Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj6kLmYKa-hPj1HvFQ9_a90KHJhUV_iUMIMpX4OuUtcp6iY8tidLohE38X7ObP2c42O5V9-qDdwu0FmyTgJjcSZI_uM_-UibAiDC_1ucag_fkHs2pV3BymecImeC0W5_uks9TF3NPCej5k/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Thursday, March 12, 2015

Sự đổ vỡ sắp đến của Trung Quốc


 
Sự đổ vỡ sắp đến của Trung Quốc
David Shambaugh

·      Dr. Shambaugh hiện là Giáo sư về Quan hệ Quốc tế đồng thời giữ chức vụ Giám đốc chương trình Chính sách Trung Quốc tại Đại học George Washington, ông cũng là cộng tác viên cao cấp của Viện Brookings. Những cuốn sách của ông về Trung Quốc gồm “ ĐCS Trung Quốc : sự hao mòn và sự thích ứng” và gần đây nhất là cuốn “ Trung Quốc toàn cầu hóa : một thế lực cục bộ”.

Hôm thứ năm tuần này Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thường niên vừa nhóm họp theo nghi thức đã trở nên quen thuộc. Ước chừng 3 000 đại biểu “ được bầu chọn” trên khắp mọi miền đất nước – từ những nhóm thiểu số trang phục sặc sỡ tới các tỷ phú lịch lãm sẽ gặp mặt trong thời gian một tuần để thảo luận về tình hình đất nước và dường như điều này tạo ra ấn tượng rằng họ đang tham gia vào đời sống chính trị của quốc gia.

Ván bài cuối cùng của ĐCS Trung Quốc đã bắt đầu khi mà những biện pháp tàn nhẫn của Tập Cận Bình chỉ có thể đưa đất nước tiến gần tới tình huống nguy kịch.

Một số người nhìn nhận cuộc tụ họp đầy ấn tượng này là một chỉ dấu cho sức mạnh của hệ thống chính trị Trung Quốc, tuy nhiên thực chất nó lại che dấu những điểm yếu nghiêm trọng. Các chiêu trò chính trị ở Trung Quốc xưa nay thường được ngụy trang dưới lớp vỏ đầy kịch tính với những sự kiện dàn dựng trên sân khấu cho thấy dường như Quốc hội trao quyền lực bền vững cho ĐCS Trung Quốc. Cán bộ nhà nước cũng như dân thường đều biết rằng họ phải tuân thủ những nghi thức đó, tức là phải vui vẻ tham gia và nhắc lại như vẹt các khẩu hiệu chính thức. Lối hành xử như vậy ở Trung Quốc có cái tên là "biểu thái" (biaotai – biểu lộ thái độ), thực ra nó có ý nghĩa chỉ hơn một chút hành động phục tùng mang tính tượng trưng. 

Nếu không để ý tới vẻ bên ngoài thì về thực chất ĐCS Trung Quốc đang rất suy yếu và không ai biết điều này hơn chính Đảng. Con người đầy quyền lực của Trung Hoa - Tập Cận Bình đang hy vọng rằng các biện pháp trừng trị thẳng tay bất đồng chính kiến và tham nhũng sẽ giúp chống đỡ một sự sụp đổ vai trò lãnh đạo của Đảng.  Tập Cận Bình xác định rằng phải tránh trở thành một Gorbachov của Trung Hoa bởi lẽ Gorbachov đã điều hành sự tan rã của Đảng CS LX. Thế nhưng thay vì trở thành nhân vật tương phản với Gorbachov, Tập Cận Bình kết cục có thể lại tạo ra cùng một hậu quả. Sự chuyên quyền của họ Tập gây sang chấn nghiêm trọng toàn bộ hệ thống xã hội Trung Quốc và đang đưa đất nước tới gần tình huống nguy kịch.

Dự đoán sự ra đi của các chế độ chuyên chế luôn là việc đầy rủi ro, phi phỏng. Một số chuyên gia Phương Tây nhìn trước sự sụp đổ của Liên Xô trước khi nó xảy ra vào năm 1991; tuy nhiên CIA lại hoàn toàn bỏ qua việc này. Sự tan rã của các quốc gia cộng sản Đông Âu hai năm trước đó cũng đã từng bị chế nhạo như một suy nghĩ mơ mộng của những kẻ chống cộng cho tới khi việc này trở thành hiện thực. Các cuộc “cách mạng màu” trong thời kỳ hậu Liên Xô ở Gruzia, Ucrain và Kyrgyzstan từ năm 2003 tới 2005 cũng như cuộc nổi dậy mùa Xuân Ả Rập năm 2011 đều bùng nổ ngoài mọi dự đoán.

Các nhà quan sát tình hình Trung Quốc đang rất để ý tới những dấu hiệu có tính chất làm lộ chân tướng mục ruỗng và suy đồi của chế độ đang diễn ra kể từ khi xảy ra sự kiện trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, khi mà chế độ đã trên bờ suy vong. Từ thời điểm đó đến nay một số nhà Trung Hoa học đã đánh cược uy tín nghề nghiệp của mình khi khẳng định rằng sự sụp đổ của ĐCS Trung Quốc trong vai trò lãnh đạo là không thể tránh khỏi. Những người khác thì tỏ ra thận trọng hơn, trong đó có tôi. Thế nhưng thời thế ở Trung Quốc đã thay đổi và những phân tích của chúng ta cũng cần bám sát thời cuộc.

Ván bài cuối cùng với sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc đã bắt đầu, tôi tin là như vậy và điều này đã tiến triển xa hơn cái mức mà nhiều người suy nghĩ. Tất nhiên chúng ta không biết con đường đi từ nay cho tới khi nó kết thúc sẽ có hình dạng ra sao. Có thể nó sẽ rất không ổn định và lộn xộn nhưng cho tới khi hệ thống bắt đầu tháo gỡ các nút thắt một cách rõ ràng,rành mạch thì các yếu tố nội tại vẫn tiếp tục đóng vai trò và vì vậy chúng sẽ ảnh hưởng tới bộ mặt của sự ổn định.

Sự cầm quyền của ĐCS Trung Quốc khó có thể kết thúc một cách êm ả. Một sự kiện đơn lẻ khó có thể gây nên sự khép lại hòa bình của một chế độ. Điều dễ xảy ra hơn đó là sự ra đi của nó sẽ kéo dài, hỗn độn và bạo lực. Tôi không loại trừ khả năng Tập Cận Bình bị hạ bệ trong cuộc tranh giành quyền lực hoặc bởi một cú đảo chính cung đình (un coup d’état). Chiến dịch chống tham nhũng hăng hái của họ Tập đã trở thành tiêu điểm tuần này của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc cho thấy ông đang dùng quá đà sở đoản của mình và chọc tức một cách sâu sắc các cử tri là những nhân vật chủ chốt trong Đảng, Nhà nước, quân đội và giới kinh doanh.

Người Trung Hoa có câu ngạn ngữ, waiying, neiruan- ngoài cứng, trong mềm. Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo quả thực là mạnh mẽ, tràn đầy sức thuyết phục và tự tin. Thế nhưng nhân cách cứng rắn đó lại đi ngược với hệ thống Đảng và chính trị vốn hết sức mong manh trong nội bộ. Chúng ta hãy cùng xem xét 5 dấu hiệu có tính thuyết phục thể hiện tính dễ tổn thương của chế độ và yếu kém của hệ thống Đảng CS Trung Quốc. 

Thứ nhất, giới tinh hoa của nền kinh tế Trung Quốc đang đặt một chân bên ngoài cửa nhà và họ luôn sẵn sàng rời bỏ hàng loạt nếu như hệ thống thực sự bắt đầu sụp đổ. Năm 2014 Viện nghiên cứu Hurun ở Thượng hải chuyên theo dõi vấn đề người giàu Trung Quốc đã kết luận rằng 64% người có của Trung Quốc đã di cư hoặc đang lên kế hoạch di cư khỏi Trung Quốc. Người giàu Trung Quốc gửi con cái đi học ở nước ngoài với con số kỷ lục (bản thân sự việc này đã là một cáo trạng về chất lượng của hệ thống Đại học Trung Quốc).

Ngay trong tuần này báo chí đăng tin các đặc vụ Liên bang đã lục soát một số địa điểm ở Nam California nơi mà chính quyền Mỹ khẳng định rằng chúng có liên quan tới loại hình kinh doanh du lịch đạt giá trị nhiều triệu USD nhằm đưa hàng ngàn sản phụ Trung Quốc sang sinh con tại Mỹ để rồi sau đó quay trở lại Trung Quốc với đứa con là công dân Hoa Kỳ.

Người giàu Trung Quốc còn mua bất động sản ở nước ngoài ở quy mô và mức giá kỷ lục, họ chuyển tài sản ra nước ngoài, thường là những nơi được coi là dễ trốn thuế và mượn các công ty làm bình phong.

Trong khi đó, Bắc kinh đang nỗ lực đưa về nước số lượng lớn những kẻ chạy trốn mang tiền ra sống ở nước ngoài. Một khi mà giới tinh hoa của đất nước – trong đó có nhiều đảng viên CS rời bỏ tổ quốc với số lượng lớn thì chính nó đã cho thấy dấu hiệu xác đáng về sự mất lòng tin vào chế độ và tương lai của đất nước.

Thứ hai, khi lên cầm quyền năm 2012 Tập Cận Bình đã mạnh mẽ tăng cường làn sóng trấn áp chính trị vốn đã được khởi động từ năm 2009 trên khắp Trung Quốc. Mục tiêu hay đối tượng được ngắm tới là báo chí, truyền thông xã hội, phim ảnh, văn hóa - nghệ thuật, các nhóm tôn giáo, Internet, các nhà trí thức, người Tây Tạng và Uighur, những nhân vật bất đồng chính kiến, luật sư, các tổ chức phi chính phủ, sinh viên Đại học và lĩnh vực sách giáo khoa. Ban chấp hành Trung ương ĐCS đã ra một chỉ thị hà khắc được biết tới dưới cái tên Văn kiện số 9 phổ biến trong toàn hệ thống ĐCS từ trên xuống dưới năm 2013, yêu cầu mọi đơn vị phải truy tìm cho ra những biểu hiện tán đồng “ các giá trị phổ quát của phương Tây “ dù còn manh nha, đó là nền dân chủ pháp trị, xã hội dân sự, tự do báo chí và trào lưu Tự do mới trong kinh tế (Neoliberal Economics).

Một nhà nước yên ổn và tự tin sẽ không phải tiến hành trấn áp, cấm đoán như vậy. Đó chính là triệu chứng của sự bất an và lo sợ của lãnh đạo ĐCS. 

Thứ ba, cho dù nhiều người trung thành với chế độ vẫn hành động xu thời nhưng khó bỏ qua những biểu hiện giả tạo mang tính diễn kịch đang lan khắp bộ máy chính trị trong mấy năm gần đây.

Mùa hè vừa qua, tôi là một trong số ít khách ngoại quốc (và cũng là người Mỹ duy nhất) tham dự cuộc hội thảo về “ Giấc mơ Trung Hoa” theo luận thuyết của Tập Cận Bình tại một cơ quan nghiên cứu của ĐCS Trung Quốc ở Bắc kinh. Chúng tôi ngồi suốt hai ngày, đầu óc bị tê liệt vì phải nghe liên tục hơn hai chục học giả của Đảng đọc tham luận, tuy nhiên bộ mặt của những người thuyết trình đều lạnh lùng vô cảm, ngôn ngữ cơ thể cho thấy một sự cứng nhắc và nỗi ngán ngẩm của họ rất dễ cảm nhận được từ bên ngoài. Họ làm ra vẻ phục tùng Đảng và những câu thần chú cuối cùng của lãnh đạo nhưng rõ ràng là công tác tuyên truyền đã mất hiệu lực cho nên Hoàng đế bây giờ chẳng còn y phục trên người.

Tháng 12, tôi trở lại Bắc kinh để dự cuộc hội thảo của trường Đảng trung ương, một định chế cao nhất của ĐCS trong việc đưa ra những chỉ đạo mang tính học thuyết. Và một lần nữa các quan chức cao cấp nhất của đất nước cùng các chuyên gia về chính sách đối ngoại lại đọc thuộc lòng kho khẩu hiệu, chính xác tới từng từ. Có lần trong bữa trưa, tôi ghé thăm gian hàng sách của trường, một địa chỉ dừng chân quan trọng để biết các cán bộ lãnh đạo Trung Quốc ngày nay được đào tạo điều gì. Những cuốn tuyển tập trên giá sách từ “các tác phẩm chọn lọc của Lê Nin” tới hồi ký của cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice và trên bàn ngay cửa ra vào, những cuốn sách nhỏ của Tập Cận Bình quảng bá cho chiến dịch của ông ta về “ Công tác quần chúng” - hay mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân được xếp cao chất ngất. Tôi hỏi, “ sách này bán thế nào ?” Cô bán hàng trả lời “ Ô, không bán được nhiều, chúng tôi lại mang chúng đi ấy mà”“. Độ cao của chồng sách đã cho thấy khó có thể tin được cuốn sách đó thu hút độc giả.

Thứ tư, nạn tham nhũng làm thối nát bộ máy ĐCS, chính quyền và quân đội cũng đã thâm nhập vào toàn bộ xã hội Trung Quốc ngày nay. Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình kéo dài được lâu và cũng khốc liệt hơn những đợt trước đây nhưng không một chiến dịch nào có khả năng loại trừ vấn nạn này vì nó đã bắt rễ một cách ngoan cố vào hệ thống độc Đảng, vào mạng lưới người bảo trợ - khách hàng (mang tính Mafia – ND) và một nền kinh tế hoàn toàn thiếu vắng sự minh bạch cùng một bộ máy truyền thông do Nhà nước quản lý không mang tính thượng tôn Pháp luật.

Hơn thế nữa, chiến dịch chống tham nhũng, hối lộ của Tập Cận Bình được đưa ra nhằm thanh lọc có lựa chọn, chủ yếu nhắm vào các đồng sự và chiến hữu của cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân. Năm nay đã 88 tuổi họ Giang vẫn được đánh giá như Thái thượng Hoàng trong nền chính trị Trung Quốc. Truy quét mạng lưới đặt dưới sự bảo trợ của họ Giang trong khi ông ta còn sống là một sự mạo hiểm lớn đối với Tập Cận Bình, đặc biệt là khi ông có vẻ chưa tập hợp được phe phái gồm những chiến hữu trung thành tới mức đủ mạnh để củng cố quyền lực. Một vấn đề khác nữa là Tập Cận Bình là con trai của thế hệ đầu tiên các nhà cách mạng Trung Quốc, là một trong những “ Thái tử “ cho nên các mối liên hệ chính trị của ông ta chủ yếu được mở rộng đối với các “ Thái tử” khác. Thế hệ thứ 2 này đang bị xỉ vả công khai hiện nay ở Trung Quốc. 

Cuối cùng, nền kinh tế Trung Quốc dưới con mắt của phương Tây là một cỗ xe Gia Ga nát không thể dừng lại (thần thoại Ấn độ có chuyện chiếc xe chở vị Thánh tên Giaganat diễu trên phố và những người cuồng tín thường đổ xô vào xe để xe cán chết – ý bóng chỉ lực lượng khủng khiếp đi đến đâu gây chết chóc đến đó – ND). Nền kinh tế đó đang bị sa lầy trong một chuỗi những cái bẫy mang tính hệ thống mà không dễ thoát ra. Tháng 11/2013 Tập Cận Bình chủ tọa Hội nghị Trung ương 3 ĐCS Trung Quốc, Hội nghị đã công bố những chương trình cải cách kinh tế đồ sộ nhưng cho tới nay chúng vẫn còn nằm yên trên bệ phóng. Vâng, các khoản chi cho tiêu dùng có tăng, nạn thảm đỏ có giảm cùng với một số cải cách thuế được thực hiện nhưng nhìn chung các mục tiêu đầy tham vọng của Tập Cận Bình đã chết yểu. Chương trình cải cách đã thách thức các nhóm lợi ích hùng mạnh, cố thủ ở nơi thâm căn cố đế - đó là những doanh nghiệp nhà nước và đội ngũ quan chức Đảng ở địa phương và họ đã không úp mở ngăn cản việc thực thi cải cách.

Năm vết rạn nứt hiển hiện và ngày một gia tăng trong hệ thống quản lý Trung Quốc chỉ có thể khắc phục thông qua cải cách chính trị. Cho tới khi và chỉ khi Trung Quốc nới lỏng việc quản lý hà khắc hệ thống chính trị, quốc gia này mới có thể trở nên một xã hội sáng tạo và một nền “kinh tế tri thức” như mục tiêu cải cách mà Hội nghị trung ương 3 đã đặt ra. Chính hệ thống chính trị hiện nay mới là trở ngại chủ yếu đối với các cải cách chính trị và xã hội Trung Quốc. Nếu như Tập Cận Bình và các lãnh đạo ĐCS Trung Quốc không nới lỏng sự kìm kẹp thì họ chắc chắn sẽ phải đối mặt với số phận mà họ không mong muốn.

Trong mấy thập niên sau khi Liên Xô tan rã, giới lãnh đạo của Trung Quốc luôn bị ám ảnh bởi sự sụp đổ của người đồng chí cộng sản khổng lồ này. Hàng trăm bài phân tích của giới nghiên cứu Trung Quốc đã mổ xẻ các nguyên nhân dẫn tới sự tan rã đó.

“Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình trên thực tế đang cố gắng tránh cơn ác mộng Liên Xô. Vài tháng trước nhiệm kỳ lãnh đạo của mình, họ Tập đã có một bài phát biểu nội bộ về sự sụp đổ của Liên Xô, lên án sự phản bội của Gorbachov và cho rằng Moscow thiếu “ một người đàn ông đích thực” có khả năng chống lại người lãnh đạo cuối cùng mang tư tưởng cải tổ đó. Làn sóng đàn áp do Tập Cận Bình khởi xướng và chỉ đạo hiện nay cho thấy ông ta chống lại đường lối cải tổ và minh bạch kiểu Gorbachov. Thay vì cởi mở, Tập Cận Bình lại tăng cường kiểm soát tư tưởng, nền kinh tế và cả những đối thủ cạnh tranh trong nội bộ Đảng.Tuy vậy phản công và đàn áp chưa phải là lựa chọn duy nhất của họ Tập.

 Những người tiền nhiệm của ông ta như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào lại rút ra những bài học rất khác từ sự sụp đổ của Liên Xô. Từ năm 2000 tới 2008 họ đã thể chế hóa một số chủ trương nhằm nới lỏng và cởi mở hệ thống cùng với việc thực hiện cải cách chính trị một cách thận trọng và có giới hạn. Họ đã củng cố các cấp ủy ở địa phương và đưa vào thử nghiệm việc bầu vị trí bí thư Đảng với nhiều ứng viên. Hai ông cũng đã thâu nạp nhiều doanh nhân và trí thức vào Đảng, mở rộng hiệp thương giữa Đảng và các nhóm ngoài Đảng đồng thời làm cho các biên bản họp Bộ chính trị thêm minh bạch. Họ đã cải thiện cơ chế phản hồi trong Đảng, thực thi nhiều hơn các tiêu chí tuyển chọn nhân tài để đánh giá và đề bạt, thiết lập hệ thống đào tạo ủy nhiệm cán bộ trung cấp cho toàn bộ 45 triệu người được quy hoạch nguồn. Các ông cũng đã làm cho có hiệu lực những quy chế về hưu trí, luân chuyển công chức và sĩ quan quân đội 2 năm một lần.

Trên thực tế họ Giang và họ Hồ đã suy nghĩ để quản lý sự thay đổi thay vì chống lại nó. Tuy nhiên Tập Cận Bình không chấp nhận một điểm nào cả. Kể từ năm 2009 (khi mà nhà lãnh đạo có đầu óc cởi mở trước đây là Hồ Cẩm Đào đã thay đổi đường lối và bắt đầu chính sách khẩn cấp), chính quyền Trung Quốc ngày càng trở nên bất an nên đã cho ngừng thực thi các cải cách chính trị (trừ việc cải cách đào tạo cán bộ). Những cải cách này đã được một thủ túc chính trị của Giang Trạch Dân đạo diễn, đó là Phó Chủ tịch Trung Quốc Tằng Khánh Hồng (Zeng Qinghong). Ông này đã nghỉ hưu từ 2008 nhưng hiện đang bị nghi vấn tham nhũng trong chiến dịch “ đả hổ diệt ruồi “ của họ Tập. Điều này cho thấy Tập Cận Bình thù địch với các biện pháp cải cách nhằm giảm nhẹ con bệnh của một hệ thống đang đổ nát.

Một vài chuyên gia cho rằng chiến thuật tàn nhẫn của họ Tập sẽ báo trước một xu hướng cải cách cởi mở hơn trong những năm sau này trong nhiệm kỳ của ông. Riêng tôi thì không đồng tình bởi lẽ nhà lãnh đạo này và chế độ của ông ta luôn quan niệm chính trị là một cuộc chơi có tổng bằng 0 (tức là hoặc thắng hoặc thua chứ không có tình thế cả hai cùng thắng Win- Win – ND). Do vậy nới lỏng sự quản lý theo họ, chắc chắn sẽ là một bước tiến tới sự sụp đổ của cả hệ thống trong đó có họ.

Họ còn có quan điểm theo thuyết âm mưu cho rằng Hoa Kỳ đang nỗ lực hành động nhằm lật đổ sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc. Do vậy không có chỉ dấu nào cho thấy những cải cách sẽ quay trở lại ở Trung Quốc.  

Chúng ta không thể đoán trước khi nào thì chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc sẽ sụp đổ nhưng cũng không khó để kết luận rằng chúng ta đang làm chứng cho giai đoạn cuối cùng của nó. ĐCS Trung Quốc đứng thứ 2 trên thế giới về thời gian cầm quyền (chỉ sau có Bắc Triều Tiên) và không có đảng chính trị nào có thể cầm quyền mãi.

Nhìn về phía trước, những nhà quan sát Trung Quốc cần phải tập trung sự chú ý vào các công cụ của chế độ phục vụ việc cai trị và những người được giao phó sử dụng các công cụ đó. Một số lớn công dân và đảng viên CS Trung Quốc đã lựa chọn bằng đôi chân để rời bỏ tổ quốc hoặc thể hiện hành động giả dối của mình bằng cách làm ra vẻ tuân thủ các chỉ thị của Đảng.

Chúng ta cần quan sát cái ngày mà những nhân viên tuyên truyền của chế độ và bộ máy an ninh nội bộ sẽ trở nên không nghiêm chỉnh hoặc lỏng lẻo trong việc thực thi các lệnh của Đảng - thảng hoặc khi mà họ bắt đầu trở nên đồng cảm với những kẻ bất đồng chính kiến như nhân viên an ninh Đông Đức trong cuốn phim “ Những cuộc đời của người khác”  khi anh này thông cảm với chính đối tượng bị theo dõi của mình.

Một khi sự thấu cảm của con người đã manh nha chiến thắng bộ máy cầm quyền cứng nhắc, giáo điều thì ván bài cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc mới thực sự bắt đầu.





Phạm Gia Minh dịch từ Wall Street Journal  số ra ngày 6/3/2015


__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Wednesday, March 11, 2015

Ngành mía đường: cái chết được “định hướng”


Ngành mía đường: cái chết được “định hướng”

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-03-10
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Ngành mía đường: cái chết được “định hướng” Phần âm thanhTải xuống âm thanh
000_Hkg10095406.jpg
Một nông dân đang kéo một xe mía ở huyện Thanh Oai, ngoại thành Hà Nội vào ngày 9/12/2014
AFP photo
Ngành mía đường Việt Nam đứng trước nguy cơ nguy cơ phá sản khi hết bảo hộ vì không thể cạnh tranh với đường ngoại. Chính sách nhà nước thiếu sót dẫn tới tương lai u ám này, hay là vì doanh nghiệp chậm cải cách không thích nghi kinh tế thị trường.

Vấn đề nan giải
Người tiêu dùng Việt Nam đang sử dụng đường ăn với giá cao hơn gấp rưỡi thậm chí gấp đôi giá đường nhiều nước trên thế giới. Giá thành sản xuất đường ở Việt Nam cao là vì năng suất trồng mía là 60 tấn/ha, trong khi Thái Lan đạt gần 100 tấn và Hoàng Anh Gia Lai trồng bên Lào đạt 120 tấn/ha. Ngoài ra công suất của các nhà máy đường cũng thấp làm cho giá thành cao. Sự kiện vừa nêu được Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú trình bày trong bài viết của mình và được phổ biến trên báo chí.

Tương lai ngành công nghiệp sản xuất hơn 1,5 triệu tấn đường mỗi năm và người nông dân trồng mía sẽ ra sao? vì đến năm 2018 Việt Nam bắt buộc phải mở cửa thị trường 100%, tự do hóa nhập khẩu đường của các nước ASEAN theo lộ trình Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA).
Từ Bình Dương Tiến Sĩ Cao Anh Đương, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu mía đường nhận định:
“Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt tới đây, một số doanh nghiệp có hiệu quả sản xuất yếu kém thì người ta có thể bị đóng cửa giải tán hoặc sáp nhập. Xu hướng trước mắt người ta sáp nhập để giảm tối đa chi phí trong điều kiện hiện tại chứ không cầu mong được điều kiện như Hoàng Anh Gia Lai, không thể có vùng nguyên liệu lớn, cái đó liên quan đến đất đai. Ngành mía đường sắp tới đây không chết nhưng chắc chắn sẽ bị thu hẹp lại. Những doanh nghiệp có giá thành hợp lý, quản lý tốt thì mới có thể tồn tại được.”

Việt Nam là đất nước nông nghiệp. Nếu bây giờ bỏ mía đường đi thì trồng cái gì? Đấy là một vấn đề rất nan giải của Chính phủ Việt Nam hiện nay.
- Tiến sĩ Vũ Văn Hóa
Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng, Chính phủ sẽ phải tìm cách cứu ngành mía đường vì không thể để cho nó chết được. 

Ông nói:
“Tính cạnh tranh của mía đường Việt Nam với bên ngoài là không đạt. Do đó nếu không có một sự quan tâm thì ngành mía đường Việt Nam sẽ biến mất trên bản đồ nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên Chính phủ không thể nào để cho ngành mía đường biến mất được. Tại sao? Vì Việt Nam là đất nước nông nghiệp. Nếu bây giờ bỏ mía đường đi thì trồng cái gì? Đấy là một vấn đề rất nan giải của Chính phủ Việt Nam hiện nay.”

Chính sách bảo hộ ngành đường kéo dài từ lâu làm cho người tiêu dùng bị móc túi với mục tiêu được cho là vì lợi ích quốc gia, hỗ trợ ngành sản xuất đường và nông dân trồng mía. Báo chí Việt Nam trong đó có tờ Thanh Niên cho rằng các mục tiêu đó đã thất bại. Khi gia nhập WTO Việt Nam tranh đấu để có lộ trình mở cửa ngành đường chậm theo hình thức hạn ngạch và duy trì thuế nhập khẩu cao. Nhưng riêng đối với thị trường ASEAN, theo Hiệp định Thương mại tự do AFTA đến năm 2018 Việt Nam sẽ tự do hóa nhập khẩu đường của các nước ASEAN.

Việt Nam đề ra chính sách 1 triệu tấn mía đường cuối thập niên 1980 với sự thất bại tài chính, thua lỗ nặng nề cho hệ thống doanh nghiệp mía đường quốc doanh trên toàn quốc. Hầu hết nhà máy đường lúc đó được các tỉnh thành lập theo phong trào với máy móc lạc hậu từ Trung Quốc, cũng như không tổ chức được vùng nguyên liệu. Sau này hầu hết các doanh nghiệp mía đường đã cổ phần hóa, ngoại trừ những doanh nghiệp và nhà máy nợ ngập đầu không thể tái cơ cấu. Khi sản xuất mía đường nằm trong tay tư nhân kể cả đầu tư nước ngoài thì tình hình ổn định hơn về sản lượng, nhưng có vẻ chính sách bảo hộ mới là công cụ chủ yếu để duy trì hoạt động của ngành mía đường. Doanh nhân có thể tìm thấy lợi nhuận qua sự bảo hộ, nhưng chỉ có một vài doanh nghiệp với nhà máy hiện đại có tổ chức vùng nguyên liệu và liên kết với nông dân. Chính sách bảo hộ mía đường được báo chí mô tả là đem lợi nhuận tới cho các nhóm lợi ích, trong khi nông dân rất khốn khó với cây mía.

Người tiêu dùng bị "móc túi"
Phó Giáo sư Ngô Trí Long, chuyên gia nghiên cứu thị trường từ Hà Nội nhận định về tương lai ngành sản xuất mía đường:
“Nếu cứ tiếp tục con đường này thì tới 2018 và đặc biệt 2015 bắt đầu cộng đồng kinh tế ASEAN thì trước sau nó sẽ không tồn tại. Đấy là điều tất yếu vì trong cạnh tranh giá và chất lượng là vấn đề hàng đầu. Trong bối cảnh hiện nay vấn đề chiến lược của Việt Nam nói thẳng ra là chưa thành công bởi vì chiến lược đó được xây dựng còn theo tư duy không phải kinh tế thị trường mà phần lớn còn theo tư duy nửa vời của cơ chế cũ. Chính vì vậy mới dẫn đến hậu quả như vậy.”

Trong câu chuyện với chúng tôi, TS Cao Anh Đương viện phó Viện Nghiên cứu mía đường phản bác các thông tin, mà ông nói là đề cao quá đáng, khi đưa tin năng suất mía của Hoàng Anh Gia Lai lên tới 120 tấn/ha. Tuy nhiên ông nhìn nhận, tình trạng đất đai ở Việt Nam bị chia cắt nhỏ lẻ, khiến việc tạo lập vùng nguyên liệu mía diện tích lớn để trồng mía công nghiệp năng suất cao, như Hoàng Anh Gia Lai thực hiện bên Lào, là nan giải. Theo lời ông năng suất mía của Việt Nam hiện nay dù thấp nhưng cũng gần ngang bằng với Philippines và Trung Quốc. Tuy nhiên ông đề cập tới một khía cạnh đặc biệt khiến cho giá đường xuất xưởng và giá đường bán trên thị trường chênh lệch quá lớn ảnh hưởng người tiêu dùng. 

TS Cao Anh Đương nói:
Hiện nay ở cổng nhà máy giá đường 11-12 ngàn đồng/kg đưa ra thị trường bán 17-18 ngàn, chênh lệch phân phối tiêu thụ như thế là quá lớn. 

- TS Cao Anh Đương
“Cái khó là quản lý nhà nước làm sao để tránh việc giá đường chênh lệch quá lớn từ cổng nhà máy. Hiện nay ở cổng nhà máy giá đường 11-12 ngàn đồng/kg đưa ra thị trường bán 17-18 ngàn, chênh lệch phân phối tiêu thụ như thế là quá lớn. Trách nhiệm như Hiệp hội nói Bộ Công thương, mình chưa tạo ra được chuỗi tiêu thụ. Hiện nay hình như có hệ thống ngầm chi phối giá đường từ cổng nhà máy ra đến chỗ bán lẻ. Chênh lệch lớn như thế cũng chính là chỗ để đường lậu nhập vào.”

TS Cao Anh Đương nhấn mạnh, nâng cao năng suất mía Việt nam để giảm giá thành là việc làm không phải là dễ đối với Việt Nam. Theo lời ông, mía đường là ngành bị chính sách chi phối rất nhiều, trong khi hệ thống chính sách pháp luật chưa chú trọng ngành mía đường. 

Các nước đều có luật mía đường, Thái Lan chẳng hạn họ có luật mía đường nên phát triển rất ổn định. Giá mía, giá đường thị trường nội địa được bảo hiểm rất nhiều năm, giá đường bán lẻ ở Thái Lan và Trung Quốc rất cao. TS Cao Anh Đương nêu ra chính sách mía đường ở các nước là dùng thị trường nội địa để hỗ trợ xuất khẩu và bảo lãnh giá mía giá đường nội địa để nông dân an tâm đầu tư.

Theo lời TS Cao Anh Đương, để phát triển cây mía ổn định vấn đề giống kỹ thuật canh tác thu hoạch không phải là quá khó. Nhưng cần giải quyết vấn đề chính sách pháp luật, nhà nước cần đứng ra làm trọng tài để bảo vệ người nông dân, cũng như làm trung gian giữa nhà máy và nông dân để họ yên tâm phát triển cây mía. Hơn nữa cần có chính sách dồn điền đổi thửa cho thuê đất một cách lâu dài.

Mía đường được cho là một kinh nghiệm sống còn cho tất cả các ngành sản xuất của Việt Nam đứng trước giai đoạn hội nhập quốc tế.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

TPP, hy vọng và lo lắng

TPP, hy vọng và lo lắng

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-03-10
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
TPP, hy vọng và lo lắng Phần âm thanhTải xuống âm thanh
000_Hkg10111888.jpg
Các bộ trưởng thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Sydney ngày 26 tháng 10 năm 2014.
AFP photo
Năm 2015 được cho là năm quan trọng trong việc thương lượng của Việt Nam về việc gia nhập tổ chức thương mại xuyên Thái Bình Dương. Đã có nhiều hy vọng cho Việt Nam với tư cách là thành viên của tổ chức này trong tương lai. Nhưng cũng có những nghi ngại rằng TPP không phải là hy vọng cho việc cải cách kinh tế và chính trị sâu rộng tại Việt Nam.

Những được và mất
Đầu tháng hai năm 2015, một cuộc hội thảo kỷ niệm 20 năm quan hệ Việt Mỹ được tổ chức ở Hà nội. Tham dự hội thảo có nhiều quan chức thương mại hai bên và cũng có sự có mặt của ông tân Đại sứ Hoa kỳ tại Việt Nam. Theo báo chí Việt Nam ghi nhận được thì các quan chức Việt Mỹ đều hy vọng là năm 2015 này sẽ là năm mà hai bên đi đến thỏa thuận về việc Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) do Hoa kỳ chủ xướng.

Tờ Kinh tế Sài gòn ghi nhận lời phát biểu của ông Đại sứ Ted Osius như sau:
Cả Mỹ và Việt Nam đều coi TPP là một thỏa thuận chiến lược về kinh tế, cả Washington và Hà Nội đều có quyết tâm chính trị để đạt được hiệp định này.”

Trong khuôn khổ của bài báo này, cũng như của dư luận Việt Nam nói chung thì TPP được nhìn với một con mắt tích cực và hy vọng.

Tuy nhiên bài báo cũng có nói rằng một số nhà phân tích cảnh báo nên cẩn trọng về những kỳ vọng vào TPP nếu không nắm bắt cơ hội để cải cách nội lực.

Cả Mỹ và Việt Nam đều coi TPP là một thỏa thuận chiến lược về kinh tế, cả Washington và Hà Nội đều có quyết tâm chính trị để đạt được hiệp định này. 

- Đại sứ Ted Osius
Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh phân tích rằng khi gia nhập TPP thì Việt Nam sẽ được lợi về một số mặt hàng nông nghiệp như gạo, cà phê, thủy sản. Đặc biệt là gạo Việt Nam sẽ nhận được nhiều thuận lợi vì các quốc gia hàng đầu về xuất khẩu gạo là Thái Lan và Ấn Độ không tham gia TPP. 

Tiến sĩ Doanh cũng nói là TPP sẽ tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp Việt Nam hợp tác với Nhật Bản với những dự án trồng trọt tại Việt Nam và tiêu thụ sản phẩm tại Nhật.
Tuy nhiên ông cũng nói là nhiều ngành công nghiệp không sử dụng nhân công giá rẻ sẽ gặp rất nhiều bất lợi. Ông nhấn mạnh về những bất lợi cho nông nghiệp Việt Nam như mía đường, bắp, chăn nuôi.

Đối với Việt Nam khi tham gia TPP thì những mặt hàng nông nghiệp có những mặt lợi và có những mặt rất bất lợi. Gia nhập TPP đòi hỏi Việt Nam phải tái cơ cấu nông nghiệp, làm cho nền nông nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh cao hơn.”

Cải cách chính trị và nỗi ám ảnh Trung Quốc?
Trở lại lời cảnh báo được báo Kinh tế Sài gòn ghi nhận, một số nhà quan sát cho là lời cảnh báo đó thể hiện một tâm lý của nhiều người tại Việt Nam hy vọng vào một áp lực từ bên ngoài cho việc cải cách hệ thống và thể chế tại Việt Nam. Việc cải cách có thể nằm ở mức độ tái cơ cấu nông nghiệp như Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh đề cập, nhưng cũng thể rộng ra hơn là cải cách chính trị. 

Điều này được Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm, một nhà quan sát chính trị và kinh tế từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược Đông Nam Á tại Hawaii, Hoa Kỳ đưa ra trong một lần trao đổi với chúng tôi:
Ở Việt Nam nhiều người muốn thay đổi họ dùng những áp lực từ phía bên ngoài để buộc phải thay đổi. Trước đây người ta dùng cái WTO, cố sức gia nhập WTO, để ép Việt Nam phải thay đổi. Trong tiến trình thực hiện WTO thì cũng có những cái Việt Nam thay đổi, nhưng cũng có cái làm Việt Nam suy sụp luôn. Cái TPP thì tôi nghĩ là có rất nhiều người ở Việt Nam họ muốn cải cách, muốn thay đổi thì họ hy vọng rất nhiều vào TPP, dùng áp lực bên ngoài để buộc Việt Nam thay đổi, cải cách thế chế.

Với danh nghĩa là một tổ chức thương mại của các quốc gia ven bờ Thái Bình Dương nhưng lại không bao gồm Trung quốc, TPP cũng được cho là một dự án chính trị trong việc chuyển trọng tâm chiến lược của Hoa Kỳ sang vùng Đông Á. 

Ngoài những vấn đề về thương mại, vấn đề về quyền lợi của những người lao động cũng được đưa ra là một tiêu chuẩn cho các quốc gia tham gia thỏa thuận này. Và do đó vấn đề về thành lập nghiệp đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi cho người lao động được nhiều nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam đặt hy vọng vào TPP.

...tôi nghĩ là có rất nhiều người ở Việt Nam họ muốn cải cách, muốn thay đổi thì họ hy vọng rất nhiều vào TPP, dùng áp lực bên ngoài để buộc Việt Nam thay đổi, cải cách thế chế.
- Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm
Đây là một vấn đề không dễ dàng đối với nhà nước Việt Nam do đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo, vốn chủ trương công đoàn phải nằm trong tay đảng cộng sản. Ngoài ra vấn đề thị trường tự do cũng cho là sẽ gặp trở ngại vì trong những tuyên bố gần đây giới lãnh đạo Việt Nam vẫn cho thấy là họ sẽ duy trì các doanh nghiệp nhà nước như phần chủ đạo cho nền kinh tế.

Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm nhận định về việc thương lượng sắp tới về TPP giữa Việt Nam và Hoa kỳ:
Thế thì hai bên sẽ đổi chác! Phía Việt Nam vì cái lợi ích về ý thức hệ của họ rất là lớn nên họ sẽ không nhượng bộ những vấn đề như là quyền lợi của người lao động, những vấn đề như là doanh nghiệp nhà nước. Nhưng ngược lại họ sẽ nhượng bộ những cái mà phía Mỹ ép nhưng thực sự có hại cho kinh tế Việt Nam, ví dụ như những sản phẩm biến đổi gen vào. Cuối cùng thì là nền kinh tế Việt Nam, người dân Việt Nam bị thiệt đơn thiệt kép. Thì nó cũng có mặt đó nữa chứ không hoàn toàn là thúc Việt Nam thay đổi thể chế.”

Nhận định về các sản phẩm biến đổi gen Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói:
Hiện nay thì Việt Nam cũng có những thử nghiệm đầu tiên về sản phẩm biến đổi gen. Thái độ của Việt Nam về những sản phẩm biến đổi gen thì tôi thấy là có vẻ cởi mở hơn. Tuy vậy trong xã hội Việt Nam thì cũng có những ý kiến hết sức dè dặt đối với các sản phẩm biến đổi gen.”

Đối với các sản phẩm nông nghiệp từ những quốc gia thành viên TPP có nền nông nghiệp mạnh tràn vào Việt Nam thì một chuyên gia về kinh tế người Việt từ Nhật Bản cho chúng tôi biết là những sản phẩm đó sẽ không quan trọng trong thị trường Việt Nam vì chỉ để cung cấp cho một số ít tầng lớp tiêu thụ khá giả mà thôi.

Một cách nhìn về TPP khác từ Việt Nam là mối hy vọng về việc thoát ra khỏi ảnh hưởng của Trung quốc. Trong một lần trả lời phỏng vấn đài Á châu tự do, Giáo sư Tương Lai từ Việt Nam cho rằng việc gia nhập TPP là một bước đi quan trọng để thoát ra khỏi ảnh hưởng của Trung quốc. 

Nhưng đồng thời ông cũng nhận định rằng trong lịch sử các nước xã hội chủ nghĩa như Liên xô và Đông Âu thì không có sức ép bên ngoài nào có thể làm họ thay đổi mà chính những người bên trong hệ thống đó đứng dậy và đập vỡ nó mà thôi.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, March 10, 2015

Chuyện thủy sản ở VN.



Chuyn thy sn VN.
RT QUAN TRNG NÊN XEM.
Chuyn thy sn quê VN .!!!
Đc bài dưới đây,xem coi các lo còn khóai nghêu,sò,óc,hến na không ?


 

image

Cá, tôm, sò, ốc là những thủy sản rất quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày tại quê nhà, nhưng chúng cũng có thể là mối de dọa cho sức khỏe. Nhiễm giun sán là vấn đề đáng lo ngại đối với mọi người.

Thủy sản cũng như các loài động vật đều có thể bị nhiễm giun sán nhưng chỉ có một số mới truyền sang cho người mà thôi.
Gần đây báo chí bên nhà có nói nhiều về sự bộc phát của bệnh sán lá, khoa học gọi là distomatosis, do cá truyền sang cho người tại một số tỉnh ở VN.
Các giới chuyên môn nghĩ rằng bệnh lý nầy có nguyên nhân chính từ tập tục ăn gỏi cá sống hoặc ăn cá nấu không thật chín.
Nghiên cứu tại VN cho biết có từ 45% đến 80% cá nuôi tại một số vùng đã bị nhiễm sán lá rất trầm trọng.

Tại Nam Định, nơi thường có tập tục ăn gỏi cá sống, thì số người bị nhiễm sán lá từ cá có thể lên đến 65%, và cá nuôi thì bị nhiễm lối 44,7%.

Tại Nghệ An, chó mèo và heo bị nhiễm sán lá từ cá truyền qua với tỷ lệ 13-38%.
Riêng An Giang và Nghệ An là hai tỉnh không có tập quán ăn gỏi cá sống cho nên số người bị nhiễm sán lá từ cá chỉ ở mức độ từ 0,1 đến 1% mà thôi (VietnamNet 18/10/2006).

Nhiễm sán lá là một vấn đề rất nghiêm trọng tại vùng Đông Nam Á, đặc biệt là Trung Quốc, ViệtNam, Thái Lan, Lào và Cam Bốt.

Có nguy hiểm đến sức khỏe hay không?
Triệu chứng thay đổi tùy theo loại sán, tùy theo số lượng sán nhiều hay ít, tùy nơi định vị và tùy theo thời gian mới nhiễm hay đã bị nhiễm từ nhiều năm rồi. Nói chung triệu chứng ban đầu lúc ấu trùng di chuyển có thể là đau bụng, thường là ở vùng hạ sườn phải (right upper quadrant), nôn mửa, tiêu chảy, biếng ăn, mất cân…Một thời gian sau thì có triệu chứng gan mật, vàng da vv…

image

Sán lá gan Fasciola gigantica to nhất, thường làm nghẽn bít hệ thống mật và gây tổn hại mô gan. Báo Thanh Niên Daily ngày Sept 22 /2006 có nói đến một ca tại Quảng Bình sán lá gan xuyên qua da và chui ra khỏi lồng ngực lúc bệnh nhân đang được bác sĩ khám. Một vài loài như sán lá phổi Paragonimus westermani có thể gây ra những triệu chứng trầm trọng khi chúng vào trong phổi, trong các hạch hoặc trong não.

image
                    Gỏi cá sống và giun đầu gai Gnathostoma
Gỏi cá sống là đặc sản của vùng duyên hải VN. Món gỏi cá sống tuy rất ngon nhưng nó vẫn là mối đe dọa đối với sức khỏe chúng ta.
Cá sống có thể nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng mà đáng kể nhất là giun đầu gai Gnathostoma. Loại giun này rất phổ biến tại vùng Đông Nam Á, Nam Mỹ, Mexico, Peru và Ecuador. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ nhiễm giun đầu gai khá cao.

Giun trưởng thành (adult) sống trong bao tử chó và mèo. Trứng giun theo phân nhiễm vào nước mưa chảy xuống ao hồ sông rạch. Trứng nở ra ấu trùng (larvae) và bị một loại giáp xác (crustacea) thật nhỏ có tên là cyclop ăn vào. Cá, lươn, rắn, ếch nhái, gà vịt, và các loại thủy cầm (waterfowl) đương nhiên nuốt cyclop vào bụng và bị nhiễm giun đầu gai. Trong các loài vật vừa kể, ấu trùng giun sẽ định vị trong thịt.

Khi chúng ta dùng cá sống, ấu trùng vào bụng, xuyên ruột và đi tứ tung trong cơ thể chúng ta. Giun có thể vào gan, vào mắt, di chuyển dưới da, hoặc đến định vị trong não hay trong tủy sống. Đây là bệnh Gnathostomosis.
Đi đến đâu, giun gây tình trạng viêm sưng đến đó. Tùy nơi giun định vị mà triệu chứng sẽ khác nhau. Ở mắt, sẽ làm giảm thị lực hoặc mù lòa, và gây ho hen nếu ở hệ hô hấp. Nguy hiểm nhất là nếu giun định vị trong hệ thần kinh trung ương và gây chứng viêm não tủy (encephalomyelitis), làm rối loạn cảm giác, liệt tứ chi và có thể chết.

image

Vài năm trước đây Hội Dược Sĩ VN tại Hoa Kỳ cũng có đăng một bài nói về một ca nhiễm giun đầu gai ở một Việt kiều lúc về thăm quê hương. Trong thời gian ở VN, anh ta có nhậu với bạn bè món thịt rắn hổ mang, và đặc biệt là anh ta xơi sống nguyên tim rắn với hy vọng là sẽ được sung sức bằng 5 bằng 10 ngày thường.
Khi trở qua Hoa Kỳ, anh ta bắt đầu ngã bệnh và có dấu hiệu mệt mỏi yếu sức lạ thường lại thêm sốt, nổi mày đay ở chân, đau ở vùng gan, ớn lạnh về chiều. Kết quả xét nghiệm máu, cho thấy số bạch cầu eosinophils trong máu tăng cao 13.000.
Các bác sĩ bên Mỹ mò mẫm chữa trị bằng kháng sinh, nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Cuối cùng qua sự cố vấn của một nhà ký sinh trùng học, bác sĩ Nagami, thuộc The Centers for Disease Control & Prevention (CDC), bệnh đã được chẩn đoán chính xác: bệnh nhân đã bị nhiễm giun đầu gai Gnathostoma spinigerum.
Thuốc Albenza (Albendazole) đã được sử dụng để trị dứt bệnh…

Những điểm cần lưu ý:
Sán lá chỉ có thể phát triển và tồn tại lâu dài nếu trong ao hồ hội đủ các yếu tố như có sự hiện diện của một loại ốc thích hợp sống trong nước, cây cỏ thảo mộc dưới nước, cá tôm sống ở nước ngọt và sau hết phải có người hay một loài động vật nào đó ăn vào. Cá chép (carp) thuộc họ Ciprinidae thường là ký chủ trung gian của sán lá Clonorchis sinensis và của sán lá Opisthorchis spp. Điều kiện khí hậu và điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam rất thuận lợi để bệnh sán lá dễ phát triển và dễ lây truyền. Người bị nhiễm qua việc ăn cá sống, nấu không đủ chín hoặc ăn sống các loại rau cải mọc dưới nước đã bị nhiễm ấu trùng sán lá. Thí dụ tại VN có thể thấy rau muống ruộng, rau dừa, ngó sen, rau ngổ, rau bồn bồn, rau chút, rau bông súng, rau cần ống. Tại hải ngoại có rau cresson sauvage mọc dưới nước (watercress) cần phải để ý vv…

Video: Trồng rau muống tại miền Bắc:

image

click here:


Ướp muối, ngâm giấm hoặc hong khói rất khó diệt được ấu trùng sán lá trong cá. Theo FDA, giữ cá ở nhiệt độ trừ 20 độ C trong vòng 7 ngày hoặc trừ 35 độ C trong vòng 15 giờ có thể diệt được ấu trùng Metacercariae với điều kiện là bề dầy của cá không được trên 15cm (6 inches). Phương pháp nầy chỉ có thể thực hiện trong các nhà máy mà thôi. Trong thực tế, người ta tự hỏi liệu cá nhập cảng từ Á châu bán tại các chợ Tàu, chợ VN ở hải ngoại có đáp ứng được điều kiện nầy hay không?

-Nhiễm sán lá sẽ dẫn đến các bệnh về gan, phổi và ruột.

-Nấu cá và rau cải thật chín sẽ diệt được sán lá đồng thời giúp làm giảm nguy cơ bị nhiễm các loại ký sinh trùng.

-Xây cầu tiêu và nuôi gia súc như heo, trâu bò, dê cừu trên ao cá cũng như việc dùng phân súc vật để nuôi cá là lý do làm gia tăng bệnh sán lá.

-Tập tục ăn uống, ăn rau sống, ăn gỏi cá sống, ăn sushi, sashimi, lẩu cá cua tôm tép, nhúng giấm, luộc không đủ chín rất nguy hiểm.

-Ngày nay, kỹ nghệ nuôi trồng thủy sản (aquaculture) đang phát triển rầm rộ tại Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan…Việc toàn cầu hoá mậu dịch chắc chắn đã tạo điều kiện thuận lợi trong vấn đề xuất cảng cá tôm nhiễm ấu trùng sán lá đi khắp cả các nơi trên thế giới.

-Trong các chợ Tàu và chợ Việt tại hải ngoại, đa số cá tôm đông lạnh thường được nhập cảng từ Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn độ và Nam Mỹ là những quốc gia có vấn đề sán lá rất nghiêm trọng.

Việc giáo dục dân chúng về hiểm họa ăn cá sống là điều cần phải thực hiện cấp bách.

Du lịch Việt Nam coi chừng bị viêm màng não vì ăn ốc
Angiostrongylus cantonensis is the most common infectious cause of eosinophilic meningitis worldwide .Although human infections with A. cantonensis are traditionally associated with Southeast Asia and the Pacific Basin, sporadic cases have been reported in several countries outside this region. In the Caribbean, eosinophilic meningitis has not been commonly reported, although A. cantonensis has been found in rats from Cuba, Puerto Rico, and the Dominican Republic. CDC

image

Bên nhà đôi khi ốc cũng có thể bị nhiễm một loại giun có tên là Angiostrongylus cantonensis.
Giun trưởng thành (adult) sống trong phổi chuột và ấu trùng(larvae) được thấy sống ký sinh trong một số ốc dưới nước hay trên cạn. Ăn thịt ốc nấu không đủ chín, sẽ bị nhiễm giun Angiostrongylus cantonensis. Vào đường tiêu hóa, ấu trùng xuyên qua thành ruột, theo đường máu để lên định vị tại vùng não và gây ra bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (eosinophilic meningitis) rất nguy hiểm.

Tại Việt Nam có bao nhiêu loài ốc độc?
Theo ĐÀO VIỆT HÀ (Viện Hải dương học Nha Trang)
http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Co-bao-nhieu-loai-oc-doc/40173736/188/
"Vụ ngộ độc do ăn ốc biển xảy ra ngày 4-4 tại Phú Yên đã làm một người chết và hai người phải cấp cứu. Ngày 17-10 vừa qua, một vụ ngộ độc tương tự lại xảy ra tại Quảng Ngãi, kết quả là hai trong số ba nạn nhân tử vong sau khi cả ba người ăn khoảng 500g món ốc nướng. Có bao nhiêu loài ốc độc?

Đối với ngộ độc tử vong do ốc biển qua con đường thức ăn như vụ ngộ độc đã nêu ở trên là trường hợp đầu tiên được ghi nhận tại VN. Tuy nhiên, các trường hợp ngộ độc tương tự đã từng xảy ra khá phổ biến tại khu vực Thái Bình Dương, điển hình là tại Nhật Bản.
Thông thường, các loài ốc biển có thể ăn được, nhưng đột nhiên lại trở thành độc mà chúng ta không thể biết lý do tại sao chúng trở nên độc. Một số loài ốc chỉ độc ở một bộ phận nào đó nhất định (thường là tuyến nước bọt), nhưng cũng có những loài ốc hoàn toàn độc và hết sức nguy hiểm đến tính mạng nếu như chúng ta vô tình ăn chúng.

image

Gần đây, khá nhiều loài ốc được ghi nhận là nguyên nhân của các vụ ngộ độc cho con người thông qua con đường thức ăn như ốc mặt trăng (turban), ốc đụn (the top of shells), ốc tù và (trumpet shells), ốc hương Nhật Bản (ivory snails), ốc trám (oliva)

Tùy vào từng loài ốc, bản chất độc tố có thể là saxitoxin (độc tố vi tảo tích lũy trong các sinh vật hai mảnh vỏ, một số loài cua rạn...) hoặc tetrodotoxin (độc tố cá nóc, mực đốm xanh, so...). Độc tố trong các loài ốc mặt trăng, ốc đụn và ốc trám đã được xác định là saxitoxin (một loại độc tố thần kinh thường gặp ở một số loài vi tảo giáp Alexandrium)".

Từ lâu, Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO) đã cảnh báo các quốc gia vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam về hiểm họa cá nước ngọt nhiễm sán lá lây truyền cho người.
Đây là một vấn đề y tế công cộng vô cùng quan trọng ảnh hưởng cho cả thế giới. Năm 1995 WHO đã ước lượng vùng Đông Nam Á có khoảng 9 triệu người bị nhiễm sán lá và Trung Quốc có lối 20 triệu người bị nhiễm mà trầm trọng nhất là vùng tỉnh Quảng Đông ở về phía Nam. Riêng Việt nam có trên 7 triệu người nằm trong diện nguy hiểm có thể bị nhiễm sán lá gan trong đó có 1 triệu người đã bị nhiễm thật sự.

Tổ chức FIBOZOPA gần đây cũng đã cho biết số người bị nhiễm sán lá tại vùng sông Hồng, Bắc Việt Nam, có thể phải nhiều hơn gấp bội so với những số được nêu ra từ trước (mực độ nhiễm 15%-20%).
Tại những vùng nhiễm sán, WHO cũng quan tâm đến sự xuất hiện của một số bệnh lý như bệnh cancer ác tính ống dẫn mật Cholangiosarcoma, bệnh sỏi túi mật gallstones (do nhiễm sán lá Opisthorchis và sán lá Clonorchis), bệnh tiêu chảy và bệnh loét bao tử peptic ulcers (do nhiễm sán lá Haplorchis và sán lá Metagonimus). Phải chăng sự hiện diện của sán lá đã ảnh hưởng đến sự xuất hiện của cancer cholangiosarcoma và của sỏi mật?
Sán lá nhiễm từ cá không phải là hiểm họa duy nhất tại Việt Nam. Bệnh giun đầu gai (Gnathostoma) do việc ăn cá sống, ăn thịt rắn,và ếch nhái là một hiểm họa khác mà chúng ta cũng cần phải quan tâm mỗi khi ăn.
Ngoài ra cũng không nên thờ ơ với bệnh thịt heo gạo cysticercosis do sán dây Taenia solium gây ra, thịt heo nhiễm giun bao Trichinella spiralis, và thịt bò gạo do sán dây Taenia saginata …

image

Cẩn thận với các món quá ngon như gỏi cá sống, sushi, sashimi, nem chua, bò tái chanh, thịt bò beefsteak chiên nửa sống nửa chín …nếu ăn ở bên nhà.
Tổ chức Lương Nông Thế Giới FAO nhìn nhận là tại Á châu, việc kiểm soát và giải quyết mối nguy cơ nhiễm sán lá từ thực phẩm (FBT: foodborne trematodes) là một vấn đề vô cùng khó khăn và phức tạp cần phải có sự quyết tâm và phối hợp nhịp nhàng của rất nhiều lĩnh vực chuyên môn.

Giáo dục dân chúng để thay đổi lối sống, quan tâm hơn đến vệ sinh, thay đổi tập tục và thói quen ăn uống, như đừng bao giờ ăn cá sống, cũng như đừng ăn sống các loại rau cỏ mọc dưới nước là công việc cần phải làm trước mắt. Chuyện coi vậy mà không phải dễ làm đâu!

Bệnh cá nhiễm sán lá lây truyền cho người tại Việt Nam là một sự kiện tất yếu không làm ai ngạc nhiên hết!

Để kết luận, tác giả xin mượn lời cảnh báo có vẻ bi quan của TS Đặng thị Cẩm Thạch, Trưởng Phòng Ký Sinh Trùng (Viện Sốt Rét, Ký Sinh Trùng- Côn Trùng Trung Ương):
"Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, cùng với tập quán ăn uống, sinh hoạt chưa đảm bảo vệ sinh, rất thuận lợi cho sự phát triển của các bệnh giun, sán. Ước tính, trên toàn quốc số người nhiễm giun đũa khoảng 60 triệu người, giun tóc 40 triệu người và giun móc 20 triệu người, trong đó số nhiễm phối hợp 2, 3 loại giun lên tới 60-70%."

Không biết lời báo động trên có làm cho người dân mình lo sợ và thay đổi cách ăn uống hay không?
Riêng đối với các bạn hiện đang sống tại nước ngoài, nếu có đi du lịch VN, Thailand hoặc Nam Mỹ, để phòng ngừa giun đầu gai chúng ta chỉ nên ăn thịt, cá, rắn, lươn, ếch vv…đã được nấu thật chín mà thôi. Đông lạnh ở nhiệt độ trừ 20 độ C diệt được giun Gnathostomas.

Nguyễn Thượng Chánh_DVM

Đại công ty Foxconn định dùng người máy để thay nhân công

Đại công ty Foxconn định dùng người máy để thay nhân công

Dây chuyền lắp ráp tại nhà máy Foxconn.
Dây chuyền lắp ráp tại nhà máy Foxconn.
Ralph Jennings
10.03.2015
ĐÀI BẮC—

Đại công ty Hồng Hải (Foxconn) trong nhiều năm nay đã dùng lao động giá rẻ ở Trung Quốc để sản xuất iPad và iPhone cho công ty Apple. Giờ đây công ty chuyên lắp ráp các mặt hàng công nghệ cao này dự trù dùng hàng vạn người máy để thay cho nhân công. Theo tường thuật của thông tín viên Ralph Jennings của đài VOA ở Đài Bắc, nơi có trụ sở chính của Hồng Hải, một tổ chức lao động lâu nay vẫn thường chỉ trích công ty Hồng Hải nói rằng đây là một diễn tiến tốt.

Công ty Hồng Hải của Đài Loan thuê mướn khoảng một khoảng một triệu công nhân tại các công xưởng ở Trung Quốc để sản xuất những mặt hàng điện tử của những thương hiệu hàng đầu thế giới. Nhưng ông Quách Đài Minh, Tổng Giám đốc Hồng Hải, hồi tháng trước cho báo chí biết rằng công ty ông chỉ cần 3 năm để tự động hóa 70% dây chuyền sản xuất. Ông nói rằng dùng máy móc thay cho người sẽ gia tăng hiệu suất hoạt động.

Bà Vương Cúc Mai, một nhà phân tích cấp cao của công ty nghiên cứu thị trường Gartner ở Đài Bắc, nói rằng tự động hóa là một xu thế mà công ty Hồng Hải không thể làm ngơ.
"Hồng Hải phải dùng người máy thay cho người trong một số quá trình của dây chuyền sản xuất và đó là một việc dễ hiểu. Khách hàng chính của Hồng Hải, là công ty Apple, cũng dự trù đi theo chiều hướng này."

Cho nên họ phải sắp xếp để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và giảm bớt giá thành lao động trong tương lai. Từ 10 năm tới 20 năm nữa, các công ty sẽ không còn có thể chỉ hoàn toàn dựa vào sức người cho các hoạt động chế tạo.
Vào năm 2011, Chủ tịch công ty Hồng Hải cho biết công ty ông sẽ dùng một triệu rô bô để thay cho một số công nhân. Hai năm sau đó, công ty này nói rằng họ sẽ chi tiêu 40 triệu đô la để nghiên cứu và chế tạo người máy tại tiểu bang Pennsylvania của Mỹ.

Công ty Hồng Hải, còn được biết với tên tiếng Anh là Foxconn, đang đối mặt với sự cạnh tranh khá gay gắt vì tiền lương ở Trung Quốc tăng cao, một xu thế đã khiến cho nhiều công ty đa quốc nới rộng hoạt động sản xuất tại các nước Đông Nam Á.

Tiền lương ở Trung Quốc tăng với tỉ lệ 13% trong năm ngoái. Các công xưởng ở miền đông Trung Quốc cũng chật vật để thuê mướn nhân công vì giá sinh hoạt tăng cao khiến cho nhiều người lao động chuyển tới làm việc tại các thành phố nằm sâu trong nội địa, là những nơi tuy kém phát triển nhưng chi phí sinh hoạt cũng vì thế mà ít đắt đỏ hơn. Trong năm ngoái, lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc, chủ yếu là trong ngành chế tạo, đã tăng với tỉ lệ đặc biệt thấp là 2%.

Ông Lương Quốc Nguyên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Yuanda-Polaris, nói rằng một công ty lớn như công ty Hồng Hải không có lựa chọn nào khác hơn là tự động hóa.

"Hồng Hải là một công ty lớn và qui mô sản xuất của họ rất lớn. Họ phải tự động hóa vì giá thành lao động tăng cao và nhân công bị khan hiếm. Việc sử dụng người máy cũng giúp cho Hồng Hải tránh được những mối rủi ro của vấn đề tranh chấp lao động ở Trung Quốc. Tiếng tăm của công ty đã bị thương tổn vì những vụ tự tử của nhân công và những vụ đình công đòi cải thiện điều kiện làm việc trong 5 năm qua."

Những người lao động ở Trung Quốc bây giờ không còn phải dựa vào những công ty như Hồng Hải để có công ăn việc làm.

Ông Geoff Crothall, phát ngôn viên của Bản tin Lao động Trung Quốc, một tổ chức ở Hồng Kông chuyên tranh đấu cho quyền lợi của người lao động, nói rằng số người xin vào làm việc cho công ty Hồng Hải đã giảm rất nhiều. Ông cho biết nhiều người Trung Quốc giờ đây muốn học tiếp hoặc làm những loại công việc khác, vì kinh tế nước này đã bắt đầu đa dạng hóa.

"Các bạn không còn thấy công nhân xếp hàng dài cả dãy phố để chờ tới lượt nộp đơn xin vào Foxconn làm việc. Nhiều công nhân đang tìm những việc làm tốt hơn ở những nơi khác. Đà gia tăng dân số ở Trung Quốc đang chậm lại. Số người rời nhà trường để đi làm ngay đã giảm xuống."
Ngày càng có nhiều người muốn học tiếp và cũng có nhiều cơ hội hơn để có công ăn việc làm ở những nơi khác với các công xưởng loại này.

Công ty Hồng Hải, qua một số cách thức khác, đã bắt đầu rời khỏi thị trường lao động Trung Quốc từ 3 năm qua.
Hồng Hải, với doanh thu 130 tỉ đô la/năm, hy vọng có thể phát triển công cuộc kinh doanh của họ ở Mỹ. Họ cũng lập ra một trung tâm nghiên cứu phát triển với kinh phí 1 tỉ đô la ở Jakarta. Và có tin cho biết công ty này còn định sản xuất thêm các mặt hàng điện tử mang thương hiệu của chính mình, trong đó có điện thoại thông minh và xe hơi chạy bằng điện.

mediaThái tử Thái Lan Maha Vajiralongkorn và Vương phi Srirasmi tại Bangkok ngày 13/05/2014. Ảnh tư liệuREUTERS/Chaiwat Subprasom/Files

Vợ cũ của Thái tử Thái Lan Maha Vajiralongkorn, trong những tháng gần đây đã phải trải qua muôn vàn nhục nhã. Phần lớn gia đình của bà đã bị bắt vì liên can đến các vụ phạm tội và tham nhũng khác nhau. Bản thân bà đã bị tước bỏ mọi vương hiệu, và phải lấy lại tên dân thường là Srirasmi.

Đây không phải là lần đầu tiên mà một người hôn phối của một thành viên hoàng tộc Thái Lan bị thất sủng, nhưng chưa bao giờ tiếng vang và tác động của vụ việc lại mạnh mẽ như vậy, trên một đất nước đang sống trong nỗi lo lắng về khả năng đương kim Quốc vương Bhumibol Adulyadej sắp qua đời.
Từ Bangkok, Thông tín viên Arnaud Dubus đã tìm cách giải mã điều có thể gọi là cả một « chiến dịch », được cho là do giới tướng lãnh đang cầm quyền tại Thái Lan giật dây. Trước hết Arnaud trở lại thời điểm vụ việc bùng lên.

Arnaud Dubus : Vụ việc bắt đầu vào tháng Mười, khi đột nhiên, nhân vật số hai ngành cảnh sát Thái Lan, Tướng Pongpat Chayapan và một số sĩ quan cao cấp khác bị bắt vì tham nhũng nghiêm trọng lớn. Họ bị cáo buộc nhận hối lộ để hỗ trợ việc buôn lậu xăng dầu, đòi tiền đút lót của các sĩ quan cảnh sát để cho thăng chức, nhận tiền để bảo kê cho các sòng bạc bất hợp pháp.

Báo chí quốc tế đã nhanh chóng tiết lộ rằng Tướng Pongpat là chú của Vương phi Srirasmi, vợ của Thái tử Maha Vajiralongkorn, trong lúc báo chí Thái Lan thì thoạt đầu đã tự kiểm duyệt, không dám đề cập đến quan hệ giữa nhân vật này với hoàng tộc, có lẽ vì sợ vi phạm luật chống khi quân.
Trong những ngày sau đó, Vương phi đã bị tước bỏ cà vương hiệu, và mới đây, vào tháng Hai vừa qua, song thân của bà đã bị bắt sau khi bị cáo buộc sử dụng thân thế Vương phi của con gái để bỏ tù một người láng giềng. Nhiều người anh và cô em gái của bà cũng đang bị giam giữ.

RFI :Có thể giải thích sao về tình trạng bị thất sủng bất ngờ của gia đình cựu phu nhân của Thái tử Thái Lan ?
Arnaud Dubus : Cần phải lồng vấn đề này trong bối cảnh tiến trình kế thừa ngôi vua Thái Lan đang diễn ra. Vua Bhumibol hiện đã 87 tuổi, và sức khỏe của ông đang suy yếu. Ông hầu như không còn xuất hiện ở những nơi công cộng.
Sau khi Quốc vương qua đời, theo luật kế vị, Thái tử Maha Vajiralongkorn là người sẽ lên ngôi. Nhưng vị Thái tử này lại không được lòng dân và tính khí thất thường, thậm chí thiếu suy nghĩ và tàn bạo. Người dân Thái Lan rất lo ngại, đặc biệt là các thành phần ưu tú của Vương quốc. Quân đội Thái Lan, vốn đã lên giành quyền cai trị đất nước từ sau cuộc đảo chính năm ngoái, đang muốn kiểm soát tiến trình kế vị ngôi vua.

Vấn đề đặc biệt đáng ngại khi Thái tử Thái Lan được coi là có quan hệ với cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, đã bị chính quân đội lật đổ vào năm 2006. Giới tướng lãnh sợ rằng sau khi lên ngôi, Thái tử sẽ khôi phục danh dự cho Thaksin và cho vị cựu Thủ tướng trở về nước.

Do vậy, dường như đã có một loại thỏa thuận giữa quân đội và Thái tử, theo đó Quân đội cho phép Thái tử lên kế vị ngôi báu và không gây rắc rối cho nhân vật này. Đổi lại thì Thái tử phải thanh lọc hàng ngũ những người thân xung quanh, đặc biệt là gia đình bên vợ cũ, nơi mà các hành vi tham nhũng dường như không còn giới hạn nào.

Đồng thời, cũng có thể tưởng tượng ra rằng Thái tử đã đưa ra một số đảm bảo, theo đó ông sẽ không ủng hộ Thaksin Shinawatra trong tương lai.

RFI : Tình hình hiện nay của cựu Vương phi bị truất phế ra sao ?

Arnaud Dubus : Cựu Vương phi Srirasmi bây giờ hoàn toàn bị cô lập. Ngày càng có nhiều người trong gia đình bà bị bắt giam, đến nỗi mà giới quan sát cho rằng họ đã thành đối tượng của cả một chiến dịch sách nhiễu. 

Bà hiện đang sống ẩn dật trong nhà riêng tại Ratchaburi, phía tây của Bangkok. Lần cuối cùng bà được nhìn thấy ở một nơi công cộng là vào tháng Mười hai vừa qua, khi đi nhận thẻ căn cước mới sau khi bị truất phế.

Một vấn đề quan trọng là số phận của Hoàng tử Dipangkorn Rasmijoti, đứa con trai khoảng 9 tuổi mà bà đã có với Thái tử. Hoàng tử này không thấy xuất hiện trước công chúng kể từ khi các vụ bê bối bùng lên, và báo chí không cho biết tin tức gì về cậu bé.

Dường như là Hoàng tử này không còn sống với mẹ của mình, người đã nhận được khoảng 5 triệu euro tiền bồi thường từ Hoàng tộc.

RFI : Phản ứng của người dân Thái Lan trước các sự kiện này là gì ?

Arnaud Dubus : Người dân rõ ràng là bị sốc, nhưng lại không dám bàn tán công khai bởi vì bất kỳ lời phê phán nào nhắm vào hoàng tộc đều bị luật pháp Thái Lan trừng phạt nặng nề.

Trong thực tế, sau khi vụ việc bùng lên, giới báo chí như đã bao vây nhà của cựu Vương phi, và viết rất nhiều bài tiêu cực về bà. Điều này có vẻ bất công, vì lẽ nhiều người nghĩ rằng, nếu các hành vi tham nhũng trong gia đình bên vợ có quy mô nghiêm trọng như vậy, thì hiển nhiên Thái tử phải biết rõ.

Thế nhưng, không thấy nói gì về Thái tử, mà ai ở Thái Lan đều biết rằng ông hoàn toàn không phải là một con người hiền từ.

__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày-16/12/2024

My Blog List