Việt Nam cho Nga ưu tiên sử dụng
cảng Cam Ranh
Từ cú
"nháy mắt của con sói Nga" đến những lời "đe dọa" từ Bắc
Kinh
Vịnh Cam Ranh từng là
nơi Nga đóng căn cứ Hải Quân (1979-2001). Ảnh chụp trong chuyến thăm vịnh của
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ngày 3/6/ 2012.
REUTERS/Jim Watson/Pool
Thanh Phương
Trả lời hãng thông tấn Nga Itar-Tass, đại sứ Việt Nam tại Matxcơva
cho biết tàu của Nga có quyền ưu tiên sử dụng cảng Cam Ranh, nguyên là một căn
cứ quân sự của Mỹ vào thời gian chiến tranh Việt Nam.
Trả lời hãng tin
Itar-Tass hôm qua, 19/06/2014, đại sứ Việt Nam tại Nga Phạm Xuân Sơn cho biết
là cảng Cam Ranh hiện được chia làm hai phần, một phần hoàn toàn dân sự và một
phần do quân đội quản lý. Tàu các nước khác nếu có thoả thuận với Việt Nam có
thể ghé vào khu vực đó, nhưng đặc biệt Nga có quyền ưu tiên sử dụng.
Ông Phạm Xuân Sơn cho
biết thêm là hai nước hiện đang đàm phán về việc thành lập một liên doanh Nga -
Việt để bảo trì và sửa chữa các xe dân sự và quân sự đặt tại Việt Nam.
Sau khi đã là căn cứ
quân sự của Mỹ trong thời gian chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh đã là nơi đặt cơ
sở hậu cần của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga trong 23 năm, trước khi Nga trao
lại cảng này cho Việt Nam vào năm 2002.
Chính phủ Hà Nội đã
tuyên bố rằng cảng Cam Ranh sẽ không được sử dụng như một căn cứ quân sự của
nước ngoài. Tuy nhiên, vào đầu tháng 6 năm 2013, có thông tin rằng Nga và Việt
Nam sẽ ký thỏa thuận về việc cho chiếm hạm của Nga cập các cảng của Việt Nam,
trong đó có cảng Cam Ranh.
Vào tháng 11/2013, trong
chuyến viếng thăm chính thức của tổng thống Nga Vladimir Putin đến Việt Nam,
hai nước cũng đã ký kết một thỏa thuận thành lập một trung tâm duy trì, sửa
chữa và bảo dưỡng các tàu ngầm Kilo đặt tại căn cứ Cam Ranh của Việt Nam.
VN chấp nhận 80% đề nghị nhân quyền
Cập nhật: 10:44
GMT - thứ sáu, 20 tháng 6, 2014
- Facebook
- Twitter
- Google+
- chia sẻ
- Gửi cho
bạn bè
- In trang này
Đại sứ Nguyễn Trung
Thành công kích những chỉ trích 'thiên lệch' và 'vô căn cứ'
Việt Nam tuyên bố
chấp nhận phần lớn những khuyến nghị về nhân quyền nhưng bác bỏ những đề nghị
cụ thể về thả tù nhân và bỏ án tử hình.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Cả thảy có Bấm227
khuyến nghị của các nước đã được đưa ra tại phiên Kiểm định Định kỳ
Phổ quát về nhân quyền diễn ra bốn năm một lần ở trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Thụy
Sĩ.
Đại diện của Việt Nam
tại Liên Hiệp Quốc, Đại sứ Nguyễn Trung Thành nói Việt Nam chấp nhận 182 đề
nghị và ghi nhận 45 ý kiến nhưng không đồng ý làm theo những ý kiến đó.
Trong số 45 đề nghị bị
bác bỏ này có yêu cầu trả tự do cho bốn tù nhân mà Hoa Kỳ đưa ra trong phiên
kiểm điểm nhân quyền hồi tháng Hai.
Tuy nhiên một người
trong số này, ông Cù Huy Hà Vũ, hiện đang ở Hoa Kỳ vì lý do sức khỏe.
Các đề nghị khác bị bác
cũng bao gồm khuyến cáo sửa đổi một số điều luật bị cho là ngăn cản tự do ngôn
luận và hủy án tử hình.
Ông Thành cũng chỉ trích
những ý kiến "thiên lệch" và "vô văn cứ" của một số đại
diện các tổ chức dân sự và nhân quyền tại phiên họp hôm 20/6, những người nói
Việt Nam tiếp tục hạn chế quyền tự do ngôn luận, dân chủ hình thức và cầm tù
những người bày tỏ chính kiến trong những điều kiện hà khắc.
Ông nói những người này
không hiểu rõ tình hình Việt Nam và thậm chí "có dụng ý xấu".
'Cam kết thấp'
Các nhà hoạt động đã có
mặt ở Liên Hiệp Quốc trước phiên họp về Việt Nam
Trước khi diễn ra phiên
họp, các nhà hoạt động Nguyễn Quang A, Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Thị Vy Hạnh và
Trịnh Hữu Long, những người có mặt tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc để tham gia
phiên họp buổi chiều, đã tham gia tọa đàm trực tuyến với BBC.
Trong tọa đàm video trực
tuyến từ 19:00-19:30 giờ Hà Nội, bốn nhà hoạt động cho rằng tình hình nhân quyền
Việt Nam sẽ cải thiện dù ở những mức độ khác nhau.
Các nhà hoạt động bí mật
tới Geneva bàn về nhân quyền VN
Tiến sỹ Quang A nói:
"Cái quan trọng là họ thực hiện những cam kết đó như thế nào, còn cam kết
trên giấy mà không thực hiện trên thực tế thì đều vô nghĩa."
Ông cũng nói các tổ chức
dân sự tự thành lập ở Việt Nam đều coi mình là hợp pháp dù chính quyền không
thừa nhận và không cho đăng ký.
Vị tiến sỹ nói thêm:
"Tôi xin lưu ý khán giả rằng có một tổ chức rất lớn ở Việt Nam cũng hoạt
động giống hệt như chúng tôi, tức là không chính thức và chưa có đăng ký bao
giờ cả và tôi không gọi họ là bất hợp pháp đó là Đảng Cộng sản Việt Nam, 80 năm
nay rồi hoạt động [không có đăng ký].
"Tôi không biết là
ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có giới thiệu cho tôi được là đăng ký của Đảng
Cộng sản Việt Nam với chính quyền ở chỗ nào hay không?
"Thế thì, Đảng Cộng
sản Việt Nam cũng chỉ là một tổ chức hoạt động phi chính thức, như các tổ chức
xã hội dân sự phi chính thức bây giờ."
Ông nói Đảng Cộng sản
Việt Nam nên tạo khuôn khổ pháp luật để các tổ chức xã hội dân sự hoạt động để
góp phần vào sự phát triển của Việt Nam.
'Bớt thành kiến'
Luật gia Trịnh Hữu Long
nói họ nhóm hoạt động dân sự của Việt Nam đã có một số cuộc gặp gỡ ở Liên Hiệp
Quốc trước phiên họp về nhân quyền.
Ông cũng nói trong tọa
đàm rằng ông mong người dân "bớt thành kiến" với các nhà hoạt động và
nên nhìn những đòi hỏi của họ với chính quyền theo cách tích cực hơn.
Trang web BấmVietnamUPR cho
biết thêm sự có mặt của bốn nhà hoạt động ở Geneva chỉ là khởi đầu của cuộc vận
động nhân quyền cho Việt Nam ở châu Âu kéo dài trong hai tuần.
VietnamUPR cũng dẫn lời
Tiến sỹ Quang A nói Việt Nam chỉ đồng ý với 96 trong tổng số 123 khuyến nghị
trong lần họp hồi năm 2009 và ông xem đó là sự "cam kết rất thấp" về
nhân quyền.
Mặc dù vậy Việt Nam đã
để Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ tới Hoa Kỳ chữa bệnh sau phiên họp UPR hồi tháng Hai
trong đó Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam trả tự do cho ông và ba nhà hoạt động khác.
Đa số các khuyến nghị
được đưa ra hồi tháng Hai tập trung vào việc cải thiện nhân quyền qua sửa đổi
luật, trả tự do cho những người bị giam giữ sai trái và mời các quan sát viên
Liên Hiệp Quốc tới tìm hiểu tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Khi đó các nhà hoạt động
người Việt cũng nói với BBC Tiếng Việt qua tọa đàm video trực tiếp từ Geneva về
chuyện tình hình nhân quyền của Việt Nam còn cần phải cải thiện nhiều.
Vận động nhân quyền cho Việt Nam
Kiểm định nhân quyền Việt Nam
Tại
sao Quốc hội vẫn bình thản?
Mặc
Lâm, biên tập viên RFA
2014-06-20
2014-06-20
- In trang
này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Một khoá họp Quốc Hội tại Hà Nội (ảnh minh hoạ)
AFP
Đã gần hai tháng từ
ngày Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt
Nam người dân vẫn trông mong một nghị quyết của Quốc hội sẽ được loan báo khẳng
định ý nguyện toàn dân về vấn đề nghiêm trọng này. Tuy nhiên thực tế cho thấy
gần 500 đại biểu vẫn quan tâm đến những vấn đề khác hơn là chủ quyền dân tộc bị
xâm phạm.
Chỉ đưa ra thông cáo
báo chí
Ngày 1 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc công khai kéo giàn khoan HD
981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bất chấp sự căm phẫn của người Việt
và dư luận quốc tế. Giàn khoan này một lần nữa cho thấy Trung Quốc không giấu
diếm quyết tâm xâm chiếm toàn bộ Biển Đông và hợp thức hóa đường lưỡi bò bất
hợp pháp của họ.
Hai mươi ngày sau khi giàn khoan đã được cắm xuống vùng biển của
đất nước, Quốc hội Việt Nam mới lên tiếng phản đối Trung Quốc trong một thông
cáo báo chí do văn phòng Quốc hội soạn thảo, bày tỏ lo ngại và yêu cầu Trung
Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Quốc hội phải dành thời gian bàn thảo sâu về vấn đề, thái độ của
chúng ta đối với vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam.
-GS Nguyễn Minh Thuyết
-GS Nguyễn Minh Thuyết
Là một thông cáo báo chí nên văn bản này không mạnh hơn một
thông tin và hoàn toàn không có giá trị gì trên mặt pháp lý nếu xảy ra tranh
tụng. Đối với cương vị của một định chế cao nhất nước trước hành vi táo bạo
nghiêm trọng xâm lấn chủ quyền của Trung Quốc, Quốc hội Việt Nam phải có những
động thái rõ ràng, mạnh mẽ nói lên ý nguyện toàn dân. Quốc hội cần phải ra nghị
quyết và chỉ có nghị quyết mới nói lên sức mạnh của định chế này.
Giáo Sư Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu quôc hội hai khóa 11 và 12
nhận xét về việc này:
“Về việc giàn khoan của Trung Quốc thì Quốc hội có nghe báo cáo
và các đại biểu cũng đưa ra ý kiến của mình bày tỏ sự phản đối Trung Quốc và
yêu cầu Quốc hội ra nghị quyết về vấn đề này trong phiên thảo luận về tình hình
kinh tế xã hội. Nhưng tôi phải nói như thế là chưa đủ bởi vì Quốc hội là cơ
quan quyền lực cao nhất của đất nước, là cơ quan đại biểu cao nhất của người dân
thì phải thể hiện được chính kiến của mình trong tình huống như thế này cho nó
rõ ý của nhà nước Việt Nam và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.
Tàu hải giám Trung Quốc (màu trắng, phía sau) ngay sát tàu Việt
Nam trên Biển Đông hôm 14/5/2014.
Theo tôi thì Quốc hội phải dành thời gian bàn thảo sâu về vấn
đề, thái độ của chúng ta đối với vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan vào vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam. Quốc hội là người đại diện cho toàn dân thì phải
lên tiếng một cách mạnh mẽ về vấn đề này. Phải ra nghị quyết chứ không phải chỉ
ra một thông cáo báo chí chung chung.”
Trong thông cáo báo chí có đoạn viết “Quốc hội tin tưởng và
nhất trí cao với chủ trương của Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo quân dân
ta có nhiều biện pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ trên cơ
sở luật pháp quốc tế; đồng thời, kiên trì đấu tranh gìn giữ môi
trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; kiên trì bảo vệ,
giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam
- Trung Quốc.”
Quốc hội chờ chủ
trương của Đảng?
Ngôn ngữ của thông cáo báo chí này khiến người dân hiểu được lý
do tại sao Quốc hội vẫn còn phải chờ đợi mà không có một thái độ dứt khoát.
Quốc hội chờ và tin tưởng vào chủ trương của Đảng thay vì ý nguyện của toàn
dân. Quốc hội cũng nhấn mạnh đến việc “giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống
giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc” mặc dù giàn khoan của Trung Quốc
công khai rút ruột tài nguyên đất nước.
Gần một tháng sau trong suốt kỳ họp thứ 7 của quốc hội khóa
XIII, nhiều vấn đề được đưa ra thảo luận nhưng không một lần nào vụ giàn khoan
được nhắc tới nữa mặc dù tàu cảnh sát biển Việt Nam ngày ngày phải đưa lưng ra
nhận vòi rồng, rượt duổi như kẻ trộm ngay trên đất nhà của mình. Tàu ngư dân
tiếp tục bị húc bị quấy phá đến nỗi đã có tàu bị chìm người bị giết.
Quốc hội tránh né giàn khoan như sợ Trung Quốc giận dữ và sự né
tránh ấy càng làm cho Bắc kinh thấy rõ yếu điểm của Việt Nam nên ngày càng lộng
hành, ngang ngược hơn.
Đảng không có phương cách nào ngăn chặn. Chính phủ chừng như bó
tay trước kẻ thù quá mạnh và manh động. Quốc hội tiếp tục im lặng và tránh né
sự thật đã khiến dân chúng hoang mang cao độ.
Đối với người dân, việc im lặng của Quốc hội trong lúc đất nước
nguy vong là một hành động khó chấp nhận. Nhân dân bầu người đại diện cho họ
với mục đích nói lên tiếng nói của mình và khi tiếng nói chính đáng không được
cất lên thì chức năng đại diện của các đại biểu không còn hợp pháp dưới cái
nhìn của quần chúng. Một công dân thành phố HCM cho biết ý nghĩ của anh:
Cho tới hôm nay thì Quốc hội vẫn im lặng, đây là sự im lặng phải
gọi là đáng nhục nhã, họ không còn đại diện cho nhân dân nữa. Tiếng nói của họ
không phải là tiếng nói của nhân dân.
-Một người dân
-Một người dân
“Vấn đề giàn khoan của Trung Quốc và những động thái mới đây của
họ đối với Việt Nam thì bất kể một người dân bình thường nào cũng đều cảm thấy
bức xúc nếu hiểu vấn đề. Còn những người ở Quốc hội được gọi là đại biều của
nhân dân, so nhân dân bầu ra để thay mặt mình đối phó với những vấn đề của đất
nước nhưng cho tới hôm nay thì Quốc hội vẫn im lặng, đây là sự im lặng phải gọi
là đáng nhục nhã, họ không còn đại diện cho nhân dân nữa. Tiếng nói của họ không
phải là tiếng nói của nhân dân.
Trong khi tất cả tầng lớp nhân dân đang xôn xao, từ những người
buôn bán trên vỉa hè cho tới trí thức đều đã lên tiếng về vụ giàn khoan cũng
như xây dựng quy mô ở đảo Gạc Ma và tháo mạ và hăm dọa Việt Nam trên truyền thông
vậy mà Quốc hội vẫn im lặng đây là một thất vọng mà tôi có thề nói rằng họ
không còn xứng đáng là đại biểu của nhân dân nữa.”
Chiều ngày 19 tháng 6, trong khi Quốc hội thảo luận về Dự án
Luật hộ tịch một đại biểu duy nhất trong gần 500 đại biểu là ông Trương Trọng
Nghĩa đã đứng lên nói trước nghị trường rằng: “Nếu Quốc hội lần này không có
tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì về Biển Đông thì tôi tin rằng nhân dân ta
sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang. Đại biểu Quốc hội chắc chắc sẽ nghẹn lời
trước những ý kiến chất vấn của cử tri.
Còn phía dư luận thế giới chắc sẽ bình luận rằng: Một hành vi
xâm phạm và đe dọa chủ quyền của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội nước
này không có phản ứng chính thức gì thì việc gì mà nghị sĩ và nhân dân các nước
khác phải lên tiếng. Và đây có thể là một cái cớ để phía Trung Quốc tiến hành
những việc làm hiếu chiến và nguy hiểm hơn nữa”
Ý kiến của ông Trương Trọng Nghĩa ngay lập tức được nhiều tờ báo
đăng lại như một phản ứng của báo chí đối với sự im lặng khó chấp nhận của cơ
quan quyền lực được cho là cao nhất nước này. Mặc dù kỳ họp thứ 7 sẽ bế mạc vào
ngày 24 tháng này nhưng đối với yêu cầu bức thiết của đại biểu Trương Trọng
Nghĩa Quốc hội vẫn không có vẻ gì xúc động hay để ý tới.
Người dân không biết dựa vào nơi nào khác khi Đảng quá xa vời và
bất lực vì cùng chung ý thức hệ, chính phủ không thoát ra được bế tắt vì kinh
tế, quốc phòng quá thua sút đối phương. Cơ quan duy nhất đại diện cho dân lại
tỏ ra thờ ơ và chờ đợi vào đảng và chính phủ thay vì chính quốc hội phải chứng
tỏ cho Trung Quốc và thế giới thấy rằng Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là một định chế hợp hiến và có thật.
Trung Quốc đưa 4 giàn
khoan vào Biển Đông
Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc gần giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển
Ðông, khoảng 210 km (130 dặm) ngoài khơi bờ biển Việt Nam, ngày 14/5/2014.
Trung Quốc cung cấp cho giàn khoan đầu một đoàn hộ tống gồm 80 tàu dân sự và
tuần duyên đến địa điểm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Tin liên hệ
Hình ảnh/Video
Trang ảnh
Biểu
tình chống Trung Quốc ở Bình Dương và Đồng Nai
Ðường dẫn
CỠ CHỮ
Cập nhật: 20.06.2014 09:46
Trung Quốc đưa 4 giàn khoan vào Biển Đông trong lúc tranh cãi
căng thẳng giữa Bắc Kinh với Hà Nội về giàn khoan 981 ngoài bờ biển Việt Nam
đang dâng cao.
Trang mạng của Cục Hải sự Trung Quốc hôm nay cho biết trước ngày 12/8, giàn khoan Nam Hải số 2 và số 5 sẽ được đặt tại vị trí giữa miền Nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát, giàn khoan Nam Hải số 4 sẽ được kéo đến hoạt động gần bờ biển Trung Quốc.
Giàn khoan thứ tư mang tên Nam Hải số 9, nửa chìm nửa nổi, dài 600 mét nặng trên 21 tấn, sẽ có mặt tại cửa vịnh Bắc Bộ hôm nay 20/6.
Cả 4 giàn khoan được vận hành bởi Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Giàn khoan Trung Quốc (COSL) thuộc Tổng công ty dầu khí quốc gia (CNOOC), theo báo cáo thường niên năm ngoái của COSL.
Loan báo được đưa ra giữa lúc các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, đang lo ngại trước các động thái tăng cường giành chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Quan hệ Việt-Trung đang gặp khó khăn vì Bắc Kinh nhất định không rút giàn khoan Hải Dương 981 hồi đầu tháng 5 đưa vào vùng biển Hà Nội nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 20/6 tuyên bố các nước không cần diễn giải nhiều về quyết định bố trí 4 giàn khoan của Bắc Kinh lần này vì chúng nằm hoàn toàn trong hải phận của Trung Quốc.
Reuters dẫn lời người phát ngôn Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh các giàn khoan này được đặt trong vùng biển gần tỉnh Hải Nam và Quảng Đông của Trung Quốc, cho nên mọi người không cần suy diễn hay ‘tưởng tượng quá mức.’
AFP trích phát biểu của Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, nói với báo Thanh Niên rằng giàn khoan Nam Hải số 9 đang tiến về vị trí mà cách đây khoảng 5 năm Trung Quốc từng đặt một số giàn khoan mà nay vẫn đang hoạt động.
Ông Đạm cho biết Việt Nam đang theo dõi sát tình hình và đã chuẩn bị các biện pháp ứng phó với các tình huống khác có thể xảy ra.
Công ty dầu khí CNOOC của nhà nước Trung Quốc từng thông báo sẽ có 4 dự án mới ở phía tây và phía đông của Biển Đông trong nửa cuối năm nay. Không rõ liệu 4 giàn khoan này có thuộc khuôn khổ các dự án đó hay không.
Trang mạng của Cục Hải sự Trung Quốc hôm nay cho biết trước ngày 12/8, giàn khoan Nam Hải số 2 và số 5 sẽ được đặt tại vị trí giữa miền Nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát, giàn khoan Nam Hải số 4 sẽ được kéo đến hoạt động gần bờ biển Trung Quốc.
Giàn khoan thứ tư mang tên Nam Hải số 9, nửa chìm nửa nổi, dài 600 mét nặng trên 21 tấn, sẽ có mặt tại cửa vịnh Bắc Bộ hôm nay 20/6.
Cả 4 giàn khoan được vận hành bởi Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Giàn khoan Trung Quốc (COSL) thuộc Tổng công ty dầu khí quốc gia (CNOOC), theo báo cáo thường niên năm ngoái của COSL.
Loan báo được đưa ra giữa lúc các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, đang lo ngại trước các động thái tăng cường giành chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Quan hệ Việt-Trung đang gặp khó khăn vì Bắc Kinh nhất định không rút giàn khoan Hải Dương 981 hồi đầu tháng 5 đưa vào vùng biển Hà Nội nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 20/6 tuyên bố các nước không cần diễn giải nhiều về quyết định bố trí 4 giàn khoan của Bắc Kinh lần này vì chúng nằm hoàn toàn trong hải phận của Trung Quốc.
Reuters dẫn lời người phát ngôn Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh các giàn khoan này được đặt trong vùng biển gần tỉnh Hải Nam và Quảng Đông của Trung Quốc, cho nên mọi người không cần suy diễn hay ‘tưởng tượng quá mức.’
AFP trích phát biểu của Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, nói với báo Thanh Niên rằng giàn khoan Nam Hải số 9 đang tiến về vị trí mà cách đây khoảng 5 năm Trung Quốc từng đặt một số giàn khoan mà nay vẫn đang hoạt động.
Ông Đạm cho biết Việt Nam đang theo dõi sát tình hình và đã chuẩn bị các biện pháp ứng phó với các tình huống khác có thể xảy ra.
Công ty dầu khí CNOOC của nhà nước Trung Quốc từng thông báo sẽ có 4 dự án mới ở phía tây và phía đông của Biển Đông trong nửa cuối năm nay. Không rõ liệu 4 giàn khoan này có thuộc khuôn khổ các dự án đó hay không.
Trung Quốc đưa 4 giàn
khoan vào Biển Đông
- Danh mục
- Tải
Tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đăng nhận định của Giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn, ông Zhuang Guotu, rằng
việc bố trí các giàn khoan này là ‘động thái chiến lược’ của Trung Quốc chắc
chắn sẽ gây lo ngại cho Việt Nam và Philippines.
Australia, một đồng minh của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, bày tỏ hy vọng tất cả các nước có tranh chấp trong khu vực có thể thương lượng, dàn xếp để xoa dịu căng thẳng hiện nay.
Ngoại trưởng Australia, Julie Bishop, phát biểu với đài VOA:
“Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên có liên quan hạ giảm căng thẳng và giải quyết tranh chấp một cách tử tế với nhau thông qua các cuộc hòa đàm. Autralia không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp, nhưng chúng tôi thúc giục các nước thương lượng và giải quyết vấn đề theo luật quốc tế.”
Ngoại trưởng Bishop cho biết Australia ủng hộ quyết định sách lược của các nước Đông Nam Á trong việc đề xuất một Bộ quy tắc Ứng xử Biển Đông với Trung Quốc.
Chưa có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng tiến tới Bộ quy tắc này giữa các bước đi không khoan nhượng, kiên quyết dành chủ quyền gần như trọn vẹn Biển Đông.
Australia, một đồng minh của Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, bày tỏ hy vọng tất cả các nước có tranh chấp trong khu vực có thể thương lượng, dàn xếp để xoa dịu căng thẳng hiện nay.
Ngoại trưởng Australia, Julie Bishop, phát biểu với đài VOA:
“Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên có liên quan hạ giảm căng thẳng và giải quyết tranh chấp một cách tử tế với nhau thông qua các cuộc hòa đàm. Autralia không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp, nhưng chúng tôi thúc giục các nước thương lượng và giải quyết vấn đề theo luật quốc tế.”
Ngoại trưởng Bishop cho biết Australia ủng hộ quyết định sách lược của các nước Đông Nam Á trong việc đề xuất một Bộ quy tắc Ứng xử Biển Đông với Trung Quốc.
Chưa có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng tiến tới Bộ quy tắc này giữa các bước đi không khoan nhượng, kiên quyết dành chủ quyền gần như trọn vẹn Biển Đông.
__._,_.___