Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, August 9, 2014

Đảng CS không xoay xở được vấn đề kinh tế

Đảng CS không xoay xở được vấn đề kinh tế
Cập nhật: 09:16 GMT - thứ ba, 8 tháng 10, 2013
  •  
clip_image008
Tình cảnh kinh tế xã hội Việt Nam hiện rất khó khăn
Nhà văn Phạm Đình Trọng nói với BBC rằng ông không có hy vọng gì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 sẽ giải quyết được các vấn đề kinh tế-xã hội bức xúc hiện nay của đất nước.
Hội nghị Trung ương 8 của Đảng Cộng sản Việt Nam sắp sửa kểt thúc sau hơn một tuần họp bắt đầu từ ngày 30/9.
Các bài liên quan
  • Hội nghị 8 và uy tín Tổng bí thư
  • Trung ương Đảng họp toàn thể lần 8
  • Hội nghị Trung ương 8 có gì đáng lưu ý?
Chủ đề liên quan
  • Đảng Cộng sản,
  • Chính trị Việt Nam
Trong thời gian diễn ra hội nghị, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhân vật lịch sử cùng thời với Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đời hôm 4/10.
Tuy nhiên, ông Trọng nói việc này không ảnh hưởng gì đến hội nghị trung ương vì ‘họ họp thì vẫn cứ họp’.
‘Vì sự tồn tại’
Bình luận về các nội dung hội nghị, ông Trọng nói ông đánh giá vấn đề sửa Hiến pháp là quan trọng nhất.
Ông cho rằng ngay trong số các ủy viên trung ương hiện nay cũng có những ý kiến khác với quan điểm chính thống của Đảng về Hiến pháp.
“Hiến pháp phản dân chủ, phản cuộc sống, đi ngược xu thế thời đại, có những người thấy được điều đó,” ông nói.
Tuy nhiên, tại hội nghị thì ông Trọng cho rằng các ủy viên trung ương ‘phải thống nhất theo ý lãnh đạo bởi vì họ muốn tồn tại, muốn giữ vị trí của họ’.
"Sự tồi tệ của tình hình kinh tế hiện nay là do điều hành quá kém cỏi, do tham nhũng. Đó là nguyên nhân từ Đảng nên không thể giải quyết được đâu."
Nhà văn Phạm Đình Trọng
Về các giải pháp mà Trung ương Đảng bàn bạc cho tình hình kinh tế-xã hội hiện nay của đất nước, ông Trọng nói: “Những việc Trung ương đặt ra có giải quyết được vấn đề gì đâu.”
“Sự tồi tệ của tình hình kinh tế hiện nay là do điều hành quá kém cỏi, do tham nhũng,” ông nói, “Đó là nguyên nhân từ Đảng nên không thể giải quyết được đâu.”
Còn về cải cách giáo dục, vốn cũng là một nội dung chính của hội nghị, ông Trọng cho rằng Đảng đã ‘bao nhiêu lần quyết tâm rồi đó chứ’.
“Nhưng tình trạng lần này bi đát hơn. Suy thoái về kinh tế dẫn đến suy thoái toàn bộ xã hội,” ông nói thêm.
“Muốn cải cách giáo dục trước hết phải nâng cấp cả xã hội lên, nâng cấp về kinh tế-văn hóa, nhưng trong tình trạng này Đảng không làm được.”
Ông Trọng cũng nhận định rằng uy tín của người đứng đầu Đảng là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện nay trong nhân dân ‘rõ ràng xuống thấp vô cùng’.
“Nhưng uy tín (của ông Trọng) trong Đảng thì còn do các nhóm thế lực tác động,” ông nói.
“Hiện nay lòng tin của dân vào Đảng rất thấp. Một số người dân còn tin vào Đảng là vì quá khứ.”
Ông Trọng từng là đảng viên nhưng ông đã tuyên bố ra khỏi Đảng từ năm 2009.


Công an VN ‘phải trung thành với Đảng’
Cập nhật: 11:13 GMT - thứ ba, 20 tháng 8, 2013
clip_image009
TBT Nguyễn Phú Trọng (giữa) tiếp tục thúc đẩy công tác xây dựng Đảng
Đến thăm và làm việc với Bộ Công an, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, nhấn mạnh rằng ngành an ninh phải 'thường xuyên siết chặt kỷ cương và tuyệt đối trung thành với Đảng', theo báo Việt Nam.
Trong buổi làm việc với Đảng ủy Công an Trung ương tại Hà Nội hôm 19/8 vừa qua, Tổng bí thư Đảng cũng nói nhiệm vụ của ngành này là “xây dựng lực lượng an ninh nhân dân tuyệt đối trung thành với Ðảng, Nhà nước, gắn bó mật thiết với nhân dân”.
Các bài liên quan
  • TBT Trọng lập đoàn kiểm tra tham nhũng
  • VN: 'Ngày càng công an trị'
  • Bầu Kiên bị khởi tố thêm tội trốn thuế
Chủ đề liên quan
  • Chủ nghĩa Cộng sản,
  • Chính trị Việt Nam
Đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có Ðại tướng Trần Ðại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ðảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Công an và các cán bộ công an cao cấp khác, theo báo BấmNhân Dân, bản điện tử cùng ngày.
Tại buổi làm việc, Giáo sư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh lại rằng ngành công an Việt Nam “phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về xây dựng Ðảng”.
Chống chia rẽ nội bộ
Hồi tháng 2/2012, trong Bấmbài diễn văn nói về nhu cầu ra nghị quyết về xây dựng Đảng, ông Trọng đã cảnh báo về các nguy cơ chia rẽ nội bộ, và sự “thoái hóa”, “trở cờ” cùng các tệ nạn như quan liêu, tham nhũng.
Khi đó, ông nói về lý do cần chỉnh đốn Đảng trong bối cảnh kinh tế thị trường và đặt một số câu hỏi:
“Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hoá giàu - nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không?”
“Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai ? Có giữ được bản chất là đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc không?”
clip_image010"Lực lượng an ninh nhân dân Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về xây dựng Ðảng"
TBT Nguyễn Phú Trọng
“Thực tế đã có bộ phận suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Có người công khai bày tỏ ý kiến trái với Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, làm trái nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, thậm chí có người "sám hối", "trở cờ"; tình trạng tham nhũng, quan liêu, xa dân, tổ chức không chặt chẽ, nhiều nguyên tắc của Đảng bị vi phạm.”
Đó là nhìn vào nội bộ, còn nhìn ra bên ngoài, Giáo sư Trọng khi đó đã nêu ra một số điều ông gọi là hoạt động chống phá nhằm vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây là các hoạt động có mục tiêu “phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ định con đường xã hội chủ nghĩa, định hướng xã hội chủ nghĩa,”
Ngoài ra, các hoạt động đó cũng còn nhằm “hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, phê phán, đổ lỗi cho Đảng, đòi đa nguyên, đa đảng. Kích động chia rẽ nội bộ, tung ra những luận điệu trong Đảng, trong Trung ương, Bộ Chính trị có phe này, phái kia”, theo nội dung bài phát biểu.
Nay, nhân dịp kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh Việt Nam ngày 2 tháng 9 và Ngày truyền thống của Công an Nhân dân Việt Nam, TBT Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở ngành công an “không được lợi dụng việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Ðảng để thổi phồng khuyết điểm, yếu kém, chia rẽ nội bộ”.
Trước kỳ họp hội nghị trung ương Đảng tới, dự kiến được tổ chức vào tháng 10/2013, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có một loạt quyết định nhằm thúc đẩy công cuộc chỉnh đốn, xây dựng Đảng.
Theo báo Nhân Dân, ông Trọng, ở cương vị Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng hôm 6/8 vừa qua đã ký Quyết định số 17-QÐ/BCÐTW "thành lập bảy đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra" cho cả nước.
Các đoàn thanh tra này có cả nhiệm vụ "khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm" trong mấy năm qua nhưng nhà chức trách chưa làm được gì.



“Chị đi biểu tình thế có được tiền không?”

LST: Ngày 19/6 vừa qua, chỉ chừng 100 người đi biểu tình mà cơ quan công an đã bắt đi khoảng 40. Dưới đây là đoạn thoại do nhân chứng đồng thời là nạn nhân của hành động đàn áp – chị Nguyễn Thúy Hạnh – ghi lại.
clip_image011
————————————————
5h30 chiều 19/6/2014, tại đồn công an Lý Thái Tổ
- Tên chị là gì?
- Nguyễn Thúy Hạnh.
- Chị thường trú ở đâu?
- Phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội.
- Họ tên bố mẹ chị là gì?
- Này anh, tôi năm nay đã hơn 50 tuổi, đủ tư cách tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình, yêu cầu các anh không được nhắc tên bố mẹ tôi ở đây nhé!
- Họ tên anh, chị, em, của chị?
- Tất cả anh chị em tôi đều đã qua 18 tuổi, họ chẳng liên quan gì đến hành động của tôi, nên chẳng việc gì tôi phải nói tên tuổi của họ ra đây với các anh!
- Chị ra vườn hoa Lý Thái Tổ làm gì?
- Cho tôi hỏi lại, anh có mang dòng máu Việt trong người không mà hỏi tôi ra đó làm gì? Còn nếu anh vẫn muốn nghe tôi nói, thì đây: Tôi ra đó để thét lên:
ĐẢ ĐẢO TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC!!
ĐẢ ĐẢO BÈ LŨ TẬP CẬN BÌNH!!!
ĐẢ ĐẢO HÈN NHÁT VỚI GIẶC TÀU!!!
- Hôm nay chị ra đây có theo sự xúi giục và lôi kéo của ai, tổ chức nào ko?
- Có!
- Ai, tổ chức nào?
- Trái tim tôi, trái tim yêu tổ quốc và căm thù quân Trung Quốc xâm lược đã xúi giục lôi kéo tôi ra đó!
- Chị ra đó có được ai cho tiền không?
- Đó là một câu hỏi xúc phạm góc thiêng liêng nhất của trái tim. tâm hồn tôi, và xúc phạm tổ quốc tôi, nhân dân tôi.
- Đảng và nhà nước đang tích cực dùng biện pháp ngoại giao để kiên quyết yêu cầu TQ rút giàn khoan đó, các chị đi biểu tình thế này chỉ làm mất trật tự, ảnh hưởng đến các cơ quan và người dân đang làm việc.
- Ô hô, ngoại giao kiểu gì mà mấy chục năm nay hết mất đất lại mất đến biển đảo. Chỉ tính trong vòng chưa đến 50 ngày nay cái giàn khoan HD 981 kéo vào vẫn bình yên ở đó, lại còn đang xuất hiện HD 982. Suốt 4000 năm ông cha ta chưa bao giờ sợ giặc Tàu, chính bởi tinh thần đó nên đến giờ mới vẫn còn cái đất nước hình chữ S mang tên Việt Nam này, nếu ông cha ta cũng ngoại giao kiểu kỳ quặc như bây giờ thì chúng ta đều đã mang quốc tịch Trung Quốc từ lâu rồi, và đang khóc hận mất nước như người Tây Tạng.
- Các chị kêu gào thế nhưng nếu cho ra Hoàng Sa Trường Sa thì các chị có dám ra không?
- Ơ hay, chúng tôi còng lưng đóng thuế nuôi các anh để làm cảnh à? Còn nếu các anh khiếp nhược hết rồi thì cũng khỏi phải thách, chúng tôi sợ gì mà dám hay ko dám?
- Chị có biết là chị vi phạm pháp luật ko?
- Luật gì nhỉ? Anh hãy nói cho tôi biết là tôi vi phạm luật gì?
- Thủ tướng đã nhiều lần nhắn tin đến từng số điện thoại cấm tụ tập biểu tình trái pháp luật sao các chị vẫn cố tình tập trung ra đó?
- Ơ, lạ nhỉ, ai đời đầy tớ lại CẤM chủ như ở Việt Nam không. Và ông ấy nhắn tin cấm biểu tình trái luật, nhưng làm gì có luật biểu tình mà bảo là trái luật?
- Chị đã đọc nghị định 38 của thủ tướng chưa, hành vi tụ tập đông người gây rối là trái pháp luật.
- Chính các anh bắt chúng tôi về đây mới là gây rối. Chúng tôi đầu trần tay không, đứng im một chỗ, chẳng giằng co đánh đập ai. Mà chính cái nghị định 38 của các anh cũng là vi hiến. Thế nào là tụ tập, thế thì các anh đến mà bắt các đám cưới, đám hỏi, đám tang, đám sinh nhật.. và quốc hội họp cũng là tụ tập đông người đấy!
- Các chị ra đó không xin phép là vi phạm luật pháp rồi.
- Xin phép ai, xin phép cái gì? Hiến pháp quy định người dân có quyền biểu tình, quốc hội còn nợ dân cái luật biểu tình mấy chục năm nay, đến giờ đã có luật biểu tình đâu mà bảo chúng tôi không xin phép?
- Trước đây chị đã có tiền án tiền sự nào chưa?
- Tôi đã vài lần bị bắt về trại Lộc Hà, và về đồn công an Mĩ Đình khi biểu tình chống Trung Quốc, như thế có phải là tiền án tiền sự không nhỉ?
clip_image012
Anh Chí- một biểu tình viên năng nổ đã bị kẹp cổ lôi đi. Ảnh FB Bạch Hồng Quyền

- Đó là những ý kiến của chị, nhưng chị đã bị đưa vào đây là vì hành vi phạm pháp luật, vậy thì đề nghị chị làm một tờ tường trình.
- Đừng nói đến 2 cái từ ‘tường trình” ấy nhé! Tôi chẳng làm gì sai, chỉ có các anh sai khi bắt chúng tôi vào đây, tôi tường trình cái gì, không bao giờ! Nếu các anh cứ cố tình bắt tôi viết rồi mới thả, thì tôi ko cần ra nữa đấy, các anh cứ việc giữ tôi ở đây đến bao giờ cũng được, và thời gian đó cũng chính là cuộc biểu tình của tôi chống Trung Quốc.
- Thôi thì chị cứ tạm ngồi đây đã.
- Đề nghị các anh ghi lại đầy đủ những câu trả lời của tôi hôm nay vào biên bản, và đó là những câu trả lời của tôi, tôi chịu trách nhiệm, nên các anh ko phải lo về trách nhiệm tác nghiệp.
- !!!
- Và yêu cầu các anh trả lại tôi cái biểu ngữ để mai tôi còn đi biểu tình!!
Đứng dậy, tôi nói với tất cả những công an ngồi đó:
- Tôi tin rằng, nếu cởi bỏ những bộ cảnh phục kia thì tât cả các anh cũng sẽ hét lên: “ĐẢ ĐẢO TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC!” như tôi, trừ khi không có dòng máu Việt chảy trong người các anh!
(7 người chúng tôi bước ra ngoài khi trời đã tối, trong vòng tay của bạn bè.Tôi lên xe phóng thẳng về bệnh viện Thanh Nhàn kịp cho bác Trâm ăn bữa tối)

Theo Facebook

Đảng 'quyết tâm', sao còn tham nhũng?



Đảng 'quyết tâm', sao còn tham nhũng?

Cà Phê Tối- Các Tổ chức XHDS: "Chúng ta nên làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo VN"


Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung
Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Cập nhật: 10:49 GMT - thứ sáu, 8 tháng 8, 2014
  •  
clip_image001
Những ngày qua, ở Trung Quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đang mở chiến dịch bài trừ tham nhũng, truy tố cả cựu Ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang. Ở Việt Nam, các lãnh đạo cộng sản cũng nói quyết tâm chống tham nhũng, lập lại Ban Nội chính.
Nhưng tại sao hàng chục năm qua, đã qua bao đợt xét xử tham nhũng và bao lần “quyết tâm”, tham nhũng vẫn hoành hành?
Các bài liên quan
  • Đảng Cộng sản
  • Kêu gọi thay đổi trước Đại hội XII
  • ‘TQ tham nhũng hiệu quả hơn VN’
Chủ đề liên quan
  • Diễn đàn
Câu trả lời nằm ở thể chế và hệ thống. Trong chế độ một đảng, một khi tất cả quyền hành nằm dưới sự kiểm soát của một nhóm thiểu số cầm quyền và không có đối lập chính trị thì nói chuyện đạo đức, phê bình và tự phê bình là vô ích, như thực tiễn đã chứng minh bao năm qua.
Rất nhiều người, bao gồm cả các vị đảng viên trí thức lão thành đã nhận ra vấn đề nằm ở chỗ thể chế một đảng độc quyền chính trị tạo ra quá nhiều lỗ hổng. Lá thư ngỏ vừa qua gửi Ban Chấp hành Trung ương của 61 vị đảng viên đã nêu rõ Việt Nam cần phải “chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa”.
Thứ nhất, thể chế độc đảng đã dẫn đến việc quyền làm chủ của người dân bị tước đoạt. Tất cả những cuộc bầu cử Quốc hội mà thành phần ứng cử viên chỉ thuộc một đảng và các giai đoạn bầu cử đều bị khống chế bởi Mặt trận Tổ quốc, cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì Quốc hội chỉ đại diện cho ý chí và nguyện vọng của đảng cầm quyền chứ không phải cho người dân. Từ đó, ta không ngạc nhiên khi thấy đảng cầm quyền đứng trên cả pháp luật và nhà nước để tước đoạt đất đai, tài sản, và cả nhân phẩm của người dân.
Thứ hai, thể chế một đảng khiến lãnh đạo, đảng viên cộng sản đều đi theo con đường nhất nguyên, tức độc tôn, phủ nhận và thậm chí trấn áp những người có tư tưởng khác biệt, các tôn giáo.
Dân không có quyền làm chủ bầu ra các lãnh đạo có tinh thần hợp nguyên. Từ đó có sự chia rẽ dân tộc sâu sắc, giữa đảng viên cộng sản và người dân, giữa đảng viên và thành viên các tôn giáo, thậm chí giữa chính các đảng viên cộng sản với nhau ở mọi cấp.
clip_image002
Thứ ba, khi lãnh đạo đã không có tư tưởng hợp nguyên thì pháp luật viết ra không thể là pháp luật chuẩn mực, công bằng, đem lại lợi ích đồng đều cho mọi thành phần trong xã hội. Lúc này, pháp luật được viết ra để bảo vệ quyền lợi của đảng cầm quyền. Ví dụ như pháp luật về đất đai khiến người dân có thể dễ dàng bị cưỡng đoạt đất đai, hi sinh cho một thiểu số có quyền và có tiền.
"Thể chế một đảng khiến lãnh đạo, đảng viên cộng sản đều đi theo con đường nhất nguyên, tức độc tôn, phủ nhận và thậm chí trấn áp những người có tư tưởng khác biệt, các tôn giáo."
Bất kì ai, kể cả lãnh đạo đảng cầm quyền đều luôn tuyên bố rằng dân làm chủ, rằng Việt Nam có nhà nước pháp quyền, vì họ biết rằng đó là khát vọng chính đáng và mãnh liệt của nhân dân. Tiếc là lãnh đạo đảng cầm quyền bao thập niên qua chỉ nói mà lại không thực thi.
Đất nước bị dẫn đến tình trạng kém phát triển, quyền con người bị vi phạm nghiêm trọng như hiện nay chính là do thể chế một đảng đã tước đoạt quyền làm chủ của người dân. Vậy chúng ta có tiếp tục chấp nhận hiện trạng quyền làm chủ của người dân bị vi phạm hay không? Câu trả lời hiển nhiên là không.
Quyền làm chủ thể hiện rõ ràng nhất chính là ở lá phiếu. Cụ thể hơn, đó là quyền tự do ứng cử, tự do bầu cử. Một trong những lý do khiến Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” chính là do chính phủ Việt Nam Cộng hòa không chấp nhận thi hành tổng tuyển cử thống nhất trên toàn quốc. Bao nhiêu thanh niên Việt Nam ở cả hai miền đã hi sinh trong chiến tranh nhưng rút cuộc đến giờ phút này vẫn chưa có tổng tuyển cử tự do và công bằng ở Việt Nam.
clip_image003
Hợp nguyên là tư tưởng đa nguyên đoàn kết, hợp tác quốc gia. Lãnh đạo, nhất là lãnh đạo quốc gia cần có tư duy dân chủ, tinh thần dân tộc. Không thể phân biệt vùng miền, giai cấp, tôn giáo, ý thức hệ mà phải làm việc cho lợi ích chung của đất nước và dân tộc. Người cộng sản có tư tưởng hợp nguyên vẫn có thể làm việc chung với người đối lập có tư tưởng hợp nguyên.
"Dân phải có quyền làm chủ để bầu ra những đại biểu có tư tưởng hợp nguyên, từ đó các vị này trong Quốc hội mới làm ra được pháp luật chuẩn mực để điều hành quốc gia."
Dân phải có quyền làm chủ để bầu ra những đại biểu có tư tưởng hợp nguyên, từ đó các vị này trong Quốc hội mới làm ra được pháp luật chuẩn mực để điều hành quốc gia. Pháp luật chuẩn mực chính là điều kiện cơ bản của nhà nước pháp quyền.
Dân chỉ làm theo hiến pháp và pháp luật của nhà nước cộng hòa (do dân bầu) chứ không làm theo “chủ trương, chính sách của Đảng”. Mọi chủ trương, chính sách đều phải cụ thể hóa bằng luật pháp, và luật pháp đó phải chuẩn mực.
Có lẽ không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của quyền làm chủ của người dân, tư tưởng hợp nguyên, pháp luật chuẩn mực và xã hội công bằng. Tuy nhiên, nếu chỉ có tư tưởng mà không hành động thì đó cũng chỉ mãi là tư tưởng. Điều quan trọng là mọi người, mọi thành phần, kể cả các đảng viên cộng sản cùng góp sức mạnh để biến những suy nghĩ, tư tưởng thành hiện thực. Sức mạnh càng lớn thì những tiêu cực, tham nhũng trong hệ thống cầm quyền sẽ dần bị đẩy lùi.
Nên nhớ: “Đừng thay đổi con người mà hãy thay đổi hệ thống, rồi để hệ thống thay đổi con người.”


Kêu gọi thay đổi trước Đại hội XII
Cập nhật: 15:59 GMT - thứ hai, 4 tháng 8, 2014
  •  
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
Cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương ở Việt Nam lên tiếng kêu gọi thay đổi trong việc giới thiệu ứng viên vào các vị trí của Đảng Cộng sản.
Các bài liên quan
  • Luân chuyển cán bộ: Cơ hội, thách thức
  • 'Chuẩn bị đại hội Đảng cập rập, vội vã'
  • Sao quan chức không được ở nhà to?
Chủ đề liên quan
  • Chính trị Việt Nam
Lời kêu gọi của ông Lê Đăng Doanh, được đưa ra trong lúc việc chuẩn bị cho Đại hội XII, dự kiến diễn ra trong nửa đầu năm 2016, đang được ráo riết chuẩn bị.
Vị cựu viện trưởng nói với Nguyễn Hùng của BBC tại Toulouse, nơi ông có chuyến thăm:
"Việc hạn chế đảng viên không được giới thiệu các ứng cử viên ngoài các ứng cử viên đã được cấp ủy giới thiệu làm cho tôi, là một đảng viên, rất lo ngại.
"Thực tế đã cho thấy có những lần cấp ủy giới thiệu những ứng cử viên mà sau đó không được bầu.
"Trái lại những ứng cử viên không được cấp ủy giới thiệu thì lại được bầu."
Tại Hội nghị Trung ương 7 của Đảng Cộng sản trong năm ngoái, cả hai ứng viên được Bộ Chính trị đề cử để bầu bổ sung vào cơ quan này đều không đủ phiếu.
Đó là hai ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương và ông Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng.
Thay vào đó hai ứng viên Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội và Nguyễn Thiện Nhân, khi đó là Phó Thủ tướng, đã được bầu ra từ danh sách hàng chục ứng viên.
'Đổi mới chính trị'
Tiến sỹ Doanh cũng bày tỏ lo ngại về thực trạng hiện nay ở Việt Nam và nói về nhu cầu phải có những thay đổi về chính trị.
clip_image004
TS Lê Đăng Doanh kêu gọi để đảng viên tiến cử ứng viên
Ông nói với BBC: "Việt Nam hiện nay đứng về mặt kinh tế đang ở trong giai đoạn tăng trưởng thấp nhất từ khi Đổi Mới cho tới nay.
"Đây là giai đoạn tăng trưởng thấp kéo dài và nó dưới tiềm năng của Việt Nam.
"Mặc dù từ năm 2013 đã có sự hồi phục, kinh tế có tăng trưởng trở lại nhưng vẫn dưới tiềm năng.
"Về chính trị, hiện Việt Nam đang chuẩn bị Đại hội XII song các văn bản và thảo luận trong xã hội chưa được mở rộng. Còn về các mặt khác, xã hội Việt Nam đang gặp khá nhiều vấn đề. Một là tham nhũng, hai nữa là muốn xin công ăn việc làm đều phải có mối quan hệ và đều phải có đút lót, có tiền.
"Giáo dục và y tế cũng gặp khá nhiều khó khăn và ngay cả an toàn trật tự xã hội cũng đang có vấn đề."
"Việt Nam hiện nay đứng về mặt kinh tế đang ở trong giai đoạn tăng trưởng thấp nhất từ khi Đổi Mới cho tới nay."
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
Ông Doanh nói mặc dù các báo cáo của Viện chuyên nghiên cứu dư luận của Ban Tư tưởng văn hóa trung ương "phản ánh khá chính xác tâm tư nguyện vọng" của người dân, thực tế được công bố và những gì người dân cảm nhận vẫn có "khoảng cách đáng kể".
Vị Tiến sỹ nói thêm: "Cho đến nay tôi thấy dấu hiệu cho một sự thay đổi chuyển biến, tích cực chưa rõ.
"Chính Đại hội XI đã nói rằng phải đổi mới chính trị song song với đổi mới kinh tế.
"Rất tiếc là cho tới tay, đã quá nửa nhiệm kỳ rồi, nhưng quyết định của Đại hội XI vẫn chưa được thực hiện.”
Mối lo Trung Quốc
Ông Doanh nói việc chống tham nhũng ở Việt Nam vẫn chưa mang lại sự thay đổi cần thiết.
"Như thực tế trong xã hội mà báo chí chính thức công khai nêu lên thì thấy rất nhiều cán bộ giàu có một cách không thể giải thích được và thu nhập cũng không thể giải thích được," vị Tiến sỹ nói.
clip_image005
TS Doanh cho rằng chống tham nhũng ở Việt Nam chưa tạo ra thay đổi
"Vấn đề không phải chỉ có một vài vụ án. Vấn đề là phải thay đổi thể chế và cơ chế, phải thực hiện công khai minh bạch, phải giảm bớt chi tiêu bằng tiền mặt và phải có trách nhiệm giải trình.
"Anh dùng tiền của dân thì anh phải giải thích anh chi tiêu như thế đem lại hiệu quả gì cho người dân.
"Và điều đó phải được thể hiện trong cả lựa chọn cán bộ, lắng nghe ý kiến của người dân, lắng nghe các ý kiến khác nhau và điều đó đòi hỏi phải có cải tiến rõ rệt trong thực hiện các quyền tự do dân chủ của người dân."
Trong phỏng vấn với BBC, ông Doanh cũng nói về những lo ngại liên quan tới Trung Quốc:
"Trung Quốc có mạng lưới thu thập thông tin rất có hiệu quả ở Việt Nam và trong thực tế họ biết về chúng ta rất nhiều, biết về con người và sự việc.
"Vì họ biết nên họ có những đối sách và làm khó khăn cho những quyết định của chúng ta.
"Tôi rất hy vọng không vì những biện pháp có tính chiến thuật của Trung Quốc mà chúng ta không thực hiện hay thực hiện chậm trễ những quyết định chiến lược và rất quan trọng để bảo vệ độc lập chủ quyền của chúng ta," Tiến sỹ Doanh nói.


'Chuẩn bị đại hội Đảng cập rập, vội vã'
Quốc Phương
BBC Việt ngữ
Cập nhật: 14:15 GMT - thứ năm, 13 tháng 3, 2014
  •  
clip_image006
Đảng thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo kế cận trước Đại hội Đảng 12.
Việc chuẩn bị cho kỳ Đại hội đảng lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam được cho là đang diễn ra 'cập rập' và 'vội vã', trong lúc công việc luân chuyển cán bộ chủ chốt thế hệ kế cận đặt ra một số dấu hỏi về tính công khai, minh bạch, theo một số quan sát từ Việt Nam.
Về chuẩn bị văn kiện, nội dung cho kỳ đại hội diễn ra trong năm 2016, nhiều tài liệu vẫn chưa được triển khai chuẩn bị đủ về mặt thời gian, theo Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Tổ tư Vấn Chính phủ thời kỳ Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Phan Văn Khải.
Các bài liên quan
  • 'Quan chức kế cận về nơi an toàn'Nghe04:51
  • 'Thiếu minh bạch về luân chuyển cán bộ'Nghe05:00
  • Con thủ tướng chuyển về Kiên Giang
Chủ đề liên quan
  • Đảng Cộng sản,
  • Chính trị Việt Nam
Hôm 13/3/2014, Tiến sỹ Doanh nói với BBC:
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
"Việc chuẩn bị đại hội đảng lần này về mặt các văn kiện thì thấy rất cập rập, vội vã, bởi vì phải tổng kết 30 năm đổi mới, thế nhưng mà thời gian để nghiên cứu, để thảo luận rất ít,vì sắp tới đây, khi Trung ương họp, sẽ được các tiểu ban báo cáo lần đầu tiên.
"Và như vậy, thời gian để tổ chức các cuộc hội thảo, tranh luận, rồi tổ chức nghiên cứu, đã hạn chế hơn rất nhiều so với những kỳ chuẩn bị các Đại hội trước đây."
Về mặt nhân sự, mới đây, Ban Tổ chức Trung ương Đảng đã công bố kế hoạch đợt một của năm 2014 luân chuyển 44 cán bộ chủ chốt trong đó có 25 quan chức giữ các chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy; 19 cán bộ giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố.
Trong đợt luân chuyển có hai quan chức là Ủy viên Trung ương Đảng, 19 quan chức là thứ trưởng và tương đương, 25 quan chức là cục trưởng, vụ trưởng và tương đương, có ba quan chức là nữ.
'Vẫn còn bưng bít'
Trong một trường hợp gây chú ý, con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Thanh Nghị được cho là nằm trong số 22 cán bộ quy hoạch cao cấp.
Sau thời gian nắm chức vụ Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Nghị được cử về tỉnh Kiên Giang, nơi Thủ tướng Dũng từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, để nắm giữ chức vụ mới.
clip_image007"Vẫn có người nào đó, ở đâu đó người ta biết rõ năng lực của người này, người kia, nhưng người ta không thể nào có phương tiện ở trong tay để người ta truyền tải thông tin đến tất cả moi người"
Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng
Bình luận về đợt chuẩn bị nhân sự trước Đại hội Đảng 12 này, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói:
"44 cán bộ này, về tuổi đời thì trẻ, tuy vậy quá trình chọn lọc, luân chuyển này hoàn toàn nằm trong nội bộ Đảng và việc lấy ý kiến của dư luận, của công chúng còn đang hết sức hạn chế.
"Và người ta mong muốn rằng những người này cũng phải được công khai thành tích của mình, rồi được sự góp ý kiến và phán xét của quần chúng, bởi vì Đảng không phải chỉ riêng của Đảng, mà những người này sẽ là lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước nhân dân."
Bình luận về việc làm thế nào kiểm tra xác thực được phẩm chất, tư cách và năng lực của các quan chức được chính quyền và đảng bố trí phân chuyển, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, một blogger từ Hà Nội, nói:
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
"Khi chúng ta đánh giá bất cứ điều gì thì chúng ta phải có thông tin, thông tin thì phải nhiều chiều và không phải ai cũng có thông tin. Thế thì như vậy vẫn có người nào đó, ở đâu đó người ta biết rõ năng lực của người này, người kia, nhưng người ta không thể nào có phương tiện ở trong tay để người ta truyền tải thông tin đến tất cả moi người.
"Đấy chính là lý do mà tôi nói là phải có tự do ngôn luận và tự do báo chí là như vậy, và chỉ có sự minh bạch ở môi trường thông tin ấy thì ta mới có thể đánh giá được vấn đề, đánh giá được con người một cách chính xác."
Hôm thứ Năm tuần trước, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Tô Huy Rứa đã khẳng định với Hội nghị Tập huấn cán bộ luân chuyển đợt một năm 2014 về chất lượng của đợt chuẩn bị nhân sự cấp cao của Đảng.
"Việc lựa chọn cán bộ luân chuyển lần này được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, công phu, bài bản, kỹ lưỡng, khoa học hơn và rút kinh nghiệm từ các đợt luân chuyển trước," ông được Thông tấn xã Việt Nam trích lời nói.



Tượng Bán Thân Hồ Chí Minh bị liệng ở thùng rác thành phố Saigon

Tượng Bán Thân Hồ Chí Minh bị liệng ở thùng rác thành phố Saigon

Published By Huy Sơn

Hiện tượng đem tượng bán thân của Hồ Chí Minh để bỏ vào thùng rác là một việc làm khó tin tại Việt Nam, dưới đây là hình trên blogger, một người làm thơ để tả lại cảnh tượng bán thân Hồ Chí Minh bị bỏ vào thùng rác với hình ảnh và thơ:

“Nhốt Tù Bác Hồ” ……


alt
Tượng bán thân HCM cho vào lề đường
“Bác” Hồ” ai liệng xuống đường,
tượng to tiêu chuẩn cấp Phường trở lên.
Rác một bên, ”Bác” một bên,
con đường thành phố mang tên “Bác Hồ”

alt
Cháu đây “Cháu ngoan “Bác Hồ”
đến bên bức tượng nhìn vô lạ lùng.
“Bác  Hồ” thuộc ”Bác” anh hùng
ai mang ra bỏ bên thùng rác kia?
alt
Thanh niên tiên tiến đi về
sau ngày lao động nặng nề vinh quang.
“Bác Hồ” ai vứt phũ phàng,
tượng to giống chỗ công an quận mình?
- Anh à, mình thử đứng nhìn,
hay là lên huyện báo trình công an?
- Thôi thôi, xin được vô can,
khi không tự buộc án oan vào mình?!
alt
- Kính chào “Bác” Hồ Chí Minh,
cháu đây không thể nào tin chuyện này.
Ai đã liệng ”Bác” xuống đây,
để cháu che cái bao này thử coi!
Chiếc bao che bớt mùi hôi,
chiếc bao che bớt lũ ruồi bu quanh.
Chiếc bao cháu chọn màu xanh,
người ta khỏi biến nó thành bao “kia”.
Cái bao “cao su Cù Huy”,
Luật sư, Tiến sĩ tù vì cái bao.
Chụp ”Bác” không biết có sao,
không chừng chúng lại kéo mau vô tù?
alt
Thôi thôi tránh lũ ruồi bu,
cháu chụp chiếc hộp nhốt tù ”Bác” luôn!


Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu

Preview by Yahoo
Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp nữa!

Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:




Coi Tây Tạng trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu ...


Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


Battlefield Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)

SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)
















Ha ha ha !
Hố hố hố !
Không biết làm thịt em nào trước đây?
xem thêm





Ảnh của Ngoc Bui.

HTTP://DANLAMBAOVN.BLOGSPOT.COM/2014/05/HANG-VAN-CONG-NHAN-BINH-DUONG-INH-





__._,_.___

Posted by: hung vu 

Featured Post

🔥 Bản Tin Trong Ngày 13/4/2024

My Blog List