Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, May 10, 2014

Làm cách nào chứng tỏ chó có răng?


Làm cách nào chứng tỏ chó có răng?
Ngô Nhân Dụng

Ðảng Cộng sản Trung Hoa mang giàn khoan tới ngự giữa vùng biển nước ta, khi bị phản đối thì họ làm như không nghe, không hiểu; rồi chính họ lại la làng. Trong một cuộc nói chuyện ở cấp cao nhất, giữa các bộ trưởng ngoại giao; khi ông Phạm Bình Minh gọi điện thoại cho ông Dương Khiết Trì than phiền về việc công ty CNOOC chiếm ngự vùng biển Việt Nam, Dương Khiết Trì đã “kêu gọi phía Việt Nam ngừng quấy nhiễu các hoạt động của các công ty Trung quốc ở khu vực quần đảo Tây Sa,” theo bản tin Tân Hoa Xã. Người Việt Nam gọi đó là “Vừa cướp vừa la làng;” hoặc “Vừa đánh trống đánh trống vừa ăn cướp.”

Trung Cộng đã chiếm Hoàng Sa từ năm 1974, người Trung Hoa đặt tên là Tây Sa. Ông Dương Khiết Trì còn dạy dỗ ông Phạm Bình Minh rằng: “Quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ Trung Quốc và không có tranh chấp ở đó.” Trong khi ông Dương Khiết Trì trách mắng người Việt Nam “quấy nhiễu” công việc làm ăn của công ty CNOOC thì Hoàn Cầu Thời Báo, một cơ quan ngôn luận của Cộng sản Trung Hoa lên tiếng đe dọa sẽ “dạy cho Việt Nam một bài học” nếu cản trở chuyện tìm kiếm dầu của CNOOC. 

Năm 1979, Trung Cộng đã “dạy cho Việt Nam một bài học” một lần rồi; sau khi ông Lê Duẩn dại dột theo Nga chống Tàu. Không những thế, Lê Duẩn còn dại dột sửa Hiến Pháp, hung hăng xác nhận ngay trong lời nói đầu rằng Trung Quốc (cùng với Pháp, Mỹ) là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam. Trên thế giới chưa có một quốc gia nào ngu ngốc đến mức kể tên các quốc gia thù nghịch công khai ngay trong bản Hiến Pháp như vậy.

Nhưng đám con cháu của ông Lê Duẩn bây giờ thì ngược lại, lúc nào cũng nhún nhường, nếu không phải là khúm núm khi đối diện với thiên triều. Trước cảnh vùng biển nước mình bị xâm phạm trắng trợn, ông Phạm Bình Minh vẫn còn xác định “...luôn thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác theo đúng nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước...” Ðàm phán, đối thoại thế nào được khi người đối diện hoàn toàn không nghe mình nói gì cả? 

Trước cảnh chiến thuyền Trung Cộng kèm sát hai bên, đâm thẳng vào tàu cảnh sát biển của nước mình, ông Phạm Bình Minh vẫn còn nhấn mạnh đến những chữ “tin cậy, hợp tác;” chỉ dám than phiền rằng hành động cướp biển này “ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước!” Trong lúc toàn dân phẫn nộ, hô nhau đi biểu tình, thì ông bộ trưởng ngoại giao chỉ dám nói đến mối lo “tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam.” Còn công an của chế độ thì vẫn lo bắt giam Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Ðối với dân thì đàn áp, với ngoại bang thì run rẩy.

Thái độ nhún nhường, rụt rè như “gà phải cáo” này chắc chắn không có hiệu quả. Không những thế, còn làm cho đối phương khinh thường và làm tới nữa. Ðảng Cộng sản Việt Nam đã chịu nhịn nhục như vậy từ năm 1992, khi Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Ðồng kéo nhau sang Thành Ðô xin quy phục, mong được tha thứ cho những lầm lỗi đã phạm thời Lê Duẩn.

Trong các vụ tranh chấp ở Biển Ðông, thay vì liên kết với các nước Ðông Nam Á khác để đối phó với Trung Cộng, Cộng sản Việt Nam lại hoàn toàn theo đường lối của Bắc Kinh là chỉ thương thuyết giữa hai nước mà thôi. 

Trong hai năm qua, Trung Cộng đã cướp những hòn đảo của Philippines và Malaysia; thay vì phản ứng tập thể cùng hai quốc gia đồng hoạn nạn, hoặc ít nhất lên tiếng bày tỏ mối quan tâm, chính quyền Hà Nội hoàn toàn im tiếng.

 Năm nay, khi Philippines làm đơn kiện “Ðường Chín Ðoạn” của Trung Quốc trước tòa án quốc tế, Manila yêu cầu hỗ trợ nhưng Hà Nội vẫn làm ngơ! Thái độ “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” này đưa tới hậu quả bây giờ.

 Không một nước nào lên tiếng bênh vực nước ta khi bị Trung Cộng bắt nạt trắng trợn. Không những “bình chân như vại” khi các nước láng giềng bị Trung Cộng đè nén, chính quyền cộng sản còn cúi đầu nhịn nhục ngay cả khi ngư dân Việt mình bị người Trung Quốc cướp, phá. 

Thay vì rút đại sứ của mình về nước và gọi đại sứ Trung Quốc đến mắng vào mặt, chính quyền Hà Nội lại chỉ phản đối nhẹ nhàng ở cấp thấp nhất, làm như các hành động cướp bóc, xâm lấn đó chỉ là những xung đột địa phương. Chắc chắn giới lãnh đạo Bắc Kinh cũng như dân chúng Trung Hoa coi thái độ chịu nhịn nhục nhã này là dấu hiệu yếu ớt, yếu ớt và hèn hạ. Tự nhiên, họ phải tiếp tục “được đằng chân lân đằng đầu;” đưa tới cảnh CNOOC lộng hành.

Phải chấm dứt thái độ cúi đầu, ngậm miệng nhục nhã đó.

Hành động đầu tiên mà chính quyền Hà Nội có thể làm được là chấm dứt không tuân theo đường lối thương thuyết song phương, một chiến thuật chia rẽ các đối thủ của Bắc Kinh. Phải xin tòa án thế giới xét xử các vấn đề tranh chấp do công ty CNOOC mới gây ra. Dù Bắc Kinh không chịu ra tòa đối chất, nhưng hành động này sẽ đặt họ vào thế yếu. Nhất là khi cuộc tranh chấp diễn ra ở mức độ căng thẳng hơn, có thể đổ máu, thì trước dư luận thế giới Việt Nam sẽ ở thế mạnh hơn.

Ðưa đơn kiện chính quyền Bắc Kinh và công ty CNOOC là một cách phủ nhận lời nói của ông Dương Khiết Trì, khi ông ta nói rằng “không có tranh chấp” ở quần đảo Hoàng Sa. Ðây là một câu nói rất quan trọng, cần phải bác bỏ ngay, và bác bỏ một cách cương quyết; để đặt trên bàn một căn bản pháp lý có lợi cho nước mình.

Dương Khiết Trì nhấn mạnh rằng, “Quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ Trung Quốc và không có tranh chấp ở đó,” vì một lý do: Luật biển quốc tế xác định khi một vùng biển đang ở trong tình trạng tranh chấp giữa nhiều quốc gia thì không nước nào được phép khoan dầu khí trong đó.

Bây giờ, người Việt Nam phải chứng tỏ cho cả thế giới thấy và hiểu rằng quần đảo Hoàng Sa, bản đồ thế giới gọi là Paracels, đã là một vùng “có tranh chấp” từ năm 1974 đến nay. Cho nên, việc công ty CNOOC đem giàn khoan tới đó là bất hợp pháp.

Chứng minh Paracels đang nằm trong vòng tranh chấp không phải là việc khó. Trung Cộng đã đem chiến thuyền tới chiếm quần đảo này vào Tháng Giêng năm 1974. Các nhân chứng vẫn còn sống. Các tờ báo quốc tế loan tin này vẫn còn đầy trong các thư viện. Phim ảnh cũng sẵn đó, đầy trên các mạng, kể cả phim chiếu cảnh những tù binh Việt Nam Cộng Hòa được Trung Cộng trả về nước.

 Dù chính quyền Bắc Kinh không chịu ra trước tòa, Việt Nam vẫn có thể trình bày tất cả các bằng chứng trên trước tòa án và trước dư luận thế giới. Dù các trọng tài không xác định ngay rằng Hoàng Sa thuộc chủ quyền nước ta, thì ít nhất cũng phải công nhận đây là một vùng biển đang có tranh chấp. Một khi đã xác định tính chất tranh chấp rồi, thì mọi hành động của CNOOC hay các công ty Trung Quốc khác ở vùng này đều bất hợp pháp.

Không những thế, trước tòa án và dư luận quốc tế, địa điểm mà CNOOC đang bố trí giàn khoan HD-981 trong “lô 143” ở vùng biển Paracels rõ ràng là bất hợp pháp, ngay cả khi giả thiết rằng quần đảo Paracels có thể thuộc quyền của Bắc Kinh. Vì “lô 143” này hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 120 hải lý từ bờ biển tỉnh Quảng Ngãi của Việt Nam. 

Trong khi đó, giàn khoan HD-981 cách đảo Tri Tôn hơn 18 hải lý. Mà theo Quy ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UN Convention on the Law of the Sea) thì “hải phận” của các hòn đảo nhỏ không người ở như thế chỉ được kể là bao gồm vùng biển chung quanh cách hòn đảo 12 hải lý mà thôi. Nghĩa là dù Bắc Kinh cố bám lấy ý kiến “Quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ Trung Quốc” thì việc khai thác HD-981 cũng bất hợp pháp, vì nó ở xa hòn đảo tới 18 hải lý.

Tóm lại, trước khi bàn tới những hành động khác nhằm bảo vệ vùng biển nước ta không cho các công ty Trung Quốc chiếm đoạt, chính quyền Hà Nội phải lập tức đưa vấn đề tranh chấp này ra trước tòa án trọng tài về luật biển. Không lo bị thiệt hại nào hết, mà chỉ có lợi thôi.

Nếu không nhân cơ hội này “làm cho vỡ nhẽ” về vấn đề chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, thì Trung Cộng sẽ cho CNOOC tiếp tục những hành động tương tự như giàn khoan HD-981, ở các lô khác. Họ cố ý tiến từng bước một, đặt cả thế giới trước những tình trạng đã rồi, mở rộng vùng hoạt động theo lối tầm ăn dâu. HD-981 mở đầu cho vết dầu loang, sẽ lan ra xa mãi. Lúc đó thì không còn gỡ được nữa.

Phạm Bình Minh đã dọa Dương Khiết Trì rằng: “Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng.” 

Những lời nói suông đó đã được nhắc đi nhắc lại hàng trăm lần rồi. Dương Khiết Trì bỏ ngoài tai, giống như nghe tiếng chó sủa mãi nhưng biết con chó này không có răng. Bây giờ là lúc đảng Cộng sản Việt Nam phải chứng tỏ dân Việt cũng có răng, dù mới chỉ đưa ra một hàm răng pháp lý.

Theo tin tức quốc tế thì giàn khoan dầu của CNOOC sẽ chỉ hoạt động cho tới Tháng Tám năm nay. Từ đây tới lúc đó, nếu kéo dài được cuộc tranh tụng về pháp lý thì có thể Trung Cộng sẽ có lý do để rút giàn khoan về mà không bị mất mặt. Vùng đáy biển ở Lô 143 đã được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thuê các công ty Mỹ thăm dò từ trước năm 1974. Trong lòng đất có bao nhiêu dầu lửa, hiện nay cũng chưa ai biết chắc. 

Ðối với công ty CNOOC, đây không phải là một món lợi chắc chắn. Nhưng đối với dân tộc Việt Nam, đây là vấn đề chủ quyền và thể diện không thể lùi bước được. Trong ba tháng sắp tới, việc tối thiểu mà chính quyền cộng sản ở Việt Nam có thể làm được là nộp đơn kiện Cộng sản Trung Quốc về vấn đề chủ quyền của tất cả quần đảo Hoàng Sa. Phải bắt đầu quốc tế hóa cuộc tranh chấp này. 

Từ năm 1974 đến nay đảng Cộng Sản đã hoàn toàn ngậm miệng khi Trung Cộng cướp Hoàng Sa. Chính vì thế Dương Thiết Trì mới ngang nhiên nói “không có tranh chấp.” Bây giờ là cơ hội cho đảng Cộng sản mở miệng, sửa chữa lỗi lầm nhục nhã 40 năm đó. Họ chịu trách nhiệm trước lịch sử về nỗi nhục “quốc sỉ” này.




Đảng CS Bất Động Với TC Là Phản Quốc


 
Đảng CS Bất Động Với TC Là Phản Quốc
Vi Anh
Vòi rồng của nước lạ

Nếu Đảng CS “bất động” trước hành động của TC đưa giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 (HD-981) tiến hành khai thác từ ngày 02/5 đến 15/8/2014, ngay bên trong vùng hoàn toàn thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn 119 hải lý- là Đảng phản quốc. Xin nhấn mạnh Đảng CSVN đang độc tài đảng trị toàn diện từ hình thức đến nội dung trên đất nước Việt Nam mà “bất động” (xin nói rõ chữ “bất động” ở đây là không có hành động cụ thể, thiết thực - chớ không phải tuyên bố, phản đối suông chiếu lệ như nước đổ lá môn từ trước tới giờ- là Đảng CSVN phản quốc, thông đồng với Tàu Cộng để cho chúng chiếm đóng lãnh thổ thềm lục địa hoàn toàn thuộc đặc quyền kinh tế và lãnh hải của VN, mà không cần rút một cây gươm, nổ một tiếng súng nào. Chúng còn coi CSVN qua hành động ngang nhiên, ngang ngược khoanh vùng cấm không cho tàu VN vào vùng bán kính 3km 9 xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) mà chúng gọi là hàng không mẫu hạm khai thác dầu khí. Hành động này của TC về hình thức là hành động xâm lăng, chiếm biển, chiếm thềm lục địa, chiếm tài nguyên, xâm phạm chủ quyền của quốc gia dân tộc VN, không thể phản đối suông, phản đối chiếu lệ, vừa nói vừa run với giọng điệu dè dặt, xã giao như hồi trước tới giờ, tàu TC không dám nói tàu TC mà nói “tàu lạ” nữa.

Về nội dung là hành động TC nắn gân CSVN thử coi có dám “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” như CS thường tuyên truyền hay không. TC xâm phạm lãnh hải VN nhưng chỉ nói trong một vùng 3km 9 thôi, và trong thời hạn từ ngày 02/5 đến 15/8. Nếu CSVN phản ứng chiếu lệ yếu xìu bằng lời, băng văn bản như hồi đó tới giờ, thì TC sẽ làm tới. Sau khi thấy VNCS chỉ phản đối bằng lời, mời đại sứ của TC ở Hà nội để trao công hàm phản đối, đại sứ TC coi thường, không tới, Bộ Ngoại Giao VN cử viên chức cấp khá cao đến toà đại sư TC trao. Thấy CSVN nhủn như con chi chi như thế, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, tiếng nói bán chánh thức của Đảng CSTC qua một bài xã luận của báo này, lên tiếng hăm doạ CSVN, rằng «Nếu Việt Nam [CS] trở nên hung hăng hơn Philippines, Trung Quốc phải cho Hà Nội một bài học đích đáng».

TC xâm phạm giang sơn gấm vóc VN một cách thô bạo và khinh khi VNCS như thế mà Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng của Đảng CSVN không những là đảng cầm quyền mà là đảng độc quyền, độc tài thống trị toàn diện VN lẽ ra phải hành động, nhưng Ông cứ câm như hến, cứ ngậm miệng ăn tiền thôi. Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hoá Minh Triết đặt câu hỏi về Ô Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng, “Anh có ngậm miệng trong việc họ cho anh cái gì không mà anh lại im lặng?”

Đây không phải là tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng mà CS thường dùng để trừng phạt cán bộ, công nhân viên. Đây là tội phản quốc, bán nước hại dân VN, trời không dung, đất không tha, nhân dân nguyền rủa.

Không thể viện lẽ không nên quá khích, cực đoan, không nên căng thẳng, như Ông Lê Quang Bình Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của cái gọi là Quốc Hội Đảng cử dân bầu nói, cứ để Đảng Nhà Nước thương lượng với TC và vận động các nước can thiệp.

Lời nói đó, lập luận đó là nguỵ biện. Vấn đề lãnh thổ, chủ quyền quốc gia không thể là vấn đề thương lượng, không ai có quyền tương nhượng vì đó là máu xương của người dân, quê cha đất tổ của người dân. Không có đảng nào, không có nhà cầm quyên nào lớn hơn quốc gia dân tộc. Dù núi xương sông máu nhân dân và chánh quyền cũng phải giữ gìn. Một tấc đất, một tấc biển cũng không thể, không có quyền nhượng vì kẻ thù xâm lược nếu “được đằng chân sẽ lần đằng đầu.”

Nước bị cướp không hành động tự vệ, thì không có quốc gia nào can dự vào. Đảng Nhà Nước CSVN không thể tỏ ra nhu nhược, lom khom nên coi quân Tàu quá cao lớn nữa. Như TS Vũ Cao Phan, Phó chủ tịch hội Hữu nghị VN-TQ của VNCS, hiểu nhiều TC, cho biết TC ngày càng xem thường Việt Nam [CS], mà kết quả là ngày hôm nay, TC ngang nhiên và ngang ngược xâm lăng, vào khai thác biển đảo của VN. Đối với TC, Ông nói, “thà để người ta ghét, chớ không để người ta khinh”.

Một hành động không tốn một giọt máu là kiện TC ra trước toà án của Luật Biển về tội xâm chếm biển đảo VN như Phi luật tân đang làm, được nhiều nước ủng hộ, mà CSVN cũng không dám làm.

VNCS xuất hàng chục tỷ Đô la tiền thuế do dân đóng góp, vét tài nguyên của quốc gia đem bán để mua tàu chiến, tàu lặn, máy bay chiến đấu nhưng khi TC bắn giết ngư dân VN, xâm phạm biển, đảo không ai thấy một bóng dáng cảnh sát biển, hải quân nào của CSVN.

Đảng CSVN tuy đang độc tài đảng trị toàn diện nhưng đang bị phân hoá, chia phe, chia đảng trầm trọng. Phe thân TC đang nắm quyền nhưng cô đơn tận cùng cây số, cô đơn trong lòng dân tộc, yếu thế trong guông máy nhà nước. Nên phe Tổng Trọng không tin, không dám phát động phong trào toàn dân, toàn quân, toàn đảng hành động cứu nguy quốc gia dân tộc.

Có nhiều dấu chỉ cho thấy CIA tình báo hải ngoại của Mỹ và DIA tình báo quốc phòng của Mỹ đang tăng cường nỗ lực giúp cho Chánh phủ hay Nhà Nước VNCS. Đã đưa vào toà đại sứ Mỹ ở VN tuỳ viên quân sự, thêm tuỳ viên Hải Quân, viện trợ họp tác trên biển, và đặc biệt giúp tạo cho chánh phủ có một chánh quyền mạnh, tạo uy tín cho hai nhân vật Việt Cộng đang là Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng nhiều năm điều hành việc nước và Chủ Tịch Trương tấn Sang nhiều năm làm công tác Đảng. Phải chăng đó là cách triệt tiêu thế lực TC trong nôi bộ Đảng CSVN. Theo nguyên tắc bất thành văn, Mỹ không thể phát triễn đồng minh quân sự với một chế độ CS. Nhập quốc tịch Mỹ còn phải tuyên thệ không CS kia mà. Và nhiệm kỳ tới Nguyễn phú Trọng không được tái cử tổng bí thư. Biết đâu hai nhân vật triệt để đổi mới kinh tế, đang nắm nhà nước làm việc với Mỹ nhiều, sẽ được cử làm Chủ Tich Nước kiêm Chủ Tịch Đảng như bên TC. Và từ đó chuyển thể chế chánh trị thích hợp với Mỹ.

Đừng tưởng TC không biết thế lực của Mỹ trong ván cờ Biển Đông. Nội cái chuyện nhỏ TT Obama trong chuyến công du 4 nước Á Châu, không ghé VN, là TC đưa giàn khoan vào khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của VN liền. Và phe đổi mới kinh tế Dũng, Sang hướng về Mỹ cũng thấy điều đó nên càng muốn đi nhanh, đi gần hơn với Mỹ. Để giữ gìn bờ cõi giang sơn gấm vóc vì Mỹ làm gì thì làm nhưng không có tham vọng đất đai và là một lá chắn trước đà bành trướng của TC./.(Vi Anh)

Friday, May 9, 2014

Cổ phiếu VN lao dốc 'vì giàn khoan TQ'

 

Cổ phiếu VN lao dốc 'vì giàn khoan TQ'

 

Cập nhật: 07:20 GMT - thứ năm, 8 tháng 5, 2014

Chuyen Cuoi Dinh Cao Tri Tue Tap1   http://www.youtube.com/watch?v=KFOLLiN2xgM

Facebook

Toàn thị trường chỉ có 19 mã tăng điểm trong phiên sáng 8/5, theo trang tin chứng khoán Vietstock

Thị trường chứng khoán của Việt Nam lao dốc ngay trong phiên đầu ngày 8/5, trong lúc giới chuyên gia cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do tin về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Các bài liên quan

·         Nga-Trung diễn tập ở Biển Hoa Đông

·         Trung Quốc ‘chủ động đâm tàu Việt Nam’

·         Quan ngại về căng thẳng Việt-Trung

Chủ đề liên quan

·         Kinh tế Việt Nam

·         Quan hệ Việt Trung

Trên sàn HOSE, tính đến cuối phiên sáng ngày 8/5, VN-Index đã giảm đến 33,01 điểm, tức 5,89%, xuống 526.74 điểm, theo đồ thị của hãng tin tài chính Bloomberg.

Trong khi đó, trang tin chứng khoán Vietstock cho hay sàn HNX chốt phiên sáng với HNX-Index giảm 5.3 điểm, tương ứng 6.92%.

Giảm mạnh nhất từ 2001

Hãng tin tài chính Bloomberg nhận xét rằng phiên giao dịch sáng 8/5 là phiên giảm mạnh nhất kể từ năm 2001.

Phân tích thị trường của Công ty Cổ phần chứng khoán FPT cùng buổi sáng nhận định "đây có thể là phiên giảm điểm mạnh nhất trong quá trình giao dịch của thị trường những năm gần đây."

"Phiên sáng, VN-Index như một cỗ xe mất phanh, phăng phăng lao dốc với tốc lực mỗi lúc một thêm mạnh và xuyên thủng các ngưỡng hỗ trợ một cách nhanh chóng, đà giảm sau sâu hơn đà giảm trước," báo cáo của FPT cho biết.

Trả lời BBC sáng 8/5, một nhân viên môi giới của MBS tại Thành phố Hồ Chí Minh, nói với BBC với điều kiện ẩn danh rằng “thị trường giảm sâu nhất trong nhiều năm trở lại đây, sâu hơn cả vụ Bầu Kiên bị bắt.”

“Bên mua trống trơn, chỉ có bên bán," bà nói.

“Nhà đầu tư cứ bán cắt lỗ trước vì họ sợ sẽ còn giảm nữa. Họ cứ bán trước để bảo tồn đồng vốn,"

“Người mua bây giờ nhảy vô cũng sợ lắm vì đang rơi tự do.”

“Hồi sáng có lúc giảm xuống 40 điểm nhưng do khối ngoại mua nên có lúc kéo giật giật lên.”

“Tâm lý sợ chiến tranh nên nhà đầu tư bỏ chạy trước. Họ cầm tiền cho chắc ăn,” bà nói, "Nếu nỗi sợ qua đi thì thị trường sẽ lên lại.”

Phía Việt Nam nói việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa là bất hợp pháp

Tác động từ giàn khoan Trung Quốc

Trả lời BBC sau phiên giao dịch sáng 8/5, ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Phòng phân tích công ty chứng khoán Bảo Việt cho rằng đà lao dốc hiện nay chủ yếu là do tác động từ tin về giàn khoan của Trung Quốc.

"Điều này tác động rất mạnh đến tâm lý nhà đầu tư vì quan ngại có thể xảy ra xung đột vũ trang trong thời gian tới," ông nói.

"Tâm lý nhà đầu tư nhìn chung là luôn sợ bất ổn, họ sợ rằng những hành động của Trung Quốc không mang tính đơn lẻ mà có thể được nối tiếp bằng những hành động khác."

"Thông tin này cũng xuất hiện trong bối cảnh thị trường đang nằm trong quá trình điều chỉnh khá gấp và sâu sau khi tăng mạnh trong khoảng hơn một năm trở lại đây."

"Trong lúc điều chỉnh thì nhà đầu tư dễ bị chi phối hơn bởi các thông tin tiêu cực."

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng các nhà đầu tư đã phản ứng thái quá trước căng thẳng hiện nay.

"Có lẽ, các nhà đầu tư hoảng loạn đã hoảng loạn quá mức cần thiết trước các thông tin về tranh chấp trên biển Đông," ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn, được báo điện tử VnEconomy dẫn lời nói.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

"Thị trường chứng khoán từng lên quá nhanh, từ 500 lên 600 điểm thì việc quay lại âu cũng là bình thường. Vì riêng thị trường chứng khoán có một đặc điểm: hàng hóa chứng khoán hôm nay tốt, nhưng ngày mai giá lên cao thì lại xấu. Nhưng nếu hôm qua lên cao, hôm nay giá lại giảm xuống thì lại tốt," ông Hưng nhận định.

Khắc phục tâm lý bất định

Theo ông Nguyễn Xuân Bình, để khắc phục tâm lý bất định của nhà đầu tư, phía Việt Nam nên "dựa vào những yếu tố thuộc về nội tại của nền kinh tế".

"Chúng ta nên tập trung vào những biện pháp mang tính ổn định, những chính sách hỗ trợ kinh tế để tạo nền tảng bền vững ở trung hạn, đặc biệt là những biện pháp hỗ trợ cho khía cạnh vĩ mô của doanh nghiệp."

Dự đán về diễn biến trên thị trường chứng khoán trong những ngày tới, ông Bình cho rằng "hiện thị trường xảy ra bán tháo khá mạnh vì thông tin vẫn còn khá mới và gây tâm lý đột biến trong nhà đầu tư."

"Nếu dựa diễn biến kỹ thuật của thị trường thì hiện nay thị trường có thể điều chỉnh về những vùng điểm khá sâu, thậm chí là dưới mức 500 điểm, sau sóng tăng mạnh từ đầu năm 2013 trở lại đây."


"Chúng tôi cho rằng những diễn biến tiêu cực có thể sẽ tiếp diễn trong ngắn hạn, ít nhất là trong tháng Năm đến tháng Sáu."

Báo chí Trung Quốc dọa "sẽ cho Việt Nam một bài học"



TRUNG QUC - VIT NAM - 
Bài đăng : Th ba 06 Tháng Năm 2014 - Sa đi ln cui Th ba 06 Tháng Năm 2014

Báo chí Trung Quốc dọa "sẽ cho Việt Nam một bài học"

Giàn khoan Hi Dương HD-981 nm trong thm lc đa ca Vit Nam, cách b bin Vit Nam 120 hi lý (DR)

Thanh Phương

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, số ra ngày hôm nay, 06/05/2014, viết rằng Trung Quốc phải « cho Việt Nam một bài học », nếu Hà Nội bị cho là gây thêm căng thẳng trên Biển Đông. 


Hoàn Cầu Thời Báo, một tờ báo có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng bài xã luận nói trên sau khi Việt Nam phản đối việc Trung Quốc lần đầu tiên đưa giàn khoan đến vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, xem đây là hành động « bất hợp pháp ».

Theo tuyên b ca b Ngoi giao Vit Nam ngày 04/05, Cc Hi s Trung Quc đã ra thông báo cho biết giàn khoan có tên Hi Dương 981 (HD-981) s tiến hành khoan và tác nghip t ngày 04/05 đến ngày 15/08 ti v trí có ta đ nm hoàn toàn trong vùng đc quyn kinh tế, thm lc đa ca Vit Nam, cách b bin Vit Nam khong 120 hi lý.

Phát ngôn viên b Ngoi Giao Vit Lê Hi Bình tuyên b hành đng ca phía Trung Quc là « bt hp pháp và vô giá tr, Vit Nam kiên quyết phn đi ». Phía Bc Kinh đã bác b cáo buc ca Hà Ni, khng đnh là giàn khoan nói trên hot đng hoàn toàn torong vùng bin ca Trung Quc. 

Đáp li phn ng ca phía Vit Nam, t Hoàn Cu Thi Báo hôm nay khng đnh « Hà Ni s không dám tn công trc tiếp các giàn khoan ca Trung Quc. Nhưng nếu Vit Nam có thêm nhng hành đng Tây Sa ( tên Trung Quc qun đo Hoàng Sa ca Vit Nam ), mc đ các bin pháp đi phó ca Trung Quc phi được nâng lên ». T báo viết tiếp : « Nếu Vit Nam tr nên hung hăng hơn Philippines, Trung Quc phi cho Hà Ni mt bài hc đích đáng ». 

Theo hãng tin AP, nhiu nhà phân tích cho rng chiến lược ca Trung Quc hin nay là nâng dn mc đ xác quyết ch quyn trên Bin Đông, vì nghĩ rng các nước láng ging nh hơn rt nhiu s không th hoc không dám ngăn chn. Hà Ni đã tng t cáo tàu Trung Quc ct dây cáp tàu thăm dò du khí ca Vit Nam và sách nhiu ngư dân Vit Nam. 

Cũng theo nhn đnh ca AP, nhng hành đng nói trên ca Bc Kinh đt chính quyn đc đoán ca Vit Nam vào thế khó x, vì người dân Vit Nam vn căm ghét Trung Quc, đng minh v ý thc h ca Hà Ni. Các nhà bt đng chính kiến vn lên án chính quyn Vit Nam t ra nhu nhược vi Bc Kinh.


Tình hình 'nóng lên' quanh giàn khoan TQ

̣p nhật: 07:22 GMT - thứ ba, 6 tháng 5, 2014
Tàu cảnh sát biển Việt Nam được nói đã ra đối đầu với tàu hộ́ng giàn khoan Trung Quốc
Hai ngày sau khi Việt Nam chính thức lên tiếng phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 xuống̀n đảo Lý Sơn, phía Trung Quốc tỏ ra cứng rắn.

Các bài liên quan

  • TQ đưa giàn khoan vào gần đảo Lý Sơn - BBC Vietnamese - Việt Nam
  • 'Việt Nam sẽ có phương án đối phó'
  • Vit Nam nên kin TQ v giàn khoan?
image
Sau khi Việt Nam phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc tăng phạm vi cấm tiếp̣n giàn khoan từ 1...
Preview by Yahoo

Ngoài quyết định tăng phạm vi bán kính cấm tiếp cận giàn khoan từ 1 hải lý lên 3 hải lý, nhà chức trách Trung Quốc điều nhiều tàu hộ́ng giàn khoan khổng lồ của Tổng công ty Dầu khí Hải dương (CNOOC), được cho là đang ở cách bờ biển Việt Nam trên 120 hải lý.

Trong khi đó, một số trang mạng của Trung Quốc phát tán thông tin nói phía Việt Nam "lần này hết sức hung hăng, đang tìm cách vào bên trong lãnh hải 4 hải lý nhằm bao vây giàn khoan CNOOC 981".

Vị trí mà cảnh sát biển hai bên đối đầu nhau được cho là cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) chừng 17 hải lý, tức khá gần với vị trí khoan mà Trung Quốc tuyên bố từ trước trong lô dầu khí mà Việt Nam đánh số 143.

Hôm thứ Hai 5/5, người phát ngôn B Ngoi giao Trung Quc Hoa Xuân Oánh nói với các phóng viên tại Bắc Kinh rằng giàn khoan 981 "hot đng trong vùng bin ca Trung Quc".

Thứ Ba 6/5, Hoàn Cầu Thời báo - tờ báo mang khuynh hướng diều hâu của Trung Quốc, đăng bài xã luận tựa đề "Trung Quốc cần tỏ thái độ cứng rắn với Hạ̀i".

Thái độ cứng rắn

Bài báo mở đầu bằng cáo buộc gần đây nhà chức trách Việt Nam đã "sách nhiễu nghiêm trọng giàn khoan nước sâu của Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc".

"Người ta tin rằng chính phủ Trung Quốc sẽ không bao giờ thỏa hiệp vì sự khiêu khích của Việt Nam. Không chỉ vì vị trí của giàn khoan nằm trong đường chín đoạn, mà còn vì nó nằm gần Tây Sa, mà Trung Quốc nắm giữ chủ quyền".
"Trung Quốc cần thay đổi chính sách đối với Việt Nam và dạy cho Hạ̀i ̣t bài học thích đáng."

Xã luận trên Hoàn Cầu Thời báo
Hoàn Cầu Thời báo cho rằng Việt Nam lần này "gây ồn ào với mục đích duy nhất là thêm sức mặc cả để có cợi thắng thế trong tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc" tại Biển Đông.

Ngày 10/5 tới, các nước Asean và Trung Quốc sẽ có cuộc họp thảo luận vệ̀ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) ở Miến Điện.

Phía Việt Nam thì khẳng định vị trí CNOOC đặt giàn khoan hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Theo tờ báo, Việt Nam đã chọn thời điểm hiện nay, khi Trung Quốc đang có xung đột với Nhật Bản và Philippines, đồng thời Mỹ đang chuyển hướng sang châu Á, để gâýn buộc Trung Quốc nhượng bộ.

Tuy nhiên, báo Hoàn Cầu viết: "Chúng tôi tin Hà Nội không bao giờ dám tấn công trực tiếp giàn khoan của Trung Quốc".

"... Trung Quốc cần tỏ thái độ cứng rắn, rằng Trung Quốc sẽ không lùi bước."
Bài xã luận dọa nạt: "Nếu Việt Nam có thêm hành động ở Tây Sa, mức độ phản công của Trung Quốc sẽ được tăng lên".

"Trung Quốc cần cân nhắc liệu Việt Nam có thò đầu ra và trở nên hung hăng hơn cả Philippines hay không. Nếụy, Trung Quốc cần thay đổi chính sách đối với Việt Nam và dạy cho Hà Nội một bài học thích đáng".

Tờ báo tuyên bố việc khoan thăm dò sẽ không dừng lại vì́u dừng lại, đây sẽ là "thất bại lớn trong chiến lược Nam Hải (Biển Đông) của Trung Quốc".
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel sẽ̃n đầu đoàn Mỹ tham gia đối thoại với Việt Nam

Dạy cho Việt Nam bài học

Cụm từ 'dạy cho Việt Nam bài học" lần đầu xuất hiện từ cuối những năm 1970, khi nhà̀m quyền Trung Quốc tỏ ra bất bình với chính sách đối ngoại của Hạ̀i và khởi xướng cuộc chiến biên giới 1979.

Việt Nam chưa có phản hồi gì̀ bài xã luận trên Hoàn Cầu Thời báo.
Các kênh thông tin chính thức chỉ tường thuật về phản đối ngoại giao cũng như ý kiến chính thức củạp đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), yêu cầu CNOOC rút giàn khoan khỏi vùng biển của Việt Nam.

Lô 143 tuy chưa thăm dò, khai thác, nhưng thuộc chủ quyền của Việt Nam, theo PVN.

Trong khi đó trên các trang mạng, một số nguồn tự nhận là có thông tin từ hải quân Việt Nam cho hay một́ lớn tàu của cảnh sát biển đã được điều ra ngăn chặn giàn khoan Trung Quốc.

Các nguồn tin này nói hiện hai bên chưa nổ súng, mà chỉ đâm húc để cản đường nhau.

BBC không có điều kiện để kiểm chứng thông tin này.

Giới quan sát cho rằng Việt Nam đang ở trong tình thế khó xử vì không thể không phản ứng nhưng lại cũng không thể để xảy ra xung đột vũ trang với Trung Quốc.

Thứ Tư 7/5 Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel sẽ tới Hạ̀i trong chuyến thăm hai ngày.

Ông Russel sẽ có tiếp xúc với các quan chức cao cấp của Việt Nam và tham gia Đối thoại châu Á-Thái Bình Dương Mỹ-Việt.

Chủ đề căng thẳng Biển Đông được cho sẽ̀m trên nghị trình cuộc đối thoại.



Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official26/3/2024

My Blog List