Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Friday, September 27, 2013

Người siêu giàu ở Việt Nam: Họ là ai?


 

Thứ sáu, 27/09/2013

Nghe

Xem

Tin tức / Việt Nam


Người siêu giàu ở Việt Nam: Họ là ai?




  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ


  • VietJetAir có thể đặt mua 100 máy bay Airbus
  • Người siêu giàu ở Việt Nam đứng thứ hai Đông Nam Á?
  • Việt Nam ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực?
  • Điện thoại di động, máy tính bảng và phong trào đòi tự do ngôn luận tại Việt Nam
  • Mỹ: Nguồn lợi tức lớn nhất cho ngành du lịch Việt Nam
  • Việt Nam: Bê bối Vinashin buộc cắt giảm 14.000 nhân viên
  • Video Việt Nam: Tám lãnh đạo công ty công ích bị sa thải vì tham nhũng

CỠ CHỮ 


26.09.2013

Một phúc trình về người siêu giàu ở Việt Nam với tài sản từ 30 triệu đôla trở lên mới được công bố trong bối cảnh Việt Nam có khả năng không đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

Theo công ty tư vấn Wealth-X và ngân hàng UBS (Thụy Sỹ), số người siêu giàu ở Việt Nam tăng lên 195 người trong năm 2012, với tổng tài sản ước tính là khoảng 20 tỷ đôla.

Ông David Friedman, Chủ tịch Wealth-X, cho VOA Việt Ngữ biết công ty ông thu thập các dữ liệu từ các nguồn mở mà bản thân công chúng có thể tiếp cận, rồi sau đó sử dụng cách thức riêng để đánh giá những thông tin về tài sản của những người siêu giàu.

Phúc trình cho hay, sự gia tăng số người siêu giàu ở Việt Nam đứng hàng thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Thái Lan, trong năm 2012. Năm 2011, Việt Nam chỉ có 170 triệu phú tiền đôla.

Trao đổi với VOA Việt Ngữ, Tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết ông không ngạc nhiên.

“Trong khi kinh tế khó khăn thì một số người, do có những mối quan hệ và có thể tiếp cận được với các tài nguyên, họ vẫn tiếp tục giàu lên một cách nhanh chóng. Tôi nghĩ rằng xu thế đó hiện nay vẫn đang tiếp tục”.

Ông Friedman cho biết ông không thể tiết lộ công khai các cá nhân siêu giàu ở Việt Nam cũng như nghề nghiệp của họ vì những thông tin như vậy ‘chỉ cung cấp cho các khách hàng của công ty Wealth-X’.

Họ có thể khai thác tài nguyên, họ có thể khai thác gỗ, họ có thể giàu lên nhờ bán đất, hoặc họ cũng có thể giàu lên nhờ các lý do khác nữa. Điều ấy cho thấy thực tế rằng xã hội Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng lên...

Tiến sỹ Lê Ðăng Doanh.

Báo chí trong nước cũng đưa ra các phán đoán riêng về những người siêu giàu Việt Nam dựa trên các dữ liệu từ thị trường chứng khoán.

Đứng đầu trong danh sách của nhiều tờ báo là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch tập đoàn Vingroup, tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam theo đánh giá của tạp chí Forbes.

Tiếp sau đó là ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh – Gia Lai, người từng được tạp chí the World Street Journal đưa vào danh sách một trong 30 doanh nhân có ảnh hưởng nhất Đông Nam Á.

Trong khi đó, khi được hỏi những người siêu giàu ở Việt Nam có thể là ai, kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói ông ‘không thể nói tên’ mà chỉ cho hay rằng đó là ‘những người có các mối quan hệ và được hưởng lợi rất nhiều từ những mối quan hệ đó’.

“Vì vậy cho nên là họ có thể khai thác tài nguyên, họ có thể khai thác gỗ, họ có thể giàu lên nhờ bán đất, hoặc họ cũng có thể giàu lên nhờ các lý do khác nữa. Điều ấy cho thấy thực tế rằng xã hội Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng lên”.

Ông Doanh cũng nói thêm rằng những người siêu giàu ở Việt Nam ‘không có người nào đóng góp gì mới về khoa học, công nghệ’.

“Những người giàu lên ở Việt Nam chủ yếu là nhờ đất, bất động sản, vì được hưởng lợi từ tài nguyên, và những đặc quyền, đặc lợi khác”.

Theo ông Friedman, trên toàn thế giới chứ không riêng gì Việt Nam, phần lớn khối tài sản của các triệu phú là do các công ty tư nhân thuộc sở hữu của các gia đình tạo ra.

Chủ tịch công ty Wealth-X nói rằng đó là một trong các lý do giải thích vì sao tài sản của cá nhân siêu giàu ở Việt Nam vẫn tăng trong năm 2012 dù kinh tế không có dấu hiệu khởi sắc.

“Khi ta người ta có các công ty tư nhân do gia đình quản lý và những gia đình này am hiểu về những gì họ cần làm với nhiều nhiệt huyết thì kể cả khi nền kinh tế sút giảm và yếu kém, kinh doanh của họ vẫn phát triển, dẫn tới tài sản của các gia đình đó tăng. Ngoài ra, có thể có các lý do khác như hoạt động kinh doanh của họ dựa vào xuất khẩu nên nó không phụ thuộc vào tình hình kinh tế ở Việt Nam”.

“Những người giàu lên ở Việt Nam chủ yếu là nhờ đất, bất động sản, vì được hưởng lợi từ tài nguyên, và những đặc quyền, đặc lợi khác”.

Ông Lê Ðăng Doanh.

Tại một cuộc hội thảo quốc tế đầu tuần này về kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm của Việt Nam, phần lớn những người tham dự đều tỏ ra bi quan.

Các giới chức được trích lời nói rằng Việt Nam có khả năng không đạt được nhiều mục tiêu của kế hoạch 5 năm, dẫn đến nguy cơ tụt hậu so với các quốc gia ở Đông Nam Á.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng nhiều người Việt Nam giàu lên nhờ gia đình.

“Mới đây, có hiện tượng một gia đình cho một đứa bé một tuổi làm chủ tịch hội đồng quản trị và có gia sản rất lớn. Đấy là một trong các điều mà chúng ta thấy rằng là người giàu lên ở Việt Nam khác với những người giàu lên trên thế giới như thế nào. Trên thế giới, người ta muốn giàu lên, người ta phải giỏi về quản trị hay người ta phải làm chủ về khoa học công nghệ, người ta phải đóng góp rất lớn về tiến bộ của cộng đồng. Nhưng trong trường hợp của Việt Nam, những người giàu lên ở Việt Nam là những người giàu lên vì đất”.

Ông Doanh cũng nhận định rằng những người siêu giàu ở Việt Nam hiện có vai trò rất quan trọng vì họ ‘nắm rất nhiều dự án’.

Nhưng chuyên gia này cho rằng cần phải thấy một thực tế là việc khai thác tài nguyên của một số triệu phú đã làm tổn hại nghiêm trọng tới môi trường.

__._,_.___

CẦN TÌM GẤP TÊN CÔNG AN NẦY - HẮN ĐÃ BÓP VÚ CÔ NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN

 
 
CẦN TÌM GẤP TÊN CÔNG AN NẦY
- HẮN ĐÃ BÓP VÚ CÔ NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN
 
From: an Do
 Sent: Thursday, September 26, 2013 9:06 PM
Subject:
CẦN TÌM GẤP TÊN CÔNG AN NẦY - HẮN ĐÃ BÓP VÚ CÔ NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN
 
 










'Không tham nhũng lấy đâu ra tiền mà nhậu'.


 

Kính chuyển tin trên NET...

'Không tham nhũng lấy đâu ra tiền mà nhậu'.


(Đời sống) - Tại cuộc họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội sáng 18/9 thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói "Có tham nhũng trong lực lượng phòng, chống tham nhũng không?”


 

Tuổi trẻ đưa tin theo báo cáo của Ủy ban Tư pháp, Chủ nhiệm ủy ban Nguyễn Văn Hiện cho rằng “trong nhận thức và tư tưởng nhiều người dân vẫn cho rằng phát hiện tham nhũng là việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người dân tố cáo tham nhũng có thể bị trả thù, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản không chỉ đối với người tố cáo mà cả người thân của gia đình họ, chỉ trong trường hợp hành vi tham nhũng có liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người tố cáo thì họ mới phải tố cáo”.

“Phát hiện và tố cáo tham nhũng vẫn chưa trở thành ý thức trách nhiệm của người dân” - ông Hiện nói.

Trong khi đó, theo Ủy ban Tư pháp thì “việc tổ chức khen thưởng đối với người tố cáo tham nhũng vẫn còn hình thức, có trường hợp dư luận chưa đồng tình (vụ tố cáo tham nhũng tại Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội được Sở Y tế Hà Nội thưởng 320.000 đồng mỗi người)”.

“Có trường hợp người tố cáo tham nhũng từ chối khen thưởng, vì cho rằng vụ việc tham nhũng chưa giải quyết đến nơi, đến chốn, vẫn còn biểu hiện bao che (vụ tố cáo tham nhũng tại Trung tâm y tế huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam)”.

Trước những bức xúc của dư luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng “Không tham nhũng thì lấy tiền đâu mà nhậu này nhậu kia, đi chơi này đi chơi kia, không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức vụ này chức vụ kia… Cần phân tích rõ những vấn đề dư luận đặt ra”.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Ảnh Tuổi trẻ

“Dân nào mà không muốn đấu tranh phòng, chống tham nhũng? Hay là người ta chán rồi? Người ta đấu tranh mãi, góp ý mãi, đưa lên báo mãi nhưng không có tác dụng gì? Các đồng chí phải đánh giá cái này đi chứ” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bức xúc.

Ông Hùng đặt vấn đề: “Công luận, dư luận thế giới và trong nước đánh giá về hoạt động đấu tranh phòng, chống tham nhũng thế nào? Mình đọc báo cáo của mình thì thấy có nhiều tiến bộ. Nhưng đôi khi đọc, xem thông tin dư luận, báo chí thì thấy buồn lắm. Vậy mà báo cáo của Chính phủ chưa thấy đề cập đến các đánh giá của dư luận, báo chí”.

Trước đó, ngày 18/7, tại Hà Nội, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội họp phiên giải trình “Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng thuộc trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước”.

Tại phiên giải trình, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết tình hình tham nhũng, tiêu cực hiện vẫn rất phức tạp, ngày càng tinh vi, các vụ trong lĩnh vực kinh tế ngày càng tăng. Đặc biệt, lĩnh vực tài chính, ngân hàng xếp đầu bảng về tội phạm tham nhũng, kế tiếp là tài nguyên đất đai.

Tuy nhiên, dẫn thống kê của các bộ ngành cho thấy, có những ngành, lĩnh vực trong nhiều năm không phát hiện được hành vi tham nhũng, như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ

'Không tham nhũng lấy đâu ra tiền mà nhậu'.


 

Kính chuyển tin trên NET...

'Không tham nhũng lấy đâu ra tiền mà nhậu'.


(Đời sống) - Tại cuộc họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội sáng 18/9 thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói "Có tham nhũng trong lực lượng phòng, chống tham nhũng không?”


 

Tuổi trẻ đưa tin theo báo cáo của Ủy ban Tư pháp, Chủ nhiệm ủy ban Nguyễn Văn Hiện cho rằng “trong nhận thức và tư tưởng nhiều người dân vẫn cho rằng phát hiện tham nhũng là việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người dân tố cáo tham nhũng có thể bị trả thù, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản không chỉ đối với người tố cáo mà cả người thân của gia đình họ, chỉ trong trường hợp hành vi tham nhũng có liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người tố cáo thì họ mới phải tố cáo”.

“Phát hiện và tố cáo tham nhũng vẫn chưa trở thành ý thức trách nhiệm của người dân” - ông Hiện nói.

Trong khi đó, theo Ủy ban Tư pháp thì “việc tổ chức khen thưởng đối với người tố cáo tham nhũng vẫn còn hình thức, có trường hợp dư luận chưa đồng tình (vụ tố cáo tham nhũng tại Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội được Sở Y tế Hà Nội thưởng 320.000 đồng mỗi người)”.

“Có trường hợp người tố cáo tham nhũng từ chối khen thưởng, vì cho rằng vụ việc tham nhũng chưa giải quyết đến nơi, đến chốn, vẫn còn biểu hiện bao che (vụ tố cáo tham nhũng tại Trung tâm y tế huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam)”.

Trước những bức xúc của dư luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng “Không tham nhũng thì lấy tiền đâu mà nhậu này nhậu kia, đi chơi này đi chơi kia, không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức vụ này chức vụ kia… Cần phân tích rõ những vấn đề dư luận đặt ra”.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Ảnh Tuổi trẻ

“Dân nào mà không muốn đấu tranh phòng, chống tham nhũng? Hay là người ta chán rồi? Người ta đấu tranh mãi, góp ý mãi, đưa lên báo mãi nhưng không có tác dụng gì? Các đồng chí phải đánh giá cái này đi chứ” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bức xúc.

Ông Hùng đặt vấn đề: “Công luận, dư luận thế giới và trong nước đánh giá về hoạt động đấu tranh phòng, chống tham nhũng thế nào? Mình đọc báo cáo của mình thì thấy có nhiều tiến bộ. Nhưng đôi khi đọc, xem thông tin dư luận, báo chí thì thấy buồn lắm. Vậy mà báo cáo của Chính phủ chưa thấy đề cập đến các đánh giá của dư luận, báo chí”.

Trước đó, ngày 18/7, tại Hà Nội, Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội họp phiên giải trình “Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng thuộc trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước”.

Tại phiên giải trình, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết tình hình tham nhũng, tiêu cực hiện vẫn rất phức tạp, ngày càng tinh vi, các vụ trong lĩnh vực kinh tế ngày càng tăng. Đặc biệt, lĩnh vực tài chính, ngân hàng xếp đầu bảng về tội phạm tham nhũng, kế tiếp là tài nguyên đất đai.

Tuy nhiên, dẫn thống kê của các bộ ngành cho thấy, có những ngành, lĩnh vực trong nhiều năm không phát hiện được hành vi tham nhũng, như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ

Tòa án Điện Biên tuyên "Giàng A Chứ " 3 năm tù giam


Tòa án Điện Biên tuyên "Giàng A Chứ " 3 năm tù giam


RFA 26.09.2013


Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này


Hôm 26 tháng 9, tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã tuyên phạt bị cáo Giàng A Chứ 36 tháng tù giam và 3 năm quản chế vì tội tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo điều 88 Bộ luật hình sự.

Cáo trạng của Viện kiệm sát nhân dân tỉnh Điện Biên cho biết vào tháng 5 năm 2010, Giàng A Chứ đã tham gia tổ chức do Tráng A Chớ cầm đầu để thành lập nhà nước Hmong. Tổ chức này đã soạn thảo và chuyển các tài liệu tuyên truyền lập nhà nước Hmong, nói xấu chính phủ Việt Nam hiện thời và kêu gọi người Mông đi theo Vàng Chứ để lập vương quốc Hmong.

Cũng theo cáo trạng, tổ chức này đứng đằng sau sự kiện tụ tạp đông người chờ xưng vua của người Hmong ở Mường Nhé vào tháng 5 năm 2011. Giàng A chứ bị khởi tố vào tháng 2 năm 2012. Đến ngày 23 tháng 5 năm 2013, Chứ cùng vợ con trốn sang Trung Quốc nhưng bị công an Trung Quốc bắt và trả lại cho công an huyện Mường Nhé.

 

Pháp–Việt: Hợp đồng được ký, kiến nghị bị bỏ qua

Pháp–Việt: Hợp đồng được ký, kiến nghị bị bỏ qua
 

PHÁP - VIỆT - NHÂN QUYỀN -Bài đăng : Thứ năm 26 Tháng Chín 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 26 Tháng Chín 2013 

 

Thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault (hàng thứ hai, bên phải) và đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, chứng kiến việc ký kết các hợp đồng kinh tế tại Phủ Thủ tướng Matignon, Paris, ngày 25/09/2013

Thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault (hàng thứ hai, bên phải) và đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, chứng kiến việc ký kết các hợp đồng kinh tế tại Phủ Thủ tướng Matignon, Paris, ngày 25/09/2013

REUTERS

RFI


Hôm qua, 25/09/2013, Thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault đã ký với đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hiệp định đối tác chiến lược, với mục đích thúc đẩy bang giao giữa hai nước. Paris và Hà Nội muốn đánh dấu một bước ngoặt trong hợp tác song phương, nhân dịp kỷ niệm 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.


Nhiều hợp đồng kinh tế đã được ký kết, đặc biệt là việc ký thư ngỏ ý mua hơn chín chục máy bay Airbus.

Thế nhưng, lãnh đạo chính phủ hai nước không đề cập đến những chủ đề dễ gây bất đồng. Việt Nam đứng thứ 172 trong bảng xếp hạng về quyền tự do báo chí.

Ông Christophe Deloire, Chủ tịch Hiệp hội Phóng viên Không Biên giới đã chỉ trích chính quyền Pháp không chú ý tới hồ sơ nhân quyền tại Việt Nam mà chỉ quan tâm đến hợp tác kinh tế:

« Phóng viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières) đã làm một kiến nghị đòi trả tự do cho 35 blogger đang bị giam giữ tại Việt Nam, chỉ vì họ muốn điều tra về các vụ tham nhũng, hủy hoại môi trường.

Sáng 25/09, khi phái đoàn của RSF tới nơi mà Thủ tướng Việt Nam đang có mặt, chúng tôi đã không thể trao cho ông ta bản kiến nghị có 25 ngàn chữ ký. Cảnh sát đã ngăn cản, gạt chúng tôi ra bên ngoài, làm như thể không nên để cho đôi mắt nhậy cảm của Thủ tướng Việt Nam nhìn thấy một phái đoàn tới để trao cho ông ta bản kiến nghị.

Rõ ràng, đã có một sự lựa chọn : Các hợp đồng lớn và làm ăn. Không ai cấm cản làm ăn, đi du lịch Việt Nam. Nhưng nên biết rằng tại đất nước xinh đẹp này, thông tin bị khống chế hoàn toàn, với việc áp dụng văn bản được gọi là Nghị định 72, cấm việc trao đổi các thông tin thời sự trên blog và các mạng xã hội. Ngay cả đối với các thông tin chính thức, người Việt Nam cũng không được quyền chia sẻ với nhau ».



 
 

 


Biều tình chống Nguyễn Tấn Dũng đến Paris_Reportage Bích Xuân



126 vues

J'aime     Je n'aime pas0

Publiée le 26 sept. 2013

Quay phim, editing: Bích Xuân,Paris
Cộng đồng người Việt tại Pháp biểu tình chống NTD đến Paris ngày thứ tư 25-9-2013
Biểu tình hai địa điểm khác nhau nhưng cùng ngày.

 


 

__._,_.___


VIỆT NAM – Bị nhốt trong ý thức hệ xã hội chủ nghĩa


 

Lý Quang Diệu: VIỆT NAM – Bị nhốt trong ý thức hệ xã hội chủ nghĩa


Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự

Lý Quang Diệu

Đôi lời: Dưới đây là trích đoạn viết về Việt Nam, trong cuốn sách “One Man’s View of the World“ của ông Lý Quang Diệu, Nhà xuất bản SPH Singapore, 2013, được độc giả NTS có nhã ý dịch và gửi tới, với lời bình:

 

“… Vừa rồi Vietnam và Singapore mới kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao bằng việc khánh thành VSIP thứ 5 với sự có mặt của thủ tướng và quan chức 2 nước và những lời lẽ ngoại giao chúc tụng. Hãy thử đọc đoạn đánh giá về VN của Lý Quang Diệu xem người Singapore thực sự nghĩ gì về chúng ta (cụ thể là giới lãnh đạo, bằng thái độ khinh thường+ mỉa mai)”.

 

Thế nhưng, khi thử tìm trên mạng về cuốn sách này, thì có một số bài báo giới thiệu một cuốn “tương tự” đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam. Tuy hình bìa có khác, nhưng lướt qua nội dung có vẻ như đúng là cuốn sách được đề cập dưới đây. Có điều, trong các bài báo viết khá kỹ về cuốn sách thì không có chút thông tin nào cho thấy nội dung có nói về VN. Phải chăng nhà xuất bản đã “tự kiểm duyệt”, cắt bỏ đi phần rất “nhạy cảm” này? Mời tham khảo một bài tóm lược công phu của tờ Doanh nhân Sài Gòn: Lý Quang Diệu bàn về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới.

Nhưng tìm thêm trên mạng thì có lẽ có 2 cuốn khác nhau. Cuốn mà NXB Thế giới dịch là đây: Lee Kuan Yew by Graham Allison Robert D. Blackwill Henry A. Kissinger Ali Wyne.

 

Lý Quang Diệu

 

Nhiều người đặt nhiều kỳ vọng vào Việt Nam khi nước này quyết định cải cách theo hướng thị trường tự do vào những năm 1980s, tức là chỉ vài năm sau khi Trung Quốc thực hiện bước đi tương tự. Đổi Mới, hay “thay đổi để chuyển sang cái mới” theo cách nói của người Việt Nam, lúc đầu có triển vọng. Một trong những hành động đầu tiên là nước này giao đất sở hữu tập thể theo thuyết xã hội chủ nghĩa đến cá nhân người nông dân. Việc này dẫn đến sản lượng nông nghiệp tăng vượt trội chỉ trong vài năm. Nhiều người cả trong nước lẫn ngoài nước đã nghĩ rằng nước này đang đi đúng hướng. Sự thực là những người biết đến sự đổi mới của Trung Quốc mang đến những thành công về kinh tế đáng kinh ngạc, mà nghĩ rằng Việt Nam cũng phát triển theo con đường tương tự, là những người không theo dõi Việt Nam một cách sát sao.

 

Khi thận trọng đánh giá thì ta thấy có gì không ổn. Quan điểm cá nhân của tôi về đổi mới ở Việt Nam đã thay đổi nhiều, không còn lạc quan như những lần đầu tôi mới thăm nước này những năm 90s. Giờ đây tôi tin rằng những nhà lãnh đạo cộng sản Việt nam kỳ cựu không thể khai phá nổi tư duy xã hội chủ nghĩa cố hữu. Ban đầu họ đồng ý thuận theo con đường cải cách bởi vì họ nhận thấy nước này chẳng còn lối đi nào khác. Nhưng kể từ đó đến nay họ không có tiển triển gì thêm khi kiên định cải cách hệ thống như ở Trung Quốc. Những vị “lão thành cách mạng” này làm cho Việt Nam trì trệ. Chỉ khi những vị này không còn thì Việt Nam mới có thể có đột phá theo hướng hiện đại hóa.

 

Một trong những kinh nghiệm mới đây khi tôi đi thăm nước này có thể minh họa những vật cản mà Việt Nam đang gặp phải. Tôi gặp gỡ một số quan chức dân sự và quân sự và tôi nhắc họ những vấn đề mà công ty Singapore vướng phải khi triển khai dự án khách sạn ở Hồ Tây Hà Nội. Khi công ty này bắt đầu việc đóng cọc, hàng ngàn dân làng đến yêu cầu bồi thường ô nhiễm tiếng ồn. Để tránh phí tổn gia tăng, công ty này đã phải chuyển sang phương pháp làm móng bằng bắt vít vì phương pháp này gây ít tiếng ồn hơn. Lần này vị quan chức, người đã duyệt dự án, đến và nói “chúng tôi không cho phép phương án này”. Rõ ràng là có sự thông đồng giữa quan chức này với những người dân bốc đồng kia. Tôi nói rõ với lãnh đạo Việt Nam rằng, hành động như vậy là phản tác dụng. Tôi khuyên họ là nếu các anh muốn khai phóng thì hãy nghiêm túc thực hiện. Họ trả lời một cách ba phải, điều đó cho thấy họ nửa vời khi thực hiện cải cách. Họ không hiều rằng một nhà đầu tư hài lòng sẽ mang đến nhiều nhà đầu tư khác. Ý định của họ là khi đã phục kích được một nhà đầu tư, sẽ là cơ hội để họ vắt kiệt anh ta nhiều nhất có thể. Các nguyên lão lên lon trong hệ thống đảng là nhờ cuộc chiến và hiện giờ chiếm giữ các vị trí trong chính quyền. Thật không may là họ thăng quan tiến chức không phải vị họ giỏi giang trong quản lý kinh tế hay có tài năng quản trị. Họ thăng tiến vì đào hầm từ bắc vào nam trong hơn 30 năm.

 

Việt Nam có điểm chung với Trung Quốc trong quá trình khai phóng cải cách là các quan chức tham nhũng. Các cán bộ đảng, người coi mình sẽ được hệ thống chăm sóc, đột nhiên chứng kiến những người ngoài đảng giàu có lên nhanh chóng. Họ vỡ mộng và trở nên tham lam, ví như cán bộ hải quan nhập lậu xe hơi để họ có thể được chia phần. Cái mà họ khác với Trung Quốc là không có lãnh tụ dạng Đặng Tiểu Bình, người có địa vị tuyệt đối trong hệ thống Đảng và có niềm tin kiên định rằng chỉ có cải cách mới là cứu cánh. Nguyên nhân lại chính là do cuộc chiến Việt Nam. Trong khi những đồng chí Trung Cộng xoay sở hàng thập kỷ để thử nghiệm các kinh nghiệm quản trị trong thời bình, rút ra luận điểm xem cách nào thì tốt cách nào không tốt và điều chỉnh niềm tin và ý thức hệ khi thực hành, Việt Cộng lại bị tắc trong cuộc chiến tranh du kích đẫm máu với Hoa Kỳ, nên họ chẳng biết gì về trị quốc. Ngoài ra, hầu hết các thương gia thành đạt ở Nam Việt Nam, những người rất thông thạo vận hành chủ nghĩa tư bản, đều rời bỏ Việt Nam những năm 70s.

 

Người Việt là giống người năng động và tài giỏi ở Đông Nam Á. Học sinh đến Singapore theo dạng học bổng Asean rất nghiêm túc học hành và đậu thứ hạng cao nhất. Với giống người thông minh như vậy, quả thật là đáng tiếc là họ lại thiếu tiềm năng. Hy vọng rằng sau khi hết lớp người trải qua cuộc chiến, giới trẻ sẽ kế nhiệm, họ sẽ thấy Thái Lan đã thành công ra sao và họ sẽ bị thuyết phục bởi mức độ quan trọng của thị trường tự do.

 

Hỏi: Việt Nam có vấn đề lớn với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Và ở cuộc họp bộ trưởng Asean năm 2012, khi các nước không thể ra thông cáo chung lần đầu tiên sau 45 năm, Việt Nam là nước tranh cãi chính với Trung Quốc

 

Đáp: Họ không thể có được sự hỗ trợ từ Asean để bảo vệ lập trường của mình bởi vì người Trung Quốc đã đàm phán riêng rẽ với Malaysia và Brunei với những tranh chấp nhỏ hơn. Nhưng tranh chấp chủ yếu, cái tranh chấp này mới là vấn đề, lại từ phía Việt Nam

 

Hỏi: Điều đó cho thấy Trung Quốc có thể chia rẽ Asean về vấn đề này

 

Đáp: Nó cho thấy người Trung Quốc giỏi thế nào. Họ đã giải quyết với các ngoại bang, với các bộ lạc man di từ hàng ngàn năm nay và họ biết rằng phải xử từng đối tượng một, tránh để chúng kết liên minh và họ không phải đối đầu với một nhóm. Họ chơi nhóm kia từng người một.

 

Hỏi: Việt Nam đang xúc tiến quan hệ với Hoa Kỳ, điều đó có làm cân bằng hơn với Trung Quốc?

 

Đáp: Đúng vậy, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã đến Cam Ranh năm 2012. Có thể có lợi nếu có người Mỹ tham gia vào tranh cãi về quần đảo Hoàng Sa nhưng tôi không nghĩ người Mỹ và người Hoa sẽ đối đầu trực diện. Điều tốt nhất Việt Nam có thể hy vọng là nộp hồ sơ lên Ủy Ban Công Ước Luật Biển Liên Hợp Quốc(UNCLOS) về những tranh chấp.

 

Hỏi: Cũng có tin là Việt Nam sẽ mua vũ khí của Mỹ

 

Đáp: Tôi không ngạc nhiên, Người Mỹ đang gần hơn người Trung Quốc. Và người Mỹ có vũ khí hiện đại hơn người của Trung Quốc

 

Hỏi: ông có nghĩ rằng Asean có thể sẽ bỏ nghị trình về tranh chấp lãnh hải Biển Đông trong các cuộc họp thượng đỉnh săp tới

 

Đáp: họ đã làm như vậy. Đáng lẽ ra phải có bộ quy tắc ứng xử (COC) nhưng nó đang bị phá.

 

Bản tiếng Việt © Diễn đàn Xã hội Dân sự 2013

 


 


 

 

nguồn: http://diendanxahoidansu.wordpress.com/

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List