Tiền và thế giới … ngược
TS. DƯƠNG XUÂN THÀNH
(GDVN) – Một bộ phận không nhỏ người Việt hình như không thích thế giới phẳng, họ có vẻ thích “Thế giới Ngược” hơn.
Nhiều học giả cho rằng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là mạng Internet đã khiến cho thế giới dần trở nên “phẳng”, chữ “phẳng” ở đây hiểu theo nghĩa chính
trị, văn hóa,.. chứ không phải về địa chất, địa hình. Khi cuốn sách “Thế giới phẳng” (The world is flat) của Thomas L.
Freedmantac ra đời cũng có thể xem là thời điểm mà loài người cảm nhận cái “phẳng” của thế giới một cách rõ nét nhất.
Một bộ phận không nhỏ người Việt hình như không thích thế giới phẳng, họ có vẻ thích “Thế giới Ngược” hơn.
Ngày xưa có câu: “đầu đường, xó chợ” để chỉ những người cùng khó, ngày nay thì ngược lại, muốn có được một chỗ ở “đầu đường, xó chợ” chắc chắn phải tiêu tốn nhiều tỷ đồng. Ngày xưa người nhà quê bị gọi là dân “cua đồng” vì cuộc sống quanh năm chỉ là canh cua đồng với cà muối. Ngày nay, sau những chầu rượu ngoại và sơn hào hải vị, người ta lại cần bát canh cua và mấy quả cà. Ngày xưa, người ta hay nói “xướng ca vô loài”, ngày nay đó là mơ ước của nhiều người trẻ muốn đổi đời trong chớp mắt.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Có thể đưa ra vô khối dẫn chứng về “sở thích ngược” của người Việt thời nay, khối lượng các sự “ngược” ấy nhiều đến mức đã đủ yếu tố cấu thành nên một thế giới mà người viết muốn đặt cho một cái tên là “Thế giới Ngược”. Cái sự “ngược” ấy không không xuất hiện ầm ĩ sau lũy tre
làng mà chủ yếu ở nơi đô hội, ở những nơi cao, thậm chí là rất cao.
Chẳng hạn gần đây, khi khoản 34 nghìn tỷ ngành Giáo dục dự kiến trình Quốc hội bị cộng đồng săm soi thì bộ trưởng Phạm Vũ Luận giải thích: “Cá nhân tôi và lãnh đạo Bộ GD&ĐT chưa xem xét, thảo luận về các chi phí thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Trong Tờ trình của Chính phủ và các tài liệu liên quan gửi lên UBTVQH không
có con số này cũng như bất kỳ con số nào về kinh phí”. [1]
Quả đúng như Bộ trưởng Luận trình bày, nếu trong thế giới phẳng chúng ta đọc được trên văn bản (số 83/TTr-CP ngày 7/4/2014) con số 34 nghìn tỷ thì trong thế giới ngược con số 34 chỉ là mấy ký tự loằng ngoằng, không phải là con số nên Bộ GD&ĐT không đề cập con số nào về kinh phí là hoàn toàn đúng.
Trong thế giới phẳng, phải có lệnh của Bộ trưởng thì Thứ trưởng mới dám công khai trình bày quan điểm của Bộ trước Quốc hội và truyền thông. Thế nhưng trong khi Bộ trưởng bảo “Cá nhân tôi
và lãnh đạo Bộ GD&ĐT chưa xem xét, thảo luận về các chi phí thực hiện…” thì báo chí
cho thấy thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã nêu con số 34.275 tỷ đồng tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào chiều ngày 14/4.
Chuyện Thứ trưởng “to” hơn Bộ trưởng chỉ có thể tồn tại trong “Thế giới ngược”, ở đó Thứ trưởng cứ việc làm theo ý
mình không cần quan tâm tới Bộ trưởng đồng ý hay không, còn Bộ trưởng thì phải cải chính, thậm chí phải nhận rằng đó là sơ xuất đáng tiếc.
Cao hơn chút nữa, Bộ trưởng Văn hóa-Thể thao-Du lịch cứ việc đăng cai tổ chức Á vận hội và Thủ tướng phải quyết định sửa sai bằng cách xin rút. Cũng may người dân chưa phải góp tiền nộp phạt thay Bộ trưởng vì Hội đồng Olympic châu Á
(OCA) đã chấp thuận lời đề nghị rút đăng cai Asiad 2019 từ phía Việt Nam, và cũng
không đưa ra mức phạt khi Việt Nam xin rút không tổ chức sự kiện này.
Tuy nhiên ngân quỹ không phải là không tốn tiền khi phải cử một phái đoàn hùng hậu gồm lãnh đạo Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch, đại diện Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân
Thành phố Hà Nội, Tổng cục Thể dục thể thao và Ủy ban Olympic Việt Nam sang tận Kuwait để “gãi đầu, gãi tai” với người ta.
Nói là không tốn ngân quỹ cho nó thuận tai tất cả người nghe chứ thực ra cũng là tiền thuế mà dân đóng góp cả, chẳng có cái gì tự nhiên chui vào ngân quỹ.
Trong thế giới phẳng, con người là yếu tố quyết định mọi thành bại của “trận đánh lớn” còn trong “thế giới ngược” tiền mới là yếu tố quyết định, chẳng thế mà chỉ mới khúc dạo đầu của “đổi mới toàn diện” đã là 34 nghìn tỷ, nếu thuận buồm xuôi gió, nếu không làm cho
người dân ngã bổ chửng thì biết đâu lại còn tiếp ba bảy hai mươi mốt cái 34 nghìn tỷ nữa!
Mạnh tử vừa là tên một triết gia thời cổ đại Trung Hoa vừa là tên quyển sách thứ tư trong Tứ thư (Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử). Quan điểm trị quốc của Mạnh Tử là: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” hiểu nôm na thì Dân là quan trọng nhất, đất nước đứng thứ nhì, vua quan là thứ yếu. Không có Dân
thì không tồn tại đất nước mà cũng chắng có vua quan, điều này không phải chỉ người phương Đông mà cả phương Tây đều đã công nhận.
Tuy nhiên, trong “thế giới ngược” quan điểm của Mạnh Tử phải đổi là “Quân vi quý, xã tắc thứ chi, dân vi
khinh”. Theo đó quan chức phải ở vị trí hàng đầu, đất nước chỉ là phụ và dân đen không
cần đếm xỉa. Cứ xem mấy vụ án chết người xét xử vừa qua là đủ thấy vị thế của quan chức và người dân khác nhau như thế nào. Cứ xem thành phố Hà Nội phải đền tiền vì chậm tiến độ cầu Nhật Tân, đường sắt trên cao… và vụ đường Trường Chinh “cong mềm mại” là thấy vị thế của đất nước và người dân so với quan chức bên nào trọng, bên nào khinh.
Cứ xem quan chức đem tiền thuế của dân đi buôn đồng nát từ xứ người về để “hiện đại hóa” đất nước thì đủ biết xã tắc đối với họ chẳng bằng “cái đinh gỉ”. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì trong “thế giới Ngược” xã tắc chỉ là hàng thứ hai sau quan chức.
Các cấu trúc muốn bền vững thì chân đế phải rộng, kim tự tháp Ai Cập là một minh chứng sống động cho luận thuyêt này. Về mặt xã hội thì “dĩ dân vi bản” (lấy dân làm gốc) là phép trị quốc.
Dân bao giờ cũng nhiều hơn quan, dân phải là gốc, là cái chân đế, quan chỉ là cái ngọn đó chính là cái thế bền vững muôn đời. Nếu lấy thiểu số quan chức làm gốc, còn đa số dân làm ngọn thì cũng như kim tự tháp lộn ngược, tuy có thể giữ được cân bằng nhưng theo nguyên lý
Cơ học đó chỉ là trạng thái cân bằng phiếm định, một cơn gió thoảng qua cũng có thể làm tòa tháp bị lật.
Người dân luôn nhìn nhận công bằng mọi sự kiện, chính vì thế với chiếc quạt mo họ chỉ đổi lấy nắm xôi chứ không phải là ba bò, chín
trâu. Chỉ trong “Thế giới Ngược” những người “chưa đủ tuổi” mới tự cho rằng mình xứng đáng là “phụ mẫu” của dân. Trong thế giới ấy nếu dân không bỏ nhà chạy đi khi thủy điện xả lũ thì đó là lỗi của dân, Bộ Tài nguyên – Môi trường hoàn toàn không
có lỗi.
Người Việt có câu: “yêu trẻ, trẻ đến nhà; yêu già,
già để phúc” để khuyên con cháu cách xử thế với mọi người. Người làm quan nếu không biết yêu dân thì đương nhiên dân sẽ “không đến nhà”, đương nhiên dân sẽ “không để phúc” cho mà hưởng, cái họa ấy trong “Thế giới Ngược” không thấy nhưng nên nhớ đa số người Việt ngày nay vẫn đang sống trong thế giới phẳng.
[1]http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bo-truong-giao-duc-so-suat-ve-con-so-34-nghin-ty-post143329.gd
“Tứ Hỏa”
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Hiện giờ ở Việt Nam đã có danh
sách “mười người giàu nhất trên thị trường chứng khoán” và danh
sách các “tỉ phú đô la”. Nhưng có lẽ còn lâu lắm những cái tên mới nổi này mới có thể sánh được về mặt danh tiếng với “tứ đại phú hào” ngày xưa được nhiều thế hệ người Sài Gòn xưng tụng - “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa”.
Trong số bốn nhân vật trên, người thứ tư có nhiều huyền thoại hơn cả và thường được gọi là “chú Hỏa”. Dân ngụ tại khu trung tâm
Sài Gòn trước năm 1975 chẳng mấy ai mà không biết “chú Hỏa” dù không hề có bà con gì với ông. Đơn giản là vì nhiều căn nhà họ đang ở hoặc mua hoặc thuê là của “chú Hỏa”, một thương nhân giàu lên từ địa ốc.
Chú Hỏa qua đời đã hơn 110 năm. Khối tài sản khổng lồ của ông ở miền Nam đã đổi chủ và các căn nhà
cũng không còn đứng tên ông.
Nhưng nhiều người vẫn còn nhớ cái tên “chú Hỏa” khi nhắc đến hai “tài sản” vẫn còn tồn tại đến tận hôm nay mặc vật đổi sao dời – Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Sài Gòn. Dù công
trạng của chú Hỏa trong việc xây dựng hai cơ sở này cần được làm rõ hơn, nhưng theo các tài liệu, cả hai được xây dựng từ đất của ông. Khoảng những năm 40 của thế kỷ trước, Bệnh viện Từ Dũ, lúc đó có tên Pháp, thường được người dân gọi là “Nhà sanh chú
Hỏa” cho tiện.
Năm sau chúng ta kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Điểm trùng hợp là năm 2015 cũng
đánh dấu 170 năm ngày sinh của chú Hỏa (sinh năm 1845).
Không biết ai đó trong chúng ta
có giật mình khi nhận thấy rằng bốn thập kỷ đã qua và chúng
ta vẫn chưa kịp làm một việc chú Hỏa đã giúp làm được ở Sài Gòn: xây một bệnh viện công tầm cỡ như Bệnh viện Từ Dũ. Đành rằng không cần quá lâu để xây một bệnh viện lớn – như Bệnh viện Chợ Rẫy chẳng hạn chỉ mất hơn ba năm – nhưng quá trình chuẩn bị cần thời gian dài hơn nhiều. Có nghĩa là chỉ với một năm còn lại, sẽ chẳng có bệnh viện tầm cỡ nào được khánh thành vào
dịp 30-4 sang năm.
Bốn năm trước, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm việc tại TPHCM và cột mốc 2015 được đặt ra để thành phố này chấm dứt tình trạng bệnh viện quá tải. Nay, chỉ còn tám tháng nữa là đến hạn cuối, nhưng chuyện hết quá tải chẳng thấy đâu nếu không nói là
càng trầm trọng hơn. Bao nhiêu kế hoạch được đề ra chẳng biết để làm gì và cũng chẳng ai chịu trách nhiệm! Tại sao như vậy?
Khó khăn có thể kể hoài không hết. Nhưng tựu trung, cái khó lớn nhất hình như chẳng có gì khác
ngoài chữ “đất”. Ngày xưa, chú Hỏa xây bệnh viện dễ như trở bàn tay chắc là vì ông ấy nắm đất trong tay, đất lại rẻ, và chưa có chuyện lợi ích nhóm. Nay đất đắt hơn nhiều. Nhưng có thật là chúng ta không thể làm gì và đành
khoanh tay chịu thua?
Cụm từ thời thượng được các giới chức có trách nhiệm ưa thích khi muốn hiệu triệu cấp dưới và vận động người dân cùng thực hiện một việc gì đó là “huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc”. Xây công trình trọng điểm dù tốn bao nhiêu, quy
mô đến đâu, cũng đều làm được nhờ “huy động cả hệ thống chính trị”. Vậy mà xây bệnh viện để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho dân thì lại không làm được! Tại sao như vậy?
Nếu quan chức có trách nhiệm thực sự “vì dân”, nếu họ giúp xây được bệnh viện tầm cỡ như Từ Dũ thì chắc chắn hậu thế sẽ nhớ đến họ, theo cách người ta đã nhớ chú Hỏa, dù quan chức và các nhà kinh
doanh làm việc không phải chỉ để được con cháu nhớ tới.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.