Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, July 18, 2015

EU cảnh báo Thái Lan về nghề cá


EU cảnh báo Thái Lan về nghề cá

  • 17 tháng 7 2015

EU muốn Thái Lan nâng cao tiêu chuẩn trong nghề cá thì mới cho bán tiếp hải sản vào châu Âu

Liên hiệp châu Âu vừa cảnh báo Thái Lan rằng nước này vẫn làm chưa đủ để chấm dứt nạn đánh cá bất hợp pháp.

Nếu không cải thiện tình trạng lao động nghề cá và đưa hàng nghìn thuyền vào đăng ký theo tiêu chuẩn nhất định, Thái Lan có thể bị EU ra lệnh cấm với sản phẩm từ nghề đánh bắt thủy hải sản, theo Reuters ngày 17/07/2015.
Hồi tháng 4 năm nay, Thái Lan, nước xuất khẩu hải sản lớn thứ ba thế giới, được EU cho sáu tháng để chứng tỏ có biện pháp cải thiện nghề cá.

Theo thỏa thuận này, Thái Lan cần đưa các tàu cá vào hệ thống giám sát mang tên Vessel Monitoring System (VMS).
Lý do là còn 3000 tàu cá Thái Lan chưa được đăng ký và hoạt động của nhiều đội tàu không đạt tiêu chuẩn về các loại lưới, phương tiện đánh bắt và cả vấn đề sử dụng lao động.
Thứ trưởng Quốc phòng Thái Lan, Prawit Wongsuwan, được Reuters trích thuật xác nhận với báo chí hôm thứ Sáu rằng "EU gửi thư nói các hành động của chúng tôi còn chưa đúng".

Về phía mình, chính phủ Thái Lan cũng gặp phản đối từ giới đánh bắt cá và nhiều người đã bỏ nghề vì các biện pháp giám sát tàu thuyền chặt hơn.
Thị trường hàng hải sản Thái Lan xuất sang EU đạt từ 575 triệu đến 730 triệu euro năm 2014, theo số liệu từ các cơ quan chuyên trách Thái Lan.

Mỗi năm, riêng về cá xuất khẩu, Thái Lan bán ra thế giới trên ba tỷ USD mặt hàng này.
Có vẻ như vấn đề đánh bắt hải sản ở Vịnh Thái Lan còn liên quan đến cả các nước khác.

Hôm 13/5/2015, Thái Lan đã bắt giữ 43 ngư dân Việt Nam trên năm tàu cá bị cho là đang đánh bắt trái phép ở vùng biển thuộc chủ quyền Thái Lan trên Vịnh Thái Lan, và đem họ về giam giữ tại ở Sattahip, tỉnh Chonburi, theo báo Bangkok Post.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, July 17, 2015

Ngư dân tàu VN được đưa vào bờ

 

Ngư dân tàu VN được đưa vào bờ

·         16 tháng 7 2015
Nhiều tàu cá từ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, đã bị tàu Trung Quốc tấn công trong thời gian gần đây
11 ngư dân trên tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm đã được đưa về đến bờ an toàn ngày 15/7.
Thông tin trên được ông Phan Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi, xác nhận với BBC hôm 16/7.
Trước đó, báo điện tử Dân Trí hôm 10/7 dẫn lời Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho biết tàu cá số hiệu QNg 09559-TS của ông Trương Văn Đức, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn đã bị tàu Trung Quốc tấn công khi đang đánh bắt gần đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa.
Theo đó, tối 9/7, hai tàu Trung Quốc đã "dùng còi hú, đèn công suất lớn xua đuổi các tàu cá Việt Nam".
Các tàu cá Việt Nam được nói là đã "chạy né tránh".
"Trong lúc tàu cá di chuyển chậm, bất ngờ tàu Trung Quốc đâm vào tàu cá QNg 90559-TS và gây chìm tàu. Sau đó, tàu Trung Quốc bỏ đi", theo Dân Trí.
Cũng báo này cho biết các ngư dân trên tàu sau đó đã bám vào phao cứu sinh, thúng nhỏ và được tàu cá QNg 95248-TS của ngư dân Lê Văn An ở gần đó cứu giúp.
Những người này sau đó đã được chuyển lên một tàu cá khác, số hiệu QNg 95779-TS, và được đưa về bờ.
Hôm 10/7, Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS) đã ra thông cáo phản đối việc làm "phi nhân đạo của phía Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam".
"Việc làm này vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, gây tổn hại đến tài sản và nguy hại đến tính mạng của ngư dân Việt Nam," thông cáo viết.
“Yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt hành động phi pháp trên.”
VINAFIS cũng đề nghị các cơ quan chức năng "tăng cường lực lượng để hỗ trợ ngư dân hoạt động trên biển, ngăn chặn hành động vi phạm của phía Trung Quốc" đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường tài sản cho các ngư dân Quảng Ngãi.
Nhiều tàu cá khác từ xã Bình Châu cũng đã bị tàu Trung Quốc tấn công trong thời gian qua.
Hôm 13/6, tàu cá QNg 90657 của ông Nguyễn Văn Phú bị bốn tàu Trung Quốc tấn công và lấy toàn bộ ngư cụ cũng như thiết bị trên tàu, theo các báo trong nước.
Chiều 7/6, tàu cá QNg 95193 TS của ông Nguyễn Trung Cương cũng bị tàu Trung Quốc rượt đuổi và dùng vòi rồng tấn công khiến hai người bị thương.

'Không địch lại nổi' tàu Trung Quốc

Trả lời BBC trong cuộc phỏng vấn gần đây, ông Phan Huy Hoàng cho biết "dạo này Trung Quốc tấn công, ngăn cản, xua đuổi, cướp phá tài sản ngư dân Quảng Ngãi ngày càng nhiều, nhất là hai tháng trở lại đây."

Cũng theo ông, việc tổ chức đánh bắt theo các đội chỉ có thể giúp ngư dân tương trợ lẫn nhau trong "những trường hợp thông thường" như thiên tai, tai nạn.
"Nếu 3,4 tàu Trung Quốc cố gắng áp chế thì cũng chẳng giúp được gì, tàu to tàu lớn còn được chứ tàu gỗ thì làm sao địch nổi", ông nói.
"Việc đóng tàu vỏ thép thì cũng không phải mục tiêu chính là để đối phó với Trung Quốc mà là để hiện đại hóa nghề cá."
"Ngư dân Việt Nam nghèo, mà đóng tàu vỏ thép vốn rất lớn nên ngư dân cũng dè dặt, họ chờ xem các tàu trước đóng xong, hoạt động có hiệu quả thì người ta mới đóng theo chứ không đóng ồ ạt."
"Nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ cho ngư dân vay vốn chứ không cho không. Giá thành tàu thép lớn, gấp 3,4 lần tàu gỗ. mà đầu tư nhiều thì phải trả nợ nhiều."


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday, July 16, 2015

Học giả Trung Quốc tiết lộ Bắc Kinh đã khống chế Campuchia như thế nào


Tầu cộng viện trợ quân sự cho Campuchia,huấn luyện lính Miên rồi gắn lon ,mãn khóa luôn,tức là nó tài trợ cho quân đội Miên luôn rồi,một quân đội Kmer đỏ trong tương lai?Chung quanh bà đại sứ Tầu cộng toàn là sĩ quan quân đội TC,cho nên có thể xem toà đại sứ TC tại Nam Vang là tổng hành dinh của quân đội TC để chỉ huy lính Miên trong mưu đồ phá hoại VN?Nếu có xung đột thì phá tan tòa đại sứ TC tại Nam Vang,tiêu diệt bộ chỉ huy của nó.


On Wednesday, July 15, 2015 8:13 AM, BAN DIEU HOP VNSN <bandieuhop@gmail.com> wrote:



Học giả Trung Quốc tiết lộ Bắc Kinh đã khống chế Campuchia như thế nào

Thứ ba, 14/07/2015, 14:01 (GMT+7)


Học giả Trung Quốc tiết lộ Bắc Kinh đã khống chế Campuchia như thế nào
Hồng Thủy
14/07/15 13:33

(GDVN) - Không biết người Campuchia sẽ nghĩ thế nào trước những lời bóc trần sự thật về âm mưu của người Trung Quốc đối với họ mà Khâu Lâm vừa nói?

Trung Quốc rót tiền cho Campuchia làm đường đến biên giới giáp Việt Nam Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia thăm Trung Quốc gây tranh cãi Campuchia tìm kiếm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc

Khâu Lâm, biên tập viên thời sự của tờ Nhật báo Tự Cống, cơ quan ngôn luận thành ủy Tự Cống tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, đồng thời là bình luận viên đặc biệt của tờ Kinh tế Trung Quốc và là một nhân vật chống phá Việt Nam kịch liệt ngày 13/7 tiếp tục viết bài bôi nhọ, chống phá Việt Nam và quan hệ Việt Nam - Campuchia tung lên các diễn đàn trực tuyến.



Ông Hứa Kỳ Lượng, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia. Ảnh: MOV.
Khâu Lâm cho rằng việc Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh dẫn theo 23 tướng lĩnh cấp cao của quân đội, cảnh sát nước này thăm Trung Quốc cho thấy, giới quân sự Campuchia muốn cầu viện Trung Nam Hải để đối phó với Việt Nam?!

Lập luận của Khâu Lâm cho bình luận này là chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đang ở thăm Hoa Kỳ và Thủ tướng Campuchia Hun Sen vừa đề nghị Liên Hợp Quốc cho mượn bản đồ gốc để xác minh vấn đề biên giới với Việt Nam.

Ông Lâm nói, mặc dù nghị trình chính thức của 2 phía Campuchia và Trung Quốc không nhắc đến vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia, nhưng có những dấu hiệu cho thấy sự liên quan gián tiếp. Tuyên bố chung của Campuchia và Trung Quốc nhắc đến việc: Hai bên kiên định trước sau như một ủng hộ các lợi ích cốt lõi của nhau trong các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, an ninh và phát triển.

Viên học giả Trung Quốc này đã bịa đặt trắng trợn lịch sử, vu cáo Việt Nam "thôn tính Lào và Campuchia những năm 1970 để thành lập Liên bang Đông Dương"?! Cuộc chiến tranh giúp nhân dân Campuchia tiêu diệt bọn diệt chủng man rợ Khmer Đỏ do Trung Nam Hải nuôi dưỡng và giật dây để chống phá Việt Nam từ biên giới Tây Nam bị Khâu Lâm xuyên tạc thành Việt Nam "xâm lược" Campuchia.

Về sự can thiệp của Trung Nam Hải vào Campuchia, Khâu Lâm viết:
"Trung Quốc có tiếng nói rất lớn đối với nội bộ Campuchia. Đối với Phnom Penh, Trung Quốc có hai khoản đầu tư, một là đổ cho Khmer Đỏ mà kết cục thế nào thì ai cũng biết (?!). Khoản còn lại đầu tư cho Sihanouk, nhưng Sihanouk đã quen với cuộc sống an nhàn ở Bắc Kinh nên không chịu về, dứt khoát nhường ngôi cho con trai.

Nhưng đảng Funcinpec do một người con trai của ông Sihanouk lãnh đạo không có thế lực, xem ra đầu tư cho một người hay một chính đảng ở Campuchia lời lãi rất hạn chế, chỉ có cách dùng thủ đoạn kinh tế khống chế mới là đúng đắn"?!


--


--
Mời xem BLOG http://www.vn-share-news.com ,thêm section ENGLISH


Ban Điều Hợp VNSN
---


__._,_.___

Posted by: Khai Vo

Từ “Grexit” Đến “aGreekment”.... Hy Lạp đạt một thỏa thuận cứu trợ tài chính một cách tuyệt vọng với Khối Euro

Từ “Grexit” Đến “aGreekment”

Nguyên Lam & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA Ngày 150715

* Một thỏa thuận lịch sử, vì gây thất vọng và không kéo dài *    

 
Màn ảnh truyền hình cho thấy Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras tại thị trường chứng khoán Amsterdam vào ngày 13 tháng 7, năm 2015. Hy Lạp đạt một thỏa thuận cứu trợ tài chính một cách tuyệt vọng với Khối Euro sau một cuộc chạy băng đồng qua đêm, dẫn đến một
* Màn ảnh truyền hình cho thấy Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras tại thị trường chứng khoán Amsterdam vào ngày 13 tháng 7, năm 2015. Hy Lạp đạt một thỏa thuận cứu trợ tài chính một cách tuyệt vọng với Khối Euro sau một cuộc chạy băng đồng qua đêm, dẫn đến một thỏa thuận lịch sử cứu nguy kinh tế Hy Lạp để xứ này khỏi vỡ nợ - AFP *

 
Sau một thượng đỉnh kéo dài đến 17 tiếng – một cuộc chạy băng đồng – sáng Thứ Hai 13, lãnh đạo của 19 nước trong khối Euro cùng các định chế chủ nợ đã đạt một thỏa thuận lịch sử cho số phận của Hy Lạp. Với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa thì đây là một thỏa thuận lịch sử vì ngắn ngủi mà lại chẳng thỏa mãn được các nước trong cuộc. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu vì sao trong phần trao đổi với ông Nguyễn Xuân Nghĩa và Nguyên Lam.

Nguyên Lam: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, sau những diễn biến hàng ngày rồi gần như hàng giờ tại Âu Châu khiến các thị trường tài chính trên thế giới đều quan tâm, các nước trong khối Euro đã đạt được một thỏa thuận về kế hoạch cứu nguy kinh tế Hy Lạp để xứ này khỏi vỡ nợ,  và vẫn ở trong khối tiền tệ thống nhất của 19 quốc gia tức là tránh được kịch bản gọi là “Grexit”. Theo dõi rất sát hồ sơ này, ông đánh giá thế nào về thỏa thuận đó?


Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Bản hiệp ước dài hơn 1.800 chữ được Chủ tịch Hội đồng Âu châu gọi đùa là “aGreekment” thay vì “Grexit” bao gồm những điều kiện rất khó nuốt. Cho nên tôi thiển nghĩ rằng có thể là một thỏa thuận lịch sử vì chẳng thỏa mãn được ai nên sẽ không kéo dài. Sau đó vài ba năm là rất nhiều sóng gió cho các nước Âu Châu, chưa kể tới Hy Lạp.


Nguyên Lam: Ông Nghĩa quen mở đầu bằng kết luận rồi mới trình bày bối cảnh và các yếu tố đáng cân nhắc để dẫn tới kết luận đó. Trước hết thưa ông, bối cảnh của hồ sơ Hy Lạp này là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Về bối cảnh xa, thì trong sự hồ hởi của Âu Châu sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, các nước Âu Châu bèn thống nhất chế độ trao đổi thương mại với nhau qua Hiệp ước Maastrict vào năm 1992. Hiệp ước này lập ra Liên hiệp Âu châu, gọi tắt là EU, một định chế siêu quốc gia mà không có thẩm quyền chính trị trên các thành viên vì từng nước vẫn giữ chủ quyền riêng về chính sách kinh tế tài chính ở bên trong. Chủ quyền đó được thể hiện ở quan điểm của Quốc hội từng nước căn cứ trên đề nghị của các chính quyền do dân bầu lên.

Bản hiệp ước dài hơn 1.800 chữ được Chủ tịch Hội đồng Âu châu gọi đùa là “aGreekment” thay vì “Grexit” bao gồm những điều kiện rất khó nuốt. Cho nên tôi thiển nghĩ rằng có thể là một thỏa thuận lịch sử vì chẳng thỏa mãn được ai nên sẽ không kéo dài.  Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Kế tiếp thì các nước lại có sự lạc quan thứ nhì là một số thành viên của Liên Âu tiến tới chế độ thống nhất tiền tệ vào năm 1999 để dùng chung một đồng bạc là đồng Euro kể từ đầu năm 2001. Ngày nay, Khối Liên Âu có 28 thành viên, trong đó có 19 quốc gia dùng đồng Euro và được gọi là  Nhóm Euro. Hai cơ chế Liên Âu và Euro có một mâu thuẫn căn bản và nội tại là Khối Liên Âu không có thực quyền đối với chính sách kinh tế của từng thành viên và Nhóm Euro lại bao gồm nhiều nền kinh tế mạnh yếu khác nhau và có sức cạnh tranh khác biệt nên hưởng lợi cũng khác nhau. Sau chín năm thì mâu thuẫn đó dẫn tới cuộc khủng hoảng, vào năm 2009.


Nguyên Lam: Kinh thưa quý khán thính giả, chúng ta đi tới bước thứ hai về bối cảnh và tìm hiểu vì sao mâu thuẫn đó phát tác thành khủng hoảng. Xin mời ông Nghĩa giải thích.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nhóm Euro có các nước giàu mạnh làm lực đẩy cho các nước nghèo được dùng chung một đồng bạc có giá trị cao hơn thực lực của các nước nghèo. Vì vậy, các nước nghèo có thể tiêu xài quá sức trả và mắc nợ mà Liên Âu chẳng có thẩm quyền chính trị để can thiệp và kịp thời sửa sai. Giàu mạnh thì có nước Đức và tôn trọng kỷ cương ngân sách thì có nhiều quốc gia ở miền Bắc. Nghèo hơn mà tiêu xài bừa phứa vì theo chế độ bao cấp là các nước ở quanh biển Địa Trung Hải tại miền Nam, trong đó mắc nợ nhiều nhất là Hy Lạp. Các nước chưa thấy ra những mâu thuẫn ấy cho tới khi kinh tế toàn cầu bị Tổng suy trầm vào các năm 2008-2009.

- Khủng hoảng bùng nổ từ năm 2009 và lan rộng từ năm 2010 mà các nước chỉ tìm ra giải pháp chống đỡ tạm là chuộc nợ và xóa nợ cho một số quốc gia khách nợ, như Ireland ở phương Bắc và các nước lâm nạn ở miền Nam là Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và cả Ý Đại Lợi. Một quốc gia nằm trong vùng bản lề là Pháp vì vừa là nửa Nam nửa Bắc bên cạnh nước Đức cũng bị nạn suy trầm kinh tế với thất nghiệp cao.

Nguyên Lam: Nguyên Lam xin đề nghị ông giải thích thêm là khủng hoảng bùng nổ như thế nào.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng trong Nhóm Euro, nước Đức giàu mạnh nhất và có khả năng cạnh tranh cao nhất với kỷ luật chi thu chặt chẽ nhất thì cần hệ thống tiền tệ thống nhất vì điều ấy có lợi cho một nền kinh tế cần xuất khẩu đến 50%. Đức bán hàng cho bên ngoài và cho các nước Euro, thu tiền về Đức có thể cho các nước này vay lại để tiếp tục mua hàng. Các nước nghèo yếu hơn tại miền Nam và có sức cạnh tranh kém hơn thì thấy cách dàn xếp này có lợi vì dùng một đồng tiền có giá trị cao hơn khả năng cạnh tranh của họ và sẵn tiền thì cứ xài – bị bội chi ngân sách và bị nhập siêu về thương mại – mà vẫn được các nước giàu mạnh kia giúp đỡ. Vì chẳng có thẩm quyền chính trị từ Hiệp ước Maastrict, Đức chỉ có thể khuyến cáo và kín đáo gây sức ép chứ không làm được gì hơn. Vì vậy, khủng hoảng mới kéo dài và các nền kinh tế lâm nạn bị suy trầm và thậm chí suy thoái kinh tế. Trong số này, Hy Lạp bị nặng nhất, sản lượng kinh tế sút giảm đến gần một phần ba sau sáu năm lụn bại, thất nghiệp lên tới 25% và còn cao gấp đôi trong thành phần trẻ.

Nhóm Euro có các nước giàu mạnh làm lực đẩy cho các nước nghèo được dùng chung một đồng bạc có giá trị cao hơn thực lực của các nước nghèo. Vì vậy, các nước nghèo có thể tiêu xài quá sức trả và mắc nợ mà Liên Âu chẳng có thẩm quyền chính trị để can thiệp và kịp thời sửa sai -  Nguyễn-Xuân Nghĩa

Nguyên Lam: Vừa rồi chúng ta mới tập trung vào hồ sơ Hy Lạp là một nước trong vùng Địa Trung Hải tiêu biểu cho các nước lâm nạn ở miền Nam. Thưa ông, xứ Hy Lạp đã xoay trở thế nào trong cơn sóng gió kéo dài đến gần sáu năm?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Sau năm năm khủng hoảng, Hy Lạp được cứu trợ và giảm nợ hai lần mà không cải tổ được cơ chế kinh tế và chấn chỉnh được chi thu để tìm lại sức tăng trưởng khác. Trong khi đó, các ngân hàng lỡ cho Hy Lạp vay thì bán lại các khoản nợ bị lỗ cho các định chế Liên Âu, các thành viên của Nhóm Euro, Ngân hàng Trung ương Âu châu ECB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Liên Âu, Ngân hàng ECB và Quỹ IMF trở thành ba định chế đại diện cho chủ nợ. Rốt cuộc thì Hy Lạp mắc nợ đến hơn 300 tỷ Euro, tương đương với 350 tỷ Mỹ kim và hàng tuần thì phải có tiền trả nợ mà tìm không ra.

- Sự bất lực của các chính đảng truyền thống trong năm năm lầm than khiến dân Hy Lạp bầu lên tập hợp SYRIZA gồm có 22 nhóm thiên tả, từ cộng sản đệ tam đệ tứ đến các đảng “Mao-ít” vì họ hứa hẹn giải quyết bốn điều bất khả. Là khỏi trả nợ, được cứu trợ thêm, được tăng chi cho hưu bổng mà vẫn ở trong khối Euro. Đây là một hiểu lầm lớn vì làm sao cứ được các nước cứu trợ mà không chịu uống liều thuốc đắng của cải cách và lại còn đòi tăng chi?

- Vì vậy, từ đầu năm cho đến cuối Tháng Sáu, chính quyền Syriza nhiều lần thương thuyết với các chủ nợ mà không thành và bỏ cuộc họp trở về tổ chức trưng cầu dân ý với lời yêu cầu là nên chống các đề nghị cứu trợ có điều kiện của Âu Châu. Hôm mùng năm vừa qua, đa số tới hơn 61% của dân Hy Lạp bỏ phiếu chống lại đề nghị mà các nước Âu Châu đã thu hồi, coi như vô giá trị. Kết quả thì vì Hy Lạp phản đối đề nghị cứu trợ của Âu Châu nên hết tiền sinh hoạt, các ngân hàng đóng cửa và xứ này mất khả năng thanh toán các khoản nợ đáo hạn dồn dập nên sẽ vỡ nợ và tự ra hoặc bị đẩy ra khỏi Nhóm Euro. Đấy là cực điểm của vụ khủng hoảng tuần qua.

Kết quả thì vì Hy Lạp phản đối đề nghị cứu trợ của Âu Châu nên hết tiền sinh hoạt, các ngân hàng đóng cửa và xứ này mất khả năng thanh toán các khoản nợ đáo hạn dồn dập nên sẽ vỡ nợ và tự ra hoặc bị đẩy ra khỏi Nhóm Euro. Đấy là cực điểm của vụ khủng hoảng tuần qua - Nguyễn-Xuân Nghĩa


Nguyên Lam: Thưa quý thính giả, khi bị đẩy tới bước đường cùng, Chính quyền Syriza liền đề nghị Quốc hội Hy Lạp biểu quyết một chương trình cải cách còn khắc khổ và khó thực hiện hơn những yêu cầu trước đó của Âu Châu. Hôm Thứ Sáu tuần trước, đến 80% dân biểu Quốc hội Hy Lạp đồng ý với đề nghị này để Thủ tướng Alexis Tsipras gặp lại các chủ nợ, hứa cải cách và được vay thêm 59 tỷ Euro trong hai ba năm tới. Thưa ông Nghĩa, phản ứng của các nước Euro là gì? 

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Người ta thấy ra hai loại phản ứng tâm lý và chính trị. Các quốc gia tôn trọng kỷ luật ngân sách và những cam kết thì coi là Hy Lạp không đáng tin và nhất là có thái độ khiếm nhã là mạt sát các chủ nợ khi đàm phán. Một số quốc gia mắc nợ vì theo chế độ bao cấp thì thông cảm với Hy Lạp mà cũng sợ Hy Lạp mà ra khỏi Nhóm Euro thì toàn bộ hệ thống tiền tệ sẽ bị thiệt hại. Hoài nghi Hy Lạp thì có nước Đức, Phần Lan, Hà Lan, Slovakia, ba nước Cộng hòa Baltic. Kín đáo bênh vực Hy Lạp thì có nước Pháp, Ý, và Bỉ.

- Nhưng vì tính chất ngụy tín của Syriza, nay nói này mai nói khác bất kể tới thực tế kinh tế còn bi đát hơn nhận thức của họ, sau hai ngày đàm phán các nước Âu Châu đều vượt qua những dị biệt mà thống nhất quan điểm về một giải pháp cấp cứu Hy Lạp. Vì giải pháp này là một hiệp ước nên phải được Quốc hội của 19 thành viên Nhóm Euro phê chuẩn, trước tiên là Quốc hội Hy Lạp vào ngày Thứ Tư này.

Nguyên Lam: Thưa ông, nội dung của thỏa thuận này là gì mà ông cho rằng sẽ khó thành hình?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thứ nhất, Hy Lạp xin vay 59 tỷ Euro để thoát hiểm thì Âu Châu đề nghị cho vay 86 tỷ vì thực tế là 10 ngày khủng hoảng vừa qua khiến xứ này mất thêm 25 tỷ Euro mà không biết. Thứ hai, Hy Lạp phải thật sự chấn chỉnh lại chi thu, ra khỏi chế độ bao cấp và tiến hành cải cách theo tinh thần tự do và tư nhân hóa để nâng cao khả năng cạnh tranh. Thứ ba từng bước chấn chỉnh và cải cách ấy phải được các chủ nợ giám sát rồi mới quyết định giải ngân từ một quỹ yểm trợ tài chính trị giá khoảng 50 tỷ Euro.

- Nói vắn tắt thì Hy Lạp được coi là một học trò hư - đáng lẽ bị úp mặt vào tường trong năm năm, là bị trục xuất ra khỏi Nhóm Euro cho tới ngày cải sửa lành mạnh hơn – lại được Âu Châu giúp đỡ dưới sự răn đe. Riêng về Hy Lạp thì Syriza sẽ bị phản ứng mạnh từ cánh cực tả và chống Euro trong tập thể ô hợp này. Họ sẽ phải liên kết với nhiều thành phần khác để đủ đa số cầm quyền và khủng hoảng kinh tế tài chính có thể là khủng hoảng chính trị kéo dài cho Hy Lạp.

Nguyên Lam: Thưa ông, trong vụ này người ta thấy có nhiều lập luận cho là nền dân chủ hay chủ quyền hoặc danh dự của Hy Lạp đã bị xúc phạm khi Âu Châu gây áp lực như vậy. Ông nghĩ sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi rất hiểu lý luận ấy nhưng thiển nghĩ rằng nền dân chủ phải khởi đầu bằng sự tự trọng và tinh thần trách nhiệm. Không kiểm soát được việc chi thu, tiêu xài mà khỏi đếm và khi bị đòi nợ thì núp sau hai chữ chủ quyền và dân chủ thì đây chỉ là hài kịch chính trị của một xứ nhược tiểu. Nhưng sự việc đó cũng cho thấy mầm mống rạn nứt trong Nhóm Euro và Khối Liên Âu.
- Nhiều quốc gia cứ muốn góp gạo thổi cơm chung và tìm phần hơn trong trò chơi hợp tác ấy, khi hữu sự thì lại hăm dọa xé chiếu ngồi riêng để cả tập thể phải nhượng bộ. Vì vậy, về dài thì Liên Âu phải cải sửa lại cơ chế để có thực quyền chính trị, là điều cực khó. Cho nên nhiều phần thì Âu Châu sẽ tan thành bốn mảnh với bốn nhóm quốc gia có những đặc tính kinh tế và yêu cầu an ninh khác biệt ở bốn góc. Hy Lạp mới chỉ là màn đầu của một bi kịch lớn, sẽ kéo dài trong nhiều năm.

Nguyên Lam: Xin cảm tạ ông Nghĩa về phần phân tích này.


Ý đồ của thương lái Trung Quốc và nền kinh tế Việt Nam

Ý đồ của thương lái Trung Quốc và nền kinh tế Việt Nam

14/07/2015
RadioCTM - Trần Quang Thành@S:
Ý đồ của thương lái Trung Quốc và nền kinh tế Việt Nam
thuonglaiTQCâu chuyện thương lái Trung Quốc nay mua thứ này, mai mua thứ khác luôn là một chủ đề nóng từ làng quê ra thành thị. Dù mua bán công khai hay lén lút với thương lái Trung Quốc thì đa số người dân cũng không rõ “Trung Quốc mua những thứ đó để làm gì”. Tình trạng thu mua nông sản “quái gở” được các thương nhân Trung Quốc thu mua đã diễn ra nhiều năm và không ít nông dân Việt Nam ôm “trái đắng”.
Từ việc mua móng trâu, rễ hồi, ốc bươu vàng tới việc săn lùng gỗ sưa rao giá bạc tỷ hay sẵn sàng thu mua phế liệu với giá cực cao – những hành động tưởng như vô thưởng vô phạt nhưng lại ẩn chứa những dụng ý sâu xa của thương lái Trung Quốc, vì nó gây tổn thất không nhỏ tới nền kinh tế của Việt Nam.
Để hiểu rõ sự việc, mời quý vị cùng nghe những chia sẻ của cựu tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi với phóng viên Trần Quang Thành


Wednesday, July 15, 2015

Bắt nhân viên Vinashin 'tham ô hàng triệu USD'


Bắt nhân viên Vinashin 'tham ô hàng triệu USD'

  • 14 tháng 7 2015
Nhiều bị cáo của Vinashin đã phải ra tòa, gồm cả Chủ tịch Hội đồng quản trị Phạm Thanh Bình
Công an Việt Nam công bố việc bắt giữ một trưởng phòng của Vinashin đã chạy trốn, bị cáo buộc chiếm đoạt gần 18 triệu đôla.
Cuộc họp báo của Tổng Cục An ninh, Bộ Công an ngày 14/7 cho biết đã bắt được ông Giang Kim Đạt sau 1.825 ngày chạy trốn.
Ông Đạt nguyên là quyền trưởng phòng kinh doanh của công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Tập đoàn Vinashin (gọi tắt Vinashinlines).
Công an Việt Nam cho biết đã khởi tố bị can với ông Đạt ngày 23/8/2010, nhưng ông bỏ trốn.
Việc khởi tố khi đó liên quan vụ điều tra ông Phạm Thanh Bình (nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin).
Ông Đạt bị cáo buộc có dấu hiệu sai phạm “cố ý làm trái mua tàu Hoa Sen”.
Theo báo Tuổi Trẻ, sau khi ông Đạt bỏ trốn, công an phát hiện gia đình ông Đạt “có tới 40 nhà biệt thự, căn hộ cao cấp, đất đai vị trí ‘vàng’ trên khắp cả nước cùng nhiều ôtô đắt tiền”.
Công an cũng nói tìm thấy các giao dịch lên đến hàng chục triệu đôla của bố ông Đạt, Giang Văn Hiển, tại nhiều ngân hàng. Tiền trong tài khoản ông Hiển được cho là liên quan đến các hợp đồng mua bán tàu và khai thác tàu cũ của công ty Vinashinlines.
Vì vậy tháng 12 năm ngoái, công an Việt Nam bắt giam ông Hiển về tội danh “chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”, “che giấu tội phạm” và tiến hành phong tỏa tài khoản, kê biên 40 bất động sản trên toàn quốc để thu hồi.
Ông Giang Kim Đạt bị bổ sung thêm tội “tham ô tài sản”.
Công an nói đã bắt được ông ngày 7/7 tại nước ngoài, tuy không nói rõ ở đâu.
Báo Tuổi Trẻ nói ông Đạt đã nhận tiền hoa hồng trong các hợp đồng mua tàu nước ngoài để lấy được tổng cộng 17,6 triệu đôla.
Tờ báo nói trong số tài sản của ông Đạt có căn hộ 3,6 triệu đôla Singapore tại Singapore.
Trong vụ bê bối Vinashin, Chủ tịch công ty Phạm Thanh Bình đã nhận án tù 20 năm hồi năm 2012.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, July 14, 2015

CHUYẾN MỸ DU CỦA TỔNG TRỌNG VÀ HIỆP ƯỚC TPP

 

CHUYẾN MỸ DU CỦA TỔNG TRỌNG VÀ HIỆP ƯỚC TPP

Nguyễn Thu Trâm, 8406
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, một trong số lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản còn tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê nin, với lý tưởng cộng sản và xem Trung Cộng về căn bản là đồng minh chiến lược trong khi vẫn tiếp tục cảnh giác cao đối với Hoa Kỳ, sẽ công du đến Mỹ từ ngày 6 tháng 7 đến ngày 10 tháng 7 tới đây, nhằm vận động để Việt Nam được tham gia Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương TPP, để cứu vãn nền kinh tế đang đối mặt nguy cơ sụp đổ,  bởi TPP được xem là một chiếc phao cứu sinh mang tính sống còn đối với chế độ cộng sản Việt Nam.

1. Tại Sao TPP có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh kế Việt Nam.

Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương - Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - TPP- là một thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thỏa thuận ban đầu được các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký vào ngày 03 tháng 06, 2005 và có hiệu lực ngày 28 tháng 05, 2006. Hiện tại, thêm 5 nước đang đàm phán để gia nhập, đó là các nước Australia, Malaysia, Peru, Hoa Kỳ, và Vietnam. Mục tiêu ban đầu của Hiệp định là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên trước ngày 01 tháng 01, 2006 và cắt giảm bằng không tới năm 2015. Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền. Mục tiêu tối thượng của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Vì lý do này TPP là một hiệp định mang tính bước ngoặt, sẽ làm thay đổi cuộc chơi trong nền thương mại Việt Nam và Quốc tế.

2. Cơ Hội Nào Cho Việt Nam Tham Gia TPP?

Trong chiến lược xoay trục về Thái Bình Dương, rõ ràng rằng Hoa Kỳ không muốn Việt Nam bị xáo động lớn về chính trị. Nói cách khác,Việt Nam ổn định là nhu cầu lớn của Hoa Kỳ. Dù vậy, việc vi phạm nhân quyền hiện vẫn đang là một cản trở Việt Nam để được Hoa Kỳ chấp thuận cho gia nhập TPP.

Khẳng định TPP là một thỏa thuận thương mại cấp tiến và có tiêu chuẩn cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử, tổng thống Obama một lần nữa cho thấy nhân quyền vẫn đang là trọng tâm trong chính sách bang giao và thương mại của Hoa Kỳ:

Khi chúng ta xem xét một quốc gia như Việt Nam, vẫn đang trong quá trình đàm phán. Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ phải thực sự thay đổi chính sách và cải thiện tiêu chuẩn cho người lao động.  Họ phải thiết lập được mức lương cơ bản. Họ phải thông qua luật về điều kiện an toàn lao động và bảo vệ công nhân.

Trong đó, vấn đề thành lập công đoàn độc lập bảo vệ người lao động Việt Nam cũng được Tổng thống Hoa Kỳ Obama nêu rõ:

Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ phải phải để cho người lao động tự do thành lập công đoàn bảo vệ quyền lợi. Điều này cũng sẽ tạo ra sự thay đổi. TPP sẽ giúp tạo ra sân chơi công bằng và mang lại lợi ích cho người lao động Việt Nam. Đó chính là sự tiến bộ. Nhưng không có nghĩa là sự thay đổi điểu kiện lao động của công nhân Việt Nam sẽ ngay lập tức ngang bằng với điều kiện ở đây – Nike. Hay ở ngay Portland này. Nhưng đó là mục tiêu đúng đắn mà chúng ta đang hướng đến.”

Bày tỏ lập trường của chính phủ Hoa Kỳ đối với vấn đề nhân quyền như là một điều kiện tiên quyết để Cộng Sản Việt Nam có thể được xem xét nhằm được gia nhập Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương TPP, thông điệp của tổng thống Obama cũng chính là một lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với CSVN  rằng:

"Nếu một quốc gia muốn tham gia vào hiệp định này, quốc gia đó phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cao hơn. Nếu không đáp ứng, quốc gia đó sẽ bị loại. Việt Nam, hay bất kỳ quốc gia thành viên nào khác trong hiệp định này không đáp ứng được các đòi hỏi đó, họ sẽ phải gánh chịu các hậu quả tương ứng. Nếu phá vỡ các quy định, quốc giá đó sẽ phải gánh chịu các hậu quả thực sự. Điều này tốt cho các doanh nghiệp và người lao động tại Hoa Kỳ, bởi vì chúng ta đã có những tiêu chuẩn cao hơn so với nhiều nơi khác trên thế giới, giúp tạo ra một sân chơi bình đẳng.”

Vậy nên, tình trạng nhân quyền Việt Nam hiện vẫn đang tiếp tục tồi tệ, với rất nhiều những vụ đàn áp, bắt bớ giam cầm các nhà hoạt động nhân quyền và những tiếng nói đối lập trong thời gian qua với những bản án hết sức man rợ, rõ ràng đã khiến cho cơ hội để cộng sản Việt Nam được trở thành thành viên của TPP càng trở nên mong manh hơn bao gờ hết.

3. Liệu Việt Nam sẽ đổi mới toàn diện như các nước cộng sản Đông Âu trước đây, sẽ thay đổi hẳn thể chế chính trị từ độc tài đảng trị thành chế độ dân chủ đa nguyên, sau khi gia nhập Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương TPP.

Một số nhà hoạt động nhân quyền trọng nước cho rằng nên ủng hộ việc Việt Nam gia nhập TPP bởi đây là cơ hội bằng vàng để Việt Nam thoát khỏi mọi ảnh hưởng cả kinh tế lẫn chính trị từ phía Trung Cộng và là một dịp may để Việt Nam có thể giữ vẹn toàn lãnh thổ, lãnh hải, để có thể thoát khỏi thảm họa Hán Hóa khi trở thành một đồng minh của Mỹ. Và một khi Việt Nam đã hội nhập vào cộng đồng các quốc gia dân chủ, đã gia nhập vào sân chơi thì nhất định Việt Nam phải cải cách dân chủ, phải tôn trọng nhân quyền, tôn trọng các tiếng nói đối lập và phải tôn trọng quyền lợi của người lao động.

Tuy nhiên, cũng rất nhiều người đã nhận định một cách sáng suốt rằng, nếu được gia nhập TPP, chế độ CSVN lại sẽ tiếp tục đàn áp bắt bớ đối lập như kịch bản từng xảy ra sau khi gia nhập WTO. Thậm chí, ngay khi Việt Nam đã được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc rồi và hiện đang là thành viên thường trực của Hội Đồng Nhân QUyền Liên Hiệp Quốc thì Việt Nam vẫn ngang nhiên chà đạp lên các hiệp định mà họ đã ký kết tình. Tình trạng nhân quyền Việt Nam vẫn đang tiếp tục tồi tệ bởi những thủ đoạn đàn áp, bắt bớ tinh vi và có hệ thống, vẫn tiếp tục dàn dựng các kịch bản một cách trắng trợn để truy tố, giam cầm các nhà hoạt động nhân quyền bằng các tội danh hoặc "trốn thuế" hoặc "gây rối trật tự công công với hai xe đi hàng ba". Mặc dù gần đây phía nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có cố tình bày tỏ thiện chí với cộng đồng quốc tế bằng cách "trả tự do và cho đi Mỹ chữa bệnh" đối với các nhà hoạt động nhân quyền Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, cũng như việc phóng thích người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, hay cho người tù lương tâm Đinh Đăng Định về nhà để chết sau khi đã ra tay đầu độc tiếng nói đối lập này, hay gần đây là việc trả tự do trước thời hạn cho tù nhân lương tâm Lê Thanh Tùng... xét cho cùng cũng chỉ là hành động "chịu đấm ăn xôi"của cộng sản như là một bản chất cố hữu của người cộng sản mà thôi. Người Việt Nam chúng ta đã mặc lừa cộng sản quá nhiều lần rồi, nhất định chúng ta sẽ không còn quá ấu trĩ để tiếp tục bị chúng lừa bịp thêm nữa.

Do vậy, về phía người dân Việt Nam trong và ngoài nước, chúng ta cần có thái độ dứt khoát và trách nhiệm trong vấn đề này. Chế độ độc tài toàn trị do đảng cộng sản Việt Nam cầm đầu hoàn toàn không xứng đáng gia nhập TPP. Chúng ta chỉ có thể ủng hộ Việt Nam gia nhập TPP khi và chỉ khi Việt Nam là một nước dân chủ đa nguyên và mọi quyền lực thực sự nằm trong tay người dân, mọi vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia, đến vận mệnh của dân tộc đều do người dân quyết định chứ không phải do nhóm lợi ích, độc quyền cai trị đất nước và ngồi xỗm trên pháp luật quyết định như trong chế độ cộng sản hiện nay.

Trong dịp gặp Tổng Thống Obama tại tòa Bạch Ốc vào ngày 7 tháng 7 tới đây, chắc chắn tổng Trọng, một tên trùm cộng sản Việt Nam sẽ đi bằng đầu gối để van xin chính phủ Hoa Kỳ ban cho Cộng Sản Việt nam một ân huệ được gia nhập TPP nhằm cứu lấy chế độ cộng sản đang trên đà sụp đổ. Nhưng cộng đồng người Việt Quốc Gia tại Hoa Kỳ cũng như trên toàn thế giới chắc chắn sẽ ngăn chặn mọi hành vi sớm đầu tối đánh của cộng sản trong nổ lực tiếp tục lừa bịp chính phủ Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế, nhằm kéo dài sự độc tôn thống trị đất nước của tập đoàn cộng sản Việt Nam.

Boston, Massachusetts, ngày 5 tháng 7 năm 2015.


Nguyễn Thu Trâm, 8406
__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?B?QuG6rkMgS+G7siB

Monday, July 13, 2015

Sẽ đến phiên VN, ai có tiền nên rút gấp.......ĐẾ QUỐC CS TÀU CHỆT SỤP ĐỔ & HY-LẠP KHÁNH TẬN .... !!!!


On Saturday, July 11, 2015 12:03 PM, NhanNguyen <> wrote:

                                          Sẽ đến phiên VN, ai có tiền nên rút gấp
----- Original Message -----
From: Mike Duong
Subject:                ĐẾ QUỐC CS TÀU CHỆT SỤP ĐỔ &
                    HY-LẠP KHÁNH TẬN .... !!!! ....

HY LẠP KHÁNH TẬN, TRUNG CỘNG LẬN ĐẬN.
- Trương Minh Hòa-  
   Đế quốc  Trung Cộng tan rã không vì chế độ chính trị bá quyền mà sụp đổ vì

              thị trường chứng khoán , tài chánh và kinh tế tuột dốc thê thảm.



    Mặc dù ngân hàng trung ương Trung Cộng vừa bơm vô 20 tỷ Mỹ Kim để cứu nguy cho tình trạng chảy máu tiền tệ và chứng khoán, nhưng chứng khoán Trung Cộng bị mất giá tới 30% chỉ trong vòng 3 tuần, là con số kỷ lục thua lỗ cao nhứt từ ngày áp dụng lối quản lý kinh tế Dị Mô:" lấy kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

    Như vậy, tình tới ngày hôm nay, sau khi Hy Lạp trưng cầu dân ý" tạ từ khối Liên Âu" thì Trung Cộng đã bị mất khoản 3 ngàn tỷ Mỹ Kim mà không thể gở gạc như câu" thua me gở bài cào", vì nguyên do xuất phát từ phương xa, nằm ngoài vòng kiểm soát của đảng và nhà nước

Tuy nhiên đây là hậu quả chính sách bành trướng toàn cầu đầy tham vọng, Trung Cộng thò bàn tay lông lá khắp nơi qua các đạo quân" kinh tài", xâm nhập các nước, trong đó mục tiêu là nhắm vào" các nước tư bản phản động" ở Âu Châu, Mỹ, Úc…nên khi các nước nầy có vấn đề suy thoái, khủng hoảng, là Trung Cộng lãnh hậu quả do chính Hán tộc gây ra, như câu " giáo Tàu đâm Chệt". Trung Cộng tính già hóa non, như anh chàng nhà quê, khi vô sòng bạc Casino, thấy bàn Roulet mà tưởng bở, rải tiền nhiều nơi, cho là chắc ăn, nhưng khi vòng quay chấm dứt, là hầu hết những nơi đặt tiền bị vùa láng..


    Mặc dù nhà nước Trung Cộng chỉ thị cho Ngân Hàng Trung Ương bơm vô cứu cấp tạm thời 20 tỷ Đô La, nhưng xem ra thì tình hình nguy ngập về tài chánh và kinh tế của đệ nhị SIÊU CƯỜNG kinh tế nay đã đến lúc CƯƠNG XÌU càng xìu hơn là cương.

Trong cuộc khủng hoảng Hy Lạp,  khi mà tình hình Hy Lạp vẫn chưa giải quyết, toàn thể hệ thống ngân hàng Hy Lạp vẫn đóng cửa, chỉ còn các máy ATM, chỉ cho phép một trương chủ rút tối đa là 60 Âu Kim một ngày. Kinh tế Hy Lạp trở thành hoang phế, tình trạng kinh doanh thê thảm, nhứt là lãnh vực khách sạn, du lịch thì vắng bóng khách như chùa Bà Đanh. Người dân sống cầm hơi, nhà giàu thì lo tiền ký thác có thể không cánh mà bay khi Hy Lạp tuyên bố phá sản. Nhưng chỉ có những người thiếu nợ ngân hàng, mua nhà là" thanh tâm trường khoái trá".

    Chủ nợ là khối Liên Âu, Quỷ tiền tệ Quốc Tế IMF thì không chấp nhận cho Hy Lạp vay thêm, sau những biện pháp thương lượng thất bại. Chính phủ cánh tả Hy Lạp chạy đôn chạy đáo, kể cả nhờ Nga giúp, nhưng tổng thống Putin thì làm ngơ, trong khi bị cấm vận, kinh tế xuống dốc, thì không dại gì gánh thêm tên cà lơ phất phơ Hy Lạp vô mà mang họa. Các chủ nợ không còn kiên nhẫn chờ đợi nên đã ra tối hậu thơ cho Hy Lạp là trong 5 ngày nữa, nếu không giải quyết nợ hay những giải pháp khả thi, thì Hy Lạp bị phá sản.

    Tin nầy làm cho bạo quyền Trung Nam Hải ăn ngủ không yên, vì mỗi ngày Hy Lạp chưa ổn định là chứng khoán Trung Cộng rớt theo các nước có giao dịch với Liên Âu, sử dụng đồng Âu Kim. Hiện nay Trung Cộng đã cạn tiền nên phải dùng tiền của những nhà đầu tư người Hoa để cứu nguy và bù vào thua lỗ chứng khoán. Trong khi thị trường địa ốc là xương sống của xã hội chủ nghĩa thì bị phá giá gần phân nửa.

    Nước Úc quan hệ kinh tế với Trung Cộng, mặt hàng xuất cảng thu nhiều lợi nhuận là thép, nhưng giá thép tuột từ 180 Úc Kim/tấn vào năm 2011, nay chỉ còn dưới 50 Úc Kim, thấp nhứt từ 4 năm qua. Công ty hầm mỏ Atlas thừa nhận là họ mất tới 24% số lượng bán thép cho Tàu và đồng Úc Kim cũng theo sự khủng hoảng kinh tế, nhứt là biến cố Hy Lạp, nay 1 Úc Kim = 0,74 Mỹ Kim, khiến các nhà đầu tư lo lắng và dân Úc giảm bớt chi tiêu, du lịch trước tình trạng kinh tế bất ổn. Do tác hại khủng hoảng Hy Lạp, tác động mạnh vào tên Sen Đầm kinh tế Bắc Kinh, nên Trung Cộng đành phải giảm đầu tư tại Úc, hầu tránh thiệt hại nặng nề thêm.

    Thêm một ngày chờ đợi là Trung Cộng mất thêm tiền, nhưng Hy Lạp là vấn đề kinh tế nan giải, bắt nguồn từ 5 năm qua, nay chứng ung thư kinh tế đã tới thời kỳ chót, nên sự ra đi khỏi khối Liên Âu là điều nằm trong sự tiên đoán của mọi người. Thế giới đang chờ tới chủ nhật tới thì mới có thể biết Hy Lạp ra sao và dĩ nhiên là Trung Cộng cũng lo sợ những điềm xấu có khả năng xảy ra ngay tại Hoa Lục, do tác động Hy Lạp và thua lỗ khó tránh khỏi do nhà nước Trung Cộng rải tiền tại nhiều nước, với mưu đồ là dùng tiền khuynh đảo chính trị các nước bằng lực lượng kinh tài toàn cầu. 

Nhưng tham thì thâm, mưu sự tại Trung Cộng mà thành sự tại các nước" tư bản phản động". Cho nên đây có thể là cuộc phản công kinh tế có bài bản mà Độc Cô Cầu Bại dàn dựng một cách tinh vi bằng khủng khoảng nợ nần tại Hy Lạp, là bàn đạp làm rụi cả nền kinh tế Trung Cộng, làm vở mộng bá chủ toàn cầu. Nếu tình trạng Hy Lạp kéo dài, cứ thương lượng và chờ đợi tiền, cứu cấp, thì Trung Cộng càng thua lỗ hơn nữa, tình hình nầy làm cạn kiệt ngoại tệ và nhân dân kéo tới ngân hàng trong nước rút tiền, thì Trung Cộng có thể là một Hy Lạp ở Á Châu. 

Hãy chờ xem những biến chuyển tài chánh ở Hy Lạp và thị trường chứng khoán Wall Street, Hong Kong, Shanghai…  để biết tỏ tường ....   Ở Việt Nam thì đồng bào nên đến các ngân hàng nhanh đi , cấp tốc đi để rút tiền ra lẹ lên , kẻo không thì không thoát khỏi tai họa thảm khốc đang chực chờ bởi vì một khi các thị trường và nền kinh tế của CS Trung quốc Tàu Chệt bị sụp đổ tan nát be bét thì dĩ nhiên các thị trường và nền kinh tế của Việt Nam cũng sẽ bị sụp đổ , khủng hoảng và tan nát be bét như Chí Sỹ Trần Trọng Miên đã báo động và đã cho đồng bào VN biết từ mấy năm trước đây !!!! Vì vậy , đồng bào ở VN hãy đến các ngân hàng mà lấy tiền ra , rút hết tiền ra lẹ lên , nhanh lên , mau lên kẻo không thì không kịp !!!!!!!! .... 

               DẬY MÀ ĐI HỠI ĐỒNG BÀO ƠI - DẬY MÀ ĐI HỠI ĐỒNG BÀO ƠI !!!
                        TỔ QUỐC ĐANG CHỜ TA - TỔ QUỐC ĐANG GỌI TA  !!!
                       DẬY MÀ ĐI HỠI ĐỒNG BÀO ƠI !!! DẬY MÀ ĐI HỠI ĐỒNG BÀO ƠI !!!!
     HÒ DÔ TA LÀ HÒ DÔ TA !! HÒ DÔ TA LÀ HÒ DÔ TA !!!!  HÃY VÙNG LÊN - HÃY VÙNG LÊN !!!!!!!!

Trương Minh Hòa.
08.07.2015






=


Chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ
 

Nguyễn Đình Phùng
Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể đã và đang xảy ra, nhanh chóng hơn tất cả những tiên đoán từ trước đến nay! Những diễn tiến dồn dập xảy đến trong khoảng thời gian gần đây cho thấy Hoa Kỳ đã sửa soạn cho một bối cảnh xung đột với Trung Hoa và có thể đã cho bắt đầu một chiến dịch để triệt hạ quốc gia đối thủ là Trung Hoa, càng ngày càng ra mặt để khiêu khích Hoa Kỳ, bất chấp hậu quả!

Cuộc chiến tranh này không bắt đầu bằng những đụng độ quân sự qui ước như những chiến tranh trước đây trong lịch sử, nhưng khởi sự bằng kinh tế và đặc biệt bằng cyberwarfare, chiến tranh vi tính! Và những biến chuyển của tuần lễ vừa qua, đặc biệt là sự sụp đổ thị trường chứng khoán của Trung Hoa, đã đưa đến nghi vấn có phải Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến lược triệt hạ Trung Hoa về mặt kinh tế bằng cách nhúng tay vào việc sụp đổ thị trường chứng khoán này của Trung Hoa?

Ngày thứ sáu 3 tháng 7 vừa qua, chỉ số về stock của Trung Hoa là Shangai Composite Index mất đi 5.8% đứng ở mức 3687. So với ngày 12 tháng 6, chỉ số này đứng ở mức 5166, có nghĩa chỉ trong vòng 3 tuần lễ, stock của Trung Hoa đã mất đi 29% giá trị. Sự sụp đổ nhanh chóng này đã làm mất đi 2.7 trillion tức 2700 tỷ Mỹ Kim giá trị của chứng khoán Trung Hoa. Và sự mất mát này đã đổ trên đầu của hàng trăm triệu gia đình dân Tàu, mấy năm nay đã đổ xô như điên cuồng vào việc chơi stock để làm giàu nhanh chóng, nay mất hết cơ nghiệp và tài sản vì sự sụp đổ này! 

Thị trường chứng khoán Shangai có 112 triệu trương mục, thị trường chứng khoán tại Shenzhen có 142 triệu trương mục. Chỉ trong mùa xuân năm 2015 mỗi thị trường đã có thêm 20 triệu accounts do dân Tàu nhảy vào chơi stock! Khác với Hoa Kỳ, hiện nay cá nhân ít chơi stock, tại Trung Hoa 4/5 các trương mục trên thị trường chứng khoán hai nơi là của tư nhân, do dân Tàu giới trung lưu có ít tiền vốn để dành nhảy vào chơi stock kiểu đánh bạc, ăn thua đủ! Nay với stock sụp, cả trăm triệu người mất tiền hay sạt nghiệp. Trường hợp này còn lớn lao hơn thời sụp đổ của Wall Street thập niên 30’s dẫn dắt đến tai họa Great Depression cho Hoa Kỳ và toàn cầu.

Lý do thiệt hại nặng là dân Tàu chơi stock kiểu margin rất nhiều, có nghĩa đi vay để chơi stock, chỉ cần bỏ ra 10 – 20% vốn, phần còn lại đi vay của ngân hàng hay công ty đầu tư. Khi stock lên, chơi kiểu margin này lời lớn. Nhưng khi stock xuống, sẽ bị trường hợp gọi là margin call, khi giá trị stock xuống nhiều và nhanh, công ty đầu tư sẽ bắt châm thêm tiền vào, nếu không có, sẽ đương nhiên bị bán số stock đang có và tiền vốn bỏ ra lúc đầu sẽ mất sạch! Như thế, chơi stock kiểu đi vay margin rất nguy hiểm và như tuần lễ vừa qua tại Thượng Hải, khi stock đã mất đi gần 1/3 giá trị, hàng trăm triệu dân Tàu chơi stock kiểu margin này mất hết, tán gia bại sản!

Trong ba tuần lễ qua, Ngân Hàng Trung Ương tại Bắc Kinh đã tìm cách cứu thị trường chứng khoán Tàu bằng cách hạ lãi xuất, giảm bớt luật lệ hạn chế.v.v., nhưng không đi đến đâu. Các công ty lớn của Trung Hoa cũng tung tiền vào để mua stock nhằm giữ giá trị và Hiệp Hội Chứng Khoán của Trung Hoa, do chính quyền kiểm soát, cũng dự định sẽ tung tiền vào đến mức 120 tỷ nhân dân tệ hay renminbi, tương đương với 19.4 tỷ Mỹ Kim. Nhưng con số này được coi là quá ít ỏi, khó lòng làm thị trường chứng khoán tại Thượng Hải và tại Shenzhen đứng vững được. Có thể sẽ lên được vài ngày nhưng nhiều phần sẽ tiếp tục đi xuống.

Một trong những lý do stock của Tàu xuống nhiều và nhanh như vậy vì các công ty đầu tư đổ xô vào để bán short – selling, tức vay tiền để bán stock đi. Khi giá xuống nhiều sẽ mua lại để trả cho chủ nhân và kiếm lời bằng tiền sai biệt. Với kiểu bán stock short này, các công đầu tư kiếm lợi nhiều và làm giá xuống còn nhanh hơn!

Chính quyền Tàu hiện đang la hoảng vì short selling này của các công ty đầu tư ngoại quốc, đặc biệt là của Hoa Kỳ. Công ty đầu tư của Wall Street bị vạch mặt chỉ tên là Morgan Stanley, đã dùng phương cách short selling để kiếm lời tối đa. Nhưng câu hỏi sau hậu trường là các công ty đầu tư của Hoa Kỳ đã có sự khuyến khích hay giúp đỡ nào không của chính quyền Obama để lũng đoạn thị trường chứng khoán Trung Hoa, cũng như làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, gây ra sụp đổ toàn diện cho stock market của Trung Hoa?

Dĩ nhiên tình trạng thị trường chứng khoán của Trung Hoa sụp đổ là chuyện không sớm thì muộn cũng xảy ra. Lý do là kinh tế Trung Hoa đã chậm đi nhiều, mức tăng trưởng trước kia từ 15 – 20%, nay chỉ còn 7% và năm nay 2015 sẽ còn xuống nhiều hơn. Với quả bóng địa ốc vỡ tan, khi các thành phố xây cất thành thành phố ma, các mall vĩ đại không một bóng người, các building xây cất bỏ không vì không có ai thuê, kinh tế Trung Hoa đang sụp đổ. Nhưng chỉ vì chính quyền cộng sản tìm đủ cách để ếm nhẹm và bịp bợm các nhà đầu tư ngoại quốc, hậu quả của quả bóng địa ốc vỡ nổ chưa lan rộng lắm. Nhưng kế tiếp cho sự tan vỡ kinh tế của Trung Hoa chính là thị trường chứng khoán như việc sụp đổ trong ba tuần lễ vừa qua, chính quyền Trung Hoa không che dấu nổi!

Có thể nói thời điểm cho thị trường chứng khoán của Trung Hoa tan vỡ đã chín mùi, bắt buộc phải xảy ra kế tiếp cho quả bóng địa ốc vỡ tan. Và các công ty đầu tư Wall Street đã đánh hơi và tính toán đúng để nhảy vào lũng đoạn và giúp cho thị trường chứng khoán Tàu sụp nhanh hơn bằng kiểu short selling! Nhưng bàn tay của chính quyền Hoa Kỳ có thể đứng đằng sau giật dây là chuyện nhiều phần đã xảy ra! Lý do là gần đây chính quyền Obama đã hứa hẹn là sẽ trả đũa Trung Hoa về tội dùng hacking để lấy tài liệu cá nhân của hơn 4 triệu nhân viên làm việc trong chính quyền. Và tuy không nói ra, chính quyền Obama có thể đã dùng việc hacking vào chính các cơ sở của Trung Hoa và tại thị trường chứng khoán Thượng Hải để giúp cho thị trường stock này của Tàu sụp nhanh hơn?!!

Một khi quả bóng địa ốc vỡ tan và thị trường chứng khoán bị sụp, kinh tế sẽ đi vào suy thoái nặng nề. Trường hợp Nhật Bản thập niên 80’s đã có kinh nghiệm này và mất đến hơn 20 năm vẫn chưa ra khỏi được suy thoái. Dĩ nhiên các chiến lược gia của Hoa Kỳ cũng hy vọng lịch sử sẽ tái diễn với Trung Hoa đi vào suy thoái nặng và mất đi tiềm năng kinh tế với việc sụp đổ vừa qua. 

Trong chiến lược kinh tế tầm xa hơn, chính quyền Obama đã thành công khi cả 2 viện tại Quốc Hội đã thông qua luật để Obama thương thảo nhanh chóng cho thỏa ước mậu dịch Thái Bình Dương TPP, Trans Pacific Partnership. Đây là đòn để triệt hạ kinh tế Trung Hoa về lâu về dài, với Hoa Kỳ và các nước Thái Bình Dương khác, trong đó có Việt Nam, trao đổi mua bán với nhau và gạt hẳn Trung Hoa ra ngoài!

Điểm quan trọng của thỏa ước mậu dịch TPP này là Hoa Kỳ đã nhắm vào Việt Nam. Lý do là trong 12 quốc gia hợp thành tổ chức mậu dịch này, quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất về mậu dịch và đầu tư là Việt Nam. Và Hoa Kỳ đã dùng việc thông qua thoả ước mậu dịch TPP, hy vọng sẽ hoàn tất vào năm đến để tách rời Việt Nam ra khỏi quĩ đạo của Trung Hoa và thành đồng minh của Hoa Kỳ.

Lý do để Hoa Kỳ mong muốn và tìm đủ cách để kéo Việt Nam từ bỏ chuyện đi hàng đôi và trở thành đồng minh với Hoa Kỳ nằm trong hai chữ: Cam Ranh! Trong chiến lược kiềm tỏa Trung Hoa về mặt quân sự, vị thế đặc biệt của Cam Ranh nắm giữ tầm quan trọng bậc nhất với Ngũ Giác Đài. Phi Luật Tân đã mong muốn Hoa Kỳ trở lại Subic Bay tái lập căn cứ quân sự tại đây, nhưng Subic Bay không thể sánh với Cam Ranh về vị thế chiến lược hàng đầu được.

Một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Cam Ranh sẽ trấn áp được hạm đội tiềm thủy đĩnh nguyên tử của Trung Hoa hiện đang đặt tại đảo Hải Nam. Hải quân Hoa Kỳ ở Cam Ranh sẽ giữ cho biển Đông Hải tự do giao thông, không e dè gì về việc Trung Hoa đang cho xây cất các hòn đảo nhân tạo làm phi đạo và thiết lập các căn cứ quân sự trên quần đảo Hoàng Sa, kiểm soát toàn thể vùng biển Đông. Hơn nữa căn cứ Cam Ranh sẽ giúp cho Hoa Kỳ tạo thành vòng đai nguyên tử bao vây Trung Hoa với các phi đạn gắn đầu đạn nguyên tử tầm gần loại Pershing như đã đặt tại Âu Châu thời chiến tranh lạnh, không cần đến hoả tiễn liên lục địa bắn đến Trung Hoa lâu hơn!

Tập Cận Bình đã đi sai một nước cờ khi cho kéo giàn khoan vào hải phận của Việt Nam và tạo nên làn sóng chống Tàu năm ngoái. Việc Hoa Kỳ cho chiếu các video với đài CNN thu hình chuyện Trung Hoa cho lập đảo nhân tạo và xây phi đạo cho phản lực cơ quân sự gần Hoàng Sa là sự cố ý của chính quyền Obama, trước hết để đánh thức dư luận dân chúng Hoa Kỳ về hiểm họa Trung Hoa, nhưng cũng là để lôi dienViệt Nam ra khỏi quĩ đạo Tàu và đi hẳn với Hoa Kỳ.

Những diễn biến gần đây tại Việt Nam cho thấy chiến lược này của Hoa Kỳ đang thành hình. Trước hết một loạt các yếu nhân của Hoa Kỳ đã sang Việt Nam trong vài tháng nay như bộ trưởng quốc phòng Aston Carter, chủ tịch ủy ban quân lực tại Thượng Viện John McCain và gần đây nhất vào lễ quốc khánh Hoa Kỳ 4 tháng 7 là cựu tổng thống Bill Clinton. Clinton có thể là người đại diện cho Obama để thương thảo và đi đến thỏa thuận sau cùng về việc Việt Nam thành đồng minh của Hoa Kỳ và cho thiết lập căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Cam Ranh. 

Đồng thời trong tuần này, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng sẽ đi với phái đoàn chính phủ hàng 150 người sang Hoa Kỳ và sẽ gặp Obama. Nguyễn Phú Trọng không phải là chủ tịch nước nhưng được tòa Bạch Cung phá lệ để tiếp đón như thủ lĩnh quốc gia. Điều này cho thấy tay này đã đi theo phe thân Hoa Kỳ và gạt bỏ được Chủ tịch Trương Tấn Sang được coi như phe thân Tàu.

Một nhân vật theo phe thân Tàu là đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng không có tên trong phái đoàn sang Hoa Kỳ vào giờ chót. Tin chính thức của chính phủ cộng sản là Phùng Quang Thanh chữa bệnh tại Pháp, tuy có tin đồn không kiểm chứng được là tay này bị ám sát khi sang đến Pháp?

Tất cả những diễn biến này cho thấy Hoa Kỳ đã thành công trong việc lôi kéo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo của Trung Hoa và nhiều phần sẽ được thoả thuận để lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh, có thể sau chuyến Obama sang thăm Việt Nam vào tháng 11 năm nay.

Tuy nhiên điều quan trọng đối với Việt Nam là việc phải thương thảo để Hoa Kỳ ký kết một hiệp ước hỗ tương phòng thủ như Hoa Kỳ đã ký kết các hiệp ước này với Nhật Bản và Phi Luật Tân trước đây. Thực sự gọi là hỗ tương phòng thủ, nhưng điều đó có nghĩa Hoa Kỳ sẽ nhẩy vào bảo vệ Việt Nam một khi bị Trung Hoa tấn công. Vì phản ứng của Trung Hoa trước thế kiềm tỏa và chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ sẽ làm cho Việt Nam ở vào thế nguy hiểm dễ dàng bị Trung Hoa tấn công và xâm lăng. Chỉ một khi có được hiệp ước hỗ tương phòng thủ với Hoa Kỳ và căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Cam Ranh thiết lập xong xuôi, lúc đó Việt Nam mới ở vào thế an toàn trước đe dọa của Trung Hoa được.

Tóm lại, chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ đã thành hình và đã bắt đầu được thi hành, về phương diện kinh tế cũng như quân sự. Điều tốt nhất cho toàn cầu vẫn là Trung Hoa suy yếu và tan rã một khi dân chúng Tàu bị khó khăn kinh tế và thất nghiệp nổi loạn và thay đổi được chính quyền cộng sản Trung Hoa hiện tại. 

Cũng như Việt Nam một khi đi với Hoa Kỳ, sẽ phải chịu điều kiện để đi đến dân chủ hóa, nếu muốn hưởng lợi do thỏa ước mậu dịch TPP và được chiếc dù quân sự của Hoa Kỳ bảo vệ với căn cứ Hoa Kỳ tại Cam Ranh. Các chuyện này tuy còn xa vời nhưng điều gì cũng có thể xảy ra được. Và thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời rõ ràng nhất!

5 tháng 7 , 2015

Nguyễn Đình Phùng

www,nguyendinhphung.com
__._,_.___

Posted by: Nghiem Do 

















__._,_.___

Posted by: Khai Vo

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List