From: Hien DoVan <
To:
Sent: Monday, 23 September 2013 11:15 AM
Subject: Rừng ơi,nay còn đâu ?
To:
Sent: Monday, 23 September 2013 11:15 AM
Subject: Rừng ơi,nay còn đâu ?
Lũ lụt hung hãn do cán bộ phá rừng bán?
Năm 1985
tôi có dịp lên Buôn Ma Thuột,đi ngả Quốc Lộ 14 , trên đường đi đã thấy
cảnh phá rừng như ảnh phia dưới.Nếu nay có dịp trở lại thì chắc hai bên đường
từ Đồng Xoài lên Buôn Ma Thuột rừng không còn.
Hien GC NKT
Rừng ơi, còn đâu?
Đầu những năm 1980 của thế kỷ trước, ai đã
từng ngược xuôi từ Nam ra Bắc hoặc từ TP.HCM theo quốc lộ 13 lên Bình Phước và
theo quốc lộ 14 về Buôn Ma Thuột-Pleiku-Kontum đều có thể dễ dàng nhìn thấy
những cánh rừng bạt ngàn, xanh tốt.
Nhưng rồi chúng đã bị
tàn phá dữ dội đến mức không thể chấp nhận được.
Bộ máy quản lý và bảo
vệ rừng của ta xem ra khá hoàn chỉnh: từ cấp bộ (trước đây) cho tới tận... phân
trường. Rừng ở mỗi tỉnh được chia ra nhiều lâm trường, mỗi lâm trường có địa
giới rõ ràng, có ban giám đốc điều hành việc quản lý. Như vậy, lực lượng có từ
trung ương tới tỉnh, từ tỉnh tới huyện, từ huyện tới tận cánh rừng. Thế mà tài
sản quốc gia cứ biến mất từng ngày và đến nay đã có mấy người bị xử phạt nặng
vì không hoàn thành nhiệm vụ?
Theo phản ánh của Pháp
Luật TP.HCM, ở Ninh Thuận bọn lâm tặc còn được cán bộ kiểm lâm bảo kê. Kiểm lâm
viên Phạm Chí Dũng chở gỗ lậu bị Công an huyện Bác Ái truy đuổi đến địa phận
huyện Ninh Sơn thì chặn lại được. Sau đó, gỗ lậu lại được hạt trưởng Hạt kiểm
lâm huyện Ninh Sơn “giải cứu”, đưa về trụ sở hạt kiểm lâm huyện. Nhờ lực lượng
công an khác hỗ trợ, Công an huyện Ninh Sơn mới bắt được số gỗ lậu này. Thì ra
là ở nhiều địa phương, một bộ phận cán bộ kiểm lâm còn làm thêm nghề... dẫn lối
đưa đường cho bọn lâm tặc phá rừng (!)
Càng bất bình hơn nữa
khi TAND huyện Bác Ái lại xét xử theo kiểu “giơ cao đánh khẽ”, các hành vi phạm
tội khác như vận chuyển, tiêu thụ lâm sản trái phép... cũng được tòa này cho
qua.
Có thể dùng câu chuyện
ở Ninh Thuận để lý giải tại sao rừng ở nước ta bị tàn phá ghê hồn. Khi bọn
“cướp ngày và cướp đêm” cấu kết với nhau, rừng nào chịu thấu, đất không trống,
đồi không trọc mới là chuyện lạ.
Thôi thì “mất bò mới
lo làm chuồng” vẫn còn chưa muộn. Người dân chúng tôi đề nghị Chính phủ chỉnh
đốn ngay công tác quản lý, bảo vệ rừng để cứu lấy những khu rừng quốc gia như
Nam Cát Tiên, những khu rừng đặc dụng còn sót lại sau cơn đại dịch phá rừng vừa
qua. Đồng thời... có kế hoạch thực hiện tốt việc trồng mới những khu rừng đã bị
đốn trụi. Làm được vậy thì 100 năm sau, cháu chắt chúng ta mới có thể tự hào
với nhận xét của tiền nhân: “Đồi núi VN phủ lên mình một màu xanh bất tận của
rừng”; góp phần xoa dịu sự phẫn nộ của thiên nhiên đối với loài người.
9 17 2013 Những người
tù nhân lương tâm
MIN
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.