Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Saturday, March 7, 2015

Nhà nước pháp quyền: Chìa khóa vực dậy nền văn hóa xuống dốc tận đáy của VN



          Nhà nước pháp quyền:
          Chìa khóa vực dậy nền văn hóa xuống dốc tận đáy của VN
                                                                                                                                                     Trà Mi-VOA - 06.3.2015

                                     

                                                                                                                                 AUDIO   

Văn hóa, đạo đức của người Việt đã xuống dốc tới mức ‘chạm đáy.’ Đó là nhận xét của một Giáo sư-Tiến sĩ Khoa học danh tiếng trong nước chuyên nghiên cứu văn hóa-xã hội Việt Nam trên 20 năm nay.

Bình luận của Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận-Ứng dụng thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, Trần Ngọc Thêm, được đưa ra giữa lúc cách hành xử hung hãn, bạo lực, giành giựt của người Việt đang gia tăng báo động và hình ảnh người Việt càng ngày càng trở nên xấu xí hơn trong mắt của nhau và của bạn bè quốc tế.
GS-TS Trần Ngọc Thêm đã dành cho VOA Việt ngữ cuộc trao đổi phân tích nguyên nhân và đề ra những khuyến nghị nhằm giải quyết vấn nạn xã hội nhức nhối này.

GS-TS Trần Ngọc Thêm: Cách hành xử của con người càng ngày càng tệ hại. Nguyên nhân thứ nhất là do việc chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất. Cái này dính tới kinh tế thị trường, nhưng kinh tế thị trường không phải làm nên cái này. Cũng là kinh tế thị trường nhưng ở nhiều nước phát triển khác không có những chuyện lộn xộn như thế. Vấn đề ở chúng ta là các hệ giá trị đang bị đảo lộn. 

Các giá trị văn hóa truyền thống vốn thích nghi với môi trường ổn định, làng xã, nông nghiệp-nông thôn đang bị phá vỡ. Cái cần phải có, hệ giá trị mới của một xã hội đô thị, công nghiệp, hội nhập chưa hình thành xong. Vì vậy, xung đột dẫn tới sự đảo lộn. Lẽ ra phát triển kinh tế phải song hành với văn hóa. Văn hóa là nền tảng cho phát triển kinh tế. Nhưng ở ta, đáng tiếc là vế thứ hai chưa làm được.

VOA: Tại những nơi thành thị từng được tiếng là thanh lịch, văn minh như Hà Nội, nay lại biến đổi ngược lại. Nguyên do vì sao?

GS-TS Trần Ngọc Thêm: Thăng Long xưa là một ‘làng lớn’, độ phức tạp chưa cao, rồi sau đó tiếp xúc với phương Tây có được những nét của phương Tây. Đến bây giờ nó đã chuyển sang một cái khác rồi. Vả lại, những người quản lý đô thị cũng chưa được đào tạo một cách bài bản, cũng mắc tật xấu có thể có của văn hóa truyền thống xung đột với văn hóa hiện đại. Vì vậy dẫn tới tất cả những điều chúng ta đang thấy.

VOA: Giáo sư nghĩ thế nào về ‘văn hóa xã hội chủ nghĩa?’

GS-TS Trần Ngọc Thêm: Văn hóa xã hội chủ nghĩa là lý tưởng chúng ta hướng tới. Vì là lý tưởng nên nó chưa có trên thực tế, chưa có hình mẫu nào để đối chiếu cả. Cho nên, những cái chúng ta thấy lại là những cái còn rất nhiều khiếm khuyết.

VOA: Làm thế nào có thể thoát khỏi những cái chưa hay, chưa đẹp?

GS-TS Trần Ngọc Thêm: Chúng ta thoát là thoát khỏi những tật xấu không còn thích hợp nữa, những hậu quả của văn hóa truyền thống mà giờ không thích hợp trong môi trường mới. Cần phân tích đầy đủ các nguyên nhân. Nguyên nhân kinh tế không đi cùng văn hóa là một. Nguyên nhân khác nữa là luật pháp của ta không nghiêm. Cho nên, cần phải thúc đẩy sự phát triển văn hóa, xây dựng văn hóa con người và phải xây dựng một nhà nước pháp quyền, tất cả tuân thủ theo luật pháp. 

Việc thứ ba, về mặt quản trị xã hội, do ảnh hưởng của văn hóa truyền thống, trong mọi mối quan hệ có sự thiêng vị, không công bằng, không minh bạch, dẫn tới người dân có những uẩn ức, không hài lòng nhưng không giải thoát ra được ở đâu, kết quả là rất dễ xảy ra những điều như đang thấy. Cũng từ văn hóa truyền thống tạo ra tính cộng đồng ‘hội chứng đám đông.’  Ví dụ khi tham gia lễ hội, chỉ cần một người dùng sức mạnh chân tay thì dễ lây lan.

VOA: Về chuyện ‘dễ bị ảnh hưởng’, có nhiều ý kiến cho rằng văn hóa Việt Nam càng ngày càng chạy theo và có nhiều nét rất giống Trung Quốc. Những thói quen, tập quán và tương đồng giữa hai nền văn hóa Việt-Trung có ảnh hưởng gì không đến thực trạng văn hóa trong nước hiện nay?

GS-TS Trần Ngọc Thêm: Tôi nghĩ là không. Tôi rất khác với ý kiến của nhiều người vì toàn bộ văn hóa của chúng ta luôn tiếp xúc với Trung Quốc nhưng luôn là một nền văn hóa độc lập. Hiện nay, hai quốc gia đang gặp những sự kiện tương đối giống nhau như cùng là nước xã hội chủ nghĩa bây giờ chuyển sang xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho nên có những tương đồng giống nhau cùng những nhược điểm của cơ chế bao cấp quan liêu ngày xưa. Về con người cũng có những mặt tương đồng nhất định. Nhưng về cơ bản, không phải vì chúng ta bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc. Chẳng hạn như ở Trung Quốc có rất nhiều chuyện làm ăn gian dối. Chúng ta cũng gian dối chứ đâu phải vì họ gian dối mà chúng ta gian dối đâu.

VOA: Về vai trò của giáo dục, nên được phát huy thế nào cho hiệu quả để cải thiện hình ảnh văn hóa của người Việt?

GS-TS Trần Ngọc Thêm: Nói thì dễ chứ trên thực tế khó lắm vì tất cả là một hệ thống gắn bó với nhau. Không phải nhìn xã hội rối loạn như giờ là đổ hết lên đầu mấy ông phụ trách giáo dục. Những khíêm khuyết trong giáo dục đó được cộng hưởng thêm bởi những xung đột, khiếm khuyết ở ngoài xã hội trong việc quản lý nên mới dẫn tới toàn bộ thực trạng này. 

Giải pháp giáo dục chỉ là một thành tố thôi chứ không phải là tất cả. Vả lại, nói đến giáo dục phải nói tới một nền giáo dục trọn vẹn, nghĩa là giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, cộng với giáo dục xã hội. Hiện nay giáo dục xã hội không làm tròn được nhiệm vụ của mình vì đứa trẻ ra đường toàn thấy những chuyện xấu xa. Hệ thống truyền thông của chúng ta chưa phải là chuẩn mực. Giáo dục gia đình cũng bị buông xuôi vì con người hiện nay chạy theo kinh tế. Tất cả những cái đó cho thấy hệ thống giáo dục đang bị vỡ ra thành từng mãnh.

VOA: Dường như chìa khóa gốc rễ cho mọi vấn đề nằm ở nhà nước pháp quyền vì có luật lệ thì mới có tôn ti trật tự và con người mới có thể tự điều chỉnh mình cho phù hợp?

GS-TS Trần Ngọc Thêm: Đúng thế. Hiện nay cần rất nhiều biện pháp và phải tiến hành tất cả biện pháp đó đồng bộ. Nhưng để thúc đẩy quá trình thay đổi nhanh lên thì chìa khóa đầu tiên phải là vấn đề pháp quyền. Phải là pháp luật công minh, công bằng, tạo niềm tin của nhân dân. Hiện nay nhân dân mất niềm tin mà trước hết là mất niềm tin vào việc thực thi nghiêm túc hệ thống pháp luật. 
Chừng nào người ta tin rằng pháp luật nghiêm minh thì những hành động sai trái sẽ bớt đi. Những vi phạm bị xử nghiêm, chế tài đủ sức răn đe, khi đó mọi việc sẽ đi vào nề nếp, và khi đó, giáo dục nhà trường-gia đình-xã hội hỗ trợ nhau làm cho xã hội thay đổi.

VOA: Với con mắt một nhà nghiên cứu kỳ cựu về văn hóa Việt Nam lâu nay, ông nhìn thấy nền văn hóa xã hội Việt Nam trong 10-20 năm nữa sẽ như thế nào?

GS-TS Trần Ngọc Thêm: Chắc chắn phải thay đổi theo chiều hướng tốt lên. Bởi vì hiện nay, theo cảm nhận của nhiều người có kinh nghiệm, sự sa đọa của những phẩm chất con người, của văn hóa đã xuống chạm đáy rồi. Đã xuống tới đáy thì nó phải đi lên, mà nhanh hay chậm thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Những hiện trạng xấu xí bây giờ là sự tổng hợp của rất nhiều thứ. Không phải lỗi toàn bộ của kinh tế thị trường, chẳng phải lỗi hoàn toàn của văn hóa xã hội chủ nghĩa, chẳng phải do ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, mà nó là sự tổng hợp tất cả những cái đó. Những cái đó xung đột với nhau. 
Đôi khi sự xung đột có thể dẫn tới kết quả tốt, đôi khi dẫn tới sự cộng hưởng làm cho sự xung đột càng tệ hại hơn. Và  những cái chúng ta chứng kiến bây giờ chính là sự cộng hưởng theo hướng tệ hại hơn vậy.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~

__._,_.___

Posted by: Nhat Lung

Kinh hoàng với hình ảnh hạt hướng dương "đẻ"...ra dòi.. Gia nhập vào VN từ Trung Cọng



Kinh hoàng với hình ảnh hạt hướng dương "đẻ"...ra dòi.. Gia nhập vào VN từ Trung Cọng

Hãy xem hình

Hình ảnh những hạt hướng dương bỗng dưng "đẻ" những chú bọ lúc nhúc khi gặp nước mưa đang khiến cộng đồng mạng hết sức kinh hoàng.
Sáng nay, những hình ảnh về một nắm hạt hướng dương vô tình gặp nước mưa đã "đẻ" ra những chú bọ bò lúc nhúc trên mặt đất đã được chia sẻ trên facebook khiến nhiều người vô cùng kinh hoàng.
 Đầu tiên, bạn trẻ này thấy những "sinh vật lạ" bắt đầu xuất hiện trong hạt hướng dương bị rơi trên mặt đất và bị ngâm nước mưa trong một đêm. Nhìn bề ngoài trông chúng giống như loài đỉa nhưng kích thước bé hơn và có vẻ trong suốt nên mắt thường rất khó phát hiện ra. 

 Ngay lập tức, những hạt hướng dương khác được mang tới thử nghiệm thì kết quả cũng tương tự. Hàng loạt con dòi nhỏ li ti được "sinh" ngay trong vũng nước.
Hạt hướng dương được vô tư cắn ngon lành trong các cuộc vui, chuyến viếng thăm Tết...
...ngay lập tức "sinh sản" một loạt dòi khi được ngâm nước.
 Sau khi khô, những hạt hướng dương vừa "sinh sản" sùi bọt và có nhiều biểu hiện bất thường.
 Sự việc này đang khiến rất nhiều người hoang mang vì một lượng hạt hướng dương rất lớn đã được tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua. Hầu như nhà nào cũng bày một đĩa hướng dương mời khách đến nhà chúc Tết.  Điều đáng nói là gần 90% đều không rõ xuất xứ, được bán theo cân như thóc gạo.
 Nhiều người cho rằng "hướng dương bẩn" được nhập lậu từ Trung Quốc và trà trộn vào thị trường Việt một cách tinh vi cùng sự hám lợi của thương lái.
Chưa biết hậu quả của những chú dòi này khi xâm nhập vào cơ thể người như thế nào. Nhưng chỉ cần nhìn những hình ảnh này không ít người cảm thấy kinh hoàng, thậm chí buồn nôn.
Một số ý kiến cho biết: "Thường cắn hướng dương sẽ uống kèm với nước trà. Đây là điều kiện khá thuận lợi để những sinh vật lạ trên sinh sản trong cơ thể người, nếu chẳng may cắn nhầm hàng bẩn".
Xuân Tiến









__._,_.___


Posted by: <vneagle_1

Friday, March 6, 2015

'Tony Blair thẳng thắn với lãnh đạo VN'

 

Tony Blair ăn cơm chuá muá tối ngày!

 

'Tony Blair thẳng thắn với lãnh đạo VN'

·         5 tháng 3 2015
Cựu thủ tướng Anh, ông Tony Blair, trong hội thảo ngày 4/3 tại Hà Nội
Cựu Thủ tướng Anh đã bày tỏ quan điểm thẳng thắn trước các lãnh đạo Việt Nam về vấn đề cải cách kinh tế, một chuyên gia trong nước cho biết.

Nhận định trên được Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, một trong các chuyên gia có mặt tại hội thảo do ông Tony Blair và Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh đồng chủ trì tại Hà Nội hôm 4/3, đưa ra trong cuộc phỏng vấn với BBC.

Hội thảo, với tên gọi "Vai trò mới của Doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế, kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam", còn có sự tham gia của nhiều đại diện của các tập đoàn nhà nước, theo truyền thông Việt Nam.

BBC: Ông nhận định chung như thế nào về các ý kiến mà cựu thủ tướng Anh đưa ra trong hội thảo ngày 4/3, thưa ông?

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Ông Tony Blair đã đến Việt Nam từ năm 2012 và đã gặp Thủ tướng Việt Nam.
Đến năm 2013 thì công ty Tony Blair Associates đã lập một văn phòng cạnh Bộ Kế hoạch Đầu tư và đã có tham vấn, đóng góp ý kiến về các văn bản cổ phần hóa.
Mới đây công ty này cũng cố vấn về nghị định hợp tác công tư (PPP).
Hôm 4/3, ông Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh và ông Tony Blair đã đồng chủ trì một hội thảo về vai trò mới của doanh nghiệp nhà nước.
Công ty của Tony Blair đã có một bản báo cáo khá dài, với tính chất chuyên môn đáng tin cậy.
Ông Tony Blair sau đó cũng đã có nhiều ý kiến trao đổi thẳng thắn và mang tính xây dựng.
Cuối giờ chiều hôm qua thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ông Blair và hứa sẽ tiếp tục hợp tác và mong đợi những ý kiến tư vấn của ông.

BBC: Ông Tony Blair nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp cải cách khối doanh nghiệp nhà nước và đẩy mạnh doanh nghiệp tư nhân lên cùng lúc để tránh cho nền kinh tế bị "hụt hẫng". Theo ông thì khối doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đã đủ sức thay thế doanh nghiệp nhà nước hay chưa?

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Việc cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam thì chậm. Cái chậm đó có nhiều nguyên nhân.

Sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân cũng chậm và không được như mong muốn.
Năm 1999, khi luật doanh nghiệp nhà nước được ban hành và sau đó có sự bùng phát mạnh mẽ của doanh nghiệp tư nhân. Nhưng rất tiếc doanh nghiệp tư nhân đã không phát triển theo hướng chúng ta mong đợi.
Từ năm 2007, sau khi gia nhập WTO, lẽ ra Việt Nam phải thay đổi cách quản lý và cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tuy nhiên Việt Nam lại đi đầu tư vào bất động sản, đầu tư vào thị trường chứng khoán - các hoạt động mang tính đầu cơ.
Đặc biệt là chính quyền đã mở rộng quyền đầu tư của các tập đoàn nhà nước để các tập đoàn nhà nước lần đầu tiên tham gia vào hoạt động đầu cơ chứ không phải các lĩnh vực chuyên môn do các tập đoàn đó phụ trách.

Ví dụ như tập đoàn dầu khí lại đi đầu tư vào bất động sản, tài chính và chứng khoán.

Điều này làm cho các doanh nghiệp, từ doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đều hoạt động theo hướng tìm kiếm các mối 'quan hệ' và tìm kiếm các sự chênh lệch giá - giá đất, giá khai thác rừng, khai thác mỏ và các loại kinh doanh khác.

Từ năm 2007 đến năm 2011 thì lạm phát tăng rất cao, lãi suất ngân hàng tăng đến 21%, khiến các doanh nghiệp tư nhân không nhận được sự ưu đãi, tín dụng đặc biệt nên đã bị suy yếu đi rất nhiều.
Cho đến nay, doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam thiếu sức cạnh tranh, thiếu sự chuẩn bị để cạnh tranh trong môi trường kinh tế trong thời gian tới đây, và tôi thấy đây là điều rất đáng tiếc.

Công ty Tony Blair Associate đã nhiều lần cố vấn về chính sách cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
BBC: Ông Tony Blair nhận xét quá trình tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam vẫn diễn ra chưa hiệu quả. Ông có thể giải thích rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này?

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được tiến hành thí điểm từ năm 1991-1992 và đã có các nỗ lực để đẩy mạnh trong những năm sau đó.

Nhưng trong thời gian 2007-2011 thì quá trình cổ phần hóa chậm lại rất nhiều, vì các tiêu chí về mặt tài chính, tiền tệ và sự an toàn trên thị trường chứng khoán vô cùng mong manh, trong lúc lãi suất và lạm phát tăng lên quá cao.
Điều này khiến giới đầu tư trở nên dè dặt trong việc mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước được đưa lên thị trường chứng khoán. Thế nên quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước bị tắt nghẽn.

Năm 2012, chính phủ đã có quyết định đẩy mạnh công cuộc cổ phần hóa và dự kiến trong 3 năm 2013, 2014, 2015 có thể cổ phần hóa 432 cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Nhưng cho đến nay tốc độ cổ phần hóa đó chưa đạt được như mong đợi.
Dự kiến trong năm 2015 sẽ phải cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước. Đó là tốc độ chưa từng thấy và tôi nghĩ phải chờ xem có đạt được hay không, nhưng theo tôi là rất khó khăn.

Điểm thứ hai là việc cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước đều không có luật. Các nước khác đều có luật về quá trình cổ phần hóa. Thậm chí có các doanh nghiệp cổ phần hóa mà có ý nghĩa đặc biệt lớn thì phải có luật riêng cho doanh nghiệp đấy.

Ở Việt Nam thì chưa có khung pháp luật đó.
Hiện nay Bộ Giao thông Vận tải đang muốn đẩy mạnh việc nhượng lại các cảng hàng không như cảng Phú Quốc, hay hiện giờ có hai hãng đang muốn mua lại cảng hàng không Nội Bài.
Cảng hàng không là thứ thể hiện uy tín quốc gia và liên quan rất nhiều đến lợi ích cộng đồng.

Vì vậy rất mong Quốc hội sẽ ủng hộ và sẽ ban hành luật về cổ phần hóa để tạo khuôn khổ pháp lý giúp thực hiện cổ phần hóa một cách an toàn.

BBC: Nhân việc ông Blair đề cập tầm quan trọng của việc thực hiện cổ phần hóa một cách minh bạch, đúng cách thức. Mới đây, đợt IPO của Vietnam Airlines đã bị nhiều nhà đầu tư nước ngoài chỉ trích vì số cổ phiếu đưa ra thị trường rơi hết vào tay hai ngân hàng trong nước. Theo ông thì liệu sắp tới điều này có thay đổi? Nhất là khi xét đến vai trò cố vấn hiện nay của ông Blair với Bộ giao thông Vận tải Việt Nam?

Việc cổ phần hóa của Vietnam Airlines thì nhà nước vẫn giữ 75% sở hữu. Trong số 25% cổ phần bán ra thì 24% do các ngân hàng chủ nợ của Vietnam Airlines mua lại, vì vậy số cổ phần bán ra đối với các nhà đầu tư nước ngoài là quá nhỏ, không ai muốn mua.

Nhà đầu tư nước ngoài muốn là việc mua cổ phần sẽ đi kèm với sự đại diện của họ và có sự cải cách mạnh mẽ về mặt nhân sự và quản trị doanh nghiệp.
Với số cổ phần bé như vậy thì họ chỉ có thể gửi tiền của mình vào đó, và để cho nhân sự cũ kinh doanh bằng đồng tiền của họ. Đó là điều mà họ không sẵn sàng làm.
Mô hình cổ phần hóa của Vietcombank là mô hình tốt hơn. Ngân hàng Mizuho của Nhật Bản đã có vai trò là cổ đông chiến lược, có đại diện ngồi tại hội đồng quản trị của Vietcombank và giúp ngân hàng này thay đổi theo hướng tốt hơn.

Gần đây đại diện của IMF đã nói việc cổ phần hóa cần được thực hiện thiết thực hơn, ở đây có ý là phải để cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài ngồi trong hội đồng quản trị để có thay đổi về nhân sự, thay đổi về quản trị doanh nghiệp thì mới có thể cải thiện hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.
BBC: Ông Blair nói 'cải cách mà không vấp phải phản đối thì không phải cải cách tốt'. Ông nghĩ gì về nhận định này, và liệu Việt Nam có vượt qua được những mâu thuẫn để đẩy mạnh cải cách hay không?

Theo tôi thì ý kiến của ông Blair rất thẳng thắn. Cải cách mà không có ai phản đối cả thì coi như cải cách đó không đụng chạm tới ai, tức là cải cách đó không có ý nghĩa gì rõ ràng cả.
Đó là một thái độ sẽ giúp cho phía Việt Nam nhìn nhận sự phản đối một cách xây dựng, chứ không phải xem mọi ý kiến phản đối là của thù địch, phản động.

Rất nhiều vấn đề phức tạp trong cuộc sống mà người ta có nhiều ý kiến khác nhau, cần được tôn trọng.

Tôi nghĩ rằng đang có ý kiến thảo luận thì cần có sự khách quan, bình tĩnh, cầu thị để nhìn nhận, thảo luận và đi đến quyết định chính xác, phù hợp thực tế, chứ không phải vì một người cầm quyền đưa ra quyết định thì quyết định đó được ngẫu nhiên xem là đúng và những ai phản đối đều bị xem là thù địch.


IMF: 'Cổ phần hóa ở VN cần thực chất hơn'

·         4 tháng 3 2015

Đại diện IMF nói về một số điểm giúp kinh tế vĩ mô tại Việt Nam bình ổn và những khu vực còn có vấn đề.

Ông Sanjay Kalra, Đại diện thường trú IMF tại Việt Nam, được báo Wall Street Journal trích dẫn phỏng vấn với báo này, nói rằng lạm phát thấp nhất trong nhiều năm (1.84%), một phần do giá dầu toàn cầu giảm, là một trong các yếu tố giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng đều đặn.

GDP của Việt Nam năm 2014 đạt 5.98%, cao hơn mục tiêu 5.8% chính phủ đưa ra và cao hơn mức 5.42% vào năm 2013.

Ông Kalra nói nợ công tăng ở mức quan ngại và nỗ lực giải quyết nợ xấu trong khu vực ngân hàng vẫn đối diện nhiều trở ngại.
Đại diện IMF cho hay nhu cầu nội địa phục hồi đôi chút trong bối cảnh khu vực xây dựng và bất động sản, vốn bị ngưng trệ, có dấu hiệu hồi phục sớm.

“Các kế hoạch cổ phần hóa của chính phủ là đáng hoan nghênh. Tuy nhiên cổ phần hóa cần có ‎ ý nghĩa thực sự.
“Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước gần đây đặt ra các câu hỏi về mức độ cải thiện thực trạng quản trị và điều hành có hiệu quả với sự tham gia rất hạn chế từ khu vực tư nhân.



“Ngoài ra loại bỏ các ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là về ưu đãi về vốn và đất đai, sẽ giúp tạo môi trường bình đẳng cho khu vực tư nhân,” ông Kalra nói.
Khi được hỏi về tác động của giá dầu giảm với Việt Nam, Đại diện IMF nói rằng Việt Nam theo dự kiến được hưởng lợi từ “nhiều kênh”.

“Trước hết giá dầu thấp hơn sẽ làm tăng thu nhập thực tế và tăng tiêu dùng. Thứ hai sẽ làm giảm chi phí sản xuất thành phẩm, theo đó tăng đầu tư và lợi nhuận cho các công ty.
“Thứ ba giá dầu thấp hơn sẽ góp phần cho lạm phát thấp hơn và thứ tư là giúp cải thiện cán cân mậu dịch.”

Ông Sanjay Kalra cho hay việc quá trình đàm phán một loạt thỏa thuận mậu dịch tự do (FTA) của Việt Nam trong năm 2014 là "thành tựu ấn tượng".

Thêm vào đó Việt Nam đã cam kết mạnh cho việc tham gia Thỏa thuận Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và TPP và các thỏa thuận này sẽ giúp cho Việt Nam có thêm cơ hội trao đổi mậu dịch tự do hơn và dẫn tới có thị trường và cầu lớn hơn.

Liên quan tới thực trạng nợ xấu, Đại diện IMF nói Công ty Quản ly Tài sản Việt Nam (VAMC) cần tăng tốc mua nợ xấu từ các ngân hàng. Ông dẫn chiếu tới các trở ngại về luật trong việc chuyển quyền sở hữu hợp đồng đi vay và thế chấp đã và đang làm cản trở quá trình giải quyết nợ xấu.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday, March 5, 2015

Chiêu kiếm tiền mới của nhà sư giả dạng

 

Chiêu kiếm tiền mới của nhà sư giả dạng

Sư giả dạng được lên mặt báo New York Time hè năm ngoái nay đã quay trở lại, nhưng lần này ở San Francisco, thành phố hừng hực sức sống. Điều đáng nói, họ quay lại với chiêu kiếm tiền mới.
»
»
»
»
»
»
»
»
Cali Today News -Những người này mặc áo cà sa nâu hoặc cam, đi loanh quanh khu trung tâm San Francisco. Họ tiếp cận mọi người, tặng vòng đeo tay đính cườm rồi nhã nhặn xin chữ ký cho “Thỉnh nguyện thư hòa bình.” Một khi nạn nhân ký vào tờ giấy đó, ngay lập tức bọn họ sẽ đòi viết xuống số tiền cho tặng. Nếu bị từ chối, bọ họ sẽ nhì nhằng đòi tiền mặt, nếu vẫn không được, họ sẽ giật lại vòng rồi lẩn mất, tìm con mồi khác. 

Những nhà sư, ni cô giả dạng này không chỉ nhắm vào khách du lịch và nhắm vào bất cứ ai trên đường phố. Vậy nên, nếu ai đó lang thang ở Union Square hoặc khu trung tâm San Francisco, hãy giữ chặt tay trong túi nếu thấy một nhà sư hay ni cô đáng ngờ, tay đầy vòng xuyến, đang đi tới. 

New York Times viết, “Những người này thông thường là người gốc Hoa, đầu cạo trọc, mặc áo cà sa nâu hoặc xám, nụ cười tươi rói. Họ dùng một kịch bản tương tự: 

Tặng người qua đường lá bùa hộ mệnh sáng bóng với lời cầu chúc bình an, sau đó họ sẽ hỏi xin lòng từ thiện đóng góp tiền, thông thường họ chưng ra bức hình ngôi chùa cần tiền. Rồi họ mở ra cuốn sổ ghi đầy tên và số tiền của những người đã đóng góp. Những người đàn ông tự nhận mình là nhà sư Phật giáo, trong khi một số ít phụ nữ trong áo cà sa tương tự nói rằng họ là ni cô theo đạo Lão.  

Nhưng thực ra họ là những người mạo danh, họ sẽ chứng minh cho nghe một người đóng góp tiền cho mục đích tôn giáo sẽ gặt được thành công trong tài chánh. Những vị sư giả này thường rất nổi bật, họ tặng bùa hộ mệnh, hoặc vòng đeo tay; nếu số tiền cho ít, họ sẽ không ngại ngùng kì nèo $20 hoặc hơn nữa.”

Thực ra, sư giả không phải là điều mới mẻ. Họ có mặt khắp nơi trên thế giới, cả ở Melbourne, Úc Châu và Hongkong. 

Với sự có mặt của những người này đang tràn lan mọi nơi, sẽ không ngạc nhiên tí nào nếu một ngày nào đó họ xuất hiện trong thành phố nơi bạn sống. Cách tốt nhất, tự giáo dục mình và bạn bè cũng như gia đình về điều phiền toái này. Như New York Times chỉ ra, sự có mặt của những nhà sư giả chỉ làm tổn thương những nhà sư và ni cô thật. 

Hương Giang
(Nguồn: tổng hợp)

2015-03-01 15:15 GMT-06:00 Huyen Phan 


__._,_.___

Posted by: AndyPh 

Ông Tony Blair tạo ‘cú hích’ cho kinh tế Việt Nam?

Ông Tony Blair tạo ‘cú hích’ cho kinh tế Việt Nam? 

Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair.
VOA Tiếng Việt
04.03.2015 
Cựu thủ tướng Anh Tony Blair hiện đang có chuyến thăm Việt Nam, và theo báo chí trong nước, ông đã khuyên chính quyền Hà Nội “nên tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước”.
Theo ông Blair, lợi thế của Việt Nam là có thể học hỏi các quốc gia đi trước, như Anh Quốc, để áp dụng cho mình và thúc đẩy nhanh hơn tiến trình cải cách này.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh tới tham dự buổi hội thảo có phần trình bày của ông Blair, do Bộ Kế hoạch Đầu tư tổ chức ở Hà Nội hôm 4/3.
Tôi có đọc tài liệu của nhóm nghiên cứu của ông Tony Blair ở bên cạnh Bộ Kế hoạch Đầu tư và tôi có tham gia thảo luận. Tôi thấy những ý kiến của ông Tony Blair trình bày là những ý kiến thẳng thắn, mang tính xây dựng và có tác dụng tham khảo tốt.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh.
Ông cho VOA Việt Ngữ biết rằng cựu thủ tướng Anh đã trình bày những kết quả nghiên cứu do công ty của ông thực hiện ở Việt Nam từ năm 2012.

Theo ông Doanh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh đã đánh giá cao những tư vấn của ông Blair về vấn đề cải cách doanh nghiệp nhà nước. Tiến sỹ kinh tế cho biết:
“Tôi có đọc tài liệu của nhóm nghiên cứu của ông Tony Blair ở bên cạnh Bộ Kế hoạch Đầu tư và tôi có tham gia thảo luận. Tôi thấy những ý kiến của ông Tony Blair trình bày là những ý kiến thẳng thắn, mang tính xây dựng và có tác dụng tham khảo tốt. Công ty của ông Tony Blair đã làm việc từ năm 2012 cho tới bây giờ. Họ đã có văn phòng và tham gia vào việc xây dựng một số các văn bản pháp quy của Việt Nam. Tôi nghĩ rằng điều đó nó thể hiện tinh thần cởi mở và hợp tác của chính phủ Việt Nam.”

Theo ông Doanh, trước ông Blair, Việt Nam cũng từng hợp tác với một số cựu lãnh đạo một số nước để tham khảo ý kiến quản trị đất nước như cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu (theo lời mời của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt).

Sau khi kết thúc nhiệm kỳ thủ tướng, ông Blair có chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam năm 2012.

Ông đã được các quan chức trong nước đề nghị cố vấn cho Việt Nam trong lĩnh vực cải cách kinh tế, đầu tư công, và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Chưa rõ là chính phủ Việt Nam phải chi trả bao nhiêu cho công tác tư vấn từ công ty của ông Tony Blair, nhưng một số nhà quan sát cho rằng khoản thù lao có thể lên tới “nhiều con số”.

Sau đó, ông Blair đã nhiều lần tới Việt Nam, và báo chí trong nước dẫn lời các kinh tế gia nhận định rằng cựu lãnh đạo nước Anh có thể đem lại những “cú hích cho quá trình cải cách kinh tế Việt Nam”.

Trong khi được ca ngợi ở Việt Nam, báo chí Anh từng chỉ trích cựu thủ tướng làm công tác cố vấn cho chính phủ Việt Nam trong khi chính quyền này, theo lời họ, “đàn áp tự do ngôn luận”.

VOA Việt Ngữ đã đề nghị xin phỏng vấn cựu thủ tướng Anh nhưng ông “không có thời gian” để trả lời vì lịch trình bận rộn.

http://www.voatiengviet.com/content/ong-tony-blair-tao-cu-hich-cho-kinh-te-vietnam/2667279.html



Áp lực nào khiến một luật sư phải bỏ nghề?



http://www.vlink.com/hihoa/hihoaho_BoChinhTriCSVN.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjsXo5iEFS8rp90vPmlhGYWNWui1L_KeW8cATj1w3dsnmLasZU7mvdcQk0OrlI6N_j2GOxZmJW6cABxR2ziiPUoMtEVeNHDroElmW-4NzzBHk1xbXG2yQ5fwtWa3QBkbohs7DnXXXaXKFY/s640/Babui-danlambao-the+luc+thu+dich+cua+ba+dinh.jpg

Áp lực nào khiến một luật sư phải bỏ nghề?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-03-04
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Áp lực nào khiến một luật sư phải bỏ nghề Phần âm thanhTải xuống âm thanh
lsnguyenthanhluong-622.jpg
Luật sư Nguyễn Thanh Lương, ảnh chụp trước đây.
Courtesy photo
Luật sư Nguyễn Thanh Lương, khuôn mặt quen thuộc bảo vệ cho nhiều tù nhân lương tâm như Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đinh Đăng Định hay Lô Thanh Thảo và đặc biệt trường hợp của ông Hoàng Văn Ngài, đã quyết đinh bỏ nghề và lui về làm việc như một công chứng viên thay vì một luật sư được hàng trăm khách hàng yêu mến. Điều gì đã làm người luật sư nhân quyền này bỏ cuộc?

Những áp lực ngầm

Mặc Lâm: Thưa Luật sư, xin ông vui lòng cho biết việc ông thôi không hành nghề luật sư nữa là do quyết định cá nhân hay từ một văn bản pháp luật nào buộc ông thôi hành nghề?
LS Nguyễn Thanh Lương: Cái vấn đề này nó không có văn bản ông ạ. Như ông cũng thấy rõ là do nhiều áp lực phải bỏ thôi đó là sự lựa chọn để cho tồn tại và phù hợp với hoàn cảnh cá nhân. Thật tình mà nói chưa đến mức như vậy nhưng mà trong bối cảnh xã hội thì nó có nhiểu chuyện để nói
Bản thân tôi đã làm hành nghề luật sư, tư cách luật sư luật gia đã trên 20 năm nhưng cuối cùng tôi phải từ giã nó thì không phải là chuyện ngẫu nhiên, đơn giản.
-LS Nguyễn Thanh Lương
Mặc Lâm: Vâng có nghĩa là không có văn bản chính thức nhưng do những áp lực ngầm khiến luật sư phải chọn con đường bỏ nghề phải không ạ?

LS Nguyễn Thanh Lương: Dạ có, cái đó không thể phủ nhận được cũng có nhiều lý do mà tôi chưa có điều kiện để nói. Trước hết để trả lời câu hỏi của ông thì tôi phải giới thiệu khẳng định bản thân tôi đã làm hành nghề luật sư, tư cách luật sư luật gia đã trên 20 năm nhưng cuối cùng tôi phải từ giã nó thì không phải là chuyện ngẫu nhiên, đơn giản.

Mặc Lâm: Chắc chắn trong khoản thời gian dài như vậy hành nghề luật sư thì ông đã bảo vệ cho những người nổi tiếng như chị Tạ Phong Tần, thầy giáo Đinh Đăng Định rồi nhất là vụ Hoàng Văn Ngài, Nguyễn Phương Uyên… tất cả những vụ đó ngoại trừ ông Hoàng Văn Ngài có tính chất hình sự số còn lại đều là những người bất đồng chính kiến, tranh đấu cho nhân quyền rất dễ bị buộc tội chính trị lắm. Ông cũng biết là tại Việt Nam thì những vụ án như vậy không thể nào bảo vệ thân chủ của mình được nhưng vẫn tiếp tục bảo vệ thân chủ mà theo nhiều người cho là rất vô ích. Lý do nào xui khiến ông vẫn theo đuổi công việc như vậy?
LS Nguyễn Thanh Lương: Lý do thì trước hết những người đó phải nói rằng họ cô thế. Một đặc thù ở Việt Nam thì những vụ án liên quan xâm phạm an ninh quốc gia thì là vụ án nhạy cảm hay vụ án chính trị thì tôi phải nhìn nhận rằng với xã hội, với nhà cầm quyền với giới luật sư họ rất ngại ngùng khi tham gia còn đối với tôi thì những người đó tôi cho là cần sự giúp đỡ, quan tâm nhiều hơn để tìm được chân lý trong những vụ án đó. Giống như thước đo văn minh, chính trị, xã hội qua những vụ án đó nó sẽ làm rõ hơn. Nhưng mà trong thực tế khi tôi tham gia các vụ án đó thì đều thất bại không thỏa đáng như những kỳ vọng của mình.

Mặc Lâm: Một trong những vụ mà ông thành công là khởi kiện hai công an trong vụ án Hoàng Văn Ngài. Luật sư có thể cho biết ngắn gọn các chi tiết của vụ án này hay không?

LS Nguyễn Thanh Lương: Vụ án anh Hoàng Văn Ngài thì anh này là người dân tộc H’mông cũng là Chấp chính sự của đạo Tin lành nó có hai đặc điểm vừa tôn giáo vừa là dân tộc ít người, anh ta bị chết tại trụ sở công an thị xã Gia Nghĩa.
Theo kết luận giám định của cơ quan thì anh ta tự đưa tay vào ổ điện để tự sát nhưng theo gia đình nạn nhân thì anh bị đánh đập, mưu sát tại đồn vì trong khi giam giữ có nhiều người trong gia đình là em anh Ngài, vợ anh Ngài thì người ta đã nghe những tiếng va chạm do đánh nhau cho nên họ cho rằng đây là bị giết chết.

Từ Dak Lak người ta xuống tìm tôi người ta nhờ bảo vệ. Tôi cảm thấy họ là những người rất cô thế cần giúp đỡ do đó tôi đã tự nguyện tham gia bảo vệ cho họ nhưng rất tiếc lúc này chưa khởi tố vụ án trong khi đã bắt giam phó công an Gia Nghĩa và một đội trưởng đội điều tra. Tôi không liên lạc được gia đình của anh Ngài nữa, sau này nghe nói là gia đình đã chạy sang Thái Lan tỵ nạn. Đó là những thông tin tối thiểu mà tôi biết.

Một sự thật thảm thương

Mặc Lâm: Qua vụ án này thì chính Bộ trưởng công an Trần Đại Quang đã vào thị xã Gia Nghĩa Đắc Nông để bắt giam hai công an như ông vừa nói. Có phải vì điều này mà ông ngại bị trả thù sẽ xảy ra cho chính bản thân mình hay gia đình, nghề nghiệp mà ông đành phải nghỉ việc hay không?

LS Nguyễn Thanh Lương: Dạ thưa không. Trong vụ án này khi không liên lạc được với thân chủ thì tôi đã đứng đơn với tư cách của tổ chức văn phòng luật sư và cá nhân luật sư để yêu cầu khởi tố vụ án. Phát hiện tố giác hành vi tội phạm liên quan đến những người vi phạm pháp luật, cụ thể là những người hành sự của công an Thị xã Gia Nghĩa, tôi không ngại vấn đề đó.
Một tiếng đồng hồ để luật sư làm việc mà Chính phủ và Bộ Công an cho phép như vậy là văn bản vi phạm Hiến pháp, vi phạm Luật lao động, vi phạm Luật luật sư nhưng vẫn tồn tại trong khi cả vạn luật sư, 3.408 tổ chức hành nghề luật sư, 11.284 luật sư trên toàn quốc VN tất cả đều im lặng, tôi thấy đây là một sự thật thảm thương. 

-LS Nguyễn Thanh Lương
Tôi rút lui không hành nghề vì nhiều lý do khác mà nãy giờ chưa trình bày hết được. Thí dụ như trong thời gian hành nghề gần đây vài năm trở lại tôi thấy hiệu quả công việc tôi làm nó quá kém, rất tồi tệ. Phải thật thà mà nói tôi cảm thấy hổ thẹn vì không bảo vệ được công lý thỏa đáng cho thân chủ tôi nhất là những dân nghèo.

 Hai nữa đối với những tù nhân tôi cho là tù nhân công ước, những người bị xét xử theo điều 88 hay 258 thì tôi đã không bảo vệ họ được một cách trọn vẹn liên quan đến các quyền công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Cụ thể những người này đáng ra phải được xét xứ công khai, minh bạch mặc dù ở Việt Nam phiên tòa cũng tổ chức công khai nhưng gia đình và thân nhân của họ hay những người quan tâm tới họ lại không được tham gia.

Mặc Lâm: Còn quyền bào chữa cho họ từ khi điều tra cho tới ra trước tòa án theo luật sư thì nó như thế nào?
LS Nguyễn Thanh Lương: Quyền bào chữa cho họ cũng bị hạn chế cụ thể các luật sư như tôi lúc đó không tiếp xúc được họ, hay là hạn chế khi tiếp xúc chỉ có một tiếng đồng hồ, thì tôi cho nó là những hạn chế. Mà việc hạn chế đó đã hơn 16 năm rồi kể từ năm 1998 Bộ Công an với Chính phủ chỉ cho phép mỗi lần luật sư vào trại giam làm việc với thân chủ thì mỗi người chỉ có một giờ đồng hồ thì như vậy con gì để nói nữa?

Trong khi đất nước Việt Nam có trên cả vạn luật sư nhưng trước việc này thì ngậm đắng nuốt cay im lặng, rất đáng tiếc. Những vấn đề như vậy có nhiều lý do ở góc độ pháp luật, chưa kể những áp lực riêng tư, tế nhị mà tôi không tiện phát biểu làm cho tôi phải từ bỏ nghề, đó là những lý do chính và vì không có đất dụng võ.

Mặc Lâm: Luật sư vui lòng nói thêm về việc 1 tiếng đồng hồ làm việc thì mặt tiêu cực của nó xét về pháp lý thì tai hại như thế nào?

LS Nguyễn Thanh Lương: Một tiếng đồng hồ để luật sư làm việc mà Chính phủ và Bộ Công an cho phép như vậy là văn bản vi phạm Hiến pháp, vi phạm Luật lao động, vi phạm Luật luật sư nhưng vẫn tồn tại trong khi cả vạn luật sư, 3.408 tổ chức hành nghề luật sư nói chính xác như vậy. 11.284 luật sư trên toàn quốc Việt Nam tất cả đều im lặng, tôi thấy đây là một sự thật thảm thương. Không phải tôi ra khỏi nghề rồi mình quay lại để mình phủ nhận nghề nghiệp hay nói những điều tự phủ nhận chính mình, nhưng đó là một thước đo về nhân quyền, thước đo về văn minh xã hội thì Việt Nam chưa thỏa đáng mà những vấn đề này nó liên quan tới Công ước quốc tế mà Việt Nam từng ký kết.

Mặc Lâm: Xin được hỏi ông câu cuối, nếu Việt nam có cơ hội đổi thay hệ thống tư pháp, thay đổi về Hiến pháp, thay đổi về luật lệ hay thay đổi cách mà tòa án xét xử thì luật sư có sẵn lòng quay trở lại hành nghề để giúp cho người cần giúp hay không?

LS Nguyễn Thanh Lương: Tất nhiên cái điều đó là lý tưởng quá rồi! Khi có những thay đổi, cụ thể là thay đổi về nguyên tắc tập thể lãnh đạo, thay đổi về độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, hay có tiến triển về cơ chế Tam quyền phân lập thì những điều ấy sẽ thúc đẩy cho xã hội phát triển thì việc hành nghề của luật sư đương nhiên thông thoáng hơn rất nhiều.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List