Tiến sỹ Doanh nói về cải
cách chính trị
120 phút với Linh mục Nguyễn Văn Khải tại Trung
Tâm Văn Hoá Việt Mỹ San Jose
Cập nhật: 15:49 GMT -
thứ ba, 5 tháng 8, 2014
Media Player
Mở bằng chương trình nghe
nhìn khác
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
nói với BBC về sự cần thiết phải có thay đổi chính trị ở Việt Nam trong phỏng
vấn video được thực hiện đầu tháng này.
Ông bình luận về giai
đoạn mà Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội XII:
"Cho đến nay tôi
thấy dấu hiệu cho một sự thay đổi chuyển biến, tích cực chưa rõ...
"Chính Đại hội XI
đã nói rằng phải đổi mới chính trị song song với đổi mới kinh tế.
"Rất tiếc là cho
tới tay, đã quá nửa nhiệm kỳ rồi, nhưng quyết định của Đại hội XI vẫn chưa được
thực hiện.”
Tiến sỹ Doanh cũng bày
tỏ lo ngại về thực trạng hiện nay ở Việt Nam.
Ông nói với BBC:
"Việt Nam hiện nay đứng về mặt kinh tế đang ở trong giai đoạn tăng trưởng
thấp nhất từ khi Đổi Mới cho tới nay.
"Đây là giai đoạn
tăng trưởng thấp kéo dài và nó dưới tiềm năng của Việt Nam.
"Mặc dù từ năm 2013
đã có sự hồi phục, kinh tế có tăng trưởng trở lại nhưng vẫn dưới tiềm năng.
"Về chính trị, hiện
Việt Nam đang chuẩn bị Đại hội XII song các văn bản và thảo luận trong xã hội
chưa được mở rộng. Còn về các mặt khác, xã hội Việt Nam đang gặp khá nhiều vấn
đề. Một là tham nhũng, hai nữa là muốn xin công ăn việc làm đều phải có mối
quan hệ và đều phải có đút lót, có tiền.
"Giáo dục và y tế
cũng gặp khá nhiều khó khăn và ngay cả an toàn trật tự xã hội cũng đang có vấn
đề."
Nhà văn Nguyên Ngọc bi
quan về bauxite
Cập nhật: 14:35 GMT -
thứ ba, 5 tháng 8, 2014
Media Player
Mở bằng chương trình nghe
nhìn khác
Nhà văn Nguyên Ngọc nói
nên dừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên dù đã tốn tới "hai tỷ đôla"
làm thí điểm.
Hiện nhà máy ở Tân Rai,
Lâm Đồng đã đi vào hoạt động trong khi nhà máy ở Nhân Cơ, Đắk Nông cũng đang
chuẩn bị hoàn thành.
Nhà văn nói 10 lý do
không nên làm bauxite mà ông và kỹ sư mỏ Nguyễn Thành Sơn đưa ra trong một bài
viết phản đối khai thác bauxite "đang dần dần bộc lộ hết".
Về kinh tế đang
"rất lỗ" do cách tính chi phí đầu vào mà ông gọi là "ăn
gian", không liệt kê đủ các chi phí trong tính toán ban đầu.
Vì thế việc khai thác
bauxite không mang lại hiệu quả kinh tế dù đã được giảm một số loại thuế.
Về vận tải, việc vận
chuyển đang diễn ra trên đường 20, đường "dân sinh" từ Đà Lạt qua Lâm
Đồng và về thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Nguyên Ngọc nói mỗi
ngày có hàng trăm chuyến xe với trọng tải thiết kế 40 tấn đi trên đường với
những cây cầu chỉ chịu được 25 tấn.
Sự lưu thông của các xe
tải hạng nặng này cũng dễ gây tai nạn.
Về môi trường, ông nói,
đã có "tai nạn bùn đỏ gây chết người."
Đắc Nông và Lâm Đồng có
lượng mưa nhiều nhất ở Tây Nguyên và thêm nữa mưa dồn dập trong 2 tháng trong
năm gây nguy cơ vỡ hồ chứa bùn đỏ.
Tương lai nào cho luật
sư Việt Nam?
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Bài tham gia Diễn đàn
BBC Tiếng Việt
Cập nhật: 09:03 GMT -
thứ tư, 6 tháng 8, 2014
Ở Việt Nam quyền tư
pháp yếu hơn nhiều so với quyền lập pháp và hành pháp.
Trong buổi tọa đàm giữa
Đoàn luật sư Hà Nội và Đoàn luật sư thành phố Paris của Pháp, cử tọa đã hết sức
thán phục khi được biết Đoàn luật sư Paris có lịch sử đã 800 năm.
Hãy hình dung, khi mà
vua quan quân lính nhà Trần còn đang rong ruổi thanh gươm yên ngựa để chống
giặc, thì ở thủ đô Paris của nước Pháp, đã có những người mặc áo choàng đứng ở
phiên tòa mà biện hộ cho người bị cáo.
Các bài liên quan
- Toà án VN 'không nhân danh công lý'
- Xử án ở Việt Nam 'còn nhiều oan sai'
Chủ đề liên quan
- Diễn đàn
Tức là khi ở Việt Nam sự
sống còn của quốc gia dân tộc còn chưa được đảm bảo chứ đừng nói gì đến quyền
của kẻ tội nhân ở chốn công đường, thì ở nước Pháp đã hình thành nên một thiết
chế mà sự đúng đắn là bệ đỡ đã giúp nó tồn tại cho tới tận ngày nay.
Vai trò thủ lĩnh
Suốt lịch sử 800 năm hẳn
những người luật sư của Paris đã đối diện với biết bao biến động thời cuộc. Để
có thể vượt qua được mọi sóng gió như thế, hẳn phải có nhiều nguồn sức mạnh trụ
đỡ.
Một nguồn sức mạnh cho
nghề luật sư đó là nghề nghiệp này mang tính chính đáng nghĩa hiệp, phù hợp với
luân thường đạo lý con người khi một người đứng ra bảo vệ cho kẻ yếu trước một
sức mạnh áp đảo là cường quyền.
Nhưng chỉ sức mạnh từ
luân lý sẽ không đủ để đoàn luật sư Pari tồn tại được cho tới ngày nay. Mà nó
còn được dẫn dắt bởi những thế hệ người thủ lĩnh đoàn với đầy đủ tư cách đạo
đức và sự uyên bác về trí tuệ.
"... hệ thống chính
trị không coi trọng quyền tư pháp, quyền tư pháp yếu hơn rất nhiều so với quyền
lập pháp và hành pháp."
Những thế hệ người thủ
lĩnh chắc chắn phải nhận được sự tín nhiệm của các thành viên, được sự kính nể
của cơ quan tư pháp đương quyền, có như thế tiếng nói và hành động mới có trọng
lượng và sức thuyết phục.
Ví như các vị vua đời
đầu của nhà Trần hoặc vị anh hùng Trần Hưng Đạo, hẳn là phải có kiến thức hiểu
biết và phong độ uy tín như thế nào mới có thể điều binh khiển tướng chống giặc
ngoại xâm ba lần thành công.
Trong bất kỳ một tổ chức
nào, vai trò của người thủ lĩnh đều rất quan trọng, kinh nghiệm kiến thức của
họ sẽ quyết định con đường mà tổ chức sẽ đi. Nhưng đặc biệt trong giới luật sư,
khi thước đo nghề nghiệp là uy tín thương hiệu thì người đứng đầu càng phải là
người có uy tín và danh dự nhất.
Cũng chỉ đặc biệt ở nghề
luật sư, sự thành công là ở khả năng thuyết phục của lời nói, như thế thì điều
tối kỵ là danh bất chính vì nếu thế thì ngôn sẽ bất thuận. Không có uy tín,
không được tín nhiệm thì nói ai người ta nghe?
Sự áp đặt vô lý
Thấy được bề dày lịch sử
của đoàn luật sư Paris như vậy, nhìn lại giới luật sư Việt Nam mà thấy buồn.
Nghề luật sư ở Việt Nam
thực sự mới hoạt động từ vài ba chục năm nay, số lượng luật sư cả nước tính đến
nay chỉ khoảng 8.000, con số rất nhỏ so với các hội đoàn khác, ví như hội luật
gia số thành viên là 46.000.
Luât sư Venezuela tập
trung phản đối chính phủ
Giới luật sư cũng chưa
tạo dựng được hình ảnh đáng trân trọng trong xã hội. Nguyên do một phần vì hệ
thống chính trị không coi trọng quyền tư pháp, quyền tư pháp yếu hơn rất nhiều
so với quyền lập pháp và hành pháp, trong khung cảnh đó giới luật sư chịu chung
số phận hẩm hiu.
Một nguyên nhân khác là
sự yếu kém nội tại của giới luật sư mà chỉ người trong nghề mới hiểu, nhiều
người thờ ơ vô trách nhiệm, không có bản lĩnh chính kiến trước các vấn đề của
tổ chức, không có tinh thần dấn thân cho nghề nghiệp.
Thời điểm năm 2009 khi
Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thành lập, chính quyền đã sắp đặt để những
người hầu như chưa bao giờ hành nghề luật sư lại đứng đầu tổ chức luật sư cả
nước. Những người chưa hề có uy tín nghề nghiệp lại đứng trên cả những luật sư
với thâm niêm mấy chục năm hành nghề.
Đứng đầu tổ chức luật sư
nguyên là một phó chánh án tòa án tối cao, một người hầu như chưa bao giờ hành
nghề luật sư. Cấp phó thường trực của ông này là một vị nguyên là vụ trưởng một
vụ của Bộ Tư pháp, một người cũng hầu như chưa hề hành nghề luật sư.
Có thể họ tuy không hành
nghề những cũng biết về nghề luật sư, nhưng biết với trải nghiệm là hoàn toàn
khác nhau.
Những người chưa từng đổ
một giọt mồ hôi lên các trang hồ sơ tài liệu và chưa từng khóc thầm vì những
trái ngang của cơ chế, họ làm sao thấu hiểu những vấn đề của nghề luật sư?
Những người vì đã đến
tuổi nghỉ hưu nên phải thôi chức ở cơ quan nhà nước, rồi lại được cơ cấu sang
đứng đầu một tổ chức khác, thì lấy đâu ra nhiệt huyết cống hiến của những con
người này.
Không sống bằng thu nhập
nghề nghiệp, đã có nguồn thu nhập khác, hy vọng gì họ sẽ trăn trở thao thức để
vạch đường tìm lối cho nghề luật sư phát triển?
Việc áp đặt nhân sự
không chính đáng đã phạm phải vấn đề húy kỵ nhất của nền tư pháp đó là sức mạnh
thuộc về công lý và chính nghĩa chứ không thuộc về cường quyền.
Xuất phát từ đâu mà
chính quyền lại áp đặt lối nhân sự như vậy. Phải chăng đó là thâm ý của chính
quyền, áp đặt nhân sự kém năng lực để kìm hãm giới luật sư trong trì trệ, níu
giữ nền tư pháp nước nhà trong lạc hậu?
Còn nhiều khó khăn
Đứng trước sự áp đặt ngang
trái như vậy nhưng hầu hết giới luật sư đều im lặng, cũng có vài người không
đồng tình nhưng cuối cùng cũng cam chịu chấp nhận.
Chính quyền đã thiếu tôn
trọng giới luật sư, người luật sư cũng vô trách nhiệm với tổ chức của mình,
không biết cái nào là nguyên nhân của cái nào.
Tựu chung lại, giới luật
sư đã thất bại trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Khi không bảo vệ được
quyền lợi của chính mình thì luật sư còn bảo vệ được cho ai?
Các luật sư Hong Kong
tuần hành để bảo vệ quyền lợi của họ, còn Việt Nam thì sao?
Bao nhiêu tổ chức hội
đoàn trong xã hội có lúc họ cần được bảo vệ quyền lợi, nhưng hẳn họ sẽ nghĩ là
mấy người đó còn chẳng làm được gì ra hồn cho tổ chức của họ, sao bảo vệ được
cho chúng ta?
Nhìn vào chính cách hành
xử của giới luật sư, xã hội sẽ dành cho mức độ tín nhiệm tương xứng.
Người dân không nghĩ đến
luật sư đầu tiên khi gặp vướng mắc, họ sẽ tự giải quyết lấy bằng cách nhờ vả
người quen hay lo lót cán bộ chính quyền. Chỉ khi sự việc rối tung lên và không
tự giải quyết nổi họ mới tìm đến luật sư.
Họ không móc nối được
với cán bộ thì nhờ luật sư làm hộ.
Vì xã hội chưa tín nhiệm
nên nghề luật sư ở Việt Nam không phải là một nghề đem lại thu nhập cao. Trừ
một vài thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và trừ ra những luật
sư đã thành công kiếm tiền từ những mảng công việc khác rồi mới chuyển sang làm
luật sư, số đông còn lại đời sống còn nhiều khó khăn.
Ở các tỉnh, khi không
vào được công chức nhà nước hoặc không được làm tại các công ty lớn, nhiều
người mới đành hài lòng với nghề luật sư.
Khi gặp gỡ trao đổi với
luật sư các tỉnh, sẽ dễ dàng nhận thấy những nét ưu tư trăn trở trên gương mặt,
qua những câu chuyện sẽ thấy tâm trạng bải hoải chán chường bế tắc.
Nhưng tất cả lại chỉ
trông trờ vào sự thay đổi từ nơi khác, rất hiếm người có bản lĩnh táo bạo thấy được
sự thay đổi cần ở ngay nơi mình.
Làm thế nào?
Giới luật sư ở Việt Nam
chưa cho thấy là một nghề nghiệp của những con người có kiến thức thuộc tầng
lớp trí thức nhận được sự tôn kính của xã hội.
Lâu nay giới luật sư
được vinh danh một phần là nhờ hào quang quá khứ của giới luật sư thủa xưa vốn
được nhân dân gọi là “thầy cãi”. Một phần là vay mượn giá trị của người luật sư
phương Tây qua những bộ phim hình sự truyền hình.
Giới luật sư Việt Nam
cần phải làm rất nhiều việc để xứng với kỳ vọng của xã hội về nghề luật sư.
"Tựu chung lại,
giới luật sư đã thất bại trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Khi
không bảo vệ được quyền lợi của chính mình thì luật sư còn bảo vệ được cho
ai?"
Lâu nay các luật sư mới
chỉ có thói quen vận dụng các quy định pháp luật hiện tại, không mấy ai đặt câu
hỏi tại sao luật lại quy định như thế này mà không phải thế khác, để tạo cơ chế
thông thoáng cho người dân và doanh nghiệp, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của
công dân.
Đứng trước quy định bất
cập của pháp luật, khi tháo gỡ cho khách hàng nhiều luật sư chỉ biết luồn lọt
sao cho được việc mà không mấy ai quan tâm đấu tranh để loại bỏ quy định bất
cập ấy.
Ngay với những vấn đề
liên quan đến quyền lợi của giới mình, như có những luật chưa tạo điều kiện để
giới luật sư hành nghề, nhưng giới luật sư cũng không có tiếng nói phản ánh.
Gần gũi hơn nữa là công
tác nhân sự của tổ chức luật sư, nhiều luật sư cũng chẳng thèm quan tâm, nhiều
luật sư cho rằng họ vẫn hành nghề tốt mà chẳng cần biết đến ai là người đứng
đầu tổ chức của họ.
Đó thực sự là lối suy
nghĩ làm việc của đông đảo luật sư Việt Nam, không quan tâm đến tổ chức.
Và đó là cách làm nghề
không bền vững và không có tương lai.
Con ông cháu cha thời
phong kiến VN
Cập nhật: 13:03 GMT -
thứ tư, 6 tháng 8, 2014
Nhân câu chuyện bầu
chọn, đề cử và chỉ định cán bộ tại Việt Nam trước Đại hội Đảng
Cộng sản dự kiến vào năm 2016 đang thu hút sự chú ý của dư luận, BBC
Tiếng Việt xin giới thiệu một số trích dẫn lịch sử liên quan đến
chế độ quan tước và thế tập thời phong kiến để bạn đọc tham khảo:
Thời phong kiến Việt
Nam, sự thăng tiến đến từ chế độ tập ấm hoặc qua thi cử, tiến cử
Tài liệu lấy từ
cuốn Việt Nam Văn hóa Sử cương của Đào Duy Anh, bản in 14/08/1938 ở
Huế:
Ấm thọ, ấm sinh
Các bài liên quan
- Kêu gọi thay đổi trước Đại hội XII
- Con ông Bá Thanh vào Thành ủy Đà Nẵng
- Con Thủ tướng rời Tổ công tác Phú Quốc
Chủ đề liên quan
- Xã hội Việt Nam,
- Diễn đàn,
- Văn hóa
Xét phương pháp dụng
nhân của lịch triều thì là thấy đồng thời vẫn có hai đường: một là
theo thế tập, hai là theo nhân tài.
Các triều Lý, Trần,
Lê vẫn có lệ thừa ấm, hễ con các quan thì lại được bổ làm quan. Ở
triều Lê vẫn có lệ thừa ấm, có khoa nhiệm tử, cốt lấy con các quan
mà bổ dụng.
Triều Nguyễn cũng có
lệ tập ấmm phàm quan chính nhất phẩm thì còn được tập ấm theo hàng
tùng lục, gọi là ấm thọ, đó là bực cao nhất; còn bực thấp nhất
thì các quan tùng ngũ được một người con tập ấm gọi là ấm sinh.
Tuy nhiên, phép thế
tập ở nước ta không giống như phép thế tập của quý tộc các nước
châu Âu, vì lệ tập ấm chỉ hưởng được một hai đời...
Các chọn nhân tài
thì mỗi đời một khác. Ngoài chế độ khoa cử đặt từ triều Lý thì
các triều Lý, Lê lại có phép tiến cử và phép bảo cử, phàm các
quan to ai cũng phải cử một người có tài đức hoặc người có danh
vọng để triều đình bổ dụng.
Dân chi phụ mẫu
Các quan tại triều
là những người giúp đỡ nhà vua mà đảm đương quốc chính. Các quan
ngoại chức (tỉnh, phủ, huyện, châu) vâng mệnh thay mặt vua để cai trị
nhân dân.
Bởi thế nên các quan
cũng như nhà vua, người dân thường gọi là cha mẹ dân...là hạng người
có những đặc quyền xứng đáng với tư cách 'dân chi phụ mẫu'.
Quan không phải chịu
thuế thân; ngoài tiền lương quan còn có tiền dưỡng liêm cấp cho các
quan địa phương khi họ túng thiếu để họ khỏi nhũng lạm của dân.
Quan lại tuy nhiều
đặc quyền song cũng không phải là ở trên pháp luật.
"Cấm
quan không được lấy vợ trong trị hạt vì sợ gia đình nhà vợ nhũng
nhiễu"
Chống địa phương chủ
nghĩa
Nhà vua sợ các quan
lạm dụng những đặc quyền ấy mà vũ uy tác tệ cho nên đã đặt ra
nhiều điều lệ để chế tài các quan.
Ví dụ pháp luật cấm
quan địa phương không được thụ nhiệm ở tỉnh nhà hay ở nơi cách nhà
không đầy 500 dặm để cho thân thích bằng hữu khỏi cậy thế cậy thần
mà làm ngang.
Cấm quan không được
lấy vợ trong trị hạt vì sợ gia đình nhà vợ nhũng nhiễu.
Cấm không cho tậu
ruộng vườn nhà cửa trong trị hạt vì sợ quan hiếp bách kẻ trị hạ
để mua rẻ.
Cấm không được tư giao
với đàn bà con gái trị hạt để đừng treo gương xấu cho nhân dân.
Cấm quan lại hồi hưu
không được lui tới cửa công để thỉnh thác cầu cạnh.
Ngoài ra nhiều điều
trừng trị các quan hối lộ và nịch chức, nếu thi hành cho nghiêm mật
cũng có thể tránh được những tệ tham quan ô lại làm cực khổ nhân
dân.
Con Thủ tướng rời Tổ
công tác Phú Quốc
Cập nhật: 08:35 GMT -
thứ hai, 23 tháng 6, 2014
Ông Nguyễn Thanh Nghị
là Phó Bí thư và Phó Chủ tịch Kiên Giang
Phó Bí thư Kiên Giang
Nguyễn Thanh Nghị, con trai cả của Thủ tướng Việt Nam, rút khỏi vị
trí thành viên Tổ công tác về phát triển Phú Quốc.
Ông Nghị, người cũng
là Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, bắt đầu tham gia Tổ
công tác nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển đảo Phú Quốc với tư cách
thành viên từ khi tổ này được thành lập tháng 9 năm 2012 theo quyết
định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Các bài liên quan
- Công khai danh sách cán bộ luân chuyển
- Con thủ tướng chuyển về Kiên Giang
- Con trai út Thủ tướng làm cán bộ Đoàn
Chủ đề liên quan
- Nguyễn Tấn Dũng
Khi đó ông chỉ giữ
chức thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Tổ công tác này có
nhiệm vụ nghiên cứu các mô hình phát triển đảo ở trong và ngoài nước (chủ yếu
tại các nước châu Á), trên cơ sở đó nghiên cứu, đề xuất chủ trương, cơ chế,
chính sách nhằm thúc đẩy phát triển đảo Phú Quốc nhanh và bền vững.
Báo điện tử Chính
phủ cuối tuần rồi đưa tin Thủ tướng Dũng đã đồng ý cho bà Phan Thị Mỹ
Linh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, thay ông Nguyễn Thanh Nghị.
Quyết định này dường
như để tránh sự trùng lặp trong vai trò quản lý, điều hành của ông
Nguyễn Thanh Nghị.
Hồi đầu năm, sau khi
được luân chuyển vào vị trí Phó Bí thư Tỉnh ủy và được bầu vào
chức Phó Chủ tịch tỉnh Kiên Giang, ông Nghị đã được phân công chỉ đạo
đầu tư phát triển Phú Quốc.
Ông được giao chuẩn bị
đề án "Đặc khu Hành chính Kinh tế Phú Quốc", với tham vọng biến
hòn đảo này thành một trong ba đặc khu kinh tế lớn nhất của Việt Nam.
Ngoài Phú Quốc ở
miền Nam, chính phủ trong nước còn có kế hoạch mở đặc khu Vân Đồn
(tỉnh Quảng Ninh) ở miền Bắc và Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) ở miền
Trung.
Các đặc khu này sẽ được
"áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù trong xây dựng, đầu tư hạ
tầng, phát triển kinh tế, du lịch, giáo dục", và theo Trưởng ban Kinh tế
Trung ương Vương Đình Huệ, "là nơi thử nghiệm các cơ chế chính sách có
tính đột phá để có thể áp dụng cho cả nước sau này".
Đào tạo thực tế
Ông Nguyễn Minh Triết
sẽ làm Phó Bí thư Đoàn Bình Định
Ông Nghị sinh năm 1977,
là con trai cả trong số ba người con của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông từng theo học tại
Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó đi du học tại Mỹ.
Trong khi đó, con trai
út của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa nhận quyết định "đi đào
tạo thực tế ở cơ sở".
Ông Nguyễn Minh Triết
sẽ "đi đào tạo thực tế tại tỉnh Bình Định trong thời gian từ 12 đến 24
tháng", theo báo Thanh Niên.
Tại đây, công việc của ông là làm Phó
bí thư Tỉnh đoàn Thanh niên CSVN Bình Định nhiệm kỳ 2013-2017.
Hiện ông Triết, 25 tuổi,
là Ủy viên Ban chấp hành, Phó trưởng ban Thanh niên trường học Trung ương
Đoàn, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ và phát triển sinh viên Việt Nam.
Việc đi đào tạo thực
tế là điều kiện cần thiết để các cán bộ Đảng, Đoàn thăng tiến sự
nghiệp.
Ông Nguyễn Minh Triết
là người được đào tạo ở nước ngoài. Ông sang Anh từ năm 2004 và học
A-level (dự bị đại học) ở Michael College. Năm 2006, ông bắt đầu học
tập tại Đại học Queen Mary, chuyên ngành Kỹ thuật Hàng không và Chế
tạo máy, cho tới 2009.
Coi Tây Tạng trong tay
Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu
Preview
by Yahoo
|
|||||
Bà con hãy tìm đường chạy ra nước ngoài
cho sớm như hồi 1975 kẻo bọn Tàu cộng đến cai trị thì chạy không kịp
nữa!
Một vị ni sư bị đối xử tàn nhẫn:
Coi Tây Tạng
trong tay Tầu để chuẩn bị cho VN rồi mai cũng trong tay Tầu ...
Chiến
tranh biên giới Việt Trung năm 1979
Battlefield
Vietnam - Part 01: Dien Bien Phu The Legacy
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P1)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P2)
SBTN SPECIAL: Phim Tài Liệu TỘI ÁC CỘNG SẢN (P3)
|
Thoát Cộng, thoát Trung,
Thoát chết
Hồi Trống Tự Do
- Lê Hoàng Trúc (Le Hoang Truc)
Iris Vinh Hayes, Ph.D.
2014-06-22
2014-06-22
- In trang này
- Chia
sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Bộ tứ bộ chính trị VN từ phải sang: Chủ tịch Trương tấn
Sang, TBT Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh
Hùng.
AFP
Quỹ thời gian của Việt Nam đã cạn. Việt Nam đã tới
tận đầu cuối của sợi dây đu chính trị và an ninh quốc gia. Ở thời khắc
lịch sử này Việt Nam chỉ có hai sự chọn lựa dứt khoát: “Death by China” hoặc là
“Re-birth by US-Japan”.
Nếu như ĐCSVN và những người đang cầm nắm quyền lực điều
hành đất nước kiên định thà là cho Việt Nam “chết bởi tay Trung Cộng” để bảo vệ
ĐCSVN và tư lợi của riêng mình thì vận mệnh Việt Nam chắc chắn sẽ bi đát.
Tuy nhiên, toàn dân Việt, dầu là đang ở nơi nào trên mặt
đất này, cũng không để cho đất nước mình “chết bởi bàn tay Trung Cộng” một cách
thầm lặng. Đặc biệt là nhân dân quốc nội chắc chắn sẽ “tính toán sòng
phẳng và trọn gói” với ĐCSVN. Một khi đã không thể kềm hãm được sự phẫn
nộ, nhân dân trước hết có thể sẽ dùng máu của ĐCSVN để đáp trả bọn xâm lăng
Trung Cộng và để rữa sạch trang sử ô nhục của dân tộc.
Không, tôi chưa từng chủ trương bạo động. Cũng không
cổ xúy bạo động. Chỉ là dự cảm không lành cho một “bất hạnh lớn” đang lù
lù tiến tới. Hy vọng là những người Việt chân chính đang là đảng viên
trong hàng ngũ ĐCSVN kịp thời từ bỏ tổ chức bán nước hại dân này mà quay về với
đại thể dân tộc. Hy vọng là những người Việt chân chính đang là quân nhân
trong hàng ngũ QĐNDVN kịp thời từ bỏ Tổ Quốc XHCN của tổ chức bán nước hại dân
này mà quay về bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam. Hy vọng là những người Việt chân
chính đang là cán bộ trong hàng ngũ CANDVN kịp thời từ bỏ thái độ “còn đảng còn
mình” ngu trung với tổ chức bán nước hại dân này mà quay về bảo vệ an ninh cho
công dân Việt Nam. Đừng để cho máu của người Việt thêm một lần nữa chảy
tràn vì cộng nô bán nước hại dân.
Nếu như Việt Nam chọn lựa con đường “Tái sanh nhờ Mỹ-Nhật”
thì đây là một số việc cơ bản mà Việt Nam cần nhanh chóng tiến hành:
1.
Thanh lọc nội bộ một cách triệt để và toàn diện.
2.
Loại trừ ĐCSVN ra khỏi cơ chế và quyền lực nhà nước
thông qua Quốc Hội.
3.
Chuyên nghiệp hóa vai trò Đại Biểu Quốc Hội.
4.
Luật hóa quyền cắt đặt những cố vấn riêng chung quanh
mình để hỗ trợ cho vai trò Đại Biểu Quốc Hội chuyên nghiệp.
5.
Giải thể Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, trả lại tự do và tự
chủ cho các đoàn thể và tổ chức xã hội. Thành lập một mặt trận chấn hưng
đức trí Việt Nam.
6.
Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm và dân oan.
Khuyến khích sự tham dự và phát triển của các xã hội dân sự. Tuyệt đối tôn
trọng nhân quyền và dân quyền.
7.
Tái cơ cấu hệ thống chính quyền trên nền tảng của một
thể chế chính trị dân chủ và tự do.
8.
Tách rời quân đội ra khỏi hoạt động chính trị. Chuyên
nghiệp hóa và hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Tham gia vào liên minh
quân sự “an ninh tập thể” của ĐNA do Nhật Bản đề xuất.
9.
Công nhận quyền tự do tư hữu. Cải tổ kinh tế một
cách sâu, rộng và toàn diện. Bỏ hẳn cái đuôi “theo định hướng XHCN”.
10.
Loại trừ cơ chế áp đặt ý thức hệ. Cải tổ giáo dục
và đào tạo một cách sâu, rộng và toàn diện.
Nhân dân Việt Nam cần phải làm gì trước hiện tình của đất
nước? Rất đơn giản: Hãy làm một công dân có trách nhiệm. Đó là, hãy
đứng lên, thật đông, cùng nhau xác lập quyền lực của toàn dân. Nếu ngay
cả một điều đơn giản như thế này cũng không thể hoặc không dám thì nói chi đến
việc hy sinh máu xương để bảo vệ tổ quốc.
Cụ thể hơn, nhân dân quốc nội cần phải dứt khoát “Thoát
Cộng” nếu muốn “Thoát Trung” và “Thoát Chết” bằng cách:
1.
Hãy từ bỏ ĐCSVN. Từ nay không nói tới ĐCSVN,
không kiến nghị với ĐCSVN, không khiếu nại với ĐCSVN, không tham gia họp hành
bầu bán ĐCSVN. . .
2.
Hãy triệt tiêu quyền lực của ĐCSVN. Không hợp tác
với ĐCSVN, không nghe lệnh của ĐCSVN, không tạo cơ hội cho ĐCSVN, không dung
thứ cho sự lộng quyền của ĐCSVN . . . .
3.
Hãy làm mọi thứ có thể để củng cố quyền lực của Thủ
Tướng và của Quốc Hội. Không vì một Nguyễn Tấn Dũng hoặc một cá nhân nào
mà chỉ vì vai trò Thủ Tướng và vai trò Đại Biểu Quốc Hội của một nhà nước pháp
quyền cần phải có đủ sức mạnh. Đừng nhầm lẫn giữa quyền lực của một cá
nhân đang nắm vai trò và quyền lực của chính vai trò dầu là ai đang nắm nó
(cũng cố institution). Chính vì Thủ Tướng và Quốc Hội không có đủ quyền
lực cho nên ĐCSVN mới dễ dàng thao túng lũng đoạn chính quyền và đất nước.
Sự toàn vẹn lãnh thổ và tương lai của 90 triệu dân tùy
thuộc vào một điều kiện đơn giản; đó là, phải gỡ cho được bàn tay phù thủy của
ĐCSVN đang khống chế hệ thống chính trị và chính quyền của Việt Nam. Nhân
dân Việt Nam có thừa khả năng để gỡ bỏ nó.
Một con voi to bị giam giữ chỉ bởi sợi giây nhỏ buộc vào
cọc là tại vì nó đã bị buộc từ lúc nhỏ và bị buộc quá lâu đến đổi quên rằng
mình đã lớn và có thừa sức mạnh để bức sợi dây to hơn nhiều. Tôi kỳ vọng
Việt Nam không là con voi vô vọng đó.
No comments:
Post a Comment
Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.