Hình ảnh nói lên: Sự kiện Tội Ác Việt Cộng ! ! !






http://1.bp.blogspot.com/-H2UASSKYcOk/UJml_6fpwuI/AAAAAAAA0Q8/ThhrjwncSGc/s1600/babui-danlambao-%C4%90a%CC%82%CC%81t+nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c+la%CC%80+ca%CC%81i+%C4%91uo%CC%82i+sam1.jpg








Tuesday, March 10, 2015

Đại công ty Foxconn định dùng người máy để thay nhân công

Đại công ty Foxconn định dùng người máy để thay nhân công

Dây chuyền lắp ráp tại nhà máy Foxconn.
Dây chuyền lắp ráp tại nhà máy Foxconn.
Ralph Jennings
10.03.2015
ĐÀI BẮC—

Đại công ty Hồng Hải (Foxconn) trong nhiều năm nay đã dùng lao động giá rẻ ở Trung Quốc để sản xuất iPad và iPhone cho công ty Apple. Giờ đây công ty chuyên lắp ráp các mặt hàng công nghệ cao này dự trù dùng hàng vạn người máy để thay cho nhân công. Theo tường thuật của thông tín viên Ralph Jennings của đài VOA ở Đài Bắc, nơi có trụ sở chính của Hồng Hải, một tổ chức lao động lâu nay vẫn thường chỉ trích công ty Hồng Hải nói rằng đây là một diễn tiến tốt.

Công ty Hồng Hải của Đài Loan thuê mướn khoảng một khoảng một triệu công nhân tại các công xưởng ở Trung Quốc để sản xuất những mặt hàng điện tử của những thương hiệu hàng đầu thế giới. Nhưng ông Quách Đài Minh, Tổng Giám đốc Hồng Hải, hồi tháng trước cho báo chí biết rằng công ty ông chỉ cần 3 năm để tự động hóa 70% dây chuyền sản xuất. Ông nói rằng dùng máy móc thay cho người sẽ gia tăng hiệu suất hoạt động.

Bà Vương Cúc Mai, một nhà phân tích cấp cao của công ty nghiên cứu thị trường Gartner ở Đài Bắc, nói rằng tự động hóa là một xu thế mà công ty Hồng Hải không thể làm ngơ.
"Hồng Hải phải dùng người máy thay cho người trong một số quá trình của dây chuyền sản xuất và đó là một việc dễ hiểu. Khách hàng chính của Hồng Hải, là công ty Apple, cũng dự trù đi theo chiều hướng này."

Cho nên họ phải sắp xếp để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và giảm bớt giá thành lao động trong tương lai. Từ 10 năm tới 20 năm nữa, các công ty sẽ không còn có thể chỉ hoàn toàn dựa vào sức người cho các hoạt động chế tạo.
Vào năm 2011, Chủ tịch công ty Hồng Hải cho biết công ty ông sẽ dùng một triệu rô bô để thay cho một số công nhân. Hai năm sau đó, công ty này nói rằng họ sẽ chi tiêu 40 triệu đô la để nghiên cứu và chế tạo người máy tại tiểu bang Pennsylvania của Mỹ.

Công ty Hồng Hải, còn được biết với tên tiếng Anh là Foxconn, đang đối mặt với sự cạnh tranh khá gay gắt vì tiền lương ở Trung Quốc tăng cao, một xu thế đã khiến cho nhiều công ty đa quốc nới rộng hoạt động sản xuất tại các nước Đông Nam Á.

Tiền lương ở Trung Quốc tăng với tỉ lệ 13% trong năm ngoái. Các công xưởng ở miền đông Trung Quốc cũng chật vật để thuê mướn nhân công vì giá sinh hoạt tăng cao khiến cho nhiều người lao động chuyển tới làm việc tại các thành phố nằm sâu trong nội địa, là những nơi tuy kém phát triển nhưng chi phí sinh hoạt cũng vì thế mà ít đắt đỏ hơn. Trong năm ngoái, lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc, chủ yếu là trong ngành chế tạo, đã tăng với tỉ lệ đặc biệt thấp là 2%.

Ông Lương Quốc Nguyên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Yuanda-Polaris, nói rằng một công ty lớn như công ty Hồng Hải không có lựa chọn nào khác hơn là tự động hóa.

"Hồng Hải là một công ty lớn và qui mô sản xuất của họ rất lớn. Họ phải tự động hóa vì giá thành lao động tăng cao và nhân công bị khan hiếm. Việc sử dụng người máy cũng giúp cho Hồng Hải tránh được những mối rủi ro của vấn đề tranh chấp lao động ở Trung Quốc. Tiếng tăm của công ty đã bị thương tổn vì những vụ tự tử của nhân công và những vụ đình công đòi cải thiện điều kiện làm việc trong 5 năm qua."

Những người lao động ở Trung Quốc bây giờ không còn phải dựa vào những công ty như Hồng Hải để có công ăn việc làm.

Ông Geoff Crothall, phát ngôn viên của Bản tin Lao động Trung Quốc, một tổ chức ở Hồng Kông chuyên tranh đấu cho quyền lợi của người lao động, nói rằng số người xin vào làm việc cho công ty Hồng Hải đã giảm rất nhiều. Ông cho biết nhiều người Trung Quốc giờ đây muốn học tiếp hoặc làm những loại công việc khác, vì kinh tế nước này đã bắt đầu đa dạng hóa.

"Các bạn không còn thấy công nhân xếp hàng dài cả dãy phố để chờ tới lượt nộp đơn xin vào Foxconn làm việc. Nhiều công nhân đang tìm những việc làm tốt hơn ở những nơi khác. Đà gia tăng dân số ở Trung Quốc đang chậm lại. Số người rời nhà trường để đi làm ngay đã giảm xuống."
Ngày càng có nhiều người muốn học tiếp và cũng có nhiều cơ hội hơn để có công ăn việc làm ở những nơi khác với các công xưởng loại này.

Công ty Hồng Hải, qua một số cách thức khác, đã bắt đầu rời khỏi thị trường lao động Trung Quốc từ 3 năm qua.
Hồng Hải, với doanh thu 130 tỉ đô la/năm, hy vọng có thể phát triển công cuộc kinh doanh của họ ở Mỹ. Họ cũng lập ra một trung tâm nghiên cứu phát triển với kinh phí 1 tỉ đô la ở Jakarta. Và có tin cho biết công ty này còn định sản xuất thêm các mặt hàng điện tử mang thương hiệu của chính mình, trong đó có điện thoại thông minh và xe hơi chạy bằng điện.

mediaThái tử Thái Lan Maha Vajiralongkorn và Vương phi Srirasmi tại Bangkok ngày 13/05/2014. Ảnh tư liệuREUTERS/Chaiwat Subprasom/Files

Vợ cũ của Thái tử Thái Lan Maha Vajiralongkorn, trong những tháng gần đây đã phải trải qua muôn vàn nhục nhã. Phần lớn gia đình của bà đã bị bắt vì liên can đến các vụ phạm tội và tham nhũng khác nhau. Bản thân bà đã bị tước bỏ mọi vương hiệu, và phải lấy lại tên dân thường là Srirasmi.

Đây không phải là lần đầu tiên mà một người hôn phối của một thành viên hoàng tộc Thái Lan bị thất sủng, nhưng chưa bao giờ tiếng vang và tác động của vụ việc lại mạnh mẽ như vậy, trên một đất nước đang sống trong nỗi lo lắng về khả năng đương kim Quốc vương Bhumibol Adulyadej sắp qua đời.
Từ Bangkok, Thông tín viên Arnaud Dubus đã tìm cách giải mã điều có thể gọi là cả một « chiến dịch », được cho là do giới tướng lãnh đang cầm quyền tại Thái Lan giật dây. Trước hết Arnaud trở lại thời điểm vụ việc bùng lên.

Arnaud Dubus : Vụ việc bắt đầu vào tháng Mười, khi đột nhiên, nhân vật số hai ngành cảnh sát Thái Lan, Tướng Pongpat Chayapan và một số sĩ quan cao cấp khác bị bắt vì tham nhũng nghiêm trọng lớn. Họ bị cáo buộc nhận hối lộ để hỗ trợ việc buôn lậu xăng dầu, đòi tiền đút lót của các sĩ quan cảnh sát để cho thăng chức, nhận tiền để bảo kê cho các sòng bạc bất hợp pháp.

Báo chí quốc tế đã nhanh chóng tiết lộ rằng Tướng Pongpat là chú của Vương phi Srirasmi, vợ của Thái tử Maha Vajiralongkorn, trong lúc báo chí Thái Lan thì thoạt đầu đã tự kiểm duyệt, không dám đề cập đến quan hệ giữa nhân vật này với hoàng tộc, có lẽ vì sợ vi phạm luật chống khi quân.
Trong những ngày sau đó, Vương phi đã bị tước bỏ cà vương hiệu, và mới đây, vào tháng Hai vừa qua, song thân của bà đã bị bắt sau khi bị cáo buộc sử dụng thân thế Vương phi của con gái để bỏ tù một người láng giềng. Nhiều người anh và cô em gái của bà cũng đang bị giam giữ.

RFI :Có thể giải thích sao về tình trạng bị thất sủng bất ngờ của gia đình cựu phu nhân của Thái tử Thái Lan ?
Arnaud Dubus : Cần phải lồng vấn đề này trong bối cảnh tiến trình kế thừa ngôi vua Thái Lan đang diễn ra. Vua Bhumibol hiện đã 87 tuổi, và sức khỏe của ông đang suy yếu. Ông hầu như không còn xuất hiện ở những nơi công cộng.
Sau khi Quốc vương qua đời, theo luật kế vị, Thái tử Maha Vajiralongkorn là người sẽ lên ngôi. Nhưng vị Thái tử này lại không được lòng dân và tính khí thất thường, thậm chí thiếu suy nghĩ và tàn bạo. Người dân Thái Lan rất lo ngại, đặc biệt là các thành phần ưu tú của Vương quốc. Quân đội Thái Lan, vốn đã lên giành quyền cai trị đất nước từ sau cuộc đảo chính năm ngoái, đang muốn kiểm soát tiến trình kế vị ngôi vua.

Vấn đề đặc biệt đáng ngại khi Thái tử Thái Lan được coi là có quan hệ với cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, đã bị chính quân đội lật đổ vào năm 2006. Giới tướng lãnh sợ rằng sau khi lên ngôi, Thái tử sẽ khôi phục danh dự cho Thaksin và cho vị cựu Thủ tướng trở về nước.

Do vậy, dường như đã có một loại thỏa thuận giữa quân đội và Thái tử, theo đó Quân đội cho phép Thái tử lên kế vị ngôi báu và không gây rắc rối cho nhân vật này. Đổi lại thì Thái tử phải thanh lọc hàng ngũ những người thân xung quanh, đặc biệt là gia đình bên vợ cũ, nơi mà các hành vi tham nhũng dường như không còn giới hạn nào.

Đồng thời, cũng có thể tưởng tượng ra rằng Thái tử đã đưa ra một số đảm bảo, theo đó ông sẽ không ủng hộ Thaksin Shinawatra trong tương lai.

RFI : Tình hình hiện nay của cựu Vương phi bị truất phế ra sao ?

Arnaud Dubus : Cựu Vương phi Srirasmi bây giờ hoàn toàn bị cô lập. Ngày càng có nhiều người trong gia đình bà bị bắt giam, đến nỗi mà giới quan sát cho rằng họ đã thành đối tượng của cả một chiến dịch sách nhiễu. 

Bà hiện đang sống ẩn dật trong nhà riêng tại Ratchaburi, phía tây của Bangkok. Lần cuối cùng bà được nhìn thấy ở một nơi công cộng là vào tháng Mười hai vừa qua, khi đi nhận thẻ căn cước mới sau khi bị truất phế.

Một vấn đề quan trọng là số phận của Hoàng tử Dipangkorn Rasmijoti, đứa con trai khoảng 9 tuổi mà bà đã có với Thái tử. Hoàng tử này không thấy xuất hiện trước công chúng kể từ khi các vụ bê bối bùng lên, và báo chí không cho biết tin tức gì về cậu bé.

Dường như là Hoàng tử này không còn sống với mẹ của mình, người đã nhận được khoảng 5 triệu euro tiền bồi thường từ Hoàng tộc.

RFI : Phản ứng của người dân Thái Lan trước các sự kiện này là gì ?

Arnaud Dubus : Người dân rõ ràng là bị sốc, nhưng lại không dám bàn tán công khai bởi vì bất kỳ lời phê phán nào nhắm vào hoàng tộc đều bị luật pháp Thái Lan trừng phạt nặng nề.

Trong thực tế, sau khi vụ việc bùng lên, giới báo chí như đã bao vây nhà của cựu Vương phi, và viết rất nhiều bài tiêu cực về bà. Điều này có vẻ bất công, vì lẽ nhiều người nghĩ rằng, nếu các hành vi tham nhũng trong gia đình bên vợ có quy mô nghiêm trọng như vậy, thì hiển nhiên Thái tử phải biết rõ.

Thế nhưng, không thấy nói gì về Thái tử, mà ai ở Thái Lan đều biết rằng ông hoàn toàn không phải là một con người hiền từ.

__._,_.___

Posted by: ly vanxuan 

No comments:

Post a Comment

Cám ơn bạn đã đọc và cho Ý kiến.

Featured Post

Bản Tin buổi sáng22/4/2024

My Blog List