Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, June 25, 2015

Truy tố 6 người vì vụ 'nhận tiền của Nhật'


Truy tố 6 người vì vụ 'nhận tiền của Nhật'

  • 24 tháng 6 2015


Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) Tối cao Việt Nam hôm 23/6 ra cáo trạng truy tố 6 bị can nguyên là lãnh đạo Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU), thuộc Tổng Cty đường sắt Việt Nam.
Những người này bị truy tố về tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Họ bị cáo buộc đã nhận và có liên quan tới vụ nhận lót tay hàng chục triệu Yên Nhật của công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC).
Cáo trạng nói tháng 9 năm 2009, ông Phạm Hải Bằng, Chủ nhiệm dự án đường sắt đô thị Tuyến số 1 (giai đoạn I), đã đại diện Tổng Công ty đường sắt Việt Nam ký hợp đồng dịch vụ tư vấn kỹ thuật dự án với JTC và một số công ty khác.
Ông Bằng đề cập tới một số khó khăn về kinh phí triển khai và phía JTC đồng ý hỗ trợ.
Từ tháng 9 năm đó đến tháng 2/2014, JTC chuyển 11 tỷ đồng (69,9 triệu Yên Nhật).
Ông Phạm Hải Bằng quản lý và sử dụng 4,8 tỉ đồng, Nguyễn Nam Thái quản lý và sử dụng 3,4 tỉ đồng.
Số tiền còn lại 2,8 tỉ đồng được chuyển cho ông Phạm Quang Duy nhưng sau đó ông Duy đưa cho Thái để cùng cán bộ phòng 3 sử dụng (tổng cộng có 26 nhân viên của phòng 3 nhận số tiền 806 triệu đồng).
Theo cáo trạng, số tiền được dùng cho các hoạt động liên quan đến dự án như chi phí tổ chức lễ ký kết hợp đồng, hội họp, tiếp khách, đối ngoại, chi nghỉ mát, thưởng ngày lễ, tết cho cán bộ nhân viên...
Ngoài ra, các ông Trần Quốc Đông được nhận 30 triệu đồng; ông Trần Văn Lục 100 triệu đồng và Nguyễn Văn Hiếu 50 triệu đồng vào các dịp Tết.
Các bị can đã nộp lại một phần tiền gồm 1,765 tỉ đồng và 7.000 USD.
Sáu người bị truy tố về tội 'Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ' bao gồm:
  • Ông Phạm Hải Bằng, nguyên Phó giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt
  • Phạm Quang Duy, nguyên Phó giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt
  • Nguyễn Nam Thái, Trưởng phòng Dự án 3 thuộc Ban quản lý các dự án đường sắt
  • Trần Văn Lục, nguyên Giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt
  • Nguyễn Văn Hiếu, nguyên Giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt
  • Trần Quốc Đông, Phó tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt Nam

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, June 24, 2015

Trung Quốc dùng tiền để khống chế Việt Nam?

Trung Quốc dùng tiền để khống chế Việt Nam?

Công nhân làm việc tại một dây chuyền lắp ráp tàu ở Trung Quốc. 13 chiếc tàu điện của Trung Quốc mà Việt Nam tính mua của một công ty ở Bắc Kinh trị giá hơn 60 triệu đôla. Tàu mô hình sẽ được giới thiệu với người dân vào cuối năm 2015, và tàu sẽ được đưa về Việt Nam năm 2016.
Công nhân làm việc tại một dây chuyền lắp ráp tàu ở Trung Quốc. 13 chiếc tàu điện của Trung Quốc mà Việt Nam tính mua của một công ty ở Bắc Kinh trị giá hơn 60 triệu đôla. Tàu mô hình sẽ được giới thiệu với người dân vào cuối năm 2015, và tàu sẽ được đưa về Việt Nam năm 2016.

23.06.2015
Dư luận trong nước những ngày qua dậy sóng sau khi một quan chức chính phủ tuyên bố Việt Nam buộc phải mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc vì “điều kiện ràng buộc” về vay vốn giữa chính quyền hai nước.
Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng mới được báo chí trong nước trích lời cho biết rằng dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội phải sử dụng tàu điện mua của nước láng giềng phương bắc theo một hiệp định vay tín dụng ký giữa chính phủ hai nước từ năm 2008.

Ông Thăng cho biết thêm rằng chính vì việc mua tàu này, mà ông đã bị nhắn tin đe dọa và thậm chí có người còn đặt dấu hỏi về quan hệ của ông với Trung Quốc.

Tôi chắc chắn là để ảnh hưởng tới Việt Nam, mọi mặt của nước Việt Nam. Tôi chắc chắn là có, bởi vì chuyện như thế từng xảy ra. Trong quan hệ tài chính, vay mượn kiểu như thế luôn luôn kèm theo những điều kiện, và nếu mà không minh bạch cho dân chúng biết, cứ mập mờ như thế này thì tôi nghĩ rằng tình chính đáng của chế độ này sẽ bị hủy hoại một cách rất là nghiêm trọng.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, nói.
Về phản ứng mạnh mẽ của dư luận trước sự kiện này, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, nói với VOA Việt Ngữ:
“Người dân Việt Nam có tâm lý kỵ Trung Quốc, không thích hàng Tàu. Đã đủ thứ quần áo, thức ăn rồi đồ chơi chất lượng rất kém tràn lan ở thị trường Việt Nam rồi nên người ta cũng thấy tàu đường sắt trên cao của Trung Quốc thì người ta ngại thế thôi.”

13 tàu điện của Trung Quốc mà Việt Nam tính mua của một công ty ở Bắc Kinh trị giá hơn 60 triệu đôla. Tàu mô hình sẽ được giới thiệu với người dân vào cuối năm 2015, và tàu sẽ được đưa về Việt Nam năm 2016.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, được khởi công tháng 10/2011 với tổng mức đầu tư ban đầu hơn 550 triệu USD, trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 169 triệu USD.

Dự án này đã gặp phải một số sự cố nghiêm trọng, và đỉnh điểm là cuối năm ngoái, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông kiến nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc, yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao này chấn chỉnh nhà thầu thực hiện một dự án này.
Kiến nghị được đưa ra sau hai sự cố xảy ra, làm một người chết và ba người bị thương, trong chưa đầy hai tháng tại dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông với các tư vấn giám sát và tổng thầu Trung Quốc.

Trong cuộc trao đổi với báo chí mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết rằng ông “nhiều lần muốn thay thế nhà thầu Trung Quốc vì yếu kém, nhưng không thể vì ràng buộc các điều kiện về hiệp định vay vốn”.

Tuyên bố nói trên của ông Đinh La Thăng được đưa ra ít lâu sau khi ông nói rằng "không thể đánh đổi quyền lợi của người Việt Nam, tính mạng của người Việt Nam để vay vốn" của Trung Quốc.

Việc ông Thăng chỉ trích nhà thầu Trung Quốc sau các sự cố gây chết người đã bị một tờ báo có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc cáo buộc là “tìm cách nhen nhóm tinh thần bài Trung Quốc”.

Trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng hai nước “cần phải thúc đẩy hợp tác trên biển, trên bộ và trong lĩnh vực tài chính”.
Người dân Việt Nam có tâm lý kỵ Trung Quốc, không thích hàng Tàu. Đã đủ thứ quần áo, thức ăn rồi đồ chơi chất lượng rất kém tràn lan ở thị trường Việt Nam rồi nên người ta cũng thấy tàu đường sắt trên cao của Trung Quốc thì người ta ngại thế thôi.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A.
Chưa rõ là việc hợp tác tài chính này cụ thể là gì, nhưng việc ông Lý kêu gọi tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này khiến nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi là liệu phải chăng Trung Quốc đang tìm cách gây ảnh hưởng lên Việt Nam thông qua các khoản vay.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A nhận định:
“Tôi chắc chắn là để ảnh hưởng tới Việt Nam, mọi mặt của nước Việt Nam. Tôi chắc chắn là có, bởi vì chuyện như thế từng xảy ra. Trong quan hệ tài chính, vay mượn kiểu như thế luôn luôn kèm theo những điều kiện, và nếu mà không minh bạch cho dân chúng biết, cứ mập mờ như thế này thì tôi nghĩ rằng tình chính đáng của chế độ này sẽ bị hủy hoại một cách rất là nghiêm trọng.”

Bình luận trên Facebook, luật sư Lê Công Định viết: “Lời giải thích của Bộ trưởng Đinh La Thăng về việc mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh–Hà Đông có những vấn đề sau: hoặc (1) ông che giấu bản chất và áp lực phía sau việc vay vốn ODA của Trung Quốc, hoặc (2) ông lừa dối dân chúng và xem tất cả đều ngu dốt, hoặc (3) ông (và những người giống ông) ngu dốt.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với Bộ trưởng Đinh La Thăng để phỏng vấn.

Việt Nam thời gian qua cũng đã nhanh chóng lên tiếng hậu thuẫn ngân hàng phát triển hạ tầng Châu Á, AIIB, do Trung Quốc khởi xướng, dù một số nước trong đó có Mỹ và Nhật Bản, khước từ việc gia nhập định chế tài chính mới nổi này.

Luật Sư Nguyễn Xuân Phước qua đời ở tuổi 61
23.06.2015, TEXAS (NV) - Luật Sư Nguyễn Xuân Phước, một luật gia, người tích cực hoạt động cho các phong trào vận động dân chủ cho Việt Nam, vừa qua đời tại Texas ở tuổi 61.
Bản cáo phó của gia đình Luật Sư Nguyễn Xuân Phước gởi tới nhật báo Người Việt cho biết, ông từ trần lúc 11:45 phút sáng 22 tháng 6 năm 2015, tại Richardson, Texas, Hoa Kỳ.

Di ảnh Luật Sư Nguyễn Xuân Phước.
Theo cáo phó, linh cữu của Luật Sư Nguyễn Xuân Phước “hiện quàn tại Parkman /HillCrest Funeral Home (7405 W. Northwest Highway, Dallas, TX 75225. Ðiện thoại: (214) 363-2388).”
“Lễ Phát Tang diễn ra từ 4:00-5:00 giờ chiều, 26 Tháng Sáu, 2015. Sau nghi thức tiễn biệt, linh cữu sẽ đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng vào Thứ Bảy, ngày 27 tháng 6 năm 2015, từ 9:00 giờ đến 11:00 giờ sáng.”
Nói với nhật báo Người Việt qua điện thoại, ông Phan Ngọc Thuần, một người bạn thân và bạn cùng sinh hoạt với Luật Sư Nguyễn Xuân Phước, cho biết: “Luật Sư Nguyễn Xuân Phước qua đời tại nhà riêng, có mặt bên ông trong giây phút lâm chung là hai người con. Ngoài ra cũng có mặt một người anh và người chị ruột.”
Luật Sư Phước, sinh năm 1954, ông qua đời sau hơn một năm chống chọi với bệnh ung thư.
Ông từng viết nhiều bài xã luận cũng như những bài phân tích về luật pháp Việt Nam, và từng có lúc đại diện cho gia đình tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ khiếu nại ra Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc việc Việt Nam bắt giam và chuẩn bị đưa ra tòa kết án ông Vũ theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự (“tuyên truyền chống nhà nước”).
Tin Luật Sư Nguyễn Xuân Phước qua đời được loan truyền nhanh trong giới đấu tranh đòi dân chủ cho Việt Nam.
Trên Internet, một tên gọi quen thuộc của Facebook, Cậu Bảy Thiêm, viết:
“Cơn đau nay đã qua rồi
Nỗi buồn cố quốc cũng rời từ đây
Xuôi tay bỏ lại cõi này
Tha hương bè bạn, đọa đày quê hương
Dở đang lữ khách dặm trường
Chia tay mà thấy con đường còn xa
Về đâu? Hay lại quê nhà?
Bên giòng sông cũ ngắm tà dương xưa!”
Thi sĩ Trần Trung Ðạo viết:

“Giữa đôi mắt khép bàn tay lạnh
Có một vầng trăng sáng tuyệt vời”
Tưởng nhớ bạn thân Nguyễn Xuân Phước (1954-2015)

Nói về Luật Sư Nguyễn Xuân Phước, Luật Sư Nguyễn Tâm - nghị viên thành phố San José, bày tỏ: “Luật Sư Nguyễn Xuân Phước không những là đồng hương, đồng nghiệp, bạn chí thân, mà còn là đồng chí với nhau trong tâm nguyện đấu tranh cho tự do dân chủ và dân quyền cho quê hương Việt Nam.”

Ông nói thêm: “Tự hào là một thanh niên xứ Quảng, và đệ tử trung thành với chủ trương của tiền bối Phan Chu Trinh, Luật Sư Phước đã làm cho bạn bè phải ‘ngán’ cái tánh tích cực, lạc quan, và bầu nhiệt huyết sắt son của anh đối với tương lai đất nước dân tộc. Anh còn là một người rất văn nghệ, thơ nhạc, đàn ca hát xướng. Anh luôn đem đến một niềm vui mới lạ trong vòng thân hữu xa gần. Những bài viết của Luật Sư Nguyễn Xuân Phước nhận định về chính trị, lịch sử, xã hội, và đặc biệt về luật hiến pháp là những tác phẩm có giá trị đóng nhiều ý kiến sâu sắc cho những thảo luận nghiêm túc về chính đề Việt Nam. Ông đã sống đúng nghĩa như một chàng trai nước Việt, và anh để lại nhiều luyến thương cho tất cả bạn bè trên thế giới.” (Ð.B)


Doanh nghiệp Việt mất hợp đồng 2 tỉ USD may quân trang cho quân đội Mỹ

 
(LĐ) - Số 140 LÊ THANH PHONG 
·         FACEBOOK

·         VIẾT BÌNH LUẬN

·         BẢN IN

Doanh nghiệp Việt mất hợp đồng 2 tỉ USD may quân trang cho quân đội Mỹ. Hay tin này ai cũng thấy tiếc đứt ruột, 2 tỉ USD quá lớn, nhưng lại để vuột mất. Nhiều người cứ tưởng như DN may Việt Nam yếu kém, không đáp ứng yêu cầu chất lượng của đối tác nên hỏng ăn. Ai ngờ, chuyện hỏng ăn lại không vì doanh nghiệp bất tài, mà vì bất lực trước cơ chế.

Hiểu ra chuyện càng thấy đứt ruột, mà còn tức anh ách nữa, bởi vì một số DN dệt may trong nước được chào hàng gồm quần áo, cờ, giày dép, quân trang cho quân đội Mỹ, đã thỏa thuận xong nhưng hàng mẫu về lại bị ách ở hải quan vì là hàng cấm nhập theo quy định của Bộ Quốc phòng. DN xoay chạy cho xong thủ tục thì đã muộn, đối tác không thể ngồi chờ cơ chế của VN.

Quy định của Bộ Quốc phòng là căn cứ vào Quyết định số 80/2006/QĐ-BQP ngày 9.5.2006, cấm nhập khẩu mặt hàng quân trang, quân dụng. Hàng mẫu của đối tác gửi vào cho các DN sản xuất bị xem là hàng quân trang nhập khẩu, thế là bị ách.
Không hiểu tại sao các cơ quan chức năng lại áp dụng quy định máy móc đến mức vô lý như vậy. Ở đây không phải là nhập khẩu quân trang, quân dụng, mà nhận hàng mẫu để sản xuất theo đơn hàng. Các DN dệt may có quyền tìm kiếm đối tác nước ngoài, đấu thầu gia công hàng hóa. Quân trang, quân dụng của quân đội các nước đặt may cũng giống như các loại sản phẩm may mặc khác, cần linh động để DN làm ăn. Chỉ vì áp dụng quy định máy móc, đã khiến cho một số DN mất cơ hội vàng.

2 tỉ USD hợp đồng sẽ tạo ra nhiều việc làm cho NLĐ ngành dệt may, kéo theo các ngành nghề kinh doanh khác như vận tải, sản xuất nguyên phụ liệu. Với đơn hàng “khủng” này, DN có lãi, đóng thuế cho Nhà nước. Nhìn xa hơn, khi DN dệt may VN thực hiện tốt các hợp đồng cho quân đội Mỹ, họ sẽ có uy tín thương hiệu để tiếp tục nhận các hợp đồng may quân trang tiếp theo, không chỉ riêng của Mỹ mà còn nhiều nước khác như Australia, Romania, Italia…

Các hợp đồng may quân trang cho lực lượng vũ trang thường rất lớn, các DN dệt may xem đó là thị trường béo bở cần nỗ lực cạnh tranh. Thế nhưng, họ đã thất bại hoặc mất ưu thế chỉ vì hàng rào do chính nước mình đặt ra.

Chúng ta nói quá nhiều đến việc tạo điều kiện thuận lợi, tháo bỏ các rào cản cho DN phát triển, xây dựng các chính sách thông minh cho DN hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nhưng trên thực tế còn tồn tại quá nhiều những điều ngược lại.

Chuyện các hợp đồng may quân trang cho quân đội Mỹ bị vuột mất chỉ là một ví dụ.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, June 23, 2015

Italy muốn truy tố ngân hàng Trung Quốc


Italy muốn truy tố ngân hàng Trung Quốc

  • 21 tháng 6 2015




Ngân hàng Bank of China bị cáo buộc đã chuyển từ Ý về Trung Quốc 4,5 tỷ euro tiền 'bẩn'
 
Cơ quan công tố Italy đang muốn ra cáo trạng với chi nhánh tại Milan của ngân hàng Bank of China và gần 300 nhân viên về một chương trình rửa tiền.
Các công tố viên tại Florence cáo buộc có 4,5 tỷ euro (tương đương 5,1 tỷ đô la) đã được chuyển từ Ý sang Trung Quốc.
Đó là các khoản được cho là kiếm được từ nghề mại dâm, làm hàng giả, trốn thuế và bóc lột lao động, cơ quan công tố nói.
Hãng tin Ansa tường thuật (bằng tiếng Ý) rằng bốn quan chức quản lý cao cấp của Bank of China có thể sẽ bị truy tố.
Gần một nửa tổng số 4,5 tỷ euro, được chuyển trong thời gian từ 2007 đến 2010, đã được thực hiện qua chi nhánh của ngân hàng tại Milan, các điều tra viên nói.
Bank of China đã nhận được 758 ngàn euro tiền dịch vụ từ các hoạt động chuyển khoản này, tin tức nói.
null
Bảy người thiệt mạng trong vụ cháy một nhà máy may của Trung Quốc tại Tuscany hồi 2013
 
Đã có hàng triệu giao dịch diễn ra, Ansa nói, với mức dưới 2.000 euro, tức là mức khởi điểm để các trình tự kiểm tra theo quy định chống rửa tiền phải được áp dụng.
Mức này sau đó đã được điều chỉnh xuống là 1.000 euro.
Một thẩm phán nay sẽ quyết định xem liệu Bank of China và 297 cá nhân có phải ra hầu tòa không.
Cả ngân hàng này lẫn chính phủ Trung Quốc hiện chưa có phản ứng gì.
"Tiến hành rửa tiền ở mức tối đa đã củng cố năng lực kinh tế của các tổ chức mafia Trung Quốc chuyên hoạt động trong lĩnh vực nhập cư bất hợp pháp," Ansa nói.
Trong tháng Mười Hai 2013, điều kiên làm việc tồi tệ của người nhập cư Trung Quốc tại Italy đã được đưa ra ánh sáng sau khi bảy nhân công tử vong trong một nhà máy may mặc ở Prato, gần Florence.
Một số nhà máy có liên hệ với tội phạm có tổ chức của Trung Quốc, thống đốc vùng Tuscany của Ý nói.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official-17/11/2024

My Blog List