách sạn, hàng không cũng đều có lợi đặc biệt cho người tiêu dùng nước ngoài
khi đến Nga.
Vé máy bay khứ hồi từ London tới Moskva bay vào ngày 21/12 và về 23/12 chỉ 199 bảng. Trước đây, nghỉ tại một khách sạn 5 sao hàng đầu ở Moskva phải mất khoảng 300 bảng một đêm, nhưng lúc này, trang booking.com đang giới thiệu hai đêm nghỉ tại khách sạn Hilton Moscow, có view nhìn ra trung tâm lịch sử của thành phố, chỉ 89 bảng.
Vé máy bay khứ hồi từ London tới Moskva bay vào ngày 21/12 và về 23/12 chỉ 199 bảng. Trước đây, nghỉ tại một khách sạn 5 sao hàng đầu ở Moskva phải mất khoảng 300 bảng một đêm, nhưng lúc này, trang booking.com đang giới thiệu hai đêm nghỉ tại khách sạn Hilton Moscow, có view nhìn ra trung tâm lịch sử của thành phố, chỉ 89 bảng.
Giá vé máy bay của hãng
Transaero từ London tới Moskva đang rẻ hơn nhiều vé tàu ở Anh.
|
Phan Long (Theo D.M
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.