Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, August 19, 2016

Pokemon Go hay Sự sống còn của đất nước ?


FYI
Nmh
                                            
Tác giả Đặng Chí Hùng
Pokemon Go hay Sự sống còn của đất nước ?

Khi làn sóng Pokemon Go – tên một loại game thực tế ảo ra đời thì là lúc cả thế giới cuồng quay trong nó. Người viết cũng là một kẻ thích chơi game. Game mà người viết chơi là Playstation của Sony với môn yêu thích của bóng đá. Viết như thế để thấy sự công tâm trong cách nhìn nhận về chơi game, không hề có sự phân biệt nào trong bài viết này. Đơn giản, đây là những suy tư về cái gọi là tầng lớp người trẻ tại Việt Nam với sự sống còn của đất nước.
Thật ra, khi Pokemon Go (PG) ra đời thì hiệu ứng của nó đã làm điên đảo những người chơi từ Mỹ, Canada, Châu Âu vv…chứ chẳng gì riêng Việt Nam. Có vài trường hợp tai nạn đã xảy ra khi người chơi mải mê chơi game PG này. Tuy nhiên, khi so sánh với giới trẻ ở Việt Nam thì nó lại hoàn toàn khác.
Thứ nhất, làn sóng chơi PG ở các nước tự do, phát triển không quá rầm rộ như Việt Nam. Chỉ có một số ít chơi game này mà thôi. Đa phần vẫn lao vào học hành, làm việc để xây dựng cuộc sống và đất nước của họ. Trong khi đó ở Việt Nam, giới trẻ lao đầu vào một trò chơi ảo như những con thiêu thân. Ở đâu cũng thấy họ cắm đầu vào chơi game. Họ chơi như thể không cần biết đến xung quanh bất cứ thứ gì.
Thứ hai, ở các nước tự do, phát triển thì ít ra người dân còn có một cuộc sống thanh bình, đầy đủ để chơi PG. Trong khi đó, ở Việt Nam thì người ta chơi game để quên đi thực phẩm đang nhiễm độc, biển đảo đang mất, độc tài lên ngôi, Trung cộng đang vào điều khiển đất nước, môi trường bị hủy hoại vv…Lẽ ra, khi đất nước còn quá nhiều khổ đau, nguy cơ làm nô lệ cho Tàu đang ở trước mắt thì người dân mà đặc biệt là giới trẻ phải đứng dậy làm việc, đấu tranh chống lại bạo quyền và cộng sản. Trái lại, họ vùi mình trong những thú vui vô bổ….
Nhưng nói cho cùng, game PG không có tội mà chính vì chính sách giáo dục, đường lối ngu dân của cộng sản mới là kẻ thủ ác. Chẳng phải chỉ đến khi PG ra đời thì giới trẻ Việt Nam mới quay cuồng trong ăn chơi, thú vui rẻ tiền để thờ ơ với đất nước, dân tộc.
Giới trẻ Việt sẵn sàng bỏ học để chơi game online; sẵn sàng hôn ghế ngồi, khóc như mưa khi tiếp đón ngôi sao Hàn Quốc. Giới trẻ Việt có
 thể khóc khi Michael Jackson chết, nhưng họ thờ ơ với những cái chết của chính ngư dân Việt Nam bị Tàu cộng bắn hạ. Giới trẻ Việt cũng chỉ biết đến những game show rẻ tiền được thiết kế và sao chép của giới văn nghệ sĩ chẳng cần biết đến vận mệnh đất nước vv…Số còn lại thì tìm cách lấy chồng ngoại, đổi tình lấy tiền vv…Cho nên cái chuyện thờ ơ với đất nước chẳng phải có từ khi có PG. Cái game PG ấy hoàn toàn không có lỗi. Vậy lỗi tại ai ?
Câu trả lời thật dễ dàng: Lỗi đó chính là do cộng sản Việt Nam. Đảng CSVN cố tình tạo ra một xã hội bát nháo, luân thường đạo lý đảo điên nhờ một hệ thống tư tưởng “hồng hơn chuyên” hoặc thông qua những cơ quan báo chí, truyền thông lá cải của đảng. Thậm chí là nhờ cả hệ thống giáo dục với tư duy chạy ghế, chạy trường và cả tư duy hướng giới trẻ tới những giá trị ảo tưởng vv…Vì vậy, cái chuyện người trẻ ở Việt Nam chẳng biết sự thật lịch sử, chẳng chịu hi sinh và cống hiến cho dân tộc là chuyện bình thường.
Tại sao những bạn trẻ gốc Việt được sinh tại nước ngoài, qua nước ngoài từ nhỏ hoặc một số ít du sinh bằng thực lực lại thành công ? Đơn giản vì họ đã may mắn thoát được môi trường xã hội, giáo dục, pháp luật độc hại của đảng CSVN. Đó chính là bằng chứng rõ ràng nhất giữa xã hội dân chủ tự do và xã hội cộng sản nhồi sọ.
Người viết quay lại một chút về cá nhân mình, người viết cũng là con người, cũng ham mê chơi game như bất cứ ai. Điều đó là hoàn toàn bình thường, nhưng chỉ vì trách nhiệm với dân tộc nên đôi khi phải quên chuyện đó để cống hiến những giờ ít ỏi sau giờ làm cho quê hương dân tộc. Đam mê ai cũng có, nhưng đam mê trên nỗi đau của dân tộc thì thật đáng buồn.
Khi nhìn những người trẻ của các nước tự do khỏe mạnh, có sân chơi đàng hoàng thì lòng người lại thấy quặn đau khi giới trẻ Việt thiếu thậm chí cả sân chơi dẫn đến họ phải lao đầu vào những trò game ảo một cách điên cuồng chứ không hẳn là giải trí. Cứ nhìn con số hơn 80% số người tham gia Olympic Rio 2016 của Mỹ, 70% của Canada là sinh viên thì sẽ thấy tại sao nước Mỹ, Canada phát triển. Còn Việt nNm thì chỉ trực đem mấy người già, vận động viên ăn lương chuyên nghiệp đi để đổi thành tích thì đã thấy giới trẻ Việt Nam chẳng được coi trọng phát triển đến mức nào. Tất cả những điều đó đều xuất phát từ căn bệnh: Căn bệnh do chủ nghĩa cộng sản đem lại.
Rõ ràng, sự tồn vong của một đất nước phụ thuộc rất nhiều vào giới trẻ của đất nước đó. Liệu Việt Nam có thể phát triển được không khi đất nước là của những kẻ thích chơi trò chơi ảo hơn việc học hành, dấn thân ? Chắc chắn là không rồi. Đó là một thực tế đáng buồn. PG hoàn toàn không có lỗi, nó chỉ là một điểm nhấn để người ta nhìn thấy một thực tại đau buồn về sự vô cảm, vô tâm và cả vô tình của dân Việt Nam mà đặc biệt là giới trẻ sống trong “thiên đường” cộng sản. Họ được giáo dục bằng một thứ giáo dục thiếu nhân bản, thiếu cội nguồn cho nên họ chẳng cần biết đến sự thật lịch sử mà chỉ biết đến lá cờ từ Phúc Kiến và gồng mình lên với những thần tượng Hồ, Giáp khi mà chúng lại là tội đồ dân tộc.
Sự kiện PG một lần nữa cho thấy, muốn đất nước sống còn trước thảm họa Trung Cộng đang hiện hữu và hướng tới phát triển, dân chủ tự do thì phải xóa bỏ cộng sản hoàn toàn. Mọi hành động, lời nói hòa giải hoặc thỏa hiệp với cộng sản đều là những điều vô nghĩa chỉ có hại cho đất nước của chúng ta mà thôi !
Đặng Chí Hùng
18/08/2016
__._,_.___

Posted by: Nmh547

Wednesday, August 17, 2016

Giải mã chiến lược Biển Đông của Mỹ thời “hậu phán quyết PCA”



Show original message
 
TẠP CHÍ VIỆT NAM 
Giải mã chiến lược Biển Đông của Mỹ thời “hậu phán quyết PCA” 
Trọng Nghĩa
my dieu 3 oanh tac co hat nhan tang hinh b-2 den thai binh duong hinh 0

Kể từ lúc Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye PCA phán quyết hôm 12/07/2016 rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông không có cơ sở pháp lý, Bắc Kinh đã liên tục có những hành vi hù dọa và thị uy, cả bằng lời lẽ lẫn hành động thực tế. Trong bối cảnh đó, Washington đã có những phản ứng khác nhau, về ngoại giao thì chủ trương hòa hoãn, nhưng về quân sự thì tiếp tục tăng cường lực lượng qua vùng châu Á-Thái Bình Dương.


Về các hành vi hù dọa của Trung Quốc, giới quan sát đã ghi nhận những cuộc tập trận liên tiếp của Hải Quân Trung Quốc tại vùng Biển Đông, và nhất là hai phi vụ diễn tập “tuần tra tác chiến” trên không phận Biển Đông, đặc biệt là trên vùng quần đảo Trường Sa, và bãi cạn Scarborough, hai nơi được nhắc đến trong phán quyết phủ nhận chủ quyền lịch sử của Trung Quốc.

Còn trên phương diện ngoại giao, Bắc Kinh không từ một thủ đoạn nào để ép các nước khác không đòi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye, thậm chí không nhắc đến văn kiện này.

Mỹ đối với Trung Quốc : Mềm về ngoại giao, cứng về quân sự

Trước những hành vi nói trên của Bắc Kinh, Hoa Kỳ đã có những phản ứng mềm mỏng khác thường, nhất là trên bình diện ngoại giao, chẳng hạn như không can thiệp nhiều tại các diễn đàn ASEAN khi Trung Quốc tăng sức ép bịt miệng khối Đông Nam Á trên vấn đề phán quyết Biển Đông, hoặc liên tiếp cử phái viên cao cấp đến Bắc Kinh như cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice hay tư lệnh Hải Quân John Richardson.

Tuy nhiên, trên hiện trường châu Á, các giới chức quân sự Mỹ vẫn năng nổ hành động, với những tuyên bố cứng rắn của giới lãnh đạo Hải Quân, và nổi bật nhất là việc điều hai loại oanh tạc cơ chiến lược tối tân nhất của không lực Mỹ hiện nay là B1 và B2 đến đảo Guam, ngoài khơi Philippines.

Giới chức không quân Mỹ nêu lý do tình hình bán đảo Triều Tiên và các đe dọa đến từ Bình Nhưỡng, nhưng các nhà quan sát đều ghi nhận sự kiện các oanh tạc cơ này được bố trí sát cạnh Biển Đông, nơi Không Quân Trung Quốc càng lúc càng diễu võ giương oai.

Gs Nguyễn Mạnh Hùng: B1 và B2 đến Guam để thị uy và răn đe

Để hiểu rõ thêm về chiến lược Biển Đông của Mỹ sau khi Trung Quốc bị trúng một ngón đòn pháp lý cực mạnh của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, RFI đã phỏng vấn giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng thuộc trường Đại Học George Mason, tiểu bang Virginia (Hoa Kỳ), một quan sát viên kỳ cựu về quan hệ Mỹ-Châu Á và Biển Đông.

Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trước hết ghi nhận tính chất thị uy mạnh mẽ của việc Hoa Kỳ quyết định điều loại oanh tạc cơ tối tân nhất của mình qua đảo Guam. Một trong những mục tiêu hiển nhiên là răn đe Trung Quốc, cảnh cáo nước này là không nên thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông như từng làm trên Biển Hoa Đông. Phản ứng tức tối sau phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, Bắc Kinh từng dọa là sẽ tuyên bố vùng phòng không trên Biển Đông.

Nguyễn Mạnh Hùng: … Răn đe là vì sau phán quyết đó, Hoa Kỳ đã lên tiếng khuyến cáo tất cả các quốc gia là đừng có thêm hành động leo thang, và phải tuân thủ luật quốc tế, nhất là tuân thủ phán quyết của tòa án. Hoa Kỳ cũng không muốn Trung Quốc tiếp tục có những hành động đơn phương lấn lướt…

Điểm quan trọng thứ hai là Mỹ rất quan tâm đến việc Trung Quốc có khả năng lập ra một vùng nhận dạng phòng không. Mỹ cũng đã cảnh cáo Trung Quốc là không nên tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.

Tuyên bố kết thúc cuộc thảo luận chiến lược tay ba Mỹ-Úc-Nhật ở Vientiane ngày 25/07 vừa qua, nhân hội nghị ngoại trưởng ASEAN, cũng nhấn mạnh đến quyền tư do lưu thông hàng hải và hàng không, tức là chống việc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.

Việc điều oanh tạc cơ B1 và B2 đến sát vùng Biển Đông thể hiện một quan điểm cứng rắn của giới chức quân sự Hoa Kỳ. Điều đó có phần đối lập với đường lối ngoại giao có vẻ hòa dịu mà Mỹ đang áp dụng đối với Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên, theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, các động thái của giới quân đội, và đường lối ngoại giao mềm dẻo của Washington hiện nay không hề mâu thuẫn với nhau:

Nguyễn Mạnh Hùng:Khác biệt trong tuyên bố của giới lãnh đạo quân đội Mỹ, nhất là giới lãnh đạo Hải Quân, với những tuyên bố của Nhà Trắng là điều rất dễ hiểu. Phía Hải Quân chỉ nói để nói thôi, còn phía Nhà Trắng nói thì phải làm, nên họ có thể dùng ngôn từ ngoại giao hơn.

Riêng về phía quân đội Mỹ, họ rất quan tâm đến nhu cầu phải có ngân sách đầy đủ để phục vụ chính sách xoay trục và họ cũng muốn thực hiện các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải (FONOPS) một cách mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Do vậy, những tuyên bố gần đây của họ phản ảnh ý hướng đó.

“Hoa Kỳ không muốn làm cho Trung Quốc mất mặt công khai”

Ngược lại, Nhà Trắng phải thận trọng hơn trong tuyên bố vì phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực đã là một thất bại pháp lý và ngoại giao của Trung Quốc. Một học giả thuộc Council on Foreign Relations có nói là bây giờ Trung Quốc thua rồi nên họ có thể hung hăng và nguy hiểm hơn. Thành ra chính quyền Hoa Kỳ không muốn làm cho Trung Quốc mất mặt công khai, khiến họ phải phản ứng mạnh.

Nhưng điều này không có nghĩa là chính quyền Mỹ hòa hoãn. Qua đường lối ngoại giao kín đáo (quiet diplomacy), chính quyền Obama đã có những tín hiệu rất rõ cho Trung Quốc là không nên đi quá mức, nhất là trong việc xây dựng và quân sự hóa bãi Scarborough vì hai lý do: (1) Phán quyết của Tòa Trọng Tài nói rõ rằng Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines; (2) Bãi Scarborough có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng vì rất gần Subic Bay – chỉ cách khoảng 130 hay 140 hải lý – tức là gần căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ ở đấy. Thành ra Hoa Kỳ không muốn căn cứ của họ bị vulnerable – dễ bị tổn thương (tức là bị đe dọa) từ phía lực lượng Trung Quốc.

Chính vì tầm quan trọng này mà chính tổng thống Obama đã nói thẳng với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân cuộc họp thượng đỉnh về an ninh nguyên tử tháng Ba 2016 rằng việc xây cất trên đá Scarborough sẽ có “hậu quả nghiêm trọng”. Tóm lại Mỹ không hề hòa hoãn mà đã có thái độ rất rõ ràng.

Mỹ dứt khoát bảo vệ tự do lưu thông hàng hải

Chính sách của Mỹ, theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng là không muốn để xẩy ra đụng độ không cần thiết với Trung Quốc, và khuyến khích Trung Quốc trở thành một cường quốc có trách nhiệm. Mỹ thực hiện một chính sách ngoại giao mềm dẻo để đạt mục đích này.

Nguyễn Mạnh Hùng:Nếu bị mất mặt, Trung Quốc có thể bị bắt buộc phải phản ứng mạnh. Nếu họ không mất mặt thì (vấn đề) may ra có thể có triển vọng giải quyết.

Ngay sau khi có phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực, Mỹ đã cử bà cố vấn an ninh quốc gia là Susan Rice đi Bắc Kinh để yêu cầu Trung Quốc đừng leo thang thêm. Gần như cùng một lúc, đô đốc Tư Lệnh Hải Quân Mỹ Richardson cũng được cử đi Trung Quốc để - như lời ông ấy nói – “tăng cường hiểu biết và trao đổi giữa Hải Quân hai nước”.

Nhưng cùng lúc đó, ông Richardson cũng nói là việc bảo vệ tự do lưu thông hàng hải là chính sách dứt khoát của Mỹ và Washington không nhân nhượng trên vấn đề này.

Thành ra mình thấy hai đường: một mặt là ngoại giao mềm dẻo, một mặt khác là phát ra những tín hiệu chắc chắn, và Mỹ cũng có những động thái để ngăn chặn những động thái lấn lướt sắp tới của Trung Quốc nếu họ muốn tiến tới.

Ví dụ, ngay sau khi phán quyết được công bố ngày 12/07/2016, những ngày sau, liên tiếp đã có một số những thông cáo, nào là của đảng Dân Chủ ở hai viện Quốc Hội Mỹ, nào là tuyên bố của chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao, Ủy Ban Quốc Phòng, rồi tuyên bố chung của ông John McCain với ông Dan Sullivan…

Đấy là những hành động thể hiện sự đồng thuận lưỡng đảng cũng như của cả hai viện Quốc Hội Mỹ, nói lên quan tâm của họ đối với phán quyết của Tòa Thường Trực, mà họ yêu cầu là phải tuân thủ.

Shamefare, lawfare và… warfare

Nhìn chung, theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chiến lược Biển Đông của Hoa Kỳ sau khi yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông bị phán quyết PCA phủ nhận, có thể được tóm gọn trong những điểm sau:

(1) Phát động chiến dịch tuyên truyền ủng hộ phán quyết của quốc tế, gây áp lưc buộc Trung Quốc tuân thủ và giải quyết tranh chấp trên căn bản luật quốc tế và tương nhượng lẫn nhau;

(2) Tăng cường hiện diện quân sự, phát triển quan hệ quốc phòng với đồng minh và đối tác nhằm tạo nên một cán cân lực lượng thuận lợi ở Châu Á-Thái Bình Dương;

(3) Kín đáo tăng cường số lượng và mức độ của các cuộc tuần tra bảo vệ an ninh hàng hải và hàng không, căn cứ phần nào vào kết quả của phán quyết;

(4) Phối hợp với các đồng minh, chuẩn bị đối đầu với các hành động lấn lướt của Trung Quốc;

(5) Cương quyết không cho Trung Quốc quân sự hóa đá Scarborough.

(6) Thông báo rõ cho Trung Quốc biết đâu là quyền lợi và phản ứng của Mỹ trước khi Trung Quốc hành động.



Toàn văn bài phỏng vấn


Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại Học George Mason (Hoa Kỳ)
15/08/2016 - Trọng Nghĩa Nghe
RFI: Hoa Kỳ đã liên tiếp điều oanh tạc cơ chiến lược B1 rồi B2 đến đảo Guam. Giáo sư nhận định sao về động thái này?

Nguyễn Mạnh Hùng: Đó là một hành động để biểu dương lực lượng và cũng trong khuôn khổ chính sách tái phối trí lực lượng của Mỹ hướng về châu Á - Thái Bình Dương.

RFI: Phải chăng động thái điều thêm B1 và B2 đến sát hiện trường Biển Đông, cũng nhằm răn đe Trung Quốc vốn không loại trừ việc tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông như là một phản ứng phủ nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực?

Nguyễn Mạnh Hùng: Có hai điểm: Điểm thứ nhất là răn đe là tại vì sau phán quyết đó, Hoa Kỳ đã lên tiếng khuyến cáo tất cả các quốc gia là đừng có thêm hành động leo thang, và phải tuân thủ luật quốc tế, nhất là tuân thủ phán quyết của tòa án. Hoa Kỳ cũng không muốn Trung Quốc tiếp tục có những hành động đơn phương lấn lướt, thì đây là một hành động cũng trong mục đích răn đe.

Điểm quan trọng thứ hai là Mỹ rất quan tâm đến việc Trung Quốc có khả năng lập ra một vùng nhận dạng phòng không. Mỹ cũng đã cảnh cáo Trung Quốc là không nên tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.

Tuyên bố kết thúc cuộc thảo luận chiến lược tay ba Mỹ-Úc-Nhật ở Vientiane ngày 25/07 vừa qua, nhân hội nghị ngoại trưởng ASEAN, cũng nhấn mạnh đến quyền tư do lưu thông hàng hải và hàng không, nghĩa là chống việc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.

RFI: Các hành động của giới quân đội Mỹ có mâu thuẫn với thái độ nhìn chung là hòa hoãn vào lúc này của chính quyền Obama trên vấn đề Biển Đông hay không?

Nguyễn Mạnh Hùng: Thứ nhất là sự khác biệt trong tuyên bố của giới lãnh đạo quân đội Mỹ, nhất là giới lãnh đạo Hải Quân với những tuyên bố của Nhà Trắng là điều rất dễ hiểu. Phía Hải Quân chỉ nói để nói thôi, còn phía Nhà Trắng nói thì phải làm, nên họ có thể dùng ngôn từ ngoại giao hơn.

Riêng về phía quân đội Mỹ, họ rất quan tâm đến nhu cầu phải có ngân sách đầy đủ đểphục vụ chính sách xoay trục và họ cũng muốn thực hiện các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hang hải (FONOPS) một cách mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Do vậy, những tuyên bố gần đây của họ phản ảnh ý hướng đó.

Ngược lại, Nhà Trắng phải thận trọng hơn trong tuyên bố vì phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực đã là một thất bại pháp lý và ngoại giao của Trung Quốc. Một học giả thuộc Council on Foreign Relations có nói là bây giờ Trung Quốc thua rồi nên họ có thể hung hăng và nguy hiểm hơn. Thành ra chính quyền Hoa Kỳ không muốn làm cho Trung Quốc mất mặt công khai khiến họ phải phản ứng mạnh.

Nhưng điều này không có nghĩa là chính quyền Mỹ hòa hoãn: Qua đường lối ngoại giao kín đáo (quiet diplomacy), chính quyền Obama đã có những tín hiệu rất rõ cho Trung Quốc là không nên đi quá mức, nhất là trong việc xây dựng và quân sự hóa bãi Scarborough vì hai lý do: (1) Phán quyết của Tòa Trọng Tài nói rõ rằng Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines; (2) Bãi Scarborough có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng vì rất gần Subic Bay – chỉ cách khoảng 130 hay 140 hải lý thôi – tức là gần căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ ở đấy. Thành ra Hoa Kỳ không muốn căn cứ của họ bị vulnerable – dễ bị tổn thương (tức là bị đe dọa) từ phía lực lượng Trung Quốc.

Chính vì tầm quan trọng này mà chính tổng thống Obama đã nói thẳng với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân cuộc họp thượng đỉnh về an ninh nguyên tử tháng Ba vừa qua rằng việc xây cất trên đá Scarborough sẽ có “hậu quả nghiêm trọng”. Tóm lại Mỹ không hề hòa hoãn mà đã có thái độ rất rõ ràng.

RFI: Mỹ đã trở nên hòa hoãn hơn với Trung Quốc vì không muốn Bắc Kinh bị mất mặt quá sau khi đã mất mặt vì phán quyết của Tòa Trọng Tài?

Nguyễn Mạnh Hùng: Vâng. Nếu họ mất mặt thì họ có thể bị bắt buộc phải phản ứng mạnh. Nếu họ không mất mặt thì (vấn đề) may ra có thể có triển vọng giải quyết.

Ngay sau khi có phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực, Mỹ đã cử ngay bà cố vấn an ninh quốc gia là Susan Rice đi Trung Quốc để yêu cầu Trung Quốc đừng leo thang thêm. Gần như cùng một lúc, đô đốc Tư Lệnh Hải Quân Mỹ Richardson cũng được cử đi Trung Quốc để - như lời ông ấy nói – “tăng cường hiểu biết và trao đổi giữa Hải Quân hai nước”.

Nhưng cùng lúc đó, ông ấy cũng nói là việc bảo vệ tự do lưu thông hàng hải là chính sách chắc chắn của Mỹ và Washington không nhân nhượng trên vấn đề này.

Thành ra mình thấy hai đường: một mặt là ngoại giao mềm dẻo, một mặt khác là phát ra những tín hiệu chắc chắn, và Mỹ cũng có những động thái để ngăn chặn những động thái lấn lướt sắp tới của Trung Quốc nếu họ muốn tiến tới.

Ví dụ, ngay sau khi phán quyết được công bố ngày 12/07/2016, những ngày sau, liên tiếp đã có một số những thông cáo, nào là của đảng Dân Chủ ở hai viện Quốc Hội Mỹ, nào là tuyên bố của chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao, Ủy Ban Quốc Phòng, rồi tuyên bố chung của ông John McCain với ông Dan Sullivan…

Đấy là những hành động thể hiện sự đồng thuận lưỡng đảng cũng như của cả hai viện Quốc Hội Mỹ, nói lên quan tâm của họ đối với phán quyết của Tòa Thường Trực, mà họ yêu cầu là phải tuân thủ.

RFI: Giáo sư nhận định sao về chiến lược “hậu PCA” của Mỹ ?

Nguyễn Mạnh Hùng: Trước hết là họ làm áp lực với Trung Quốc. Nhưng theo tôi, việc sau đó họ sẽ hành động mạnh hơn là điều không thể chắc chắn. Hiện nay, Mỹ đã có những hành động gọi là vừa vuốt ve, vừa làm áp lực.

1/ Trước hết phát động một chiến dịch tuyên truyền ủng hộ phán quyết của Tòa Án Trọng Tài, gây áp lực buộc Trung Quốc phải tuân thủ và giải quyết tranh chấp trên căn bản luật quốc tế và tương nhượng lẫn nhau. Người ta gọi lối hành động này là shamefare, tức là làm cho Trung Quốc phải xấu hổ, và lawfare, tức là dùng luật buộc Trung Quốc phải thi hành nghĩa vụ của họ.

2/ Đó là về tâm lý và tuyên truyền. Còn trên mặt thực tiễn, thì Mỹ tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự, phát triển quan hệ quốc phòng với đồng minh và đội tác, tạo nên cái được lãnh đạo hai viện Quốc Hội gọi là “tạo một cán cân lực lượng thuận lợi ở Châu Á – Thái Bình Dương”.

3/ Điểm thứ ba là đã có đề nghị tăng cường sô lượng và mức độ của các cuộc tuần tra bảo vệ an ninh hàng hải và hàng không, căn cứ một phần nào vào kết quả của phán quyết. Nhưng hành động này phải được tiến hành một cách kín đáo, không làm lộ liễu hay tuyên bố “tùm lum”, sao cho công việc ngày càng có hiệu quả hơn.

4/ Một điểm nữa là tất cả mọi người, tất cả các think-tank đều khuyến cáo là phải phối hợp với các đồng minh, để chuẩn bị đối đầu với các hành động lấn lướt có thể có của Trung Quốc. Chuyện này Mỹ đang làm.

5/ Một điểm khác là cương quyết không cho Trung Quốc quân sự hóa đá Scarborough. Điều này vẫn chưa xẩy ra.

6/ Cuối cùng thì có rất nhiều khuyến cáo là Mỹ phải bằng mọi cách thông báo rõ rệt cho Trung Quốc biết đâu là quyền lợi và phản ứng của mình trước khi Trung Quốc hành động, tức là trước khi xẩy ra sự đã rồi.

Mỹ phải nói rõ là mình sẽ làm gì, và đó là lý do tại sao có một số người đề nghị là Mỹ phải nói rõ hơn về việc nếu Trung Quốc tấn công bãi Scarborough, thì Mỹ phải tuân thủ hiệp ước phòng thủ với Philippines. Điều này Mỹ chưa làm.

Một điểm thứ hai nữa là một số người, nhất là ông Joseph Bosco, một chuyên gia về Đài Loan, cũng nói là Mỹ không nên duy trì sự mập mờ chiến lược (strategic ambiguity) về vấn đề Đài Loan, mà phải nói rõ rệt là nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, thì Mỹ sẽ có phản ứng (…)


__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Tuesday, August 16, 2016

Những trái cây “lạ nhất quả đất” trên thị trường Việt Nam.


On Saturday, August 6, 2016 9:22 PM, Lawrence Clark <> wrote:



 Những trái cây “lạ nhất quả đất” trên thị trường Việt Nam.

 



Nhiều trái cây lạ xuất hiện trên thị trường Việt khiến các bà nội trợ "phát sốt", trong đó có ớt sô cô la, dâu tây trắng, chuối đỏ, xoài tím...

nhung trai cay
Những trái ớtmàu chocolate khiến các bà nội trợ phát sốt. Loại ớt này rất phù hợp cho món salad và được đánh giá cao bởi những thực khách sành ăn

nhung trai cay
Sầu Riêng ruột đỏ từ Malaysia đã “bay” về Việt Nam. Loại sầu riêng này có vị ngọt ngọt, chua chua, và có mùi hương rất khác so với sầu riêng thông thường ở miền Tây

nhung trai cay
Dâu Tây trắng độc đáo (còn gọi là dâu dứa) vì chúng có mùi thơm và vị chua giống quả Dứa (còn gọi là trái Thơm hoặc trái Khóm tùy địa phương)

nhung trai cay
Táo ruột đỏ Redlove vẫn giữ nguyên màu ngay cả khi được nấu hoặc ép

nhung trai cay
Giống Thanh Long vỏ vàng ruột trắng là loại trái cây được ưa thích trên thị trường Việt bởi vị ngọt, thanh mát

nhung trai cay
Nhãn tím hút khách bởi mẫu mã đẹp, ăn ngon

nhung trai cay
Chuối đỏ có xuất xứ từ Australia khiến thị trường Việt lên cơn "sốt"

nhung trai cay
Xoài tím có ruột xoài màu vàng sậm, vị ngọt mát và thơm

nhung trai cay
con lai của Cà Chua đỏ và Cà Chua tím. Giống Cà Chua đen này có vị ngọt đậm đà, vỏ màu đen, ruột màu tím đỏ, chứa chất chống oxy hóa cao có khả năng chống lại bệnh tiểu đường, ung thư và béo phì…

nhung trai cay
Đây là giống Ớt vô cùng quý hiếm, có màu trắng và vì vô cùng cay, thường được dùng để làm nước sốt và gia vị tẩm ướp

nhung trai cay
Loại chuối này có tên khá lạ: Chuối Tá Quạ. Là giống chuối quả to nhất Việt Nam với chiều dài mỗi trái hơn 30 cm, cân nặng 0,5 kg, nhiều mật ngọt.

nhung trai cay
Loại Nho Đỏ Currant (gọi là Nho Chuỗi Ngọc) được trồng ở các nước Châu Âu đang được giới nhà giàu Việt lùng mua để thưởng thức.

nhung trai cay
Nho Ngón Tay Phù Thủy (Wtich Finger Grape), hay còn được gọi là Nho Ngón Tay, khiến các bạn nội trợ Việt sửng sốt và săn lùng về dùng thử dù giá khá đắt

nhung trai cay
Đây không phải là giống nho ngoại mà chúng là sản phẩm của các khu rừng ở Việt Nam. Nho Rừng có công dụng tốt cho sức khỏe như, giảm nguy cơ tai biến tim mạch, lợi tiểu, chống viêm nhiễm và có tác dụng nhuận tràng…

viet nam co nhieu loai trai cay
Quả  Phật Thủ khiến nhiều người trên thế giới “phát sốt” bởi hình dáng lạ kỳ

viet nam co nhieu loai trai cay
Loại quả này ít khi được ăn trực tiếp, mà chỉ hay dùng làm siro để trị ho

viet nam co nhieu loai trai cay
Quả Akebi là một loại cây có nguồn gốc ở phía Bắc Nhật Bản, quả có vỏ màu tím, phần ruột bên trong có màu trắng mờ với nhiều hạt đen bóng

viet nam co nhieu loai trai cay
Phần ruột quả Akebi có vị nhạt, thường được ăn như sữa chua, nếu ăn cả hạt thì có vị hơi đắng. Bởi vậy, người ta ít ăn quả trực tiếp mà dùng vỏ tím của nó để nấu ăn

viet nam co nhieu loai trai cay
Quả Xương Rồng có xuất xứ từ Mexico có tác dụng tốt với hệ miễn dịch và có công dụng làm đẹp da

viet nam co nhieu loai trai cay
Loại Dưa Sừng này được trồng nhiều ở Châu Phi, Mỹ, Chile, Australia New Zealand

viet nam co nhieu loai trai cay
Quả Da Rắn phổ biến ở Indonesia

viet nam co nhieu loai trai cay
Với hình thù kỳ lạ, trái Ackee (cùng họ nhà Bồ Hòn) được ví như “bộ não thực vật”, được trồng nhiều ở Tây Phi. Chỉ phần thịt bên trong có hình thù na ná bộ não của quả này là ăn được

viet nam co nhieu loai trai cay
Quả Ackee
nếu không được ăn đúng cách có thể khiến người ăn bị ngộ độc, hôn mê, thậm chí tử vong


(Tổng hợp)
Theo VietnamNet, Kiến thức, 













__._,_.___

Posted by: loc huong 

Featured Post

Bản Tin Cuối Ngày 20/4/2024

My Blog List