Bom nổ chậm Trung Quốc gài tại dự án tỉ đô ở Hà Nội
Thực trạng Việt Nam sau 39 năm giải phóng !
http://www.youtube.com/watch?v=Qo251MD7rmw
Cầu Nhật Tân - Công trình hữu nghị đường sắt đô thị Cát Linh – Hà
Đông nhưng lại phải vay vốn lãi suất thương mại của chính phủ Trung Quốc có dự
toán ban đầu là 552 triệu USD, vừa kiến nghị “điều chỉnh” lần 1 lên 891 triệu
USD (tăng 339 triệu USD), để tiếp tục xin vay Trung Quốc. Bị buộc cái ách hữu
nghị vào cổ (nhưng vẫn phải trả lãi theo giá thị trường), công trình này đạt mấy
kỷ lục: điều chỉnh vốn kỷ lục; kỷ lục về suất đầu tư cao, kỷ lục về tỉ lệ hoàn
vốn thấp, kỷ lục về sự liều lĩnh: chủ đầu tư, tư vấn Việt Nam, tổng thầu thi
công Trung Quốc đều chưa từng có kinh nghiệm làm đường sắt đô thị. Hiện, nửa tỉ
USD coi như đã bị vứt xuống sông mà dự án còn chưa xong phần móng cọc. Tệ hơn,
Việt Nam vẫn phải nai lưng ra trả lãi gần 50 triệu USD/năm cho đống bê tông vô
tích sự. Chưa ai dám khẳng định dự án này có tiếp tục xin điều chỉnh lần 2, lần
3 nữa hay không.
Tại lễ khởi công dự án hôm 10/10/2011, đồng chí
Đinh La Thăng chúm chím khoe: số vốn 420 triệu USD trên tổng vốn cho dự án là
hơn 551 triệu USD được nước bạn Trung Quốc tạo điều kiện cho vay “hữu nghị”,
phía Việt Nam góp phần nhỏ chỉ nằm ở một số hạng mục như nhân công, hạ tầng, ít
bê tông… Nghe đồng chí Thăng nói vậy, người ta không khỏi hoài nghi nghĩ đến sự
giúp đỡ “vô tư, chí tình” của các đồng chí Trung Quốc dành cho Việt Nam tại
công trình gọi là hữu nghị xã hội chủ nghĩa cầu Thăng Long năm xưa. Thực tế,
đây là khoản vay thương mại với lãi suất cắt cổ. Sau 5 năm không trả hết gốc,
lãi suất này sẽ tăng lũy tiến cao hơn nhiều.
Đơn vị được Bộ GTVT phân công làm đại diện chủ
đầu tư là Ban quản lý dự án đường sắt mà đồng chí Trưởng ban Trần Văn Lục bị Bộ
Công an bắt chiều hôm 8/5/2014. Tổng thầu là Công ty hữu hạn tập đoàn Cục 6
Đường sắt Trung Quốc, Nhà thầu tư vấn giám sát thi công lắp đặt thiết bị là
công ty TNHH giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt
Bắc Kinh. Lưu ý là các đơn vị của Trung Quốc đều chưa có chút kinh nghiệm nào
về đường sắt đô thị. Nhà thầu tư vấn thẩm tra thiết kế kỹ thuật và dự toán công
trình là Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI của VN), cũng chưa từng có
kinh nghiệm về đường sắt đô thị. Đơn vị này chỉ có duy nhất một kỹ sư học vận
tải đường sắt tại Liên Xô trước đây nên việc giám sát, thẩm tra chỉ đơn giản là
“4 tốt” trước mọi tính toán của các đồng chí Trung Quốc. Được một số đồng chí
cán bộ cấp cao Việt Nam “động viên, khích lệ”, dù chưa có 1 chút kinh nghiệm
nào về đường sắt đô thị nhưng Giám đốc đại diện Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung
Quốc (Tổng thầu EPC), đồng chí Trương Kiến Huân (người Tàu) rêu rao: tổng thầu
Trung Quốc sẽ hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho các đồng chí Việt
Nam.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng,
Thứ trưởng, Chủ tịch thành phố … liên tục tới thăm công trường xã hội chủ
nghĩa, kịp thời động viên, cảm ơn các cán bộ, chuyên gia nước bạn về sự giúp đỡ
quý báu, vô tư, thắm đượm tình đồng chí anh em. Theo tiến độ, dự án này sẽ hoàn
thành đưa vào chạy tháng 1/2015. Chẳng biết các vị “16 vàng, 4 tốt” với nhau
thế nào, qua 3 năm thi công, tiêu hàng vài trăm triệu đô mà công trình vẫn chưa
xong phần móng cọc nhưng lại kiến nghị Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh mức đầu
tư lần 1 từ 552 triệu USD lên tới 891 triệu USD, tăng 339 triệu USD để Chính
phủ vay tiếp của Trung Quốc.
Không biết rồi đây Thủ tướng có phê duyệt cho
cái sự hữu nghị viển vông này không. Hiện có tin Trung Quốc đang chơi khó Việt
Nam trong vụ này. Với khoản vay bổ sung, Trung Quốc dự tính áp lãi suất cao
ngất ngưởng khiến Việt Nam không dám vay. Nếu không vay, Việt Nam không thể cơ
cấu nguồn tài chính khác vào dự án này do vướng công nghệ, quy định pháp luật,
chính trị v.v. Trong khi công trình đắp chiếu không sử dụng được vì chưa xong
phần móng cọc, Việt Nam vẫn phải nai lưng ra trả lãi khoản tín dụng đã vay mỗi năm
gần 50 triệu USD và sau 5 năm mà chưa trả được gốc, lãi suất sẽ tăng lũy tiến
rất cao.
Dân Hà Nội còn nhớ năm 1978, Trung Quốc chơi bài
tương tự khi bỏ dở công trình cầu Thăng Long. May mà sau đó ông anh Liên Xô
nhiệt tình nhảy vào hót cho đống chất thải đó. Nay, công trình đường sắt đô thị
Cát Linh – Hà Đông thực sự là quả bom xú uế nổ chậm Trung Quốc gài một cách rất
tinh vi giữa lòng Hà Nội. Việt Nam chỉ có thể chọn một trong hai cách: hoặc đắp
chiếu công trình với chi phí hơn nửa tỉ đô hoặc chấp nhận mọi điều kiện của
Trung Quốc để có tiền thi công tiếp và hoàn thiện công trình. Dù thế nào, Việt
Nam sẽ lập thêm kỷ lục mới: suất đầu tư/km đường sắt đô thị đắt nhất hành tinh
với tỉ lệ hoàn vốn mà các nhà kinh tế thoáng thấy đã hãi đến già và một bài học
nữa rất đắt giá về 16 vàng 4 tốt.
Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị động viên các
đ/c chuyên gia Trung Quốc trên công trường xã hội chủ nghĩa: trước mặt đ/c Nghị
là Trương Kiến Huân, bên phải là thứ trưởng GTVT Lê Mạnh Hùng (vừa hưu, đang
phải viết giải trình vụ ăn tiền Nhật Bản), đeo kính đằng sau là Trần Văn Lục
(mới bị Bộ Công an bắt)
Cầu Nhật Tân
http://caunhattan.wordpress.com/2014/06/13/bom-no-cham-trung-quoc-gai-tai-du-an-gan-ti-do-o-ha-noi/
Cầu Nhật Tân
http://caunhattan.wordpress.com/2014/06/13/bom-no-cham-trung-quoc-gai-tai-du-an-gan-ti-do-o-ha-noi/
Phát
hiện vĩ đại của bộ trưởng Giàng Seo Phử: Bán vé số có thu nhập cao!
Ông
Giàng Seo Phử - Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Bán vé số có thu nhập cao: Bộ trưởng Giàng Seo
Phử... nói đùa?
Ngọc Quang (GDVN) - Mới đây, khi bàn về chính sách pháp luật giảm nghèo, ông
Giàng Seo Phử - Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã nói “bán vé số có thu
nhập cao”.
Sự thể là thế này, trong khi thảo luận về các
phương án giúp dân thoát nghèo, ông Giàng Seo Phử cao hứng nói: “Chúng tôi
nghiên cứu đồng bằng sông Cửu Long, đến vùng này tôi thấy tình hình đi làm thuê
và bán vé số rất phổ biến nhưng có thu nhập cao, họ đủ trang trải cho một ngày
ăn. Nhưng phía Bắc ngoài này đi làm như thế, vé số không ai mua, không bán vé
số được và ngày mai cũng không thể xuống sông, xuống biển đi bắt được con cá để
ăn, bán, vậy chính sách phải như thế nào?
Đối với đồng bằng sông Cửu Long những nghề như
thế có được công nhận là một nghề không? Tôi gọi là nghề làm thuê, có thu nhập
thì được công nhận là vấn đề xóa đói, giảm nghèo có được không? Bán vé số tôi
cho là có thu nhập cao, đóng góp cho ngân sách nhà nước rất cao, chúng ta cần
phải nghiên cứu tiếp vấn đề này”.
Và rồi, ông Phử lại đề nghị: “Các đồng chí ở
đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu xem có xóa đói, giảm nghèo không? Nếu chúng
ta không tính những yếu tố này vào mà chỉ tính những tiêu chí chung như của cả
nước thì đây là vấn đề bỏ qua, bị sót, trong khi đó người ta thu nhập chính từ
vé số, tôi đề nghị chúng ta phải tính toán”.
Nghe phát biểu của ông Phử tại phiên thảo luận
tường thuật trực tiếp tới toàn dân, nhiều ĐBQH đã bật cười. Những cái cười đầy
ẩn ý. Có lẽ, vì phát biểu của ông Phử lạ quá, chẳng khác gì một phát minh của
thế kỷ.
Phải nói rằng chưa bao giờ có một vị Bộ trưởng
nhắc tới đời sống khổ sở của những người bán vé số ngay tại Quốc hội và động
viên họ “đấy là nghề có thu nhập cao”. Nghe phát biểu của ông Phử hẳn là sẽ có
nhiều người mừng đến rớt nước mắt vì chắc là “nghề bán vé số” của họ cũng còn
sung sướng hơn khối những nghề khác.
Nhưng phát biểu của ông Phử cũng khiến cho nhiều
người bán vé số lo lắng, bởi họ chẳng biết nghề của mình “thu nhập cao” thật
hay không? Chẳng biết Bộ trưởng Phử đánh giá trên tiêu chí nào mà gọi đó là
“nghề có thu nhập cao”?
Để bán được vài tấm vé số có khi họ phải đi bộ
hàng chục ki-lô-mét mỗi ngày dưới cái nắng như thiêu như đốt. Mà mỗi tấm vé số
tính ra họ chỉ được hưởng chưa tới 300 đồng. Ấy thế nên một người bán vé số có
thu nhập vào loại cao nhất cũng chỉ được 100 nghìn đồng mỗi ngày. Còn trung
bình cũng chỉ kiếm được sáu bảy chục nghìn. Sau khi trừ chi phí cho bản thân
một cách thật tằn tiện thì giỏi lắm cũng chỉ để được ra chưa tới 1 triệu đồng
mỗi tháng. Đấy là khi mọi chuyện suôn sẻ, còn nếu không thì cũng chẳng biết thế
nào mà lần, bởi trong số hàng nghìn người đi bán vé số có rất nhiều người nghèo
đến mức chỉ mang sức ra bán thuê.
Nhiều đứa trẻ lít nhít còn đang ở tuổi ăn, tuổi
học cũng đã phải đi bán vé số phụ giúp gia đình. Chúng bán thuê vé số và cũng
phải chịu nhiều áp lực, nếu không bán đủ số vé đã giao thì chẳng những không có
cơm ăn mà còn phải chịu đòn. Nhặt nhạnh vài trăm đồng từ những chiếc vé số và
phải chịu muôn vàn cơ cực, nhưng họ vẫn làm, vì đó là cách để tồn tại, và hơn
cả, họ có lòng tự trọng, không muốn trở thành gánh nặng của xã hội.
Còn nhớ vào năm ngoái khi bàn về phương án nâng
khởi điểm chịu thuế lên 7 triệu hay 9 triệu đồng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh
Hùng đã nói: “Trong hoàn cảnh kinh tế như hiện nay, mức 7 hay 9 triệu đã gọi là
thu nhập cao chưa? Tôi áng cỡ Chính phủ đưa ra 9 triệu là chưa cao, chỉ đủ sống
thôi”.
7 triệu hay 9 triệu mặc dù chưa cao và chỉ đủ
sống như lời của Chủ tịch Quốc hội, nhưng nó đã là một ước mơ xa xỉ với hàng
nghìn người bán vé số. Thế nên có người bảo, Bộ trưởng Phử chỉ cao hứng nói đùa
thôi. Có lẽ, Bộ trưởng đang tư duy rằng, mức thu nhập ấy là cao so với những
người nghèo hơn nữa, đấy là những người đang được nhà nước chu cấp gần như tất
cả.
Ngọc Quang
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.