Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Tuesday, January 10, 2017

In tiền, đổi tiền Hồ... vét tiền đô!.....Đổi tiền không còn là tin đồn nữa!!!



In tin, đổi tin H... vét tin đô!
Tu phù mà in tin H
Ngày mai c
nước xung mtay không
M
t sao trên chéo chng
Sáu sao T
u kha thành vòng tsinh!
Dân càng cùng cc điêu linh
Đảng càng v
ngc quang vinh nhTu
Ti
n in txMác Mao
Ch
ngày đảng đổi đảng cào đô la!
Khi đảng tung quái chiêu ra
Qu
n dân thng đáy... cũng là thường thôi
B
t thang lên hi ông Tri
Ti
n đảng cướp sch có đòi được không
Gãi đầu Tr
i phán đừng mong
Tr
m còn schúng... đừng hòng nghe con!
Hi Triu
Note:
Nhà nước VC nay in ti
n mi tTu... Nhli my đợt VC đổi tin min Nam sau 1975, nhiu gia đình st nghip, nhiu người tù ti và nhiu người tt... Chng nào đảng tái din trò đổi tin? Cnín thtrong năm 2017 đi bà con quc ni!




Nguyet-San Viet-Nam

On Thursday, January 5, 2017 3:23 PM, Jim Lee <> wrote:




From: Nam N.
Sent: Sunday, January 1, 2017 10:13 AM
To:
Subject: Fw: Đổi tiền không còn là tin đồn nữa!!!


On Sunday, January 1, 2017




Đổi tiền không còn là tin đồn nữa!!!Công văn tuyệt mật đã chính thức gởi đến các bí thư tỉnh ủy và thành ủy.Trong công văn không ghi rõ ngày tháng đổi tiền và cũng không ghi đổi với tỉ lệ nào những có chỉ thị như sau:

1. Tuyệt đối không được thông báo cho báo chí truyền thông trước ngày đổi tiền để tránh gây sự hoang mang.

2. Các bí thư tỉnh ủy và thành ủy phải chuẩn bị điều động các cơ ngành liên quan để đảm bảo việc đổi tiền được hoàn tất tốt đẹp khi có công văn để thi hành.

3. Điều động toàn bộ lực lượng an ninh và công an để đảm bảo sự an toàn và thành công của việc đổi tiền.Tuyệt đối ngăn chận những thế lực thù địch lợi dụng tình hình để đánh phá đảng và nhà nước.

Trên nguyên tắc đổi tiền là một phương pháp để chống lạm phát.Phương pháp này chỉ đúng và có hiệu quả đối với những nước có luật pháp rõ ràng, tam quyền phân lập.Đặc biệt cơ quan tài chánh  phải có sự độc lập của nó. 

Ngân hàng trung ương phải toàn quyền kiểm soát số lượng tiền phát hànhvà lưu hành.Riêng đối với những nước độc tài đảng trị như cs thì đồng tiền sau khi đổi vẫn bị mất giá và sự lạm phát còn tăng với tốc độ nhanh hơn là khi chưa đổi tiền vì những nguyên nhân sau:Giả sử tỉ lệ đổi tiền là 100:1 vàgiá đô la la 1 USD:2.200.000 Đ. 

Như vậy sau khi đổi tiền chúng ta chỉ cần 22.000 Đ để có thể đổi lấy 1 USD. Nhưng trên thực tế chuyện đó không bao giờ xảy ra vì song song với lượng
    tiền cần ấn hành để đổi họ còn ấn hành thêm một lượng tiền tương đối như vậy để lấp đi những lỗ trống trong ngân sách cạn sạch. 

Họ dùng số tiền ấn loát thêm để trao đổi ngoại tệ từ những nhà đầu tư nước ngoài và ngoại tệ của người Việt khắp nơi gởi về (kiều hối). Họ dùng những đồng tiền mới ấn hành thêm để chi cho những dự án, tượng đài nghìn tỉ v.v.v. Cho rằng tỉ lệ đổi tiền là 100:1 thì tôi khiêm nhường khẳng định rằng trong vòng 20 năm giá trị của đồng tiền mới sẽ giống như đồng tiền hiện tại. 

Có nghĩa sau 20 năm chúng ta sẽ phải cần2.200.000 Đ để đổi lấy 1 USD.Như vậy thay vì đi cướp từng gia đình để gặp nhiều sự phản kháng cs dùng phương pháp đổi tiền để trong môt ngày có thể cướp đi 99% tài sản của người dân mà không bị sự chống trả nào và họ sẽ chia đều ra để chicho 10-20 năm tới. Mỗi năm họ sẽ ấn loát

    thêm một lượng tiền cần thiết để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của đảng và nhà nước. Đối với cs thì lợi dụng đổi tiền để cướp, cướp một cach hợp pháp, cướp giữa thiên thu bạch nhật, cướp có văn bản, cướp của toàn dân, cướp của người giàu lẫn người nghèo, cướp của già lẫn trẻ, cướp từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái và như con bạch tuộc thảnhững cánh tay dài khắp 5 châu để cướp của người Việt tha hương.

Chúng ta có thể làm gì để ngăn chận hoặc giảm đi phần nào sự mất mát này không?

1. Đối với người Việt      trong nước chúng ta không nên giữ tiền mặt nhiều hơn nhu cầu cần thiết chi tiêu hàng ngày. Số tiền còn lại nên đổi ra đô la. 

Tuyệt đối không nên để tiền trong ngân hàng. Tất cả các ngânhàng đều làm theo chỉ thị của nhà nước nên họ được sự bảo kê và bao che.    

Họ có thể thu trọn số tiền của khách hàng mà không sợ bị đưa ra trước pháp luật. Có rất nhiều thông tinkhuyên người dân mua vàng. Đây là thông tin của những nhóm lợi ích cộng tác với Trung cộng.Trung cộng đã biết trước tình hình nên lợi dụng thời cơ nhập vào VN hàng chục tấn VÀNG GIẢ để bán cho dân Việt mình. TUYỆT ĐỐI KHÔNG MUA VÀNG TẠI VIỆT NAM.

4. Đối với người Việt hải ngoại nên giảm tối thiểu số tiền gởi về cho thân nhân. Và nếu gới thì nên giao đô la cho người thân
    chứ đừng đổi lấy tiền đồng khi chưa cần thiết.

5. Khi cướp là cs muốn cướp của dân nên nếu dân không giữ tiền thì đa số lượng tiền nằm trong các ngân hàng như vậy việc cướp không còn hửu hiệu nửa. Với những việc làm đơn giản là rút toàn bộ tiền ra đổi lấy USD thì chúng ta có thể giảm đi phần nào mất mát hoặc trì hoản được việc đổi tiền.


 _

Posted by: Nguyet-San Viet-Nam 

Tai họa Formosa, phân nửa sự thật và sự suy đồi


Tai họa Formosa, phân nửa sự thật và sự suy đồi

Kính Hòa, phóng viên RFA
2017-01-09
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Ban giám đốc tập đoàn Formosa cúi đầu xin lỗi người dân Việt Nam tại cuộc họp báo công bố lý do cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 2016 tại Hà Nội.
Ban giám đốc tập đoàn Formosa cúi đầu xin lỗi người dân Việt Nam tại cuộc họp báo công bố lý do cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 2016 tại Hà Nội.
AFP photo
Tai họa Formosa, phân nửa sự thật và sự suy đồi
00:00/00:00
Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Môi trường và chính trị
Vụ nhiễm độc biển, làm cá chết hàng loạt, do chất thải của nhà máy luyện thép Formosa gây ra, bùng nổ vào đầu tháng tư năm 2016. Hàng ngàn tấn cá chết dạt vào bờ biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, QuảngTrị, và Thừa Thiên Huế trong tháng tư và tháng năm. Tai họa môi trường này làm cho hàng chục ngàn ngư dân mất việc làm, kéo theo hàng loạt những cuộc biểu tình bảo vệ môi trường, đòi đền bù, trong đó có những cuộc biểu tình lên đến 10 ngàn người.
Thế nhưng vụ Formosa không được Bộ tài nguyên và môi trường xếp vào một trong 10 sự kiện nổi bật của ngành tài nguyên và môi trường trong năm 2016.
Trong 10 sự kiện nổi bật mà Bộ tài nguyên môi trường công bố, có phân nửa là các nghị quyết, hay chỉ thị của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam. Nhà báo độc lập Huỳnh Ngọc Chênh nhận xét về danh sách 10 sự kiện này:
“Tôi chỉ nhớ loáng thoáng tôi đọc cách đây vài ngày, không còn nhớ rõ, mà nó chả đáng là những sự kiện, trong đó có chuyện triển khai nghị quyết đảng chi đó, chỉ là những chuyện vớ vẩn chẳng phải là một sự kiện.”
Rất nhiều người được chúng tôi tiếp xúc đều nói rằng không thể chối cãi rằng thảm họa Formosa là một sự kiện cực kỳ lớn, thậm chí mang tầm vóc quốc tế, xuyên biên giới.
Tuy nhiên một nhà hoạt động môi trường nổi tiếng ở Việt Nam là kỹ sư Nguyễn Huỳnh Thuật cho rằng:
“Nó (vụ Formosa) không chỉ là vấn đề môi trường mà còn là một câu chuyện chính trị nữa, cho nên tôi cũng không rành lắm. Đâu phải vấn đề gì dân đồng ý mà họ đồng ý đâu.”
Không đếm xỉa gì đến nỗi bất hạnh của dân. Người ta chỉ coi trọng vai trò của nhà nước và sự lãnh đạo của đảng thôi. Họ coi đấy là số một. Và như thế hết sức là bi kịch.
-Ông Nguyễn Khắc Mai
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho rằng vụ Formosa không chỉ đơn giản là một tai nạn do doanh nghiệp gây ra mà nó còn liên quan đến hàng loạt quan chức Việt Nam đã cấp giấy phép hoạt động cho công ty này, từ ông cựu Thủ tướng, cựu Bộ trưởng cho đến viên bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh. Vì thế theo ông Huỳnh Ngọc Chênh:
Qua những chuyện như vậy thì thấy rằng họ không đưa sự kiện Formosa vào trong 10 sự kiện là họ có ý đồ, muốn bưng bít không cho người dân nhớ đến chuyện này.”
Lên tiếng giải thích với công luận Việt Nam tại sao vụ Formosa không được đưa vào làm một trong những sự kiện quan trọng của ngành tài nguyên môi trường, một quan chức Việt Nam của Bộ Tài nguyên  và môi trường nói rằng chỉ ghi nhận những sự kiện mang tính tích cực mà thôi.
Một cựu viên chức từng phụ trách ngành dân vận của đảng cộng sản Việt Nam là ông Nguyễn Khắc Mai nói với chúng tôi rằng việc đưa tin tức theo kiểu chỉ loan báo những điều tốt đẹp vẫn còn trong não trạng quan chức Việt Nam.
“Đó là cái bệnh, cái tật bệnh của chủ nghĩa Mác Lê Nin, phải nói thẳng như vậy. Bởi vì thực chất người ta coi dân không ra gì. Không đếm xỉa gì đến nỗi bất hạnh của dân. Người ta chỉ coi trọng vai trò của nhà nước và sự lãnh đạo của đảng thôi. Họ coi đấy là số một. Và như thế hết sức là bi kịch.”
Ông Nguyễn Khắc Mai còn so sánh chế độ của đảng cộng sản ngày nay còn kém hơn các triều đại phong kiến trước kia, khi vua quan đứng ra nhận lỗi lầm hoặc tổ chức tưởng nhớ những người dân thiệt mạng khi những vụ thiên tai địch họa xảy ra.
Thông tin có lợi và thông tin có hại
000_CL918-400.jpg
Từ trái qua: Bộ trưởng Bộ nguồn tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tại cuộc họp báo công bố lý do cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam. Ảnh chụp ngày 30/6/2016 tại Hà Nội. AFP photo
Nhận định về việc loan truyền tin tức về những vụ tiêu cực tại Việt Nam trong những năm vừa qua nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cho biết là do ảnh hưởng của mạng lưới thông tin điện tử nên những người cầm quyền tại Việt Nam cũng cho phép một sự thông tin tự do hơn:
“Càng ngày nhà nước cũng mạnh dạn công khai thông tin, kể cả những thông tin tiêu cực, không bưng bít một cách tuyệt đối như ngày xưa. Nhưng việc công khai nó ra cũng chưa đến đâu cả, vẫn tùy theo thông tin, có lợi hay không có lợi cho đảng, cho nhà cầm quyền.”
Liên quan đến tại họa môi trường Formosa, ông Nguyễn Huỳnh Thuật cho rằng có lẽ chính quyền sợ rằng nếu xếp vụ này vào một trong 10 sự kiện nổi bật nhất trong ngành môi trường trong năm 2016, nhà nước sợ rằng dân chúng sẽ vin vào đó tiếp tục đòi hỏi việc đền bù cho mình, hay là sẽ tiếp tục kéo theo những cuộc phản kháng.
Cách nhìn nhận vấn đề như vậy của nhà nước Việt Nam bị ông Nguyễn Khắc Mai cho là rất kém, lợi bất cập hại:
“Ngu xuẩn thì mới làm như vậy, chứ nếu mà khôn ra thì biết an ủi dân, để từ đó người ta có thể quên đi, người ta tha thứ cho. Còn làm như thế này tưởng để người ta quên đi, nhưng thật ra lại nhấn vào, khoét sâu vào nổi đau của dân tộc.”
Một nửa sự thật
Theo kỹ sư Nguyễn Huỳnh Thuật, người từng phản kháng thành công việc xây dựng hai nhà máy thủy điện có nguy cơ gây hại môi trường trên sông Đồng Nai, thì cái cách nhìn nhận vấn đề hiện nay của chính quyền là cái cách chỉ đưa ra được phân nửa sự thật. Ông nói tiếp:
“Vấn đề là sự thật cần được nhìn nhận, nhìn nhận được rồi thì mình sẽ có cách để chuyển hóa, để cho nó tốt hơn. Không dám nhìn nhận sự thật thì nó rất là khó. Mà trong bối cảnh này thì sự thật chưa được nhìn nhận, cũng như nhiều sự thật trước kia không được nhìn nhận.”
Kết thúc buổi nói chuyện với chúng tôi, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, người từng tham gia các cuộc biểu tình vì môi trường sau vụ Formosa, một lần nữa nhấn mạnh tầm vóc thảm họa Vũng Áng Formosa:
Tập thể những nhà lãnh đạo phải can đảm nhìn vào sự thật.
-Ông Nguyễn Huỳnh Thuật
Đó là một sự kiện vô cùng lớn, từ Nghệ An vào đến Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, làm cho bao nhiêu ngư dân điêu đứng, làm cho cả một nền kinh tế biển và du lịch ở cả dãy đất miền Trung bị thiệt hại nặng nề. Mà cho đến bây giờ người dân vẫn chưa tìm ra lối ra để sinh sống. Cho nên đó là một sự kiện rất lớn.”
Ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng ông lo rằng những diễn biến sau khi xảy ra thảm họa, cái cách nhà cầm quyền giải quyết sự việc là một điều nguy hiểm rất nghiêm trọng cho đất nước và dân tộc Việt Nam hiện nay:
Tôi sợ đây là một vấn đề mà tôi cho là sự suy đồi văn hóa, một văn hóa chính trị đang suy đồi, và đấy là nỗi bất hạnh của dân thôi.”
Ông Nguyễn Huỳnh Thuật, người đang thực hiện thành công khu du lịch sinh thái Rừng Gọi tại vùng Nam Cát Tiên, lại có cái nhìn lạc quan hơn, mặc dù ông vẫn cho rằng có nhiều câu chuyện về môi trường tại Việt Nam không kết thúc có hậu như chuyện ông và đồng nghiệp phản đối các dự án thủy điện trên sông Đồng Nai. Theo ông thì để giải quyết những vấn đề đó cần một sự can đảm của tập thể những nhà cầm quyền, dám nhìn thẳng vào sự thật.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Kinh nghiệm xây metro của Pháp trong tuyến Nhổn-Ga Hà Nội

Dự án tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội được dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2010, sau đó lần lượt bị lùi lại vào năm 2015, rồi 2018.
Tuy nhiên, theo giám đốc AFD, phải chờ đến năm 2022, thời hạn chót được cho là khả thi, người dân thủ đô mới có thể được sử dụng tuyến đường này.

Kinh nghiệm xây metro của Pháp trong tuyến Nhổn-Ga Hà Nội

Công trường xây dựng tuyến tầu điện số 3 Nhổn - Ga Hà Nội trước cổng trường đại học Giao thông Vận tải và vườn bách thú Thủ Lệ dường như bị chìm trong tiếng ồn ào của dòng xe ngược xuôi tại cửa ngõ trọng điểm dẫn vào thủ đô. Dự án đường sắt đô thị này chạy theo quốc lộ 32, xuyên qua khu vực Xuân Thủy, Cầu Giấy, rồi chạy dọc theo công viên Thủ Lệ, phố Kim Mã, phố Cát Linh để dẫn ra đường Trần Hưng Đạo và điểm cuối là ga Hà Nội.

Tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội nằm trong dự án 8 tuyến đường sắt đô thị nhằm giải tỏa tắc nghẽn giao thông, hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và giảm tải cho mạng lưới xe buýt, hiện không còn đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng, dù đã có 1.000 xe buýt cho mạng lưới của thành phố.
Đề án mạng lưới đường sắt đô thị được đưa ra ngay từ năm 2005 và được thành phố Hà Nội cập nhật vào năm 2007-2008, với dự kiến đưa mạng lưới vào hoạt động vào khoảng năm 2030. Tuy nhiên, cho đến năm 2016, mới chỉ có hai tuyến tầu điện đang được triển khai : tuyến 2A : Cát Linh - Hà Đông do các nhà thầu Trung Quốc xây dựng, tuyến số 3 : Nhổn - Ga Hà Nội được thực hiện với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Pháp (Agence Français du Développement, AFD), chính phủ Pháp, Ngân hàng Đầu tư châu Âu (European Investment Bank, EIB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Development Bank, ADB).

Trả lời RFI tiếng Việt, ông Nguyễn Lâm Bình, phó giám đốc Ban Quản lý Dự án 1, thuộc Ban Quản lý Dự án đường sắt Hà Nội, đánh giá :
« Dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - Ga Hà Nội có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của thủ đô Hà Nội. Nó góp phần giải quyết ùn tắc giao thông theo hướng đông-tây qua thành phố. Đây là một tuyến có lưu lượng giao thông rất lớn. Rất nhiều cơ quan, trường học tập trung trên tuyến đường này (…) Và việc phát triển tuyến đường sắt đô thị này cũng góp phần làm giảm việc ô nhiễm môi trường do sử dụng quá nhiều phương tiện giao thông cá nhân ».
Ông Nguyễn Lâm Bình, phó giám đốc Ban Quản lý Dự án 1, thuộc Ban Quản lý Dự án đường sắt Hà Nội.RFI / Tiếng Việt

Nhổn - Ga Hà Nội : tuyến đường sắt đô thị thí điểm
Tuyến đường sắt số 3 Nhổn - Ga Hà Nội được đánh giá là tuyến trọng điểm và mang tính chất thí điểm. Mỗi nhà tài trợ phụ trách một phần việc hoặc một gói thầu khác nhau. Nếu như, AFD tài trợ gói thầu trên cao, thì ngân hàng ADB tài trợ gói thầu hầm. Riêng chính phủ Pháp cam kết tài trợ cho các gói thầu thiết bị.
Về mặt kỹ thuật, ông Nguyễn Lâm Bình đánh giá đây là tuyến đầu tiên được triển khai với các công nghệ rất hiện đại :
« Việc thi công đoạn đi ngầm bằng công nghệ TBM (Tunnel Boring Machine, máy đào đường hầm) cũng là lần đầu tiên được thực hiện (tại Việt Nam). Vì vậy, tuyến đường sắt này được đánh giá là trọng điểm, được xác định đầu tư xây dựng đầu tiên. Sau đó, dựa trên những lợi ích mà tuyến đường sắt này mang lại, kinh nghiệm sẽ được tiếp tục phát triển đối với các tuyến đường sắt đô thị trong tương lai, theo quy hoạch của thành phố ».
Ông Benoît Saint-Laurent, kĩ sư người Canada của tập đoàn Pháp Systra, đơn vị thực hiện tổng thầu tư vấn xây dựng dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm, giải thích chi tiết hơn :
« Một trong những điểm nổi trội về mặt kỹ thuật là việc sản xuất các đốt dầm hình chữ U. Đây là kỹ thuật do Systra phát triển trong rất nhiều dự án của mình trên khắp thế giới. Cây cầu chở các đoàn tầu có hình chữ U, có nghĩa là nhẹ hơn và nhanh hơn trong việc lắp ráp. Trong trường hợp xảy ra sự cố trật đường ray, sẽ không có nguy cơ tầu rơi khỏi cầu (…) Mầu sắc của các ga dừng cũng phù hợp với kiến trúc đô thị và chúng tôi cũng áp dụng kiến trúc Việt Nam vào cấu trúc của mình, như vậy sẽ hài hòa hơn với môi trường ».
Một góc công trường tuyến tầu điện số 3 Nhổn-ga Hà Nội trước cổng trường đại học Giao Thông Vận Tải.

Ông Rémi Genevey, giám đốc AFD tại Việt Nam, cho rằng dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - Ga Hà Nội cho phép các tập đoàn Pháp thể hiện kiến thức, khả năng và kinh nghiệm đã đạt được trong lĩnh vực xây dựng mạng lưới giao thông đô thị và hệ thống ngầm. Ngoài ra, công nghệ Pháp cũng sẽ có mặt tại Việt Nam thông qua gói thầu thiết bị vận hành do tập đoàn Alstom cung cấp, theo giải thích của ông Nguyễn Lâm Bình :
« Ở đây, chúng tôi có bốn gói thầu thiết bị. Đó là gói thầu số 6 hệ thống đường sắt 1 bao gồm đầu máy, toa xe, thiết bị depot, hệ thống OCC SCADA, hệ thống thông tin tín hiệu. Gói thầu số 7 gồm hệ thống cơ điện, thang cuốn, điều hòa, thông gió… Gói thầu số 8 gồm hệ thống ray, gồm có ray trên tuyến và ray cấp điện. Và gói thầu số 9 là hệ thống vé.
Các hệ thống thiết bị này là quan trọng đối với việc vận hành của hệ thống đường sắt đô thị. Và cần phải có những thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. Ở đây, chúng tôi lựa chọn công nghệ của châu Âu và các nhà tài trợ đã tài trợ cho dự án này để trang bị những thiết bị công nghệ cho tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn-Ga Hà Nội ».

Về mặt sử dụng nguồn lực địa phương và vấn đề an toàn lao động, kĩ sư Benoît Saint-Laurent nhấn mạnh đến việc sử dụng nhân công Việt Nam và chưa có một tai nạn nào xảy ra trong suốt quá trình thi công tuyến đường sắt số 3 :
« Trong dự án này, chúng tôi có 1.000 nhân công địa phương. Ba nhà thầu chính là Hàn Quốc, do tập đoàn Systra của Pháp giám sát. Và một điều quan trọng là chúng tôi chưa để xảy ra một tai nạn nào để mất thời gian như tuyến đường khác (do nhà thầu Trung Quốc thực hiện) cũng nằm trong dự án với sự cố chết người. Việc này có ý nghĩa quan trọng vì ở Việt Nam, trình độ của người lao động còn khá hạn chế vì họ chủ yếu là nông dân ra thành phố lao động nên rủi ro tai nạn là rất cao. Chính vì thế, chúng tôi đã tổ chức rất nhiều khóa đào tạo, huấn luyện, giám sát, trong đó có cả chủ đề bình đẳng giới, công bằng về mức lương. Và AFD hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong hai chương trình đào tạo này.
Một điểm đặc biệt khác là chúng tôi có cả lao động nữ trên công trường. Họ làm nhiệm vụ thu dọn hay phụ trách kho vật liệu. Ngoài ra, còn có rất nhiều phụ nữ làm việc tại văn phòng và phiên dịch. Systra có 50 nhân viên tại văn phòng, trong đó có khoảng 30% là lao động nữ ».
Một góc công trường tuyến tầu điện số 3 Nhổn-ga Hà Nội trước cổng trường đại học Giao Thông Vận Tải.RFI / Tiếng Việt

Tại sao dự án trọng điểm lại chậm tiến độ ?
Dự án tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội được dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2010, sau đó lần lượt bị lùi lại vào năm 2015, rồi 2018. Tuy nhiên, theo giám đốc AFD, phải chờ đến năm 2022, thời hạn chót được cho là khả thi, người dân thủ đô mới có thể được sử dụng tuyến đường này. Vậy đâu là những nguyên nhân, khó khăn dẫn đến sự chậm trễ này ? Ông Rémi Genevey giải thích :
« Dự án này được hình thành trong bối cảnh có rất ít phương tiện công cộng ở Hà Nội, vào khoảng năm 2005. Và vào thời điểm đó, dự kiến ban đầu là xây một tuyến tầu điện hạng nhẹ, có nghĩa là chạy trên đường ray trên mặt đất. Sau này, do sự phát triển quá trình đô thị hóa ở Hà Nội, cùng với điều kiện giao thông, nên lựa chọn đã được thay đổi : thêm một phần của tuyến đường được đi ngầm với chiều dài khoảng 4 km trên tổng số 12-13 km của toàn tuyến. Đây chính là lý do khiến chúng tôi kéo dài tuyến đường so với kế hoạch ban đầu là chỉ xây tuyến đường trên không.
Đoạn đường ngầm được thực hiện do nhu cầu nối với nhà ga trung tâm Hà Nội và rất khó để làm tuyến đường trên cao do tuyến đường sẽ làm thay đổi cảnh quan các khu vực lịch sử xung quanh nhà ga. Về mặt kỹ thuật, đoạn đường ngầm hoàn toàn có thể thực hiện được so với những tuyến đường khác ở thành phố Hồ Chí Minh hay ở Hà Nội thường được xây trên cao và trên các trục giao thông ».

Ông Nguyễn Lâm Bình, phó giám đốc Ban Quản lý Dự án 1, cho biết thêm một số nguyên nhân khác :
« Đây là một dự án lớn và rất phức tạp, cho nên khi triển khai thì cũng chưa lường hết được những khó khăn xảy ra đối với dự án. Ví dụ, chúng tôi có thể nêu một số khó khăn, như công tác giải phóng mặt bằng, cũng như việc di chuyển ngầm-nổi. Việc giải phóng mặt bằng cần phải có quá trình thực hiện theo quy định của Việt Nam, cũng như quy định của thành phố Hà Nội. Vì vậy, cần phải có thời gian tham vấn, thỏa thuận với người dân và đạt được sự đồng thuận trước khi thực hiện việc di dời giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó, ở Hà Nội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng rất phức tạp. Rất nhiều hệ thống, như cấp nước, thoát nước, cấp điện, viễn thông được chôn ngầm dưới đất cũng như là các công trình khác. Vì vậy, khi bước vào thi công, nhà thầu phải khảo sát và gặp những công trình ngầm-nổi thì phải triển khai công tác di dời.

Khi tuyến đường sắt đô thị được thực hiện trên trục đường giao thông lớn thì việc đảm bảo giao thông cũng rất phức tạp, khó khăn, cũng không thể có được mặt bằng rộng để nhà thầu có thể huy động được nhiều máy móc thiết bị để triển khai. Vì vậy, với mặt bằng chật hẹp và việc thi công nhiều lúc phải thực hiện vào ban đêm cũng làm cho tiến độ chung cũng không thể theo được như mong muốn ».
Đây không phải là khó khăn riêng trong quá trình thi công các gói thầu do chính phủ Pháp và AFD đầu tư. Tất cả các tuyến đường tầu điện đang được thực hiện ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh đều bị chậm tiến độ. Theo đánh giá của giám đốc AFD Rémi Genevey, điều này không có gì là lạ tại một đất nước chưa hề có kinh nghiệm về các công trình tương tự hay các kiểu đầu tư như này. Trong khi chờ đợi, khoảng 8 triệu người dân Hà Nội còn phải tiếp tục kiên nhẫn trong tắc đường, khói bụi và tiếng ồn của các phương tiện giao thông.
Sơ đồ tuyến số 3 Nhổn - ga Hà Nội.Ban Quản lý dự án MRB

Cùng chủ đề

VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

Trung Quốc có thể tài trợ cho dự án đường sắt Việt Nam – Cam Bốt

VIỆT NAM

Dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh bị chậm 4 năm

VIỆT NAM

ADB cho Việt Nam vay 540 triệu đô la để làm đường metro tại TPHCM

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-20/4/2024

My Blog List